1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIỚI THIỆU về bản đồ CHUYÊN đề

19 1,4K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 542,5 KB

Nội dung

• Bản đồ chuyền đề là bản đồ chỉ thể hiện chi tiết và thật đầy đủ một số yếu tố trong nội dung của bản đồ địa lý tổng quát . VD : Thực vật, đường xá, khu dân cư, … • Các bản đồ chuyên đề phản ánh các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội rất đa dạng như : khí hậu, mật độ dân cư, kết cấu địa chất của vỏ trái đất, phân vùng kinh tế, … • Khác với bản đồ địa lý tổng quát bản đồ chuyên đề còn thể hiện cả những hiện tượng không nhìn thấy được bằng mắt thường như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước biển ở độ sâu lớn,từ trường trái đất hoặc sự phân bố nhiệt độ trung bình trên lãnh thổ, các sự kiện lịch sử đã trải qua ở một vùng cụ thể,bản đồ các luồng không khí, bản đồ các vùng động đất , …

A . GIỚI THIỆU VỀ BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ: a) Khái niệm về bản đồ chuyên đề: • Bản đồ chuyền đềbản đồ chỉ thể hiện chi tiết và thật đầy đủ một số yếu tố trong nội dung của bản đồ địa lý tổng quát . VD : Thực vật, đường xá, khu dân cư, … • Các bản đồ chuyên đề phản ánh các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội rất đa dạng như : khí hậu, mật độ dân cư, kết cấu địa chất của vỏ trái đất, phân vùng kinh tế, … • Khác với bản đồ địa lý tổng quát bản đồ chuyên đề còn thể hiện cả những hiện tượng không nhìn thấy được bằng mắt thường như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước biển ở độ sâu lớn,từ trường trái đất hoặc sự phân bố nhiệt độ trung bình trên lãnh thổ, các sự kiện lịch sử đã trải qua ở một vùng cụ thể,bản đồ các luồng không khí, bản đồ các vùng động đất , … b) Đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm, ý nghĩa và nhiệm vụ của bản đồ chuyên đề: • Đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm ý nghĩa và nhiệm vụ của bản đồ chuyên đề gắn liền với các đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực trong không gian địa lý của chúng, gắn liền với nhiệm vụ chung và cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển. • Các bản đồ chuyên đề ngày càng trở nên đa dạng phong phú hơn về mặt đề tài. • Nhiều loại bản đồ chuyên đề rất độc đáo, nội dung của bản đồ chuyên đề không phải bắt đầu từ nội dung của bản đồbản mà là từ nguồn các văn bản khác nhau, các bản mô tả hoặc từ các nguồn tài liệu thống kê định kỳ hay đặc biệt nào đó. • Trong bản đồ chuyên đề có một hoặc vài yếu tố của bản đồbản được thể hiện đầy đủ và chi tiết hơn so với các loại bản đồ khác . • Công tác thành lập bản đồ của các ngành còn ít được chú ý do thiếu tổ chức nghiệp vụ mang tính nhà nước hoặc thiếu sự quy hoạch từ đầu . • Lĩnh vực bản đồ học chuyên đề là sự tổ hợp các loại bản đồ tự nhiên – kinh tế xã hội, trong đó có cả bản đồ học chuyên ngành – nhiên cứu các hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội cụ thể . • Bản đồ học chuyên đề có nhiệm vụ phản ánh : + Bản chất nội dung của hiện tượng . + Trật tự không gian của các đối tượng, hiện tượng . + Cấu trúc các mối liên hệ, động thái và tính tương hổ của hiện tượng . + Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của một lãnh thổ nhất định . • Trong quá trình xây dựng các bản đồ chuyên đề thường