TL : Đặc điểm của các ngành động vật và đại diện của từng ngành : Ruột khoang Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thểcó 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công,
Trang 1
A LÝ THUYẾT
SINH HỌC 7
MỞ ĐẦU
1 Nêu đặc điểm chung của động vật ?
TL : Đặc điểm chung của động vật :
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan.
- Dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn (dị dưỡng).
- Tự tổng hợp chất hữu cơ (tự dưỡng).
- Không có khả năng di chuyển.
- Thiếu hệ thần kinh và giác quan.
- Cơ thể thiếu xenlulôzơ.
- Sử dụng chất hữu cơ có sẳn để sống (dị dưỡng).
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan.
3 Nêu đặc điểm của các ngành động vật ? Cho biết đại diện của từng ngành ?
TL : Đặc điểm của các ngành động vật và đại diện của từng ngành :
Ruột khoang Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thểcó 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công, có
nhiều dạng sống ở biển nhiệt đới.
Thủy tức, sứa, san hô
và hải quỳ.
Giun dẹp Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên và phân biệt đầu đuôi,lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và
hậu môn Sống tự do hoặc kí sinh.
Sán lá gan (sán lá máu, sán bã trầu, sán dây).
Giun tròn Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơthể chưa chính thức Cơ quan tiêu hóa dài từ miệng
đến hậu môn Phần lớn sống kí sinh, 1 số ít sống tự do.
Giun đũa (giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa).
Giun đốt Cơ thể phân đốt có thể xoang; ống tiêu hóa phânhóa; bắt đầu có hệ tuần hoàn; di chuyển nhờ chi bên,
Thân mềm
- Thân mềm không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi (trừ mực, bạch tuộc).
- Có khoang áo.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản (trừ mực, bạch tuộc có cơ quan di chuyển phát triển).
Trai sông (sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc)
Chân khớp Có số lượng loài lớn, chiếm tới 2/3 số loài động vật,
có 3 lớp lớn : Giáp xác, hình nhện, sâu bọ Các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau, có bộ xương ngoài bằng kitin.
- Lớp giáp xác : Tôm sông (tôm hùm, tôm sú, cua biển, ghẹ, còng, cáy, rận nước, sun, chân kiếm)
- Lớp hình nhện : Nhện
(bọ cạp, cái ghẻ, ve bò).
- Lớp sâu bọ : Châu
Trang 2
chấu (Ve sầu, mọt hại gỗ, ruồi muỗi, ong mật, bọ ngựa, kiến, bọ rùa)
Động vật có
xương sống
Có các lớp chủ yếu : Cá, lưỡng cư, bò sát, chim và
thu, có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa
tủy sống), các hệ cơ quan phân hóa và phát triển, đặc biệt là hệ thần kinh.
4 Nêu đặc điểm của các ngành động vật không xương sống ? (Xem lại câu trên)
5 Nêu đặc điểm của các lớp Động vật có xương sống ?
TL : Đặc điểm của các lớp Động vật có xương sống ?
Cá Sống hoàn toàn dưới nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, có 1 vòng tuần hoàn, tim
2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt
Lưỡng
cư
Sống ở nước và cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng phổi và da,
có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước, nồng nọc phát triển qua biến thái, là động vật biến nhiệt.
Bò sát
Chủ yếu sống ở cạn da và vẩy sừng khô, cổ dài, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách ngăn hụt tâm thất (rừ ca sấu) máu nuôi cơ thể là máu pha, có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc có đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng, là động vật biến nhiệt.
Chim
Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh; phổi có mạng ống khí, có thể tham gia vào hô hấp; tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể; trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ; là động vật hằng nhiệt
Thú
Mình có lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng nanh, răng cửa, răng hàm; tim 4 ngăn; bộ não phát triển, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, là động vật hằng nhiệt
Chương I NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
1 Nêu những điểm khác nhau giữa trùng giày và trùng biến hình ?
TL : Những điểm khác nhau giữa trùng giày và trùng biến hình :
- Cơ thể có hình dạng giống hình đế giày.
