1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ LC50 VÀ HIỆU LỰC CỦA THUỐC SPINETORAM VÀ SPINOSAD TRÊN HAI DÒNG SÂU TƠ Plutella xylostella ĐÀ LẠT VÀ HÓC MÔN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

68 859 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 814,94 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ LC 50 VÀ HIỆU LỰC CỦA THUỐC SPINETORAM VÀ SPINOSAD TRÊN HAI DÒNG SÂU TƠ Plutella xylostella ĐÀ LẠT VÀ HÓC MÔN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM Tác giả TRẦN THỊ NHƯ PHƯƠNG Khóa

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

VÀ SPINOSAD TRÊN HAI DÒNG SÂU TƠ Plutella xylostella

ĐÀ LẠT VÀ HÓC MÔN TRONG ĐIỀU KIỆN

Trang 2

ĐÁNH GIÁ LC 50 VÀ HIỆU LỰC CỦA THUỐC SPINETORAM VÀ

SPINOSAD TRÊN HAI DÒNG SÂU TƠ Plutella xylostella ĐÀ LẠT

VÀ HÓC MÔN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Tác giả

TRẦN THỊ NHƯ PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn

TS TRẦN TẤN VIỆT

Tháng 08 năm 2009

Trang 3

Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Tấn Việt – người đã dành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình góp ý cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Em cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Trúc đã quan tâm, nhắc nhở em trong thời gian tiến hành các thí nghiệm và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, xin cảm ơn tập thể lớp DH05BV, các bạn bè đã tạo điều kiện và luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2007

Trần Thị Như Phương

Trang 4

TÓM TẮT

Trần Thị Như Phương, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2009

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá LC50 và hiệu lực của thuốc Spinetoram và Spinosad trên

hai dòng sâu tơ Plutella xylostella Đà Lạt và Hóc Môn trong điều kiện phòng thí

nghiệm”

Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Tấn Việt

Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2009 đến tháng 7/2009 tại bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học - trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Với mục đích tìm hiểu nồng độ gây chết 50% số cá thể thí nghiệm của hai loại thuốc Spinetoram và Spinosad và hiệu lực của chúng ảnh hưởng như thế nào đến quần thể sâu tơ Đà Lạt và quần thể sâu tơ Hóc Môn qua 3 thế hệ Đề tài gồm 2 phần:

1 Xác định LC50 của hai loại thuốc Spinetoram và Spinosad đối với hai dòng sâu tơ tại Đà Lạt và Hóc Môn

Kết quả xác định giá trị LC50 sau 72 giờ đối với sâu tơ Đà Lạt của Spinetoram

là 0,4 ppm và của Spinosad là 2 ppm, đối với quần thể sâu tơ Hóc Môn là Spinetoram LC50 = 0,08 ppm và Spinosad LC50 = 2,5 ppm

2 Đánh giá hiệu lực của hai loại thuốc Spinetoram và Spinosad đối với hai dòng sâu tơ tại Đà Lạt và Hóc Môn qua 3 thế hệ nhân nuôi trong phòng thí nghiệm

Dựa vào kết quả thu được tại phần 1, nhận định các nghiệm thức chứa Spinetoram có hiệu lực diệt trừ sâu tơ cao hơn so với các nghiệm thức chứa Spinosad, trong đó nghiệm thức chứa Spinetoram cho hiệu lực cao nhất sau 48 giờ (70%) và 72 giờ (87,78%) Các nghiệm thức Spinetoram 1 ppm và Spinosad 5 pm đạt hiệu quả diệt trừ sâu tơ tương đương nghiệm thức sử dụng thuốc Diafenthiuron liều khuyến cáo sau

72 giờ

Thí nghiệm với số lượng nhộng và trưởng thành sâu tơ còn sống sau khi xử lý thuốc cho thấy hiệu lực của các loại thuốc trên vẫn tiếp tục phát huy tốt trong quá trình phát triển của các cá thể sâu tơ đã xử lý thuốc Spinetoram tiếp tục cho hiệu quả tốt nhất trong các loại thuốc khi tiêu diệt hầu như số nhộng và trưởng thành còn sống Các nghiệm thức Diafenthiuron liều khuyến cáo, Spinetoram 1 ppm và Spinosad 5 ppm cũng cho kết quả hiệu lực tương đương nhau Ngoài ra, Spinetoram đạt hiệu lực diệt

Trang 5

trừ quần thể sâu tơ Đà Lạt trên các pha ấu trùng, nhộng và trưởng thành cao hơn so với hiệu lực trên quần thể sâu tơ Hóc Môn Spinosad cho hiệu lực như nhau khi xử lý trên

cả hai quần thể sâu tơ

3 Khảo sát hiệu lực của các loại thuốc tại LC50 qua 3 thế hệ sâu tơ

So sánh hiệu lực của các loại thuốc qua ba thế hệ F1, F2, F3 có thể nhận thấy hiệu lực của các loại thuốc không khác biệt giữa thế hệ F1 – F2 cũng như không có sự khác biệt giữa hiệu lực của thuốc Spinetoram – Spinosad Nhưng ở thế hệ F3, hiệu lực của các loại thuốc tăng nhanh và đạt kết quả khá cao Nghĩa là các loại thuốc spinosyn

có hiệu lực diệt trừ sâu tơ tăng dần qua 3 thế hệ và thể hiện rõ tại thế hệ F3

Trang 6

MỤC LỤC

Trang tựa……… i

Lời cảm tạ……… ii

Tóm tắt……… iii

Mục lục….……… iv

Danh sách các chữ viết tắt……… v

Danh sách các bảng………vi

Danh sách các hình………vii

Chương 1: MỞ ĐẦU……… 1

1.1 Đặt vấn đề……… 1

1.2 Mục đích, yêu cầu……… ……….2

1.2.1 Mục đích ……… 2

1.2.2 Yêu cầu ……… 2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……… 3

2.1 Vài nét sơ lược về sâu tơ……… 3

2.1.1 Vị trí phân loại……… 3

2.1.2 Nguồc gốc, phân bố……… 3

2.1.3 Phạm vi ký chủ………3

2.1.4 Đặc điểm hình thái……… 4

2.1.5 Tập quán sinh hoạt và quy luật phát sinh……… 4

2.1.6 Thiên địch của sâu tơ ……… 6

2.1.7 Tính kháng thuốc của sâu tơ……… 7

2.1.8 Biện pháp phòng trừ sâu tơ……… 7

2.2 Một số thuốc hoá học phòng trị sâu tơ ……… 9

2.2.1 Sumicidin 20EC……… 9

2.2.2 Regent 5 SC……… 10

2.2.3 Sherpa 25EC……… 11

2.3 Một số chế phẩm sinh học trừ sâu tơ……… 12

2.3.1 Chế phẩm sinh học Bacillus thurigiensis 12

Trang 7

2.3.2 Vertimec 1,8 EC……… 13

2.4 Sơ lược về các loại thuốc dùng trong thí nghiệm……… 13

2.4.1 Spinetoram và Spinosad……… 13

2.4.2 Diafenthiuron……… 21

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 23

3.1 Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu ………23

3.1.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu……… 23

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu……… 23

3.2 Phương pháp thu mẫu……… 25

3.2.1 Thu thập mẫu ngoài đồng ruộng ……… 25

3.2.2 Nhân nuôi và bảo quản mẫu trong phòng thí nghiệm ……… 25

3.3 Phương pháp thí nghiệm……… 25

3.3.1 Xác định LC50 của Spinetoram và Spinosad đối với 2 dòng sâu tơ tại Đà Lạt và Hóc Môn……… 25

3.3.2 Khảo sát hiệu lực của hai loại thuốc Spinetoram và Spinosad trong quá trình phát triển của các cá thể sâu tơ sau khi đã xử lý thuốc tại pha ấu trùng……… 27

3.3.3 Đánh giá hiệu lực của hai loại thuốc Spinetoram và Spinosad đối với hai dòng sâu tơ tại Đà Lạt và Hóc Môn qua 3 thế hệ nhân nuôi trong phòng thí nghiệm … 27

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……… 29

4.1 Xác định LC50 của các loại thuốc đối với hai dòng sâu tơ Đà Lạt và Hóc Môn… 29 4.1.1 Xác định LC50 của các loại thuốc đối với dòng sâu tơ tại Đà Lạt……… 29

4.1.2 Xác định LC50 của các loại thuốc đối với dòng sâu tơ tại Hóc môn………… 30

4.2 Hiệu lực của hai loại thuốc Spinetoram và Spinosad trong quá trình phát triển của các cá thể sâu tơ ……… ……… 32

4.2.1 Đối với dòng sâu tơ Đà Lạt……… 32

4.2.1 Đối với dòng sâu tơ Hóc Môn……… 35

4.3 Hiệu lực của các loại thuốc tại LC50 qua 3 thế hệ sâu tơ……… 37

4.3.1 Hiệu lực của các loại thuốc qua 3 thế hệ sâu tơ Đà Lạt……… 37

4.3.2 Hiệu lực của các loại thuốc qua 3 thế hệ sâu tơ Hóc Môn……… 38

Trang 8

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……… 39

5.1 Kết luận……… 39

5.2 Đề nghị……… 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 41

PHỤ LỤC……… 44

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LC50 (lethal concentration) Nồng độ gây chết 50% số sinh vật thí nghiệm LD50 (lethal dose) Liều lượng gây chết 50% số sinh vật thí nghiệm

AVRDC (Asian Vegetable Research and Development Centre) Trung tâm nghiên

cứu và phát triển rau Châu Á a.i (active ingredient) Hoạt chất

ppm (part per milions) Đơn vị đo nồng độ hóa chất

Ctv Cộng tác viên

CV (Coefficient of Variation) Hệ số biến động

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nồng độ sử dụng của các spinosyn trong thí nghiệm với beet armyworm, corn earworm và tobacco budworm……….…20 Bảng 2.2: So sánh hiệu quả kiểm soát côn trùng giữa spinosad và spinetoram (thí nghiệm đồng ruộng, 6 ngày sau phun, 100 g ai/ha trên cải bắp)……… 20 Bảng 2.3: Độ độc của Spinetoram ảnh hưởng đến môi trường……… 21 Bảng 4.1: Kết quả khảo sát tìm LC50 của thuốc Spinetoram và Spinosad đối với sâu tơ dòng Đà Lạt sau 48 giờ và 72 giờ……… 29 Bảng 4.2: Kết quả khảo sát tìm LC50 của thuốc Spinetoram và Spinosad trên thang nồng độ chia nhỏ đối với sâu tơ dòng Đà Lạt sau 72 giờ……… 30 Bảng 4.3: Kết quả khảo sát tìm LC50 của thuốc Spinetoram và Spinosad đối với sâu tơ dòng Hóc môn sau 48 giờ và 72 giờ……… 31 Bảng 4.4: Kết quả khảo sát tìm LC50 của thuốc Spinetoram và Spinosad trên thang nồng độ chia nhỏ đối với sâu tơ dòng Hóc Môn sau 72 giờ……… 32 Bảng 4.5: So sánh giá tri LC50 của thuốc Spinetoram và Spinosad trên hai dòng sâu tơ

Đà Lạt và Hóc Môn……….32 Bảng 4.6: Hiệu lực của Diafenthiuron sau xử lý 48 giờ và 72 giờ trên hai dòng sâu tơ tại Đà Lạt và Hóc Môn……… 33 Bảng 4.7: Số sâu tơ Đà Lạt hóa nhộng và vũ hóa được sau khi xử lý các loại thuốc

…….…… ……… 34 Bảng 4.8: Số sâu tơ Hóc Môn hóa nhộng và vũ hóa được sau khi xử lý các loại thuốc

……….36 Bảng 4.9: Hiệu lực của các loại thuốc tại LC50 qua 3 thế hệ sâu tơ Đà Lạt…………38 Bảng 4.10: Hiệu lực của các loại thuốc tại LC50 qua 3 thế hệ sâu tơ Hóc Môn…… 39

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Vòng đời của sâu tơ Plutella xylostella……… 5

Hình 2.2: Công thức cấu tạo Spinetoram……… 17

Hình 2.3: Spinosad là hợp chất tự nhiên từ spinosyn A và spinosyn D……… 18

Hình 2.4: Spinetoram: sự kết hợp giữa spinosyn J và spinosynL……… 18

Hình 2.5: Biến đổi tổng hợp spinosyn J từ spinosyn A……… 19

Hình 2.6: Cấu tạo hoá học Diafenthiuron……… 21

Hình 3.1 Sâu tơ được nuôi trong hộp nhựa ……… 24

Hình 3.2 Đĩa petri xử lý sâu……… 28

Trang 12

Hiện nay tại nước ta, rau họ thập tự được canh tác rộng rãi ở các khu vực khác nhau của cả nước Có thể chia ra hai khu vực: vùng đất thấp nhiệt độ cao như Đông Nam Bộ, Tp Hồ Chí Minh; vùng đất cao nhiệt độ thấp như Đà Lạt Cả hai vùng này đều có sự hiện diện của sâu tơ quanh năm Cường độ sản xuất rau cũng như cường độ

sử dụng thuốc trừ sâu ở cả hai vùng rất khác nhau Do đó, tính kháng thuốc của sâu tơ

sẽ khác nhau Vì vậy, việc sử dụng thuốc đối với chúng sẽ khác nhau tại từng vùng, sử dụng hợp lý sẽ làm chậm quá trình kháng của sâu tơ đối với các loại thuốc Đề tài