có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà bản đồ và người làm công tác ngành tương ứng . • Tập bản đồ chuyên đề được thành lập ra là để thỏa mãn nhu cầu thông tin định vị không gian của các đối tượng tự nhiên cũng như các đối tượng kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề quy hoạch ngành và lãnh thổ, giải quyết các bài toán về khoa học cũng như trong nền kinh tế quốc dân . Ý nghĩa : • Các bản đồ chuyên đề của từng miền, vùng, cả nước, khu vực, từng phần châu lục nhóm nước hay thậm chí cả quy mô toàn cầu đều thực sự quan trọng, rất có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển của bản đồ học chuyên đề hay địa lý học mà còn đóng góp rất lớn và có hiệu quả cho việc quy hoạch, xây dựng, phát triển khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động cũng như tài nguyên kinh tế xã hội của từng nước, nhóm nước, toàn cầu. • Bản đồ chuyên đề có vai trò, ý nghĩa to lớn trong giai đoạn thăm tìm kiếm, thống kê, nghiên cứu quy hoạch và phát triển khai thác trong bất kỳ dự án nào trong các nền kinh tế quốc dân cũng như trong quốc phòng. c) Sự phát triển của bản đồ chuyên đề : • Các bản đồ chuyên đề đã xuất hiện từ rất sớm .Chẳng hạn như bản đồ vẽ đường xá của chế độ La Mã hoặc bản đồ đi biển (portolan) .Nổi tiếng nhất của thời kỳ này là này là bản vẽ Peutinger – dùng như một phương tiện định hướng khi đi đường . • Tuy nhiên loại bản đồ cổ xưa nhất là các bản vẽ những thửa đất canh tác ở thời Ai Cập cổ đại . • Nhà thiên văn học người Anh Eđmon Hally đã đặt nền móng đầu tiên cho bản đồ chuyên đề với việc biên soạn các bản đồ địa vật lý : bản đồ gió (1688), bản đồ từ thiên (1701) dùng trong các quy luật phân bố không gian của các hiện tượng tự nhiên . • Cho đến năm 1817,nhà tự nhiên học nổi tiếng người Đức A.Humbolt đã ứng dụng các đường đẳng nhiệt để tìm ra quy luật phân bố nhiệt trên bề mặt trái đất .Ví thế ông đã trở thành người đặt cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng các bản đồ khí hậu, đồng thời tạo điều kiện cho khí hậu trở thành một ngành độc lập của khoa học địa lý . • Vào những năm 1836 – 1941 Berhaus đã công bố cuốn atlat tự nhiên nổi tiếng chuyên đề về khí tượng thủy văn học, … • Cùng với sự phát triển không ngừng và nhanh chóng trong đo vẽ và thành lập các bản đồ chuyên đề ngay từ đầu thế kỷ XIX đã dẫn tới việc xây dựng các bản đồ toàn cầu. VD : Bản đồ về độ sâu các đại dương, bản đồ địa chất thế giới, bản đồ thực vật … Cho đến nay số lượng bản đồ chuyên đề thế giới đã lên đến 60.  Hiện nay có trên 60 nước đã xuất bản atlat của quốc gia mình trong đó có Việt Nam .Các atlat này phản ánh về mọi mặt của một quốc gia : tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hóa, tài nguyên, chính trị, y tế, giáo dục, lịch sử … • Đặc biệt hai loại đề tài : đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính được chú ý trong hệ thống thành lập bản đồ chuyên đề nhằm xét đặc tính nông nghiệp, đánh giá và bản đồ sử dụng thể hiện sự phân bố các loại đất canh tác, sử dụng khác nhau trong xây dựng kinh tế . • Tồn tại chung của các quốc gia trong xây dựng và phát triển bản đồ học nói chung và các bản đồ chuyên ngành nói riêng : + Thiếu sự quan tâm đúng mức và có tính hệ thống rõ rệt trong từng ngành . + Công việc phần lớn là do các nhà chuyên môn nghiên