VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ELEARNING BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHIỆP VỤ THỰC TẬP: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NHẬT MINH SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGÀY SINH: KHÓA: 4 LỚP: A44 HỆ: Từ Xa ĐỊA ĐIỂM HỌC: Hà Nội 2017 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NHẬT MINH 3 1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập 3 1.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập 5 1.2.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh 5 1.2.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty 6 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập 8 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập 11 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 11 1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 13 1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng 14 PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NHẬT MINH 16 2.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh 16 2.2. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh 16 2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh 19 2.4. Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh 19 2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19 2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 30 2.4.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 37 2.4.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 43 2.4.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang 54 2.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh 59 2.5.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 59 2.5.2. Quy trình tính giá thành 59 PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NHẬT MINH 61 3.1. Nhận xét chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh 61 3.1.1. Ưu điểm 61 3.1.2. Nhược điểm 62 3.2. Một số ý kiến hoàn thiện nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh 63 3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu trực tiếp 63 3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý nhân công trực tiếp 63 3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng máy thi công 64 3.2.4. Hoàn thiện về sổ sách kế toán 65 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 70 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội song nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp đặc biệt là trong thị trường xây dựng cơ bản, một ngành sản xuất vật chất đặc biệt góp phần tạo nên Bộ xương sống cho nền kinh tế quốc dân có rất nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp xây dựng đang phải đối mặt. Để kinh doanh có hiệu quả, để có thể cạnh tranh và đứng vững được trong thị trường đó, một biện pháp sống còn là các doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm xây dựng song vẫn đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thi công các công trình. Ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng hoá, hạch toán kế toán là một phạm trù kinh tế khách quan, một công cụ quản lý có hiệu quả phục vụ cho nhu cầu đó. Hiện nay, kế toán với vai trò là công cụ quản lý đắc lực, phải tính toán và hạch toán đầy đủ, kịp thời và chính xác các loại chi phí kinh doanh bỏ ra để sản xuất nhằm so sánh với doanh thu đạt được để xác định kết quả kinh doanh, đảm bảo hoạt động có lãi. Hơn nữa, với ngành xây dựng cơ bản, hầu hết các công trình xây lắp đang được tổ chức theo phương pháp đầu thầu, khi mà giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng cao thì doanh nghiệp nào giá thành sản phẩm hạ mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình thì sẽ chiến thắng trong kinh doanh. Các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm vì vậy trở nên vô cùng quan trọng, giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá được tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, máy móc, thiết bị…có hiệu quả hay không, tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm như thế nào. Từ đó, tìm ra những biện pháp nhằm sử dụng hợp lý hơn nữa các yếu tố cấu thành nên sản phẩm xây lắp. Chính vì vậy, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng phải chính xác và đầy đủ là một yêu cầu cần thiết và luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, quan thời gian thực tập tại Phòng Kế toán Tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Trần Thế Nữ và các cô chú anh chị trong Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương sau: Chương 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Chương 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh. Do thời gian tìm hiểu có hạn, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty phức tạp nên báo cáo thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo TS. Trần Thế Nữ cũng như các cán bộ công nhân viên trong Phòng Kế toán Tài chính của Công ty để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NHẬT MINH 1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập 1. Tên doanh nghiệp Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh 2. Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp Giám đốc: ông Triệu Hồng Quân Kế toán trưởng: ông Nguyễn Tiến Thành 3. Địa chỉ P10, C2 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. 4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp Công ty được thành lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0101212716 ngày 14032002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ: 3.000.000.000đ (Ba tỷ đồng). 5. Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần 6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty, thì ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh gồm 6 ngành nghề sau: Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; Xây dựng công trình công ích; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; Tư vấn đầu tư các công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; Giám sát thi công xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp. 7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh là một trong những đơn vị có uy tín, đã khẳng định được thương hiệu trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế và xây dựng trên địa bàn quận Tây Hồ và trong thành phố Hà Nội. Quy mô ban đầu của công ty chỉ là một văn phòng nhỏ với hơn 10 kỹ sư, số vốn ít ỏi, bất chấp khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, lãnh đạo công ty cùng cán bộ công nhân viên đã “khởi nghiệp” từ những công trình trạm xá, giao thông, kênh mương có giá trị thấp, nằm rải rác ở các nơi trong quận Tây Hồ. Nhưng công ty vẫn quyết tâm thực hiện, trước hết vì mục tiêu an sinh xã hội và sau đó khẳng định uy tín và thương hiệu của mình. Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường công ty đã xây dựng chiến lược riêng cho mình trong đó trọng tâm là đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại. Qua đó tạo được uy tín với các chủ đầu tư đồng thời tạo nền móng cho công ty phát triển trong điều kiện mới. Xã hội phát triển công ty không ngừng đón nhận những cơ hội mới: Năm 2012 là thời điểm đánh dấu bước phát triển đột phá của công ty trên một tầm cao mới, vị thế mới. Ngày 252012, công ty được UBND quận Tây Hồ giao cho nhiệm vụ nặng nề là làm đơn vị thi công cụm dự án: “Khảo sát thiết kế kĩ thuật, dự toán công trình đường”. Năm 2013, công ty bắt đầu đầu tư sang lĩnh vực bất động sản và nâng vốn điều lệ lên 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng). Năm 2014, công ty đã triển khai đầu tư thêm dự án lớn: “Tư vấn, khảo sát, thiết kế dự án, nâng cấp mở rộng đường” Năm 2015, công ty mở rộng địa bàn hoạt động vào các khu vực lân cận với việc tham dự dự án: “Khảo sát, lập dự án đầu tư đường vành đai công trình cấp I. Hơn 10 năm hoạt động cũng là cả quá trình công ty không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, lực lượng lao động, công ty đã thi công nhiều công trình lớn trong quận Tây Hồ và trong thành phố Hà Nội. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp xây dựng phải giải thể hoặc hoạt động đình đốn thì việc công ty mở rộng thị trường sang các quận, huyện lân cận và trong cả thành phố Hà Nội, đây là sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công ty, khẳng định uy tín và thương hiệu được thị trường tin cậy và đón nhận. 1.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập 1.2.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh Là đơn vị tư vấn, khảo sát, thiết kế và xây dựng công trình nên sản phẩm của công ty cần hoàn thiện khi các khâu trong chuỗi các hoạt động được liên kết chặt chẽ và kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận cụ thể. Bộ phận khảo sát : Bao gồm khảo sát đia hình, địa chất và đây là công đoạn đầu tiên của một chuỗi các công việc tiếp theo của 1 dự án. Công đoạn này góp phần không nhỏ đến tiến độ và chất lượng của mỗi công trình. Đặc điểm công việc của bộ phận khảo sát là phần lớn thời gian làm việc ngoài công trường, thời gian xử lí ở văn phòng là không nhiều. Bộ phận thiết kế: Sản phẩm của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng công trình ( tức là các đồ án thiết kế công trình) có tính đặc thù là mang hàm lượng chất xám cao, đa dạng, tổng hợp nhiều lĩnh vực từ kĩ thuật, kinh tế, công nghệ, mỹ thuật đến môi trường và văn hóa. Bộ phận thiết kế là nơi đầu tư nhiều năng lực nhất để thực hiện các yêu cầu của một đồ án thiết kế. Khối lượng nhiều, chất lượng hồ sơ thiết kế đảm bảo là yêu cầu cao nhất của phòng này. Bộ phận thí nghiệm địa chất công trình vật liệu xây dựng: Song hành với khảo sát địa chất và thiết kế, bộ phận thí nghiệm thực hiện thí nghiệm địa hình, địa chất toàn bộ công trình lớn, nhỏ mà công ty đã thực hiện. Kết quả thí nghiệm địa chất lương trình chính xác giúp cho kỹ sư thiết kế lựa chọn kết cấu công trình phù hợp, góp phần giảm kinh phí đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ngoài việc chính là thí nghiệm đại hình, địa chất công trình, bộ phận thí nghiệm còn đảm nhận công tác thiết kế cấp phối các vật liệu xây dựng như mác vữa, cấp phối đá dăm, kiểm tra sản phẩm xây dựng như đo E, đo K, nén mẫu,... Bộ phận tư vấn giám sát: Công tác giám sát thi công công trình la một công việc mà các đơn vị tư vấn thiết kế đảm nhận rất thuận lợi, nó phù hợp với năng lực và nghề nghiệp của công ty trên cơ sở đội ngũ cán bộ đã có kinh nghiệm trong khảo sát thiết kế và giám sát công trình. Bộ phận thi công: Bao gồm công nhân kĩ thuật và lao động phổ thông là những người trực tiếp thi công sản xuất tại công trình, thực hiện theo sự chỉ đạo từ Ban chỉ huy công trình và bộ phận kĩ thuật nhằm thi công đúng tiến độ và bản vẽ kĩ thuật. 1.2.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng tài sản Triệu đồng 297.055 371.318 386.171 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 178.743 223.428 232.366 Tài sản dài hạn Triệu đồng 118.312 147.890 153.805 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 90.000 90.000 99.000 Tổng doanh thu Triệu đồng 366.302 457.877 476.192 Tổng lợi nhuận Triệu đồng 63.179 78.974 82.133 Nộp ngân sách Triệu đồng 11.005 13.757 14.307 Số lượng lao động Người 55 65 78 Thu nhập bình quân TrđTháng 6.855 7.025 7.450 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính) Từ số liệu thể hiện trên Bảng 1.1 cho thấy: Về tình hình tài sản: Công ty có sự biến động tương đối lớn, có thể do lúc đầu mới đi vào hoạt động cho nên chưa mạnh dạn đầu tư nhiều để tăng quy mô SXKD. Công ty cần sự thận trọng trong việc tìm hiểu và nắm bắt thị trường, tìm hướng đầu tư phát triển đúng nhất. Tổng tài sản tăng dần, năm 2015 tăng 21.286.926.124 đồng so với năm 2014, tức là tăng 269,5%; sang năm 2016 tăng nhẹ 1.721.900.115 đồng so với năm 2015, tức là tăng nhẹ 5,90%. Trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với tài sản dài hạn. Đây là điều bình thường đối với công ty là doanh nghiệp thương mại, không tập trung đầu tư cho tài sản dài hạn. Về tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn tăng là do công ty đã đầu tư tăng vào các khoản đầu tư ngắn hạn. Trong 3 năm 2014, 2015, 2016 mặc dù tình hình tài chính trong nước và thế giới có những khó khăn, tình trạng lạm phát ở nước ta cũng tăng cao làm giá cả hàng hóa đầu vào tăng rất mạnh dẫn đến chi phí đầu vào tăng cũng mạnh nhưng công ty vẫn đạt được mức lợi nhuận khá. Như vậy chứng tỏ công ty đã có những chiến lược kinh doanh rất phù hợp. Về tài sản dài hạn: có sự biến động lớn, vì Công ty là công ty sản xuất nên Công ty đã đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị hàng năm. Tài sản dài hạn năm 2015 tăng 2.733.056.470 đồng tương ứng với tốc độ tăng 14,07% so với năm 2014. Năm 2016 tăng 6.648.369.210 đồng tương ứng với tốc độ tăng 30,01% so với năm 2015. Về vốn chủ sở hữu: 03 năm thì ít có sự biến động và được giữ ổn định. Năm 2016 tăng 1.445.478.216 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 101,05% so với năm 2015, năm 2015 tăng 411.553.127 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,2% so với năm 2014. Về tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2015 đạt 457.877 triệu đồng tăng lên so với năm 2014 là 91.575 triệu đồng tương ứng với 25,6%, còn tổng doanh thu của năm 2016 có tăng hơn so với năm 2015 nhưng không nhiều, cụ thể là đạt 476.192 triệu đồng tăng lên 18.315 triệu đồng tương ứng với 4%. Về tổng lợi nhuận: có tốc độ tăng trưởng tương đương cùng với tốc độ của tổng doanh thu nhưng giá trị khá nhỏ, lợi nhuận chưa cao, cụ thể là năm 2015 so với năm 2014 tăng 15.195 triệu đồng tương ứng 25%. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 3.159 triệu đồng, tương ứng với 4%. Về nộp ngân sách nhà nước: Do công ty làm ăn có lãi nên công ty thường xuyên thực hiện đầy đủ trách nhiệm nộp thuế TNDN cho nhà nước và số tiền nộp thuế đều qua các năm. Cụ thể, năm 2014 là 11,005 triệu đồng, năm 2015 là 13.757 triệu đồng và năm 2016 là 14.307 triệu đồng. Về số lượng lao động: Năm 2014 là 55 người trong đó 34 người là lao động trực tiếp, 21 người là lao động gián tiếp. Đến năm 2016 là 78 người trong đó 47 người là lao động trực tiếp, 31 người là lao động gián tiếp. Trong giai đoạn 20142016, tổng số lượng lao động của công ty tăng đều đặn. Điều này, là do trong thời gian vừa qua Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng kinh tế vì vậy công ty đã tăng thêm số lượng lao động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh đảm bảo tiến độ giao hàng cho khách hàng. Về thu nhập bình quân: năm 2014 là 6.855 triệu đồngtháng, năm 2015 là 7.025 triệu đồngtháng và năm 2016 là 7.450 triệu đồngtháng. Đó là nguồn khích lệ rất lớn để người lao động luôn tận tâm gắn bó với công ty, hăng say làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh với cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, về cơ bản quy mô bộ máy tổ chức của công ty khá rõ ràng, cấu trúc chặt chẽ, logic thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa các cấp và sự thống nhất giữa các phòng ban. Mỗi phòng ban không chỉ có chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà còn có mối quan hệ khăng khít giữa các bộ phần trong công ty. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG PHÒNG KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT PHÒNG THIẾT KẾ, TƯ VẤN GIÁM SÁT CÁC ĐỘI THI CÔNG XÂY DỰNG, SẢN XUẤT (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận Giám đốc công ty : Ông Triệu Hồng Quân Nhiệm vụ: + Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty. + Quyết định hợp tác đầu tư, mở rộng kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối đa nguồn lực mà công ty có và tự huy động phù hợp với nhu cầu thị trường. + Quyết định các vấn đề về tổ chức điều hành để đảm bảo hiệu quả cao, quyết định phân chia lợi nhuận và các quỹ của công ty. + Trực tiếp kí các hợp đồng của kinh tế với khách hàng. + Quyết định việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố các loại tài sản chung của công ty theo quy định của nhà nước. + Quyết định đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm phó giám đốc công ty, trưởng phòng và các chức danh trong công ty. + Thực hiện nộp ngân sách, các khoản phí và lệ phí, thuế hàng năm. + Giám đốc có quyền chỉ định trực tiếp các phòng, cá nhân thực hiện nhiệm vụ mà không cần thông qua các phó giám đốc phụ trách lĩnh vực đó. Các phó giám đốc công ty Bao gồm: + Phó giám đốc phụ trách công tác kế hoạch: Ông nguyễn Thanh Bình. + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Ông Nguyễn Trọng Tạo. Nhiệm vụ: là người giúp việc cho Giám đốc được Giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm một số lĩnh vực chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công. Trong từng thời kì có thể được giám đốc ủy nhiệm trực tiếp quyết định một số vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc. Phòng Tổ chức Hành chính + Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty và tổ chức thực hiện vác việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lí và bố trí nhân lực bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế của công ty. + Kiểm tra đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của công ty. Phòng Kế toán Tài chính + Quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn, quỹ trong công ty. Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến nguồn vốn. + Chịu sự điều hành trực tiếp của ban Giám đốc công ty và các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức hạch toán kế toán về các hoạt động của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê nhà nước. + Làm chức năng của ngân hàng cho vay và là trung tâm thanh toán của các đơn vị trong nội bộ công ty, tổng hợp báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, lập báo cáo thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch công ty. Phòng Kỹ thuật Thi công + Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác quản lý kỹ thuật và quản lý chất lượng, an toàn thi công công trình, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đạt hiểu quả, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất. + Lập thiết kế thi công ở dạng sơ đồ công nghệ cho các công trình có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên, phục vụ công tác đấu thầu và thị công công trình có khả thi cao được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đề xuất giải pháp thi công đẩy nhanh tiến độ công trình, nâng cao chất lượng công trình + Quản lý kĩ thuật các công trình, lập phương án thi công theo dõi khối lượng thực hiện và chất lượng công trình. Lập biên bản xử lí sự cố công trình và biện pháp đảm bảo an toàn lao động. + Giám sát, tìm hiểu thị trường, xử lý thông tin, tham mưu cho Giám đốc về cách tiếp cận thị trường, xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã kí kết, năng lực của công ty và của từng đơn vị. + Chuẩn bị các thủ tục cho Giám đốc công ty giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc công ty. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch. Cùng các đơn vị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công đảm bảo nguyên tắc tiến bộ chất lượng, uy tín với khách hàng, giúp Giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch. + Lập kế hoạch sản xuất, giao kế hoạch cho các đội trực thuộc và đôn đốc thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng, quý, năm. Lập kế hoạch các công tác định mức, đơn giá phục vụ công tác đấu thầu công trình. Phòng Khảo sát địa chất, địa hình + Thực hiện công tác đo đạc địa hình, địa chất phục vụ cho việc thiết kế quy hoạch, thiết kế khả thi và thiết kế kỹ thuật của công ty. + Đo đạc và thí nghiệm địa chất theo các hợp đồng kinh tế với các thành phần kinh tế trong vào ngoài nghành. + Cập nhật và lưu trữ số liệu khảo sát địa hình, địa chất của các công trình phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ công ty. Phòng Thiết kế, tư vấn giám sát + Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tư vấn giám sát và quản lý các dự án do công ty trúng thầu. + Tham gia lập hồ sơ dự thầu, tổ chức mọi công việc về giám sát thi công khi đã được trúng thầu các dự án đến kết thúc công tác giám sát thi công bàn giao hồ sơ và thanh lí hợp đồng với chủ đầu tư. + Tổ chức ban quản lí dự án các công trình xây dựng từ việc nhận thầu, thành lập ban quản lí, lập kế hoạch, triển khai các biện pháp để thực hiện toàn bộ các giai đoạn từ lập kế hoạch, thiết kế, đấu thầu, thi công, kết thúc công trình giao cho chủ đầu tư; Như vậy bộ máy quản lý của Công ty được chia các phòng ban với chức năng, nhiệm vụ rất rõ ràng. Chính vì thế công tác công tác quản lý của công ty đã rất có hiệu quả, công ty càng lớn mạnh góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa. Mô hình quản lý như vậy giúp cho việc quản lý hiệu quả hơn, sự phân công lao động hợp lý hơn, giảm thiệu tối đa sự chồng chéo trong quản lý. 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Để thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ, đảm bảo sự chuyên môn hóa của cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý và tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh được tổ chức theo phương thức tổ chức trực tuyến. Một bộ máy kế toán làm việc hiệu quả sẽ đảm bảo phán ánh đầy đủ, kịp thời các thông tin, từ đó tham mưu cho cho các cấp quản lý trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và đưa ra những quyết định đúng đắn. Để đáp ứng yêu cầu thông tin kế toán kịp thời chính xác, công ty đã xây dựng bộ máy kế toán tương đối hợp lý theo mô hình tổ chức tập trung. Giúp việc trực tiếp cho kế toán trưởng gồm có các nhân viên trực tiếp theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là các kế toán phần hành bao gồm: kế toán hàng tồn kho; kế toán thanh toán và thuế; kế toán chi phí, giá thành và TSCĐ; thủ quỹ. Như vậy chức năng nhiệm vụ được phân chia rõ ràng đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm và có sự đối chiếu, kiểm tra thường xuyên giữa các bộ phận hạch toán. Bộ máy của kế toán của công ty được khái quát bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính) Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành: Kế toán trưởng: phụ trách toàn bộ công tác kế toán của công ty. Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của từng nhân viên đồng thời đảm nhận công tác kế toán tổng hợp, thực hiện chức năng nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và của pháp luật. Kế toán hàng tồn kho: một nhân viên, theo dõi quá trình nhập xuất tồn hàng tồn kho của đơn vị. Chịu trách nhiệm nhập số liệu từ các phiếu nhập kho, xuất kho của công ty. Kết chuyển phân bổ cuối tháng. Kế toán thanh toán và thuế : một nhân viên. Kế toán thanh toán và nguồn vốn đảm nhận việc theo dõi, tính toán, đối chiếu thực hiện các khoản công nợ, các khoản thanh toán với ngân hàng, thuế và các khoản thanh toán bằng tiền mặt khác. Ngoài ra, bộ phận kế toán này còn theo dõi nguồn vốn trong công ty. Kế toán chi phí, giá thành và TSCĐ: một nhân viên, bộ phận này phụ trách việc tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại công trình, theo dõi số hiện có, tình hình biến động TSCĐ trong công ty. Thủ quỹ: một nhân viên, theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt và đối chiếu với kế toán tiền mặt tình hình thu chi tiền mặt tại quỹ của công ty. 1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Hình thức ghi sổ kế toán Hiện tại công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung và được xử lý trên máy tính. Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú : : Quan hệ đối chiếu : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng (Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính) Quy trình ghi sổ kế toán Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế kèm theo chứng từ kế toán, kế toán viên phải nhập chứng từ vào phần mềm. Trên hệ thống thực đơn có một cột riêng cho việc nhập chứng từ. Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý, chương trình có các mục nhập riêng cho từng nhóm chứng từ sau đây: Chứng từ tiền mặt (Phiếu thu, phiếu chi); Chứng từ Ngân hàng (Báo nợ, Báo có); Hoá đơn bán hàng; Hoá đơn mua hàng; Phiếu kế toán (sử dụng để điều chỉnh những chứng từ không thuộc các loại chứng từ đã có trên); Chứng từ vật tư, hàng hoá (Gồm hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hóa đơn kiêm phiếu nhập kho, phiếu xuất vật tư sử dụng, phiếu xuất trả lại nhà cung cấp, phiếu xuất điều chuyển kho,…). Căn cứ vào từng loại chứng từ cụ thể mà kế toán nhập vào nhóm chứng từ thích hợp. Sau khi có số dư đầu tháng và hoàn tất việc nhập chứng từ của một tháng, chương trình sẽ tập hợp số liệu từ những chứng từ phát sinh liên quan trực tiếp để lập ra các sổ sách và báo cáo. Để lập các sổ sách, kế toán chọn: Báo cáo→ Sổ cái tài khoản; Sổ chi tiết tài khoản; Sổ tài khoản tổng hợp, trên thực đơn chính của chương trình. Hệ thống sổ kế toán Hệ thống sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung ; Sổ cái các tài khoản: sổ cái TK111, 112, 131, 154, 211, 334, 338, 621, 622, 623,627, 642, 511, 515, 632, 421, 911,…; Sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng,…; Bảng tổng hợp chi tiết vật tư; Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp; Thẻ kho; Hệ thống sổ chi tiết: Sổ chi tiết quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết vật liệu, Sổ chi tiết công cụ, dụng cụ Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán), Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK621, TK622, TK627, TK154 1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng Công ty áp dụng Chế độ kế toán Doanh nghiệp lớn ban hành theo Thông tư 2002014TTBTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 22122014. Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 0101 và kết thúc vào ngày 3112. Kỳ kế toán: Năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao ước tính phù hợp với khung khấu hao quy định tại Thông tư số 452013TTBTC ngày 2542013 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung và được xử lý trên máy tính. Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. PHẦN 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NHẬT MINH 2.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Sản phẩm xây dựng của công ty với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có tính chất, đặc điểm sau: Sản phẩm xây dựng của công ty là những công trình nhà ở của người dân, nhà văn phòng, khu chung cư, khu tập thể,…được xây dựng và sử dụng tại chỗ, cố định tại các địa điểm xây dựng ở nhiều nơi trên địa phận quận Tây Hồ,… Sản phẩm xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác với sản phẩm của các ngành khác, sảm phẩm xây lắp có quy mô lớn và không tập trung do vậy ảnh hưởng rất nhiều tới công tác tổ chức sản xuất và quản lý trong công ty. Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt... đòi hỏi các nhà xây dựng phải giám sát chặt chẽ những biến động này để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của nó. 2.2. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Chi phí sản xuất của Công ty bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, mục đích công dụng khác nhau. Do đó để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, xác định giá thành sản phẩm chính xác đồng thời giúp các Ban giám đốc phân tích được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến giá thành sản phẩm, phòng Kế toán Tài chính tiến hành thực hiện hạch toán chi phí sản xuất phát sinh theo khoản mục chi phí như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng xe, máy thi công Chi phí sản xuất chung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những khoản mục chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng. Vì vậy, việc hạch toán một cách chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất, thi công và đảm bảo cho tính chính xác của giá thành công trình xây dựng. Chính vì vậy, ở Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng sử dụng là các công trình, hạng mục công trình theo giá thực tế của từng loại nguyên vật liệu. Chi phí nhân công trực tiếp: Tại Công ty trong điều kiện máy móc thi công còn rất hạn chế, chủ yếu là lao động thủ công nên chi phí nhân công trực tiếp cũng là một trong những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng của Công ty. Do đó, việc hạch toán đúng, đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý chi phí sản xuất ở Công ty. Hiện nay, khoản mục chi phí sản xuất nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: tiền lương chính, tiền lương làm thêm giờ, phụ cấp trực tiếp của công nhân trực tiếp thuộc biên chế của Công ty và số tiền lương phải trả cho lao động thuê ngoài trực tiếp để hoàn thành sản phẩm xây lắp theo đơn giá xây dựng cơ bản, nó không bao gồm các khoản trích theo lương là BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân, tiền lương phải trả cho cán bộ cấp đội thi công. Chi phí sử dụng xe, máy thi công: Hiện nay, ở Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc bằng máy. Tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh có sử dụng một số máy móc thi công sẵn có như ôtô, máy ủi, máy trộn bê tông, máy cẩu, máy khoan cọc nhồi, máy nén khí… và một số máy thuê ngoài như máy lu, máy xúc đào, máy đóng cọc cát… nhưng kế toán chỉ hạch toán vào chi phí máy thi công khi thuê ngoài dịch vụ máy, còn những chi phí liên quan đến máy móc sẵn có của Công ty thì sẽ được kế toán phản ánh vào chi phí NVLTT như đối với xăng dầu,… vào chi phí nhân công trực tiếp với công nhân điều khiển máy, vào chi phí sản xuất chung với chi phí khấu hao. Vì vậy, những công trình hay hạng mục công trình nào không liên quan đến việc thuê máy thi công sẽ không có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Bảng 2.1: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty giai đoạn năm 2014 – 2016 Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Địa chỉ: P10, C2 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 20142016 Đơn vị tính: Nghìn đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Chi phí NVL trực tiếp 60,393,037 80 89,440,396 78 129,603,079 79 2 Chi phí NC trực tiếp 7,549,130 10 12,613,389 11 18,007,123 11 3 Chi phí sử dụng MTC 1,509,826 2 2,293,343 2 2,356,161 2 4 Chi phí SXC 754,913 8 1,146,672 9 2,129,678 8 Tổng cộng 75,491,296 100 114,667,174 100 163,582,842 100 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính) Chi phí sản xuất chung: Trong quá trình thi công xây dựng các công trình, hạng mục công trình đều có những khoản chi phí phát sinh liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình đó chính là chi phí sản xuất sản chung. Chi phi sản xuất chung của Công ty bao gồm tiền lương phải trả nhân viên quản lý đội sản xuất thi công, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ tại công trình, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,…Có những khoản mục chi phí sản xuất chung được tập hợp riêng cho từng công trình, hạng mục công trình và có những khoản mục chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho từng công trình, hạng mục công trình rồi kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung đó cho từng công trình, hạng mục công trình. 2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Việc tiến hành xác định các đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là khâu đầu tiên và cũng là rất khâu đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất xây lắp. Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là sản xuất các sản phẩm xây dựng cơ bản thường có quá trình thi công xây dựng nhiều năm và phức tạp, sản phẩm có tính đơn chiếc, cố định và cũng để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý cũng như hạch toán kế toán do vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là các công trình, hạng mục công trình hay từng giai đoạn công việc được tính là hoàn thành theo quy ước với chủ đầu tư. Mỗi công trình, hạng mục công trình hay từng giai đoạn công việc được tính hoàn thành từ khi khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở những sổ chi tiết riêng lẻ để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho công trình, hạng mục công trình hay từng giai đoạn công việc được tính hoàn thành đó. 2.4. Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh 2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.4.1.1. Nội dung Nguyên vật liệu xuất dùng tại công ty được tính theo giá thực tế đích danh nghĩa là nguyên vật liệu xuất kho khi mua về được tính giá nhập kho là bao nhiêu thì giá xuất kho thì tính giá bấy nhiêu. Phương pháp phân bổ nguyên vật liệu đang áp dụng tại công ty theo phương pháp phân bổ trực tiếp nghĩa là nguyên vật liệu được xuất dùng cho công trình, hạng mục công trình nào thì được tính trực tiếp vào chi phí công trình, hạng mục công trình đó. Nguyên vật liệu mà công ty thường sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình là sắt, xi măng, thép, đá và một số loại theo yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng. Các loại nguyên vật liệu này được mua và vận chuyển nhập kho tại công trình. Nếu có yêu cầu sử dụng, thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho. Do đặc điểm sản xuất là công trình xa trụ sở chính của Công ty nên Công ty xây dựng nhà kho chứa nguyên vật liệu ngay tại nơi thi công công trình. Đồng thời do các công trình sử dụng nguyên vật liệu với khối lượng lớn nên Công ty thường ký kết hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu với các nhà cung cấp để đảm bảo nguyên vật liệu đúng chất lượng, đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn và được hưởng chế độ ưu đãi của nhà cung cấp nguyên vật liệu. Sau khi hợp đồng mua bán nguyên vật liệu được ký kết, căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty tại từng thời điểm, nhà cung cấp sẽ cấp hóa đơn GTGT. 2.4.1.2. Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh sử dụng tài khoản 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong đó, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình theo tên gọi của chủ đầu tư với địa điểm các tỉnh mà công ty tiến hành thi công sản xuất. Với công trình “Xây dựng trụ sở làm việc của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Anh Ngọc làm chủ đầu tư tại đường Quốc lộ 1, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội ” thì tài khoản chi phí NVL trực tiếp là TK 621 – CT Anh Ngọc, Hà Nội. 2.4.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Công ty thường tiến hành ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp để đảm bảo nguyên vật liệu đúng chất lượng, quy cách mẫu mã và được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà cung cấp. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, căn cứ vào hợp đồng nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho công ty, sau mỗi lần cung cấp nguyên vật liệu nhà cung cấp có trách nhiệm xuất hóa đơn GTGT. Sau khi hoàn tất thủ tục mua nguyên vật liệu và các chứng từ cần thiết thì Phòng Kế toán Tài chính để tiến hành hạch toán. Khi nguyên vật liệu được chuyển đến công trình, căn cứ vào hóa đơn GTGT, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên vật liệu và lập phiếu nhập kho. Khi có nhu cầu về sử dụng nguyên vật liệu để thi công sản xuất thì tổ trưởng tổ sản xuất sẽ viết Phiếu yêu cầu xuất vật tư trình lên Ban chỉ huy công trường ký duyệt. Sau đó, thủ kho căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư để tiến hành xuất kho nguyên vật liệu cho tổ sản xuất để thi công. Ví dụ 1: Ngày 05 tháng 8 năm 2016, ông Phạm Thanh Hải tổ trưởng tổ sản xuất viết phiếu yêu cầu xuất vật tư để tiến hành thi công. Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư đã được ký duyệt, thủ kho làm thủ tục xuất kho. Biểu 2.1: Phiếu yêu cầu xuất vật tư Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Địa chỉ: P10, C2 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội PHIẾU YÊU CẦU XUẤT VẬT TƯ Ngày 05 tháng 8 năm 2016 Kính gửi: Ban chỉ huy CT Anh Ngọc, Hà Nội Họ và tên người đề nghị: Phạm Thanh Hải Bộ phận: Đội xây dựng số 5 Đề nghị: Xuất kho NVL để phục vụ thi công CT Anh Ngọc, Hà Nội với số lượng vật tư như sau: STT Tên vật tư ĐVT Số lượng 1 Thép phi 6 kg 1.500 2 Thép phi 12 kg 600 3 Thép phi 22 kg 2.500 4 Thép buộc 1 ly kg 70 5 Đinh kg 40 6 Xi măng PCB30 Tam Điệp Tấn 20 Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2016 BAN CHỈ HUY CT NGƯỜI ĐỀ NGHỊ (Đã ký) (Đã ký) Biểu 2.2: Phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Địa chỉ: P10, C2 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Ngày 