“Đánh giá LC50 và hiệu lực của thuốc Spinetoram và Spinosad trên hai dòng sâu tơ

(Plutella xylostella) Đà Lạt và Hóc Môn trong điều kiện phòng thí nghiệm” nhằm mục

Trang 13

đích giúp ích cho việc sử dụng hiệu quả thuốc trừ sâu tơ tại hai vùng trồng rau lớn trên

Xác định LC50 của hai loại thuốc Spinetoram và Spinosad đối với hai dòng sâu

tơ tại Đà Lạt và Hóc Môn

Đánh giá hiệu lực của hai loại thuốc Spinetoram và Spinosad đối với hai dòng sâu tơ tại Đà Lạt và Hóc Môn qua 3 thế hệ nhân nuôi trong phòng thí nghiệm

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Vài nét sơ lược về sâu tơ

Sâu tơ Plutella xylostella được phát hiện lần đầu tiên năm 1746 (Harcourt,

1965) và được cho là có nguồn gốc từ vùng ôn đới (Kfir, 1998), là đối tượng nghiên cứu đầu tiên tại Bắc Mỹ (Illinois, Hoa Kỳ) năm 1854 Sau đó, cùng với sự phát hiện và

du nhập các loại rau họ thập tự từ Châu Âu đến khu vực nhiệt đới, nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi cho rau họ thập tự phát triển mạnh, sâu tơ đã theo những người nhập cư đến và tỏ ra thích nghi tốt với vùng khí hậu mới (Sirapragasam và ctv, 1996) Thời gian này những người nông dân chủ yếu quản lý sâu tơ bằng biện pháp luân canh hoặc sử dụng thuốc chiết từ rễ cây thuốc lá (Ooi và Sudderuddin, 1978) Đến năm 1930, cùng với sự phát triển diện tích trồng cải ở nhiều nơi trên thế giới và

sự thiếu vắng thiên địch, tạo điều kiện cho sâu tơ tích luỹ mật số, trở thành loài dịch hại chính trên cây thập tự ở rất nhiều nước như Argentina, Australia, New Zealand, Châu Phi Năm 1939 sâu tơ bộc phát trên 19 nước thuộc Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Phi Năm 1972 sâu tơ phá hại rau họ thập tự trên 128 nước trên thế giới và cho đến ngày nay, sâu tơ có mặt ở tất cả các nước có trồng rau họ thập tự

Trang 15

2.1.3 Phạm vi ký chủ

Sâu tơ là loài sâu ngoại lai có tính chuyên tính Chúng chủ yếu phá hại nặng

trên các loài rau họ thập tự (Hardy, 1938) gồm: cải bắp (Brassica oleracea var

capitata), cải bắp Trung Quốc (Brassica campestris var pekinensis), cải bông

(Brassica oleracea var botrytis), cải bông xanh (Brassica oleracea var italica), cải rổ (Brassica oleracea var alboglabra), cải collard (Brassica oleracea var acephala), cải xanh (Brassica juncea), cải dầu (Brassica rapus), cải củ (Brassica rapa var

pekinensis), cải củ trắng (Paphanus sativus)

2.1.4 Đặc điểm hình thái

Thành trùng sâu tơ là một loài ngài nhỏ màu xám nâu Trên cánh trước có nhiều đốm nhỏ màu nâu; mép dưới cánh trước, kéo dài từ gốc cánh đến mép ngoài cánh có một vệt trắng hình gợn sóng Khi đậu hai cánh xếp trên lưng hình mái nhà tạo 3 hình thoi trắng trên lưng Cánh sau màu nhạt hơn, mép cánh có lông dài Cơ thể ngài dài từ

6 – 7 mm, sải cánh dài từ 13 – 16 mm

Trứng màu vàng sáng hình bầu dục Trứng được đẻ thành từng nhóm 3 – 5 trứng ở mặt trên hoặc mặt dưới lá, hầu như không đẻ trên thân và cuống lá Trứng không gây hại cho cây trồng

Ấu trùng màu xanh nhạt, đẫy sức có thể dài 12 – 15 mm, thân chia đốt rất rõ ràng, mỗi đốt có nhiều lông nhỏ Gần chân bụng có một u lớn, trên đó có 3 lông nhỏ Trên lưng ngực có mảnh cánh, trên đó có chấm nhỏ xếp hình chữ “U”

Sau khi 15 – 20 ngày ăn lá, sâu non ngừng ăn và hoá nhộng trong một cái kén mỏng, dài từ 5 – 7 mm Mới làm nhộng có màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu nâu vàng và gần nở có màu nâu đen

2.1.5 Tập quán sinh hoạt và quy luật phát sinh

Thành trùng sâu tơ có tập tính hoạt động vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp dưới lá, khi gặp động chúng bay lên từng đoạn ngắn Sau khi vũ hoá từ 1 – 2 ngày mới bắt cặp

và đẻ trứng Trứng đẻ rải rác hoặc thành từng nhóm trên lá Thời gian đẻ trứng của sâu

tơ từ 2 – 4 ngày Trong điều kiện tự nhiên, thành trùng sống được 7 – 10 ngày sau vũ hoá Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thành trùng cái sống trung bình 16 ngày, thành trùng đực sống trung bình 14 ngày khi được cho ăn thêm mật ong loãng Số lượng

Trang 16

trứng đẻ của một ngài cái từ 50 – 300 trứng Ghi nhận tại thành phố Hồ Chí Minh là 98.8 và 169.7 trứng tại nhiệt độ 250 C và 300C (Nguyễn Quý Hùng, 1992)

Sau 3 – 8 ngày ủ trứng, sâu non nở ra ăn phần nhu mô mềm ở mặt dưới lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ Sâu tuổi 1 – 2 chủ yếu ăn phần mềm của lá tạo rãnh, chừa lại màng mỏng Lớn hơn sâu ăn lủng lá Khi mật số sâu cao, rau cải bị hại rất nghiêm trọng, lá cải bị lủng lỗ dày đặc, cải bắp không cuốn lá được, chất lượng kém không sử dụng được Đẫy sức sâu tơ nhả kén làm nhộng ngay trên lá cải

Tại Đà Lạt, vòng đời sâu tơ thường kéo dài từ 21 – 28 ngày tuỳ điều kiện thời tiết mùa mưa hay mùa nắng: pha trứng từ 4 – 6 ngày, pha ấu trùng 10 – 11 ngày và pha nhộng 7 – 9 ngày Mặt khác, tỷ lệ rau họ thập tự chiếm đến 60% diện tích trồng rau và được trồng liên tục nên không có sự khác biệt rõ rệt giữa các lứa sâu, điều này đã tạo điều kiện cho sâu tơ gây hại quanh năm nhưng tập trung phá hại nặng nhất vào các tháng mùa khô, tức là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau (Chi cục BVTV Lâm Đồng)

