Giang sơn gấm vóc hôm nay là do “nguồn thiêng ông cha” gây dựng nên, như một nhà thơ đã ca ngợi: “Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hàng năm ăn đâu làm đ
Trang 1UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp Trong truyền thống đạo lí đó, chữ nhân được đặt lên hàng đầu Một khía cạnh của nhân nghĩa
là lòng biết ơn – thứ tình cảm cao quý thiêng liêng Người xưa rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho con cháu Biết bao bài học lớn lao, sâu sắc đã được gửi gắm vào ca dao, tục ngữ, những lời ru mộc mạc mà chan chứa nghĩa tình Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
"Uống nước nhớ nguồn"
Trang 2Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân?
"Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn "Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Câu “Uống nước nhớ nguồn” nêu lên mối quan hệ lịch sử, xã hội, đó là hưởng thụ và nghĩa vụ Câu tục ngữ nhắc nhờ mỗi chúng ta bài học đạo đức: Phải nhớ ơn, biết ơn những người đã đem lại ấm no, hạnh phúc và yên vui cho mình.
Câu tục ngữ đã nói lên mối quan hộ tốt đẹp giữa con người với con người, giữa
“bốn nghìn lớp người” trong xã hội ta Nó nêu lên một quan niệm nhân sinh đầy tình người, đúc kết một nét đẹp về đạo lí, nhắc nhờ mỗi người sống có tình có nghĩa, trọn đạo thủy chung.
Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ Nó nhắc nhở chúng ta biết ơn nhân dân vĩ đại đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và bào vệ đất nước Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta… đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy cô giáo… Lá quốc kì
đỏ thắm, đất nước độc lập thanh bình… là do máu xương của biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống Giang sơn gấm vóc hôm nay là do “nguồn thiêng ông cha” gây dựng nên, như một nhà thơ đã ca ngợi:
“Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…”
(“Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm) Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ Tục cúng lễ giỗ tết với nền hương thơm lỏa khói trèn bàn thờ gia tiên Con cái chăm học chăm làm, sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ, biết săn sóc ông bà cha mẹ khi già yếu Ngày 27-7 hằng năm và những căn nhà tình nghĩa là sự thể hiện lòng biết ơn của toàn dân đối với thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh
Trang 3hùng, gia đình có công với cách mạng Là học sinh, chúng ta cần phải biết tôn
sư trọng đạo, nhớ ơn thầy cô Đó là những hành động biết “Uống nước nhớ nguồn”.
Mặc khác, những người không biết đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” Là những
kẻ vong ân bội nghĩa, con bất hiếu, trò vô đạo, loại người “ăn cháo đá bát” đều
bị cộng đồng cười chê, khinh bỉ, xa lánh Để giáo dục lòng biết ơn, nhân dân ta
đã sáng tạo nên những câu tục ngữ, bài ca dao dậm đà, ý dẹp lời hay từng thấm sâu vào máu thịt và hồn người:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
“Ai ơi bưng bát cơm đẩy, Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”
“Con người có tổ có tông, Như cây có cội, như sông có nguồn”
Ở đời, người nhân hậu làm ơn không bao giờ nghĩ tới chuyện trả ơn Họ coi việc cứu giúp mọi người là nghĩa vụ của lương tâm Lòng biết tín luôn luôn nhắc nhở chúng ta vừa nhớ tới cội nguồn, nhớ tới thế hệ đi trước, đồng thời phải nghĩ tới những lớp người mai sau Biết nhớ nguồn còn phải biết khơi nguồn là vậy.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là bài học lớn dạy ta biết làm người Nó nhắc ta ghi nhớ trong lòng món nợ đời sâu nặng:
“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay, khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ Đó là sự công bằng trong xã hội.
Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian như:
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân
Trang 4nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành Đó là gì, nếu không phải là vô
ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất
"nguồn".