cứu thực hiện, chỉ một số ngành có phòng bản đồ . + Thiếu liên hệ giữa các ngành liên quan để có sản phẩm chặt chẽ hơn, … d) Mối quan hệ giữa các bản đồ chuyên đề với các môn khoa học khác : • Mục tiêu chủ yếu của bản đồ học là nghiên cứu thực tế và phản ánh đúng thực tế bằng cách biểu hiện trên bản đồ chuyên đề như là những mô hình không gian đặc biệt của các hiện tượng thực tế. • Thứ nhất phương pháp bản đồ xây dựng mô hình và sử dụng mô hình – quá trình nhận thức khách quan  Đây là mục tiêu của bản đồ học nói chung . • Thứ hai mô hình được xây dựng là mô hình không gian của các hiện tượng thực tế .  Như vậy đối tượng nghiên cứu chung là địa lý còn đối tượng nghiên cứu riêng là địa lý chuyên ngành .Từ đó tồn tại hai nhóm chuyên ngành : bản đồ học địa hình và bản đồ học chuyên đề . • Ngoài trái đất bản đồ học còn nghiên cứu mặt trăng và các hành tinh khác trong khoảng không gian vũ trụ  Xuất hiện bản đồ học vụ trụ, từ đó cũng ra đời bản đồ học chuyên đề vũ trụ với nội dung cụ thể là các thành phần thuộc các hành tinh khác ngoài trái đất . • Với trắc địa bản đồ học chuyên đề có số liệu về hình dạng, kích thước và trọng trường trái đất, các phương pháp đo đạc trên mặt đất … để có được những dữ liệu chính xác về các thông số hình học của trái đất, có được tọa độ của các mạng lưới trắc địa khống chế đo vẽ. Kết hợp phương pháp viễn thám thông qua vệ tinh sẽ cho phép thành lập hoàn thiện và hiệu chỉnh thông tin của bản đồ trái đất cũng như các hành tinh khác . • Bản đồ học chuyên đề sử dụng các công cụ khác nhau của toán học như : tính toán, phân tích, thống kê xác suất , … đặc biệt sử dụng máy tính và tự động hóa để biên vẽ các bản đồ chuyên đề tỷ lệ nhỏ nhằm nâng cao năng suất lao động, soạn thảo các loại bản đồ mới. • Bản đồ học chuyên đề còn sử dụng cả lĩnh vực tin học – khoa học nghiên cứu các phương pháp thu nhập, chuyển đổi, lưu trữ, tìm kiếm, truyền và phổ biến thông tin … • Nhà bản đồ chuyên đề còn cần có kiến thức và kỹ năng nhất định ở lĩnh vực nghệ thuật đồ họa và phải gắn liền với tâm lý học, với ấn loát và các kiến thức cơ bản về ký hiệu học và màu sắc. B. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ a) Phương pháp ký hiệu dạng điểm:  Dùng các ký hiệu dạng điểm để biểu thị các đối tượng phân bố rời rạc ,có vi6 trí co cụm dạng điểm ,kích thước không theo tỷ lệ bản đồ .Thông thường kích thước của các ký hiệu lớn hơn diện tích của đối tượng . VD : Ký hiệu của chùa, nhà máy .  Ký hiệu phản ánh các đối tượng có chiều trong không gian bằng “0”.Tâm của ký hiệu quy ước trùng với tâm của đối tượng ,định vị bởi cặp tọa độ (x,y).  Các ký hiệu được cấu tạo từ hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau .  Nếu muốn phản ánh các đặc trưng chất lượng và trạng thái thì dùng các ký hiệu có hình dạng và màu sắc khác nhau .Các ký hiệu có kích thước khác nhau cho biết về quy mô hoặc đối tượng của giá trị định lượng .  Ứng dụng : rộng rãi trên nhiều loại bản đồ khác nhau . b) Phương pháp ký hiệu dạng đường :  Phương pháp này dùng để biểu thị các đối tượng phân bố rời rạc kéo dài dạng kinh tuyến, có độ rộng không xác định theo tỷ lệ bản đồ . VD : sông,đường …  Ký hiệu dạng tuyến phản ánh các đối tượng có phân bố không gian một chiều , xác định bởi chuỗi tọa độ (x 1 y 1 ,…,x n y n ) là tâm của đối tượng .  Các ký hiệu dạng tuyến được cấu tạo từ các phân tử đồ họa có cấu trúc lực nét ,độ rộng tuyến và màu sắc khác nhau .  Các đặc trưng của chất lượng thường được phân biệt bởi lực nét và độ rộng của ký hiệu .Giá trị định lượng được phân biệt bởi các lực nét và độ rộng của ký hiệu .  Ứng dụng : cho tất cả các bản đồ có các đối tượng dạng tuyến như : sông,đường bờ nước đường xá, ranh giới c) Phương pháp nền chất lượng:  Thể hiện các hiện tượng phân bố liên tục trên bề mặt đất (lớp phủ thực vật, loại đất, .) hay các hiện tượng phân bố theo khối (dân cư, phân vùng lãnh thổ).  Thể hiện sự khác nhau về chất lượng của các hiện tượng  Dùng màu sắc, mẫu tô hay đánh số khu vực trong ranh giới của hiện tượng  Vị trí, hình dạng phải bảo đảm tính chính xác về mặt địa lý  Dùng cho đối tượng dạng vùng. d) Phương pháp đường đẳng trị :  Dùng để biểu thị các đối tượng hay hiện tượng phân bố phủ kín trên toàn khu vực lập bản đồ ,mà giá trị định lượng của nó biến đổi liên tục.Đường đẳng trị là đường mà các điểm trên đó có cùng giá trị như : đường bình độ, đẳng áp,đẳng nhiệt …Riêng rẽ từng đường đẳng trị chỉ cho biết giá trị của những điểm trên đường đó .  Đường đẳng trị cho ta biết tính chất và đặc điểm phân bố của hiện tượng . VD: Nghiên cứu về hướng núi ,kiểu địa hình ,đặc điểm sườn ,dốc …  Đường đẳng trị được lập ra từ việc đo đạc các điểm rời rạc trong khu vực lập bản đồ ,được biểu thị bằng màu sắc hoặc lực nét và cấu trúc đường nét khác nhau .  Ứng dụng : các hiện tượng tự nhiên như độ cao,trọng lực ,nhiệt độ ,từ trường …Còn đối với phương pháp đường đẳng trị giả thì dùng cho các bản đồ kinh tế - xã hội . e) Phương pháp vùng phân bố :  Phương pháp này được dùng để biểu thị các đối tượng hoặc hiện tượng phân bố hai chiều ( có diện tích,khoanh vi), không liên tục trong khu vực lập bản đồ . VD: Các vùng mỏ than ,trồng lúa,…  Các vùng phân bố thể hiện trên bản đồ bởi : + Đường ranh giới(chính xác vẽ nét liền ,không chính xác vẽ nét đứt). Đôi khi người ta không vẽ đường ranh giới mà dùng màu nền hoặc nền nét kẻ vạch, nền hoa văn để phản ánh nội dung của vùng ,hoặc cũng có khi sử dụng quy ước ,ký hiệu .Chẳng hạn như khi ta vẽ con voi hoặc cây thong thì ta hiểu đây là vùng phân bố voi, loài thông. + Nền màu,nền cấu trúc của các vật hoặc hoa văn,ký hiệu tượng trưng để phản ánh tính chất trạng thái quy mô hoặc số lượng của đối tượng .  Trên một bản đồ có thể biểu thị một hoặc một số đối tượng khác nhau .  Ứng dụng : nhiều đối tượng hiện tượng tự nhiên kinh tế xã hội . f) Phương pháp điểm:  Dùng để biểu thị các hiện tượng phân bố rải rác như : dân cư,trồng trọt,chăn nuôi,…  Dùng các điểm có kích thước nhất định, hình dạng như nhau để phản ánh phạm vi phân bố,số lượng và mật độ tập trung của hiện tượng trong một đơn vị lãnh thổ .Đơn vị lãnh thổ có thể tính theo đơn vị hành chính, tự nhiên,hoặc lưới bản đồ.  Người ta thống kê những giá trị định lượng (Q i ) nào đó của hiện tượng trong từng đơn vị lãnh thổ ( số dân, diện tích gieo trồng,…) sau đó đặt trọng số (P) là số lượng tương ứng với một điểm( một điểm tương ứng với 200 người ),rồi chia giá trị định lượng Q i cho P để tính ra số lượng điểm của từng đơn vị lãnh thổ,vẽ các chấm với kích thước đã chọn và số lượng đã biết trong phạm vi đơn vị lãnh thổ, với khoảng cách đồng đều hoặc theo tính chất phân bố .Chú ý là khi xác định các trọng số và điểm sao cho dễ đọc và sát với thực tế .  