Tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Trang 29)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

1.3.Tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp

Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, khoa học, khả thi, đòi hỏi tài năng và mất nhiều công sức, chi phí, nhƣng tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh lại là công việc khó khăn hơn nhiều, bao gồm các nội dung:

1.3.1. Nội dung tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:

Tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh bao gồm các nội dung thiết lập các mục tiêu hàng năm, đƣa ra các chính sách, phân phối nguồn lực, thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị hiện tại: xem xét các kế hoạch khen thƣởng và động viên hạn chế sự chống đối việc thay đổi; tạo ra sự gắn bó thống nhất trong hệ thống bộ máy thực hiện chiến lƣợc; phát huy nền nếp văn hoá của tổ chức để hỗ trợ cho việc thực thi chiến lƣợc; phối hợp các bộ phận thực hiện chiến lƣợc và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho chiến lƣợc đã đề ra.

1.3.2. Tiến trình triển khai tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh

Việc tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ trên xuống dƣới. Nó tác động đến tất cả các

22

lĩnh vực hoạt động kinh doanh, hoạt động dịch vụ, các bộ phận chức năng, các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và từng đơn vị riêng biệt.

Sơ đồ 1.1.Tiến trình triển khai tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh bao gồm 5 bƣớc sau:

Trong 5 bƣớc trên, bƣớc 3 việc xây dựng cơ cấu tổ chức giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức triển khai thực hiện chiến lƣợng của doanh nghiệp vì đó là chuyên môn hoá hoạt động, tiêu chuẩn hoá hoạt động, phân bổ quyền hạn làm quyết định và phạm vi của nhóm công tác.

Tóm lại tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh ở các doanh nghiệp thƣơng mại là những nỗ lực phối hợp tối ƣu giữa ba yếu tố: kỹ thuật mặt hàng, tác nghiệp (tính chuyên nghiệp của hoạt động nghiệp vụ) và quản trị điều hành để tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật chất lƣợng mặt hàng và dịch vụ cung ứng cho khách hàng.

1.3.3. Các phương pháp tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Có bốn phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng. Việc sử dụng phƣơng pháp nào để tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào phạm vi của vấn đề mà doanh nghiệp phải đối phó và thời gian cần thiết

(1) Duyệt xét mục tiêu, điều kiện MT vàCL đã chọn. (2) Đánh giá, điều chỉnh & đảm bảo nguồn lực (3) Xây dựng cơ cấu tổ chức (4) Triển khai và thay đổi chiến lƣợc (5) Tái đánh giá kế hoạch chiến lƣợc

23

để giải quyết vấn đề dài hay ngắn. tất nhiên phạm vi vấn đề càng rộng lớn, càng bức bách thì nhiệm vụ của nhà quản trị càng khó khăn hơn.

1.3.3.1. Phương pháp can thiệp theo diễn biến của hoạt động của doanh nghiệp.

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khi các vấn đề của tổ chức có phạm vi nhỏ hẹp và không bức bách lắm. Nó bao gồm những quyết định thông thƣờng, chủ yếu liên quan đến các vấn đề nhân sự nhằm giải quyết nhanh vấn đề hoặc cải thiện thành tích hoạt động. Phƣơng pháp này không có tác dụng chuyển đổi đáng kể trong chiến lƣợc tổ chức hoặc trong thủ tục điều hành cơ bản. Nó không bao hàm ý nghĩa thay đổi mang tính chiến lƣợc.

1.3.3.2. Phương pháp can thiệp bằng biện pháp quản trị

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để giải quyết ngay trƣớc mắt một số vấn đề không lớn lắm. Nếu tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản đang ổn định, chỉ cần tập trung giải quyết một điểm rắc rối hay trục trặc nào đó bằng biện pháp quản trị để thực hiện theo hƣớng chiến lƣợc kinh doanh đã đề ra.

1.3.3.3. Phương pháp can thiệp theo trình tự trước sau

Phƣơng pháp này áp dụng cho vấn đề có phạm vi lớn hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau của tổ chức, cần phải phân chia vấn đề và trình tự giải quyết từng vấn đề một theo kế hoạch đã vạch sẵn, với tiến trình hợp lý trong khi vẫn phải duy trì các mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận ngay cả khi bộ phận có thay đổi. Sau thời gian nhiều năm tháng, sẽ thực hiện một loạt các thay đổi theo phƣơng pháp đã chọn để hƣớng mục tiêu đến chiến lƣợc kinh doanh mà doanh nghiệp đã lựa chọn.

