Giun truyền qua đất (GTQĐ) chủ yếu là giun đũa, giun tóc và giun mócmỏ là vấn đề y tế lớn của nhiều nước trên Thế giới đặc biệt ở các nước chậm phát triển. Theo thống kê gần đây nhất của tổ chức Y tế thế giới (WHO) 2006, ước tính hiện có khoảng hơn 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm giun truyền qua đất. Mỗi năm có 135.000 người chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm1.Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu, tập quán sinh hoạt cũng như vệ sinh môi trường hiện nay rất thuận lợi cho sự phát triển của chứng giun ở ngoại cảnh. Mặt khác đời sống kinh tế, trình độ chung về văn hóa xã hội và ý thức vệ sinh trong nhân dân tuy có được nâng lên so với trước nhưng vẫn còn yếu. Nhiều nơi nông thôn hố xí chưa hợp vệ sinh, tình trạng phóng uế bừa bãi vẫn còn1.Về tập quán, đáng lưu ý là ở đa số các vùng thôn miền Bắc còn sử dụng phân tươi để bón. Nhiều người có thói quen ăn rau sống, uống nước chưa nấu chín, chưa có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và sau đi vệ sinh. Người nhiễm giun lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh tác động xấu đến tình trạng dinh dưỡng. Qua số liệu điều tra thu thập từ các tỉnh trong toàn quốc, các bệnh giun đường ruột ở nước ta có tỷ lệ nhiễm rất cao (98%), đặc biệt là ở trẻ em. Tỷ lệ nhiễm phối hợp ở 2, 3 loại giun ở miền Bắc tới 6070%1. Tại tỉnh Ninh Bình là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, địa hình đa dạng, bao gồm cả miền núi, đồng bằng và vùng ven biển với diện tích 1.377,57 km2, dân số 935.808 người (Nguồn: Cục Thống kê Ninh Bình). Trong đó khoảng 80% người dân lao động nông nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh giun truyền qua đất. Tại Ninh Bình hiện chưa có nghiên cứu nào về tình hình nhiễm giun, xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tình hình nhiễm giun truyền qua đất, ở học sinh tiểu học tại một số trường tiểu học thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình năm 2018” với các mục tiêu sau: