quản lý lửa rừng, môn quản lý lửa rừng, các loại cháy rừng, lịch sử cháy rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý cháy rừng, phân loại cháy rừng, vai trò sinh thái của lửa rừng, lửa rừng là nhân tố sinh thái đặc biệt
Trang 1MÔN QUẢN LÝ LỬA RỪNG I
Forest Fire
(dùng cho hệ Đại học ngành Quản lý tài nguyên R & MT)
Số đơn vị học trình: 2, số tiết:30 tiết (2 tín chỉ)
Trong đó: - Lý thuyết: 30 tiết
- Thực tập: 1 tuần
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY
Cấu trúc: Lý thuyết 20 tiết, thực hành 3 tiết, bài tập thảo luận 7 tiết
Nội dung:
- Lý thuyết: Vai trò sinh thái của lửa rừng; đặc tính của cháy rừng và những
nhân tố ảnh hưởng tới cháy rừng
- Thực hành: Quan sát, nhận xét về hệ thống phòng chống cháy rừng ở một
khu rừng và thực hành xác định cường độ cháy
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1 Mục tiêu, yêu cầu của môn học
1.1 Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vai trò, bản chất,
nguyên nhân của lửa rừng; dự báo và một số biện pháp phòng - chữa cháy rừng chủ yếu đểgóp phần vào việc quản lý bảo vệ rừng và môi trường
1.2 Yêu cầu: Sinh viên cần hiểu được vai trò sinh thái cũng như ảnh hưởng của lửa
rừng, bản chất và nguyên nhân của cháy rừng, trình bày được các phương pháp dự báo vàtriển khai được một số biện pháp phòng và chữa cháy rừng thông dụng
2 Mô tả vắn tắt nội dung môn học
Khái niệm về cháy rừng; Nguyên nhân và các loại cháy rừng; Vai trò sinh thái củalửa rừng; Các nguyên lý cơ bản của sự cháy; Những nhân tố ảnh hưởng tới cháy rừng; Dựbáo cháy rừng; Các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng
3 Hướng dẫn thực hiện
- Chương 3 có 3 tiết bài tập về bản chất của cháy rừng
- Chương 4 có 2 tiết thực hành về các dụng cụ phương tiện phục vụ dự báo cháy rừng
- Đánh giá kết quả thực tập: Sinh viên bảo vệ hoặc đánh giá qua báo cáo thực tập
4 Nội dung chi tiết môn học
Bài mở đầu (Tổng số: 1 tiết)
1 Khái niệm Cháy rừng và khoa học Phòng cháy, chữa cháy rừng
2 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của khoa học phòng cháy, chữacháy rừng
3 Lịch sử phát triển của khoa học phòng cháy, chữa cháy rừng
4 Tình hình cháy rừng trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây
Chương 1: Nguyên nhân và các loại cháy rừng
(Tổng số tiết: 3 tiết; lý thuyết: 3 tiết, bài tập: 0 tiết)
1.1 Nguyên nhân gây cháy rừng
1.2 Các loại cháy rừng
Trang 2Chương 2: Vai trò sinh thái của lửa rừng
(Tổng số tiết: 5 tiết; lý thuyết: 5 tiết, bài tập: 0 tiết)
2.1 Lửa là một nhân tố sinh thái đặc biệt
2.2 Lửa như một quá trình tự nhiên trong rừng
2.3 ảnh hưởng của lửa rừng tới thực vật rừng
2.4 ảnh hưởng của lửa rừng tới động vật và vi sinh vật
2.5 ảnh hưởng của lửa rừng tới môi trường
2.6 ảnh hưởng của cháy rừng đến dòng năng lượng và chuyển hoá vật chất
2.7 Hiệu ích đa dạng của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
Chương 3: Đặc tính của cháy rừng
(Tổng số tiết: 9 tiết, lý thuyết: 6 tiết, bài tập: 3 tiết)
3.1 Các nguyên lý cơ bản của sự cháy
3.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới cháy rừng
Chương 4: Dự báo cháy rừng
(Tổng số tiết: 7 tiết, lý thuyết: 5 tiết, bài tập: 2 tiết)
4.1 Khái niệm dự báo cháy rừng
4.2 Mùa cháy rừng
4.3 Các phương pháp dự báo cháy rừng
4.4 Thông tin về dự báo cháy rừng
Chương 5: Phòng cháy, chữa cháy rừng
(Tổng số tiết: 5 tiết, lý thuyết: 5 tiết, bài tập: 0 tiết)
5.1 Mục đích và yêu cầu chung của công tác PCCCR
5.2 Một số biện pháp phòng cháy rừng
5.3 Một số biện pháp chữa cháy rừng
5.4 Kỹ thuật an toàn trong chữa cháy rừng
Phần thực tập: 15 tiết
Mục đích: Nhằm giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã học, các
công việc và thao tác cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu đặc điểm, tính chất của vậtliệu cháy, dự báo cháy rừng, phương pháp thu thập và phân tích số liệu để đề xuất các biệnpháp phòng cháy rừng cho một đơn vị bảo vệ rừng, đồng thời làm quen với một số biệnpháp chữa cháy rừng thông dụng
Nội dung thực tập: Xác định mùa cháy rừng; các phương pháp dự báo cháy rừng,
một số biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng
Bài 1: Thực tập về dự báo cháy rừng
(ngày thứ nhất)
Mục đích: Nhằm giúp sinh viên nắm vững hơn các phương pháp xác định mùa cháy
và dự báo cháy rừng
Yêu cầu: Sinh viên biết cách thu thập số liệu và tiến hành xác định mùa cháy và dự
báo cháy rừng cho một khu vực
Kết quả: Từ số liệu thu thập, xác định mùa cháy, đưa ra kết quả dự báo cháy rừng
ngắn hạn và dài hạn cho khu vực
Trang 3Bài 2 Thực tập về các biện pháp phòng cháy rừng
(ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư)
Mục đích: Nhằm giúp sinh viên nắm chắc các công việc và thao tác cần thực hiện
trong quá trình nghiên cứu đặc điểm vật liệu cháy, đánh giá nguy cơ cháy, đánh giá thựctrạng công tác PCCCR và đề xuất các biện pháp phòng cháy rừng cho khu vực thực tập
Yêu cầu: Sinh viên biết cách thu thập, xử lý số liệu, nhận xét và đề xuất các biện
pháp phòng cháy rừng cho một khu vực
Kết quả: Bộ số liệu về đặc điểm cấu trúc và vật liệu cháy ở các trạng thái rừng chủ
yếu, đánh giá thực trạng công tác PCCCR và đề xuất các biện pháp phòng cháy rừng phùhợp cho khu vực thực tập
Bài 3 Thực tập các biện pháp chữa cháy rừng
(ngày thứ 5)
Mục đích: Nhằm giúp sinh viên biết cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị chữa cháy
rừng đơn giản và làm quen với một số biện pháp chữa cháy rừng thường được áp dụngtrong thực tiễn
Yêu cầu: Sinh viên biết sử dụng các dụng cụ, thiết bị chữa cháy rừng đơn giản, biết
sử dụng một số biện pháp chữa cháy rừng thông dụng
Kết quả: Sử dụng được các trang, thiết bị chữa cháy rừng đơn giản và biết cách áp
dụng các biện pháp chữa cháy rừng thông dụng trong một số điều kiện cụ thể
Ngày thứ 6: Đánh giá kết quả thực tập
BÀI GIẢNG
Bài mở đầu: SƠ LƯỢC VỀ CHÁY RỪNG
(Tổng số: 1 tiết)
1 Khái niệm về cháy rừng, khoa học phòng và chữa cháy rừng
Cháy rừng là một thảm họa đối với mỗi quốc gia, gây nên những tổn thất lớn về tàinguyên, kinh tế, xã hội, môi trường sống và cả tính mạng con người
Cháy rừng là đám cháy được phát sinh trong rừng, có tác động xấu và làm tiêu huỷsinh vật trong rừng Hay nói cách khác cháy rừng là quá trình làm tiêu huỷ những vật liệucháy của rừng mà sự hình thành và phát triển không diễn ra theo sự kiểm soát của chủrừng
Theo tài liệu về quản lý lửa rừng, FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng và thườngđược sử dụng là:
“Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người; gây lên những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường”
Khoa học lửa rừng là môn khoa học nghiên cứu về lửa ở trong rừng
Khoa học lửa rừng là một môn khoa học còn non trẻ, ngoài việc lấy sinh thái họclàm cơ sở còn sử dụng nhiều kiến thức của các môn khoa học khác như: Khí tượng thuỷvăn rừng, Toán học, Vật lý, Hoá học, Công trình cơ giới, Tin học, …
2 Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu về phòng và chữa cháy rừng
Trang 42.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong tự nhiên, lửa là một hiện tượng tự nhiên phức tạp Sự tồn tại của lửa có tácdụng quan trọng đối với nền văn minh tiến bộ của con người và sự phát sinh, phát triểncủa lửa rừng
Lửa hay sự cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng Để sự cháyxảy ra, phải cần và đủ 3 yếu tố, đó là: chất cháy, ôxy và nguồn nhiệt Khi cháy cái bốc lênthành ngọn lửa thực chất là chất khí ở nhiệt độ cao, các phân tử khí rơi vào trạng thái bíkích thích, sau đó nó giải phóng ra photon phát sáng nên nó phát sáng
Nhưng do việc sử dụng lửa thiếu ý thức của con người nên nhiều vụ cháy đã gây rathiệt hại lớn như: Thiêu rụi nhà cửa, các công trình công cộng, làng mạc, thành phố,những cánh rừng bạt ngàn, thay đổi môi trường sinh thái, gây nguy hiểm cho tính mạngcủa con người, …
Đối tượng nghiên cứu của khoa học lửa rừng chỉ giới hạn là lửa phát sinh và pháttriển trong rừng
2.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung cơ bản của môn khoa học lửa rừng là:
- Nghiên cứu nguyên lý về sự phát sinh, phát triển của những đám cháy trong rừng;
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa cháy rừng và môi trường;
- Nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và lợi dụng lửa trong rừngTrong đó những vấn đề chủ yếu nhất bao gồm: Nghiên cứu ảnh hưởng của lửa tới hệ sinhthái rừng và môi trường, bản chất của cháy rừng, điều kiện và nguyên nhân gây ra cháyrừng, các loại cháy rừng, phương pháp dự báo cháy rừng, biện pháp phòng cháy và chữacháy rừng, sử dụng lửa trong kinh doanh và bảo vệ rừng
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học lửa rừng là nghiên cứu thựcnghiệm và quan sát ngoài hiện trường kết hợp với nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, ứngdụng các thành tựu của toán học, hoá học, vật lý học, công nghệ thông tin, … tìm ranhững quy luật phát sinh phát triển của lửa rừng, mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởngtới cháy rừng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý lửa rừng đạt hiệu quả cao
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, nhiều nước trên thế giới như Mỹ,Canada, Autralia, Trung Quốc, … đã thành lập mạng lưới cấp quốc gia về dự báo mức độnguy hiểm của cháy rừng, tiến hành quản lý cháy rừng một cách tổng hợp, áp dụng kỹthuật hàng không và viễn thám để phát hiện nhanh đám cháy, áp dụng nhiều phương pháp
và thiết bị tiên tiến trong chữa cháy rừng, …
3 Lịch sử phát triển của khoa học phòng cháy, chữa cháy rừng
3.1 Giai đoạn dùng lửa
Theo tạp chí Science số ngày 14 tháng 8 năm 2010, một nhóm các nhà nghiên cứuquốc tế bao gồm 3 nhà nghiên cứu thuộc Học viện nguồn gốc con người tại Đại học bangArizona (Mỹ) đã tìm thấy bằng chứng chứng minh rằng: Người hiện đại thời kỳ đầu sốngtại khu vực bờ biển mũi phía Nam Châu Phi 72.000 năm trước đã sử dụng kỹ thuật điềukhiển lửa để tăng tính hiệu quả và chất lượng của quá trình chế tạo dụng cụ đồ đá Bằng
Trang 5chứng đó là silcrete chưa được nung (trái) thể hiện những thay đổi lớn về màu sắc và cấutrúc sau khi được nung và đẽo gọt (phải) được phát hiện tại vị trí cách điểm khai quậtPinnacle Point, Vịnh Mossel 5 km, các nhà khoa học còn cho biết là hầu hết các miếngsilcrete tìm thấy đều đã được đẽo gọt tỉ mỉ
Hình 01: Silcrete trước và sau xử lý nhiệt (Ảnh: Kyle Brown)
Giai đoạn dùng lửa được tính từ khi
con người biết dùng lửa cho tới cuối thế
kỷ XIX Lúc đầu chủ yếu con người dùng
lửa để đốt rừng, khai hoang, săn bắn và
sưởi ấm, do đó nạn cháy rừng xảy ra rất
phổ biến Đặc biệt là sau thế kỷ XVIII,
cùng với sự phát triển mạnh của chủ nghĩa
tư bản, hoạt động di dân, đốt rừng khai
hoang cùng với nhu cầu về gỗ tăng cao
làm cho diện tích rừng giảm sút nhanh
Trong giai đoạn này con người chỉ đơn
thuần là lợi dụng lửa mà chưa nhận thức
được những tác hại của cháy rừng nên khoa học về lửa rừng chưa được hình thành
3.2 Giai đoạn phòng chống cháy rừng
Giai đoạn này được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX đứngtrước hậu quả nghiêm trọng của nạn cháy rừng và suy giảm tài nguyên cũng như thay đổimôi trường sống, thiêu rụi tài sản và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân loại Conngười dần dần nhận thức được tầm quan trọng của lửa rừng và đã tiến hành nghiên cứu, ápdụng nhiều biện pháp phòng và chữa cháy rừng Cũng từ đây khoa học lửa rừng đã đượchình thành và ngày càng phát triển
Ngay từ khi khoa học lửa rừng mới hình thành, các nước như Mỹ, Canada, Nga(Liên Xô cũ), Australia, … đã bắt đầu nghiên cứu mối liên hệ giữa các nhân tố khí tượng
và đặc điểm rừng với cháy rừng để dự báo cháy rừng Nghiên cứu và áp dụng nhiều biệnpháp phòng và chữa cháy rừng tiên tiến, kể cả việc dùng máy bay để phát hiện và tham giadập lửa
3.3 Giai đoạn quản lý lửa rừng
Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, do sự phát triển của khoa học hiện đại, nhất
là ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, giúp cho việc nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuậtphòng cháy và chữa cháy đạt được những bước tiến nhảy vọt Bên cạnh đó, nhận thức củacon người về lửa rừng cũng đã được thay đổi Lửa rừng không chỉ có hại mà còn có lợi,hay nói cách khác lửa là kẻ thù nguy hiểm nhất đồng thời cũng là người bạn tốt của rừng
Vì vậy, không giống với phòng chống cháy rừng chỉ quan tâm tới việc ngăn chặn cháyrừng, nâng cao năng lực phòng và chữa cháy rừng, quản lý lửa rừng mà còn quan tâm tới
Trang 6việc khống chế lửa rừng, vừa dùng lửa an toàn theo một quy trình hợp lý để phục vụ mụctiêu kinh doanh và bảo vệ rừng đã được định trước.
