MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 khẳng định: “Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử”, “coi xét xử là hoạt động trọng tâm của hoạt động tư pháp” và “Đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp…” [29]. Tinh thần cải cách tƣ pháp trong các Nghị quyết của Đảng không chỉ tạo động lực cho hoạt động xét xử mà còn là định hƣớng cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trên phƣơng diện lý luận cho đến nay vẫn còn tồn tại quan điểm khác nhau về tranh tụng; về khái niệm, vị trí, vai trò, của XXST hình sự; XXST hình sự có bao gồm giai đoạn chuẩn bị xét xử hay không và có nên tách bạch giai đoạn chuẩn bị xét xử thành một giai đoạn độc lập hay không? Kinh nghiệm quốc tế về phiên tòa sơ bộ có thể áp dụng cho TTHS Việt Nam đƣợc hay không?… Đây là những nội dung cần có sự thống nhất để từ đó xây dựng hệ thống lý luận về XXST hình sự làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về XXST hình sự. Trên phƣơng diện thực tiễn, sau hơn 10 năm áp dụng, BLTTHS 2003 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong đó có quy định về XXST hình sự. Tình trạng vi phạm tố tụng vẫn xảy ra, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ án oan, sai, nhƣ vụ Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long ở Bắc Giang, Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận... Qua các vụ án oan, sai trong thời gian qua cho thấy, tầm quan trọng của hoạt động xét xử đặc biệt là XXST hình sự; nếu tại phiên tòa, tranh tụng không đƣợc phát huy một cách hiệu quả, Thẩm phán không xem xét, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện thì khó có thể đƣa ra phán quyết đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật. Chỉ khi các CQTHTT thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, thì khi đó quyền của bị can, bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng mới thực sự đƣợc bảo đảm. Chính vì thế, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị khẳng định tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Đây là lần đầu tiên, Hiến pháp-đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất ghi nhận Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tƣ pháp. Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung các đạo luật về tố tụng là cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nƣớc, trong đó có cơ quan thực hiện quyền tƣ pháp. BLTTHS 2003 đƣợc thay thế bằng BLTTHS 2015, các quy định về XXST đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo tinh thần cải cách tƣ pháp Tòa án là “trung tâm” và xét xử là “trọng tâm”. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung quy định về XXST trong BLTTHS 2015 chủ yếu về kỹ thuật lập pháp mà chƣa có những thay đổi mang tính đột phá, tạo điều kiện cho hoạt động tranh tụng tại PTST. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thƣơng mại lớn nhất của cả nƣớc. Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của TP. HCM gắn liền với những đặc trƣng của một đô thị vùng Nam Bộ nhƣ văn hóa có tính mở, dễ tiếp nhận và tiếp biến các yếu tố văn hóa bên ngoài. Trong công cuộc đổi mới và hội nhập, TP. HCM là địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về phát triển kinh tế. Đồng thời, đây cũng là nơi gặp gỡ, giao lƣu quốc tế, ngoại giao, du lịch, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, là nơi dân cƣ khắp các tỉnh, thành đến để lao động, học tập và sinh sống. Với thành phần kinh tế và dân cƣ đa dạng, phức tạp, TP. HCM chịu tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa đƣợc biểu hiện trên các mặt đời sống xã hội. Mặc dù, công tác quản lý về hành chính, kinh tế, xã hội đã đƣợc chú trọng nhƣng vẫn còn hạn chế, bất cập; tội phạm rất dễ phát sinh, đặc biệt là những loại tội phạm kinh tế liên quan đến tham nhũng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện, với thủ đoạn tinh vi và tính chất ngày càng phức tạp. Theo thống kê của TANDTC, thì số lƣợng VAHS mà Tòa án sơ thẩm hai cấp tại TP. HCM giải quyết hàng năm rất lớn chiếm tỷ lệ gần 1/10 [108] lƣợng án cả nƣớc, nhƣng với sự nỗ lực của Tòa án hai cấp tại TP. HCM nên chất lƣợng xét xử ngày càng đƣợc nâng cao, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, hoạt động XXST hình sự của Tòa án hai cấp tại TP. HCM vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập, trong đó ngoài nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan, tình trạng bản án tuyên thiếu căn cứ, vi phạm tố tụng, án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán vẫn còn. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập nêu trên thì việc nghiên cứu lý luận, phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về XXST hình sự và thực tiễn áp dụng để thấy đƣợc những thành tích đạt đƣợc, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập; từ đó, đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lƣợng XXST hình sự, góp phần hoàn thành chiến lƣợc cải cách tƣ pháp mà Nghị quyết số 49-NQ/TW đã đề ra. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “ Xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh ” để nghiên cứu là cần thiết, điều này càng trở nên cấp thiết khi BLTTHS 2003 đƣợc thay thế bằng BLTTHS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.