1.3.3.4. Phương pháp can thiệp phức hợp

Phƣơng pháp này áp dụng cho vấn đề lớn khi thời gian bị hạn chế. Do cùng một lúc phải tiến hành thay đổi nhiều mặt của quá trình hoạt động triển

24

khai thực hiện chiến lƣợc nên cần có môt lực lƣợng công tác với cơ chế thích hợp để thực hiện dàn xếp, phối hợp các bộ phận có liên quan với nhau và với bộ phận quản trị.

1.3.4. Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.4.1. Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc Xây dựng hệ thống đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp gồm 4 bƣớc:

-Bƣớc một: Thiết lập các tiêu chuẩn và chỉ tiêu

-Bƣớc hai: Xác định hệ thống đo lƣờng và thẩm định

-Bƣớc ba: Đối chiếu hiệu năng thực sự với những chỉ tiêu đã đƣợc thiết lập. -Bƣớc bốn: Đánh giá kết quả và tiến hành điều chỉnh sai lệch khi chỉ tiêu chƣa đạt đƣợc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.4.2. Các nội dung chính để kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thƣơng mại thƣờng áp dụng những nội dung chính để kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp là:

-Kiểm soát doanh thu bán hàng và dịch vụ: kiểm soát đầu ra là phƣơng pháp dễ làm và ít tốn kém nhất. Có thể kiểm tra doanh thu bán hàng hoá - dịch vụ ở doanh nghiệp thƣơng mại, ở các đơn vị trực thuộc kho, trạm cửa hàng và tới từng nhân viên bán hàng. Để kiểm soát đầu ra có thể xem xét kết hợp cả số lƣợng hàng hoá, danh mục hàng hoá và doanh thu (lƣợng và tiền).

-Kiểm soát đầu vào: Tƣơng tự nhƣ kiểm soát đầu ra, cần phải kiểm tra tất cả các nguồn cung ứng sản phẩm đầu vào (mua hàng) của doanh nghiệp,

25

kết hợp kiểm soát cả về lƣợng và giá trị ở các khâu mua hàng từ doanh nghiệp thƣơng mại đến các đơn vị trực thuộc, cả mua trực tiếp, nhập khẩu và mua qua các hình thức đại lý, ký gửi, uỷ thác.

-Kiểm soát hành chính: Là biện pháp kiểm soát thông qua việc thành lập một hệ thống bao hàm các nguyên tắc và thủ tục để điều khiển các hoạt động hoặc hành vi của các đơn vị trực thuộc, các bộ phận chức năng và cá nhân. Kiểm soát hành chính bao gồm kiểm soát việc thực hiện các nguyên tắc, thủ tục trong quản trị kinh doanh, kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn, định chuẩn, các định mức…

-Kiểm soát theo các nhóm tự quản: đây là hình thức kiểm soát và sự thành lập một hệ thống nội bộ về các tiêu chuẩn và giá trị của tổ chức.

-Doanh nghiệp thƣơng mại cũng cần thực hiện cơ chế thƣởng, phạt để kích thích các đơn vị, các nhóm, các cá nhân, để xảy ra hƣ hỏng mất mát hàng hoá hoặc chƣa hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

1.3.4.3. Các phương pháp triển khai kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

-Phƣơng pháp 1: Phƣơng pháp liên lạc giữa các phòng, ban với nhau. Trong giai đoạn kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh, vấn đề phối hợp giữa các phòng, ban, các đơn vị trực thuộc với nhau để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện chiến lƣợc và điều chỉnh chiến lƣợc một cách hữu hiệu là vấn đề hết sức quan trọng.

-Phƣơng pháp 2: Phƣơng pháp thành lập lực lƣợng tổ (nhóm) công tác tạm thời (hoặc thƣờng xuyên) để tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

-Phƣơng pháp 3: Phƣơng pháp xây dựng cơ chế phối hợp: là cơ chế mà tổ chức tìm cách kết hợp những hoạt động khác nhau và làm cho chúng tƣơng thuộc với nhau trong cơ chế đó.

26

Tóm lại, muốn kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp một cách hữu hiệu, doanh nghiệp thƣơng mại cần thực hiện sự phối kết hợp giữa các đơn vị quản trị doanh nghiệp, xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá chiến lƣợc một cách hợp lý, lựa chọn hệ thống kiểm tra, đánh giá chiến lƣợc một cách phù hợp và có cơ chế khen chê thích đáng đối với các đơn vị, các bộ phận và cá nhân để thúc đẩy toàn doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.

27

Chƣơng 2

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM (2012-2014)

2.1. Những đặc điểm của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ảnh hƣởng đến xây dựng, thực hiện chiến lƣợc kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn. xây dựng, thực hiện chiến lƣợc kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn.