Việc lợi dụng lửa hiện đại đã góp phần làm cho khoa học sinh thái rừng có nhữngbước phát triển mới Nhiều nhà sinh thái học lâm nghiệp đã cho rằng lửa rừng là một nhân
tố sinh thái Đồng thời hình thành một phân nhánh mới của sinh thái học, đó là sinh tháihọc lửa rừng (Forest fire ecology), nó đi sâu nghiên cứu các tác dụng và ảnh hưởng củalửa đến môi trường, thực vật, động vật, quần thể, … là cơ sở lý luận cho việc dùng lửatrong kinh doanh rừng và cũng là một bộ phận không thể thiếu trong quản lý lửa rừng
4 Sơ lược về tình hình cháy rừng trên thế giới và Việt Nam
4.1 Trên thế giới
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) về hiệntrạng rừng toàn cầu năm 2010, thế giới đã mất hơn 13 triệu hécta rừng, rừng chỉ còn 31 %
diện tích toàn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ hécta; trong khi đó ở đầu thế kỷ XX
diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha
Số liệu thống kê cho thấy tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha,một trong những nguyên nhân cơ bản của mất rừng chính là cháy rừng: Trung bình cókhoảng 10 – 15 triệu ha rừng bị cháy/năm Những đám cháy rừng điển hình xảy ra một sốnước trong những năm gần đây như sau:
* Nga:
- Năm 2010, những đám cháy rừng và than bùn tại Nga bắt đầu bùng phát vào thờiđiểm những ngày cuối tháng 7, sau hơn một tháng nước Nga phải chịu cảnh hạn hán vànắng nóng lên đến mức kỷ lục trong vòng 130 năm trở lại đây Tiếp đó, các đám liên tiếpbùng phát ở khắp nơi Đến ngày 4/8/2010, 22 chủ thể của nước Nga phát hiện các điểmcháy rừng với tổng diện tích lên đến hàng trăm ngàn hecta Do thiếu phương tiện phòngcháy chữa cháy, thiếu cả nhân sự, một phần miền Trung nước Nga chìm trong khói lửa.Tại khu vực thủ đô Matxcơva, các đám cháy rừng và than bùn cũng xuất hiện ở khắp nơikhiến khói bụi từ các đám cháy tràn vào thành phố khiến mức độ ô nhiễm ở thành phố nàycao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn an toàn Hàng trăm người đã mắc bệnh do hít phảikhói bụi từ các đám cháy rừng Những đám cháy rừng này đã gây ra những thiệt hạinghiêm trọng về người và tài sản trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga Đã có ít nhất 60 ngườithiệt mạng và hơn 3.500 người khác rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất” do các đám cháyrừng Khoảng 1/5 sản lượng ngũ cốc của Nga bị tàn phá, làm tăng vọt giá lúa mì trên thị
trường quốc tế Tổng số thiệt hại mà nước Nga phải chịu, theo Kommersant, ước tính lên
đến 15 tỷ USD
- Theo TTO, ngày 24/5/2011 nhà chức trách Nga thông báo có 421 vụ cháy đã baotrùm hơn 116.000 ha rừng trong vòng 24 giờ qua Cháy rừng chủ yếu xảy ra tại khu vựcSiberia và dãy núi Ural, những vùng dân cư thưa thớt, trong đó các đám cháy lớn nhấtđược ghi nhận tại Cộng hòa Sakha, vùng Amur và Krasnoyarsk Chính phủ Nga đã huyđộng 6.000 người với 1.140 thiết bị cứu hỏa và 42 máy bay để chiến đấu với ngọn lửa.Hiện phân nửa số đám cháy đã bị dập tắt Tuy nhiên diện tích cháy rừng năm nay tại Nga
đã là 290.000 ha, lớn gấp đôi so với năm 2009, gây lo sợ về sự tái diễn thảm họa cháyrừng năm 2010 Đợt cháy rừng lịch sử năm 2010 tại Nga đã thiêu rụi hàng trăm nghìnhecta lúa mì và khiến hàng chục người thiệt mạng Khói đen bao trùm Matxcơva trongnhiều tuần làm tỉ lệ tử vong tại thành phố tăng gấp đôi
Trang 7- Ngày 28/7/2011, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết cháy rừng ở nước Nga đãkhiến nhiệt độ khu vực tăng kỷ lục, nhiều khu vực nhiệt độ tăng lên từ 400C đến 430C.Theo các nhà hoạt động môi trường, các đám cháy đã gây ra khói bụi độc hại bao phủ mộtvùng rộng lớn và đe dọa đến môi trường ở thủ đô Mátxcơva
* Mỹ:
- Theo tin CNN ngày 20/4/2011, lực lượng cứu hỏa tiểu bang Texas đang phảichiến đấu với khoảng 44 đám cháy bao trùm 700,000 mẫu đất tại phía đông và phía tâyTexas Có 31 đám cháy ở các khu vực phía Đông Texas và 11 đám cháy khác ở phía Tây.Nhiều đám cháy đã vượt khỏi tầm kiểm soát trong ngày 19/4/2011 Chính quyền tiểu bang
mô tả tình trạng cháy rừng này là “chưa có tiền lệ” và “chưa có dấu hiệu lắng dịu” Phátngôn viên cơ quan bảo vệ rừng, bà Norvell cho biết, tiểu bang Texas đã trải qua 19 ngàykhô hạn dữ dội liên tiếp, với độ ẩm chỉ một con số Đây là mùa xuân khô hạn nhất tạiTexas kể từ năm 1917 Ông Palmer Buck, chỉ huy cứu hỏa thành phố Austin, cho biết tìnhhình diễn biến đám cháy đang tệ dần theo từng ngày, còn thị trưởng Austin mô tả các đámcháy đe dọa thành phố là “lớn nhất trong 72 năm qua”.Theo lời phát ngôn viên MarqWebb - cơ quan kiểm lâm Texas Mùa cháy rừng năm nay ở Texas đã ghi nhận 7,807 đámcháy trên 1.5 triệu acre, ảnh hưởng đến 252 trên tổng số 254 quận hạt của tiểu bang.Thống đốc Texas, Rick Perry lưu ý là đã có 1 nhân viên cứu hỏa thiệt mạng, 18 ngườikhác bị thương, thần hỏa đã phá hủy 244 ngôi nhà và đe dọa tính mạng của hơn 8.000 cưdân Thống đốc Rick Perry đã viết thư cho Tổng thống Mỹ - Obama đề nghị chính quyềnliên bang tuyên bố Texas là khu vực có thảm họa và hỗ trợ tài chính khẩn cấp
- Một khu rừng bốc cháy dữ dội tại Nutrioso, Arizona, ngày 10/6/2011 đã thiêu rụi
30 ngôi nhà và hơn 1.000 người dân phải sơ tán Đám cháy được dự báo sẽ tiếp tục lan tớiNew Mexico và gây hiểm họa cho những đường dây điện và có thể dẫn tới mất điện trêntoàn New Mexico và Texas
- Một đám cháy rừng khác ở vành đai thành phố Tehachapi, bang California, Mỹđang lan ra trên diện rộng, thiêu hủy ít nhất 30 ngôi nhà và nhà chức trách ước tính sẽ cóthêm 150 ngôi nhà nữa sẽ bị lửa thiêu hủy Hơn 250 lính cứu hỏa cùng các phương tiệndập lửa đã được huy động trong ngày 28/7/2011 song không thể ngăn nổi "bà hỏa" Ướctính đã có hàng chục héc ta rừng và hoa màu ở bị lửa tàn phá, đặc biệt ở hạt Kern, phíanam Tehachapi Dân cư ở khu vực Old West Ranch đã phải đi sơ tán để đảm bảo an toàn
* Indonesia: Theo Reuters, thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất xảy ra tại Indonesia vàonăm 1997 - 1998 và gián tiếp gây ra hiện tượng El Nino Khói bụi lan rộng sang cảSingapore, Malaysia và Thái Lan Thiệt hại gây ra cho ngành công nghiệp du lịch, giaothông và nông nghiệp ước tính lên tới hơn 9 tỷ USD
* Canada: Hiện nay, khoảng 115 khu rừng ở Alberta bốc cháy và càng nghiêmtrọng hơn do điều kiện thời tiết khô nóng, kèm gió lớn Hỏa hoạn tại 36 khu rừng trong sốnày đã vượt tầm kiểm soát, trong khi các trực thăng và máy bay cứu hỏa không thể hỗ trợ1.000 lính cứu hỏa làm nhiệm vụ do gió lớn Khoảng 1.050 km2 rừng đã bị phá hủy trongtuần qua Đây là con số thậm chí vượt mức thiệt hại cháy rừng của cả năm 2010 Nhà chứctrách Canada cho biết cháy rừng đã phá hủy hàng trăm ngôi nhà và buộc 7.000 người dânthị trấn Slave Lake phải sơ tán khẩn cấp Một cơn gió mạnh đã đổi hướng ngọn lửa vềphía Slave Lake gây bất ngờ cho chính quyền địa phương, việc sơ tán tại đây chỉ hoànthành vài giờ trước khi ngọn lửa nuốt chửng thị trấn Bên cạnh cháy rừng, công nghiệpkhai thác dầu của Canada cũng bị đe dọa bởi tình trạng lũ lụt nghiêm trọng tại các tỉnh
Trang 8Manitoba và Saskatchewan Các chuyên gia dự báo lũ lụt có thể làm gián đoạn hoàn toàn
việc khai thác dầu mỏ và khí đốt tại những nơi này trong nhiều tháng (theo Reuters)
* Trung Quốc: Theo nguồn tin từ CongDong.Cz, ít nhất có 9 người chết và 7 người
bị thương do cháy rừng bùng phát trở lại vào cuối chiều 3/3 tại huyện Kiếm Xuyên, tỉnhVân Nam Theo giới chức địa phương, các đám cháy rừng bùng phát vào ngày 3/3/2011tại thôn Kim Hà đã được dập tắt hoàn toàn vào 9h sáng ngày 4/3 Tuy nhiên, đến 16h cùngngày, các đám cháy bỗng dưng bùng phát lại dữ dội do gặp phải gió lớn, khiến nhiều nhânviên chữa cháy không kịp thoát ra bên ngoài
Theo TS Hoàng Minh Hiền - Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bãoNhững vụ cháy rừng lớn ở In-đô-nê-xi-a và Hy Lạp trong thời gian hoạt động của hiệntượng En Ni-nô 1997-1998 có thể chỉ là biểu hiện ban đầu của một Thảm họa Toàn cầusắp xảy ra Dự báo khoa học cho thấy trong vài năm tới, biến động thời tiết do En Ni-nô sẽgây ra nhiều đám cháy hơn, với mức độ khốc liệt hơn
Cháy rừng ở Đông - Nam Á năm 1998 gây thiệt hại 10 tỷ đô la và đe doạ sức khoẻcủa 70 triệu người Hậu quả của những đám cháy tiếp theo có thể sẽ rất tàn khốc, vì rừngchưa kịp phục hồi từ những đám cháy trước, những cây chết và gỗ mục sẽ đóng vai trònhư chất đốt có sẵn tạo điều kiện cho cháy rừng xảy ra và với cường độ gia tăng
Tình hình ở Hy Lạp là hình ảnh thu nhỏ của những gì đang xảy ra trên quy mô toàncầu Hơn 70 nghìn ha rừng đã cháy trụi trong vài tuần Các đám cháy đã tác động tới haivùng hoang dã quan trọng nhất của nước này Dãy núi Pin-đốt là nơi sinh sống của nhiềuloài cây, gấu nâu, mèo rừng và nhiều loài chó sói Đảo Xa-mốt hiện nay đã mất đi loàithông chủ yếu đem lại cho dân đảo nguồn thu nhập về du lịch Toàn bộ rừng quanh thủ đôA-ten đã bị mất
Đến nay, những vùng chủ yếu dễ xảy ra cháy rừng bao gồm: Trung Quốc, Mỹ tinh, Đông Nam á mà đặc biệt là In-đô-nê-xi-a, Nga, Bắc Mỹ và Địa Trung Hải Nghiêncứu mới đây cho thấy cháy rừng sẽ nhanh chóng trở thành vấn đề của nhiều quốc gia vìkhí hậu thay đổi dẫn đến En Ni-nô sẽ hoạt động thường xuyên hơn, cưòng độ mạnh hơn vàtác dộng ngược trở lại nhiều khu rừng với hậu quả xấu và những đám cháy rừng thườngxuyên hơn
La-4.2 Việt Nam
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, cháy rừng thường xuất hiệnvào mùa hanh khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau tại tất cả các vùng Nam Bộ,Tây Nguyên, Trung bộ và Bắc Bộ Cháy nhiều xảy ra ở các tỉnh như Lâm Đồng, Đắc Lắc,Kiên Giang, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai.Cháy rừng do nhiều nguyên nhân khác nhau Bên cạnh nguyên nhân khách quan do thờitiết hanh khô là các tác động của con người như di dân tự do, đốt đất làm nương, đốt cỏ đểchăn nuôi, hun khói lấy mật, khai thác gỗ trái phép, du lịch sinh thái, làm đường giaothông, …
Cháy rừng ở nước ta bị ảnh hưởng rất rõ rệt của En Ni-nô Trên khắp thế giới, khaithác rừng và đất một cách quá mức đã dẫn đến những điều kiện rất thuận lợi cho sự suythoái môi trường sinh thái đến mức không thể kiểm soát được Sự cắt xé diện tích rừngthành nhiều mảnh nhỏ, độ che phủ của tán lá giảm, khí hậu thay đổi và tình trạng mục nátcủa gỗ vụn bị đốn trên những vùng rộng lớn, … đã tạo tiền đề cho những đám cháy lớn vàvùng rừng dễ bị tổn thương hơn Các tổ chức quốc tế như WWF và IUCN đã kêu gọi phải
Trang 9có hành động khẩn cấp và cụ thể, quan tâm tới những nguyên nhân cơ bản của nạn cháyrừng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, thay đổi thói quen trong nông nghiệp; bổ sung vàthi hành luật quốc gia và quốc tế, bảo đảm ngân sách cho ngăn chặn và quản lý cháy rừng
ở các địa phương,
- Năm 2010: Theo Ban chỉ đạo Trung ương phòng cháy, chữa cháy rừng, từ đầutháng 2 đến nay, trong cả nước xảy ra hơn 160 vụ cháy, gây thiệt hại hơn 2.100 ha rừng,
cụ thể ở một số địa phương như sau:
- Bắc Kạn: Cùng ngày 27/2/2010, tại tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra 10 vụ hỏa hoạn, trong
đó có 5 vụ cháy rừng, thiêu rụi khoảng 11 ha rừng Vụ cháy rừng lớn nhất ở thôn NàVáng, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, phá hủy 4 ha rừng
- Lai Châu: Hơn 700 người đã được huy động để cứu rừng cho 2 điểm cháy thuộcthị trấn Tân Uyên và xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
- Lào Cai:
+ Khoảng 13h, ngày 8/2/2010, tại khu vực rừng quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) đãxảy ra nhiều đám cháy trên diện rộng, ở nhiều khu vực khác nhau, điểm cháy được xácđịnh bắt đầu từ khu rừng giáp ranh giữa thôn Séo Mí Tỷ (xã Tả Van) với thôn Ma Quái Hồ(Bản Hồ) và thôn Nậm Ngấn (xã Nậm Sài) Đến quá trưa ngày 15 - 2, điểm cháy cuốicùng tại điểm cao 2.400 m trên sườn phía Tây Hoàng Liên đã được các lực lượng cứu hộdập tắt Theo thống kê ban đầu, diện tích rừng đã cháy khoảng 1.700 ha (gần 1.000 ha tạiBản Hồ, Tả Van; 700 ha giáp ranh giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu) chủ yếu là rừng gianh
và rừng tái sinh, diện tích rừng lõi thiệt hại không đáng kể
+ Đến ngày 12/2, đã cơ bản dập cháy được các điểm Ma Quái Hồ, Tả Trung Hồ,Séo Mí Tỷ, Dền Thàng Nhưng đến 9h ngày 12/2/2010, đã phát sinh thêm điểm cháy mớiphía Tây rừng quốc gia Hoàng Liên – Sa Pa tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Lai Châu vàtỉnh Lào Cai Đến 14h ngày 14/2/2010 tiếp tục xuất hiện đám cháy mới tại độ cao 2.400 mthuộc vùng lõi rừng quốc gia Hoàng Liên – Sa Pa Đến 12 giờ ngày 15/2, các đám cháy cơbản được khống chế, qua thống kê có khoảng 1.700 ha (gần 1.000 ha tại Bản Hồ, Tả Van;
700 ha giáp ranh giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu) đã bị cháy Đây là vụ cháy rừng lớn nhấttại tỉnh Lào Cai kể từ năm 1971
+ Tại tỉnh Lào Cai, trong ngày 6/3/2010 xảy ra 3 vụ cháy rừng tại xã Nậm Sài,huyện Sa Pa, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai và thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa Tỉnh huy độnghơn 500 người để dập lửa Đến 3 giờ sáng nay, các đám cháy đã được dập tắt, thiệt hạikhoảng 15 hecta rừng
- Sơn La: Ngày 27/2/2010, trên địa bàn xã Suối Tộ, Phù Yên, Sơn La xảy ra cháyrừng sau đó lan rộng ra các địa bàn thuộc huyện Bắc Yên (Sơn La) Do thời tiết nắngnóng, hanh khô và nhiều gió, đến 17h chiều 3/3 đám cháy rừng bùng phát dữ dội, lan rộngxuống khu rừng bản Suối Khang thuộc xã Suối Tọ, trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa.Theo ước tính, khoảng 40 -50 ha rừng đã bị thiêu cháy kể từ khi đám cháy bùng phát TỉnhSơn La đã huy động gần 600 người chữa 6 điểm cháy thuộc huyện Phù Yên và Bắc Yên
- Cao Bằng: Ngày 26/2/2010, tỉnh Cao Bằng cũng xuất hiện vụ cháy rừng lớn, kéodài đến ngày 27/2, phá hủy khoảng 130 ha rừng, chủ yếu là rừng mới trồng
Trang 10- Thanh Hóa: Ngày 2/3/2010, tại bản Pù Ngùa, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnhThanh Hoá xảy ra vụ cháy thiêu rụi hơn 2 ha rừng, chủ yếu là rừng nghèo kiệt, rừng cócây lau, le,
- Vĩnh Phúc: Xảy ra cháy rừng tại các xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên từ 23 giờngày 6/3 Khoảng 200 người đã được huy động để chống cháy rừng, đến 2 giờ sáng nay,đám cháy được dập tắt, thiệt hại khoảng 16 hecta rừng trồng
- Hà Tĩnh:
+ Khoảng 19h30 ngày 3/3/2010, rừng thông tại địa bàn xóm 1 xã Sơn Thủy, huyệnHương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh xảy ra một đám cháy dữ dội Lửa bốc cao ngùn ngụt trong đêm,rực sáng cả một vùng
+ Tại Hà Tĩnh trong hơn một tuần tháng 6 liên tiếp xảy ra 10 vụ cháy rừng gây thiệthại nghiêm trọng Trong khi đó, thời tiết nắng nóng gay gắt vẫn chưa có dấu hiệu chấmdứt hàng trăm ha rừng có nguy cơ cháy bất cứ lúc nào Ngày 17/6, tin từ Hạt kiểm lâmhuyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết: Vào tối 16/6, một đám cháy lại bùng phát tại cánhrừng từ đội 3, xã Sơn Lâm, Hương Sơn, sau đó đám cháy lan nhanh sang rừng keo thuộcxóm 11, xã Sơn Giang, Hương Sơn Đến sáng 17/6, vụ cháy lớn ở 2 xã trên đã thiêu trụihơn 25 ha rừng thông và rừng keo đang đến độ thu hoạch Ông Trần Xuân Đường, Chủtịch UBND xã Sơn Giang, Hương Sơn cho biết, nếu không khống chế ngọn lửa kịp thời,hơn 50 ha rừng thông và rừng keo của bà con trong xã sẽ bị thiêu rụi Được biết, từ 14 đến17/6, tại các xã Ân Phú (Vũ Quang), xã Hương Vĩnh (Hương Khê) và 4 xã Sơn Trà, SơnLong, Sơn Quang, Sơn Lâm (Hương Sơn) gần 100 ha rừng keo và thông bị thiêu rụi 12giờ ngày 7/7/2011, một vụ cháy lớn ở đèo Bắc Hải Vân, tiếp giáp giữa 2 tỉnh TT- Huế và
