1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện

74 94 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • Bảng 1.14 Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

    • tại công ty XYZ

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • CHƯƠNG I

  • THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO

  • CÔNG TY KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN

    • 1.1 Mục tiêu kiểm toán phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện.

    • 1.2 Đặc điểm kế toán phải thu khách hàng của khách hàng kiểm toán ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo kiểm toán tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện.

      • 1.2.1 Đặc điểm kiểm toán các khoản phải thu ảnh hưởng tới kiểm toán

      • 1.2.2 Quy trình hạch toán khoản mục phải thu khách hàng ảnh hưởng tới kiểm toán

        • 1.2.2.1 Tài khoản sử dụng

        • 1.2.2.2 Chứng từ, sổ sách kế toán

        • 1.2.2.3 Quy trình hạch toán khoản phải thu

          • Sơ đồ 1: Quy trình hạch toán khoản phải thu khách hàng.

  • TK 33311

  • TK 521,531,532

  • Thuế GTGT đầu ra CK thương mại

  • giảm giá hàng bán

  • hàng bán trả lại

  • 711

  • Thu nhập khác chưa thu tiền

  • Quy trình hạch toán khoản phải thu được thực hiện theo đúng chế độ, tạo sự thống nhất trong công tác kế toán, dễ hiểu dễ theo dõi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm toán tại đơn vị.

  • Các sai sót có thể xảy ra trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng:

  • Chưa có hạch toán chi tiết cho đối tượng phải thu. Khách hàng chưa thực hiện phân loại các khoản phải thu như phải thu nội bộ, phải thu khác, phải thu tồn lâu ngày hoặc có vấn đề…

  • Các khoản phải thu quá hạn thanh toán ( hoặc lâu ngày chưa được giải quyết)

  • Khách hàng chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với khách hàng tại thời điểm cuối năm.

  • Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công nợ phải thu nhưng chưa được xử lý.

  • Các khoản phải thu bị hạch toán sai trong kì.

  • Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công nợ phải trả có gốc ngoại tệ.

  • Cuối kỳ, kế toán công ty khách hàng chưa đánh giá lại số dư các khoản phải thu gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm lập BCTC

  • Phân loại sai nội dung các khoản phải thu khác vào các khoản phải thu khách hàng, không phân loại khoản phải thu thương mại và phi thương mại, hạch toán không đúng nội dung kinh tế.

  • Không có bảng phân tích tuổi nợ để có kế hoạch thu tiền, các khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán.

  • Chưa hạch toán tiền lãi phải thu nếu khách hàng chậm trả

  • Không hạch toán giảm công nợ phải thu trong trường hợp giảm giá hàng bán hay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.

  • Hạch toán xuất nhập khẩu ủy thác chưa đúng kỳ kế toán và theo dõi công nợ với đối tác nước ngoài chưa thích hợp.

  • Theo dõi công nợ chưa phù hợp : Theo dõi trên hai mã cho cùng một đối tượng, không tiến hành bù trừ đối với các khoản công nợ của cùng một đối tượng

  • Quản lí và hạch toán công nợ phải thu chưa phù hợp và chặt chẽ. Những khoản công nợ phải thu không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thu nhập khác, nhưng không đủ bằng chứng hợp lệ.

  • Số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớp nhau và không khớp với hóa đơn, chứng từ gốc hoặc không khớp với thư xác nhận của Kiểm toán viên.

  • Ghi nhận khoản phải thu không trên cơ sở hóa đơn chứng từ hoặc hóa đơn chứng từ không hợp lệ.

  • Các khoản phải thu với bên thứ ba không có chứng từ hợp lệ, không được ghi chép, phản ánh, trình bày hoặc phản ánh không hợp lí.

  • Số liệu trên sổ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với tổng phát sinh Nợ trên tài khoản phải thu không khớp nhau, có chênh lệch lớn.