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì
mà người khác tạo dựng Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công
ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công
ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo
đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể
mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn Mặc dù
Trang 5trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.
tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ
người trồng cây"
- Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đấtnước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, bền vững biết bao Đây là đạo lý cần có ở mỗingười, nó luôn có sẵn trong mỗi người, thể hiện tuỳ vào từng người Mỗi khi nhậnđịnh một người, người ta vẫn hay quan tâm đến cách thực hiện và thể hiện đạo lí
“uống nước nhớ nguồn” ở người ấy Bởi vì đó là chuẩn mực quan trọng để đánh giámột con người có đạo đức
- Thiếu nhi là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ Quốc Việt Nam Lúc còn sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến sự nghiệp giáodục thế hệ trẻ, mà phong trào Uống nước nhớ nguồn là chuẩn mực để đánh giá chuẩnmực của học sinh Chính vì vậy mà tháng 2/1948 Bác Hồ đã gửi thư cho các cháuthiếu niên nhi đồng nói nội dung ý nghĩa, cách thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa,
Uống nứơc nhớ nguồn Và đã khẳng định đó là một trong số nhiều hình thức thực
hiện phong trào Trần Quốc Toản ( một trong 3 phong trào lớn của Đội TNTP Hồ Chí Minh) Từ đó việc thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn đã trở lên sâu rộng
trong toàn thiếu niên, nhi đồng đặc biệt là trong các trường học Qua đó không chỉ
Trang 6giúp các em hiểu thêm truyền thống đạo lí dân tộc ta, nà còn giúp các em cố gắngphấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, chủ nhân tương lai của đất nước kế tục sựnghiệp của cha ông.
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã quyết định đổi mới nội dung và mở rộng hìnhthức hoạt động Đội nhằm tập hợp thiếu nhi cả nước “ Nói lời hay làm việc tốt, phấnđấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ” Các phong trào lớn của Đội phát triển mạnh mẽ
với các hình thức mới như: “ áo lụa tặng bà”, “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp
nghĩa” Chính vì vậy mà phong trào Uống nước nhớ nguồn cũng đã trở thành nội
dung chương trình công tác hành động hàng năm của thiếu nhi cả nước
2 Cơ sở thực tiễn:
- Trên thực tế việc thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn đã được thực hiện từlâu trong tất cả các nghành nghề, và tất cả mọi lĩnh vực nhất là trong các ngày lễ lớn22/12, 27/7 Đối với riêng các trường học thì phong trào Uống nước nhớ nguồn, đền
ơn đáp nghĩa đã được thực hiện từ rất lâu và trở thành truyền thống tốt đẹp để giáodục các em thành con ngoan trò giỏi, phát huy giá trị truyền thống dân tộc Tuy nhiênhiện nay với thời buổi kinh tế thị trường phát triển, cùng với đó là sự du nhập các nềnvăn hoá khác nhau tạo mối đan xen nhiều chiều, và thế hệ trẻ nhất là các em thiếu niênđang trong quá trình phát triển cả về thể chất và trí tuệ, các em thường hiếu động, tò
mò thích bắt chước, thích làm người lớn, nên các em dễ dàng tiếp thu nền văn hoánhanh: các em có thể có những trò chơi hay qua mạng INTERNET, hay những vấn đềnóng bỏng luôn được đề cập nhanh nhất… điều đó làm cho sự tiếp thu giá trị văn hoátruyền thống của các em có sự giảm sút Và thực tế đã có một số bộ phận các em đang
