Luận văn Nghiên cứu chuyển gen liên quan đến tích lũy asen vào cây thuốc lá

3 114 0
Luận văn Nghiên cứu chuyển gen liên quan đến tích lũy asen vào cây thuốc lá

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ô nhiễm môi trường bởi các KLN đang là vấn đề cấp thiết mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt hiện nay. KLN có thể thâm nhập vào môi trường bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó chủ yếu là do các hoạt động của con người. Khi thâm nhập vào môi trường chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất trồng. Những KLN này có khả năng tích tụ ở trong đất, trong động, thực vật, chúng rất khó bị phân giải hay đào thải. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng nguồn thức ăn, nước uống ở những vùng bị ô nhiễm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý KLN trong đất như: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học,… Tùy thuộc vào đặc điểm tính chất của từng loại đất mà chọn phương pháp cho phù hợp. Trong đó xử lý đất chứa KLN bằng biện pháp sinh học đang trở thành một hướng đi đầy triển vọng. Làm sạch đất là một quá trình đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Hầu hết các phương pháp hóa học hay vật lý đều rất tốn kém về kinh phí, bị giới hạn về kỹ thuật và hạn chế về diện tích… Những năm gần đây người ta quan tâm rất nhiều đến công nghệ sử dụng thực vật để xử lý môi trường. Việc phát hiện ra một số loại cây có khả năng hấp thụ, tích lũy và chuyển hóa các KLN đã mở ra khả năng sử dụng thực vật để cải tạo ô nhiễm KLN. Hiện tại có trên 450 loài thực vật có khả năng hấp thụ cao kim loại đã được công bố. Trong đó có các cây như: Cỏ Mần Trầu (Eleusine indica L), cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L) và dương xỉ Pteris vittata L, Cải xanh (Brassica juncea), Nghé nước (Polygonum hydropiper), Để góp phần giải quyết vấn đề trên, trong đề tài này chúng tôi tập trung vào sử dụng gen arsC tách được từ một số cây hoang dại sống ở các vùng ô nhiễm cụ thể là cây dương xỉ để chuyển vào cây thuốc lá là cây mô hình rất tốt để nghiên cứu gen hấp thụ Asen. Việc chuyển gen được thực hiện trên cây thuốc lá là đối tượng dễ thao tác, các môi trường tạo mô sẹo và tái sinh cây đã được tối ưu hóa, cây phát triển nhanh thuận tiện cho nghiên cứu. Nếu thành công, cây thuốc lá có thể là đối tượng dùng để xử lý vùng nhiễm KLN. Hoặc có thể ứng dụng quy trình này để tạo các loại cây chuyển gen phù hợp, có khả năng tích lũy loại KLN với từng vùng bị ô nhiễm cụ thể.

Ngày đăng: 26/09/2018, 20:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan