Trên thực tế việc thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn đã được thực hiện từ lâu trong tất cả các nghành nghề, và tất cả moị lĩnh vực nhất là trong các ngày lễ lớn 2212, 277.... Đối với riêng các trường học thì phong trào Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa đã được thực hiện từ rất lâu và trở thành truyền thống tốt đẹp để giáo dục các em thành con ngoan trò giỏi, phát huy giá trị truyền thống dân tộc. Tuy nhiên hiện nay với thời buổi kinh tế thị trường phát triển
Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài I.1.1. Cơ sở lí luận Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại giặc ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Gắn liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đó tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây". Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, bền vững biết bao. Đây là đạo lý cần có ở mỗi người, nó luôn có sẵn trong mỗi người, thể hiện tuỳ vào từng người. Mỗi khi nhận định một người, người ta vẫn hay quan tâm đến cách thực hiện và thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” ở người ấy. Bởi vì đó là chuẩn mực quan trọng để đánh giá một con người có đạo đức. Thiếu nhi là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam. Lúc còn sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, mà phong trào Uống nước nhớ nguồn là chuẩn mực để đánh giá chuẩn mực của học sinh. Chính vì vậy mà tháng 2/1948 Bác Hồ đã gửi thư cho các cháu thiếu niên nhi đồng nói nội dung ý nghĩa, cách thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa, Uống nứơc nhớ nguồn. Và đã khẳng định đó là một trong số nhiều hình thức thực hiện phong trào Trần Quốc Toản ( một trong 3 phong trào lớn của Đội TNTP Hồ Chí Minh). Từ đó việc thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn đã trở lên sâu rộng trong toàn thiếu niên, nhi đồng đặc biệt là trong các trường học. Qua đó không chỉ giúp các em hiểu thêm truyền 1 Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS thống đạo lí dân tộc ta, nà còn giúp các em cố gắng phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, chủ nhân tương lai của đất nước kế tục sự nghiệp của cha ông. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã quyết định đổi mới nội dung và mở rộng hình thức hoạt động Đội nhằm tập hợp thiếu nhi cả nước “ Nói lời hay làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ”. Các phong trào lớn của Đội phát triển mạnh mẽ với các hình thức mới như: “ áo lụa tặng bà”, Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa. Chính vì vậy mà phong trào Uống nước nhớ nguồn cũng đã trở thành nội dung chương trình công tác hành động hàng năm của thiếu nhi cả nước. Mà cụ thể là nằm trong nội dung 5 của chương trình 2 với nội dung “Bồi dưỡng tâm hồn thắp sáng ước mơ.”Và trong năm học 2008- 2009 phong trào Uống nước nhớ nguồn, đã được bộ giáo dục và đào tạo đưa vào thành một trong số nhiều nội dung đó là nội dung thứ 5 của chủ đề năm học: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013”. I.1.2. Cơ sở thực tiễn Trên thực tế việc thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn đã được thực hiện từ lâu trong tất cả các nghành nghề, và tất cả moị lĩnh vực nhất là trong các ngày lễ lớn 22/12, 27/7 Đối với riêng các trường học thì phong trào Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa đã được thực hiện từ rất lâu và trở thành truyền thống tốt đẹp để giáo dục các em thành con ngoan trò giỏi, phát huy giá trị truyền thống dân tộc. Tuy nhiên hiện nay với thời buổi kinh tế thị trường phát triển, cùng với đó là sự du nhập các nền văn hoá khác nhau tạo mối đan xen nhiều chiều, và thế hệ trẻ nhất là các em thiếu niên đang trong quá trình phát triển cả về thể chất và trí tuệ, các em thường hiếu động, tò mò thích bắt chước, thích làm người lớn, nên các em dễ dàng tiếp thu nền văn hoá nhanh: các em có thể có những trò chơi hay qua mạng INTERNET, hay những vấn đề nóng bỏng luôn được đề cập nhanh nhất… điều đó làm cho sự tiếp thu giá trị văn hoá truyền thống của các em có sự giảm sút. Và thực tế đã có một số bộ phận các em đang xa dần những giá trị văn hoá truyền thống, với các em dường như nó đã trở nên khô cứng. Cũng phải thừa nhận rằng việc thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong các trường học mặc dù đã trở thành chương trình công tác cần thực hiện trong từng năm, nhưng nhiều trường cũng có triển khai thực hiện nhưng lại chỉ mang tính chất chung chung không cụ thể, hoặc không thay đổi hình thức thực hiện năm này sang năm khác 2 Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS cũng chỉ thực hiện một hình thức, mà không có sự đổi mới dẫn đến sự nhàm chán cho các em, không gây hứng thú và không có tính hấp dẫn, mà không gây hứng thú sẽ không tạo hiệu quả cao, các em tiếp thu và thực hiện mang tính chất chiếu lệ khô cứng. Hơn nữa các cấp trên khi đưa ra chương trình nội dung thực hiện đến các trường thì không cụ thể chỉ chung chung, mà không tính đến điều kiện từng vùng miền đối tượng khác nhau thì điều đó cũng là khó khăn cho các trường khi triển khai thực hiện. Nghiên cứu về vấn đề này cũng đã có nhiều người nghiên cứu và áp dụng thành công trong trường của mình. Tuy nhiên để áp dụng được trong tất cả các trường thì không thể đạt hiệu quả cao bởi lí do còn phải phù hợp với đối tượng học sinh từng vùng miền. Nên tôi lựa chọn đề tài này theo cách tiếp cận bằng chính những kinh nghiệm mà tôi đã làm trong năm qua. Bản thân tôi đã gắn bó với công tác Đội 5 năm, tôi nhận thấy rằng việc phát triển nhân cách cho các em trở thành người phát triển hoàn thiện nhân cách thì không phải chỉ tập trung vào việc làm sao cho các em nhận được nhiều tri thức là đủ mà việc giúp cho các em các kĩ năng sống,kĩ năng hiểu biết về xã hội mà nền tảng chính là các giá trị truyền thống như Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa. Vậy làm thế nào để cho các hoạt động Uống nước nhớ nguồn trong nhà trường có hiệu quả, giúp các em có kĩ năng sống tốt, xứng đáng là thế hệ măng non của đất nước. Để làm được điều đó không phải đơn giản, vì trong thời đại hiện nay với thời buổi kinh tế thị trường phát triển, con người đang trở nên hối hả bề bộn với bao nhiêu công việc, các giá trị truyền thống dường như đang dần bị mờ đi. Xuất phát từ thực tế đó mà khiến cho tôi lựa chọn đề tài: Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào uống nước nhớ nguồn trong nhà trường THCS. I.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm nâng cao nhận thức của các em về các giá trị truyền thống, các nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. Thu hút các em sự hứng thú để tham gia các hoạt động , từ đó giúp các em ý thức được cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp vốn có từ xưa của dân tộc, đó là truyền thống Uống nước nhớ nguồn. Và giúp các em phát triển hơn về nhân cách con người trong xã hội mới, hiện đại mà vẫn giữ được truyền thống của cha ông. Khiến các em có thể tự hào rằng trong xã hội hiện đại ngày nay, dù xã hội có phát triển đến đâu thì giá trị truyền thống Uống nước nhớ nguồn 3 Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS luôn được phát huy bền vững. Từ đó các em càng trân trọng hơn giá trị truyền thống dân tộc. I.3. Thời gian- địa điểm I.3.1. Thời gian: năm học 2007- 2008, năm học 2008 - 2009. I.3.2. Địa điểm: Trường THCS Tiên Lãng I.3.3. Phạm vi đề tài: I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS. I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: huyện Tiên Yên. Mà cụ thể là trường THCS Tiên Lãng. I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát: là học sinh trường THCS Tiên Lãng. I.4. Phương pháp nghiên cứu I.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này cũng bắt tay vào nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề này, để tìm các đơn vị kiến thức hỗ trợ cho đề tài. Sau khi tìm các tài liệu liên quan tiến hành phân tích tài liệu lý thuyết thành các kiến thức để nắm được bản chất cuả từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích tôi lại tổng hợp chúng để thấy được mối quan hệ biện chứng với nhau, hiểu đầy đủ về lý thuyết mà mình đang nghiên cứu. Và từ đó hình thành nên khái niệm tạo ra các hệ thống lý luận mới cho đề tài của mình. - Trên cơ sở phân tích lý thuyết để tiến tới tổng hợp chúng tôi lại thực hiện quá trình phân loại kiến thức: sắp xếp tài liệu phù hợp theo chủ đề, theo từng mặt, theo cùng hướng phát triển. - Hệ thống hóa các lý thuyết bằng cách xây dựng giả định về chúng và nghiên cứu chúng: tức là đưa ra các giả định suy diễn và từ các giả thuyết suy ra hệ quả tìm thấy cái thích hợp cho lý thuyết và thực tế với đề tài đang nghiên cứu. I.4. 2. Phương pháp quan sát 4 Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS - Đối tượng mà tôi quan sát đó là: các tài liệu liên quan đến vấn đề này, và hoạt động của học sinh được thể hiện qua các hoạt động cụ thể từ cấp chi đội trở lên. Hoặc qua quan sát một vài hoạt động thực tế của một số liên đội khác trên địa bàn. - Sau khi quan sát tiến hành lập kế hoạch và chương trình quan sát tỉ mỉ: xác định đối tượng là các học sinh trong trường, năng lực thể hiện, và mục đích là để tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với tiếp thu của học sinh. Chuẩn bị tốt các tài liệu và thiết bị (nếu có) để quan sát. Tiến hành quan sát thu thập tài liệu và thực tế thể hiện của học sinh trong nhà trường qua các phong trào và các học kì của năm học. Ghi chép lại kết quả quan sát ( phiếu, nhật kí….). Kiểm tra kết quả quan sát ( trò chuyện với người mà mình quan sát). I.4.3. Phương pháp điều tra - Điều tra bằng cách: điều tra về tính xác thực của tài liệu, năng lực, của mỗi cá nhân. Trưng cầu ý kiến của chính chính các em để tìm hiểu nhận thức tâm trạng nguyện vọng của học sinh, phụ huynh, giaó viên và các lực lượng xã hội khác. Trưng cầu ý kiến bằng cách đặt câu hỏi để thu thập thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xấy dựng kế hoạch làm đề tài. Có thể khi điều tra để thực hiện đề tài đặt ra một vài câu hỏi như: ? Uống nước nhớ nguồn là gì. ? Uống nước nhớ nguồn có tác dụng như thế nào trong các trường học nhất trường THCS. ? Việc thực hiện nội dung này trong nhà trường phải như thế nào mới có hiệu quả ? Kế hoạch thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn được thực hiện như thế nào trong đề tài. I.4.4. Phương pháp thực nghiệm - Sau khi nghiên cứu tổng hợp, điều tra quan sát tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm: áp dụng thực nghiệm tổ chức các hoạt động gắn với nội dung chương trình công tác năm, kế hoạch, phương pháp hình thức tổ chức sao cho phù hợp với nhận thức, cũng như đòi hỏi hiện nay của xã hội. Sau mỗi hoạt động có sự kiểm tra định hướng lại để hoạt động sau có hiệu quả. I.5. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn. 5 Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS I.5.1. Về mặt lí luận Như ta đã biết, đất nước Việt Nam ta ngày xưa đã có những vị anh hùng lịch sử, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đến Phan Bội Châu,Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng như duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là người có công với đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Do đó nhân dân ta ngày xưa đã nhắc nhở: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với các chuyến hành hương thăm lại chiến trường xưa, tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, nhiều hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, để rồi trở thành phong trào tri ân trong toàn xã hội, trở thành đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn” Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Từ khi mới lọt lòng, mỗi người đều đã ở trong vòng tay của mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Dù khôn lớn nhường nào, trong mắt cha mẹ, các con luôn là những đứa trẻ, luôn cần sự bảo bọc, che chở. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Họ trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. 6 Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS I.5.2. Về mặt thực tiễn - Trong thực tế phong trào Uống nước nhớ nguồn cũng đã trở thành chương trình hành động của thiếu niên nhi đồng trong trường học trên khắp đất nước ta. Chương trình “Uống nước nhớ nguồn” đã được các cấp bộ Đội triển khai thực hiện có hiệu quả. 100% liên đội đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú như: mít tinh, thi cắm trại, VHVN,TDTT, diễn đàn, toạ đàm, gặp mặt các điển hình tiên tiến. Tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”. Mô hình sổ vàng “Nhật ký làm theo lời Bác” đã thu hút đông đảo đội viên, thiếu niên nhi đồng tham gia. Trong năm học 2007- 2008, tuổi trẻ cả nước đã được tham gia vào nhiều hoạt động Uống nước nhớ nguồn có ý nghĩa như: tiếp lửa truyền thống, mãi mãi tuổi hai mươi. Từ sự kiện nhật kí của nữ bác sĩ liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm sau 35 năm 7 ngày lưu lạc và trở về khiến cho hàng triệu trái tim rung động. Hay cuốn nhật kí của Nguyễn Văn Thạc đều làm cho thế hệ trẻ cảm thấy tự hào Và đã có nhiều hoạt động thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn đã diễn ra. Tuy bên cạnh các hoạt động ý nghĩa đó thì tuổi trẻ ngày nay nhất là các em trong độ tuổi THCS với bản tính hiếu động, ưa tò mò khám phá cái mới lạ (mà xu thế hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, nên tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau với cả mặt tích cực và tiêu cực) .Nên các em tiếp thu caí mới rất nhanh theo hướng tích cực và tiêu cực. Cụ thể hiện nay cả xã hội cũng đang phải đối mặt với bài toán khó, đó là sự suy thoái dần về đạo đức của các em học sinh, đối với một số bộ phận các em thì giá trị truyền thống Uống nước nhớ nguồn đang nhạt dần, các em có thể nhớ rất nhanh, thích thú với các trò chơi hiện đại như game online mà không thể nhớ được nhiều các trò chơi dân gian. Các em có thể ngồi hàng giờ trước máy tính với các trò chơi thú vị hơn nhiều mà không thể ngồi trong cùng thời gian đó để tìm hiểu truyền thống. 7 Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS II. PHẦN NỘI DUNG II. Chương I: Tổng quan II.1.1. Cơ sở lí luận - Tên đề tài là: Một vài kinh nghiệm tổ chức phong trào Uống nước nhớ nguồn trong nhà trường THCS. - Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”? “Uống nước” là sự hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm cả con người, lịch sử, truyền thống. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có, do đó, người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người làm ra chúng. 8 Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS - “Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị. Nhưng chính nó là một chân lí muôn đời. Nó là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa đến mai sau. Nếu chúng ta biết thực hành tốt lời dạy này, ta sẽ sống đẹp, sống có nhân cách, góp phần làm đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta. - Kinh nghiệm là gì? - kinh: từng trải; nghiệm: chứng thực. Có nghĩa là sự hiểu biết do đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả khiến cho có thể phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt: Có kinh nghiệm mà không có lí luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ (HCM); Có thực hành mới có kinh nghiệm (TrVGiàu). kết luận chương I Hiểu được Uống nhớ nguồn như thế nào thì mới có định hướng chính xác cho tổ chức phong trào hoạt động. Nhưng phải làm thế nào để những người làm công tác giáo dục mà nhất là các cán bộ phụ trách Đội có thể thu hút được các em đang độ tuổi bắt chước người lớn ấy tham gia và nhớ được truyền thống Uống nước nhớ nguồn một cách tích cực điều đó không phải đơn giản. Mà đòi hỏi người phụ trách Đội phải tâm huyết, và có sự sáng tạo tìm các hình thức tổ chức giúp các em tập hợp trong tổ chức Đội, bởi Đội là lực lượng giáo dục quan trọng trong trường, sự thành công trong quá trình phát triển nhân cách con người trong trường phụ thuộc nhiều vào tổ chức Đôị. Chương II : Nội dung vấn đề nghiên cứu II.2.