Trục lái Hộp tay lái Đòn quay Đòn bên Bánh xe Dầm cầu Trục đứng Tay chuyển hướng Đòn dọc Ống lái Đòn ngang Vành tay lái trên, các bánh xe khi quay vòng không bị trượt đồng thời cũng để đ
Trang 1CHƯƠNG VII : HỆ THỐNG LÁI
STEERING SYSTEMS
I Công dụng phân loại yêu cầu:
I.1 Công dụng:
Hệ thống lái của ôtô dùng thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho
ôtô chuyển động theo một hướng nhất định
I.2 Phân loại :
Theo bố trí bánh lái:
Bánh lái bố trí bên phải
Bánh lái bố trí bên trái
Bánh lái bố trí bên phía trái hay phải tuỳ theo luật pháp của từng quốc
gia qui định
Theo số lượng bánh dẫn hướng:
Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu trước
Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở hai cầu
Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở tất cả các cầu
Theo kết cấu và nguyên lý của cơ cấu lái:
Loại trục vít - cung răng
Loại trục vít - con lăn
Loại trục vít - chốt quay
Loại liên hợp
Theo kết cấu bộ trợ lực (cường hóa ):
Loại trợ lực bằng khí nén
Loại trợ lực bằng thủy lực
Loại trợ lực liên hợp
Trang 2Tâm quay vòng tức thời
I.3 Yêu cầu :
Quay vòng thật ngoặt trong một thời gian ngắn trên một diện tích bé
Lái nhẹ và tiện lợi
Động học quay vòng để các bánh xe không bị trượt lê khi quay vòng
Tránh được các va đập từ bánh dẫn hướng truyền lên bánh trái
Giữ được chuyển động thẳng ổn định của ôtô
II Động học quay vòng của ôtô :
Hình 8.1: Động học quay vòng ôtô
Lt: khoảng cách giữa hai trục đứng
L: chiều dài cơ sở ôtô
Xét hai tam giác vuông OAB và ODC ta có:
cotgn = OA/AB (1)
cotgt = OD/CD (2)
Lấy (1) – (2) ta được:
cotgn - cotgt = OA/AB - OD/CD
cotgn - cotgt = Lt/L = const
Điều này chứng tỏ, để đảm bảo động học ôtô khi quay vòng thì hiệu
số cotgn - cotgt luôn luôn là hằng số
Khi quay vòng, ôtô được xem là một vật thể thống nhất mà tất cả các
điểm được quay quanh tâm tức thời trong từng thời điểm Để đạt điều kiện
Trang 3Trục lái
Hộp tay lái
Đòn quay
Đòn bên Bánh xe Dầm cầu Trục đứng
Tay chuyển hướng Đòn dọc
Ống lái
Đòn ngang Vành tay lái
trên, các bánh xe khi quay vòng không bị trượt đồng thời cũng để điều khiển
dễ dàng thì các đường tâm quay của các bánh xe phải gặp nhau tại điểm O
III Phân tích kết cấu hệ thống lái:
Tỷ số truyền động lái là góc độ mà vô lăng phải quay để kéo hai bánh
trước chuyển động Tỷ số truyền động càng thấp, tay lái càng nặng Tỷ số
truyền động lái thấp gọi là tay lái nhanh thường 18 đến 20 : 1( số vòng quay
vô lăng ít ), Tỷ số truyền động lái cao gọi là tay lái chậm ( số vòng quay vô
lăng nhiều )
Hình 8.2: Sơ đồ cơ cấu lái 1: Vô lăng
2: Trục tay lái
3: Cơ cấu lái
4: Thanh nối lái
5: Bi tròn
6: Đai ốc
7: Trục rẽ quạt
8: Trục vít
Trang 4Xà ngang
Vô lăng
Trục tay lái
Steering gear
Cần chuyể
n hướng
Đòn kéo bên
Đòn quay đứng
Bánh xe
Cần chuyển hướng
Thanh kéo dọc Đòn quay đứng Đòn kéo giữa
III.1 Dẫn động lái:
Dẫn động lái gồm hệ thống lái các đòn để truyền lực từ cơ cấu lái đến
quay bánh xe Đồng thời đảm bảo cho các bánh xe của ôtô quay vòng với
động học đúng
Bộ phận quan trọng của dẫn động lái là hình dạng hình thang lái Hình