Trên một bản đồ có thể biểu thị một hoặc một số đối tượng khác nhau. Khi đó cần dùng các chấm có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt .  Ứng dụng : bản đồ nông nghiệp dân cư, động thực vật ,… g) Phương pháp biểu đồ định vị :  Biểu thị các số liệu quan trắc,thống kê tại các điểm độc lập,nhưng đại diện cho vùng lân cận .Các số liệu được chọn biểu thị thường là giá trị trung bình của các số liệu quan trắc nhiều lần theo chu kỳ (giờ ,ngày ,tháng ,năm…)như nhiệt độ ,lượng mưa,sức gió,…  Sử dụng ác biểu đồ có hướng hoặc vô hướng để phản ánh tính chất số lượng (độ lớn,độ dài), của hiện tượng hoặc tiến trình theo thời gian hoặc theo chu kỳ .Các biểu đồ thể hiện tiến trình theo thời gian có thể được xây dựng trong một hệ tọa độ (hệ tọa độ đề các hoặc hệ tọa độ cực ) tại vị trí quan trắc .  Ứng dụng : rộng rãi trong các hiện tượng tần suất và cường độ gió có các hướng khác nhau .Nói chung được dùng cho bản đồ khí tượng ,thủy văn ,ô nhiễm không khí. h) Phương pháp đồ giải:  Biểu thị các số liệu thống kê mang giá trị tương đối (mật độ,tỷ lệ,phần trăm) trên từng đơn vị lãnh thổ về một đối tượng hiện tượng phân bố rộng khắp.  Ranh giới lãnh thổ có thể theo tự nhiên,phân chia hành chính chính trị hoặc lưới tọa độ địa lý hoặc lưới ô vuông .  Sử dụng nền màu sắc ,cấu trúc đường nét hoặc nền hoa văn để phản ánh các bậc giá trị khác nhau .Điều quan trọng là phải xác định được các bậc phân khoảng phù hợp cho phản ánh đúng thực tế .  Dãy số liệu thống kê về hiện tượng nào đó được sắp xếp thứ tự giá trị tăng dần .Căn cứ vào mục đích của bản đồ người ta quy định số bậc phân khoảng .Sau khi nghiên cứu đặc điểm biến thiên của dãy số thống kê,sẽ xác định ra ranh giới của các bậc phân khoảng ,lựa chọn màu sắc cho từng bậc đã chọn ,bậc càng lớn thì màu càng đậm hoặc càng mạnh gây ấn tượng như gam màu nóng hoặc tối .  Ứng dụng : bản đồ phân tích đánh giá, mật độ sông ngòi, mật độ đường xá mật độ dân cư,tỷ lệ theo diện tích, tỷ lệ theo đầu người … i) Phương pháp bảng biểu đồ:  Biểu thị các số liệu thống kê tuyệt đối trên từng đơn vị lãnh thổ của toàn khu vực lập bản đồ .Các số liệu thống kê được phản ánh thong qua các biểu đồ và định vị ở vị trí tương đối trung tâm của đơn vị lãnh thổ.  Người làm bản đồ cần nghiên cứu đặc điểm của dãy số liệu thống kê và không gian của các đơn vị lãnh thổ trên bản đồ để lựa chọn kiểu bản đồ thích hợp (hình tròn ,cột đứng .hình vuông,hình khối …) và quy định tỷ lệ tương ứng giữa biểu đồ và số liệu.  Cùng một bản đồ có thể phản ánh nhiều giá trị của nhiều đối tượng thống kê khác nhau bằng cách sử dụng các loại biểu đồ, màu sắc, hình dạng khác nhau.  Ứng dụng : áp dụng cho bản đồ kinh tế - xã hội, thể hiện các số liệu của niên giám thống kê hàng năm. k) Phương pháp đường chuyển động :  Biểu thị sự vận động của các hiện tượng, có hướng hoặc vô hướng . VD : luồng di cư của người ,dòng biển, …  Sử dụng các ký hiệu dạng tuyến với mũi tên chỉ hướng, độ rộng phản ánh số lượng hoặc quy mô, màu sắc hoặc cấu trúc đướng phản ánh tính chất.  Các đường chuyển động có thể vẽ chính xác theo đúng tuyến ,hoặc không chính xác – vẽ hướng chuyển động .  