  • Việc thu của khách hàng bằng tiền mặt với giá trị lớn thông qua các nhân viên của Công ty thể hiện việc quản lý tiền mặt chưa chặt chẽ, có thể xảy ra rủi ro bất lợi cho công ty hoặc dẫn đến sự chiếm dụng vốn của Công ty cho các mục đích cá nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán.

  • Thủ tục nhập kho báo sổ tiến hành chậm hơn so với bút toán thu tiền làm cho tại 31/12 TK113 có số dư có nhưng thực chất đây không phải là khoản đã thu tiền từ khách hàng.

    • 1.2.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu tại công ty khách hàng.

  • Tại công ty ABC là khách hàng truyền thống của PKF, các thủ tục kiểm soát được áp dụng tại công ty:

  • - Các nhân viên, các phòng ban trong công ty nói chung và tại phòng tài chính kế toán nói riêng được phân công phân nhiệm rõ ràng, tránh trùng lặp, đảm bảo không vi phạm nguyên tắc phân công phân nhiệm.

  • - Trong việc tổ chức kế toán, để tránh sai sót, nhầm lẫn các chứng từ, công ty quy định rõ ràng về cách ký hiệu, đánh số chứng từ, sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

  • - Công ty đã xây dựng riêng một quy chế về xác nhận số dư công nợ định kỳ, theo dõi tuổi nợ và lập dự phòng.

  • - Định kỳ cuối tháng phòng kế toán tài chính phải đưa ra báo cáo quản trị trình ban giám đốc để ban giám đốc có cái nhìn sát thực về tình hình hoạt động của công ty từ đó đưa ra những sách lược hoạt động phù hợp.

  • ABC là khách hàng truyền thống của công ty, do đó việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ căn cứ vào hồ sơ kiểm toán năm trước và những thông tin kiểm toán viên thu thập trong năm tài chính hiện hành như những thay đổi và bổ sung về loại hình, lĩnh vực kinh doanh. Phỏng vấn kế toán trưởng về những thay đổi trong bộ máy kế toán, gặp gỡ, phỏng vấn ban giám đốc công ty để cập nhật sự thay đổi.

  • Đối với công ty XYZ, do đây là lần đầu tiên kiểm toán tại công ty này nên kiểm toán viên phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát từ đầu. Qua quá trình tiếp xúc, phỏng vấn và tham quan nhà xưởng, bước đầu kiểm toán viên đã thu thập được thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Bên cạnh đó, kiểm toán viên còn sử dụng mẫu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty thiết kế sẵn.

  • Tại công ty XYZ, việc thiết kế kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu khá chặt chẽ, các khoản phải thu được gửi xác nhận với khách hàng mỗi tháng, được theo dõi riêng trên các tài khoản chi tiết đối với từng khách hàng, tuy nhiên một số phiếu thu chưa có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan làm cơ sở cho việc ghi giảm khoản phải thu.

    • 1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện.

      • 1.3.1 Quy trình kiểm toán chung khoản mục phải thu của khách hàng do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện.

        • Bảng 1.1 Chương trình kiểm toán

        • Bảng 1.2 Thủ tục phân tích trong lập kế hoạch kiểm toán

        • 1.3.1.3 Phát hành báo cáo kiểm toán

      • 1.3.2 Quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng của công ty ABC do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện.

        • 1.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán.

        • Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng:

          • Bảng 1.3 Bảng đánh giá tính trọng yếu

          • Bảng 1.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục

          • Bảng 1.5 Thủ tục phân tích trong lập kế hoạch kiểm toán

        • 1.3.2.2 Thực hiện kiểm toán.

          • Bảng 1.6: Kiểm tra chi tiết

          • Bảng 1.7: Kiểm tra chi tiết

          • Bảng 1.8 Thủ tục phân tích trong thực hiện kiểm toán tại công ty ABC

          • Bảng 1.9 Bảng tổng hợp phải thu khách hàng tại công ty ABC

          • Bảng 1.10 Biên bản đối chiếu công nợ

          • Bảng 1.11 Thủ tục kiểm tra chi tiết tại công ty ABC

          • Bảng 1.12 Trích lập dự phòng tại công ty ABC

        • 1.3.2.3 Kết thúc kiểm toán phải thu khách hàng tại công ty ABC

      • 1.3.3 Quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng của công ty XYZ do công ty kiểm toán PKF thực hiện.