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 9 Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Uống nước nhớ nguồn trong trường THCS -Đối với phong trào Uống nước nhớ nguồn là chương trình bắt buộc trong công tác năm học của HĐĐ, là chủ đề năm học của bộ giáo dục và đào tạo gắn với nội dung Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Trong năm học này trên khắp tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Tiên Yên nói riêng đều thực hiện sâu rộng với nhiều hoạt động thiết thực có ý nghĩa: tổ chức hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, “ Tiếp lửa truyền thống” Các trường học trên địa bàn đều thực hiện tốt tổ chức rất nhiều hoạt động. Song lại không đều tay, mà chỉ tập trung vào ngày truyền thống như 22/12, 30/4 Tuy nhiên nhiều trường đều cảm nhận dường như các em học sinh nhất là các em trong lứa tuổi THCS, đang dần xa với truyền thống Uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của cha ông. - Đối với trường THCS Tiên Lãng khi bắt tay thực hiện đề tài này tôi nhận thấy: * Tình hình nhà trường và tổ chức Đội đầu năm 2008- 2009: + Trường có 12 lớp trong đó: Khu trường chính 8 lớp với 235 em Cơ sở Thủy Cơ 4 lớp với 49 em - Địa bàn xã tương đối rộng nhiều em học sinh ở xa, ở dải rác không tập trung. Nhiều em không thật sự mạnh dạn và thích các hoạt động phong trào Đội. Và trường là trường cấp 2 duy nhất trong huyện có cơ sở Thuỷ Cơ cách 10 km, nên khó tập trung để tổ chức các hoạt động chung, thường là phải làm 2 lần. Hơn nữa năm nay trường đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất, phải học nhờ trường tiểu học. Và đặc thù học sinh trường THCS Tiên Lãng là bố mẹ làm ngư ngihệp thời gian đi làm xa là chủ yếu không có thời gian quan tâm con cái, vì thế các em không có ai định hướng bảo ban, nên các em lại càng có điều kiện tiếp xúc với các văn hoá thông qua mạng INTERNET. Với các em thì thực hiện, hiểu truyền thống đạo lí Uống nước nhớ nguồn có khi lại không hứng thú bằng việc tìm hiểu các trò chơi mang tính chất hiện đại hơn rất nhiều, mà có tìm hiểu chỉ mang tính chất chung chung. Và việc tổ chức thực hiện các phong trào Uống nước nhớ nguồn sẽ gặp nhiều khó khăn. II.2.2. Đánh giá thực trạng Bản thân tôi đã gắn bó với công tác Đội được 5 năm và tôi cảm nhận được rằng không phải tất cả các em học sinh đang có xu hướng xa rời truyền thống Uống nước nhớ nguồn, mà chỉ là bộ phận rất nhỏ. Và các em chỉ chưa thật sự thấy hứng thú bởi các lí do như sau: Thứ nhất là do các em chưa được định hướng chính xác giá trị đó có ý nghĩa 10 [...]... lm nhng gỡ noi gng cỏc anh hựng 5 Câu 5: Em hiểu câu tục ngữ: Uống nớc nhớ nguồn nghĩa là gì? Nêu các hoạt động thể hiện Uống nớc nhớ nguồn ở trờng ta 6 Câu 6: Theo xu hớng hiện nay thì các bạn học sinh có vẻ không thích tìm hiểu nhiều về lịch sử đân tộc Là một học sinh theo em có nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó Và em có đề xuất ý kiến gì để các bạn học sinh say mê tìm hiểu giá trị lịch sử truyền... thỡ t chc phong tro Uụng nc nh ngun l mt trong iu kin ni dung quan trng Nhng lm th no t chc phong tro ú cú hiu qu i vi cỏc em, nht l nh hng cho cỏc em trng THCS nh mong mun thỡ iu ú khụng phi d Bi hin nay cỏc em cú th d dng tip thu nhng vn hoỏ hin i hn Vy vn t ra õy l t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun tht phong phỳ thỡ mi cú tỏc dng tp hp cỏc em 11 Mt vi kinh nghim t chc thc hin phong tro... con ngi cú ớch cho xó hi Cú nh th, xó hi mi phỏt trin, ú l cỏch nh ngun thit thc III.2 Kin ngh 