Ở vùng rau phụ cận thành phố Hồ Chí Minh, sâu tơ thường xuất hiện rộ thành 3 lứa: lứa đầu tiên vào 20 – 28 ngày sau trồng, lứa thứ 2 từ 35 – 43 ngày sau trồng, ở cải bắp là giai đoạn trải lá bàng, lứa thứ 3 xuất hiện khi cây được 50 – 55 ngày, bắt đầu bước vào thu hoạch

Mật số sâu tơ cũng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố sinh thái như thời tiết, khí hậu, thức ăn, thiên địch Sâu tơ phát triển thuận lợi ở từ 20 – 300C và ẩm độ từ 70 – 85% Khi trời mưa nhiều sâu phát triển không thuận lợi và chết nhiều, mưa làm rửa trôi trứng và ấu trùng tuổi nhỏ, ấu trùng tuổi lớn bị chết ướt, thành trùng khó giao phối

và không đẻ trứng lên mặt lá được Vì vậy ở một số nơi người ta sử dụng biện pháp tưới phun nhằm hạn chế sự phát triển của sâu tơ

Trang 17

Hình 2.1 Vòng đời của sâu tơ Plutella xylostella

Trang 18

2.1.6 T iên địch của sâu tơ

hoa học đã thống kê được nhiều thiên địch của sâu tơ ồm:

- 4 loài nhện bắt sâu non sâu tơ làm mồi ăn thịt, gồm loài Gnathonarium

exsicca

8 loài

và trên

ới, nơi phát sinh nguồn gốc sâu tơ, hiện diện đa số các loài

à Lạt đã triển khai kế hoạch nhân nuôi và phóng thích ong ký

ính kháng thuốc của sâu tơ

đời sinh trưởng ngắn, sâu tơ đã nhanh chóng bộc khả

h

Cho đến nay các nhà k

g

tum, 3 loải còn lại thuộc họ Linyphiidae, Theridiidae và Tetragnathidae

- Hơn 90 loài ký sinh sâu tơ, trong đó ký sinh trứng có 6 loài, sâu non có 3

nhộng là 13 loài

Tại các nước ôn đ

thiên địch có tác dụng quan trọng kiềm hãm sự phát sinh phát triển của sâu tơ, giữ cho mật độ sâu tơ thường dưới ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế Tuy nhiên ở nước ta, với khoảng cách giữa các ngày phun thuốc ngắn, lượng thuốc phun nhiều và phun hỗn hợp nhiều loại thuốc trên ruộng cải đã không chỉ tiêu diệt sâu tơ mà còn giết chết các loài thiên địch hiếm hoi có mặt

Trong 5 năm qua, ở Đ

sinh Diadegma semiclausum có nguồn gốc ôn đới và đạt kết quả tương đối khả

quan

2.1.7 T

Là loài sâu có đặc điểm vòng

lộ năng kháng thuốc nhanh và mạnh Năm 1957, sâu tơ bắt đầu kháng các loại thuốc hoá học như DDT, BHC (Henderson, 1957) Năm 1965, Ho tuyên bố sâu tơ đã kháng thuốc Malathion, Diazinon, Dieldrin Điều này đã khiến các nhà cung cấp thuốc đua nhau tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng mạnh hơn Mặc dù liên tục thay đổi các loại thuốc mới, nhưng đến năm 1974, qua một cuộc khảo sát, Lin nhận thấy 60% nông dân không thể kiểm soát được sâu tơ nếu chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc hoá học đơn thuần Giữa thập niên 1960, thuốc Menvinphos được tung ra thị trường và sử dụng nhưng chỉ đến năm 1974 thì mất tác dụng Các nhóm cúc tổng hợp Permethrin tỏ ra hữu hiệu vào năm 1976 và mất dần tác dụng chỉ sau 2 năm áp dụng Những năm của thập kỷ 80, các hoá chất mới được đưa ra như Fenvalerate, Prothiofos, Triazophos, Cartap, Methomyl, Cypermethrin, Bioresmethrin đều mất tác dụng trong quản lý phòng trị sâu tơ sau 2 – 3 năm sử dụng Cho đến nay sâu tơ đã kháng tất cả nhóm

Trang 19

thuốc trừ sâu kể cả nhóm thuốc điều hoà sinh trưởng côn trùng và các chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học Bacillus thurigiensis Berliner (Bt) xuất hiện vào giữa những

năm 1970 là loại thuốc cho hiệu lực khả quan trong phòng trị sâu tơ, ít ảnh hưởng nhất đối với môi trường, bảo vệ thiên địch và các loài động vật có ích, ngoài ra còn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người dân

Vào đầu năm 1980, chất điều hoà sinh trưởng côn trùng IGR được sử dụng chậm nhưng hiệu lực cao cho đến năm 1984 Đặc biệt là chất Methomyl nguy hiểm nhất khi gây tái bộc phát quần thể sâu tơ do kích thích tiềm năng sinh sản của sâu tơ đã kháng thuốc (Nemato, 1984)

2.1.8 Biện pháp phòng trừ sâu tơ

• Biện pháp canh tác

- Trồng xen cây xua đuổi sâu tơ:

Trồng xen cải bắp và cà chua hạn chế được nhiều dịch hại trên cải bắp, trong đó

có sâu tơ Mô hình này được ghi nhận tại Nga (Talekar và Shelton, 1993) nhưng kết quả hạn chế ở Ấn Độ, Phillippines và Đài Loan (AVRDC, 1987)

- Tưới phun mưa:

Tưới phun mưa cải bắp cho thấy có hiệu quả khống chế thiệt hại do sâu tơ gây

ra (AVRDC, 1987) Tưới phun mưa vào chiều tối có khả năng hạn chế sự giao phối và

đẻ trứng của sâu tơ (Nguyễn Quý Hùng, 1995) Tuy nhiên, hệ thống tưói phun mưa không phải ở đâu cũng áp dụng được, hơn nữa do nâng giá thành sản xuất rau nên không kinh tế Mặt khác gia tăng ẩm độ thường xuyên trên đồng ruộng cũng gia tăng nguy cơ bệnh thối nhũn cải bắp (Talekar và Shelton, 1993)

- Sử dụng bẫy sinh học:

Cải mù tạt trắng Brassica hirta, cải dầu Brassica rapus được biết là rất hấp dẫn

đối với sâu tơ, nếu trồng xen với cơ cấu hợp lý, có thể tránh thiệt hại cho các loại rau

có giá trị thương phẩm như cải bắp hoặc cải bông Brassica oleracea var botrytis Mô

hình này khá thành công tại Ấn Độ, sâu tơ tập trung cao ở những luống bẫy tạo điều kiện thuận lợi cho ong ký sinh, nhờ đó có thể thay thế đáng kể biện pháp hoá học (Srinivasan, 1992)