xa dần những giá trị văn hoá truyền thống, với các em dường như nó đã trở nên khôcứng
- Cũng phải thừa nhận rằng việc thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong cáctrường học mặc dù đã trở thành chương trình công tác cần thực hiện trong từng năm,nhưng nhiều trường cũng có triển khai thực hiện nhưng lại chỉ mang tính chất chungchung không cụ thể, hoặc không thay đổi hình thức thực hiện năm này sang năm kháccũng chỉ thực hiện một hình thức, mà không có sự đổi mới dẫn đến sự nhàm chán chocác em, không gây hứng thú và không có tính hấp dẫn, mà không gây hứng thú sẽkhông tạo hiệu quả cao, các em tiếp thu và thực hiện mang tính chất chiếu lệ khô
Trang 7cứng Hơn nữa các cấp trên khi đưa ra chương trình nội dung thực hiện đến các trườngthì không cụ thể chỉ chung chung, mà không tính đến điều kiện từng vùng miền đốitượng khác nhau thì điều đó cũng là khó khăn cho các trường khi triển khai thực hiện
- Nghiên cứu về vấn đề này cũng đã có nhiều người nghiên cứu và áp dụng thành côngtrong trường của mình Tuy nhiên để áp dụng được trong tất cả các trường thì khôngthể đạt hiệu quả cao bởi lí do còn phải phù hợp với đối tượng học sinh từng vùngmiền Nên tôi lựa chọn đề tài này theo cách tiếp cận bằng chính những kinh nghiệm
mà tôi đã làm trong năm qua
- Tôi đã học tập về công tác Đội 2 năm, tôi nhận thấy rằng việc phát triển nhân cáchcho các em trở thành người phát triển hoàn thiện nhân cách thì không phải chỉ tậptrung vào việc làm sao cho các em nhận được nhiều tri thức là đủ mà việc giúp chocác em các kĩ năng sống,kĩ năng hiểu biết về xã hội mà nền tảng chính là các giá trị
truyền thống như Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa Vậy làm thế nào để cho các hoạt động Uống nước nhớ nguồn trong nhà trường có hiệu quả, giúp các em có kĩ
năng sống tốt, xứng đáng là thế hệ măng non của đất nước Để làm được điều đókhông phải đơn giản, vì trong thời đại hiện nay với thời buổi kinh tế thị trường pháttriển, con người đang trở nên hối hả bề bộn với bao nhiêu công việc, các giá trị truyềnthống dường như đang dần bị mờ đi
II Mục đích nghiên cứu:
-Nhằm nâng cao nhận thức của các em về các giá trị truyền thống, các nét đẹp văn hoácủa dân tộc Việt Nam
- Thu hút các em sự hứng thú để tham gia các hoạt động , từ đó giúp các em ý thứcđược cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp vốn có từ xưa của dân tộc, đó là truyềnthống Uống nước nhớ nguồn
- Và giúp các em phát triển hơn về nhân cách con người trong xã hội mới, hiện đại màvẫn giữ được truyền thống của cha ông Khiến các em có thể tự hào rằng trong xã hộihiện đại ngày nay, dù xã hội có phát triển đến đâu thì giá trị truyền thống Uống nướcnhớ nguồn luôn được phát huy bền vững Từ đó các em càng trân trọng hơn giá trịtruyền thống dân tộc
III Phương pháp nghiên cứu:
1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Trang 8- Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này cũng bắt tay vào nghiên cứu các tài liệu cóliên quan đến vấn đề này, để tìm các đơn vị kiến thức hỗ trợ cho đề tài Sau khi tìmcác tài liệu liên quan tiến hành phân tích tài liệu lý thuyết thành các kiến thức để nắmđược bản chất cuả từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề liên quan đến vấn đề đangnghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích tôi lại tổng hợp chúng để thấy được mốiquan hệ biện chứng với nhau, hiểu đầy đủ về lý thuyết mà mình đang nghiên cứu Và
từ đó hình thành nên khái niệm tạo ra các hệ thống lý luận mới cho đề tài của mình
