Nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Trang 41)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.1.7.Nguồn lực tài chính

Petrolimex là một Tập đoàn kinh tế tƣơng đối mạnh, nguồn lực tài chính của Tập đoàn đƣợc thể hiện ở 2 phần chính: (1) giá trị tổng tài sản trong kinh doanh và (2) vốn kinh doanh (vốn chủ sở hữu của Tập đoàn).

Phần giá trị tài sản trong kinh doanh chủ yếu nằm trong hệ thống CSVCKT phục vụ kinh doanh xăng dầu. Đây là một lƣợng tài sản có giá trị không nhỏ và giá trị các tài sản tăng lên nhiều lần nếu biết cách tổ chức khai thác tối đa các lợi thế so sánh.

34

Phần vốn kinh doanh: Hiện tại vốn kinh doanh của Tập đoàn gần 11.287 tỷ đồng (số liệu công bố trong tài liệu IPO của Petrolimex), trong đó:

Vốn chủ sở hữu là 10.700 tỷ đồng; Vốn, quỹ khác: 587 tỷ đồng.

Với quy mô tài sản và vốn lớn nhƣ vậy, Tập doàn có đủ điều kiện đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để nhập khẩu một khối lƣợng xăng dầu, đảm bảo ổn định cung cấp trên thị trƣờng, nhất là trong những trƣờng hợp có những biến động bất thƣờng, khó khăn về giá cả và nguồn cung cấp. Đồng thời có thể khai thác đƣợc lợi thế so sánh - nhờ quy mô lớn trên nhiều mặt mà các đối thủ cạnh tranh hiện nay phải mất nhiều năm, mới có thể có đƣợc. Tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn cho thấy nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng rất lớn do vậy vấn đề đặt ra đối với Tập đoàn là triển khai thực hiện chiến lƣợc về huy động vốn cần có những giải pháp nhƣ thế nào đặc biệt là vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại.

2.1.8. Vị thế và thương hiệu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã và đang có vị thế và thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng đặc biệt đang chiếm một thị phần lớn, có mạng lƣới phân phối bán lẻ rộng. Trên thị trƣờng nội địa, Petrolimex là doanh nghiệp giữ vai trò chủ lực, chủ đạo. Vai trò trên đã thể hiện rất rõ trong quá khứ và hiện tại. Với quy mô và tầm ảnh hƣởng lớn, Petrolimex luôn có những mối quan hệ tốt với khách hàng trong và ngoài nƣớc và đƣợc sự quan tâm hỗ trợ lớn của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các địa phƣơng. Đó là một lợi thế. Petrolimex cũng là doanh nghiệp có uy tín, có năng lực kinh doanh và tổ chức hoạt động kinh doanh theo một quy trình khá bài bản, chuyên nghiệp và đồng bộ theo chuỗi giá trị của các khâu hoạt động và đƣờng vận động hàng hoá. Chính nhờ vậy, Tập đoàn luôn là

35

trung tâm của các doanh nghiệp kinh doanh XD khác trên thị trƣờng, là đối tác quan trọng của hầu hết các Tập đoàn và Tổng công ty mạnh ở Việt Nam.

Trên thị trƣờng quốc tế, thị trƣờng nƣớc ngoài, với nguồn tiền mua XD hơn 4 tỷ USD /năm. Đây là cơ sở kinh tế quan trọng nhất để mở rộng và tăng cƣờng những mối quan hệ cùng có lợi với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới.

Đối với một số thị trƣờng kinh doanh khác, Petrolimex đang hoạt động tƣơng đối tốt. Tập đoàn đang đảm bảo cung cấp một sản lƣợng chiếm 70% thị trƣờng xăng dầu cho Campuchia và 40% cho Lào. Đây không chỉ nói lên vị thế của Petrolimex ở các nƣớc Đông Dƣơng- điều mà các doanh nghiệp Việt Nam khác chƣa làm đƣợc, mà còn là tiền đề để Petrolimex phát triển kinh doanh trên thị trƣờng quốc tế và khu vực.

Tuy nhiên, do Petrolimex là một doanh nghiệp lớn trên thị trƣờng, rất đƣợc xã hội quan tâm nên áp lực về giữ uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng là rất lớn. Việc xây dựng thƣơng hiệu của Petrolimex là cả một quá trình và phải gắn liền với bảo vệ thƣơng hiệu. Đây là một vấn đề lớn trong thực hiện chiến lƣợc kinh doanh hiện nay của Tập đoàn.

