Kiến thức - Trẻ nhớ tên vận động cơ bản - Trẻ hiểu cách đi trong đường hẹp với tư thế đứng thẳng, kết hợp đội túi cát trên đầu - Trẻ biết cách chơi trò chơi “con rùa” 2.. Kỹ năng - Trẻ p
Trang 1GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: VĐCB: “Đi trong đường hẹp, đầu đội túi cát” Trò chơi vận động: “Con rùa”
Đối tượng: Trẻ 3 - 4 tuổi
Số lượng: 16 - 18 trẻ Thời gian: 20 - 25 phút Người soạn: Nguyễn Thị Thuý
I Mục đích
1 Kiến thức
- Trẻ nhớ tên vận động cơ bản
- Trẻ hiểu cách đi trong đường hẹp với tư thế đứng thẳng, kết hợp đội túi cát trên đầu
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “con rùa”
2 Kỹ năng
- Trẻ phối hợp nhịp nhàng tay – chân đi hết đoạn đường hẹp, giữ được thăng bằng cơ thể Khi tham gia vận động, không kéo lê chân, không dẫm chân lên mép đường hẹp
- Qua trò chơi vận động trẻ biết phối hợp cử động của bàn tay và cẳng chân
bò bắt chước những chú rùa
3 Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Trẻ ý thức được rằng cần chú ý ăn uống khoa học và rèn luyện thể dục nâng cao sức khoẻ mỗi ngày
II Chuẩn bị
1 Chuẩn bị của cô
- Nhạc các bài hát: “Cái mũi”, “Cả tuần đều ngoan”
- 20 túi cát
- 04 rổ nhựa
Trang 2- 06 con đường hẹp được làm bằng vải dạ, trong đó: 02 con đường bằng phẳng, 02 con đường gồ ghề (gắn các que kem), 02 con đường trải rơm
- Vạch xuất phát
- Bộ quần áo thể dục của cô
2 Chuẩn bị của trẻ
- Trẻ mặc đồng phục gọn gàng, tâm thế thoải mái
Trang 3III Tiến hành
hoạt động của trẻ
1 Ổn định tổ chức
- Xúm xít, xúm xít!
- Cô cho cả lớp hát bài “Mời bạn ăn”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
- Cô giới thiệu cuộc thi “Bé tài năng”
2 Nội dung
2.1 Hoạt động 1: Khởi động
- Cô cho trẻ khởi động theo bài hát “Cái mũi”
- Cô hướng dẫn trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân:
Đi thường, đi bằng gót bàn chân, đi thường, đi bằng mũi
bàn chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm,
đi thường về 4 hàng ngang
2.2 Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Tiếp theo là màn đồng diễn
- Trẻ tập cùng cô các động tác: Tay, bụng, chân bật theo
nhạc bài hát “Cả tuần đều ngoan”
- Động tác tay: Đưa 2 tay sang ngang, gập khuỷu tay (4
lần x 4 nhịp)
- Động tác bụng: 2 tay đưa lên cao, cúi người xuống
(4 lần x 4 nhịp)
- Động tác chân: 2 tay đưa ra trước, hơi khuỵu gối
(6 lần x 4 nhịp)
- Bậ - Động tác bật tại chỗ (4 lần x 4 nhịp)
- Cô cho trẻ chuyển về đội hình 2 hàng ngang đứng đối
diện nhau
- Trẻ bên cô
- Trẻ hát
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ hát
- Trẻ đi các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ chuyển đội hình
Trang 4* Vận động cơ bản
- Đến với phần thi “Bé tài năng” hôm nay, chúng ta cần
thật khéo léo khi “đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”
- Để thực hiện được phần thi này, cô mời các con cùng
theo dõi cô làm mẫu nhé!
- Cô làm mẫu
Lần 1: Không phân tích động tác
Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác: Khi có
hiệu lệnh “chuẩn bị”, cô bước đến đứng trước vạch xuất
phát, cô nhặt túi cát trông rổ đặt ngay ngắn trên đầu, 2
tay chống hông Khi có hiệu lệnh “đi”, cô bước đi đều,
đầu không cúi, tư thế người ngay ngắn, không giẫm chân
lên mép kẻ đường, giữ thăng bằng, không làm rơi túi cát
và đi hết đoạn đường hẹp, cô cầm túi cát đặt vào rổ và về
cuối hàng đứng
- Trẻ thực hiện
- Cô mời một trẻ lên tập như cô, sau đó cô hỏi nhận xét
của các bạn khác Cô sửa sai cho trẻ
- Lần 1: Cô cho lần lượt trẻ của 2 tổ lên thực hiện
- Lần 2: Cô thay đường bằng phẳng bằng đường gồ ghề,
cho trẻ của 2 tổ lên thực hiện
- Lần 3: Cô thay đường trải rơm, cho 2 tổ thi đua
Trong khi trẻ thực hiện, cô bao quát, sửa sai, động viên,
khích lệ trẻ
- Củng cố
- Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện vận động cơ bản
- Cô cho cả lớp nhắc lại tên vận động cơ bản
* Trò chơi vận động
- Cô giới thiệu trò chơi “con rùa” Hôm nay, trong hội thi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ theo dõi cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Cả lớp nhắc lại tên vận động
- Trẻ lắng nghe
Trang 5“Bé tài năng” còn có một trò chơi rất thú vị đang chờ đón
các con, đó chính là trò chơi “Con rùa”
- Cách chơi như sau: Cô cho trẻ bắt chước những chú
rùa, bò bằng bàn tay và cẳng chân, vừa bò vừa đọc các
câu thơ:
“Rì rà, rì rà Cõng nhà đi chơi Đến khi tối trời
Úp nhà nằm ngủ”
Đến câu “Úp nhà nằm ngủ”, trẻ sẽ khép 2 tay úp dưới má
giả vờ ngủ 30 giây rồi lại tiếp tục chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần
2.3 Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cô cho trẻ ngồi thư giãn tại chỗ xoa bóp chân tay cho đỡ
mỏi
3 Kết thúc
Cô cho trẻ đi ra ngoài
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ thư giãn
- Trẻ đi ra ngoài