- Vận chuyển được trong nước nhờ các lông bơi phủ
bên ngoài bề mặt cơ thể.
- Sống dị dưỡng bằng cách ăn các vi khuẩn và các
mảnh vụn hữu cơ.
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo
chiều ngang, có kết hợp sinh sản hữu tính (tiếp
hợp).
- Cơ thể có hình dạng không ổn định thường biến đổi.
- Vận chuyển trong nước bằng các chân giả.
- Sống vị dưỡng bằng cách ăn các vi khuẩn, tảo, chất hữu cơ trong môi trường.
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.
2 So sánh những điểm khác nhau giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét ?
TL : Những điểm khác nhau giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét :
- Trùng kiết lị lớn, 1 lúc
có thể nuốt nhiều hồng
cấu, rồi sinh sản bằng
cách phân đôi liên tiếp
(theo cấp số nhân).
- Trùng kiết lị sống kí
sinh trong ruột người,
xâm nhập vào cơ thể
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng 1 lúc (còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá
vở hồng cầu để ra ngoài Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cấu khác để lặp lại quá trình như trên Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.
- Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể người qua vật chung gian là muỗi Anôphen.
Trang 3
qua thức ăn, nước uống.
3 Nêu vai trò thực tiễn của ngành động vật nguyên sinh ?
TL : Vai trò thực tiễn của ngành động vật nguyên sinh :
- Là thức ăn của nhiều động vật ở nước.
- Là chỉ thị và độ sạch của môi trường nước.
- 1 số động vật nguyên sinh gây nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.
Ch ương II NGÀNH RUỘT KHOANG
1 Nêu sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ?
TL : Sự giống và khác giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi :
- Giống nhau : Trên thành cơ thể xuất hiện chồi nhỏ, chồi lớn dần, quanh lỗ miệng xuất hiện các
tua, khoang tiêu hóa của chồi con thông với mẹ.
- Khác nhau : Chồi con của thủy tức tách khỏi cơ thể mẹ, sống độc lập Chồi con của san hô có
khoang tiêu hóa liên thông, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn
2 Nêu những điểm giống nhau giữa sứa, san hô, hải quỳ ?
TL : Những điểm giống nhau giữa sứa, san hô, hải quỳ :
- Chúng đều thuộc ngành ruột khoang.
TL : - Sinh sản vô tính : Không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
+ Mọc chồi (thủy tức, san hô).
+ Tái sinh (thủy tức).
- Sinh sản hữu tính : Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục
cái (trứng) để tạo thành hợp tử, cá thể hợp tử được phát triển hoàn chỉnh và trong mọi điều kiện
kể cả thiếu thức ăn Tất cả các nhóm ngành ruột khoang đều sinh sản hữu tính
Chương III CÁC NGÀNH GIUN
1 Nêu tác hại của giun đũa (giun tròn) đối với sức khỏe con người ? Từ đó hãy đề xuất các biện pháp để hạn chế những tác hại này ?
TL : Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người :
- Lấy chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Gây tắc ruột, tắc ống mật dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
- Tiết độc tố gây hại cho cơ thể.
- Người mắc bệnh giun đũa là 1 ổ phát tán bệnh cho cộng đồng.
Các biện pháp hạn chế những tác hại này :
- An chín, uống sôi, không ăn rau sống và uống nước lã.
- Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn
- Diệt trừ ruồi nhặng, vệ sinh nơi công cộng
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
2 a Nêu đặc điểm chung của ngành Giun tròn ?
b Cách phòng tránh bệnh giun tròn kí sinh ?
c Kể tên 1 số đại diện của ngành giun tròn và nêu vai trò của chúng ?
TL : a Đặc điểm chung của ngành Giun tròn : (Xem lại câu 3 phần mở đầu).
b Cách phòng tránh bệnh giun tròn kí sinh :
- An chín, uống sôi, không ăn rau sống và uống nước lã.
- Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn
- Diệt trừ ruồi nhặng, vệ sinh nơi công cộng
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
c Một số đại diện ngành Giun tròn và vai trò của chúng :
Trang 4
- Gium kim : Kí sinh ở ruột già, gây ngứa ngáy, ban đêm tìm đến hậu môn để đẻ trứng.
- Giun móc câu : Kí sinh ở tá tràng làm người bệnh xanh xao vàng vọt.
- Giun rễ lúa : Kí sinh ở rễ lúa gây thối rễ, lá úa vàng rồi chết.
3 a Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp ?
b Kể tên 1 số đại diện của ngành Giun dẹp và nêu vai trò của chúng ?
c Cách phòng tránh bệnh giun dẹp kí sinh ?
TL : a Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp : (Xem lại câu 3 phần mở đầu).
b Một số đại diện của ngành giun dẹp và vai trò của chúng :
- Sán lá máu : Kí sinh trong máu người.
- Sán bã trầu : Kí sinh ở ruột lợn.
- Sán dây : Kí sinh ở ruột non của người.
c Cách phòng tránh bệnh giun dẹp kí sinh :
- An uống vệ sinh.
- Không ăn thức ăn chưa được nấu chín : Nem chua, phở tái và tiết canh.
4 Trình bày vòng đời của sán lá gan ?
TL : Vòng đời của sán lá gan : Sán lá gan đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài Trứng gặp nước
nở thành ấu trùng có lông bơi chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng sinh sản thành nhiều ấu trùng
có đuôi Au trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào các cây cỏ thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán Trâu bò ăn phải cây cỏ chứa kén sán sẽ nhiễm bệnh sán lá gan.
5 Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào ? Chúng thuộc ngành động vật nào ? Tại sao lại có tên đó ?
TL : - Sán lá gan, sán dây : Xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua đường ăn uống sống, tái (như An
rau sống, tiết canh, thịt tái các loại hoặc rỏi cá, thịt, ốc).
- Sán lá máu : Ấu trùng xâm nhập qua da do giẫm chân đất vào những nơi không vệ sinh như
chuồng trại trâu, bò, lợn.
- Cả 3 loại sán trên đều thuộc ngành giun dẹp Người ta dùng đặc điểm cơ thể dẹp để đặt tên cho
ngành Giun dẹp vì đặc điểm này được thể hiện triệt để nhất trong tất cả các đại diện của ngành và
giúp dễ phân biệt với ngành giun tròn và ngành giun đốt sau này.
6 Giun đất có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống trong đất như thế nào ? Hoạt động của chúng có lợi ích gì cho đất trồng (hay nói giun đất là bạn của nhà nông) ?
TL : Những đặc điểm thích nghi của giun đất với đời sống trong đất :
- Có thể hình giun.
- Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển
- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi giun chui rúc trong đất.
Lợi ích :
- Nhờ hoạt động đào hang của giun đất đã làm cho đất tươi xốp, thoáng khí.
- Phân giun và chất bài tiết từ cơ thể giun tiết ra làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
Chương IV NGÀNH THÂN MỀM
1 Nêu vai trò của ngành thân mềm ?
TL : Vai trò của ngành thân mềm :
- Làm thực phẩm cho con người : Trai, sò, ốc, hến, mực, ngao, vẹm, bạch tuộc ….
- Làm thức ăn cho động vật khác : Nhiều loài ốc, trai, mực và các thân mềm khác.
- Làm đồ trang sức, vật trang trí : Vỏ ốc, vỏ trai, ngọc trai
- Làm sạch môi trường nước : Trai, ốc, vẹm, ngao
- Có giá trị xuất khẩu : Mực, tôm
- Có hại cho cây trồng : Ốc sên, hà (ở vùng triều, ngập mặn)
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán : Oc gạo, ốc mút, ốc tai
Chương V NGÀNH CHÂN KHỚP
1 Những đại diện sau đây : Mọt ẩm, trai, sun, ốc sên, rận nước, bạch tuộc, rệp, bọ cạp, bọ ngựa, sò, mực thuộc ngành động vật nào ? Vì sao ?