2.2. Kết quả thực hiện chiến lƣợc kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2012-2014.

2.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng quát

2.2.1.1. Xác định nhiệm vụ chiến lược KDXD của Tập đoàn

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đƣợc chuyển đổi hoạt động dƣới hình thức Công ty Cổ phần, nhà nƣớc giữ 94,99% cổ phần, đƣợc nhà nƣớc giao nhiệm vụ đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là:

36

Thứ nhất, Nhiệm vụ chính trị: chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc, chính

phủ về ổn định thị trƣờng xăng dầu, cụ thể là đảm bảo nguồn hàng, ổn định giá cả, dự trữ chiến lƣợc và điều tiết thị trƣờng xăng dầu.

Thứ hai, Nhiệm vụ kinh doanh: thực hiện nhiệm vụ kinh doanh có hiệu

quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc giao, đem lại lợi nhuận cho cổ đông.

2.2.1.2. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh

Hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam gồm hai mảng chính: - Kinh doanh xăng dầu (kinh doanh cốt lõi và truyền thống);

- Kinh doanh khác ngoài kinh doanh xăng dầu nhƣ kinh doanh các sản phẩm hoá dầu, vận tải, thiết kế, xây lắp, ngân hàng, dịch vụ…

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam xác định chiến lƣợc kinh doanh mặt hàng xăng dầu là mảng kinh doanh chính, chủ đạo của Tập đoàn, các hoạt động khác mang tính bổ trợ xoay quanh trục kinh doanh xăng dầu.

2.2.2. Chiến lƣợc các yếu tố kinh doanh

2.2.2.1. Xây dựng chiến lược về thị phần kinh doanh xăng dầu:

Đảm bảo vị thế chủ đạo trong kinh doanh xăng dầu, giữ vững thị phần kinh doanh xăng dầu tại thị trƣờng Việt Nam (chiếm từ 50% đến 55%) và mở rộng phát triển thị trƣờng kinh doanh xăng dầu ra nƣớc ngoài.

Đối với các địa bàn thị trƣờng có điều kiện thuận lợi trong nƣớc (trung tâm cảng biển): tập trung củng cố thị phần, tổ chức khai thác tối đa cơ sở hạ tầng có sẵn nhƣ hệ thống cầu cảng tiếp nhận xăng dầu, tối ƣu hệ thống kho bể tồn chứa, hệ thống đƣờng ống, hệ thống vận tải viễn dƣơng, nhằm đạt mục đích gia tăng lợi nhuận tại các địa bàn này, góp phần hoàn thành chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả của Tập đoàn.

37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các địa bàn thị trƣờng có điều kiện khó khăn (vùng sâu, vùng xa): đây là địa bàn các doanh nghiệp khác thƣờng bỏ ngỏ vì hiệu quả kinh doanh không cao – do chi phí vận chuyển lớn, Tập đoàn tập trung đảm bảo nguồn cung cứng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà nƣớc giao.

2.2.2.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả:

Tập trung ngành hàng chính là kinh doanh xăng dầu, bên cạnh đó phát triển các ngành hàng phụ trợ có liên quan đến ngành hàng chính, các ngành hàng Tập đoàn có nhiều lợi thế cạnh tranh về chất lƣợng, giá cả, và truyền thống tổ chức hoạt động kinh doanh nhƣ: sản phẩm lọc hóa dầu, sản phẩm gas, dịch vụ vận tải xăng dầu, dịch vụ tồn chứa xăng dầu, dịch vụ xây lắp công trình xăng dầu....nhằm gia tăng lợi nhuận từ các ngành hàng phụ trợ, bù đắp lợi nhuận từ ngành chính – còn nhiều khó khăn do các chính sách chặt chẽ và yêu cầu bình ổn của nhà nƣớc.

Chiến lƣợc kinh doanh từ ngành chính và ngành phụ trợ có thế mạnh đem đến doanh thu và lợi nhuận hợp nhất, đảm bảo tính hiệu quả đầu tƣ, hàng năm đủ nguồn lợi nhuận để chi cho cổ đông với mức cổ tức tƣơng đƣơng hoặc cao hơn lãi suất ngân hàng (khoảng từ 7->9%/năm).

2.2.2.3. Xây dựng chiến lược về đầu tư phát triển, nâng cấp HT các CHXD:

Thực hiện chiến lƣợc bán lẻ,trực tiếp cung cấp sản phẩm xăng dầu đảm bảo chất lƣợng và đủ số lƣợng đến ngƣời tiêu dùng trên phạm vi cả nƣớc, chủ động tham gia bình ổn thị trƣờng trong mọi tình huống; bên cạnh tập trung giữ vững, mở rộng mạng lƣới CHXD tại các địa bàn kinh doanh thuận lợi nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, Tập đoàn chú trọng phát triển mở rộng mạng lƣới CHXD tại các vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn, vùng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác bỏ ngỏ nhằm đảm bảo ổn định thị trƣờng bán lẻ xăng dầu, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chính trị nhà nƣớc giao.

38

2.2.2.4. Đã xây dựng chiến lược về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật:

Tập đoàn xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ phát triển các kho cảng có lợi thế cạnh tranh tại các trung tâm vùng, nhằm tối ƣu hệ thống nhập, tồn chứa và cung ứng xăng dầu. Đảm bảo nguồn hàng, luồng vận chuyển hàng hóa hợp lý, đáp ứng mọi nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng.

Bên cạnh các dự án trọng tâm, trọng điểm, Tập đoàn cũng chú trọng đến công tác đầu tƣ phát triển CNTT, Tự động hóa nhằm có đủ dữ liệu, thông tin, kịp thời phục vụ các quyết định chỉ đạo, điều hành kinh doanh có hiệu quả.

2.2.2.5. Đã xây dựng chiến lược đảm bảo chủ động nguồn hàng:

Tập đoàn đã đầu tƣ và đƣa vào sử dụng hệ thống kho ngoại quan tại Vân phong – khánh hòa, với hệ thống kho ngoại quan này, Tập đoàn luôn sẵn sàng nguồn hàng – trƣớc khi làm thủ tục thông quan, đƣa vào tiêu thụ trong thị trƣờng nội địa, giúp Tập đoàn chủ động các nguồn hàng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dự trữ, kinh doanh khi điều kiện thị trƣờng thuận lợi hoặc khó khăn.

Bằng chiến lƣợc mở rộng mạng lƣới các nhà cung cấp, và tiến tới tự chủ về nguồn hàng bằng kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu tại Vân phong, Phú Khánh, nhà máy lọc dầu tại Vân phong đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo nguồn hàng cho kinh doanh nội địa, có thể xuất bán ra thị trƣờng nƣớc ngoài.

2.2.2.6. Đã xây dựng mục tiêu chiến lược về nguồn nhân lực:

Với truyền thống gần 60 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn có điều kiện kế thừa và phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng, kỹ thuật tay nghề cao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kinh doanh, đồng thời đây cũng là lợi thế

39

cạnh tranh so với các doanh nghiệp mới hình thành. Tập đoàn có chiến lƣợc sử dụng, phân công lao động hợp lý nhằm khai thác tối đa nguồn nhân lực có sẵn đồng thời chú trọng đến kế hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động hàng năm, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trƣớc mắt và có tính tới phục vụ cho nhu cầu phát triển trong tƣơng lai.

2.2.2.7. Đã xây dựng chiến lược về thương hiệu:

Cùng với việc chuẩn bị chuyển đổi từ mô hình Tổng công ty sang mô hình Tập đoàn, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu trên cơ sở kế thừa thƣơng hiệu mạnh đã đƣợc hình thành và khẳng định trong suốt 60 năm qua, chiến lƣợc nhất thể hóa thƣơng hiệu của Petrolimex đã quy chuẩn duy nhất một hệ thống nhận diện thƣơng hiệu từ logo chữ P, slogan “để tiến xa hơn” đến các hình mẫu CHXD, phƣơng tiện vận tải....nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhận điện, phân biệt thƣơng hiệu của Petrolimex với các thƣơng hiệu khác.

Chiến lƣợc nhất thể hóa thƣơng hiệu Petrolimex cũng đồng thời với chiến lƣợc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhằm đảm bảo lƣợng hàng hóa xăng dầu đƣợc cung cấp từ hệ thống của Petrolimex luôn đảm bảo chất lƣợng và đủ về số lƣợng, tạo sự tin cậy và gắn bó với ngƣời tiêu dùng.

2.3. Kết quả thực hiện chiến lƣợc kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2012-2014.

2.3.1. Kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh tổng quát

Kinh doanh xăng xầu là lĩnh vực cốt lõi, gắn liền với lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Do vậy, trong những năm qua Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ

40

chính trị đối với Nhà nƣớc về ổn định thị trƣờng xăng dầu theo chỉ đạo của nhà nƣớc, đảm bảo nguồn hàng, dự trữ chiến lƣợc và điều tiết thị trƣờng xăng dầu.