Trang 20

• Sử dụng giống kháng sâu tơ

Giống có bề mặt lá trơn láng được lai tạo từ những tổ hợp bố mẹ mang gen lặn Bắp cải có nguồn gốc như thế đã được thử nghiệm thành công ở Honduras dưói áp lực dịch hại cao, cho hiệu quả kiểm soát hơn 90% (Dickson, 1990) Một số gen khác cho tính trạng lá trơn láng bộc lộ tính kháng côn trùng Những kết quả cho biết những tính

trạng này được tìm thấy ở gen trội (Stone, 1990) Cải Barbarea vulgaris chứa hoạt

chất có tác dụng gây chán ăn đối với sâu tơ, có thể ly trích trong Methanol hoặc Chloroform Mặc dù không phải là cây ký chủ nhưng do quan hệ gần gũi trong hệ thống phân loại, có thể chuyển gen đặc tính này sang rau họ thập tự, nhờ đó có thể tạo giống kháng sâu tơ (Serizawa et al, 2001)

• Biện pháp sử dụng pheromone tính dục

Pheromone tính dục được sử dụng để theo dõi sâu tơ trên đồng ruộng (Baker, 1982; Mitchell,1997) Bằng cách sử dụng pheromone nồng độ cao, các nhà khoa học Nhật đã thành công trong việc phá vỡ tập tính giao phối của ngài sâu tơ (Nemoto, 1992; Ohno, 1992)

• Biện pháp sinh học trừ sâu tơ

Hiện nay những nghiên cứu sinh học ở nước ta chủ yếu tập trung vào 3 hướng chính sau:

- Nghiên cứu thành phần loài, đánh giá vai trò hữu ích và khả năng thích nghi của một số loài thiên địch hiện có

- Đánh giá, thử nghiệm mức độ phòng trừ của các chế phẩm vi sinh vật

- Những năm gần đây nước ta bắt đầu nghiên cứu và triển khai việc nhập nội

ong ký sinh mà bước đầu là ong D.semiclausum tại Đà Lạt

2.2 Một số thuốc hoá học phòng trị sâu tơ

2.2.1 Sumicidin 20EC

- Tên hoạt chất: Fenvalerate

-Tên hóa học: (RS) – a – cyano – 3 – phenoxybenzyl (RS) – 2 – (4 – Cholorophenyl) 3 – methylbutyrate

- Phân tử lượng: 419,9

- Nhóm hoá học: nhóm cúc tổng hợp Pyrethroid

Trang 21

- Tính chất: thuốc kỹ thuật ở thể lỏng, trọng lượng riêng 1,17 g/ml (230C) Áp suất hơi 2,8 x 10-7 mmHg (250C) không tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ như acetone, xylene, ether, alcohol Tương đối bền dưới tác động của nhiệt độ

và ánh sáng mặt trời, bền trong acid hơn trong kiềm, không ăn mòn kim loại

Nhóm độc II, LD50 qua miệng mg/kg, LD50 qua da 5000 mg/kg Độc với ong và

cá Dư lượng tối đa với sữa; lạc nhân 0,1; bột mì 0,2, rau; nho 1,0; ngũ cốc 2 mg/kg Thời gian cách ly với rau ăn lá, bắp cải 14 ngày, ngũ cốc, khoai tây, cây ăn quả 24 ngày Không dùng cho cây làm thuốc

Tác động tiếp xúc, vị độc, có tính xua đuổi côn trùng Phổ tác dụng rộng

- Sử dụng:

Phòng trừ sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rệp hại rau, sâu xanh, sâu khoang, rệp hại đậu, sâu ăn lá, rệp hại ngô, sâu loang, bọ xít, rầy, rệp hại bông, sâu vẽ bùa, sâu đục quả, rệp hại cây ăn quả

Liều lượng sử dụng : 50 – 100 g a.i./ha Chế phẩm 10% trừ sâu cho rau, đậu, bông dùng 0,5 – 1,0 l/ha Trừ sâu cho cây ăn quả pha nước với nồng độ 0,1 – 0,2% phun ướt đều lên tán lá Chế phẩm 20% dùng ½ liều lượng trên

- Khả năng hỗn hợp: có dạng hỗn hợp với Fenitrothion (Sumicombi), Dimethoate (Fenbis) Ngoài ra khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác Không pha chung với thuốc có tính kiềm như Bourdeaux

2.2.2 Regent 5 SC

- Tên hoạt chất: Fipronil

- Tên hoá học: (±) 5 – Amino – 1 – (2,6 – diclo – α,α,α – triflo – p – topyl) – 4 – triflomethylsulfinyl – pyrazole – 3 – carbonitril

Trang 22

Nhóm độc I, LD50 qua miệng 77 – 95 mg/kg, LD50 qua da 354 – 2000 mg/kg Độc với cá, rất độc với ong Thời gian cách ly 14 ngày Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng nội hấp Phổ tác dụng rộng

Regent 800WG dạng bột hoà nước, dùng trừ bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục thân cho lúa, sâu tơ, sâu xanh cho rau, các sâu ăn lá, rầy cho cây ăn quả Liều lượng sử dụng 0,2 – 0,3 kg/ha pha nước với nồng độ 0,05% phun ướt đều lên cây

- Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác

2.2.3 Sherpa 25EC

- Tên hoạt chất: Cypermethrin

- Tên hoá học: (±) – α – cyano 3 – phenoxylbenzyl (±) – cis, trans – 3 – (2,2 – dichlor – oxylnyl) – 2,2 – dimethylcyclopropancarboxylate

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 250 mg/kg, LD50 qua da 1600 mg/kg Độc với cá (LC50= 2,0 – 2,8 µg/l), độc với ong Dư lượng tối đa với chè khô 20 mg/kg, sữa 0,01 mg/kg Thời gian cách ly với rau ăn lá 7 ngày, rau ăn quả 3 ngày, bắp cải 14 ngày, hành 21 ngày

Trang 23

Tác động tiếp xúc và vị độc, ngoài ra còn có tác động xua đuổi và làm sâu biếng

Liều lượng sử dụng: 50 – 100 g a.i./ha Chế phẩm 25EC (250 g a.i./l) dùng 0,2 – 0,4 l/ha pha với 300 – 400 l nước phun cho rau, màu, pha nước với nồng độ 0,05 – 0,1% phun ướt đều lên lá cây ăn quả Chế phẩm 10 EC dùng liều lượng và nồng độ tăng gấp 2,5 lần, chế phẩm 5EC tăng gấp 5 lần so với chế phẩm 25EC

- Khả năng hỗn hợp: có dạng hỗn hợp với cholorpyriphos (Nurelle D), với Dimethoate, Endosulfan, Naled, Prophenofos (Polytrin – P), Isoprocard (Metox) Ngoài ra khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác

2.3 Một số chế phẩm sinh học trừ sâu tơ

2.3.1 Chế phẩm sinh học Bacillus thurigiensis

- Nhóm hoá học: vi sinh vật

- Tính chất: là thuốc trừ sâu sinh học, nguồn gốc vi khuẩn, được sản xuất bằng

phương pháp lên men vi khuẩn B.thurigiensis (BT) Sản phẩm lên men là độc tố ở

dạng đạm tinh thể cao phân tử và dạng bào tử của vi khuẩn Độc tố là chất Endotoxin,

có nhiều dạng α, β, δ, χ, trong đó dạng delta Endotoxin có hiệu lực cao với sâu non bộ cánh vảy và là thành phần chủ yếu trong các loại thuốc BT Độc tố không bền vững trong môi trường kiềm và acid, không tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ nhưng tan trong dung dịch kiềm (pH>10), tan trong dịch ruột của sâu non bộ cánh vảy Chế phẩm đầu tiên là Sporeine được sản xuất tại Pháp vào năm 1938 Từ những năm giữa thập kỷ 70, thuốc trừ sâu BT đã trở thành phổ biến và cạnh tranh với thuốc hoá học trừ sâu

Có 2 loại thuốc BT: loại chứa cả tinh thể độc tố và bào tử (khoảng 107 bào tử/mg) và loại chỉ chứa tinh thể độc tố Sau khi phun, sâu ăn phải thuốc, tinh thể độc tố

Trang 24

gây hiệu lực ngay và sau đó bị phân huỷ, còn bào tử thì có thể tồn tại lâu, tiếp tục sinh sản và gây ra độc tố

Nhóm độc III, LD50 qua miệng >8000mg/kg Rất ít độc với người, môi trường

và các loài thiên địch, không độc với cá và ong Thời gian cách ly 5 ngày

Tác động vị độc, không có hiệu lực tiếp xúc và xông hơi Sau khi ăn phải lá cây

có thuốc, chỉ 1 giờ sau sâu sẽ yếu và ngừng ăn, cơ thể đen dần, teo lại và chết sau vài ngày Phổ tác dụng hẹp, chủ yếu có hiệu lực với sâu non bộ cánh vảy

- Sử dụng: dùng trừ các sâu bộ cánh vảy hại rau, đậu, bông, thuốc lá như sâu tơ, sâu khoang, sâu hồng, sâu loang, sâu đo… Thuốc Centari phun với liều lượng 0,6 – 1,0 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,15 – 0,2%, phun 400 – 500 l/ha

- Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác, không pha chung với thuốc có tính kiềm (như Bordeaux), phân hoá học, các thuốc trừ bệnh

có nguồn gốc kháng sinh ( như Kasugamycin, Validamicin) và thuốc có đồng

Thuốc rất mẫn cảm với nhiệt độ cao và ẩm, cần bảo quản nơi khô và mát

Ngoài ra thuốc còn hạn chế như phải sử dụng nhiều lần, khoảng cách 4 – 5 ngày nếu sâu tơ phát sinh mạnh (Chalfant, 1992)

2.3.2 Vertimec 1,8 EC

- Tên hoạt chất: Abamectin

- Tên hoá học: Abamectin là hỗn hợp của 2 loại hợp chất Avermectin B1a (80%) và B1b (20%)

- Tính chất hoá học:

Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces

avermitilis Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 150 – 1550C, tan ít trong nước (0,01 mg/l), tan trong nhiều dung môi hữu cơ

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg LD50 qua da >1800 mg/kg, dễ kích thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong Thời gian cách ly 14 ngày

Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc Phổ tác dụng tương đối hẹp

- Sử dụng:

Phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, rầy, rệp, bọ phấn và nhện hại cà chua, các loại rau, cam, quýt và cây ăn quả khác

Trang 25

Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 – 20g a.i./ha, trừ nhện từ 15 – 25g a.i./ha Chế phẩm Vertimec 1,8EC dùng từ 0,6 – 1,2 l/ha, pha nước với nồng độ 0,15 – 0,3% phun đẫm lên cây

- Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác

2.4 Sơ lược về các loại thuốc dùng trong thí nghiệm

2.4.1 Spinetoram và Spinosad

Trong những năm đầu thập niên 1980, các công ty gồm Dow Chemical Company và Eli Lilly và Company bắt đầu công cuộc tìm kiếm các sản phẩm kiểm soát côn trùng gây hại có nguồn gốc sinh học Sau những nỗ lục cố gắng, năm 1982,

họ đã thu thập được một số mẫu đất từ một mỏ rum bỏ hoang vùng Caribbean Sau ba năm nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy trong sản phẩm lên men của chúng chứa

một loại khuẩn tia mới và được gọi tên là Saccharopolyspora spinosa Dịch chiết từ phương pháp lên men dịch khuẩn của S spinosa cho cả tác dụng vị độc và tiếp xúc

trong phòng trị côn trùng gây hại Tác dụng tiếp xúc khi phun thuốc trực tiếp lên cơ thể côn trùng hoặc khi côn trùng di chuyển lên bề mặt vùng xử lý thuốc Tác dụng vị độc cho hiệu lực cao hơn tác dụng tiếp xúc từ 5-10 lần Khám phá này cho phép việc định dạng cho một loạt cấu trúc đa phân tử mới mà sau này được gọi chung là

“spinosyn” Trong đó, hai đồng phân spinosyn A và D đã được chứng minh là hoạt động hiệu quả nhất trong phòng trị côn trùng và đưa vào sản xuất đầu tiên Chế phẩm tổng hợp từ 2 loại spinosyn này còn được gọi là “spinosad” ( Hình 4.1)

Cơ chế tác động: sau khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng, các spinosyn gắn liền

và hoạt hoá gen α6-nAChR, nhanh chóng kích thích hệ thần kinh côn trùng, làm côn trùng chết sau 1 – 2 ngày và không có khả năng phục hồi lại Spinosad có hiệu quả kiểm soát trên nhiều bộ côn trùng như bộ cánh cứng, bộ hai cánh, bộ cánh tơ, một số trong bộ cánh vảy, mối và kiến

Spinosad sử dụng với liều lượng thấp nhưng hiệu quả cao, ít độc với người (LD50 = 3738 mg/kg), phân huỷ nhanh trong môi trường nên được sử dụng trong rất nhiều chương trình quản lý dịch hại tổng hợp Chế phẩm spinosad ít độc với chim, độc trung bình với cá, độc nhẹ đến trung bình với các động vật thủy sinh Tuy nhiên độc

Trang 26

cao với ong (LC50 = 11.5 ppm), do đó cần tránh phun những nơi có nuôi ong Sau khi thuốc đã khô sẽ ít độc hơn với ong

Ngày nay, sản phẩm spinosad được sản xuất tại Harbor Beach, Michigan S

spinosa được nuôi trong môi trường đậu nành và hạt cotton trong điều kiện được kiểm

soát ổn định nhiệt độ, lượng oxy và mức dinh dưỡng cần thiết để đạt được lượng tối đa spinosyn A và D Spinosad được đăng ký sử dụng tại Mỹ từ năm 1997 Một vài sản phẩm spinosad đang được sử dụng gồm có SpinTor®, Success®, Entrust®, Conserve®, GF-120®, NF Naturalyte®