TP Đà Nẵng đã thiêu rụi gần 5 ha rừng keo và cây bụi Đám cháy đã lan sang khu vựcrừng đặc dụng Nam Hải Vân thuộc Đà Nẵng gây thiệt hại lớn
- Kiên Giang:
+ Từ đầu mùa khô đến ngày 20/3/2010, toàn huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giangxảy ra 15 vụ cháy, trên diện tích khoảng 50 ha, trong đó có 40 ha bị thiệt hại nặng Trongnhững ngày qua, tại huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) liên tiếp xảy ra cháy rừng.Sau vụ cháy lớn tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh kéo dài 4 ngày liền mới được dập tắt, mớiđây một đám cháy khác lại bùng phát tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ Đám cháy bùng phátđêm 17/3 nhưng đến sáng 18/3 mới được khống chế và dập tắt Ngay khi phát hiện cháyrừng, lực lượng phòng cháy chữa cháy huyện đảo Phú Quốc và bộ đội hải quân đóng trênđịa bàn đã được huy động tới hiện trường cùng tham gia chữa cháy Từ đầu mùa khô đếnnay, toàn huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang xảy ra 15 vụ cháy, trên diện tích khoảng
50 ha, trong đó có 40 ha bị thiệt hại nặng
+ Trước đó, ngày 25/2/2010 đã có 2 vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra tại khu vực BãiTrường, xã Dương Tơ và khu vực ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơm (huyện đảo Phú Quốc,Kiên Giang) thiêu rụi hoàn toàn hơn 10 ha rừng tràm phòng hộ
+ Tại lâm trường Hòn Đất (xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang), một vụcháy rừng xảy ra vào 9h ngày 18/3/2010, do gió mạnh, khô hanh, lớp thực bì dày nên lựclượng chữa cháy của lâm trường không thể dập tắt được đám cháy và phải báo cáo vớiBan phòng chống cháy rừng tỉnh xin thêm lực lượng hỗ trợ Đến 23 h ngày 19/3, vụ cháyrừng mới được khống chế và dập tắt Theo thống kê ban đầu, ước tính khoảng 300 ha rừng
Trang 11bị cháy, trong đó có 100 ha rừng mới trồng 1 năm tuổi và 65 ha rừng từ 3 - 5 tuổi đã bịthiêu rụi hoàn toàn
+ Cũng trong ngày 18/3/2010, tại huyện Giang Thành, Kiên Giang cũng xảy racháy rừng làm thiệt hại khoảng 50 ha rừng tràm Đám cháy đến chiều 19/3 mới được dậptắt hoàn toàn
- Cà Mau: Ngày 9/3/2010, ông Nguyễn Quang Của, Chi cục trưởng Chi cục Kiểmlâm Cà Mau cho biết: Cà Mau đã xảy ra 2 vụ cháy làm thiệt hại 1.000 m2 rừng tại khoảnh
4, Tiểu khu 51, Phân trường Trần Văn Thời và 500 m2 ở khoảnh 2 phân trường U Minh I
- Gia Lai:
+ Ngày 14/3/2010, tại Gia Lai đã xảy ra cháy rừng thông tại tiểu khu 602 (xã HàTam, Đăk Pơ), uớc tính hơn 60 ha rừng trồng và rừng phòng hộ đã bị thiêu rụi, diện tíchrừng đã bị cháy chủ yếu là rừng thông lâu năm được trồng từ thời Pháp, do Lâm trườngBắc An Khê quản lý
+ Trước đó, đám cháy tại rừng thông khu vực đèo Mang Yang, huyện Đăk Pơ (tỉnhGia Lai) đã cơ bản được khống chế vào lúc 14 giờ 30 chiều 16/3 Đám cháy bùng phát vàotrưa 14/3 Do mùa khô Tây Nguyên đang vào cao điểm, ngọn lửa đã hoành hành suốt 3ngày đêm, thiêu rụi gần 30 ha rừng thông Đây là khu vực đèo cao, vực sâu nên các lựclượng ứng cứu rất vất vả trong việc dập lửa Ngay sau khi vụ cháy này được khống chế thìvào lúc 19 giờ ngày 16/3, một đám cháy khác lại phát sinh tại khu rừng thông trên đỉnhđèo Mang Yang, thuộc H.Mang Yang (Gia Lai), cách QL 19 khoảng 1 km
- Kon Tum: Ngày 3/3/2010, sau hơn 15 giờ chống chọi với lửa, lực lượng chứcnăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum) đã khống chế được đám cháy rừng tại các tiểu khu
626, 629 và 630 Vụ cháy rừng trên đã thiêu rụi khoảng 100 ha rừng trồng của Công tyInnovgreen, chủ yếu là thông và bạch đàn được trồng trong hai năm 2008-2009 Chỉ trongvòng 10 ngày qua, trên địa bàn huyện Sa Thầy đã xảy ra 4 vụ cháy rừng làm thiệt hại hơn
130 ha rừng, trong đó có hơn 20 ha rừng tự nhiên của Vườn quốc gia Chư Mom Ray
- Yên Bái: Theo báo cáo nhanh của Chi cục Kiểm lâm Yên Bái chiều 8/3/2010, từđầu tháng 2/2010 đến ngày 8/3, tại yên Bái đã xảy ra 22 vụ cháy rừng, trong đó có 16 vụcháy rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh và sáu vụ cháy trảng cỏ, lau lách, thiêu trụi175,5 ha rừng, trong đó có 165,5 ha rừng trồng và 10 ha rừng khoanh nuôi tái sinh Còn tạitỉnh Yên Bái, hơn 500 người đã được huy động đến các điểm cháy rừng ở xã Hồ Bốn và
xã Tà Si Láng, thuộc huyện Trạm Tấu Đến nay, các đám cháy này cũng đã được dập tắt
- Phú Yên: Một vụ cháy rừng nghiêm trọng vừa xảy ra tại Phú Yên năm 2010, ướcban đầu thiệt hại hơn 250 ha rừng trồng phòng hộ đầu nguồn tại tiểu khu 50,52 thuộc địabàn xã vùng cao Phú Mỡ huyện Đồng Xuân Diện tích rừng bị cháy (gồm cây dầu rái vàkeo lá tràm) thuộc dự án 661 được trồng từ do Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Xuânchăm sóc quản lý Được biết gần một tháng trước cũng tại khu vực này đã xảy ra một vụcháy làm thiệt hại khoảng 50 ha rừng tràm
- Đồng Nai: Trưa 18/3/2010, khu rừng tràm tại ấp Long Đức 3, xã An Phước,huyện Long Thành, Đồng Nai đã xảy ra cháy lớn và đến 16 giờ cùng ngày đám cháy đãđược khống chế hoàn toàn Vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 30ha rừng tràm nhưng rất maykhông có trường hợp thương vong
Trang 12- Đồng Tháp: Khoảng 200 ha rừng tại vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, ĐồngTháp) đã bốc cháy ngùn ngụt, thiêu rụi cây tràm và nhiều loài thú Lửa vẫn tiếp tục bốccao đến tối 26/4/2010 tại cả hai khu A1 và A2 Ban chỉ huy Phòng chống cháy rừng huyệnphải báo về tỉnh xin chi viện Ông Lê Vĩnh Tân, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã đếnhiện trường trực tiếp chỉ đạo khoảng 500 người gồm mọi lực lượng để chữa cháy
- Quảng Trị: Ngày 28/7/2011, UBND huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị cho biết, một
vụ cháy rừng lớn đã xảy ra tại 2 xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, gây thiệt hạigần 19 ha rừng tràm Lực lượng kiểm lâm địa bàn, Hạt Kiểm lâm huyện đã huy động hơn
200 người dân nhanh chóng dập lửa nhưng do thời tiết khô, nóng đã khiến cho đám cháybùng phát nhanh
Theo ông Đỗ Thanh Hải, trưởng phòng quản lý và bảo vệ rừng (Cục Kiểm lâm), chỉtính từ đầu năm đến hết tháng 2/2010, cả nước đã xảy ra trên 150 vụ cháy rừng làm hơn1.600 ha rừng bị cháy, trong đó khu vực Tây Bắc chiếm chủ yếu Tỉnh Lào Cai dẫn đầuvới khoảng 700 ha rừng đã bị xóa sổ, Lai Châu có hơn 300 ha rừng đã bị cháy rụi, HàGiang cháy rụi gần 230 ha Trong 2 tháng đầu năm, số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy
đã tăng đột biến (cả năm 2009 chỉ cháy 1.557 ha rừng), trong đó khu vực Tây Bắc chiếmchủ yếu, cả năm 2008 cũng chỉ cháy trên 1.549 ha rừng
* Năm 2011:
- Thừa Thiên – Huế: Ngày 2/7 liên tiếp 2 vụ cháy rừng đã xảy ra tại huyện miền núi
A Lưới và TP Huế, thiêu rụi gần 6 ha rừng thông và keo trên 30 năm
- Lâm Đồng: Vào hồi 17 giờ 30 phút ngày 8 - 4, ông Nguyễn Duy Hải, Chủ tịch Ủyban Nhân dân huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng xác nhận tại tiểu khu 145a và 145b,thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, đã có một vụ cháy lớn Khu vực rừng bị cháy làrừng phòng hộ giáp với thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương Đám cháy được phát hiệnvào khoảng 10 giờ sáng cùng ngày Ngay sau khi phát hiện, huyện đã huy động gần 100người tham gia chữa cháy rừng, nhưng do địa điểm cháy rất khó tiếp cận, lại không cónước để dập, lực lượng chữa cháy phải dùng cành cây để khống chế, vụ cháy đã lan rộngtrên diện tích khoảng 10 ha thảm thực vật
- Gia Lai: Từ đầu năm mới đến nay, hơn 400 ha rừng rừng trồng của Công ty LêKhanh (xã Ia Le, huyện Chư Pưh) đã bị lửa thiêu rụi
- Đà Nẵng: Trong 2 ngày 6 – 7/8/2011, Tp Đà Nẵng đã xảy ra 5 vụ cháy rừng, trong đónhiều vụ xảy ra cùng lúc ở các khu vực khác nhau gây khó khăn cho công tác cứu rừng Trưa 8/7,ông Trần Văn Lương - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Đà Nẵng - cho biết, lực lượng phốihợp giữa TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã khống chế được vụ cháy rừng đặc dụng Nam HảiVân (P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu) sau 24 giờ liên tục dập lửa Tuy nhiên, ngay sau đó, cánhrừng sản xuất trồng keo lá tràm ở thôn Phú Hạ, xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang, TP Đà Nẵng lại bốccháy dữ dội UBND xã Hòa Sơn huy động toàn bộ lực lượng cùng xe chữa cháy đang khống chếđám cháy, thì cách đó khoảng vài cây số, cánh rừng trồng của người dân ở thôn Hòa Khê cũngbùng cháy Bộ Chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng phải điều thêm một xe chữa cháy nữa ứng cứu ThônHòa Khê có 2 điểm cháy nằm trên 2 ngọn đồi, lực lượng chữa cháy lại phải phân tán lực lượng đểcứu rừng Đến cuối giờ chiều cùng ngày, đám cháy vẫn đang bùng lên dữ dội
- Quảng Bình: UBND xã Phúc Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết,khoảng 9 giờ sáng 26/7 đã xảy ra vụ cháy lớn tại khu rừng trồng 327 thuộc địa bàn của xãkhiến 3 ha rừng thông đã bị thiêu rụi
- Quảng Trị: Ngày 28/7, tin từ UBND huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị cho biết, một
vụ cháy rừng lớn đã xảy ra tại 2 xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, gây thiệt hại
Trang 13gần 19 ha rừng tràm của người dân, thuộc dự án trồng rừng 661 Lực lượng kiểm lâm địabàn, Hạt Kiểm lâm huyện đã huy động hơn 200 người dân nhanh chóng dập lửa nhưng dothời tiết khô, nóng đã khiến cho đám cháy bùng phát nhanh
Diện tích rừng bị cháy Năm:; năm: ha; năm:; năm:; năm: ha; năm: ha năm: diện tíchrừng bị cháy ha; 6 tháng đầu năm:
Chương 1 Nguyên nhân và các loại cháy rừng
(Tổng số tiết: 3 tiết; lý thuyết: 3 tiết, bài tập: 0 tiết)
1 Nguyên nhân gây cháy rừng
Nguồn lửa là nguyên nhân cơ bản của cháy rừng Nguồn lửa gây cháy rừng cónhiều, nhưng có thể chia ra hai nhóm: Lửa do hiện tượng tự nhiên và lửa do hoạt động củacon người Tuy nhiên cùng với sự phát triển của hoa học kỹ thuật và tập quán sinh hoạtcủa con người, các nguyên nhân gây cháy rừng ở một địa phương hoặc một quốc gia cũng
có thể thay đổi Sự hiểu biết chính xác về nguyên nhân cháy rừng là cần thiết để có thể hạnchế đến mức thấp nhất diện tích rừng bị cháy
1.1 Lửa do hiện tượng tự nhiên
Nguồn lửa này do các quá trình tự nhiên gây ra như sấm, sét, núi lửa, động đất, đá
đổ, … rất khó khống chế Nguyên nhân này
chiếm tỷ lệ thấp (1 – 5 %) và chỉ xuất hiện
trong những điều kiện thời tiết hết sức thuận
lợi cho quá trình phát sinh nguồn lửa tiếp xúc
với các nguồn vật liêu khô kiệt trong rừng
Những nước thường xảy ra cháy rừng do
nguyên nhân này như: Mỹ, Nga, Columbia,
Canada, Australia, Pháp, …
Theo Tailor (1974), hàng nămg trên thế
giới xuất hiện khoảng 50.000 vụ cháy rừng do
sấm sét gây ra, chiếm gần 1 % tổng số lần sét
đánh xuống mặt đất
Trang 14Ở Việt Nam, hiện tượng sấm, sét gây cháy rừng rất hiếm, theo thông tin thu thậpđược thì mới có hai vụ xảy ra ở Cà Mau và Kom Tum năm 1998.
1.2 Lửa do hoạt động con người
Phần lớn số vụ cháy xảy ra đều do hoạt động của con người một cách trực tiếp hoặcgián tiếp
Theo số liệu thống kê về tình hình cháy rừng trên thế giới, nguồn lửa do cháy rừng
do các hoạt động của con người chiếm trên 90 % Ví dụ: ở Nga 93 %, Mỹ 91 %, TrongQuốc 99 %, Australia 92 %, những hoạt động này chủ yếu là: Dùng lửa xử lý thực bìkhi canh tác nông nghiệp, đun nấu sưởi ấm trong rừng, khai thác và các hoạt động sảnxuất lâm nghiệp khác, đốt cỏ phục vụ chăn nuôi, săn bắt động vật, thăm quan du lịch, cố ýđốt do hằn thù cá nhân, …
Ở Việt Nam, các nguồn lửa gây cháy rừng do con người rất đa dạng Trong đó một
số hoạt động chủ yếu sau:
- Đốt phá rừng làm nương rẫy và xử lý thưc bì khi canh tác nương rẫy Nguyên
nhân này có tỷ lệ rất cao Số vụ cháy rừng đã xảy ra ở các địa phương chiếm trên 60%
- Sử dụng lửa trong rừng và ven rừng không cẩn thận như: Đun nấu, sưởi ấm trong
rừng, săn bắt động vật, lấy mật ong, hầm than củi, tảo mộ, trẻ em nghịch lửa, …
- Do các hoạt động kinh tế xã hội khác: Đốt thực bì phục vụ trồng rừng, khảo sát
địa chất, đốt phục vụ việc dọn đường giao thông, đốt đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, khai thácbừa bãi, đốt trước làm giảm vật liệu cháy, hoạt động thăm quan du lịch, …
- Đốt do hằn thù cá nhân: Một số người làm ăn phi pháp trong rừng đã bị
phạt hoặc một số người làm thuê cho chủ rừng nhưng có mẫu thuẫn nên đã đốt rừng để trảthù,
Có thể tham khảo số liệu thống kê từ báo cáo hàng năm về nguyên nhân cháy rừng
ở bang Western (Australia) từ năm 1966 – 1971 và nguyên nhân gây cháy rừng thông củaTỉnh Quảng ninh và Lâm đồng từ 1970 - 2000 qua bảng sau:
Bảng thống kê nguyên nhân cháy rừng ở Western (Australia) từ 1966 – 1971
Trang 15Bảng thống kê nguyên nhân cháy rừng thông ở Quảng Ninh và Lâm đồng 1970 – 2000
2 Đun nấu, sưởi ấm, đốt than, đốt cỏ 108 21.8
3 Dọn vườn, làm nhà sản xuất lâm nghiệp 28 5.7
và hoạt động của con người Những nơi có mật độ dân cư dày, rừng thường bị cháy nhiềuhơn nơi có mật độ dân cư thưa Rừng thứ sinh cháy nhiều hơn rừng nguyên sinh, rừngđang khai thác dễ cháy hơn rừng chưa khai thác, …
Nguồn lửa phát sinh chủ yếu trong rừng do con người gây ra, vì vậy việc tăngcường quản lý và ngăn chặn nguồn lửa là khâu mấu chốt có thể đảm bảo không phát sinhcháy rừng, làm giảm bớt tổn thất do cháy rừng gây ra Nhiều nơi đã có cố gắng trong côngtác PCCCR, nhưng cháy rừng vẫn xảy ra, một nguyên nhân quan trọng là chưa có biệnpháp cụ thể quản lý việc dùng lửa hoặc người dân chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định
sử dụng lửa an toàn
Đề phòng nguồn lửa tự nhiên cần tăng cường công tác quan trắc ở các trạm dự báokhí tượng thuỷ văn rừng, dự báo chính xác, kịp thời, đồng thời phát hiện và dập tắt ngaykhi đám cháy mới xuất hiện
Để quản lý nguồn lửa gây cháy rừng do con người gây ra cần tiến hành nhiều biệnpháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng quy chế sử dụng lửa, xâydựng các biện pháp phòng cháy rừng cũng như đề phòng nguồn lửa xảy ra và quản lý theopháp luật
2 Các loại cháy rừng
2.1 Cơ sở phân loại cháy rừng
Có ba tầng vật liệu phân bố trong rừng bao gồm ở dưới mặt đất, sát mặt đất và trêntán Cháy rừng có thể xảy ra một hoặc cả ba trong số vật liệu cháy trên Song phần lớn cácđám cháy xuất hiện ở lớp vật liệu cháy sát bề mặt đất Thỉnh thoảng những đám cháy sátmặt đất mạnh sẽ lan lên tán rừng, trong những điều kiện nào đó, ngọn lửa có thể lan tớilớp vật liệu cháy dưới mặt đất
Căn cứ vào sự phân bố trong không gian theo chiều thẳng đứng của vật liệu, khicháy để phân chia thành 3 loại: Cháy dưới tán (cháy mặt đất), cháy tán và cháy ngầm
2.2 Cháy dưới tán
Trang 16Quá trình cháy các vật liệu phân bố trên bề mặt đất và dưới tán rừng được gọi làcháy mặt đất (cháy dưới tán).
Đây là loại phổ biến nhất chiếm khoản 96 % trong tổng số vụ cháy rừng, nhưng gâytác hại ít nhất Nhiệt độ cháy có thể đạt trên 400oC, loại cháy này thiêu huỷ hầu hết cácloài cây dưới tán rừng Thân, gốc cây và tầng tán phía dưới thường bị xém hoặc cháynham nhở để lại nhiều vết tích gây ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây
Căn cứ vào tốc độ của đám cháy, có thể chia loại cháy này thành loại này thànhcháy chậm và cháy nhanh
* Cháy nhanh: Cháy nhanh hoặc cháy lướt nhanh có tốc độ đạt trên 180 m/giờ, sức
cháy yếu, ngọn lửa thấp nên tác hại nhẹ hơn cháy chậm Tuy nhiên loại cháy này rất dễchuyển thành cháy tán, nhất là khi đám cháy xảy ra ở khu rừng non, nhiều thảm tươi, câybụi và có cành nhánh phân bố gần mặt đất Sau khi cháy, diện tích bị cháy thường có hìnhtam giác
* Cháy chậm:
Cháy chậm có tốc độc dưới 180 m/giờ, thường xảy ra ở nơi tích tụ nhiều vật liệucháy với độ ẩm nhỏ và mức độ chất đống cao, ngọn lửa rất ít khi cao quá 2m, nhìn từ xachỉ thấy khói bốc lên
Sau khi cháy, vết cháy thường có hình bầu dục hay hình trứng, cháy chậm hay cháynhanh phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ gió, khối lượng, độ ẩm và sự phân bố của vật liệucháy dưới tán rừng
Cháy bề mặt thường gặp nhiều ở những khu rừng thưa, rừng rụng lá theo mùa nhưrừng khộp ở Tây nguyên, gây tác hại chủ yếu với cây non và một số vi sinh vật, động vậtnhỏ sống dưới tán rừng Ngoài ra, loại cháy này còn có thể làm thương tổn, gây ảnh hưởngđến sinh trưởng của cây, làm cho gỗ kém phẩm chất do để lại nhiều vết sẹo trên thân cây
2.3 Cháy tán
Sự lan truyền của ngọn lửa trên tầng tán của rừng được gọi là cháy tán Cháy tánthường được phát triển từ cháy dưới tán, thường hay xẩy ra trong điều kiện thời tiết hanhkhô kéo dài, tốc độ gió trên tán rừng từ trung bình đến mạnh
Khi cháy dưới tán, ngọn lửa sẽ đốt nóng và sấy khô phần tán rừng sau đó ngọn lửa
sẽ lan từ tán cây này sang cây khác, cháy tán có tốc độ lan tràn nhanh, nhiệt lượng toả ralớn Tuy chỉ chiếm tỷ lệ 2.0 – 2.5 % trong tổng số các vụ cháy rừng nhưng với nhiệt độcao (có thể trên 900oC) và tính chất cháy khá toàn diện, loại cháy này thường gây tác hạirất lớn, thậm chỉ huỷ diệt cả hệ sinh thái rừng
Với cháy tán, từ xa có thể nhìn thấy ngọn lửa và cột khói bốc lên, cột khói có thểcao đến 1.5 km và có thể gây ra xoáy khí cuốn theo cả các sản vật đang cháy tạo ra hìnhtượng “lửa bay” và “pháo lửa” Vì vậy cháy tán có khả năng lan tràn rất nhanh làm tăngdiện tích bị cháy và gây nhiều khó khăn cho công tác chữa cháy
Loại cháy này thường xảy ra với những khu rừng thuần loài có khả năng tỉa cành tựnhiên kém, đặc biệt là rừng có nhiều tinh dầu và nhựa dễ bắt cháy như rừng thông non,Long não, Bạch đàn hoặc rừng tự nhiên hỗn giao có độ dốc lớn (>25o)
Căn cứ vào tốc độ cháy, có thể chia cháy tán thành hai loại: cháy tán chậm và cháytán nhanh
Trang 17* Cháy nhanh: Cháy nhanh chỉ sự lướt nhanh trên tán khi có gió với tốc độ >15
m/s Tốc độ cháy thường đạt 1.8 – 2.4 km/giờ Lúc đầu khi mới bén đến tán rừng, ngọnlửa lan tràn rất nhanh, sau đó ít phút Tốc độ giảm rõ rệt, lúc này các vật liệu ở mặt đấtđược đốt nóng, bốc cháy và toả nhiệt Lượng nhiệt đó góp phần làm các cây gỗ phía trước
và tán của chúng được xấy khô bốc cháy và ngọn lửa lan nhanh chóng Lan truyền sangcác tán cây khác Ngọn lửa trên tán có thể lan đi trước ngọn lửa cháy dưới tán Khoảng từ
50 – 200 m, khu vực cháy thường có hình bầu dục dài
* Cháy chậm:Cháy chậm thường xảy ra khi tốc độ gió trên tán rừng khoảng 5 – 15
m/s Mức độ ổn định của đám cháy được duy trì bởi nhiệt lượng của cháy dưới tán Tốc độ
di chuyển của đám cháy thường ở mức 0.3 - 0.9 km/giờ Nhiệt lượng từ đám cháy lớn gấp
từ 10 – 20 lần so với cháy dưới tán, gây tác hại lớn hơn cháy nhanh do ngọn lửa cháy lantràn theo tất cả các tầng rừng, từ lớp thảm tươi đến tán rừng, làm cho rừng sẽ bị hại hoàntoàn Khu cháy thường có hình Bầu dục
Tốc độ của đám cháy ngầm rất chậm, đạt khoảng 0.5 – 5 m/ngày, cháy âm ỉ, í khói,khó dập và dễ gây nguy hiểm cho người chữa cháy
Cháy ngầm có thể kéo dài đến vài tháng, cháy sâu trong lòng đất, thậm chí ở độ sâuvài mét Do cháy chậm nên cháy triệt để, cháy rễ cây làm cho cây chết đứng và làm đổhàng loạt khi có gió mạnh, sự lan tràn của cháy ngầm không phụ thuộc vào hướng gió vàtốc độ gió mà chủ yếu phụ thuộc vào sự phân bố, khối lượng và độ ẩm vật liệu cháy Vìvậy, khi cháy rừng thường có hình tròn
Ở nước ta, cháy ngầm thường xảy ra ở những khu rừng tràm ven biển, một năm có
6 tháng khô hạn và 6 tháng ngập nước Vật liệu cháy cho cháy ngầm ở đây chính là lớpthan bùn có bề dày 0.8 – 1.5 m, thậm chí nhiều nơi còn sâu hơn Khi cháy nhiệt độ toả ra
từ 400 – 700oC phần lớn dùng đển hun nóng và xấy khô lớp than bùn bên cạnh, vì vậy ở
độ ẩm cao khoảng 70 – 80 % than bùn vẫn cháy nếu như có nguồn lửa ban đầu Trongthan bùn có chứa lượng hắc ín khá lớn, khoảng 20 – 25 %, khi cháy thường đóng thànhlớp vỏ cứng bên trên, ngăn nước ngấm vào trong, than bùn có đặc tính khó sấy khô, nhưngkhi đã khô thì khó thấm nước, khi độ ẩm từ 20 – 30 %, than bùn dễ bắt lửa
Ngoài ra, cháy rừng còn hay xảy ra ở những khu rừng, phân bố trên núi cao(>800m) nơi có khí hậu lạnh quanh năm, không thuận lợi cho vi sinh vật phân giải chấthưu cơ, lượng mùn tích tụ dày có thể tới trên 1.5 m
Tỷ lệ về số vụ cháy rừng theo các loại cháy và diện tích bị hại ở Mỹ và Nga đượcthống kê ở biểu sau:
Biểu: Thống kê số vụ cháy rừng và diện tích bị hại ở Nga và Mỹ
Trang 18Những khu rừng thưa thường xảy ra cháy mặt đất, rừng tràm vùng Tây Nam Bộhay rừng trên núi cao thường xảy ra cháy ngầm, vùng có cháy tán độc lập thường xảy ra ởnhững khu vực rừng cây lá kim mọc dày, …
Ở nước ta có chiến thuật và kỹ thuật dập lửa tiên tiến với trang thiết bị hiện đại,phân mức độ của cháy rừng ra thành các loại: Cháy nhỏ, cháy trung bình và cháy lớn Dựatrên diện tích bị cháy với mỗi loại cháy cần áp dụng những chiến thuật và kỹ thuật chữacháy phù hợp để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn khi chữa cháy
- Đám cháy nhỏ: Diện tích cháy < 10 ha, thường là đám cháy bề mặt, chúng chưathực sự gây nên các tình huống nguy hiểm về cả tốc độ lan tràn cũng như cường độ cháy
và có thể kiểm soát bởi lực lượng chữa cháy tại chỗ với biện pháp tấn công trực tiếp
- Đám cháy trung bình: Diện tích khoảng từ 10 – 100 ha, phần lớn là cháy tán.Những đám cháy này thường có cường độ cao, phụ thuộc vào tình hình vật liệu cháy vàthời tiết, để dập lửa có thể áp dụng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiêp
- Đám cháy lớn: Thường có diện tích > 100 ha và gây nên các thiệt hại nặng nề.Trong tổng số các vụ cháy rừng, có khoảng từ 5 – 10 % các vụ cháy lớn Phần lớn chúng
là kết quả tổng hợp của những điều kiện bất lợi về thời tiết và địa hình Trong những đámcháy lớn, đặc điểm về kích thước, sự phân bố và sự sắp xếp của vật liệu cháy chỉ đóng vaitrò thứ yếu, quan trọng hơn cả chính là tổng khối lượng vật liệu cháy Chiến thuật dập lửa
ở các đám cháy này thường là tấn công một cách gián tiếp
Chương 2 Vai trò sinh thái của lửa rừng
(Tổng số tiết: 5 tiết; lý thuyết: 5 tiết, bài tập: 0 tiết)
Lửa rừng là một nhân tố sinh thái đặc biệt, có quan hệ mật thiết với con người vànhững nhân tố sinh thái khác như các nhân tố khí tượng, địa hình, sinh vật và đất đai, …Lửa rừng có thể gây ra những tác động sâu sắc trong quá trình hình thành và phát triểnrừng Những tác động đó được thể hiện khá rõ thông qua các cơ chế tác động của nhiệt độcao và có thể dẫn đến mất cân bằng sinh thái
Lửa rừng có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần thực vật, độngvật và vi sinh vật, đất và tiểu khí hậu rừng, đồng thời cũng có thể gây ảnh hưởng gián tiếp
Trang 19đối với từng thành phần trong hệ sinh thái rừng thông qua quá trình tác động đến cácthành phần khác.
Mức độ và tính chất ảnh hưởng của lửa đến hệ sinh thái rừng được quyết định bởichu kỳ xuất hiện, cường độ và thời gian cháy Chu kỳ cháy dài hay ngắn có ảnh hưởng đếnđặc điểm cấu trúc tổ thành của hệ sinh thái rừng Trong những điều kiện nhất định, một sốloài sẽ sinh trưởng kém hoặc bị chết nếu ảnh hưởng của đám cháy vượt quá ngưỡng chophép, trong khi một số loài khác lại có thể tồn tại thậm chí còn phát triển tốt hơn Vì vậy,
có thể nói lửa rừng đã tham gia vào quá trình hình thành khả năng thích nghi của các loài
và chọn lọc tự nhiên
Sinh thái lửa rừng là khoa học nghiên cứu các tính chất và quy luật ảnh hưởng củalửa rừng đối với môi trường, động vật, thực vật và vi sinh vật cũng như cả hệ sinh tháirừng Sinh thái lửa rừng là cơ sở lý luận quan trọng cho công tác phòng cháy, chữa cháy
và lợi dụng lửa rừng trong kinh doanh
1 Lửa là một nhân tố sinh thái đặc biệt
1.1 Lửa rừng là nhân tố sinh thái không liên tục
Không giống như các nhân tố sinh thái khác như: Ánh sáng, nhiệt độ, nước, CO2,O2, … lửa không luôn luôn tồn tại với đời sống cây rừng, cây rừng không thể sử dụng lửarừng để sống
Những nhân tố sinh thái thường mang tính liên tục và tương đối ổn định Mặc dùcác nhân tố đó có sự biến đổi liện tục nhưng chúng thường tuân theo quy luật ngày đêm vàtheo mùa Ngược lại, trong các điều kiện tự nhiên, lửa rừng là nhân tố ngẫu nhiên khôngliên tục, không ổn định và không tuân theo quy luật, … Lửa rừng xuất hiện nhiều hay ítcòn phụ thuộc vào nhận thức của con người và điều kiện xã hội Vì vậy, đặc tính cũng nhưảnh hưởng của lửa nhiều khi rất khó xác định
1.2 Lửa rừng có thể tồn tại độc lập ngoài hệ sinh thái rừng
Những nhân tố sinh thái thông thường đều luôn tồn tại trong các hệ sinh thái rừng,nhưng lửa rừng lại có thể tồn tại độc lập, tách rời các hệ sinh thái rừng đó
Trong hệ sinh thái rừng tồn tại 4 thành phần cơ bản: Những chất vô cơ tham giavào chu trình tuần hoàn vật chất, chất hữu cơ liên kết các thành phần hữu sinh và vô sinh,chế độ khí hậu và sinh vật Sự tồn tại như vậy không cần tới sự có mặt của lửa rừng.Nhưng khi đã xuất hiện trong rừng (do con người hoặc do tự nhiên) thì lửa có thể gây ranhững tác động to lớn đối với từng thành phần hay toàn bộ hệ sinh thái rừng biến đổi trongcác điều kiện cụ thể khác nhau
1.3 Quan hệ giữa lửa rừng và con người
Việc tìm ra lửa và sử dụng trong cuộc sống giữ một vai trò quan trọng trong tiếntrình phát triển của xã hội loài người Tuy nhiên, do sự kiểm soát của con người đối vớilửa còn rất hạn chế nên khi con người sử dụng lửa trong rừng, có thể là vô tình hay cố ý đãgây ra những vụ cháy rừng thiệt hại lớn và khó lường
Các kết quả thống kê đã cho thấy có khoảng từ 80 – 95 % số vụ cháy rừng do conngười gây ra, điều đó cho thấy mối quan hệ giữa lửa rừng – con người - rừng, vì vậy muốnbảo vệ rừng khỏi cháy, trong quản lý lửa rừng trước hết phải giáo dục ý thức dùng lửa củacon người
Trang 201.4 Lửa rừng là nhân tố sinh thái tàn khốc
Các nhân tố sinh thái như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, … thường biến đổi mang tínhquy luật và tương đối ổn định, chúng cần thiết cho sự tồn tại của rừng, đôi khi chúng cũng
có thể ảnh hưởng xấu nhưng không thường xuyên
Lửa rừng mỗi khi xuất hiện đều có thể biểu hiện sự tàn khốc Ở nhiệt độ cao, các tếbào lá cây và vỏ cây bị mất khả năng sống Với những đám cháy lớn, cả khu rừng có thể
bị thiêu cháy thành tro bụi, đất bị cháy xém, môi trường lập địa bị suy thoái, hệ sinh tháirừng bị mất bân bằng
2 Lửa như một quá trình tự nhiên trong rừng
Khi con người chưa xuất hiện lửa rừng vẫn xuất hiện, nguồn gây ra lửa rừng do cácquá trình tự nhiên gây ra như sấm sét, núi lửa, động đất, đá đổ, … rất khó khống chế.Những vụ cháy này chiếm tỷ lệ thấp (1 – 5 %)
Theo http://www.nto.com.vn, lửa rừng có thể tạo thành “lốc lửa” – một hiện tượng
tự nhiên có khả năng hủy diệt lớn
Sức mạnh hủy diệt của lốc lửa
Lốc lửa còn có tên gọi khác như quỷ lửa hay xoáy lửa, một hiện tượng thiên nhiênthực ra không phải là hiếm, mà nó “hiếm vì ít khi được ghi lại trong các tài liệu”
Lốc lửa xảy ra khi một ngọn lửa chịu tác động của những điều kiện nhất định, phụthuộc vào nhiệt độ không khí và luồng gió, đạt được độ xoáy thẳng đứng và hình thànhmột "lốc lửa", hoặc một hiện tượng trông như cột không khí xoay chuyển có định hướng
Lốc lửa thường xảy ra khi có cháy rừng Nó có thể đạt độ cao từ 9 – 60 m và tỏarộng đến 3 m nhưng chỉ kéo dài vài phút, trừ trường hợp gió to Lốc lửa thường di chuyểnkhá chậm, bằng với tốc độ đi bộ bình thường hoặc có thể chậm hơn Lốc lửa rất nguyhiểm, nó thiêu cháy mọi thứ xung quanh cản đường đi của nó Những cơn lốc lớn có thểtạo ra gió với vận tốc 160 km/h, đủ để quật ngã cây cối
Gió lốc cộng thêm lửa rừng sẽ rất dễ tạo nên những cơn lốc lửa với khả năng hủydiệt lớn Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngọn lửa đang bốc cháy nóng rực và vùngkhông khí lạnh xung quanh có thể tạo thành các vòng xoáy lửa Khi gặp gió thuận và khílưu, các vòng xoáy lửa bắt đầu bốc lên không trung
Lốc lửa cũng xảy ra khi sức nóng và gió mạnh gặp nhau, hình thành nên một cuộnlốc không khí nóng Cuộn khí này nhanh chóng chuyển thành lốc, trong điều kiện thời tiếtkhô hanh, nóng nực thì khí oxy bị cuốn vào lốc rất dễ bốc cháy Phản ứng cháy này xảy ra
ở trong phần trung tâm (core) của cơn lốc
Phần “core” của một cơn lốc lửa thông thường có chiều rộng từ 0,3 - 0,9 m vàchiều cao từ 15 – 30 m Trong thực tế, có những cơn bão lửa khổng lồ thực sự với chiềucao lên đến 300 m Những cơn lốc khổng lồ này xuất hiện ít nhất một năm một lần tại Mỹ
Đôi khi, lốc lửa còn đi kèm cả tro bụi nóng, nhiệt độ ở khu vực “core” của lốc lửa
có thể lên tới 1.093°C - đủ nóng để thiêu cháy những gì trên đường đi của nó và tạo ra mộtlượng lớn tro bụi nóng
Lốc lửa cũng có thể xuất hiện từ một đám than bùn cháy, trong môi trường vớinhiều khí carbon thì càng là nguồn “nhiên liệu” quý giá cho lốc lửa Khí carbon bốc lên từđám than sẽ ‘mò” vào phần core của cơn lốc Tại đây có sẵn khí oxy nóng sẽ khiến sựbùng cháy càng mạnh mẽ hơn
