BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, KHẢ NĂNG ĂN MỒI CỦA CHUỒN CHUỒN CỎ Plesiochrysa ramburi Schneider VÀ ẢNH HƯỞNG YẾU TỐ THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM Họ và tên sinh viên: NGUYỄN DUY QUANG Ngành: NÔNG HỌC Niên khóa: 2003 – 2007 Tháng 102007 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, KHẢ NĂNG ĂN MỒI CỦA CHUỒN CHUỒN CỎ Plesiochrysa ramburi Schneider VÀ ẢNH HƯỞNG YẾU TỐ THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM. Tác giả NGUYỄN DUY QUANG Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông Học Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 102007 LỜI CẢM TẠ Con xin chân thành khắc ghi công ơn cha, mẹ đã sinh thành, tần tảo dưỡng dục con thành người và tạo mọi điều kiện để cho con có được như ngày hôm nay. Em xin chân thành ghi ơn: PGS. TS. Nguyễn Thị Chắt, cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. TS. Norman D. Penny (Sr. Collections Manager, Department of Entomology, California Academy of Sciences.) đã giúp đỡ tôi phân loại hoàn thiện loài chuồn chuồn cỏ. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến: Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Nông Học đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian thực hiện đề tài. Toàn thể quý Thầy, Cô khoa Cơ Bản và khoa Nông Học Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt, chỉ bảo những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường. Tất cả các bạn trong lớp Nông Học 29 đã giúp đỡ, góp ý để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 102007. NGUYỄN DUY QUANG TÓM TẮT NGUYỄN DUY QUANG, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 102007. Đề tài nghiên cứu: “Một số đặc điểm hình thái, sinh học, khả năng ăn mồi của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider và ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự phát triển của chúng trong điều kiện phòng thí nghiệm.” Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT Mục đích của đề tài là nhằm mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, đồng thời đánh giá khả năng ăn mồi và ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự phát triển của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Đề tài đã được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007 tại Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh với nội dung nghiên cứu như sau: Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm hình thái và sinh học của loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schn. được thực hiện theo phương pháp của Steinmann H. (1964); Borror D.J., De Long D.M. và Triplehorn C.A. (1981). Khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn trong giai đoạn ấu trùng được thực hiện nuôi 2 đợt, mỗi đợt nuôi 20 cá thể riêng lẽ. Khảo sát khả năng ăn mồi theo phản ứng chức năng và phản ứng số lượng được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại. Khảo sát ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự phát triển của thành trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schn. được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 5 nghiệm thức là 5 yếu tố thức ăn và 8 lần lặp lại. Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Thành trùng đực, cái đều có màu xanh lá cây, kích thước con cái (9,78 0,44 mm) lớn hơn con đực (8,97 0,67 mm). Vòng đời chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. trải qua 4 giai đoạn: trứng (3,7 0,7 ngày), ấu trùng (8,7 0,7 ngày) qua 4 tuổi, kén (8,3 0,8 ngày) và thành trùng (3,6 0,5 ngày). Thời gian hoàn thành vòng đời là 23,8 1,3 ngày, tỷ lệ hoàn thành vòng đời của chuồn chuồn cỏ rất cao 83,33 %. Kết quả khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Khả năng tiêu diệt RSG (rệp sáp giả) của ấu trùng chuồn chuồn cỏ ở các độ tuổi 1 – 2 – 3 – 4 là: 2,2 1,5; 3,5 0,8; 3,3 1,0; 19,7 2,5 con. Trung bình trong giai đoạn ấu trùng của chuồn chuồn cỏ có khả năng tiêu diệt rệp sáp giả là: 28,8 2,5 con. Khi tăng mật số con mồi từ 25 – 50 – 75 – 100 con, số lượng ấu trùng chuồn chuồn cỏ cố định là 1 con, khả năng tiêu diệt con mồi đạt hiệu quả cao nhất khác nhau theo từng độ tuổi. Số lượng con mồi bị tiêu diệt bởi ấu trùng chuồn chuồn cỏ tuổi 2 là: 3,7 0,67 con (thả 25 RSG1 AT); tuổi 3 là: 3,4 0,52 con (thả 50 RSG1 AT); tuổi 4 là: 19,9 1,66 con (thả 75 RSG1 AT). Với số lượng con mồi cố định là 100 RSG ở mỗi nghiệm thức, khi tăng dần số lượng cá thể ấu trùng chuồn chuồn cỏ lên 1 – 2 – 3 – 4 con, số lượng trung bình rệp sáp giả bị tiêu diệt bởi ấu trùng chuồn chuồn cỏ trong mỗi độ tuổi cao nhất và khác nhau theo từng độ tuổi. Số lượng rệp sáp giả bị tiêu diệt bởi ấu trùng chuồn chuồn cỏ tuổi 2 là: 3,9 0,90 con (thả 3 AT100 RSG); tuổi 3 là: 3,5 0,76 con (thả 3 AT100 RSG); tuổi 4 là: 20,1 1,82 con (thả 2 AT100 RSG). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự phát triển của thành trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Khi nuôi thành trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider bằng các loại thức ăn như sau: Mật ong pha loãng 10 %, mật ong pha loãng 30 %, mật ong nguyên chất, nước đường pha loãng 10 % và đối chứng là nước lã thì số lượng trứng đẻ trung bình trong 1 ngày của 1 con cái, số lượng trứng đẻ của 1 con cái và tỷ lệ trứng nở ở nghiệm thức nuôi bằng mật ong 10 % là cao nhất với 116,25 32,63 trứng1 con cái, 28,00 5,45 trứng1 con cái1 ngày và tỷ lệ trứng nở trung bình là 97,35 0,82 %. Ở nghiệm thức đối chứng nuôi bằng nước lã thì thành trùng chỉ sống được trung bình 4,6 0,52 ngày và chưa đẻ trứng. Thời gian tiền đẻ trứng của thành trùng cái ở nghiệm thức nuôi bằng mật ong pha loãng 30 % là ngắn nhất 2,6 0,52 ngày, thời gian đẻ trứng ở nghiệm thức nuôi bằng mật ong 10 % là dài nhất với 4,1 0,64 ngày. Tuổi thọ của thành trùng ở nghiệm thức nuôi bằng mật ong 10 % là cao nhất 22,81 1,49 ngày. MỤC LỤC Nội dung Trang Trang tựa i Cảm tạ ii Tóm tắt iii Mục lục v Danh sách các chữ viết tắt vii Danh sách các bảng viii Danh sách các hình ix Chương 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề. 1 1.2 Mục đích và yêu cầu. 2 1.3 Giới hạn đề tài. 3 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Một số nghiên cứu về thiên địch ăn rệp sáp. 4 2.1.1 Nghiên cứu ngoài nước. 4 2.1.2 Nghiên cứu trong nước. 5 2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ký chủ và phân bố của chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae. 6 2.2.1 Khái quát chung về chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. 