Với việc xác định kinh doanh mặt hàng xăng dầu là chính, trong những năm qua Tập đoàn đã giữ vững vai trò chủ đạo trong việc cung ứng xăng dầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả xăng dầu trên thị trƣờng nội địa và phục vụ đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc giao.

2.3.2. Kết quả thực hiện chiến lược các yếu tố kinh doanh

2.3.2.1. Kết quả thực hiện chiến lược về thị trường KDXD

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là đơn vị duy nhất có hệ thống tổ chức kinh doanh xăng dầu trực tiếp ở tất cả các tỉnh, thành phố trong phạm vi toàn quốc. Về thị phần trong kinh doanh xăng dầu: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã luôn khẳng định đƣợc vị thế số 1 tại thị trƣờng Việt Nam với 50% thị phần, tại Campuchia gần 70%, tại Lào khoảng 40%. Đặc biệt là đảm bảo cung cấp xăng dầu cho phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo và các vùng kém phát triển khác. Trên thị trƣờng Việt Nam duy nhất chỉ có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện tốt điều này.

2.3.2.2. Kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh có hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2012 đến nay, mặc dù có nhiều biến động bất lợi trên thị trƣờng xăng dầu trong và ngoài nƣớc, nhƣng Tập đoànluôn củng cố và giữ vững thị phần, duy trì vị thế của doanh nghiệp chủ đạo trong công tác bình ổn thị trƣờng, góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng của quốc gia.

41

Bên cạnh nhiệm vụ chính trị, Tập đoàn cũng đã từng bƣớc nâng cao năng lực kinh doanh, thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc kinh doanh, kết quả thể hiện qua lợi nhuận hợp nhất tăng trƣởng qua các năm, tính từ thời điểm chuyển sang công ty cổ phần. Kết quả kinh doanh từ năm 2012 (năm đầu tiên sau cổ phần hóa), năm 2013 và dự kiến kế hoạch kinh doanh trong năm 2014 đƣợc tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Stt Chỉ tiêu Kết quả Thực hiện Kế hoạch

2014

2012 2013

1 Sản lƣợng xăng dầu xuất bán (m3, tấn)

10.068.000 9.319.561 9.228.600

2 Doanh thu hợp nhất (tỷ đồng) 200.847 195.927 200.000 3 Lợi nhuận hợp nhất trƣớc thuế (tỷ

đồng)

978 2.021 2.000

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là một trong số ít các Tập đoàn có hoạt động ngoài ngành kinh doanh cốt lõi có lãi, lợi nhuận đem lại từ các ngành kinh doanh khác (có liên quan trực tiếp từ ngành kinh doanh chính) đã kịp thời bổ sung lợi nhuận, bù đắp cho phần lợi nhuận từ kinh doanh xăng dầu còn hạn chế trong điều kiện nhà nƣớc quản lý chặt chẽ/thậm chí can thiệp sâu vào giá bán lẻ - hầu nhƣ không có lãi hoặc mức lãi rất thấp.

Kết quả hợp nhất lợi nhuận giữa ngành hàng kinh xăng dầu và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu đã góp phần tích cực cho Tập đoàn bảo tồn và phát triển vốn, đem lại lợi nhuận cho cổ đông với mức cổ tức tƣơng đƣơng lãi suất của ngân hàng.

42

2.3.2.3. Kết quả thực hiện chiến lược đầu tư phát triển hệ thống CHXD

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp có số lƣợng cửa hàng nhiều nhất so với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác trong ngành. Nhìn chung các cửa hàng xăng dầu của Tập đoàn đƣợc trang bị tƣơng đối hiện đại, đảm bảo cung cấp xăng dầu các loại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trƣờng và luôn giữ đƣợc chất lƣợng, với chiến lƣợc đầu tƣ phát triển cửa hàng, nhờ vậy mỗi năm tăng thêm hàng trăm cửa hàng mới xây dựng và đƣa vào hoạt động; đến năm 2013Tập đoàn đã có 2170 cửa hàng, nhờ có hệ thống cửa hàng bán lẻ, Xăng dầu đã đƣợc phân phối trực tiếp tới ngƣời dân ở khắp mọi miền của tổ quốc, góp phần bình ổn thị trƣờng trong mọi hoàn cảnh.

Với hệ thống cửa hàng bán lẻ phủ khắp cả nƣớc, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã trực tiếp cung cấp, phân phối xăng dầu đến ngƣời tiêu dùng, tích cực góp phần bình ổn giá, đảm bảo nguồn cung, kịp thời bù đắp lƣợng hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Trang 41)