Trang 213 Ảnh hưởng của lửa rừng tới thực vật rừng
Cháy rừng có thể gây ảnh hưởng nhiều mặt và sâu sắc đến quần thể thực vật rừng,mức độ ảnh hưởng đó được quyết định bởi những đặc tính của đám cháy rừng như: Tốc độlan tràn, cường độ cháy, chu kỳ cháy, … cũng như khả năng tích ứng và kết cấu của quầnthể thực vật
3.1 Ảnh hưởng trực tiếp
Ảnh hưởng trực tiếp của lửa rừng đến quần thể thực vật rừng được thể hiện chủ yếuthông qua mức độ sát thương của cây rừng Mức độ này được quyết định bởi nhiệt độ và
sự kéo dài của đám cháy Với lá kim ở nhiệt độ 49oC, sau một giờ các tế bào bắt đầu chết;
ở 45oC, sau 10 phút và ở nhiệt độ 60oC chỉ sau 30 giây Đặc tính kết cấu mô của các loàikhác nhau có mức độ sát thương do lửa cũng không giống nhau Mức độ sát thương cànglớn, cây bị chết càng nhiều
Thành phần của khói sinh ra khi cháy cũng có ảnh hưởng nhất định với thực vậtrừng, nhưng mức độ thiệt hại không nguy hiểm lắm Ảnh hưởng của khói có liên quan đếnhàm lượng các chất có hại và thời gian bao phủ của khói, hàm lượng ít thì chỉ ảnh hưởngđến quang hợp, hàm lượng cao thì gây độc cho mô tế bào Nếu thời gian bao phủ kéo dài,sức sống của cây và mức độ chống chịu sâu bệnh cũng giảm Ngoài ra, khói bụi còn ảnhhưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng ánh sáng, làm cho ánh sáng trực xạ giảm, ảnhhưởng tán xạ tăng lên nhất là vào mùa hè và mùa thu Cháy rừng trên diện tích lớn cũnglàm giảm năng xuất cây trồng
3.2 Ảnh hưởng gián tiếp
Sau khi một phần cây rừng bị chết, mặt đất nhận được ánh sáng nhiều hơn, nhiệt độtăng lên, độ ẩm giảm xuống, một số chất dinh dưỡng khoáng cũng tăng Điều đó tạo điềukiện thuận lợi cho các loài cây ưa sáng xâm nhập và sinh trưởng
Sau khi cháy rừng, đất rừng mất Nitơ nghiêm trọng, nhưng sau đó xuất hiện một sốloài cây có khả năng cố định Nitơ nên một thời gian sau lượng Nitơ sẽ được bù lại
3.3 Khả năng thích ứng của cây rừng với nhiệt độ cao
Trải qua quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài, có những loài cây đã hình thànhkhả năng và đặc điểm chống chịu với nhiệt độ cao Một số loài cây có cấu tạo lớp vỏ dày,mọng nước, những loài cây khác lại hình thành lớp lá bảo vệ các mần non và chồi ngọnnhư Bạch đàn ở Autralia hay rừng Quecus suber ở châu Âu
Gill (1978) đã ghi nhận rừng Bạch đàn (E dives) cao 5 – 7 m có thể đâm chồi, tạocành nhánh và tổng diện tích lá so với trước khi cháy ngay trong vòng 3 năm đầu tiên saucháy mặc dù khu rừng này đã bị thiêu cháy trụi hoàn toàn tán lá Một số loài cây, nhất lànhững loài cây thuộc phân lớp một lá mầm lại có khả năng ra hoa nhiều hơn khi chịunhững tác động kích thích của lửa, phổ biến nhất như những loài trong các họ
Graminaceae (Hòa thảo), Orchidaceae (Phong lan), Iridaceae (Lay ơn), Amaryllidaceae (Loa kèn đỏ), Xanthorrhoeceae (Thực vật có hoa – Hoa lửa), Liliaceae (họ Loa kèn/họ Hành), …
Một số loài cây khác lại có khả năng nẩy mầm rất nhanh sau khi khu rừng bị cháy
do hạt của chúng bị kích thích bởi điều kiện nhiệt độ thích hợp Bên cạnh đó còn có rấtnhiều loài hình thành những đặc điểm thích nghi với nhiệt độ cao thông qua cơ chế tự điềuchỉnh về thành phần hoá học, thời kỳ ra hoa, thời kỳ rụng lá, …
Trang 22Các loài cây, kiểu rừng khác nhau sẽ có loại cháy và mức độ cháy khác nhau.Nghiên cứu tính thích ứng của loài cây với nhiệt độ cao sẽ cung cấp cơ sở quan trọng chocông tác tuyển chọn và gây trồng các loài cây có khả năng phòng cháy.
3.4 Cháy rừng làm biến đổi động thái quần thể thực vật rừng
Khi xuất hiện cháy nhỏ và không đều không những có thể để lại nhiều loài cây màcòn tạo điều kiện cho một số loài cây mới xâm nhập làm tăng tính đa dạng của quần thể.Khi xuất hiện cháy lớn có thể gây ra những biến đổi sâu sắc trong cấu trúc tổ thành quầnthể thực vật rừng và tạo ra diễn thế thứ sinh Mức độ cháy càng lớn, diễn thế càng triệt để
Nếu cháy nhiều lần, đối với cây non, cây đang có quả sẽ dẫn đến tình trạng thiếuhạt giống, rất khó có thể tiến triển Quá trình cháy theo chu kỳ có thể hình thành quần thểcực đỉnh cháy Quần thể này không phải là quần thể thực sự của khu vực đó, mà là do hìnhthành loài cây chính trong quần thể có khả năng thích ứng mạnh với lửa, lửa đã loại bỏ cácloài cạnh tranh với nó
4 Ảnh hưởng của lửa rừng tới động vật và vi sinh vật
Động vật hoang dã được chia ra động vật có sương sống và động vật không sươngsống, khi nghiên cứu mực độ ảnh hưởng của cháy rừng đến chúng cho thấy sự ảnh hưởngkhông giống nhau
4.1 Ảnh hưởng của lửa rừng đến động vật có sương sống
Động vật có sương sống có thân thể lớn, có tính cơ dộng mạnh, có những đặc trưnghành vi nhất định ảnh hưởng của lửa có mặt trực tiếp hoặc gián tiếp và có quan hệ với tậptính, hành vi của động vật
a Ảnh hưởng trực tiếp
Khi xảy ra cháy rừng, những loài động vật di chuyển nhanh thường có thể tìm nơi
ẩn náu tạm thời ở những khu vực đã qua cháy hoặc những khu vực chưa bị cháy, trong khi
đó, những loài có khả năng cơ động kém hơn phải lẩn tránh trong các hoang hốc hoặcdưới lòng đất
Khu hệ động vật trong lòng đất hoặc những loài tìm nơi cư trú tạm thời trong đấthầu như không lo sợ trước sự đe doạ của lửa rừng, bởi vì nguồn nhiệt của đám cháythường chỉ thâm nhập sâu tới vài cm xuống lòng đất
Các loài chim thường không có gì lo sợ hơn đối với lửa ngoài sự an toàn đối với tổcủa chúng, thậm chí có rất nhiều loài chim được hưởng lợi sau khi cháy do chúng có thể
bề mặt xuất hiện mang tính chu kỳ ngắn như ở Miền Nam nước Mỹ hoặc một số khu vưựcthuộc Autralia, hầu hết các loài động vật đều hình thành những khả năng thích nghi tươngđối cao với lửa Trái lại ở những khu vực phía Bắc, sự cháy hiếm khi xảy ra thường chia
Trang 23qua nhiều thế hệ cho nên phản ứng đối với lửa của các loài phụ thuộc nhiều vào mức độ đedoạ do đám cháy gây ra.
Trong vụ cháy lớn kéo dài suốt hai tháng liền vào năm 1951 ở Siberia, người ta đã
chứng kiến sự “Sơ tán” của các loài Sóc (Sciurus), Gấu (Ursus) và Nai sừng tấm (Alces)
trong lúc chúng đang bơi qua những con sông lớn để thoát khỏi sự đe doạ của lửa rừng(Udvardy, 1969) Đối lại những gì đã thấy trong những trường hợp như vậy, Hakala
(1971) đã mô tả một cảnh bầy Thiên Nga (Cygnus) nhởn nhơ dạo cảnh trên mặt nước của
một khu hồ nhỏ bên rừng ngay cả khi ngọn lửa ập tới bờ hồ Một nhóm các con Tuần lộc
(Rangifer) đang tạm thời nằm lại trên nền đất trong khi bị lửa bao vây rồi sau đó mới di
chuyển đi nơi khác Cách ứng phó điềm tĩnh tương tự như vậy đối với lửa rừng của một sốloài chim và động vật có vú đang được Vogl ghi lại vào những năm 1967 và 1973 ởWissconsin
* Lửa rừng và sự tử vong
Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình điều tra, nghiên cứu đề cập tới sự chết chóc
do lửa rừng gây ra Các động vật nhỏ, chẳng hạn như một số loài chuột thường không thểchịu đựng được trong điều kiện nhiệt độ vượt quá 62oc Tuy nhiên, hầu hết các loài độngvật sống trong các hang lại thường bị chết bởi sự nghẹt thở hơn là do tác động bởi nhiệt độcao (Chew, 1958)
Lawrence cho rằng một số loài động vật có thể bị nghẹt thở khi bị kẹt trong hang
do thiếu O2 và do sự bốc hơi nước của đất dưới tác dụng của nhiệt độ làm cho nguồnkhông khí vốn ít ỏi trong hang trở nên ẩm ướt và nóng hơn Các loài chim thú thường điềuchỉnh thân nhiệt của chúng dựa vào cơ chế làm lạnh phải chịu đựng nhiệt độ cao, thôngqua quá trình thoát hơi nước qua da Khi nhiệt độ trong hang vượt quá giới hạn chịu đựngcủa cơ thể và quá trình thoát hơi nước không thể thực hiện được do áp lực quá cao của hơinước bên ngoài thì con vật sẽ bị chết
Nhìn chung, hầu hết các kết quả điều tra, nghiên cứu đều cho rằng các loài động vật
có sương sống thường rất hiếm khi bị chết một cách trực tiếp do lửa rừng gây ra Tuy vậy,khi đám cháy phát sinh và phát triển trên một diện tích rộng, với tốc độ làn tràn và cường
độ cao thì ngay cả những loài có tốc độ di chuyển nhanh cũng rất có thể bị lửa thiêu chết
b Ảnh hưởng gián tiếp
Ảnh hưởng gián tiếp của lửa rừng đến động vật có xương sống được biểu hiệnthông qua quá trình làm biến đổi sinh cảnh sống của chúng
Sự thiêu huỷ thảm thực vật và xuất hiện màu đen của mặt đất sau khi cháy có thểlàm tăng nhiệt độ đất, do đó lửa rừng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống củachim và thú Do sự phơi trống nền đất nên biên độ nhiệt ở những khu rừng đã qua cháylớn hơn rất nhiều so với nơi còn nguyên vẹn Sự thay đổi chế độ chiếu sáng, nhiệt độ vàgió cũng đồng thời ảnh hưởng đến độ ẩm không khí và gây ra những tác động đối với một
số loài động vật, thực vật nhạy cảm
Sự đổ gẫy của cây rừng sau khi cháy có thể gây nhiều trở ngài cho sự di chuyển củamột số loài động vật Tuy nhiên, Cũng do cháy làm giảm bớt số cành khô lá rụng đã tạođiều kiện thuận lợi cho một số loài tìm kiếm thức ăn trên nền đất
Diện tích đám cháy là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới động vật.Đối với những đám cháy nhỏ, khả năng xuất hiện của các loài sau cháy sẽ cao hơn so với
Trang 24đám cháy lớn, do các con vật có thể dễ dàng di chuyển từ nơi trống vào nơi có rừng chưa
bị cháy
Nguồn dinh dưỡng sau khi cháy ở năm thứ nhất đối với những loài động vật ăn cỏ,
có thể sẽ tăng lên rất nhiều Miller (1964) cho rằng lửa rừng làm cải thiện nguồn dinhdưỡng thông qua quá trình làm tăng hàm lượng Protein và acid photphoric Sau khi cháyhàm lượng Protein đã được tăng lên từ khoảng 5 % - lên 42 % do những mầm non mớixuất hiện còn Acid photphoric tăng tới 78 %
Ảnh hưởng của cháy rừng đến các loài chim thường làm giảm thành phần loài ăntrên cây và làm tăng số lượng loài ăn dưới đất
Lửa rừng có thể làm biến đổi cấu trúc thảm thực bì do vậy làm biến đổi môi trườngsống của các loài động vật Sự biến đổi ấy được biểu hiện thông qua quá trình biến đổichuỗi thức ăn, mái che, nơi săn mồi, …
Lửa rừng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những loài này nhưng lại tạo những trởngại và sự huỷ diệt cho những loài khác Do vậy, có thể nói rằng lửa rừng đã góp phầnquan trọng làm thay đổi các quần thể động vật
4.2 Ảnh hưởng của lửa rừng đến động vật không xương sống
Động vật không sương sống ở trong rừng rất phong phú Chúng sống chủ yếu ởtrên cây và lớp thảm mục của rừng
Cháy rừng có thể làm số lượng động vật trong đất giảm, chủ yếu do lớp thảm mục
bị thiêu hủy và nhiệt độ đất lên trên 60oC Cường độ lửa càng mạnh thì chúng chết càngnhiều do bị lửa thiêu rụi hoặc mất nguồn thức ăn
Vật chủ của các loài động vật chân đốt là cây gỗ và thực vật rừng Sau khi cây bịcháy, các loài côn trùng trên cây bị chết, làm cho động vật chân đốt giảm xuống
Cháy rừng có thể đốt chết trứng, sâu non, nhộng vì vậy tuỳ điều kiện có thể dùnglửa để khống chế côn trùng
4.3 Đám cháy và sự hấp dẫn đối với động vật
Do xu thế hướng quang, sự hấp dẫn của ánh sáng lửa đối với các loài bướm đêm đãtrở thành vấn đề quen thuộc, ngoài ra còn rất nhiều loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng
(Lepidoptera) cũng bị cuốn hút bởi ánh sáng do lửa rừng gây ra.
Komarek (1969) đã ghi nhận rằng một số loài Chuồn chuồn xanh (Pantala flavescens), Chuồn chuồn ngô (Ajax junius), Chuồn chuồn nâu (Erythmis simplificollis) và Chuồn chuồn kim (Lespes vigilax) thường chỉ xuất hiện vào một khoảng thời gian nhất
định trong ngày cũng như trong năm, đồng thời chúng cũng bị thu hút bởi một số loại cháy
rừng Tác giả cũng chỉ ra rằng loài Ruồi khói (Microsania) lại dễ bị hấp dẫn bởi tổ hợp
mùi do khói gây ra
Một số loài Bọ cánh cứng như (Merimna atrata) ở Australia, Melanophila atrata
và M acuminata ở Mỹ cũng bị tác động cuốn hút bởi lửa Những loài này có cơ quan phát
hiện bức xạ hồng ngoại, có thể định vị đám cháy ở cự ly rất xa (100 – 160 km)
Có nhiều loài chim, thú muốn đến gần đám cháy để có thể bắt được nhiều con mồihơn Komarek (1969) đã thống kê được 85 loài chim thú thuộc khu vực Bắc Mỹ, 34 loàichim thuộc châu Phi và 22 loài chim thuộc miền Bắc Australia bị hấp dẫn trước sự xuấthiện của khói lửa Các loài chim như Đại bàng, Diều hâu, Cắt, Kền kền và các loài thú như
Trang 25Sư tử (Panthera leo), Báo (Panthere pardus), Báo bờm (Acinonyx jubatus), … đều có thể
dễ dàng săn bắt những con mồi khi chúng tìm đường thoát khỏi sự bao vây của lửa rừng
Một số loài động vật ăn cỏ rất thích ăn tro hoặc than còn lại sau cháy nhằm làm bổ
sung hàm lượng muối khoáng cho cơ thể như các loài Thỏ thuyết (Lepus americanus), Chuột bông (Sigmodo hispidus) và loài Nai đuôi trắng (Odocoileus virginianus).
Một số loài động vật ăn cỏ khác lại thích đầm mình trong lớp tàn tro để loại bớt ve,rận và các loài côn trùng ký sinh trên cơ thể của chúng Komark (1967) cũng ghi nhận sựcuốn hút bởi lửa rừng và lửa trại các loài Linh trưởng như Gorilla, Vượn đen, KhỉColobus…
4.4 Ảnh hưởng của động vật hoang dã đối với lửa rừng
Lửa rừng ảnh hưởng tới môi trường sống của động vật hoang dã và ngược lại,chính các loài động vật hoang dã lại có ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình làm tăng hoặcgiảm khả năng xuất hiện, cường độ cháy và mức độ nguy hiểm của lửa
Các loài động vật nói chung và côn trùng nói riêng có thể gây ra những nguy hạilớn cho quần thể thực vật rừng khi chúng tấn công làm phát dịch, làm suy yếu, làm đổ gẫynhững cây còn sống và tỉa thưa tầng tán của lâm phần, để lại các sản vật rơi rụng hoặc các
bộ phận của cây đã bị tổn thương, khi khô những sản vật này sẽ trở thành vật liệu cháy Ví
dụ điển hình về những trường hợp như vậy trước sự xâm nhập của nấm và côn trùng đãlàm tăng nguy cơ xuất hiện lửa rừng ở các khu rừng Abies balsamea và Picea ở miềnĐông Nam Canada và nước Anh vào những năm 1825; 1922 (Flieger, 1970) cũng như ở
rừng Pinus contorta ở miền Trung Nam Oregon (Geiszler, 1980).
Các loài chuột gặm nhấm thân cây có thể làm cho cây bị chết khô và làm tăng sốlượng vật liệu cháy Sóc ăn quả thông làm cành khô rụng nhiều, rừng dễ bị cháy Các tổchim trên cây có thể gây cháy tán Các loài động vật ăn cỏ lớn như Hươu, Nai sừng tấm,Hải ly, một số loài gặm nhấm có thể làm đảo lộn thành phần loài cây và khối lượng vậtliệu cháy của lâm phần khi chúng tìm kiếm thức ăn, nhất là khi chúng chỉ chọn một haymột số loài cây nào đó (Bailey và Poulton, 1968) Trong trường hợp như vậy, chúng gâyảnh hưởng đồng thời tới khả năng xuất hiện và cả những đặc tính cơ bản của lửa rừng.Việc chăn thả những bầy đàn lớn của các động vật ăn cỏ có thể làm giảm nguồn cung cấpvật liệu cháy, giảm nguy cơ xuất hiện lửa rừng và thậm chí có thể tạo ra các đường băngphòng cháy tốt
5 Ảnh hưởng của lửa rừng tới môi trường
Ảnh hưởng của lửa rừng đến môi trường có nhiều mặt và chủ yếu là biểu hiệnthông qua những ảnh hưởng đối với đất, nước, không khí
5.1 Ảnh hưởng của cháy rừng đối với đất
Sau khi cháy, nhiệt độ đất - tính chất lý hóa của đất và các vinh sinh vật trong đấtđều bị biến đổi
a Ảnh hưởng của lửa rừng đối với quá trình sấy nóng và tăng nhiệt độ đất
Nói chung, lửa rừng làm nhiệt độ đất tăng cao, mức độ tăng đó được quyết định bởicường độ cháy, thành phần và khối lượng vật liệu cháy, tính chất lý hóa của đất Cường độcháy càng lớn, nhiệt độ càng cao Mức độ khắc nghiệt của lửa rừng có thể đánh giá từ khốilượng vật rơi rụng bị thiêu hủy và khối lượng khoáng chất được tạo ra (Well et al 1979)
Trang 26Một vùng bị cháy nhẹ được đặc trưng bởi “tro đen” hay chính là những sản vậtchưa cháy hết Nhiệt độ đất mặt khi đó ở trong khoảng 100 - 250oc và nhiệt độ ở lớp đấtsâu 1 – 2 cm sẽ không vượt quá 100oC Với đám cháy trung bình, toàn bộ lớp thảm khô,thảm mục bị cháy hết, nhiệt độ bề mặt nằm trong khoảng 300 – 400oC, ở độ sâu 1 cm từ
200 – 300oC, còn ở độ sâu 5 cm nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 40 – 50oC
Một đám cháy lớn được đặc trưng bởi “tro trắng” hay chính là lớp tro xốp nhẹ đượcsản sinh do quá trình đốt cháy hoàn toàn những vật liệu cháy nặng, nhiệt độ bề mặt khi đó
có thể đạt tới 500 – 750oC
Sự hấp thụ nhiệt ở những lớp đất phía dưới phụ thuộc chặt chẽ vào thời gian cháycủa tầng đất ngay trên nó Nhưng nhìn chung, ở độ sâu 2 cm nhiệt độ là khoảng 350 –
450oC, với độ sâu 3 cm là 150 – 300oC và ở độ sâu 5 cm thì nhiệt độ chỉ còn khoảng
100oC hoặc thấp hơn Ngay cả đám cháy có cường độ mạnh nhưng cũng hiếm khi gây ranhững ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm tăng nhiệt độ đất ở độ sâu 7 – 10 cm trở lên
Tầng cành khô lá rụng có quan hệ chặt chẽ với sự tăng nhiệt độ của đất Tầng này
có 3 chỉ số là độ dày, mật độ và hàm lượng nước Ba chỉ số đó, đặc biệt là hàm lượngnước có vai trò quyết định khả năng cháy rừng Khi chứa hàm lượng nước lớn, tầng lárụng không cháy và tạo ra sự cách ly nhiệt độ làm cho đất không hấp thụ nhiệt, còn khihàm lượng nước nhỏ, độ dày lớn, tầng lá rụng cháy mạnh làm cho nhiệt độ đất lên cao
Tính chất đất khác nhau cũng ảnh hưởng đến sự tăng nhiệt độ đất khác nhau Đấtcát và đất cát pha có tốc độ truyền nhiệt cao gấp 3 lần so với đất thịt Sau khi cháy, trênmặt đất hình thành một lượng tro lớn Tro hấp thụ nhiệt từ mặt trời và có thể làm tăngnhiệt độ đất lên đến 10oC
b Ảnh hưởng của lửa rừng đối với sự thay đổi tính chất vật lý đất
Sau khi cháy, mức độ biến đổi tính chất của đất có quan hệ với cường độ cháy, vớimức độ thu nhiệt của đất và số lần xuất hiện cháy Cháy nhẹ nhìn chung ảnh hưởng khônglớn đến kết cấu của đất Nếu cháy lớn toàn bộ chất hữu cơ đều bị cháy, kết cấu đoàn lạpcủa đất bị phá vỡ, khoáng chất lộ ra, bị mưa rửa trôi và bịt chặt các mao quản từ đó làmđất bị kết von và đá ong hóa, tính chất thoáng khí và giữ nước giảm Nếu cháy nhiều lần
sẽ làm tăng quá trình trên, giảm khả năng tích nước và độ phì của đất, không có lợi chosinh trưởng của cây
c Ảnh hưởng của cháy rừng đối với sự thay đổi tính chất hóa học đất
Đất rừng sau khi bị cháy có sự thay đổi về hàm lượng chất hữu cơ, các chất dinhdưỡng và độ pH Chất hữu cơ trong đất chủ yếu là lớp cành khô lá rụng và chất mùn,chúng có lợi cho sự hình thành kết cấu đoàn lạp của đất, cải thiện nước và dinh dưỡng cótrong đất Sự đốt cháy lớp cành khô lá rụng làm cho mất chất hữu cơ Đám cháy với nhiệt
độ cao còn có thể đốt cả tầng mùn làm tổn thất nhiều chất hữa cơ của đất Nhiều nghiêncứu cho thấy sau khi cháy các chất dinh dưỡng trong đất như: P, K, Ca, Mg, … có chiềuhướng tăng lên Khi cháy chất hữu sẽ tạo ra các chất dinh dưỡng ở trạng thái hòa tan, thựcvật dễ hấp thụ nhưng cũng rất dễ bị rửa trôi Nguyên tố Nitơ trong đất nói chung tồn tại ởtrạng thái hữu cơ, thực vật khó hấp thụ Sau khi cháy, Nitơ bay hơi nhưng cũng có một sốhợp chất Nitơ như: NH4, NO3 lại được thực vật hấp thụ trực tiếp
Sau khi cháy hàm lượng các Cation như: K+, Ca++, Mg++, tăng làm cho độ chuacủa đất giảm, pH tăng lên Nhưng nếu cháy diễn ra nhiều lần các chất đó bị mất đi, pHgiảm và đất bị chua hóa Ảnh hưởng đó rõ nhất ở tầng đất mặt 15 – 20 cm
Trang 27c Ảnh hưởng của lửa rừng đối với sự biến đổi vi sinh vật đất
Ảnh hưởng của lửa rừng tới cấu trúc và hoạt động của vi sinh vật trong đất thườngdưới dạng gián tiếp thông qua quá trình làm thay đổi các tính chất vật lý, hóa học của đấtnhư độ thoáng khí, độ pH, nước, nhiệt độ và dinh dưỡng đất Những tính chất này biến đổikhác nhau tùy thuộc vào cường độ và thời gian cháy, trị số nhiệt độ cao nhất, độ ẩm đất,đặc trưng lập địa nơi cháy, tổ thành thực vật sinh trưởng sau cháy
Sự tăng độ pH của đất dưới tác động của lửa rừng tạo điều kiện thuận lợi cho cácloài vi khuẩn có khả năng sinh trưởng lấn át các loài nấm Một số nhà khoa học cho rằngtốc độ cao cuả quá trình Nitơrat hóa trong đất thường đạt sau khi cháy rừng là do các hoạtđộng của quần thể vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter tăng lên (Ahlgren và Ahlgren1960) Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của Dunn et al, 1979 đối với đất có tầng thảmtươi, cây bụi dày lại chỉ ra rằng các quần thể vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter chỉđược duy trì ở mức thấp sau khi cháy 12 tháng
Chỉ có những đám cháy với nhiệt độ cao mới gây ảnh hưởng đến vi sinh vật, nhữngkết quả nghiên cứu ở Mỹ đã cho thấy khi dùng phương pháp đốt với cường độ thấp, cácloài nấm, xạ khuẩn và vi khuẩn về cơ bản không bị ảnh hưởng Nói chung, những loài vikhuẩn thường có khả năng chịu nhiệt tốt hơn so với nấm Trong điều kiện đất ẩm, sự chếtnhanh của các loài vi khuẩn bắt đầu xuất hiện khi nhiệt độ đạt tới 50oc và không loài nàosống được ở nhiệt độ trên 110oC Các loài vi khuẩn Nitơrat hóa tỏ ra nhậy cảm hơn dướitác động của nhiệt độ so với những loài vi khuẩn dinh dưỡng điển hình Dunn và Debanno
đã ghi nhận rằng loài vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter đã bị chết trong đất khô dướitác động của nhiệt độ ở 140oC nhưng đối với đất ẩm thì nhiệt độ chết đối với chúng là 50 –
75oC Các kết quả nghiên cứu của Bollen (1969) đã cho thấy các loài khuẩn xạ nhìn chung
có khả năng chịu nhiệt cao hơn vi khuẩn
Do lớp cành khô lá rụng bị cháy, đất lộ ra, mặt đất bị nước mưa rửa trôi nên tácdụng hút nước giảm, tăng dòng chảy bề mặt, vì vậy sự xói mòn đất sau cháy được thể hiệnrất rõ
1.2 Ảnh hưởng của lửa rừng đối với nước
Lửa rừng có thể gây ra những ảnh hưởng sâu sắc và gián tiếp tới đặc điểm thủy vănrừng thông qua quá trình làm thay đổi tính chất lý, hóa học của đất, chuyển những chấthữu cơ về dạng chất tro dễ hòa tan và làm biến đổi chế độ tiểu khí hậu thông qua quá trìnhlàm giảm độ tàn che tầng cây cao Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, có thể xem xét một cáchtóm lược các quá trình thủy văn trong rừng
Khi nước mưa rơi xuống tán rừng, một phần bị tán rừng giữ lại và bay hơi trở lạikhí quyển, một phần lọt qua tán và một phần chảy men theo cây xuống mặt đất, khả nănggiữ nước mưa của tán lá xấp xỉ khoảng 150 % so với tổng lượng khô của nó Lượng nướcmưa tiếp đất sẽ được hấp thụ bởi lớp thảm khô, thảm mục và thấm sâu xuống lòng đất.Khi khả năng thấm nước của đất và lớp thảm mục, thảm khô đạt cực đại hoặc tốc độ thấmthấp hơn tốc độ nước rơi thì sẽ tạo thành dòng chảy mặt và theo hướng thoát khỏi lâmphần vào lưu vực Khả năng giữ nước của lớp thảm khô, thảm mục phụ thuộc lớn vào mức
độ bị phân hủy của chúng Khả năng này thường được dao động từ khoảng 150 % đến 500
% so với lượng khô và lớp thảm mục trong rừng Sau khi mưa kết thúc, độ ẩm đất sẽ giảm
đi do quá trình bốc hơi vật lý và quá trình thoát hơi do các hoạt động trao đổi chất củathực vật
Trang 28Lửa rừng có thể ảnh hưởng đến tất cả quá trình thủy văn trên, từ khả năng ngăn giữnước mưa của tán rừng cho tới khả thoát hơi nước của thực vật Vì vậy nó ảnh hưởng sâusắc tới số lượng và chất lượng nước trong lưu vực cũng như tới quá trình sử dụng nướccủa những người sống ở vùng hạ lưu.
Đối với các đám cháy có cường độ cao, lửa có thể thiêu cháy hoàn toàn lớp thảmkhô, thảm mục và cả những chất hưu cơ trong đất Điều này gây ra hậu quả tiêu cực đếnmối liên hệ đất nước Khi có mưa, động năng mưa có thể phá vỡ kết cấu và làm giảm sứcliên kết của đất, làm đảo lộn và lấp kín các khe hở trong đất, từ đó làm tăng dòng chảy mặt
và giảm dòng chảy ngầm, dẫn tới làm tăng quá trình xói mòn và rửa trôi, nhất là đối vớinhững loại đất có sức liên kết thấp cùng với địa hình có độ dốc cao và lượng mưa lớn tậptrung theo mùa
Theo kết quả nghiên cứu của Storey và Debano (1968) ở khu vực phía NamCalifornia, số lượng đất mất đi do xói mòn sau khi cháy tỷ lệ thuận với bình phương diệntích cháy, tức là khi so sánh với diện tích đám cháy 1 ha, thì lượng đất mất đi tăng lên 100lần so với cháy 10 ha và 10.000 lần so với cháy 100 ha Tỷ lệ xói mòn cũng giảm dần khi
số năm sau cháy tăng lên, chẳng hạn cũng ở phía Nam California, theo phát hiện củaRowe (1954) thì tại những nơi có độ dốc cao, tỷ lệ xói mòn có thể tăng 35 lần trong nămđầu tiên sau cháy so với khu vực tương tự không qua cháy và gấp 12 lần ở năm thứ 2 Tácgiả cho rằng có thể phải mất hàng chục năm sau mới duy trì được trạng thái ban đầu
Mặc dù tính thấm của đất thường bị giảm đi dưới tác dụng của cháy rừng nhưng độ
ẩm đất sau cháy vẫn có thể tăng do sự giảm quá trình bốc thoát hơi nước vì thảm thực bì
đã bị tiêu hủy Điều này càng rút ngắn đến thời điểm bão hòa ẩm của đất trong mừa mưa
và do đó tăng dòng chảy mặt, mực nước sông suối được dâng lên nhiều hơn nên rất dễ gâyngập úng và lũ quét
Một số trận mưa bão sau lửa rừng, thành phần hóa học của thủy vực có thể bị thayđổi bởi sự tăng hàm lượng các chất muối Cacbonat, Natri, Ammoni, Nitơ hữu cơ Sự biếnđổi này chưa đủ để gây ra những nguy hại cho con người và động vật nhưng có thể thuậnlợi cho sự phát triển của tảo và các vi sinh vật phù du Sự tăng nồng độ CO2 trong nước và
sự phơi nắng trực tiếp của các khe suối sau khi cháy rừng có thể là những nguyên nhânchủ yếu làm tăng nhiệt độ nước thủy vực Ngoài ra, sự tăng quá trình tích tụ bùn, sét ởlòng sông, suối sau cháy sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình sinh sản của các loài cá
Những kết quả nghiên cứu về sự biến đổi thành phần hóa học nước của Tiedemann(1973, 1979) đã cho thấy nồng độ trung bình một số nguyên tố trong thủy vực như Ca,
Mg, Na, … đều giảm đi ở những năm đầu sau khi cháy do tác động làm loãng dòng chảy
bề mặt như xói mòn và mực nước sông suối tăng lên
Tuy vậy, kết luận này vẫn còn đang tranh cãi và chưa được thừa nhận Đối với Phốtpho, Tiedemann cũng như rất nhiều nghiên cứu khác lại ghi nhận rằng tổng hàm lượngphốt phát của thủy vực được tăng lên từ 2 – 3 lần sau cháy
1.3 Ảnh hưởng của lửa rừng đối với không khí
Lửa rừng sẽ sản sinh bụi và khí ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Thể khí sảnsinh khi cháy rừng chủ yếu bao gồm các thành phần sau:
- CO2: Có tác dụng làm tăng nhiệt độ gây ra hiệu ứng nhà kính, khi cháy một tấnvật liệu có thể sinh ra 3.680 m3 CO2
Trang 29- CO: Là chất khí có hại và cũng là chất gây ô nhiễm nhiều nhất sinh ra khi cháy.
Nó gây ra tác hại trực tiếp đến sức khỏe của con người Khi nồng độ CO đạt đến 100 ppm
có thể làm chết người Hàm lượng CO nơi gần ngọn lửa khá cao, đặc biệt là lúc dập lửathuận chiều gió phía trước ngọn lửa là do thiếu O2 và tăng CO dễ làm cho nhân viên dậplửa choáng váng rồi ngất xỉu
- SO2: Là khí có hại nhưng thường khi cháy khí này được sản sinh rất ít, nên nóichung là không gây tác hại gì SO2 là một trong những chất gây ô nhiễm không khí, khinồng độ cao, thực vật và con người đều bị ảnh hưởng
- O3: Hàm lượng O3 trong không khí vào khoản 0.03 ppm Khi cháy hàm lượng củachúng trong khói cao nhất là 0.9 ppm, sau 45 phút khuếch tán vẫn còn 0.1 ppm O3 là tổthành chủ yếu của khói quan hóa và là chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên,trong khí quyển đặc biệt là lớp bề mặt, O3 có thể hấp thụ tia tử ngoại giúp làm giảm tác hạicho con người
- NO2: Chất thường có màu nâu đỏ, có mùi khó chịu khí này có hại với người,động vật và thực vật, nhưng khi cường độ đám cháy cao, nhiệt độ lên tới 1540oc mới hìnhthành NO2 khi cường độ cháy vừa và thấp thì không sản sinh ra khí này
- Hợp chất HC: Tất cả các chất hưu cơ khi cháy đều sản sinh HC, HC không độcnhưng khi lẫn vào trong bụi khói sẽ gây ra phản ứng quang hóa có hại đối với con người.Khi cháy rừng mỗi tấn vật liệu cháy có thể sản sinh ra 10 – 40 pound HC(1pound=0,45kg)
- Hợp chất PAH: là một khí độc có hại cho người, thường được sinh ra khi cháyrừng lá kim có nhiệt độ từ 700 – 850oc, nhưng hàm lượng tương đối ít
Khi cháy rừng sinh ra các khí hại, sự sản sinh các khí này có quan hệ với tính chấtcủa lửa Cháy với nhiệt lượng cao sản sinh nhiều hơn Theo các kết quả nghiên cứu của
Mỹ thì chất ô nhiễm thải ra trong rừng và đồng ruộng chiếm khoảng 5 % toàn bộ chất gây
ô nhiễm khí quyển Cho nên cháy rừng tuy có ảnh hưởng nhưng không phải là nguồn gây
cơ Ryan và Mc Mahon (1976) đã phát hiện có tới 60 đồng vị của cacbon từ C4 đến C12chỉ riêng trong thành phân khói của đám cháy rừng Thông thuần loài
Trong quá trình cháy, phần lớn khói bụi là các sản phẩm cháy được cuốn theo dòngđối lưu vào không khí Chính những hạt bụi than, tro và các Hydrocacbon đông kết làmthay đổi đáng kể thành phần khí quyển Những hạt có đường kính nhỏ hơn 5 – 10 Mycrotồn tại lơ lửng trong không khí cho tới khi bị mưa bão cuốn đi hoặc bị tán cây chặn lại.Những hạt nhỏ hơn 2 – 3 mycro có thể thâm nhập vào phổi qua hơi thở trên 50 % nhữnghạt nhỏ hơn 0,1 mycro sẽ đọng lại trong các mô hô hấp ở các vị trí sâu hơn của phổi.Những hạt từ 0,3 – 0,8 mycro có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khúc xạ ánh sáng nhìnthấy và làm giảm tầm nhìn Sự làm đục bầu không khí của bụi khói là nguyên nhân gây racác sự cố về giao thông cả đường bộ lẫn đường hàng không
Trang 30Hầu hết các sản phẩm tro bụi (trừ các chất vô cơ) trong thành phần những chấtthoát vào không khí là kết quả của quá trình cháy không hoàn toàn, cho nên khối lượngcủa chúng trong không khí biến đổi lớn và phụ thuộc chặt chẽ vào cường độ cũng như đặctính khác của quá trình cháy.
Tỷ lệ các chất thoát vào không khí tăng gấp 8 lần trong thời gian cháy âm ỉ so vớithời gian cháy sáng Trong ngọn lửa phía trước của đám cháy, do quá trình cháy sáng dichuyển tương đối nhanh nên nền vật liệu để lại một khối lượng lớn các sản phẩm cháy âm
ỉ Vì vậy, tổng khối lượng các chất bốc thoát vào không khí lớn gấp 3 lần ngọn lửa phíasau đám cháy, nơi mà ngọn lửa tuy cháy với cường độ thấp hơn nhưng triệt để hơn
2 Ảnh hưởng của lửa rừng đến dòng năng lượng và chuyển hoá vật chất
2.1 Ảnh hưởng của lửa rừng đến dòng năng lượng
Dòng năng lượng là thuật ngữ của sinh thái học chỉ sự chuyển hóa năng lượngthông qua chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng này đến bậc dinh dưỡng khác Trong các chuỗithức ăn cơ bản, phần lớn xuất phát từ thực vật (sinh vật sản xuất) Tác động của lửa đốivới cây rừng được thể hiện cơ bản nhất thông qua cơ chế tác động của nhiệt độ cao Tácđộng đó ảnh hưởng đến từng bộ phận hoặc toàn bộ quá trình chuyển hóa và tích lũy nănglượng trong hệ sinh thái Trong quá trình phát sinh và phát triển của cây rừng, một phầnkhông nhỏ năng lượng của hệ sinh thái được tồn tại dưới dạng các sản vật rơi rụng trongrừng Lửa có thể nhanh chóng giải phóng năng lượng đó, hoàn trả lại một phần và rút ngắnchu trình chuyển hóa năng lượng trong rừng Tóm lại, cháy rừng đã làm cho dòng nănglượng thay đổi, sắp xếp lại các chuỗi thức ăn
2.2 Ảnh hưởng của lửa rừng đến dòng chuyển hoá năng lượng
Chuyển hóa vật chất là sự phát huy tác dụng chuyển hóa năng lượng trong hệ sinhthái Sự chuyển hóa vật chất thông qua ba mức độ khác nhau: Trong các cá thể sinh vật,trong hệ sinh thái và trong sinh quyển Trong mức độ hệ sinh thái, trước hết là do tác dụngtrao đổi chất thực vật trải qua các cấp chuyển hóa của vật tiêu thụ, vật phân giải, các chấtđược trả về cho đất rồi sau đó lại được cây hấp thụ Vòng quay đó được coi là vòng tuầnhoàn sinh vật Trong mức độ cá thể, đó là quá trình trao đổi vật chất trong cơ thể sinh vật.Trong mức độ sinh quyển, đó là vòng tuần hoàn sinh hóa địa cầu
a Lửa rừng ảnh hưởng đến toần hoàn sinh vật
Tuần hoàn sinh vật trong hệ sinh thái là quá trình được tiến hành thông qua chuyểndịch và phân giải của sinh vật Tốc độ quay vòng của các nguyên tố vật chất rất chậm,nhất là vùng núi cao phương Bắc, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao không có lợi cho quá trìnhphân giải hóa học và hoạt động của vi sinh vật, tạo ra sự tích lũy chất mùn và thảm thựcmục Tốc độ nhanh hay chậm của quá trình phân giải ảnh hưởng đến sinh trưởng và pháttriển của cây rừng
Thông qua việc đốt lửa với cường độ thấp có thể làm tăng tốc độ quay vòng của cácnguyên tố trong tuần hoàn sinh vật, cải thiện được điều kiện sinh trưởng cây rừng Saucháy, các nhân tố khoáng có thể thấm vào đất làm tăng dinh dưỡng cho đất, có lợi cho sựhấp thụ của thực vật, tăng độ phì đất, nâng cao sức sản xuất của rừng Đốt với cường độthấp, tạo ra những ảnh hưởng có lợi cho hệ sinh thái rừng là một trong những cơ sở lý luậncủa biện pháp kinh doanh rừng
b Lửa rừng ảnh hưởng đến tuần hoàn sinh hóa địa cầu
Trang 31Cháy rừng cường độ cao sẽ đốt cháy thực bì trên mặt đất, phá hoại tuần hoàn sinhvật, làm cho các nguyên tố như C, N, H2; O, Cl, F, … tham gia vào sự tuần hoàn khí, mặtkhác những nguyên tố P, K, C, S, Mg chuyển thành dạng dễ hòa tan, khi gặp mưa sẽ bị rửatrôi và tham gia vào tuần hoàn nước.
Đối với tuần hoàn vật chất, cháy mạnh sẽ nâng cao tỷ lệ quay vòng vật chất và rútngắn thời gian quay vòng, nhưng hầu hết các chất dinh dưỡng dễ bị rửa trôi làm cho vậtchất trong tuần hoàn sinh vật tham gia vào tuần hoàn sinh hóa địa cầu
Nếu rừng bị cháy nhiều lần, các chất dinh dưỡng bị mất đi càng nhiều, làm nghèođất, sức sản xuất giảm xuống, xói mòn đất sẽ làm thay đổi tính chất của nước và gây ranhững bất lợi cho sinh vật thủy sinh
c Ảnh hưởng của lửa rừng đến sức sản xuất của rừng
Sau cháy rừng, cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng đều có thể bị ảnhhưởng, lượng cành khô lá rụng tăng lên nhưng số cành xanh và các sinh vật khác giảm làmcho sức sản xuất của rừng giảm theo
Loại cháy với cường độ khác nhau gây ra những ảnh hưởng không giống nhau đốivới sức sản xuất của rừng Khi cháy mặt đất với cường độ thấp sẽ ảnh hưởng không lớntới chỉ số diện tích lá và giảm sức sản xuất cuả rừng, nhưng trong thời gian ngắn sẽ đượckhôi phục và tăng lên Khi cháy tán với cường độ cao sẽ làm giảm đáng kể chỉ số diện tích
lá, nhiều cây bị chết, sản lượng và tổng sinh khối của rừng bị tổn thất lớn Khi cháy ngầm,
rễ cây bị cháy, làm cho cây chết hàng loạt và ảnh hưởng tới tổng sản lượng của rừng
3 Hiệu ích đa dạng của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
Lửa rừng cũng có thể mang lại những tác động có lợi mà chúng ta cần lợi dụng.Thực tế cho thấy lửa rừng có thể làm tốt hiệu ích sinh thái và hiệu ích sản xuất như làmtăng nhiệt độ đất, xúc tiến phân giải cành khô, lá rụng, tăng thêm hàm lượng các chấtkhoáng cho đất, từ đó, có thể xúc tiến sự ra hoa kết quả của cây rừng, xúc tiến quá trình táisinh tự nhiên Điều này càng trở lên có ý nghĩa hơn nhất là đối với các vùng lạnh, các khurừng có phân bố trên núi cao
Dùng lửa trong lâm nghiệp đã có một quá trình lịch sử lâu dài và đa dạng Lửa làmột công cụ sản xuất Dùng lửa để xử lý thực bì có thể là một trong các biện pháp truyềnthống rẻ tiền và nhanh chóng nhất đã được áp dụng trong canh tác nương rẫy, đốt vệ sinhrừng trong các khu khai thác, đốt trước giảm vật liệu cháy, đốt để xử lý các nhân tố mầmbệnh hại, thậm chí người ta có thể dùng lửa để dập lửa trong quá trình chữa cháy rừng, …Tuy nhiên, những hiệu ích của lửa rừng chỉ được đảm bảo khi nó nằm trong sự kiểm soátcủa con người Trong trạng thái tự nhiên, hiệu ích của lửa rừng rất ít và chỉ có thể sinh ratrong những điều kiện nhất định mà thôi
Hệ sinh thái rừng là một đơn vị chức năng cơ bản của sinh thái học, bao gồm cácthành phần cơ bản có quan hệ khăng khít với nhau, đó là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêuthụ, sinh vật phân hủy, khí hậu và đất Tuy nhiên, cấu trúc và chức năng hệ sinh thái rừng
có những đặc trưng riêng, điều đó được thể hiện trước hết là sinh vật sản xuất của hệ sinhthái rừng được tập hợp chủ yếu bởi các loài cây gỗ, sinh vật tiêu thụ bao gồm các loàiđộng vật rừng, đất rừng, vì hệ sinh thái rừng bao gồm một lượng sinh vật lớn trong mộtkhông gian rộng lớn, cho nên nó là một trong các hệ sinh thái hoàn mỹ nhất, có tác độngmạnh mẽ và toàn diện nhất trong việc cải tạo môi trường
Trang 32Xuất phát từ nhiều nghiên cứu về chức năng đa dạng của rừng cũng như những tổnhại do cháy rừng gây ra, việc phòng cháy, chữa cháy rừng có thể mạng lại hiệu ích nhiềumặt ngoài những hiệu ích dễ được nhìn thấy như các giá trị kinh tế và chức năng cung cấpcủa rừng Sự nhìn nhận đầy đủ hơn về vấn đề này được thể hiện trên các khía cạnh sau:
* Rừng điều hòa khí hậu
Rừng có khả năng giữ một lượng lớn bức xạ mặt trời ở tầng tán Cây rừng có khảnăng tham gia vào điều hòa nhiệt thông qua cơ chế tự điều chỉnh quá trình thoát hơi nước
Tán của cây có thể có hàng vạn - hàng triệu chiếc lá (cây lá kim có 10 – 40 triệu lá;cây lá rộng có 100.000 - 200.000 lá) Lá cây thông qua khí khổng hấp thụ CO2, đưa hơinước vào khí quyển và làm giảm nhiệt độ trong rừng và vùng gần rừng Nhờ tác dụng đó,vào ban ngày nhiệt độ trong rừng thường thấp hơn ngoài rừng, tạo nên gió thổi từ ngoàivào rừng; ban đêm thì ngược lại, gió thổi từ trong rừng ra nơi đất trống Vì vậy, rừng cóthể tham gia vào quá trình điều hòa không khí cho khu vực
Những kết quả nghiên cứu cho thấy lượng nước từ rừng bốc thoát hơi vào khíquyển có thể ngang với sự bốc thoát hơi nước biển trên cùng một diện tích Mùa hè, độ ẩmkhông khí khu vực có rừng thường cao hơn nơi đất trống khoảng 15 – 20 %
Tác dụng bốc thoát hơi nước của rừng đã làm thay đổi đại tuần hoàn và làm tăngtiểu tuần hoàn nước, từ đó làm tăng lượng nước rơi Tác dụng này cũng giống như biển.Nếu độ che phủ của rừng đạt 30 % và phân bố đều thì có thể điều hòa khí hậu, giảm đượccác thiên tai
* Rừng cải thiện nguồn nước
Trước khi tiếp đất, lượng nước rơi gặp phải các tầng tán, cây bụi thảm tươi, cànhkhô lá rụng và tầng thảm mục trong rừng Nếu tầng thảm mục dày mài mét hoặc vài chụcmét sẽ có thể hấp thụ một lượng nước lớn gấp 500 – 700 lần so với trọng lượng của nó,dung tích hấp thụ có thể đạt tới 26 – 64 % Vì vậy, sẽ giảm bớt dòng chảy bề mặt, chuyểnnước mặt thành dạng nước ngầm, một bộ phận khác được cây lợi dụng và bốc hơi vào khíquyển, còn lại phần lớn thông qua mạch nước ngầm chảy ra sông, biển, hồ Tác dụng đóđược gọi là “sự nuôi nước của rừng”
Tác dụng giữ nước của rừng có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, sự điềuhòa dòng chảy, ổn định mức nước sẽ có lợi cho vận chuyển thủy, làm mương máng vàgiảm bớt lũ lụt Bảo vệ rừng đầu nguồn sẽ rất có lợi cho sản xuất và cuộc sống đồng bàovùng xuôi
* Rừng bảo vệ đất: Rừng làm giảm dòng chảy mặt và giảm quá trình rửa trôi, xói
mòn Một số kết quả nghiên cứu cho thấy ở những nơi đất trống nước có thể rửa trôi tầngđất dày 3 m chỉ cần 3 năm, nhưng nếu ở trong rừng thì cần phải ít nhất 80.000 năm Rễcây rừng có thể cải tạo đất làm tăng tính thấm và có lợi cho việc giữ đất
* Rừng bảo vệ nông nghiệp: Những tác dụng điều hòa không khí, tăng độ ẩm, giữ
nguồn nước, chống xói mòn, giảm thiên tai của rừng đều có ích cho các hoạt động sảnxuất nông nghiệp Thực nghiệm đã chứng minh, rừng có thể chắn gió và giữ được độ phìcho đất Đảm bảo cây con không bị vùi lấp, hạt giống không bị lộ ra, giảm bốc hơi nướcnên đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm và sinh trưởng Những vùng không có rừng, đồngruộng thường bị khô hạn
* Tác dụng điều dưỡng vệ sinh rừng
Trang 33Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, rừng còn làm đẹp cảnh quan, môi trường, diệtkhuẩn và làm sạch bầu không khí, làm giảm và chống tiếng ồn Điều này có tác dụng trựctiếp đến sức khỏe của con người.
Rừng hấp thụ CO2 và giải phóng O2 Nói chung trong mùa sinh trưởng, 1 ha cây lárộng có thể hấp thụ 1000 kg CO2 và tạo ra 700 O2 Rừng thông mỗi năm có thể cản được
30 tấn bụi, rừng cây lá rộng có thể cản bụi được gấp đôi
Một số loài cây rừng có thể tiết ra chất Phytonxit có tác dụng diệt khuẩn tốt như cácloài Quế, các loài trong họ Cam quýt, Hồi, … rừng thông có thể làm cho không khí không
có ví khuẩn hoặc cây Liễu sam có khả năng hấp thụ chất SO2
Mặc dù tác dụng của điều dưỡng từ rừng chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưngngười ta đều cho rằng những người sống ở vùng rừng và ven biển có tuổi thọ cao hơn vàkhỏe mạnh hơn khu vực khác
Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây về hiện tượng Ion hóa không khí đãcho thấy dưới tác dụng của tia cực tím vũ trụ làm cho Ion oxy do quá trình hô hấp của câyđược sản sinh ra hàng loạt trong không khí Những Ion đó có tác dụng điều trị rất nhiềuloại bệnh
Cách đây khoảng 3 tỷ năm trái đất xuất hiện những loài động vật và sinh vật hấpthụ Dioxyt cacbon để giải phóng Oxy đưa vào khí quyển như một chất thải cuả quá trìnhquang hợp thì đã có sự tuần hoàn khép kín CO2 – O2 tạo ra sự cân bằng sinh thái, điều nàyđược mô tả theo sơ đồ
Từ sơ đồ trên cho thấy, một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc mất rừng,trong đó có cháy rừng là loài người đang bị nhốt vào “lống kính” Mặt khác, cháy rừngcòn có thể gây thương vong cho người và tổn thất đến nhiều tài sản
Từ những hiệu ích đa dạng của rừng đã cho thấy, rừng không chỉ là chiêc nôi đầutiên của loài người mà còn là môi trường sống của con người trong mọi thời gian Rừng làmột trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất có khả năng tự phục hồi, có tác dụng bảo
vệ môi trường mạnh mẽ và toàn diện nhất
Chương 3 Đặc tính của cháy rừng
(Tổng số tiết: 9 tiết, lý thuyết: 6 tiết, bài tập: 3 tiết)
1 Các nguyên lý cơ bản của sự cháy
1.1 Khái niệm về sự cháy
Phản ứng toả nhiệt và phát sáng khi vật liệu cháy hòa hợp với Oxy gọi là sự cháy.