Trang 5
TL : Trai, ốc sên, sò, mực, bạch tuộc thuộc ngành Thân mềm vì : chúng đều có thân mềm,
không phân đốt, có vỏ đá vôi (trừ mực và bạch tuộc), có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Mọt ẩm, sun, rận nước, bọ cạp, bọ ngựa, rệp thuộc ngành Chân khớp vì : chúng đều có vỏ
kitin, chân phân đốt khớp động, qua lột xác mà tăng trưởng
Chương VI NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
1 Trình bày cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước ?
TL : Cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước :
- Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.
- Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vit).
2 Trình bày 1 số đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn của ếch đồng ?
TL : 1 số đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn :
- Di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón.
- Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm.
- Mắt có mí, tai có màng nhĩ Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
3 Giải thích vì sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần các bờ nước ?
TL : Ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần các bờ nước vì :
- Ech hô hấp bằng da là chủ yếu nên nếu da khô ếch sẽ chết.
- Sự phát triển của trứng ếch diễn ra trong môi trường nước.
4 Giải thích vì sao sự thụ tinh ở ếch được gọi là thụ tinh ngoài và phát triển ở ếch là phát triển có biến thái ?
TL : Sự thụ tinh ở ếch là thụ tinh ngoài vì : Ech cái đẻ đến đâu ếch đực ngồi trên lưng tưới
tinh đến đấy, sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên gọi là thụ tinh ngoài.
Trứng ếch phát triển nở thành nòng nọc Trải qua 1 quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn mới nở thành ếch con Vì vậy sự phát triển ở ếch được gọi là phát triển có biến thái.
5 Trình bày các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động vật quý hiếm ?
TL : Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động vật quý hiếm :
- Để bảo vệ đa dạng sinh học cần : Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi; cấm săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
- Để bảo vệ động vật quý hiếm cần bảo vệ môi trường sống của chúng, cấm săn bắt buôn bán trái phép, đẩy mạnh việc chăn nuôi xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên (các Vườn Quốc gia, các khu Bảo tồn thiên nhiên).
6 Trình bày cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn ?
TL : Cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn :
- Thân chim hình thoi, giảm sức cản không khí khim bay.
- Chi trước biến thành cánh, quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau), giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng, làm cho cánh chim giang ra tạo nên 1 diện rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp, giữ nhiệt và làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng, làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài, khớp đầu với thân, phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi và rỉa lông.
7 So sánh cấu tạo của các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, sinh sản) giữa thằn lằn với chim ?
TL : So sánh cấu tạo của các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, sinh sản) giữa thằn lằn
với chim :
Các cơ
Tuần hoàn Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt nênmáu còn pha trộn. Tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không phatrộn.
Hô hấp Hô hấp bằng phổi có nhiều vách Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự
Trang 6
ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí.
Sự thông khí phổi là nhờ tăng giảm thể tích khoang ngực.
hút đẩy của hệ thống 9 túi khí (thông khí phổi – gọi là hiện tượng hô hấp kép).
8 So sánh cấu tạo của các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, sinh sản) giữa ếch với thằn lằn ?
TL : So sánh cấu tạo của các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, sinh sản) giữa ếch với
thằn lằn :
Các cơ
Tuần hoàn Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất)
máu nuôi cơ thể là máu pha.
Tim 3 ngăn (tâm thất có vách ngăn hụt) máu ít pha trộn hơn
Hô hấp Phổi đơn giản, ít vách ngăn Chủ yếuhô hấp bằng da. Phổi có nhiều ngăn Cơ liên sườn thamgia vào hô hấp.Sinh sản
Thụ tinh ngoài Đẻ nhiều trứng.
Trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng.
Trứng nở thành nòng nọc, phát triển có biến thái.
Thụ tinh trong Đẻ ít trứng Trứng có
vỏ dai, nhiều noãn hoàng Trứng nở thành con, phát triển trực tiếp.
9 So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng cư, Bò sát và Chim ?
TL : So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng cư, Bò sát và Chim :
Bò sát 3 ngăn (tâm thất có vách ngăn hụt) 2 vòng Máu ít pha trộn.
10 So sánh hệ hô hấp của bò sát, chim và thú ?
TL : So sánh hệ hô hấp của bò sát, chim và thú :
Bò sát Phổi có nhiều vách ngăn làm tăng
diện tích trao đổi khí.
Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân.
Chim Phổi có nhiều vách ngăn, xen giữa
có 9 túi khí giúp chim hô hấp kép.
Sự hút đẩy của hệ thống túi khí, không khí được qua phổi 2 lần, sự trao đổi khí được nhiều hơn.
Thú Phổi lớn gồm nhiều phế nang vớimạng mao mạch dày đặc giúp trao
đổi khí dễ dàng.
Thay đổi thể tích lồng ngực nhờ sự co dãn của cơ hoành tạo ra sự tăng giảm áp suất không khí ở phổi.
11 Nêu các đặc điểm của lớp Chim để phân biệt chim với các lớp khác thuộc ngành ĐVCXS ? (Xem lại câu 5 phần mở đầu)
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
“TRÊN CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN NGƯỜI LƯỜI BIẾNG”
SINH HỌC 6
Chương I TẾ BÀO THỰC VẬT
1 Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ?
TL : Cấu tạo chung của tế bào thực vật :
- Vách tế bào : Giúp tế bào có hình dạng ổn định (* chỉ có ở tế bào thực vật)
- Màng sinh chất : Bao bọc bên ngoài chất tế bào.
- Chất tế bào : Chất keo lỏng chứa các bào quan khác nhau (Ví du : lục lạp ở tế bào thịt lá ), tại
đây diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
Trang 39
- Nhân : Cấu trúc phức tạp, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào Mỗi tế bào thường chỉ có 1 nhân.
- Không bào chứa dịch tế bào
2 Mô là gì ? Kể tên 1 số loại mô thực vật ?
TL : Mô là tập hợp nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng
riêng.
Một số loại mô chính : Mô phân sinh; mô che chở (mô bì); mô mềm; mô nâng đỡ (mô cơ); mô dẫn truyền
3 Tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia ? Quá trình phân chia diễn ra như thế nào ?
TL : Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
Quá trình phân chia diễn ra như sau :
+ Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào phân chia, xuất hiện vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con mới.
(* Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển).
Chương II RỄ
1 Nêu khái niệm về rễ ? Chức năng của rễ ?
TL : - Khái niệm : Rễ là cơ quan sinh dưỡng của cây, thường mọc ở dưới đất.
- Chức năng của rễ :
+ Hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất.
+ Giữ chặt cây vào đất.
+ Một số rễ biến dạng còn có chức năng hô hấp, dự trữ chất dinh dưỡng.
2 Có mấy loại rễ chính ? Cho ví dụ ?
TL : Có 2 loại rễ chính : Rễ cọc và rễ chùm.
- Rễ cọc : Gồm rễ cái (rễ chính) lớn nhất và các rễ con (rễ bên) mọc ra từ rễ cái ( Ví du : Ổi, xoài, cam, mận, bưởi )
- Rễ chùm : Gồm các rễ con mọc ra từ gốc thân (Ví du : Lúa, ngô, cao, dừa …).
3 Rễ cây mọc trong đất có mấy miền? Chức năng của mỗi miền ? Trong các miền đó miền nào là quan trọng nhất, vì sao ?
TL : Rễ cây mọc trong đất gồm 4 miền :
- Miền trưởng thành có các mạch dẫn : Có chức năng dẫn truyền.
- Miền hút có các lông hút : Có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia) : Có chức năng làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp re : Có chức năng che chở cho đầu rễ.
Miền hút là miền quan trọng nhất vì : Có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
4 Trình bày cấu tạo trong và chức năng của miền hút ?
TL : Cấu tạo trong và chức năng của miền hút :
+ Bảo vệ các phần bên trong rễ.
+ Hút nước và muối khoáng hòa tan Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
Gồm những tế bào có vách mỏng.
+ Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây (dòng đi xuống).
+ Vận chuyển nước và muối khoáng
từ rễ lên thân, lá (dòng đi lên).
Chứa chất dự trữ.
5 Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? Vì sao ? (* cây bèo tây (lục bình), bèo vảy ốc )
Trang 40
TL : Rễ cây sống dưới nước không có miền hút vì nước và muối khoáng hòa tan được ngấm trực
tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ.
6 Nêu vai trò của lông hút đối với việc hút nước và muối khoáng của rễ ?
TL : Vai trò của lông hút đối với việc hút nước và muối khoáng của rễ :
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ lông hút.
- Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các
bộ phận của cây.
7 Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng ?
TL : Những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng :
- Rễ củ : Phình to, chứa chất dự trữ Ví du : Cà rốt, cải củ,…
- Rễ móc : Có móc bám giúp cây bám vào giá bám Ví du : Hồ tiêu, trầu không,
- Rễ thở : Mọc ngược lên khỏi mặt đất, tăng cường hô hấp cho cây Ví dụ : Bụt mọc, vẹt,
- Giác mút : Đâm vào thân, cành cây khác để hút thức ăn Ví du : Tầm gửi, tơ hồng …
8 Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
TL : Người ta phải thu hoạch các cây có rễ cũ trước khi chúng ra hoa là vì : Chất dự trữ của các
củ dùng để cung cấp cho cây khi ra hoa kết quả Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm.
Chương III THÂN
1 Nêu khái niệm về thân và chức năng của thân ?
TL : Khái niệm : Thân là cơ quan dưỡng của cây, nằm trên mặt đất nối tiếp với rễ, mang lá và
cơ quan sinh sản.
Chức năng của thân :
- Vận chuyển các chất trong cây.
- Nâng đỡ tán lá.
- Một số loại thân còn có chức năng dự trữ, quang hợp (thân biến dạng), sinh sản sinh dưỡng.
2 Thân cây gồm những bộ phận nào ? So sánh chồi hoa và chồi lá ?
TL : Thân cây gồm : Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách Chồi nách gồm chồi hoa và
chồi lá).
+ Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa.
+ Chồi láphát triển thành cành mang lá.
Sự giống nhau và khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá :
- Giống nhau : Đều có mầm lá.
- Khác nhau : Chồi hoa : Có mầm hoa.
Chồi lá : Có mô phân sinh ngọn.
3 Trình bày sự vận chuyển các chất trong thân ?
TL : Sự vận chuyển các chất trong thân theo 2 dòng :
- Dòng đi lên : Do mạch gỗ đảm nhận, vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan được rễ hấp
thụ, đưa lên thân, lá.
- Dòng đi xuống : Do mạch rây đảm nhận, vận chuyển các chất hữu cơ được chế tạo từ lá đến
các bộ phận của cây.
4 Có mấy loại thân ? Kể tên 1 số cây có những loại thân đó ?
TL : Có 3 loại thân :
- Thân đứng : có 3 dạng :
+ Thân gỗ : Cứng, cao, có cành Ví du : Xoài, ổi, mận …
+ Thân cột : Cứng, cao, không cành Ví du : Cao, dừa, thốt nốt …
+ Thân cỏ : Mềm, yếu, thấp Ví du : Cỏ mần trầu, lúa, ….
- Thân leo : Thân không tự đứng thẳng, phải leo lên cao.
+ Leo bằng tua cuốn Ví du : Mướp, nhãn lồng, khổ qua, ….
+ Leo bằng thân quấn Ví du : Mồng tơi, bìm bìm, ….
- Thân bò : Mềm yếu bò lan sát đất Ví du : Rau má, ….