05 tháng 8 năm 2016 Nợ TK 621 Số: PX188 Có TK 152 Họ tên người nhận hàng: Phạm Thanh Hải Địa chỉ ( bộ phận): CT Anh Ngọc, Hà Nội Lý do xuất kho: Xuất kho để thi công CT Anh Ngọc, Hà Nội Xuất tại kho: CT Anh Ngọc, Hà Nội STT Tên sp, hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1 Thép phi 6 kg 1.500 1.500 11.800 17.700.000 2 Thép phi 12 kg 600 600 11.900 7.140.000 3 Thép phi 22 kg 2.500 2.500 12.000 30.000.000 4 Thép buộc 1 ly kg 70 70 20.000 1.400.000 5 Đinh kg 40 40 15.000 600.000 6 Xi măng PCB30 Tam Điệp Tấn 20 20 1.300.000 27.500.000 Cộng 82.840.000 Tổng giá trị: 82.840.000 Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi hai triệu, tám trăm bốn mươi nghìn đồng.. Thủ trưởng đơn vị (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Phụ trách cung tiêu (Đã ký) Người giao (Đã ký) Người nhận (Đã ký) Căn cứ vào các phiếu xuất kho để tiến hành thi công công trình, kế toán tiến hành nhập số liệu vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Từ các sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán tiến hành lập sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các công trình mà công ty đang tiến hành thi công. Trở lại, với ví dụ 1, căn cứ vào phiếu xuất kho ngày 05 tháng 8 năm 2016 kế toán tiến hành vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho CT Anh Ngọc, Hà Nội. Sau đó, căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mở cho các công trình đang thi công như CT Cao Viên, Thái Nguyên; CT Khánh Ước, Yên Bái; CT Minh Sang, Hải Dương kế toán lập sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sau khi xong sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiến hành tổng cộng sổ tổng hợp. Số liệu trên dòng tổng cộng được đối chiếu với số liệu trên sổ cái TK621 ở dòng số phát sinh trong kỳ. Nếu số liệu đối chiếu mà không khớp thì kế toán phải kiểm tra lại. Biểu 2.3: Sổ chi tiết TK621 CT Anh Ngọc, Hà Nội Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Địa chỉ: P10, C2 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội SỔ CHI TIẾT Tên TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình: CT Anh Ngọc, Hà Nội Tháng 8 năm 2016 ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số PS 05816 PX18 05816 Xuất NVL phục vụ thi công 152 82.840.000 05816 PX28 05816 Xuất NVL phục vụ thi công 152 27.440.000 10816 PX98 10816 Xuất NVL phục vụ thi công 152 42.038.500 … … … … … … … 31816 KC1 31816 KC chi phí NVL trực tiếp 154 631.590.568 Cộng PS 631.590.568 631.590.568 Ngày 31 tháng 8 năm 2016 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) Biểu 2.4: Sổ tổng hợp chi tiết TK621 Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Địa chỉ: P10, C2 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT Tên TK 621: Chi phí NVL trực tiếp Tháng 8 năm 2016 ĐVT: đồng STT Tên công trình Số dư ĐK Số phát sinh trong kỳ Số dư CK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 CT Anh Ngọc, Hà Nội 631.590.568 631.590.568 2 CT Cao Viên, Thái Nguyên 147.904.000 147.904.000 3 CT Khánh Ước, Yên Bái 226.137.600 226.137.600 4 CT Minh Sang, Hải Dương 173.952.000 173.952.000 … … … … … … … … Tổng 1.925.215.263 1.925.215.263 Ngày 31 tháng 8 năm 2016 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) 2.4.1.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp Tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung, được thực hiện trên Excel. Vì vậy, để hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chung, sổ cái TK621. Do sử dụng Excel nên khi nhận được các chứng từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do Ban chỉ huy công trường gửi về từ các công trường, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào sổ Nhật ký chung trên Excel. Cuối tháng, kế toán tiến hành lọc số liệu trên sổ Nhật ký chung để vào sổ cái TK621. Biểu 2.5: Sổ nhật ký chung Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Địa chỉ: P10, C2 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội NHẬT KÝ CHUNG Tháng 8 năm 2016 (Trích) ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có … … … … … … … 028 PC 028 Chi tiền mua VPP ở CT Anh Ngọc, Hà Nội 627 3.000.000 111 3.000.000 058 PN1 058 Mua NVL phục vụ thi công 152 98.780.000 133 9.878.500 112 108.658.500 058 PX18 058 Xuất NVL phục vụ thi công 621 82.840.000 152 82.840.000 058 PX28 058 Xuất NVL phục vụ thi công 621 27.440.000 152 27.440.000 068 PX38 068 Xuất cót ép làm lán trại 627 4.250.000 152 4.250.000 108 PX98 108 Xuất NVL phục vụ thi công 621 42.038.500 152 42.038.500 … … … … … … … 318 PC 318 Chi tiền điện CT Anh Ngọc, Hà Nội 627 4.736.600 111 4.736.600 318 BPBT8 318 Tính tiền lương phải trả người lao động – CT Anh Ngọc, Hà Nội 622 105.563.189 627 23.557.692 334 85.636.155 318 BPBT8 318 Các khoản trích theo lương – CT Anh Ngọc, Hà Nội 627 18.415.316 334 6.078.100 338 24.493.416 318 BKHT8 318 Trích khấu hao TSCĐ – CT Anh Ngọc, Hà Nội 627 23.997.221 214 23.997.221 … … … … … … … 318 KC1 318 Kết chuyển CP NVLTT CT Anh Ngọc, Hà Nội 154 631.590.568 621 631.590.568 318 KC2 318 Kết chuyển CP NCTT CT Anh Ngọc, Hà Nội 154 105.563.189 622 105.563.189 318 KC3 318 Kết chuyển CP SXC CT Anh Ngọc, Hà Nội 154 142.775.741 627 142.775.741 318 KC4 318 Kết chuyển Giá thành CT Anh Ngọc, Hà Nội 632 1.920.210.948 154 1.920.210.948 … … … … … … … Hà Nội, Ngày 31 tháng 8 năm 2016 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) Biểu 2.6: Sổ cái TK 621 Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Địa chỉ: P10, C2 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội SỔ CÁI Tháng 8 năm 2016 Tên tài khoản: Chi phí NVL trực tiếp Số hiệu: 621 (Trích) ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải SH TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ … … … … … … … 058 PX18 058 Xuất NVL phục vụ thi công 152 82.840.000 058 PX28 058 Xuất NVL phục vụ thi công 152 27.440.000 … … … … … … … 318 KC1 318 KC CPNVLTT CT Anh Ngọc, Hà Nội 154 631.590.568 318 KC11 318 KC CPNVLTT CT Cao Viên, Thái Nguyên 154 147.904.000 318 KC11 318 KC CPNVLTT CT Khánh Ước, Yên Bái 154 226.137.600 318 KC11 318 KC CPNVLTT