Phần cứng VDK mạch dùng Atmega8515 giống hệt như mạch dùng AT89S52, chỉ khác chân reset thì tác động mức thấp. Nếu chưa có mạch có thể gắn trực tiếp 1IC 8515 LÊN testboard với 6 chân dung nạp
VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN CHO VI ĐIỀU KHIỂN ATMEGA8515L DÙNG CODE VISION Phần cứng vdk: Mạch dùng Atmega8515 giống hệt như mạch dùng AT89S52, chỉ khác chân reset thì tác động mức thấp. Nếu chưa có mạch có thể gắn trực tiếp 1IC 8515 lên testboard, với 6 chân dùng nạp ISP là VCC – MOSI – MISO – SCK – RESET – GND. 2 đường nguồn là 5Vdc. Nối port C với 8 led đơn (tác động mức thấp thì led sáng). Chưa cần nối thêm thạch anh và tụ (ta dùng dao động bên trong). Nếu mạch reset chưa ráp được thì chỉ cần nối 1 điện trở khoảng 10k lên nguồn. Hết! Phần cứng và phần mềm nạp cho Atmega8515: Ta dùng mạch nào cũng được miễn là nạp ISP và hỗ trợ mega8515, ví dụ như “SPI Flash Programmer 3.7”. Hết! Phần mềm viết chương trình cho vdk: Trong bài này, ta sử dụng CodeVision, phần mềm này dùng ngôn ngữ C giống như Keil C, các thao tác với cửa sổ giao diện cũng tương tự. Sau đây là 1 ví dụ đơn giản điều khiển led ở port C. Chạy giao diện chương trình: Có thể đóng các file project và file c cũ không cần thiết Vào menu: File/New để tạo 1 file C mới, chọn mục source trong hộp thoại hiện ra và nhấn OK; xem hình dưới Trong vùng soạn thảo của file C, ta có thể viết 1 đoạn code đơn giản như sau: //khai bao thu vien: #include <mega8515.h> //file dinh nghia cac thanh ghi ATmega8515 #include <delay.h> //file chua ham delay_us va delay_ms void main(void) //Dau chuong trinh chinh { unsigned char i; //khai bao bien //khoi tao: DDRC = 0xFF; //8 pin port c la ngo ra PORTC = 0xFF; //8 pin deu ra muc high(1) DDRD = 0x00; //8 pin port D la ngo vao PORTD = 0xFF; //co dien tro keo len (ben trong) while(1) //lap hoai { PORTC = PORTC + 1; //tang port C 1 bit delay_ms(1000); //tri hoan 1s if(PIND.7 == 0) //kiem tra PD7 = 0? { PORTC = 254; for(i=0;i<8;i++) //vong lap 8 lan { PORTC = PORTC << 1; //dich port C 1 bit sang trai delay_ms(500); } PORTC = 255; } } } Sau khi viết xong, lưu file c này lại: Vào menu File/New, Chọn mục Project trong hộp thoại hiện ra, rồi chọn OK: Hộp thoại Confirm hiện ra hỏi ta có dùng CodeWizard không, chọn No. Sau đó chọn đường dẫn và đặt tên file cho project: tiếp theo, cửa sổ Configure Project xuất hiện, ta phải thiết lập các thông số cài đặt cho project này: Tại mục Files: Nhấn Add, sau đó chọn file C lúc này lưu, rồi nhấn Open Nhấn chuột sang mục C Compiles sẽ xuất hiện các mục chọn như hình dứới đây. Ta chọn vi điều khiển Atmega8515L tại mục Chip:; và chọn tần số thạch anh 1MHz (mặc đònh là dao động RC bên trong IC). Sau cùng nhấn OK. Tiếp theo, vào menu Project/Check Syntax để kiểm tra lỗi. Nếu có lỗi cửa sổ Messages phía dưới sẽ hiện thông báo lỗi và ta phải sửa lỗi trước khi biên dòch tiếp. Trong file trên không có lỗi nên ta nhấn Shift_F9 hoặc vào menu Project/Make để biên dòch ra file Hex. 1 cửa sổ Information xuất hiện thông tin về các thông số sử dụng IC. Nhấn OK để đóng lại. Thế là đã xong việc soạn thảo file, bây giờ ta có thể chạy chương trình nạp SPI Flash Programmer để nạp cho VDK rồi. HẾT! Ngày 16-18/12/2006 Nguyenhop29 . Programmer 3.7”. Hết! Phần mềm viết chương trình cho vdk: Trong bài này, ta sử dụng CodeVision, phần mềm này dùng ngôn ngữ C giống như Keil C, các thao tác với. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN CHO VI ĐIỀU KHIỂN ATMEGA8515L DÙNG CODE VISION Phần cứng vdk: Mạch dùng Atmega8515 giống hệt như mạch dùng AT89S52,