thang lái có nhiệm vụ bảo đảm động học bánh dẫn hứơng làm cho bánh xe
khỏi bị trượt lê khi lái, do đó bớt hao mòn lốp
Hình 8.6: Hình thang lái
Trang 5i = 2 r0 /t
Trục vít
Con lăn
Δ = 5÷7 mm Con lăn
Tay chuyển hướng Đòn dọc
III.2 Cơ cấu lái không trợ lực:
a Trục vít – cung răng:
Cung răng có thể là cung răng thường hoặc cung răng bên Cung răng
bên có ưu điểm tiếp xúc theo toàn bộ chiều dài răng Do đó giảm được ứng
suất tiếp xúc và răng ít hao mòn cho nên thích hợp với ôtô tải lớn
Hình 8.3: Sơ đồ trục vít – cung răng
Tỷ số truyền:
r0: Bán kính vòng tròn cơ sở cung răng
t: Bước của trục vít
b.Trục vít – con lăn:
Hình 8.3: Sơ đồ trục vít – con lăn
Ưu điểm vì trục vít có dạng glopoit cho nên chiều dài trục vít không
lớn nhưng sự tiếp xúc các răng ăn khớp được lâu hơn, nghĩa là giảm được
áp suất riêng và tăng độ chống mòn
Tải trọng tác dụng lên chi tiết được phân tán, tùy theo cỡ ôtô mà có 2
đến 4 vòng ren
Giảm ma sát, do có ma sát lăn Có thể điều chỉnh khe hở ăn khớp
Cung răng thường Cung răng bên
Trang 6Chốt quay Trục vít
i = (2 r2 / t) x cos
Đường trục con lăn nằm lệch trục vít một đoạn = 5 ÷ 7mm ( cho
phép điều chỉnh khi sử dụng )
Tỷ số truyền:
r2 : Bán kính vòng tròn ban đầu hình glopoit của trục vít
t : Bước của trục vít
z1: Số đường ren trục vít
c Trục vít - chốt quay:
Ưu điểm cơ bản là có thể có tỷ số truyền thay đổi Dùng chủ yếu đối
với ôtô tải và ôtô khách
Nếu bước trục vít không thay đổi thì tỷ số truyền có thể xác định:
: Góc quay của tay chuyển hướng
r2: Bán kính đòn quay
Hình 8.4: Sơ đồ trục vít – chốt quay
d Loại liên hợp:
Thường dùng hai loại trục vít ecrou – thanh khía – cung răng Tiếp
giữa trục vít và ecron bằng dãy bi nằm theo rãnh của trục vít ( ma sát
lăn)
Trục vít có rãnh xoắn ốc giống đường ren của đai ốc, có nhiều viên bi
chuyển động tuần hoàn giữa trục răng và đai ốc bi Khi xoay vô lăng trên
trục răng có rãnh ren làm chuyển động đai ốc bi đi lên hay xuống Phần
răng trên đai ốc bi ăn khớp với răng hình rẽ quạt trục xoay sang phải hay
trái làm quay bánh xe
Tỷ số truyền: r0: Bán kính trục vít
t : bước của trục vít ic = 2 r0/t
i = 2 r2/tz1
Trang 7Trục vít
Ecrou Thanh khía
Trục rẽ quạt
Bình chứa dầu Bơm trợ lực
Van điều khiển
Cơ cấu lái
2: Trục vít 3: Bi và ống dẫn 4: Vòng bi đỡ
5: Trục 6: Đai ốc bi ( Ecrou bi)
Hình 8.5: Cơ cấu lái loại liên hợp III.3 Cơ cấu lái trợ lực lái :
Do cải thiện tính êm
dịu chuyển động, phần lớn
ôtô dùng lốp rộng bản, áp
suất thấp để tăng diện tích
tiếp xúc nên cần lực lái
lớn hơn
Lực lái có thể giảm
bằng cách tăng tỷ số
truyền cơ cấu lái nhưng
phải xoay vô lăng nhiều,
không hiệu quả khi phải rẽ
gấp Chính vì thế cần phải
dùng cơ cấu lái trợ lực
Hình 8.6: Sơ đồ cơ cấu lái trợ lực
a Bơm trợ lực:
Bơm được dẫn động điện hay dây courroie và puli trục khuỷu, các
cánh van trượt vào ra trong rôto và luôn luôn tiếp xúc với vách bơm hình
ôvan Khi rôto quay, nơi vị trí đường kính rộng của vỏ bơm, các cánh van
bung ra, khoảng không giữa rôto và vách bơm trở nên lớn, tạo lực hút dầu
Trang 8vào Khi quay đến vị trí đường kính nhỏ, các cánh van thu vào, khoảng cách