        • 1.3.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

        • Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng:

          • Bảng 1.13 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty XYZ

          • Trong giai đoạn lập kế hoạch tại công ty ABC, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản để xác định những bất thường, sự tăng giảm tương đối của các chỉ tiêu và tập trung tìm hiểu nguyên nhân.

          • Bảng 1.14 Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

          • tại công ty XYZ

        • 1.3.3.2 Thực hiện kiểm toán.

          • Bảng 1.15 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

          • tại công ty XYZ

          • Bảng 1.16 Bảng tổng hợp phải thu khách hàng tại công ty XYZ

          • Bảng 1.17 Kiểm tra chi tiết tại công ty XYZ

          • Bảng 1.18 Trích lập dự phòng tại công ty XYZ

        • 1.3.3.3 Kết thúc kiểm toán phải thu khách hàng tại công ty XYZ

      • 1.3.4 So sánh quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty ABC và XYZ do công ty kiểm toán PKF thực hiện.

        • 1.3.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

        • 1.3.4.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

        • 1.3.4.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

  • CHƯƠNG II

  • NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN PKF THỰC HIỆN

    • 2.1 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện.

      • 2.1.1 Ưu điểm

      • 2.1.2 Tồn tại

    • 2.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện.

      • 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

      • 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán.

      • 2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kiểm toán đặc biệt là kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Từ những năm đầu thập kỷ 90 sự ra đời của các công ty kiểm toán Việt Nam, cùng với sự tham gia của các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, hoạt động kiểm toán tại Việt Nam đã bước đầu hình thành và phát triển. Kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp, một lĩnh vực dịch vụ có thị trường rộng lớn và ngày càng trở nên quan trọng với nền kinh tế hiện nay. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước mà còn đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, các KTV còn giúp cho các nhà quản trị phát hiện và hoàn thiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Trong các doanh nghiệp hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ thực sự có hiệu quả khi giai đoạn sản xuất được kết thúc bởi giai đoạn lưu thông. Quá trình này được phản ánh khá rõ nét qua chu trình bán hàng thu tiền của doanh nghiệp và được biểu hiện trên BCTC qua các chỉ tiêu doanh thu và nợ phải thu. Để hiểu rõ quá trình lưu thông hàng hóa và thu tiền trong doanh nghiệp hiệu quả ra sao, chúng ta cần nghiên cứu quy trình nợ phải thu khách hàng. Xét trên khía cạnh tài chính, Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục lớn trên Bảng cân đối kế toán đối với các doanh nghiệp nói chung và với các doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Nợ phải thu khách hàng liên quan mật thiết đến doanh thu bán chịu của doanh nghiệp, là một tài sản khá nhạy cảm với những sai sót và gian lận có thể xảy ra và cũng có liên quan mật thiết đến kết quả hoạt động kinh doanh. Nhận thức được vai trò của khoản mục này, em đã đi sâu vào tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng , kết hợp với cơ hội tiếp cận công việc kiểm toán trong thời gian thực tập, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện ”. Với đề tài đã lựa chọn, chuyên đề thực tập chuyên ngành của em được trình bày trên cơ sở thực trạng quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng tại Công ty kiểm toán PKF, từ đó đưa ra những nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục này tại Công ty. Cụ thể chuyên đề bao gồm 2 phần chính như sau: Chương I: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện Chương II: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và năng lực, em không thể bao quát tất cả các vấn đề liên quan đến đề tài, vì thế không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các anh chị kiểm toán viên tại công ty kiểm toán chỉ bảo thêm để em có thể hoàn thành tốt bài chuyên đề này cũng như bổ sung thêm kiến thức về chuyên ngành kiểm toán.

Ngày đăng: 23/09/2018, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w