Ứng dụng : dùng trong bản đồ tự nhiên ,kinh tế và lịch sử. Bản đồ hình chính Việt Nam Một loại bản đồ khí hậu. Bản đồ chi tiết về một số ranh giới tỉnh thành C.QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ I. QUY TRÌNH THÀNH LẬP. 1.Một số đặc điểm chung. Bản đồ chuyên đề được sử dụng ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân và các cơ quan nghiên cứu khoa học. Do đó nội dung và mục đích thành lập bản đồ rất phong phú và đa dạng, thu hút rất nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau tham gia. Tài liệu thành lập bản đồ rất phong phú và đa dạng, nhưng cũng có thể chia ra thành ba nhóm chính: - Nhóm tài liệu bản đồ - Nhóm tài liệu thành văn - Nhóm tài liệu thống kê Những tài liệu trên đây có liên quan đến nội dung của bản đồ được thành lập. Chúng cần phải đảm bảo tính pháp lý và tính khoa học cần thiết. 2.Những nội dung của quá trình thiết kế bản đồ chuyên đề. Biên tập bản đồ chuyên đề là một công việc rất phức tạp, nó bao gồm nhiều giai đoạn với nhiều nội dung phong phú. Có thể khái quát những nội dung chính trong quá trình thiết kế của bản đồ chuyên đề như sau: - Mục đích, nhiệm vụ của bản đồ. - Cơ sở toán học. - Nội dung và nội dung phân loại bản đồ. - Các Phương pháp và phương tiện biểu hiện. - Bản chú giải. - Marker tác giả. 3.Xác định rõ mục đích và nhiệm vụ của bản đồ. Muốn thiết kế bản đồ đạt yêu cầu kỹ thuật, khoa học, mỹ thuật đã đặc ra, đồng thời phục vụ đúng mục đích đã nêu trong đề cương biên tập thì trước hết phải làm rõ mục đích và nhiệm vụ của bản đồ. Để làm rõ nội dung trên, người biên tạp cần phải xác định mục đích của tập bản đồ dùng để làm gì? Tra cứu hay dạy học? Yêu cầu độ chính xác, mức độ chi tiết và các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật đến đâu? Yêu cầu thời hạn hoàn thành từng nội dung công việc,… Từ mục đích yêu cầu trên đây, nhiệm vụ cụ thể của công tác biên tập là gì? 4.Thiết kế cơ sở toán học của bản đồ. Bố cục và cơ sở toán học của bản đồ cần phải nêu ra và giải quyết: - Kích thước tờ bản đồ được tính theo cỡ giấy dùng để in bản đồ, trong đó chia ra: kích thước khung trong, khung ngoài, lề giấy. Kích thước của bản đồ phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, phạm vi lãnh thổ cần biểu thị, đặc điểm phép chiếu lựa chọn nó được tính từ khung trong của tờ bản đồ. - Lựa chọn tỷ lệ và lưới chiếu bản đồ. o Dựa vào mục đích sử dụng bản đồ chuyên đề, kích thước và bố cục bản đồ mà lựa chọn tỷ lệ và lưới chiếu bản đồ. o Dựa vào yêu cầu độ chính xác và mức độ tỷ mỉ của việc thể hiện nội dung bản đồ. o Tầm quan trọng của lãnh thổ hoặc bộ phận lãnh thổ biên vẽ bản đồ, mức độ tập trung đối tượng nhiều hay ít. o Các tỷ lệ trong tập bản đồ là một hệ thống thống nhất, chúng nên có quan hệ bội số đơn giản để dễ sử dụng. o Đối với những bản đồ khi sử dụng phải đo đạc ở trên đó thì nên chọn tỷ lệ lớn đảm bảo độ chính xác cao, mật độ lưới dày đặc. o Đối với những bản đồ đòi hỏi so sánh diện tích, thể hiện sự phân bố mật độ các đối tượng, hiện tượng địa lý trên diện tích bản đồ thì dùng lưới chiếu giữ diện tích. 5.Thu thập,phân tích và đánh giá các tư liệu bản đồ chuyên đề. Nguồn tư liệu dùng để thành lập bản đồ chuyên đề gọi là tư liệu bản đồ chuyên đề. Nguồn tư liệu bản đồ rất phong phú và đa dạng. Những bản đồ cùng hoặc khác chuyên đề nhưng có nội dung liên quan đến bản đồ cần thành lập, có tỷ lệ lớn hơn, bằng, nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập gọi chung là tư liệu bản đồ. Những tài liệu khoa học viết dưới dạng sách, báo , tạp chí, các văn bản ngoại giao, các báo cáo khoa học nghiệm thu,… gọi là các tài liệu thành văn. Những tài liệu thống kê của các tổ chức quốc tế, của tổng cục thống kê nhà nước, của các chi cục thống kê tỉnh, thành; các tài liệu thống kê của các đài, trạm quan trắc khí tượng, thủy văn,… gọi chung là các tài liệu thống kê. Tư liệu thu thập, chọn lọc và cần phải phân theo nhóm bản đồ cùng loại, đảm bảo tính cập nhật, tính chính xác. Vì thời gian thành lập bản đồ tương đối dài, cho nên tư liệu phải thường xuyên cập nhật ngay cả sau khi dẫ biên vẽ bản gốc, thậm chí thanh vẽ xong vẫn phải tiếp tục cập nhật tư liệu bản đồ, nếu cần vẫn phải tu sửa trên bản in. 6.Xác định nội dung bản đồ và nguyên tắc tổng quát hóa. Dựa vào mục đích thành lập bản đồ để xác định nôi dung chính, phụ và mứ độ chi tiết của việc biểu hiện từng đối tượng, hiện tượng địa lý. Sau khi xác định nội dung bản đồ,các nhà thiết kế bản đồ cần nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp tổng quát nó. Việc tổng quát hóa còn dựa trên việc phân tích những bản đồđề tài, tỷ lệ, mục đích giống hoặc khác bản đồ thành lập và thiết kế thử nghiệm trên bản đồ mẫu. Điều đó giúp các nhà thiết kế nhìn nhận toàn diện nhiệm vụ tổng quát hóa và trình bày bản đồ. 7.Sự lựa chọn các phương pháp biểu hiện Việc lựa chọn các phương pháp biểu hiện phải dựa vào đặc điểm phân bố của các đối tượng , hiện tượng địa lý, đề tài và mục đích thành lập bản đồ, tỷ lệ bản đồ và đặc điểm nguồn tư liệu hiện có. Trên cùng một bản đồ, để biểu thị cùng một hiện tượng thì có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Ngược lại, cùng một phương pháp có thể sử dụng để biểu thị các hiện tượng khac nhau trên cùng một bản đồ. Khi lựa chọn phương pháp biểu hiện và thiết kế kí hiệu cần phải hiểu rõ đặc điểm của ngôn ngữ bản đồ là trình bày thông tin về phân bố không gian của các đối tượng và hiện tượng địa lý, do đó thiết kế kí hiệu bản đồ phải có khả năng làm cho người sử dụng nó để truyền đạt thông tin và người nhận thông tin hiểu được nhau. Thiết kế kí hiệu phải chú ý đến khả năng in ấn và giá thành. 8.Thiết kế bản chú giải Bản đồ nào cũng kèm theo bản chú giải . Nó là “chìa khóa” cho mọi bản đồ và là cơ sở logic cho mọi bản đồ. Không phỉa vô cớ việc thành lập bản đồ bao giờ cũng bắt đầu từ việc chuẩn bị bản chú giải. Bản chú giải của bản đồ không chỉ giải thích kí hiệu , mà nó còn là cơ sở phân loại, phân cấp bậc, là cơ sở đo tính, giúp người đọc bản đồ hiểu mô hình bản đồ với các đặc trưng số lượng , chất lượng, cấu trúc, các mối tương quan không gian và mọi biến đổi theo thời gian. Bản chú giải có chức năng như tài liệu hướng dẫn in ấn bản đồ và chức năng “từ điển” khi dọc bản đồ. Trên các bản đồ thành phần có đề tài hẹp chỉ biểu thị một khía cạnh về một đặc điểm nào đó của các đối tượng , hiện tượng biểu thị trên bản đồ được thiết kế bản chú giải đơn giản. Trên các tập bản đồ chuyên đề, các kí hiệu của các yếu tố cơ sở địa lí thường được xếp đặt trong bản chú giải, ở trang đầu, còn ở những trang bản đồ trong tập, bản chú giải chỉ giải thích những đối tượng, hiện tượng thuộc nội dung chuyên đề. 9. Thành