1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kháng thuốc ở bệnh nhân HIV-AIDS thất bại với phác đồ Zidovudine + Lamivudine + Nevirapine, Stavudine + Lamivudine + Nevirapine và hiệu quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2 (TT)

30 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 136,49 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới, vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus - HIV) là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng gây tử vong ở người lớn, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nhiễm HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, làm ảnh hưởng trầm trọng nền kinh tế quốc gia [1],[2],[3]. Đại dịch HIV/AIDS đã gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế, chính trị và xã hội ở nhiều vùng và nhiều quốc gia trên thế giới [4],[5]. Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 1990, đại dịch HIV/AIDS đang ngày càng lan rộng. Theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước xét nghiệm phát hiện mới là 6.883 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 3.484 và số bệnh nhân tử vong 1.260 trường hợp. Ước tính đến hết năm 2017 sẽ phát hiện mới khoảng 9.800 người nhiễm và 1.800 trường hợp tử vong [6]. Thuốc kháng vi rút (ARV) ra đời đã mang lại niềm hy vọng cho các bệnh nhân HIV/AIDS. Người nhiễm HIV/AIDS được sử dụng thuốc ARV không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của bản thân mà còn giảm thiểu nguy cơ lây lan HIV ra cộng đồng, đặc biệt là nguy cơ lây truyền qua con đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con [7]. Do điều trị bằng thuốc ARV là điều trị suốt đời nên trong quá trình sử dụng thuốc ARV, các vấn đề cần quan tâm như việc tuân thủ điều trị, đánh giá các tác dụng không mong muốn của thuốc và phát hiện sớm thất bại điều trị để chuyển đổi phác đồ là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Tình trạng kháng thuốc ARV đã và đang được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Khi gặp phải kháng thuốc đồng nghĩa với bệnh nhân sẽ thất bại điều trị và phải chuyển sang các phác đồ bậc cao hơn. Chẩn đoán muộn thất bại điều trị ARV phác đồ bậc 1 dẫn đến việc trì hoãn chuyển sang điều trị phác đồ ARV bậc 2 sẽ gây nên tích lũy những đột biến kháng thuốc ảnh hưởng đến điều trị, tăng tỷ lệ lan truyền các chủng HIV kháng thuốc trong cộng đồng [7]. Ở nước ta đã có một số nghiên cứu về thất bại điều trị ARV, đánh giá tình trạng kháng thuốc ARV của HIV trên các đối tượng bệnh nhân khác nhau, ở các địa điểm và thời gian khác nhau. Tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa là một trong những cơ sở đầu tiên của Hà Nội triển khai việc tiếp nhận và điều trị bệnh nhân HIV trên địa bàn. Hàng năm, Bệnh viện khám và cấp thuốc ARV điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có những bệnh nhân đã xuất hiện thất bại điều trị và phải chuyển sang phác đồ bậc 2. Việc đánh giá tình trạng kháng thuốc trên các bệnh nhân thất bại phác đồ ARV bậc 1 trên qui mô lớn, theo dõi trong thời gian dài, đồng thời đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2 trên những bệnh nhân thất bại phác đồ bậc 1 là rất có giá trị cho các thầy thuốc lâm sàng cũng như nhà quản lý để đưa ra các phác đồ thay thế phù hợp. Vì vậy chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu kháng thuốc ở bệnh nhân HIV/AIDS thất bại với phác đồ Zidovudine + Lamivudine + Nevirapine, Stavudine + Lamivudine + Nevirapine và hiệu quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2” với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ kháng và đột biến gen kháng thuốc ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị bằng phác đồ Zidovudine + Lamivudine + Nevirapine, Stavudine + Lamivudine + Nevirapine bị thất bại điều trị. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ bậc 2 ở bệnh nhân HIV/AIDS kháng thuốc ARV với các phác đồ trên.

Ngày đăng: 18/09/2018, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w