Việc khám phá ra spinosad đã đặt ra vấn đề liệu có còn spinosyn nào khác hoạt động hiệu quả hơn không Vì phân tử spinosyn có cấu trúc lớn, phức tạp và không đồng nhất nên khó có thể phát hiện ra sự biển đổi cấu trúc bên trong Nỗ lực của các nhà khoa học trong việc đưa ra các phương pháp biến đổi, tổng hợp hoá chất thông qua các kỹ thuật như chuyển đổi gen hay cấu trúc gen… nhằm tạo ra một số hợp chất mới vẫn không tìm được hợp chất spinosyn nào có biểu hiện phòng trừ sâu bệnh tốt hơn spinosad

Khi ứng dụng kỹ thuật cao hơn để phân tích các spinosyn, các nhà khoa học

nhận thấy cấu trúc 2′, 3′, 4′ - tri - O- ethyl, tương tự với spinosyn A, có nhiều khả năng

nâng cao hiệu quả hoạt động sinh học Những thí nghiệm tiếp theo cho thấy nhóm 3′ -

O - ethyl có chức năng tác động mạnh nhất đến hệ thần kinh của côn trùng, qua các thí

nghiệm với Helicoverpa zea và Spodoptera exigua ( Bảng 1)

Những nghiên cứu cấu trúc đã cho kết quả rằng khi thay đổi spinosyn J bằng

cách kết hợp cùng lúc nhóm 3’ – O – ethyl và nhóm 5, 6 – dihydro của spinosyn A để

tạo ra 3’ – O – ethyl – 5, 6 – dihydro spinosyn J sẽ làm tăng khả năng hoạt động và có phổ tác dụng rộng hơn so với spinosyn A Kết quả của sự biển đổi tổng hợp này được gọi tên là spinetoram ( Hình 4.2)

Chế phẩm của spinetoram là sự kết hợp giữa 3’ – O – ethyl – 5, 6 – dihydro spinosyn J (thành phần chính) và spinosyn L đã được biến đổi tại vị trí 3’ (việc biến đổi spinosyn L tại hydrogen vị trí 5, 6 bị cản trở bởi nhóm methyl liền kề) ( Hình 4.3)

- Công thức hoá học spinetoram:

Spinosyn J: ( C42H69NO10): [(6-deoxy-3-O-ethyl-2,4-di-O-methyl-α-Lmannopyranosyl) oxy]-13-[[(2R,5S,6R)-5-

Trang 27

2,3,3a,5a,5b,6,9,10,11,12,13,14,16a,16btetradecahydro-4,14-dimethyl-1H-asindaceno[3,2-d]oxacyclododecin-7,15-dione (IUPAC)

Cũng như các spinosyn khác, spinetoram ít độc với người và có thời gian phân huỷ ngắn

Thí nghiệm đồng ruộng trên bắp cải cho thấy spinetoram kiểm soát Helicoverpa

zea và Spodoptera exigua tốt hơn spinosad sau sáu ngày sử dụng ( Bảng 2)

Chế phẩm spinetoram đăng ký sử dụng tại Mỹ vào tháng 9/2007 với 2 tên thương mại là Delegate™ WG và Radiant™ SC

- Sử dụng

Sản phẩm Spinetoram được ứng dụng trong kiểm soát côn trùng gây hại như

sâu bướm Cydia pomonella, sâu đục lá, ruồi đục táo, sâu đục táo, cà chua, bông vải,

sâu tơ, bọ trĩ, sâu đo, sâu hại nho, và một số côn trùng khác trên các loại cây trồng: táo,

lê, mận, đào, rau ăn quả, bắp cải, rau ăn lá, cây lấy hạt , cam chanh, nho, dưa tây, dưa

đỏ, bắp, bông vải, đậu nành, dâu đen, và dâu đỏ…

Các chế phẩm Spinosyn đạt được những ưu điểm nổi trội hơn so với các loại chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học hiện có trên thị trường nhờ các tính năng sau:

• Các spinosyn có nguồn gốc từ sự lên men của vi sinh vật trong tự nhiên,

• Các spinosyn có khả năng hoạt động mạnh với liều lượng sử dụng thấp,

• Các spinosyn có cả tác động vị độc và tiếp xúc,

Trang 28

• Các spinosyn có ít ảnh hưởng lên các côn trùng có ích chủ yếu trên đồng ruộng,

• Các spinosyn có hiệu quả kiểm soát côn trùng nhanh chóng,

• Các spinosyn có hiệu quả kiểm soát kéo dài trên đồng ruộng, và

• Các spinosyn không có hạn chế đặc biệt trong việc vận chuyển và sử dụng

Trang 29

Hình 2.2: Công thức cấu tạo Spinetoram

(Nguồn: http://www.alanwood.net/pesticides/spinetoram.html)

Trang 30

Hình 2.3: Spinosad là hợp chất tự nhiên từ spinosyn A và

spinosyn D (Nguồn:

http://www.plantmanagementnetwork.org/pub/php/perspective/2008/spinetoram/)

Hình 2.4: Spinetoram: sự kết hợp giữa spinosyn J và spinosynL

(Nguồn:

http://www.plantmanagementnetwork.org/pub/php/perspective/2008/spinetoram/)

Trang 31

Hình 2.5: Biến đổi tổng hợp spinosyn J từ spinosyn A

(Nguồn:

http://www.plantmanagementnetwork.org/pub/php/perspective/2008/spinetoram/)

Trang 32

Bảng 2.1: Nồng độ sử dụng của các spinosyn trong thí

nghiệm với beet armyworm, corn earworm và tobacco budworm

(Nguồn:

http://www.plantmanagementnetwork.org/pub/php/perspective/2008/spinetoram/)

Bảng 2.2: So sánh hiệu quả kiểm soát côn trùng giữa

spinosad và spinetoram (thí nghiệm đồng ruộng, 6 ngày sau phun, 100 g ai/ha trên cải bắp)

(Nguồn:

http://www.plantmanagementnetwork.org/pub/php/perspective/2008/spinetoram/)

Trang 33

Rat acute oral LD50 >5000 mg/kg

Rat acute dermal LD50 >5000 mg/kg

Mallard duck acute LD50 >2250 mg/kg

Rainbow trout acute LC50 >3.46 mg/liter (ppm)

Earthworm acute LC50 >1000 mg/kg soil

Terrestrial dissipation half-life (field soil) 2 to 4 days*

Aquatic dissipation half-life (natural

Bảng 2.3: Độ độc của Spinetoram ảnh hưởng đến môi trường

(Nguồn:

http://www.plantmanagementnetwork.org/pub/php/perspective/2008/spinetoram/)