27 Mt vi kinh nghim t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun trong trng THCS Qua thi gian t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun trong trng THCS tụi cú mt vi kin ngh: - Quan tõm chỳ ý n hot ng phong tro nht l phong tro Ung nc nh ngun Cựng phi hp vi cỏc cp chớnh quyn, c quan chc nng, nh trng cựng giỏo dc cỏc em... thc nghim 18 24 3.3 Bi hc kinh nghim 21 25 Phn: Kt lun - kin ngh 22 26 1 Kt lun 22 27 2 Kin ngh 22 28 Phn: Danh mc ti liu tham kho - ph lc 23 29 Mt vi kinh nghim t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun trong trng THCS 29 1 Danh mc ti liu tham kho 23 30 2 Ph lc 23 31 Minh ha hot ng 24 32 Phn: Nhn xột ca hi ng khoa hc cp trng v phũng 29 giỏo dc 30 Mt vi kinh nghim t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun... cú thi gian u t nhiu hn thỡ cụng vic cú hiu qu hn Nhng qua mi phong tro hot ng thỡ mi ngi m c th l ngi ph trỏch i s rỳt ra c kinh nghim cho bn thõn khi a ra t chc phong tro no ú, lm sao thu hỳt v giỏo dc cỏc em tip thu giỏ tr vn hoỏ truyn thng dõn tc, cho giỏ tr vn hoỏ o c luụn l gc r bn sõu trong mi ngi 26 Mt vi kinh nghim t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun trong trng THCS III PHN KT LUN- KIN... nht thu hỳt oc hc sinh nht l cỏc em la tui THCS tham gia phong tro thỡ ngi ph trỏch luụn tõm huyt, sỏng to t chc nhiu hot ng vi cỏc hỡnh thc phong phỳ, khụng rp khuụn 25 Mt vi kinh nghim t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun trong trng THCS Th hai; khi t chc mt phong tro hot ng cn xỏc nh rừ mc tiờu v lp k hoch c th chi tit Th ba: khi t chc thỡ phi phi hp cỏc lc lng khỏc trong nh trng cựng tham gia:...Mt vi kinh nghim t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun trong trng THCS nh th no vi bn thõn cỏc em Th hai l do hin nay cỏc em c tip xỳc nhiu vi cỏc trũ chi hin i hn hp dn hn m khụng cú s quan tõm,qun lớ bi b m i lm xa nờn u phú mc cho nh trng Th ba l do cỏch t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun cha tht phong phỳ, cha hp dn vi cỏc em Th t l thi gian dnh... no t chc thc hin phong tro ú cú hiu qu Thc ra nhng gỡ m tụi trin khai thc hin trong liờn i ca mỡnh chu tht phong phỳ so vi thc t, tuy nhiờn cng ó thu c kt qu nht nh M cú hiu qu hn thit ngh rng cn cú s quan tõm u t hn na ca cỏc cp, nghnh, chớnh quyn Cú nh vy phong tro Ung nc nh ngun mi tht s c phỏt huy trong nh trng, mi ỏp ng c nhu cu xó hi Bi trc yờu cu thc t hin nay ca ỏt nc tuy kinh t cú phỏt trin... luụn bit vn lờn * Ngy 30/4: T chc núi chuyn truyn thng Thc hin ngoi khoỏ Theo dũng lch s * Ngy 15/5, 19/5: Tip tc thc hin phong tro Nghỡn vic tt Duy trỡ phong tro thi ua hc tp i ta ln lờn cựng t nc Thi V p tui hoa Tỡm hiu v Bỏc Thi cỏc trũ chi dõn gian 14 Mt vi kinh nghim t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun trong trng THCS + Xỏc nh thi gian thc hin k hoch; thi gian chun b, trin khai, thc hin vo thi... Hồ Chí Minh ) Câu 4: Đoàn đợc mang tên ĐoànTNCS Hồ Chí Minh từ tháng, năm nào ? 18 Mt vi kinh nghim t chc thc hin phong tro Ung nc nh ngun trong trng THCS Câu 5: Con đờng tu dỡng của thanh niên chỉ có thể là con đờng cách mạng chứ không thể có con đờng nào khác. Câu nói nổi tiếng trên là của ai? Câu 6: Một phong trào của thanh niên ta thời chống Mỹ ? Cõu 7: Ngi thiu n anh hựng m tờn tui ch gn lin loi . thuyết - Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này cũng bắt tay vào nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề này, để tìm các đơn vị kiến thức hỗ trợ cho đề tài. Sau khi tìm các tài liệu liên. trường học trên địa bàn đều thực hiện tốt tổ chức rất nhiều hoạt động. Song lại không đều tay, mà chỉ tập trung vào ngày truyền thống như 22/12, 30/4 Tuy nhiên nhiều trường đều cảm nhận dường như. văn hoá nhanh: các em có thể có những trò chơi hay qua mạng INTERNET, hay những vấn đề nóng bỏng luôn được đề cập nhanh nhất… điều đó làm cho sự tiếp thu giá trị văn hoá truyền thống của các