6 2.2.2 Nghiên cứu ngoài nước. 7 2.2.3 Nghiên cứu trong nước. 9 2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của một số loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae. 10 2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước. 10 2.3.2 Nghiên cứu trong nước. 14 2.4 Một số loài chuồn chuồn cỏ đã được sử dụng trong đấu tranh sinh học. 15 2.5 Ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển của thành trùng chuồn chuồn cỏ. 16 2.6 Phương pháp nhân nuôi, mật độ phóng thích và giá trị kinh tế của một số loài chuồn chuồn cỏ. 18 2.6.1 Phương pháp nhân nuôi chuồn chuồn cỏ. 18 2.6.2 Mật độ phóng thích và giá trị kinh tế của chuồn chuồn cỏ. 19 Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 20 3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết. 20 3.3 Vật liệu nghiên cứu. 21 3.4 Phương pháp nghiên cứu. 22 3.4.1 Cơ sở định danh loài chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. 22 3.4.2 Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. 22 3.4.3 Khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. 24 3.4.4 Khảo sát ảnh hưởng thức ăn đến sự phát triển của chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. 26 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 4.1 Cơ sở định danh loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. 28 4.2 Một số đặc điểm hình thái, sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. 28 4.2.1 Đặc điểm hình thái chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. 28 4.2.2 Đặc điểm sinh học của chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. 35 4.3 Khả năng tiêu diệt rệp sáp giả của ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. 39 4.3.1 Khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ cỏ P. ramburi Schn. 39 4.3.2 Khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ cỏ P. ramburi Schn. theo phản ứng chức năng và phản ứng số lượng. 41 4.4 Ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự sinh trưởng và phát triển của thành trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. 45 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 5.1 Kết luận. 49 5.2 Đề nghị. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC 55 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT NT: Nghiệm thức. LLL: Lần lặp lại. TB: Trung bình. AT: Ấu trùng. TT: Thành trùng. RSG: Rệp sáp giả. P. ramburi Schn.: Plesiochrysa ramburi Schneider. D. brevipes Ckll.: Dysmicoccus brevipes Ckll. X : Giá trị trung bình. SD (Standard Deviation): Độ lệch chuẩn. TLHTVĐ: Tỷ lệ hoàn thành vòng đời. Tp. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh. ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh: Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. PGS: Phó giáo sư. TS: Tiến sĩ. Ctv: Cộng tác viên. CRD (Complete Randomized Design): Kiểu thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên. LSD (Least Significant Difference Test): Trắc nghiệm phân hạng. CV (Coefficient of Variation): Hệ số biến động. Prob (Probability): Giá trị xác suất. USD (United States Dollar): Đô la Mỹ. DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1: Số lượng loài là con mồi của một số loài chuồn chuồn cỏ. 5 Bảng 2.2: Hình thái thành trùng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla zelenyi sp. 12 Bảng 2.3: Thành phần và tỷ lệ pha trộn hỗn hợp thức ăn. 17 Bảng 4.1: Kích thước thành trùng chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 30 Bảng 4.2: Kích thước trứng, ấu trùng và kén của chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn., ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 32 Bảng 4.3: Thời gian hoàn thành vòng đời của chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn., ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 35 Bảng 4.4: Tỷ lệ hoàn thành vòng đời của chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn., ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 36 Bảng 4.5: Thời gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng của chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn., ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 37 Bảng 4.6: Khả năng tiêu diệt RSG ở từng độ tuổi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn., ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 39 Bảng 4.7: Khả năng tiêu diệt RSG của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn. trong 1 ngày, ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 40 Bảng 4.8: Khả năng tiêu diệt RSG của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. theo phản ứng chức năng, ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 41 Bảng 4.9: Khả năng tiêu diệt RSG của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. theo phản ứng số lượng, ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 43 Bảng 4.10: Ảnh hưởng môi trường thức ăn đến tuổi thọ thành trùng đực và cái của chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn., ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 45 Bảng 4.11: Thời gian sinh sản của chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn., ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 46 Bảng 4.12: Ảnh hưởng của thức ăn đến số lượng trứng đẻ và tỷ lệ trứng nở của chuồn chuồn cỏ P.ramburi Schn., ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007. 