lập bản tác giả của bản đồ chuyên đề Khi thành lập bản đồ chuyên đề, người thiết kế phải xây dựng bản đồ tác giả. Bản tác giả của bản đồ chuyên đềbản đồ vẽ tay trên bản đồ nền xây dựng từ nhóm bản đồ địa lí chung. Nó có thể là bản gốc tác giả , sơ đồ tác giả hoặc bản phác tác giả. Bản gốc tác giả do người thiết kế bản đồ tiến hành soạn thảo. Nó được xây dựng dụa trên bản đồ in, đảm bảo độ chính xác và mức độ chi tiết cần thiết. Khi xây dựng bản đồ tác giả, nên tiến hành xây dựng theo các phương án khác nhau, từ đó chọn một phương án tối ưu về tổng quat hóa, về các kí hiệu quy ước va trình bày màu sắc. Nếu bản gốc tác giả thỏa mãn yêu cầu như bản biên vẽ, thì bản gốc tác giả có thể thay thế bản gốc biên vẽ. Bản phác tác giả là tài liệu hướng dẫn thực hiện yếu tố nội dung chuyên đề trên bản gốc biên vẽ, mức độ chi tiết và độ chính xác thấp. 10. Viết kế hoạch biên tập bản đồ Nội dung của bản kế hoạch biên tập bản đồ thường bao gồm các muuj sau: - Tên bản đồ: Phản ánh nội dung địa lí, không gian địa lí và thời gian lập bản đồ. - Mục đích , yêu cầu thành lập và sử dụng bản đồ. - Thống kê , phân tích và đánh giá các tài liệu dùng để thành lập bản đồ. - Xác định nội dung bản đồ, trong đó có các yếu tố nội dung, nêu những đặc điểm và các chỉ số cần được thể hiện với từng loại yếu tố nội dung. - Lựa chọn các phương pháp biểu hiện, thiết kế kí hiệu và chữ viết trên bản đồ. Chỉ dẫn tổng quát hóa các yếu tố nội dung, lập bản chú giải , chỉ dẫn trình bày bản đồ. - Phụ lục bao gồm:  Mẫu bố cục bản đồ  Bảng kí hiệu qui ước  Mẫu chữ  Sơ đồ hướng dẫn lựa chọn các yếu tố nội dung  Bản tác giả  Bản mẫu biên vẽ II. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 1.Cơ sở địa lí Tùy từng nội dung chuyên đề mà lựa chọn các cơ sở địa lí dưới đây: cơ sở toán học, địa hình, thủy văn, thực vật, đất, điểm dân cư , lưới giao thông, phân chia chính trị- hành chính. Bản cơ sở địa lí đã xây dựng hoàn chỉnh được gọi là bản đồ nền. Bản đồ nền dùng để xây dựng bản đồ chuyên đề, không có bản đồ nền thì không thể xây dựng được bấy kì bản đồ chuyên đề nào khác. 2. Dùng tài liệu để thành lập bản đồ chuyên đề . A . GIỚI THIỆU VỀ BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ: a) Khái niệm về bản đồ chuyên đề: • Bản đồ chuyền đề là bản đồ chỉ thể hiện chi tiết và thật. bản đồ chuyên đề, người thiết kế phải xây dựng bản đồ tác giả. Bản tác giả của bản đồ chuyên đề là bản đồ vẽ tay trên bản đồ nền xây dựng từ nhóm bản đồ

Ngày đăng: 13/08/2013, 11:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

i) Phương pháp bảng biểu đồ: - GIỚI THIỆU về bản đồ CHUYÊN đề
i Phương pháp bảng biểu đồ: (Trang 6)
i) Phương pháp bảng biểu đồ: - GIỚI THIỆU về bản đồ CHUYÊN đề
i Phương pháp bảng biểu đồ: (Trang 6)
Đối tượng nghiên cứu của bản đồ địa mạo là bề mặt địa hình của thạch quyển, bao gồm lục địa và đáy đại dương. - GIỚI THIỆU về bản đồ CHUYÊN đề
i tượng nghiên cứu của bản đồ địa mạo là bề mặt địa hình của thạch quyển, bao gồm lục địa và đáy đại dương (Trang 12)
Hệ thống sông ngòi,hồ,biển và đảo được biểu hiện như trên bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. - GIỚI THIỆU về bản đồ CHUYÊN đề
th ống sông ngòi,hồ,biển và đảo được biểu hiện như trên bản đồ địa hình cùng tỷ lệ (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w