- Trên cơ sở phân tích lý thuyết để tiến tới tổng hợp chúng tôi lại thực hiện quá trìnhphân loại kiến thức: sắp xếp tài liệu phù hợp theo chủ đề, theo từng mặt, theo cùnghướng phát triển
- Hệ thống hóa các lý thuyết bằng cách xây dựng giả định về chúng và nghiên cứuchúng: tức là đưa ra các giả định suy diễn và từ các giả thuyết suy ra hệ quả tìm thấycái thích hợp cho lý thuyết và thực tế với đề tài đang nghiên cứu
2 Phương pháp quan sát:
- Đối tượng mà tôi quan sát đó là: các tài liệu liên quan đến vấn đề này, và hoạt độngcủa học sinh được thể hiện qua các hoạt động cụ thể từ cấp chi đội trở lên Hoặc quaquan sát một vài hoạt động thực tế của một số liên đội khác trên địa bàn
- Sau khi quan sát tiến hành lập kế hoạch và chương trình quan sát tỉ mỉ: xác định đốitượng là các học sinh trong trường, năng lực thể hiện, và mục đích là để tổ chức cáchoạt động sao cho phù hợp với tiếp thu của học sinh Chuẩn bị tốt các tài liệu và thiết
bị (nếu có) để quan sát Tiến hành quan sát thu thập tài liệu và thực tế thể hiện của họcsinh trong nhà trường qua các phong trào và các học kì của năm học Ghi chép lại kếtquả quan sát ( phiếu, nhật kí….) Kiểm tra kết quả quan sát ( trò chuyện với người màmình quan sát)
3 Phương pháp điều tra:
- Điều tra bằng cách: điều tra về tính xác thực của tài liệu, năng lực, của mỗi cá nhân.Trưng cầu ý kiến của chính chính các em để tìm hiểu nhận thức tâm trạng nguyệnvọng của học sinh, phụ huynh, giaó viên và các lực lượng xã hội khác Trưng cầu ýkiến bằng cách đặt câu hỏi để thu thập thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xấydựng kế hoạch làm đề tài Có thể khi điều tra để thực hiện đề tài đặt ra một vài câu hỏinhư:
Trang 9? Uống nước nhớ nguồn là gì.
? Uống nước nhớ nguồn có tác dụng như thế nào trong các trường học nhất trườngTHCS
? Việc thực hiện nội dung này trong nhà trường phải như thế nào mới có hiệu quả ? Kế hoạch thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn được thực hiện như thế nàotrong đề tài
- “Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị Nhưng chính
nó là một chân lí muôn đời Nó là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa đến mai sau.Nếu chúng ta biết thực hành tốt lời dạy này, ta sẽ sống đẹp, sống có nhân cách, gópphần làm đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta
- Kinh nghiệm là gì? kinh: từng trải; nghiệm: chứng thực Có nghĩa là sự hiểu biết do
đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả khiến cho có thể phát huy được mặt tốt vàkhắc phục được mặt chưa tốt: Có kinh nghiệm mà không có lí luận, cũng như một mắtsáng, một mắt mờ (HCM); Có thực hành mới có kinh nghiệm
Trang 10- Kết luận: Hiểu được Uống nhớ nguồn như thế nào thì mới có định hướng chính xác
cho tổ chức phong trào hoạt động Nhưng phải làm thế nào để những người làm côngtác giáo dục mà nhất là các cán bộ phụ trách Đội có thể thu hút được các em đang độtuổi bắt chước người lớn ấy tham gia và nhớ được truyền thống Uống nước nhớ nguồnmột cách tích cực điều đó không phải đơn giản Mà đòi hỏi người phụ trách Đội phảitâm huyết, và có sự sáng tạo tìm các hình thức tổ chức giúp các em tập hợp trong tổchức Đội, bởi Đội là lực lượng giáo dục quan trọng trong trường, sự thành công trongquá trình phát triển nhân cách con người trong trường phụ thuộc nhiều vào tổ chứcĐôị
II Nội dung vấn đề nghiên cứu:
1.Thực trạng:
- Bản thân tôi đã học tập về công tác Đội, Đoàn được 2 năm và tôi cảm nhận đượcrằng không phải tất cả các em học sinh đang có xu hướng xa rời truyền thống Uốngnước nhớ nguồn, mà chỉ là bộ phận rất nhỏ Và các em chỉ chưa thật sự thấy hứng thúbởi các lí do như sau: Thứ nhất là do các em chưa được định hướng chính xác giá trị