48 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình Trang Hình 2.1: Trứng chuồn chuồn cỏ được đóng gói. 19 Hình 2.2: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ được đóng gói. 19 Hình 3.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình tại khu vực TP. Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007. 20 Hình 3.2: Lượng mưa trung bình tại khu vực TP. Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007. 21 Hình 4.1: Thành trùng cái chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schn. 33 Hình 4.2: Thành trùng đực chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schn. 33 Hình 4.3: Đầu chuồn chuồn cỏ 33 Hình 4.4: Ngực chuồn chuồn cỏ 33 Hình 4.5: Trứng chuồn chuồn cỏ sắp nở trên lá mãng cầu. 33 Hình 4.6: Trứng chuồn chuồn cỏ trên trái và lá mãng cầu. 33 Hình 4.7: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ tuổi 1 (mới nở). 34 Hình 4.8: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ tuổi 2. 34 Hình 4.9: Cặp hàm trước của ấu trùng tuổi 3. 34 Hình 4.10: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ sắp lột xác lần 4. 34 Hình 4.11: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ trên trái mãng cầu. 34 Hình 4.12: Nhộng sắp vũ hóa. 34 Hình 4.13: Vòng đời chuồn chuồn cỏ P. ramburi Schn. 38 Hình 4.14: Xác ấu trùng chuồn chuồn cỏ lột xác lần thứ 1 – 2 – 3. 38 Hình 4.15: Xác ấu trùng chuồn chuồn cỏ lột xác lần thứ 4 và kén. 38 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề. Để bảo vệ cây trồng chống lại dịch hại, con người đã phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: Biện pháp canh tác, biện pháp vật lý, biện pháp hoá học… Biện pháp hoá học có hiệu quả nhanh, dễ sử dụng và trong nhiều thập kỷ qua đã được coi là biện pháp chủ lực. Tuy nhiên việc sử dụng biện pháp hoá học cũng đem lại nhiều hệ quả không mong muốn như: đất đai ngày càng ô nhiễm, chất lượng sản phẩm nông nghiệp giảm, nguồn bệnh tích luỹ… Muốn lập lại cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác hại của sâu bệnh cần có chính sách quản lý các biện pháp bảo vệ thực vật lâu dài. Biện pháp sinh học được xây dựng dựa trên cơ sở là trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần trong chuỗi dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau nhằm hài hòa về số lượng, giúp các thiên địch phát triển, chúng sẽ tấn công sâu hại. Đây là một giải pháp hữu ích nhằm tạo sự cân bằng trong thiên nhiên. Để phát triển nông nghiệp bền vững, chúng ta cần nắm được điều này, lợi dụng nó để hạn chế sự can thiệp của con người. Trên cây ăn trái, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây hoa kiểng, rệp sáp gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sản lượng hoa quả và sức sống của cây, loài gây hại phổ biến là rệp sáp giả. Theo Nguyễn Thị Chắt và ctv (năm 2005a) đã ghi nhận được một số ký chủ của rệp sáp: 23 loại cây ăn trái; 10 loại cây công nghiệp, cây thực phẩm; 14 loại cây hoa kiểng. Ngoài việc hút chất dinh dưỡng của cây, tác nhân truyền bệnh cho cây, rệp sáp giả còn tiết ra chất thải có chứa hàm lượng đường rất cao nên kéo theo các loài kiến đến sống cộng sinh, rệp sáp giả thải chất thải làm thức ăn cho kiến, kiến dọn chất thải của rệp sáp giả để rệp tiếp tục sinh sống, chất thải của rệp tạo môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm quang hợp của lá, cây phát trển kém, quả mất thẩm mỹ làm giảm giá trị nông sản phẩm và không thể xuất khẩu. Hiện nay, nền nông nghiệp bền vững đang được quan tâm trên thế giới và đã có nhiều nước áp dụng thành công mô hình nông nghiệp bền vững. Tại Việt Nam việc áp dụng mô hình nông nghiệp bền vững cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định. Thành phần thiên địch của rệp sáp giả đã ghi nhận được 12 loài bao gồm: 7 loài bọ rùa, 1 loài chuồn chuồn cỏ, 1 loài sâu, 2 loài nấm ký sinh và 1 loài ong ký sinh (Theo Nguyễn Thị Chắt và ctv, năm 2005a). Trong đó loài chuồn chuồn cỏ (bọ cánh lưới) Plesiochrysa ramburi Schneider (Chrysopidae – Neuroptera) là loài có khả năng tấn công rệp sáp giả rất mạnh. Tìm hiểu khả năng tiêu diệt rệp sáp giả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuồn chuồn cỏ để sản xuất với số lượng lớn nhằm kiểm soát rệp sáp giả là điều rất cần thiết. Từ nhu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Khoa Nông Học – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Một số đặc điểm hình thái, sinh học, khả năng ăn mồi của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider và ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự phát triển của chúng trong điều kiện phòng thí nghiệm”. 1.2 Mục đích và yêu cầu. 1.2.1 Mục đích. Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm hình thái, sinh học, khả năng ăn mồi và yếu tố thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. 1.2.2 Yêu cầu. Khảo sát một số đặc điểm hình thái và sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Tìm hiểu khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Tìm hiểu ảnh hưởng thức ăn đến đặc điểm phát triển của thành trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. 