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Namđƣợc hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QĐ- TTg ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ, là công ty đại chúng theo văn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc.

Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu, đầu tƣ vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng và vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tƣ kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thƣơng mại dịch vụ khác; trong đó, nhiều thƣơng hiệu đƣợc đánh giá là dẫn đầu Việt nam nhƣ PLC, PGC, PG TANKER, PJICO …

Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trƣờng nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 19 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác, Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của

28

đất nƣớc, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 42/68 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nƣớc ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.

Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số khoảng 13.500 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả các thành phần kinh tế, Petrolimex sở hữu 2.170 cửa hàng hiện diện trên khắp cả nƣớc tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp. Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh doanh thấp nhƣng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần bình quân của toàn Tập đoàn. Tính chung trên phạm vi cả nƣớc và căn cứ sản lƣợng xăng dầu thực xuất bán tại thị trƣờng nội địa (tại Việt Nam) năm 2013, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng 50%.

Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có các hàng hóa, dịch vụ khác nhƣ dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do các đơn vị thành viên Petrolimex sản xuất, cung cấp. Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phƣơng thức bán xăng dầu thanh toán bằng thẻ Flexicard với nhiều tiện ích và sẽ triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh tại Việt Nam.

Tiền thân của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Tổng công ty Xăng dầu mỡ đƣợc thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12 tháng 01 năm 1956 của Bộ Thƣơng nghiệp. Ngày truyền thống: 13 tháng 3 hàng năm.

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ đƣợc thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12.01.1956 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

của Bộ Thƣơng nghiệp và đƣợc thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17.4.1995 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Tổng công ty Xăng dầu Vệt Nam là doanh nghiệp nhà nƣớc trọng yếu, đƣợc xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc; từ khi hình thành và hoạt động, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trƣờng xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nƣớc và bảo đảm an ninh quốc phòng...

Ngày 31 tháng 05 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 828/QĐ-TTg phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa và cơ cấu lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Thủ tƣớng chỉnh phủ cũng quyết định cơ cấu lại TCTy để hình thành nhóm công ty liên kết theo hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc và các quy định pháp luật có liên quan.

Ngày 20 tháng 11 năm 2011, Đại hội đồng cổ đông thành lập Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đƣợc tổ chức thành công. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đƣợc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Cổ phần, công ty mẹ - công ty con, trong đó Nhà nƣớc nắm giữ 94,99% cổ phần.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đang thực hiện song song hai nhiệm vụ:

Thứ nhất: nhiệm vụ chính trị, chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc, chính

phủ về ổn định thị trƣờng xăng dầu, cụ thể là đảm bảo nguồn hàng, ổn định giá cả, dự trữ chiến lƣợc và điều tiết thị trƣờng xăng dầu.

30

Thứ hai: thực hiện mục tiêu kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả, bảo

toàn và phát triển vốn nhà nƣớc giao, đƣợc quyền đa dạng hoá sở hữu và lĩnh vực kinh doanh để tạo lợi nhuận cho cổ đông.

Từ những chức năng, nhiệm vụ trên của Tập đoàn cho thấy việc triển khai thực hiện chiến lƣợc KDXD của Tập đoàn đòi hỏi phải luôn phải bám sát vào những quy định và cơ chế của nhà nƣớc trong việc quản lý kinh doanh mặt hàng xăng dầu.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Hiện nay hoạt động của Petrolimex gồm hai mảng chính: kinh doanh xăng dầu (kinh doanh chính và truyền thống) và kinh doanh trong các lĩnh vực khác ngoài kinh doanh xăng dầu.

Kinh doanh xăng dầu của Petrolimex: Kinh doanh xăng dầu vẫn đƣợc coi là trục chính của Tập đoàn. Kinh doanh này do văn phòng Tập đoàn và các công ty xăng dầu thành viên thuộc Tập đoàn thực hiện. Các công ty thành viên đƣợc tổ chức hoạt động kinh doanh theo địa bàn của các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc. Các công ty này thực hiện chế độ hạch toán độc lập trong nội bộ (hạch toán không đầy đủ). Trên thực tế, các công ty xăng dầu thành viên hoạt động trong vai trò nhƣ là các chi nhánh của Tập đoàn. Trong cơ chế đó, Tập đoàn quyết định hầu hết các vấn đề quan trọng nhƣ: vốn kinh doanh, cung cấp nguồn hàng, quản lý giá (bao gồm cả giá giao và giá bán), tổ chức bộ máy, nhân sự và đầu tƣ v.v..

Hoạt động kinh doanh của Petrolimex đƣợc thực hiện trên tất cả các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Trang 29)