đó có ý nghĩa như thế nào với bản thân các em Thứ hai là do hiện nay các em đượctiếp xúc nhiều với các trò chơi hiện đại hơn hấp dẫn hơn mà không có sự quantâm,quản lí bởi bố mẹ đi làm xa nên đều phó mặc cho nhà trường Thứ ba là do cách
tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn chưa thật phong phú, chưa hấpdẫn với các em Thứ tư là thời gian dành cho hoạt động thì không nhiều, bởi các emcòn phải học tập Thứ năm là do đòi hỏi cao của xã hội là vừa phải nâng cao chấtlượng học tập vừa nâng cao các hoạt động để phát triển toàn diện về nhân cách, nhưvậy tạo cho các em một áp lực lớn vừa phải học tập vừa phải tham gia hoạt động cóhiệu quả
2 Kết luận:
- Trong xu thế yêu cầu hiện nay là tập trung hướng vào Xây dựng môi trường thân
thiện học sinh tích cực Để thực hiện được nội dung đó thì tổ chức phong trào Uông nước nhớ nguồn là một trong điều kiện nội dung quan trọng Nhưng làm thế nào để tổ
chức phong trào đó có hiệu quả đối với các em, nhất là định hướng cho các em ởtrường THCS như mong muốn thì điều đó không phải dễ Bởi hiện nay các em có thể
dễ dàng tiếp thu những văn hoá hiện đại hơn Vậy vấn đề đặt ra ở đây là tổ chức thực
Trang 11hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn thật phong phú thì mới có tác dụng tập hợp cácem.
III Giải pháp nâng cao hoạt động phong trào Uống nước nhớ nguồn của Đội TNTP HCM:
1 Các giải pháp nâng cao hoạt động phong trào Uống nước nhớ nguồn:
1.1 Các bước chuẩn bị (lập kế hạch):
- Thông thường khi muốn triển khai một phong trào hay hoạt động nào đó thì khâuchuẩn bị cũng rất quan trọng nó giúp cho việc triển khai thực hiện có phù hợp, kịpthời không và nó có tác dụng như mong muốn không Vậy cần chuẩn bị những gì?Trước tiên tôi xác định rõ: làm cái gì? Làm như thế nào? Ai làm? Lực lượng tham giagồm những ai, đối tượng nào? Chuẩn bị những cái gì phục vụ cho phong trào đó saocho mang tính khả thi cao nhất Tức là trước khi thực hiện triển khai phong trào Uốngnước nhớ nguồn phải lên kế hoạch chuẩn bị trước
- Bản thân khi bắt đầu thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn đến các em trongtoàn liên đội Tôi cũng phải có chuẩn bị xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, để tránhkhỏi bỡ ngỡ, khó khăn khi thực hiện… Cụ thể như sau:
- Trước hết xác định mục đích, yêu cầu: Làm cái gì? Ai làm? Làm như thế nào
+ Làm cái gì? là bản thân người lập kế hoạch cũng phải biết được nội dung chủ đềcần thực hiện là những gì, và nội dung đó có phù hợp với nội dung mình đưa ra ở trênhay không? Vậy ở đây chủ đề nội dung cần phải nắm đó chính là Uống nước nhớnguồn là như thế nào Đó chính là sự hưởng thụ các thành quả, sản phẩm của các thế
hệ trước Và hưởng thụ thì phải biết nhớ về những gì? Đó là nhớ về người thân yêunhất, người dìu dắt mình, và những người cho mình được hưởng sự yên bình như ngàyhôm nay
+ Ai làm? Tức là phải xác định lực lượng hay thành phần tham gia thực hiện đó cóthể là BGH, anh chị phụ trách, tổ chức đoàn thể, học sinh Vì bản thân người phụ tráchkhông thể làm được hết công việc, mà cần đến sự tham gia của các lực lượng khác đểchia sẻ hỗ trợ, gánh vác công việc như vậy mới đảm bảo thành công
+ Làm như thế nào? Nghĩa là người xây dựng kế hoạch phải có sáng tạo cách thứclàm cho phù hợp với từng nội dung mình đưa ra sao cho có hiệu quả nhất Ví dụ như:Với các hoạt động tuyên truyền mang tính giáo dục về tư tưởng thì hình thức có thể