1.3 Giới hạn đề tài. Đối tượng nghiên cứu là loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider (Chrysopidae Neuroptera). Thời gian thực hiện đề tài trong 4 tháng, từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007. Phần lớn thời gian được thực hiện tại Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông Học Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Một số nghiên cứu về thiên địch ăn rệp sáp. 2.1.1 Nghiên cứu ngoài nước. Tổng hợp theo CAB International (2005): Trong điều kiện tự nhiên, loài rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll là con mồi của nhiều loài thiên địch ăn mồi thuộc họ Coccinellidae, Cecidomyiidae, Drosophilidae như loài Cryptolaemus montrouzieri Muls, Diadiplosis pseudococci Felt, Hyperaspis silvestrii, Diomus margipallens, Diomus neuenschwanderi, Scymnus bilucernarius, Scymnus quadrivittatus,… Loài rệp sáp Coccus viridis Green bị tiêu diệt bởi một số loài thiên địch ăn mồi thuộc họ Formicidae, Coccinellidae, Pyralidae, Noctuidae, Lycaenidae như Azya luteipes Muls, Azya orbigera Muls., Camponotus rufipes Fabricius, Chilocorus cacti Linnaeus, Chilocorus melanophthalmus Muls, Chilocorus nigrita Fabricius, Cryptolaemus montrouzieri Muls, Eublemma vacillans Wlk, Exochomus quadripustulatus Linnaeus, Jauravia pallidula Motschulsky, Miletus boisduvali Moore., Rhyzobius forestieri Muls. Loài rệp sáp Anapulvinaria pistaciae Bodenh bị tiêu diệt bởi một số loài thiên địch ăn mồi như Chrysoperla carnea Stephens, Exochomus quadripustulatus Linnaeus, Leucopis alticeps Czerny, Mallada flavifrons Brauser. Theo Miller G.L., Oswald J.D. và Miller D.R. (2004), đã ghi nhận được 158 quần hợp giữa con ăn mồicon mồi, trong đó giữa họ Chrysopidaehọ Pseudococcidae là 65 quần hợp, họ Chrysopidaehọ Diaspididae là 40 quần hợp, họ Chrysopidaehọ Coccidae 28 quần hợp, họ Chrysopidaehọ Margarodidae là 18 quần hợp, họ Chrysopidaehọ Eriococcidae là 3 quần hợp, họ Chrysopidaehọ Kerriidae là 3 quần hợp và họ Chrysopidaehọ Ortheziidae là 1 quần hợp. Tác giả cũng ghi nhận được 43 loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae, trong đó có 14 loài mà mỗi loài có thể tiêu diệt từ 3 loài rệp thuộc các họ Pseudococcidae, Diaspididae, Margarodidae, Eriococcidae, Coccidae. (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Số lượng loài là con mồi của một số loài chuồn chuồn cỏ. Loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae Số loài rệp sáp là con mồi (loài) Tỷ lệ loài rệp sáp là con mồi (%) Chrysoperla carnea Stephens. Chrysopa sp. Chrysoperla plorabunda Fitch. Mallada desjardinsi Navás. Dichochrysa prasina Burmeister. Mallada anpingensis Esben – Petersen. Chrysopa pallens Rambur. Chrysoperla rufilabris Burmeister. Cunctochrysa albolineata Killington. Dichochrysa aegyptiaca Navás. Plesiochrysa ramburi Schneider. Ceraeochrysa cubana Hagen. Chrysopa nigricornis Burmeister. Semachrysa matsumurae Okamoto. 27 21 11 9 7 5 4 4 4 4 4 3 3 3 36 28 15 12 9 7 5 5 5 5 5 4 4 4 Tổng cộng 74 100 2.1.2 Nghiên cứu trong nước. Theo Nguyễn Thị Chắt và ctv (2001a), ghi nhận được 6 loài thiên địch của rệp sáp giả trong đó có 4 loài bọ rùa Scymnus bipunctatus Kugel., Rodolia sp., Chilocorus sp., Scymnus sp., Crymtolaemus sp., 1 loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp. và 1 loài sâu ăn rệp Eublemma amabilis Moore. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), trong điều kiện tự nhiên, thành phần thiên địch của rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll rất phong phú. Vào giai đoạn thành trùng, ấu trùng và nhộng nó có thể bị tấn công bởi các loài ong ký sinh như Anagyrus ananatis, Anagyrus pseudococci hoặc bị tấn công bởi các loài thiên địch như Cryptolaemus montrouzieri, Diadiplosis koebelei, Diadiplosis pseudococci, Exochomus concavus, Hyperaspis silvestrii, Scymnus uncinatus. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), thiên địch của rệp sáp giả ngoài kiến vàng còn có ong ký sinh Coccophagus sp., Anagyrus sp., bọ rùa Scymnus sp., bọ rùa Chilocorus sp.,... Theo Vũ Thị Nga và ctv (2006), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp1. có thể tấn công loài rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll., loài Chrysopa sp2. thường tấn công các loài rệp sáp giả trong họ Pseudococcidae như: Dysmicoccus brevipes Ckll., Ferrisia virgata Ckll., Maconellicoccus hirsutus Green. Theo Lâm Thị Xô (2004), bọ rùa cam Harmonia sp. ăn rệp bông cúc, bọ rùa hai chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugel., sâu Eublemma amabilis Moore và chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp. ăn rệp sáp giả. 2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ký chủ và phân bố của chuồn chuồn cỏ họ Chrysopidae. 2.2.1 Khái quát chung về chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Theo Adams P.A. (1959, 1982); Costa R.I.F. (2006) và Nishida G.M. (2007), sơ đồ đến phân loài của loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider như sau: Tổng bộ – Superorder: Neuropteroidea Bộ – Order: Neuroptera Họ – Family: Chrysopidae Giống – Genus: Chrysopa Giống phụ – Subgenus: Plesiochrysa Loài – Species: ramburi Schneider Tên latinh: Plesiochrysa ramburi Schneider (1851). Tên latinh khác: Chrysopa ramburi Schneider, Chrysopa jaluitana Kempny, Chrysopa vicina Kempny, Chrysopa neutra Navás, Chrysopa deutera Navás, Chrysopa notosticta Navás, Chrysopa reaumuri Navás, Odontochrysa ramburi Schneider. Tên thông thường: Tiếng nước ngoài: Green lacewings, Goldeneyed lacewings, Aphid lion, Common lacewings, Lion des pucerons,… Tiếng Việt: Chuồn chuồn cỏ, bọ mắt vàng, bọ cánh lưới,… 2.2.2 Nghiên cứu ngoài nước. Theo Zhishan Wu và ctv (2004), đã ghi nhận ở Trung Quốc và Hàn Quốc có 6 loài chuồn chuồn cỏ ăn rầy mềm Aphis glycines Matsumura gây hại trên đậu nành là Chrysopa japana, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa phyllochroma Wesmael, Chrysopa septempunctata Pleshanov, Chrysopa sinica Tjeder và Mallada basalis Walker. Theo Steinmann H. (1981), ở Công viên Quốc gia Hortobágy (Hungary) có 6 loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae là Chrysoperla carnea Stephens, Chrysopa albolineata Killington, Chrysopa aspersa Wesmael, Chrysopa Septempunctata Wesmael, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa perla Linnaeus. Theo Steinmann H. (1987), ở Công viên Quốc gia Kiskunság (Hungary) có 13 loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae là Chrysotropica ciliata Wesmael, Chrysopa perla Linnaeus, Chrysopa walkeri McLachlan, Chrysopa dorsalis Burmeister, Chrysopa abbreviata Curtis, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa phyllochroma Wesmael, Chrysopa viridiana Schneider, Chrysopa Septempunctata Wesmael, Anisochrysa flavifrons Brauer, Anisochrysa prasina Burmeister, Chrysoperla carnea Stephens, Cunctochrysa albolineata Killington. Theo Penny N.D. (2002), loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schn ở Costa Rica có thể ăn rầy mềm Aphis gossypii Glover, Aphis sambuci Linnaues và rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes. Theo CAB International (2005): Loài chuồn chuồn cỏ Brinckochrysa nachoi phân bố ở Tây Ban Nha ăn được 2 loài rầy mềm gồm Aphis craccivora Koch và Aphis fabae Scopoli. Loài chuồn chuồn cỏ Brinckochrysa scelestes Banks phân bố tại Ấn Độ và Úc ăn rầy mềm trong họ Aphididae như Aphis gossypii Glover, Eriosoma lanigerum Hausmann, Myzus persicae Sulzer, rệp sáp giả Maconellicoccus hirsutus Green, một số loài sâu trong họ Noctuidae như Earias Vittella Fabricius, Helicoverpa armigera Hübner, Phthorimaea operculella Zeller, Plutella xylostella Linnaues, họ Crambidae như Crocidolomia pavonana Fabricius. Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa abbreviata Curtis phân bố ở Bulgaria, Nga, Italy, Trung Quốc, Uzbekistan ăn được 7 loài rầy mềm trong họ Aphididae là Aphis pomi DeGeer, Diuraphis noxia Kurdjumov, Hyalopterus pruni Geoffroy, Macrosiphum rosae Linnaues, Myzus cerasi Fabricius, Schizaphis graminum Rondani, Sitobion avenae Fabricius, 1 loài bọ trĩ trong họ Aeolothripidae là Aeolothrips intermedius Bagnall, 1 loài trong họ Gelechiidae là Sitotroga cerealella Olivier. Loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Stephens phân bố rất rộng ở hầu hết các châu lục, nhiều nhất là ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và một số nước ở Châu Phi, Châu Úc, Nam Mỹ như Ai Cập, Li Bi, Morocco, Chile và New Zealand. Đây là loài ăn mồi rất phàm, nó ăn tất cả các loài rệp thuộc họ Aphididae, Aleyrodidae, Eriophyidae, Psyllidae, Tetranychidae, Coccidae, Pseudococcidae, các loài sâu và ngài thuộc họ Noctuidae, Gelechiidae, Pyralidae, Tortricidae, Arctiidae, Tortricidae, Scutelleridae và một số loài bọ cánh cứng thuộc họ Melampsoraceae, Chrysomelidae. Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa formosa Brauer phân bố ở Bulgaria, Pháp, Ý, Hungary, Romania, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ ăn được 5 loài rệp là Aphis gossypii Glover, Diuraphis noxia Kurdjumov, Myzus persicae Sulzer, Schizaphis graminum Rondani, Sitobion avenae Fabricius, 1 loài trong họ ong kén trắng Braconidae là Lysiphlebus fabarum Marshall, 1 loài trong họ bọ ăn lá Chrysomelidae là Chrysomela tremula Fabricius và 2 loài trong họ ngài là Helicoverpa armigera Hübner, Hyphantria cunea Drury. Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa oculata Say phân bố ở Canada và Mỹ ăn được 5 loài rầy mềm thuộc họ Aphididae gồm Acyrthosiphon pisum Harris, Monellia caryella Fitch, Monelliopsis pecanis Bissell, Rhopalosiphum maidis Fitch, Rhopalosiphum padi Linnaues và 1 loài rệp sáp giả thuộc họ Pseudococcidae Pseudococcus maritimus Ehrhorn. Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa pallens Rambur phân bố ở Châu Âu và một số nơi ở Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Iraq, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan) ăn hầu hết các loài rầy mềm trong họ Aphididae, loài Cnaphalocrocis medinalis Guinée, loài Helicoverpa armigera Hübner, Pectinophora gossypiella Saunders, Hyphantria cunea Drury, Plutella xylostella Linnaues, Sitotroga cerealella Olivier, Trialeurodes vaporariorum Westwood. Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa orestes Banks phân bố ở Ấn Độ ăn rầy mềm trong họ Aphididae như: Aphis gossypii Glover, Aphis pomi DeGeer, Melanaphis sacchari Zehntner; rệp sáp trong các họ Pseudococcidae, Diaspididae, Tetranychidae, Margarodidae như: Ferrisia virgata Ckll, Diaspidiotus perniciosus Comstock, Panonychus ulmi Kock, Tetranychus urticae Kock, Drosicha dalbergiae Green và 1 loài bọ trĩ họ Thripidae là Thrips tabaci Lindeman. Loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla harrisii Fitch phân bố hầu hết ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Mông Cổ ăn các loài rệp Myzus persicae Sulzer, Acyrthosiphon pisum Harris, Aphis sambuci Linnaues, Brevicoryne brassicae Linnaues, Macrosiphum euphorbiae Thomas, Macrosiphum rosae Linnaues, Microlophium carnosum Buckton, và một số loài khác như: Byturus tomentosus DeGeer, Hyphantria cunea Drury, Mamestra brassicae Linnaues, Trialeurodes vaporariorum Westwood. Loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider phân bố ở Indonesia, Malaysia, New Guinea, Mỹ và Úc ăn một số loài rệp sáp giả trong họ Pseudococcidae như Pseudococcus calceolariae Maskell, Rastrococcus spinosus Robinson. Loài chuồn chuồn cỏ Oligochrysa lutea Walker phân bố ở Úc ăn rệp sáp giả Planococcus citri Risso. Loài chuồn chuồn cỏ Mallada basalis Walker phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Brazil có thể tiêu diệt một số loài rệp và rầy mềm như: Aphis glycines Masumura, Corcyra cephanolica Stainton, Icerya aegyptiaca Douglas, Planococcus citri Risso, Tetranychus kanzawai Kishida. 