rôto và vách bơm trở nên nhỏ, dầu được bơm đi Bơm có trang bị van điều
áp để giới hạn áp suất tối đa của bơm khoảng 750 PSI (1 PSI = 0,07 kg/ cm2)
Do lưu lượng bơm tăng cùng tốc độ động cơ Tốc độ bơm tăng, lượng
dầu tăng tạo ra mức độ trợ lực lớn hơn nên giảm được lực đánh tay lái Đây
chính là nhược điểm ảnh hưởng đến tính ổ định lái Vì vậy cần phải duy trì
lưu lượng dầu cung cấp đến bơm không đổi, đó chính là nhiệm vụ của van
điều khiển lưu lượng
Hình 8.7: Bơm trợ lực lái
Trang 99
8
2
4
1
3
7
5
6
8 1
1
5 / 3 /
4 /
2 / 1 /
1
0
b Trợ lực lái thủy lực loại cùng khối:
Hình 8.8.a: Trợ lực lái thủy lực loại cùng khối
1: Xylanh thủy lực
2: Piston thanh răng
3: Van trượt
4: Bánh răng rẽ
quạt
5: Đai ốc bi
6: Trục vít
7: Vỏ
8: Bơm
9: Bình dầu
Hình 8.8.b: Trợ lực lái thủy lực loại cùng khối
1’, 2’ , 3’, 4’, 5’: Mạch dầu 3: Van trượt
10: Chốt đẩy và lò xo 11: Vòng bi chà ( buýt tê)
Trang 101 2
5
6
Piston thanh răng (2) của xy lanh thủy lực (1) ăn khớp răng với bánh răng
rẽ quạt (4) Đầu răng thứ hai của (4) ăn khớp với phần răng của đai ốc bi (5)
trên trục vít (6) Trục xoay bánh răng rẽ quạt (4) chính là trục xoay của đòn
quay đứng Van trượt (3) cùng khối với trụ lái và trục vít (6) lắp trong vỏ van
(7) có công dụng đóng mở các mạch dầu 1’, 2’, 3’, 4’ và 5’ Mặt trước và
mặt sau của piston lực (2) thông với bơm (8) và bình chứa (9) qua van trượt
(3)
Khi xe rẽ trái: Van trượt (3) sẽ nhích qua phải đóng mạch dầu (5’) và
mạch dầu (2’) cách ly khỏi bơm thủy lực Lúc này mặt trước của piston lực
(2) thông với bơm qua mạch dầu (4’) mặt sau của nó thông với bình chứa dầu
qua mạch (2’) và (1’) Vì vậy, piston lực được áp suất dầu đẩy qua phải điều
khiển xe rẽ trái
c Trợ lực lái thủy lực loại cần đẩy:
Gồm một xy lanh lực và một van phân phối dùng để tạo lực tác động hai
bánh xe trước khi xoay vô lăng Hệ thống này dùng cơ cấu lái tay điều khiển
đòn quay đứng đóng mở van phân phối
Hình 8.9.a: Trợ lực lái thủy lực loại cần đẩy
1: Bơm
2: Bình dầu
3: Van phân phối
4: Xylanh lực
5: Dầu hồi
6: Dầu áp suất cao
Trang 111
2
3
4
Cảm biến tốc độ Bình dầu
Bơm
Van phân phối
Trục răng – thanh răng Mô đun điều khiển
Hình 8.9.b: Trợ lực lái thủy lực loại cần đẩy khi xe chạy thẳng
Một đầu xylanh lực gắn khung xe, đầu kia liên kết với cây nối, đầu còn
lại của cây nối tiếp hợp với van phân phối và cơ cấu dẫn động lái Van phân
phối và xy lanh lực liên lạc với nhau nhờ các ống dẫn dầu cao áp Đầu cuối
của đòn quay đứng có dạng hình cầu ráp khớp vào lỗ hình cầu nơi van phân
phối để điều khiển van này
1: Vane pump
2: Reservoir tank
3: Control valve
4: Power cylinder
Hình 8.9.c: Trợ lực lái thủy lực loại cần đẩy khi xe chạy rẽ trái
Khi xoay vành lái qua trái hoặc qua phải, đòn quay đứng sẽ tác động
van phân phối Van sẽ điều khiển phân phối thủy lực vào mặt này hay mặt
kia của piston trong xylanh lực
d Trợ lực lái thủy lực loại trục răng - thanh răng:
Hình 8.10: Trợ lực lái thủy lực loại trục răng – thanh răng
Trang 12Bơm
Piston
Van điều khiển
Xylanh
Dầu hồi Dầu áp suất cao
Hệ thống lái trợ lực điều khiển áp suất đưa dầu vào cơ cấu lái Ở tốc độ