O2
CO 2
Trang 34Quá trình cháy rừng xảy ra rất phức tạp Nó cháy tự do trong hệ sinh thái rừng, chịu
sự chi phối của vật liệu cháy và môi trường, sự phát sinh, phát triển của nó có tính quyluật Mặt khác sự cháy là một nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái rừngvừa có tính tích cực lại vừa có tính tiêu cực
Đối với cháy rừng, phản ứng cháy có thể coi là ngược lại với phản ứng quang hợp.Cây xanh thông qua quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và nước và chuyển nănglượng mặt trời thành hoá năng tích lại trong thân cây Còn quá trình cháy lại giải phóngnăng lượng tích luỹ được thành chất vô cơ
* Phản ứng quang hợp
6CO2 + 6H2O + NL ASMT => C6H12O6 + 6O2 (2.1)
6CO2 + 5H2O + NL ASMT => (C6H10O5)n + 6O2 (2.2)
(Quang năng => hoá năng)
* Phản ứng cháy
C6H12O6 + 6O2 + Nhiệt gây cháy => 6CO2 + 6H2O + Nhiệt lượng (2.3)
(C6H10O5)n + 6O2 + Nhiệt gây cháy=>6CO2 + 5H2O + Nhiệt lượng (2.4)
(Hoá năng => nhiệt năng)
Quá trình tích luỹ năng lượng của cây rừng rất chậm, nhưng quá trình cháy toảnăng lượng lại rất nhanh
Bình thường trong rừng các chất hữu cơ được phân giải nhờ tác dụng của vi sinhvật Quá trình đó diễn ra cùng với sự chuyển hoá năng lượng và tái lợi dụng vật chất, cuốicùng Hydrat hoá thành chất vô cơ Thông qua quá trình quang hợp, thực vật rừng phải trảiqua rất lâu để tổng hợp và tạo sinh khối Trong quá trình đó, quá trình cháy chỉ diễ ratrong một thời gian ngắn, thậm chí chỉ trong vài giờ
1.2 Điều kiện của cháy rừng
Qua nghiên cứu phản ứng cháy cho thấy, để có thể xảy ra cháy phải có sự kết hợpđồng thời 3 nhân tố cơ bản sau:
+ Oxy chất duy trì sự cháy
+ Vật liệu cháy, chất bị cháy
+ Nguồn nhiệt gây cháy
Nếu thiếu một trong 3 nhân tố đó quá trình cháy sẽ không xảy ra Sự kết hợp của 3nhân tố này tạo lên một tam giác lửa (hình 2.1)
* Oxy: Trong không khí có khoảng 21 – 23 % oxy Dưới tán rừng tỷ lệ này có thể
thấp hơn một chút do quá trình phân giải một số hợp chất hữu cơ trong rừng làm cho hàmlượng CO2 tăng lên Khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 15 % thì không có khả năng duytrì sự cháy
* Vật liệu cháy: Vật liệu cháy là tất cả các chất có khả năng bén lửa và bốc cháy
trong điều kiện có đủ nguồn nhiệt và Oxy Vật liệu cháy ở trong rừng bao gồm: Cành khô,
lá rụng, thảm mục, thảm tươi, các bộ phận khác nhau của cây, mùn và than bùn Vật liệucháy trong rừng được xem là nhân tố nền tảng của cháy rừng Những đám cháy rừngthường được kiểm soát thông qua sự tác động vào nguồn vật liệu cháy Nhìn chung độ ẩm
Trang 35vật liệu cháy được coi là nguy hiểm đối với sự xuất hiện cháy rừng ở thời điểm ban đầuthường dưới 30 %.
* Nhiệt gây cháy:
Yếu tố không có sẵn trong rừng chính là nguồn nhiệt Nhiệt độ cần thiết để đốtcháy vật liệu ở thời điểm ban đầu gọi là điểm bén lửa hay điểm bắt lửa
Hầu hết các vật liệu cháy trong rừng có điểm bén lửa trong khoảng 200 – 250oc Ởnhiệt độ > 260oc, đa số vật liệu có khả năng tự duy trì ngọn lửa mà không cần sự cung cấpnguồn nhiệt từ bên ngoài Nhiệt độ tại đó được gọi là nhiệt độ cháy hay còn gọi là điểmcháy của vật liệu Điểm cháy khác nhau là do tính dẫn nhiệt, độ ẩm và thành phần hoá học,kích thước khác nhau của vật liệu Nếu là cỏ khô, điểm cháy từ 150 – 200oc, điểm cháycủa gỗ xấp xỉ 300oc
1.3 Thành phần hoá học của vật liệu cháy
Thành phần hoá học của vật liệu cháy quy định bản chất bên trong của nó Vì vậy,muốn hiểu được bản chất của cháy rừng trước hết cần xem xét thành phần hoá học của vậtliệu cháy Các loại vật liệu khác nhau có thành phần hoá học khác nhau
Thành phần hoá học của vật liệu cháy trong rừng khá phức tạp, tuy nhiên có thểxếp chúng vào một số hạng cơ bản sau đây:
* Xenlulo: Công thức hoá học (C6H12O5)n, có cấu tạo mạch thẳng, khó bị phân giải,
có trọng lượng phân tử 300.000 – 500.000, ở cây lá kim thường dài khoảng 2,5 - 4 mm,cây lá rộng dài khoảng 1 mm Trong gỗ, Xenlulo bắt đầu bị nhiệt phân ở khoảng 200oc,khi nhiệt độ lên đến 275oc có thể hình thành các chất như than gỗ, dầu cháy, acid axetic vàmột số chất khí
* Hemixenlulo: Đây chính là Hydratcacbon polyxacarit có chiều daì ngắn hơn
mạch Xenlulo, có mạch nhánh và kém bền vững, dễ bị phân giải bởi nhiệt (bị nhiệt phân ở
180oc) Hemixenlulo chiếm khoảng 10 – 20% trong các mô thực vật Nhiệt lượng toả rakhi cháy của Xenlulo và hemixenlulo là 3.850 Cal/g
* Lignin: Công thức hoá học C40H44O19, là chất Polime có mùi thơm ở gỗ, bền
vững và khó bị phân huỷ hơn Xenlulo Nhờ có chất này mà gỗ của cây rừng có độ cứngnhất định Trọng lượng phân tử của Lignin giao động rong khoảng 400 – 960 và nhiệtlượng toả ra khi cháy của nó là 5.860 cal/g, cao hơn nhiều so với nhiệt lượng cháy củaXenlulo Lignin chiếm khoảng 15 – 30% trọng lượng khô của cây Lignin bắt đầu bị phângiải bởi nhiệt độ khoảng 250oc
* Dầu thơm (Izoprenepolime) Công thức hoáhọc (C6H16)n hàm lượng dầu thơm
trong lá ở mỗi oài cây có khác nhau, trung bình khoảng dưới 2% Hầu hết các loài cây lákim đều chứa chất này và có hàm lượng cao hơn, như ở thông có thể chứa tới 6 % Cácchất tiết dầu thơm có khả năng tạo ra những hỗn hợp dễ gây cháy
* Nhựa cây (Rezin): Là chất không bay hơi, thànhphần hoá học chủ yếu là mỡ, acid
béo, nhựa acid, Phytosteron, … Nhiệt lượng toả ra khi cháy ở những cây có nhựa là 7.720cal/g, cao hơn hai lần nhiệt lượng cháy Xenlulo Hàm lượng nhựa trong các loài cây cókhác nhau và biến động trong khoảng 0,2 – 15 %
* Các chất khoáng (Chất tro): Các chất khoáng chiếm tỷ trọng rất thấp trong các
vật liệu cháy rừng, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình cháy rừng Nhìn
Trang 36chung hàm lượng các chất khoáng có trong gỗ rất ít, đa số các loài gỗ có hàm lượng chấtkhoáng dưới 2 %, còn ở vỏ và lá có khoảng 5 – 10 %.
Các chất khoáng có ảnh hưởng đến sự cháy Nhiều chất là xúc tác cho sự tạo thân
và giảm sự tạo thành hắc ín Do hắc ín là chất có vai trò quan trọng trong việc tạo thànhngọn lửa, nên khi lượng hắc ín giảm thì sự cháy cũng giảm Nhiều nghiên cứu cho thấy,hàm lượng silíc có trong vật liệu tỷ lệ nghịch với khả năng cháy của vật liệu Phố phát làchất có tác dụng ức chế đối với quá trình cháy, vì vậy nó là thành phần quan trọng trongnhiều công thức làm chậm quá trình cháy
Như vậy, thành phần hoá học của vật liệu cháy ở rừng bao gồm các chất Xenlulo,Hêmixenlulo, Lignin và các chất tiết dầu, nhựa Theo nhiều tác giả, đối với cây lá kim,Xenlulo chiếm từ 46 – 58 %, Hêmixenlulo chiếm 23 – 26 %, Lignin chiếm 26 – 30 %trọng lượng của cây
Còn với các loài cây lá rộng Xenlulo chiếm từ 46 – 50 %, Hêmixenlulo chiếmkhảon 20 – 35 % và Lignin chiếm khoảng 19 – 28 % Một số loài cây ở Việy Nam có tỷ lệXenlulo như ở bảng sau:
Bảng: Thành phần hoá học một số cây rừng Việt Nam
Bảng: Thành phần hoá học của một số loại vật liệu cháy (theo C.V Belop, 1982)
Loại vật liệu cháy
Trang 37Than bùn 51,4 5,40 31,0 2,20 8,00
Số liệu từ biểu trên cho thấy các vật liệu ở rừng chứa nhiều C và Oxy Tuy nhiêntrong lá và gỗ của chúng còn chứa một số chất như: Dầu thơm, nhựa, … các chất này sẽlàm giảm lượng Oxy trong vật liệu và làm tăng lượng nhiệt toả ra khi cháy Ở nước ta hàmlượng các nguyên tố hoá học chứa trong lá cây và trong gỗ được thể hiện ở biểu sau:
Biểu: Thành phần hoá học của gỗ và lá cây
2 Các quá trình cơ bản của lửa rừng
2.1 Ba giai đoạn cơ bản của quá trình cháy
Trong những đám cháy rừng, các vật liệu đều trải qua 3 giai đọan cháy Tuy nhiên,việc hoàn thành một cách trọn vẹn các giai đoạn này chỉ xảy ra khi có mặt của 3 nhân tốtrong tam giác lửa và có đủ nhiệt lượng cung cấp cho quá trình cháy
Ba giai đoạn này được thể hiện như hình vẽ
* Giai đoạn đầu – tích nhiệt
Khi vật liệu cháy tiếp xúc với nguồn nhiệt, ở nhiệt độ 100 – 150oC nước tự do trongmạch dẫn của vật liệu bị bốc hơi và nước liên kết hoá học có trong chúng cũng bị phân li.Sau khi cả hai loại nước trên bay hơi hết, vật liệu cháy sẽ hoàn toàn khô kiệt, nhiệt độ củavật liệu khi đó tăng rất nhanh Ở nhiệt độ khoảng 250oC là quá trình tiền phân giải vật liệu.Giai đoạn này sẽ không thể tự duy trì khi nguồn nhiệt bên ngoài không còn nữa
* Giai đoạn 2 –cháy thể khí
Ở nhiệt độ 275 – 350oC vật liệu bị phân giải rất nhanh, sau đó quá trình phân giảiđược hoàn thành và tạo ra những chất khí như: CO, C2H2, H2, C2H4, CH3OH, CH3COOH,
… kèm theo đó là sự xuất hiện ngọn lửa cháy thể khí trong các phản ứng hoá học; ở giaiđoạn này quá trình cháy có khả năng tự duy trì mà không cần nguồn nhiệt cung cấp thêm
từ bên ngoài
* Giai đoạn 3 – cháy than gỗ
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình cháy Trước khi quá trình này diễn ra, vậtliệu cháy đã bị phân huỷ thành 2 dạng: Các chất khí và than Khi vật liệu cháy đạt trên
350oC các chất khí sẽ cháy hết, tiếp đó là xuất hiện sự cháy than gỗ (không có ngọn lửa)
và cuối cùng để lại tàn tro Vật liệu cháy ở giai đoạn này có thể gây nên những nguồn lửamới nếu được gió chuyền tải hoặc chúng bị đốt cháy, đổ gẫy và rơi xuống phía dưới
2.2 Quá trình toả nhiệt của lửa rừng
Trang 38Thực tiễn cho thấy quá trình cháy các vật liệu ở rừng là quá trình phản ứng giữa C,
H với Oxy Kết quả các phản ứng này không chỉ tạo thành các sản phẩm mới là CO2, H2O
mà còn toả nhiệt lượng lớn
590 kcal/kg Hay nói cách khác nhiệt hoá hơi của nước là 590 Kcal
Từ phản ứng 2.6 và 2.7 có thể thấy, khi đốt cháy một kg Hydro sẽ toả ra một lượngnhiệt là 34.200 kcal và đê đốt cháy hoàn toàn 1 kg Hydro cần phải cung cấp 8 kg O2
Ngoài các phản ứng trên, trong thành phần của vật liệu cháy còn có N2 và lưuhuỳnh Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, N2 thường được giải phóng ở dạng Nitơ tự do vàbay vào khí quyển, còn S khi cháy tạo thành SO2 Do cả hai chất N2 và S đều chiếm một tỷ
lệ rất nhỏ S chủ yếu có trong hạt và vỏ quả cây rừng nên lượng nhiệt toả ra trong quá trìnhcháy cũng không đáng kể
* Các phương pháp xác định nhiệt lượng cháy của vật liệu ở rừng
Tổng số nhiệt lượng được sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn một lượng vật liệu cháyđược hiểu là nhiệt lượng cháy hay sản lượng nhiệt của nó Đơn vị thường sử dụng làKj/kg; Kcal/kg Do đó độ ẩm của vật liệu cháy có thể thay đổi rất khác nhau nên nhiệtlượng cháy được xác định trong điều kiện vật liệu cháy khô hoàn toàn
Để xác định nhiệt lượng cháy của vật liệu cháy ở rừng, các nhà khoa học đã sửdụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp đốt thử vật liệu cháy trong bình kimloại đo nhiệt lượng và các phương pháp lý thuyết để xác định nhiệt lượng khi biết thànhphần các nguyên tố hoá học của vật liệu cháy
Trang 39D.I.Mendeleep đã sử dụng công thức để xác định nhiệt lượng cháy của vật liệu nhưsau: QC = 8.100.C + 30.000.H + 2.600.S – 2.000 O (2.8)
Trong đó:
QC là nhiệt lượng cháy cao nhất của 1 kg vật liệu cháy (Kcal/kg)
C,H,O là hàm lượng các nguyên tố cacbon, Hydro, Oxy tính bằng kg
Công thức này cho kết quả QC quá cao nên sau này đã có nhiều thí nghiệm xác địnhhiệu ứng nhiệt của các phản ứng cháy Một số phương trình xác đinh nhiệt lượng cháy caonhất (QC) và thấp nhất (QTN) khi tiến hành đốt các vật liệu cháy khô tuyệt đối được xác lậpnhư sau:
QC = 34.200.C + 143.400 (H-O/8) + 9.030.S (Kj/kg) (2.9)
QTN = 34.200.C + 121.100 (H-O/8) + 9.030.S (Kj/kg) (2.10)
Trong đó, C, H, O, S là hàm lượng các nguyên tố Cacbon, Hydro, Oxy và lưuhuỳnh đều được tính bằng kg Dựa vào công thức trên, người ta đã tính được nhiệt lượngtoả ra khi cháy của 1 kg ở một số loài cây gỗ như biểu sau:
Biểu: Nhiệt lượng toả ra của một số loài cây gỗ
Loại gỗ
Nhiệt lượng toả
ra tính cho 1kg (Kcal)
Khối lượng
gỗ khô kiệt (g/cm3)
Nhiệt lượng toả ra tính theo khối lượng thể tích (Kcal/kg)
Đơn giản hơn, năm 1931, viên sỹ Nga I.A Lablukop đã đưa ra công thức tính nhiệtlượng cháy của các vật liệu cháy ở rừng như sau:
Q = 3.250 K (Kcal/kg)Trong đó: K là hệ số Oxy - tức khối lượng cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1 kg vậtliệu cháy
Trang 40Các phương trình phản ứng cơ bản có thể tính được K:
Để cho vật liệu cháy được thì lượng không khí cung cấp cần lớn hơn nhiều so với lượngoxy thuần khiết Người ta đã tính được để đảm bảo cho quá trình cháy, tỷ lệ giữa vật liệucháy ở rừng với không khí là 1/6,12 kg
Từ công thức I.A.Kablukop, người ta đã xác định được nhiệt lượng sinh ra từ 1 kgvật liệu của một số loài cây biến động từ 4.615 – 5.240 Kcal/kg
Lượng nhiệt này thấp hơn các Hydrocacbon (nCH2O) khoảng 2,5 lần do trongchúng có chứa nhiều Oxy hơn (có khoảng 37 – 43 %) Khi cháy, Oxy kết hợp với Hydrothành nước bay hơi, làm giảm nhiệt độ của vật liệu cháy Mặt khác cũng cần chú ý rằng,trong các loại vật liệu có nhiều tinh dầu và nhựa thường có hàm lượng Oxy thấp hơn nêntăng nhiệt lượng toả ra
Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình cháy sẽ được chi phí cho hai quá trình là đốtcháy vật liệu mới và khuếch tán nhiệt vào môi trường xung quanh
3 Quá trình khuếch tán nhiệt
Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có thể chuyển từ vật thể này đến vật thể khác.Trong quá trình cháy rừng, nhiệt lượng toả ra sẽ làm cho vật liệu xung quanh hấp thunhiệt, tăng nhiệt độ, bốc thoát hơi nước, đạt đến điểm cháy và cứ như vậy làm cho quátrình cháy diễn ra liên tục Điều đó là do quá trình khuếch tán nhiệt vào môi trường xungquanh của các đám cháy
Tuy nhiên, không phải đám cháy nào cũng ổn định và tự duy trì Sự ổn định củaquá trình cháy trong rừng được xác định bởi sự cân bằng giữa nhiệt lượng toả ra từ cácphản ứng hoá học và vật liệu cháy với oxy (Qp) và nhiệt lượng toả ra rồi truyền vào môitrường xung quanh (QT)