2.2.3 Nghiên cứu trong nước. Theo Nguyễn Thị Chắt (2001b), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp. phân bố ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh, Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ăn rệp sáp giả, rệp vảy mềm, rệp bông cúc, thuộc họ Pseudococcidae, Coccidae và Margarodidae. Theo Vũ Thị Nga (2006), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp1. phân bố ở Bình Chánh – Tp. Hồ Chí Minh, có thể tiêu diệt rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll. 2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của một số loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae. 2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước. 2.3.1.1 Loài Chrysoperla carnea Stephens. Theo CAB Iternational (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Steph còn có các tên latinh khác như: Chrysopa carnea Steph., Anisochrysa carnea, Chrysopa nipponensis, Chrysoperla nipponensis, Chrysoperla vulgaris Schn, Chrysopa vulgaris Schn. Theo TongXian Liu và TianYe Chen (2001), ghi nhận có sự ảnh hưởng của 3 loài rầy mềm Aphis gossypii Glover, Myzus persicae Sulzer và Lipaphis erysimi Kaltenbach khi dùng để nuôi ấu trùng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea trong điều kiện phòng thí nghiệm. Khi ấu trùng Chrysoperla carnea được nuôi bằng Aphis gossypii, Myzus persicae và Lipaphis erysimi thì tỷ lệ ấu trùng phát triển đến giai đoạn thành trùng lần lượt là 94,4 3,3 %, 87,6 5,1 % và 14,9 3,4 %. Thời gian phát triển từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn thành trùng khi nuôi ấu trùng Chrysoperla carnea bằng Aphis gossypii, Myzus persicae và Lipaphis erysimi là 19,8 0,4 ngày, 22,8 0,2 ngày và 25,5 0,4 ngày. Số lượng con mồi bị tiêu diệt ở giai đoạn ấu trùng Chrysoperla carnea khi nuôi bằng Aphis gossypii là 292,4 con, Myzus persicae là 272,6 con và Lipaphis erysimi là 146,4 con. Theo Holliday N.J. và ctv (2005), ấu trùng loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Stephens khi được nuôi bằng nhộng của ong ăn lá cỏ linh lăng Megachile rotundata ở 250C có thời gian hoàn thành giai đoạn trứng là 4 ngày, giai đoạn ấu trùng là 10,9 0,1 ngày, giai đoạn nhộng là 9,8 0,1 ngày. Tỷ lệ hoàn thành giai đoạn trứng là 98 %, giai đoạn ấu trùng là 100 %, giai đoạn nhộng là 92 %. Theo ElHeneidy A.H. và ctv (2004), ở điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 27 10C, ẩm độ 70 2 %) ấu trùng loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Stephens khi được nuôi bằng ấu trùng của Cocus hisperidum thì thời gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng trung bình là 14,5 ngày, khi nuôi bằng thành trùng Cocus hisperidum thời gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng trung bình là 13,07 ngày. Mỗi ấu trùng chuồn chuồn cỏ có thể tiêu diệt trung bình 462,62 ấu trùng hoặc 26,42 thành trùng Coccus hesperidum trong giai đoạn ấu trùng. Tuổi thọ của thành trùng chuồn chuồn cỏ cái trung bình là 36,14 ngày và 35,18 ngày, của cá thể đực là 18,37 ngày và 17,81 ngày khi ở giai đoạn ấu trùng được nuôi bằng ấu trùng và thành trùng Coccus hesperidum. Số lượng trứng đẻ1 con cái trung bình là 363,95 trứng khi ấu trùng chuồn chuồn cỏ được nuôi bằng ấu trùng Coccus hesperidum và 409,68 trứng khi ấu trùng chuồn chuồn cỏ được nuôi bằng thành trùng Coccus hesperidum. Giai đoạn ấu trùng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea kéo dài trung bình là 17,09 ngày và 14,33 ngày khi được nuôi bằng ấu trùng và thành trùng rệp vảy mềm Chloropulvinaria psidii Mashkell, khả năng tiêu diệt rệp vảy mềm Chloropulvinaria psidii của ấu trùng chuồn chuồn cỏ trung bình là 615,10 ấu trùng và 420,05 thành trùng. Theo Obrycki J.J. và ctv (1989), khi nuôi chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Stephens ở 270C bằng trứng sâu đục thân ngô Ostrinia nubilalis Hübner, trứng sâu xám và ấu trùng mới nở của sâu xám Agrotis ypsilon Rotlenberg thì thời gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng lần lượt là 20,5; 21,6 và 24,9 ngày, khả năng tiêu điệt con mồi là 377 trứng sâu đục thân bắp, 641 trứng sâu xám và 2.056 ấu trùng mới nở của sâu xám. 2.3.1.2 Loài Chrysopa oculata Say. Theo Holliday N.J. và ctv (2005), đã ghi nhận ấu trùng loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa oculata khi được nuôi bằng nhộng của ong ăn lá cỏ linh lăng Megachile rotundata ở 250C có thời gian hoàn thành giai đoạn trứng là 5,4 ngày, giai đoạn ấu trùng là 13,2 0,1 ngày, giai đoạn nhộng là 16,5 0,2 ngày. Tỷ lệ trứng nở là 97 %, tỷ lệ ấu trùng làm nhộng là 88 % và tỷ lệ nhộng vũ hóa là 77 %. 2.3.1.3 Loài Chrysopa nigricornis Burmeister. Theo Volkovich T.A. (2000), đã ghi nhận loài Chrysopa nigricornis ở 200C trong điều kiện ngày dài thì thời gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng kéo dài hơn là trong điều kiện ngày ngắn. Khoảng thời gian chênh lệch của giai đoạn ấu trùng giữa hai diều kiện trên là từ 28 – 32 %. 2.3.1.4 Loài Chrysopa ingens sp. Theo Steinmann H. (1964), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa ingens sp. cơ thể có màu nâu sẫm, khi nhìn từ trên thì đầu thon dài có dạng hình tam giác, đỉnh đầu dẹt, cong đều. Mắt nhỏ, nếu cắt ngang đỉnh đầu thì khoảng cách giữa hai mắt rộng hơn bề rộng của hai mắt kép cộng lại. Nhìn từ trên, đối ngực trước rộng và ngắn có màu xanh lá hơi vàng, đốt ngực giữa và đốt ngực sau màu hơi vàng xanh và có những đốm màu vàng xanh trộn lẫn. Chân màu vàng xanh lục nhạt. Chiều dài thân trung bình là 13 mm, sải cánh trung bình là 36 mm. 2.3.1.5 Loài Chrysoperla zelenyi sp. Theo Steinmann H. (1964), loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla zelenyi sp. có đỉnh đầu hẹp, nhỏ và bằng phẳng, đầu màu gần như trắng hoặc hơi vàng xanh sáng. Gần hai bên miệng có 2 đốm đen, râu đầu màu vàng nhạt. Khi nhìn từ trên, đốt ngực trước hẹp có màu xanh lá cây và sọc nhỏ màu vàng nhạt chạy dài theo chiều dọc, phía trước của đốt ngực trước rộng hơn phía sau. Đốt ngực giữa và đốt ngực sau rộng, mặt lưng màu xanh nhạt và có sọc vàng nhạt ở giữa chạy dài đến phần bụng. Phần bụng có màu xanh lá cây, mặt lưng có sọc vàng nhạt chạy dài theo chiều dọc ở giữa. Cánh màu trắng trong hơi đục, mạch cánh xanh nhạt. Đặc điểm hình thái của cá thể đực và cái được trình bày ở Bảng 2.2. Bảng 2.2: Hình thái thành trùng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla zelenyi sp. Kích thước (mm) Con đực Con cái Chiều dài cơ thể 7,2 – 7,5 9,8 – 10,4 Chiều dài cánh trước 11,1 – 11,8 14,5 – 15,2 Chiều dài cánh sau 10,4 – 10,6 13,2 – 13,6 Sải cánh 25,1 – 25,4 29,6 – 30,3 Chiều dài râu đầu 7,2 – 7,3 7,9 – 8,0 (Nguồn: Steinmann H., 1964) 2.3.1.6 Loài Chrysopa vittata Wesmael. Theo Steinmann H. (1964), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa vittata Wesmael có đỉnh đầu nhô thấp sau râu đầu, râu đầu dài gấp 2 lần chiều dài thân. Đầu, ngực và bụng có màu vàng nhạt, dài thân biến thiên khoảng 14 – 16 mm. Cánh dài nhưng hẹp, sải cánh biến thiên trong khoảng 32 – 48 mm, mạch cánh màu trắng, tuy nhiên một số mạch cánh gần thân có màu vàng nâu nhạt. 2.3.1.7 Loài Chrysopa pallens Rambur. Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa pallens Rambur còn có tên latinh khác như: Chrysopa septempunctata Wesmael, Chrysopa cognata, Parachrysopa pallens,… Theo Lee H.G. và ctv (2001), khi tồn trữ trứng chuồn chuồn cỏ Chrysopa pallens Rambur trong 10 ngày ở 10 – 120C thì không thấy biểu hiện nào của sự giảm tỷ lệ nở của trứng chuồn chuồn cỏ. Tuy nhiên khi tồn trữ trứng trong những khoảng thời gian khác nhau ở 40C và 80C thì tỷ lệ trứng nở giảm đi rõ rệt. Giai đoạn kén của chuồn chuồn cỏ có thể tồn trữ trong 45 ngày ở 80C và 80 ngày ở 80C. Khi tồn trữ thành trùng cái ở 80C với chu kỳ ngày ngắn (10 giờ sáng: 14 giờ tối) trong 90 ngày thì tỷ lệ trứng đẻ sau tồn trữ giảm đi rất cao. 2.3.1.8 Loài Mallada basalis Walker. (Chrysopa basalis) Theo ChiaPao Chang (2000), trong điều kiện phòng thí nghiệm thì loài chuồn chuồn cỏ Mallada basalis Walker có thể hoàn thành 10 thế hệ trong 1 năm, vòng đời của loài chuồn chuồn cỏ này có thể bị thay đổi bởi nhiệt độ. Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm là 280C, thời gian hoàn thành các giai đoạn trứng, ấu trùng, kén trung bình là 4,4 ngày, 11,8 ngày và 11,9 ngày. Tuổi thọ trung bình của thành trùng cái là 70,8 ngày, của thành trùng đực là 76,9 ngày và thời gian để hoàn thành vòng đời trung bình là 28,1 ngày. Khi nuôi trong phòng thí nghiệm ở 15 và 300C thì thời gian trung bình hoàn thành giai đoạn trứng là 8,1 và 3,1 ngày, giai đoạn ấu trùng là 24,6 và 8,7 ngày, giai đoạn kén là 24,6 và 8,6 ngày, thời gian hoàn thành vòng đời sẽ ngắn đi khi nhiệt độ tăng và ngắn nhất khi nhiệt độ ở 300C. Tổng nhiệt hữu hiệu cần cho sự phát triển của trứng là 69,60Cngày, của ấu trùng là 206,90Cngày, của kén là 193,80Cngày và tổng nhiệt hữu hiệu cần cho sự phát triển của một thế hệ là 462,30Cngày. Khoảng nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển, ngưỡng gây chết trên và ngưỡng gây chết dưới của ấu trùng lần lượt là từ 17 – 430C, 460C và 80C, của thành trùng cái là từ 14 – 420C, 500C và 60C, của thành trùng đực là từ 16 – 420C, 490C và 90C. 2.3.1.9 Loài Plesiochrysa ramburi Schneider. Theo Kantha D. và ctv (2005), sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở 240C cho thấy: Khả năng đẻ trứng của con cái trung bình là 14,55 7,13 trứng, giai đoạn trứng kéo dài trung bình 2,35 0,49 ngày. Giai đoạn ấu trùng kéo dài trung bình 9,96 ngày, khoảng thời gian giữa lần lột xác thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 3,15 0,37; 3,25 0,44 và 3,55 0,51 ngày. Giai đoạn nhộng kéo dài trung bình 7,15 1,09 ngày, tuổi thọ của thành trùng cái là 16,85 5,82 ngày và của con đực là 13,55 6,52 ngày. Khi nuôi ấu trùng chuồn chuồn cỏ bằng Maconellicoccus hirsutus Green thì một ấu trùng chuồn chuồn cỏ có thể tiêu diệt trung bình ở lần lột xác thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 19,55 1,19; 38,05 2,04 và 20,10 1,68 con ấu trùng M. hirsutus. 2.3.2 Nghiên cứu trong nước. 2.3.2.1 Loài Chrysopa sp1. Theo Vũ Thị Nga (2006), trưởng thành đực dài thân 8 – 10 mm, sải cánh 25 – 27 mm, trưởng thành cái dài thân 10 – 12 mm, sải cánh 27 – 30 mm. Một con cái trưởng thành có thể đẻ 33 – 110 trứng, giai đoạn tiền đẻ trứng của trưởng thành trung bình là 2,9 ngày, giai đọan trứng 3 ngày, giai đoạn ấu trùng 8,5 ngày, giai đoạn nhộng 8,7 ngày và vòng đời trung bình là 23,1 ngày. Một ấu trùng Chrysopa sp1. có thể ăn được 27 con Dysmicoccus previpes Ckll trưởng thành. Ấu trùng Chrysopa sp1. mới nở rất linh hoạt, chúng tấn công rệp sáp giả bằng cách dùng cặp hàm gom sáp của con mồi lại rồi ngửa cổ đặt sáp đã gom lại lên lưng để ngụy trang, sáp của rệp sáp giả được giữ lại trên lưng Chrysopa sp1. nhờ nhiều sợi lông dài, sau đó chúng dùng cặp hàm ghim thủng và giữ chặt con mồi rồi bắt đầu hút dịch của cơ thể con mồi, chúng chỉ hút dịch của cơ thể rệp sáp giả và bỏ xác lại. 2.3.2.2 Loài Chrysopa sp2. Theo Vũ Thị Nga (2006), trưởng thành Chrysopa sp2. có chiều dài cơ thể khoảng 6 – 7 mm, sải cánh 22 – 23 mm. Ấu trùng Chrysopa sp2. tuổi 4 có thể ăn được trung bình 8,6 con Dysmicoccus previpes Ckll trưởng thành. Ấu trùng có đặc điểm săn mồi tích cực, chúng bò rất nhanh và khi gặp rệp sáp giả thì tấn công liền. Trên đường đi tìm con mồi, chúng có thể gom những mẫu rác nhỏ đặt lên lưng để ngụy trang nhưng phần ngụy trang này không che kín hết cơ thể nên vẫn có thể thấy nhiều phần của cơ thể bị lộ ra. Khi gặp con mồi chúng tấn công ngay bằng cách dùng cặp hàm ghim thủng và giữ chặt con mồi rồi bắt đầu hút dịch của cơ thể con mồi, sau khi ăn thường bỏ phần dư của con mồi lên lưng để ngụy trang thêm. 2.4 Một số loài chuồn chuồn cỏ đã được sử dụng trong đấu tranh sinh học. 2.4.1 Loài Chrysoperla harrisii Fitch. Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla harrisii Fitch được sử dụng tại Pháp và Bulgaria để phòng trừ rầy mềm Macrosiphum euphorbiae Thomas, Myzus persicae Sulzer, tại Poland để phòng trừ sâu ăn lá Mamestra brassicae Linnaeus và rầy mềm Myzus persicae Sulzer. 2.4.2 Loài Chrysopa pallens Rambur. Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa pallens Rambur được sử dụng để phòng trừ rầy mềm Aphis gossypii Glover, sâu xanh ăn lá trên cây bông Helicoverpa armigera Hübner tại Tỉnh Shandong và loài ngài Hyphantria cunea Drury tại Tỉnh Liaoning của Trung Quốc, rầy mềm Aphis pomi DeGerr, Dysaphis plantaginea Passerini, Eriosoma lanigerum Hausmann tại Thổ Nhĩ Kỳ, rầy mềm Myzus persicae Sulzer tại Bulgaria. 