thấp hay xe dừng, áp suất dầu vào cơ cấu lái cao cho phép người tài xế điều
khiển dễ Khi ở tốc độ cao áp suất đưa vào cơ cấu lái giảm, điều đó cho
phép người điều khiển xe chính xác ở tốc độ cao
Cảm biến tốc độ gởi tín hiệu điện tới mô đun điều khiển Mô đun điều
khiển dịch chuyển van trong cụm van để điều khiển áp suất bơm chính xác
Khi chuyển động thẳng:
Dầu từ bơm tới van điều khiển Lúc này van ở vị trí trung gian, dầu sẽ
chảy qua van đến đường hồi rồi về bơm Khi đó không sinh ra áp suất dầu
lớn vì áp suất ở hai bên piston bằng nhau
Hình 8.11.a: Trợ lực lái loại trục răng – thanh răng
ở vị trí trung gian
Khi quay vòng:
Quay vô lăng sang trái hay phải, van điều khiển duy chuyển làm đóng
một cửa dầu, cửa dầu còn lại mở rộng hơn Điều đó làm thay đổi thể tích
dầu và tạo ra áp suất Khi đó có sự trên lệch áp suật giữa hai piston làm
piston dịch chuyển về phía có áp suất thấp để đẩy dầu phía đó về bơm qua
van điều khiển
Trang 13Bơm
Piston
Van điều khiển
Xylanh
Dầu hồi
Dầu áp suất cao
Thanh xoắn Van phân phối
Dầu đến xylanh
Dầu hồi
Dầu từ bơm
1
2
7 8
9
10
11
Đến xylanh Dầu về Dầu đến
Chuyển động thẳng Quay vòng phải Quay vòng trái
Hình 8.11.b: Trợ lực lái loại trục răng – thanh răng khi quay vòng
Hình 8.12: Trợ lực lái loại van xoay
1: Xylanh trợ lực 4: Thước răng 7: Dầu về 10: Van
2: Piston 5: Đến xylanh trái 8: Dầu đến 11: Trục xoắn
3: Đệm 6: Đến xylanh phải 9: Thân van
Trang 14
Chuyển động quay
Chuyển động thẳng
e Trụ lái:
Cơ cấu lái truyền chuyển động quay tròn
của vô lăng thành chuyển động thẳng để điều
khiển bánh lái phía trước và bảo đảm tỷ số
truyền theo yêu cầu nhà chế tạo
Hình 8.13: Mô tả chuyển động lái
Trụ lái kiểu ống lồng:
Trụ lái cấu tạo theo kiểu ống lồng,
gồm hai ống lồng vào nhau Khi có tai
nạn, người lái xe bị va vào phía trước,
năng lượng va đập bị cột lái hấp thụ
bằng cách chùng lại
Hình 8.14: Trụ lái kiểu ống lồng
Trụ lái điều chỉnh được độ cao:
Cấu tạo gồm: Bánh cóc, cần hãm cóc
với cần nghiêng được nối vào miếng chặn
cóc Một lò xo giúp miếng chặn cóc cần
hãm luôn tác dụng lên cần hãm cóc Độ
nghiêng có thể được lựa chọn tuỳ ý nhờ
bánh cóc, góc nghiêng cực đại là 90 so với
vị trí trung hoà Hình 8.15: Trụ lái điều chỉnh được độ cao
Trụ lái hấp thụ va đập trục lái:
Cấu tạo gồm một giá đỡ dạng
cong hàn vào ống trục lái và xiết
thân xe bằng đai ốc Phần vấu giữ
giá đở dễ vỡ cũng đươc gắn vào thân
xe Trục chính chia làm hai phần
trên và dưới nối bằng chốt nhựa
1: Khi không có tai nạn
2: Khi có tai nạn Hình 8.16: Trụ lái hấp thụ va đập
Trang 15Khi xe đâm vào chướng ngại vật và có 1 lực dọc trục đủ lớn tác dụng
từ cơ cấu lái lên trục lái chính Va đập (sơ cấp) bẻ gãy các chốt nhựa trục
chính Trục dưới trượt lên phía trên tránh cụm vô lăng duy chuyển gây
thương tích
Nếu thân người lái tiếp tục đập vào vô lăng (va đập thứ cấp), giá đỡ
dễ vỡ sẽ cắt đứt các chốt nhựa và tụt ra khỏi vấu giữ Toàn bộ trục lái
chuyển động để hấp thụ va đập
IV Đặc tính hình học dàn đầu ôtô:
IV.1: Chiều cao treo xe:
Là khoảng cách đo tại một điểm trên
thân, sườn xe hay nơi hệ thống treo đến
mặt đất Chiều cao treo xe không đúng, sẽ
tác động đến đặc tính hình học của dàn
đầu Trong hệ thống treo xe, nếu lò xo
xoắn bị co lại, bộ nhíp lá bị dãn hoặc
chỉnh sai thanh xoắn sẽ đưa đến tình
trạng sai lệch chiều cao treo xe Hình 8.17: Chiều cao treo xe
IV.2: Góc doãng bánh xe: ( Camber)
Góc Camber là góc bánh xe nghiêng bên phải hay bên trái so với
đường thẳng góc với mặt đường Nếu đầu trên bánh xe nghiêng ra, ta có
góc Camber dương ngược lại là góc Camber âm
Hình 8.18: Góc doãng bánh xe ( Góc Camber )
Chiều cao treo xe
Trang 16Khi xe chở nặng và di chuyển các bánh xe sẽ lăn thẳng góc trên mặt
đường, lốp xe mòn đều ( góc Camber bằng 0 )
Khi góc doãng bị sai lệch làm nặng tay lái, bị đảo và không ổ định Nếu
sự sai lệch lớn sẽ đưa đến tình trạng rung động dàn đầu khi ở vận tốc thấp
IV.3: Góc nghiêng ngang của trục chuyển hướng:
Góc nghiêng ngang của trục chuyển
hướng là góc đo giữa trục xoay và đường
đứng thẳng góc với mặt đường khi ta
nhìn vào đầu xe Một cách định nghĩa
khác, đó là góc nghiêng ngang vào trong
của trục xoay
Tạo tính ổn định của tay lái bằng
cách kéo hai bánh xe dẫn hướng về vị
trí hướng thẳng sau khi qua khúc
quanh, gọi là khả năng quay trở lại
Giảm bớt lực dùng để bẻ lái, đặc
biệt lúc xe đứng yên Hình 8.19: Góc nghiêng ngang
Của trục chuyển hướng
Duy trì hai bánh xe trước luôn luôn hướng thẳng vì khi bẻ lái, dàn đầu
xe bị nhấc lên
IV.4: Góc tổng hợp:
Góc tổng hợp là tổng số góc doãng ( Camber ) cộng với góc nghiêng
ngang của trục chuyển hướng
Trị số góc tổng hợp quyết định vị trí giao điểm đường tâm bánh xe với
đường tâm trục xoay (quyết định độ chụm hay độ bẹt của bánh xe dẫn
hướng)
IV.5: Độ nghiêng dọc của chốt chuyển hướng hay của trục xoay: ( Caster )
Nhìn vào hông xe thấy trục xoay nghiêng ra sau hay trước so với đường
thẳng góc với mặt đường Nếu phía trên trục xoay nghiêng ra sau xe, ta có độ
nghiêng dọc Dương ngược lại có nghiêng dọc Âm Nói một cách khác, nếu
khớp nối hình cầu phía trên nằm phía sau đường thẳng góc với mặt đường, ta
có độ nghiêng dọc Dương, nếu khớp nối này nằm trước đường thẳng góc mặt
đường, ta có góc nghiêng Âm Nếu khớp nối hình cầu trên và dưới cùng
Trang 17CAMBER TOE - OUT
nằm trên đường thẳng đứng thì ta có góc nghiêng dọc của trục xoay là số
không
Góc này gây ảnh hưởng ít đến tình hình mòn
của vỏ xe Nếu góc Caster dương cả hai bánh, thân
xe bị dạt ra phía ngoài khi cua Nếu góc Caster âm
cả hai bánh, thân xe bị dạt vào phía trong khi cua
Góc nghiêng dọc của trục xoay có công dụng:
Duy trì ổn định và kiểm soát hướng di
chuyển xe một cách an toàn
Làm tăng khả năng quay trở lại của hai bánh
xe dẫn hướng
Làm giảm lực tác động quay vành lái
Hình 8.20: Góc Caster IV.6: Độ chụm – bẹt đầu xe: ( Góc Toe in - Toe out)
Từ trên nhìn xuống, độ chụm hay bẹt làm cho phía trước hai bánh xe
gần nhau hơn phía sau hay ngược lại Mục đích là bảo đảm cho hai bánh
trước song song nhau khi lăn trên mặt đường, nhờ vậy ổn định lái xe, tránh
tình trạng rẽ ngang và giúp vỏ không bị mòn nhanh Góc toe còn công dụng
bù trừ vào độ võng nhỏ của hệ thống treo xe khi duy chuyển
Hình 8.21: Góc Toe