2.4.2 Diafenthiuron

- Một số tên thương mại: Pegasus 500 SC, Polo 500 SC

- Tên hoá học: 1-tert-butyl-3-(2,6-diisopropyl-4-phenoxyphenyl) thiourea

- Công thức hoá học: C23H32N2OS

- Phân tử lượng: 384,6

- Cấu tạo hóa học :

Hình 2.6: Cấu tạo hoá học Diafenthiuron

(Nguồn: http://www.alanwood.net/pesticides/diafenthiuron.html)

- Cơ chế: thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại, chuyển thành các hợp chất khử N-methyl, ức chế hô hấp và kích động quá mức thụ thể octopamin (octopamin - một

Trang 34

hoocmon thần kinh có trong mọi mô thần kinh của côn trùng và hoạt động như một chất dẫn truyền của Xinap - đầu mút tế bào thần kinh), làm dịch hại bị tê liệt, ngừng ăn

và chết sau 2 - 5 ngày

- Tính chất:

Thuốc kỹ thuật dạng bột, màu trắng, điểm nóng chảy 149,6 C Tan rất ít trong nước (0,05 mg/l ở 20 C), tan nhiều trong dung môi hữu cơ như acetone, tolluen, bền vững trong môi trường nước, không khí và ánh sáng Có tác dụng tiếp xúc và vị độc,

0 0

có phổ tác dụng rộng, có khả năng thấm sâu

Thuộc nhóm độc III, LD50 qua miệng 2068 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg

An toàn với cây trồng, môi trường, độc với ong mật, ít độc với cá, thời gian cách ly 7 ngày

- Sử dụng:

Phòng trừ được nhiều loại côn trùng miệng nhai và chích hút như rệp, rầy, sâu

ăn lá và nhện hại ngũ cốc, bông vải, ngô, đậu tương, rau, cây ăn quả, chè, cà phê … hiệu quả cao trừ các loại sâu tơ, sâu xanh da láng, bọ phấn, rầy xanh, rầy mềm, nhện

đỏ, nhện vàng … diệt được cả sâu non, trưởng thành và trứng

- Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu khác

Ngày đăng: 18/09/2018, 19:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Sơn, 2004. Nghiên cứu ong ký sinh Diadegma semiclausum để quản lý sâu tơ Plutella xylostella tại Đà Lạt. Luận văn thac sĩ khoa học nông nghiệp.Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Chưa xuất bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diadegma semiclausum "để quản lý sâu tơ "Plutella xylostella
2. Dương Văn Hà, 2003. Nghiên cứu tính kháng thuốc của 3 quần thể sâu tơ Plutella xylostella L. ở Đà Lạt, Tiền Giang và Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn thac sĩ khoa học nông nghiệp chuyên ngành Bảo vệ thực vật. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Chưa xuất bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plutella xylostella
2. Crouse, G.D. and T.C. Sparks. Naturally derived materials as products and leads for insect control: the spinosyns.Reviews in Toxicology, 1998, 2: 133-146.Tài liệu internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reviews in Toxicology
1. Spinetoram Technical Bulletin, Dow AgroSciences LLC, Form No. Y47-343-001 (11/06) BOD,November 2006.<URL:http://www.dowagro.com/PublishedLiterature/dh_0072/0901b8038007298a.pdf?filepath=usag/pdfs/noreg/010-80088.pdf&fromPage=GetDoc&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spinetoram Technical Bulletin
2. Spinetoram. Product Safety Assessment, DowagroSciences LLC, Form No. 233- 00382-0408-MM, April 2008.<URL:http://www.dow.com/PublishedLiterature/dh_011a/0901b8038011a1cc.pdf?filepath=productsafety/pdfs/noreg/233-00382.pdf&fromPage=GetDoc >Ngày truy nhập: 05/01/2009 3. Spinosad, Wikipedia<URL: http://en.wikipedia.org/wiki/Spinosad>Ngày truy nhập: 05/01/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spinetoram. Product Safety Assessment," DowagroSciences LLC, Form No. 233-00382-0408-MM, April 2008. Ngày truy nhập: 05/01/2009 3". Spinosad
4. Spinosad (mixture of Factors A and D) - Identification, toxicity, use, water pollution potential, ecological toxicity and regulatory information, PAN PesticidesDatabase – Chemicals, 2009<URL: http://www.pesticideinfo.org/Detail_Chemical.jsp?Rec_Id=PC35758>Ngày truy nhập: 26/12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spinosad (mixture of Factors A and D) - Identification, toxicity, use, water pollution potential, ecological toxicity and regulatory information," PAN Pesticides "Database – Chemicals, 2009
5. Spinosad Overview, DowagroSciences LLC, 1998-2009. <URL: http://www.dowagro.com/turf/prod/spinosad.htm>.Ngày truy nhập: 05/01/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spinosad Overview", DowagroSciences LLC, 1998-2009
6. Spinosad: An Insecticide To Make Organic Gardeners Smile, Dr. Michael Merchant, Urban Entomologist Texas A&M University, College Station, TX, March 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spinosad: An Insecticide To Make Organic Gardeners Smile
7. Spinosad Insecticide: Subchronic and Chronic Toxicity and Lack of Carcinogenicity in CD-1 Mice, K. E. Stebbins , D. M. Bond , M. N. Novilla *,1 * and M. J. Reasor , Toxicological Sciences , 276-287 (2002) 65<URL: http://toxsci.oxfordjournals.org/cgi/content/abstract/65/2/276>Ngày truy nhập: 05/01/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spinosad Insecticide: Subchronic and Chronic Toxicity and Lack of Carcinogenicity in CD-1 Mice", K. E. Stebbins , D. M. Bond , M. N. Novilla"*,1 * and M. J. Reasor , Toxicological Sciences , 276-287 (2002) 65
9. Spinetoram; Pesticide Tolerance, U.S. Environmental Protection Agency, Federal Register DOCID:fr10oc07-7, Federal Register: October 10, 2007 (Volume 72, Number 195),Rules and Regulations Page 57492-57500<URL: http://www.epa.gov/EPA-PEST/2007/October/Day-10/p19947.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spinetoram; Pesticide Tolerance", U.S. Environmental Protection Agency, Federal Register DOCID:fr10oc07-7," Federal Register
3. Nguyễn Thị Chắt, 2000. Côn trùng cơ bản. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Chưa xuất bản) Khác
4. Nguyễn Thị Chắt, 2005. Giáo trình côn trùng chuyên khoa. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Chưa xuất bản) Khác
5. Bùi Cách Tuyến, Phạm Văn Biên, Nguyễn Mạnh Chinh, 2003. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp Khác
6. Nguyễn Hữu Trúc, 2009. Giáo trình thuốc bảo vệ thực vật. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Chưa xuất bản) Khác
7. Ngô Đằng Phong, Huỳnh Thị Thùy Trang, Nguyễn Duy Năng, 2003. Hướng dẫn sử dụng phần mềm MSTATC trong phương pháp thí nghiệm nông nghiệp. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.Tài liệu tiếng nước ngoài Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w