CT Minh Sang, Hải Dương 154 173.952.000 … … … … … … … Cộng phát sinh 1.925.215.263 1.925.215.263 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 8 năm 2016 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) 2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.4.2.4. Nội dung Công nhân trực tiếp là một bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất thi công tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh. Một đội ngũ công nhân có kỹ thuật và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho công trình được xây dựng đúng với yêu cầu thiết kế kỹ thuật và đạt chất lượng cao, tạo được uy tín với khách hàng, chủ đầu tư. Với 05 đội xây dựng mà công ty hiện có khoảng 100 lao động trục tiếp, trong đó chia ra lao động dài hạn và lao động thời vụ. Chi phí nhân công trực tiếp cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, được tập hợp trực tiếp cho các công trình, phát sinh tại công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được trả theo hình thức: Trả lương theo số ngày công. 2.4.2.2. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp hiện tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh sử dụng tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp. Trong đó, được mở chi tiết cho từng công trình hay hạng mục công trình theo tên gọi của chủ đầu tư với địa điểm các tỉnh mà công ty tiến hành thi công sản xuất. Các khoản trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ không được hạch toán vào TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào TK 627 Chi phí sản xuất chung. Với công trình “Xây dựng trụ sở làm việc của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Anh Ngọc làm chủ đầu tư tại đường Quốc lộ 1, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội” thì tài khoản chi phí NC trực tiếp là TK 622 – CT Anh Ngọc, Hà Nội. 2.4.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Sau khi Công ty tiến hành thi công sản xuất các công trình thì công nhân được phân vào tổ xây dựng và tổ lái máy, được tổ trưởng các tổ giao công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Hàng ngày, tổ trưởng tổ xây dựng và tổ lái máy quản lý đôn đốc công nhân làm việc và theo dõi số ngày công làm việc thực tế. Cuối tháng có trách nhiệm gửi bảng chấm công về Ban chỉ huy công trình. Cuối tháng Ban chỉ huy công trình có trách nhiệm gửi bảng chấm công về Công ty cho Phòng Kế toán Tài chính. Kế toán tiền lương sẽ tính tiền lương phải trả cho từng bộ phận ở các công trình là tổ sản xuất và tổ lái máy. Dựa vào bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận của từng tổ xây dựng và tổ lái máy, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Từ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình. Sau đó, dựa vào sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình kế toán tiến hành lập sổ tổng hợp chi tiết chi phí nhân công trực tiếp cho tất cả các công trình. Sau khi xong sổ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tiến hành tổng cộng sổ tổng hợp. Số liệu trên dòng tổng cộng được đối chiếu với số liệu trên sổ cái TK622 ở dòng số phát sinh trong kỳ. Nếu số liệu đối chiếu mà không khớp thì kế toán phải kiểm tra lại. Ví dụ 3: Tính lương cho Vũ Minh Lộc – Tổ sản xuất trong tháng 8 năm 2016 như sau: Cuối tháng, Ban chỉ huy công trình hoàn thiện bảng chấm công và kèm theo các chứng từ liên quan như giấy xin nghỉ phép, giấy nghỉ ốm,…để tiến hành tính tiền lương cho nhân viên trong tổ sản xuất. Trong tháng, ông Vũ Minh Lộc đi làm đủ 30 ngày. Mức lương tối thiểu theo quy định khi thuê: 250.000đ. Ngày công quy định: 30 ngày1tháng (Do làm việc tại công trình) Thời gian làm việc thực tế: 30 ngày1tháng Vậy, kế toán tính lương cho ông Vũ Minh Lộc như sau: Lương thời gian = 250.000đ x 30 = 7.500.000đ Vậy, cuối tháng 8 năm 2016 số tiền lương thực lĩnh của ông Vũ Minh Lộc là 7.500.000đ. Tương tự, cách tính lương trên đối với những người còn lại trong tổ sản xuất và tổ lái máy trong công ty tính lương theo thời gian của công ty. Biểu 2.7: Bảng thanh toán lương tổ sản xuất Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Địa chỉ: P10, C2 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TỔ SẢN XUẤT Tháng 8 năm 2016 ĐVT: đồng STT Họ và tên Lương ngày Lư¬ơng thời gian Lư¬ơng ngoài giờ Tổng lương Đã tạm ứng Còn lĩnh Ký nhận Số công Thành tiền Số công Thành tiền 1 Vũ Minh Lộc 250.000 30 7.500.000 7.500.000 7.500.000 2 Hoàng Văn Hưởng 250.000 30 7.500.000 7.500.000 7.500.000 3 Trần Thọ Nam 250.000 30 7.500.000 7.500.000 7.500.000 4 Đặng Ngọc Sơn 250.000 30 7.500.000 7.500.000 7.500.000 5 Phạm Quang Minh 250.000 30 7.500.000 7.500.000 7.500.000 6 Nguyễn Văn Ban 250.000 30 7.500.000 7.500.000 7.500.000 7 Nguyễn Văn Bân 250.000 30 7.500.000 7.500.000 7.500.000 8 Phan Văn Thái 250.000 30 7.500.000 7.500.000 7.500.000 9 Nguyễn Ngọc Tuấn 250.000 30 7.500.000 7.500.000 7.500.000 Tổng cộng 250.000 270 67.500.000 67.500.000 67.500.000 Ngày 31 tháng 8 năm 2016 Người lập biểu (Đã ký) Phụ trách bộ phận (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Biểu 2.8: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Nhật Minh Địa chỉ: P10, C2 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 8 năm 2016 ĐVT: đồng TT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 334 Phải trả người lao động Tk 338 Phải trả phải nộp khác Tổng cộng Lương Các khoản khác Cộng có TK 334 KPCĐ 3382 (2%) BHXH 3383 (26%) BHYT 3384 (4,5%) BNTN 3389 (2%) Cộng có TK338 1 2 3 4 5 6 7 8 9 07 11 1 TK 622 CP nhân công trực tiếp 134.358.500 134.358.500 134.358.500 Đội xây dựng số 5 (CT Anh Ngọc) 105.563.189 105.563.189 105.563.189 2 TK 627 CP sản xuất chung 34.223.541 13.420.000 47.643.541 3.640.031 28.658.862 5.057.447 1.685.816 39.042.156 86.685.697 Đội xây dựng số 5 (CT Anh Ngọc) 16.517.692 7.040.000 23.557.692 1.712.723 13.521.146 2.386.085 795.362 18.415.316 40.071.471 3 TK 334 – Phải trả CNV 9.405.060 2.015.370 1.343.580 12.764.010 12.764.010 Đội xây dựng số 5 (CT Anh Ngọc) 4.478.600 959.700 639.800 6.078.100 6.078.100 Cộng 168.581.541 13.420.000 182.001.5