2.4.3 Loài Chrysopa oculata Say. Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa oculata Say được sử dụng để phòng trừ rầy mềm Monellia caryella Fitch và Monelliopsis pecanis Bissell gây hại trên cây hồ đào pêcan tại bang Alabama của Mỹ. 2.4.4 Loài Plesiochrysa ramburi Schneider. Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi đã được sử dụng để phòng trừ rệp sáp giả Pseudococcus calceolariae Maskell trên cam quýt tại Mỹ. Theo Wise K.A.J. (1995), loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi được nhập từ Australia để phòng trừ rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll tại New Zealand. 2.4.5 Loài Mallada boninensis Okamoto. Theo Chen và ctv (1989), ghi nhận, tại miền Nam Trung Quốc trong điều kiện tự nhiên loài chuồn chuồn cỏ Mallada boninensis có thể khống chế được sâu vẽ bùa Phyllonitis citrella, chỉ khi nào mật số chuồn chuồn cỏ trong tự nhiên bị giảm do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc do điều kiện thời tiết bất lợi thì mới cần phải phóng thích thêm chuồn chuồn cỏ đã được nuôi trong phòng thí nghiệm. 2.4.6 Loài Chrysoperla rufilabris Burmeister. Theo CAB International (2005) loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla rufilabris Burmeister đã được dùng phòng trừ rệp và rầy mềm Bemisia tabaci Gennadius, Monellia caryella Fitch, Monelliopsis pecanis Bissell tại bang Texas và Alabama của Mỹ. 2.4.7 Loài Brinckochrysa scelestes Banks. Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Brinckochrysa scelestes Banks đã được sử dụng để phòng trừ rầy mềm Eriosoma lanigerum Hausmann, ve ăn lá mía Pyrilla perpusilla Walker tại bang Himachal Pradesh của Ấn Độ, sâu ăn lá cây bông Spodoptera littoralis Boisduval ở Karnataka (Nhật Bản). 2.4.8 Loài Chrysopa formosa Brauer. Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa formosa Brauer được sử dụng để phòng trừ rầy mềm Aphis gossypii Glover, sâu xanh ăn lá trên cây bông Helicoverpa armigera Hübner tại Tỉnh Shandong và ngài Hyphantria cunea Drury tại Tỉnh Liaoning của Trung Quốc, rầy mềm Myzus persicae Sulzer tại Bulgaria, rầy mềm gây hại trên lúa mì Diuraphis noxia Kurdjumov, Schizaphis graminum Rondani, Sitobion avenae Fabricius tại Nga. 2.4.9 Loài Mallada signatus Schneider. Theo Leeper J.R. và Beardsley J.W. (1976), loài chuồn chuồn cỏ Mallada signatus Schn đã được nhập từ Australia để phòng trừ rệp Psylla uncatoides Ferris Klyver ở Hawaii (Mỹ). 2.5 Ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển của thành trùng chuồn chuồn cỏ. Carvalho C.F. và ctv (2002), đã ghi nhận thời gian tiền đẻ trứng, số lượng trứng đẻ trung bình trong một ngày và khả năng đẻ trứng của con cái phụ thuộc rất nhiều vào thể tích lồng nuôi. Khi thay đổi mật độ nuôi lần lượt là 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 cặp chuồn chuồn cỏ Chrysoperla mediterranea trong những lồng lưới có thể tích là 450 cm 3 , ở cùng điều kiện nhiệt độ là 20 10C và ẩm độ là 70 – 80 %. Thời gian tiền đẻ trứng của chuồn chuồn cỏ Chrysoperla mediterranea ở mật độ 1 cặp450 cm3 là ngắn nhất (5,8 0,3 ngày). Ở những mật độ khác thời gian tiền đẻ trứng biến động từ 7 – 8 ngày. Số lượng trứng đẻ1 con cái ở mật độ nuôi 1 cặp450 cm3 là cao nhất với 6,2 trứngcon cáingày; 520,0 trứngcon cái và ở mật độ nuôi 7cặp450 cm3 là thấp nhất với 3,2 trứngcon cáingày; 270,9 trứngcon cái. Tuổi thọ cá thể đực và cá thể cái cao nhất ở mật độ nuôi 1 cặp450 cm3 là 138,3 ngày và 117,8 ngày. Theo ChiaPao Chang và FengKuo Hsieh (2005), tuổi thọ thành trùng chuồn chuồn cỏ Mallada basalis khi nuôi bằng phấn hoa cây keo, phấn hoa cây trà, phấn hoa cây cải dầu, nước phấn hoa loa kèn và nấm men bia của cá thể đực tương ứng là 65,8 19,8; 49,7 13,1; 65,8 17,7; 37,1 11,3 và 56,1 19,4 ngày, của cá thể cái tương ứng là 48,8 17,7; 41,3 19,3; 58,4 17,8; 20,3 8,5 và 74,1 24,7 ngày. Số lượng trứng đẻ trung bình1 cá thể cái lần lượt tương ứng là 262,1 127,0; 118,8 62,9; 126,0 126,7; 13,1 19,4 và 571,0 119,7 trứng. Theo ChiaPao Chang và FengKuo Hsieh (2005), khả năng sống của thành trùng chuồn chuồn cỏ Mallada basalis khi cho ăn bằng các hỗn hợp thức ăn nấm men – mật ong – nước, nấm men – mật ong, nước và không cho ăn thì thời gian sống của thành trùng cá thể đực tương ứng là 73,2 20,6; 3,3 1,0; 2,4 0,5 và 1,7 0,5 ngày, cá thể cái tương ứng là 60,7 20,6; 2,9 1,0; 2,1 0,6 và 1,7 0,5 ngày. Theo Ulhaq M.M. và ctv (2006), đã ghi nhận khi nuôi thành trùng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla canea trong điều kiện phòng thí nghiệm, bằng cách pha trộn các hỗn hợp thức ăn (Bảng 2.3). Bảng 2.3: Thành phần và tỷ lệ pha trộn hỗn hợp thức ăn. Khẩu phần Thành phần Trọng lượng, thể tích A B C Tiêu chuẩn Lòng đỏ trứng gà : Sữa : Mật ong Lòng trắng trứng gà : Sữa : Mật ong Hỗn hợp trúng gà : Sữa : Mật ong Đường : Chiết xuất từ men : Mật ong : Nước cất : Casein 5 ml : 10 ml : 5 ml 5 ml : 10 ml : 5 ml 5 ml : 10 ml : 5 ml 3 g : 2,5 mg : 2,5 mg : 10 ml : 2,0 mg Số lượng trứng đẻ1 con cái ở những khẩu phần A, B, C tương ứng là 168,3 0,98; 114,4 0,44 và 99,4 0,36 trứng, so với khẩu phần tiêu chuẩn là 131,1 0,59 trứng. Tuổi thọ trung bình thành trùng Chrysoperla canea khi nuôi bằng những khẩu phần trên theo thứ tự ở cá thể đực là 28,22 0,28; 27,72 0,60; 26,62 0,43; 25,82 0,43 ngày, ở cá thể cái là 29,52 0,35; 26,02 0,51; 26,22 0,42; 26,92 0,39 ngày. 2.6 Phương pháp nhân nuôi, mật độ phóng thích và giá trị kinh tế của một số loài chuồn chuồn cỏ. 2.6.1 Phương pháp nhân nuôi chuồn chuồn cỏ. Cunningham N. và Sreenivasam D. (2002), đã áp dụng phương pháp nhân nuôi cho 2 loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla externa Hagen và Chrysoperla rufilabris Burmeister. Phương pháp này được dùng cho mục đích nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và được tiến hành qua 2 bước như sau: Bước 1: Sản xuất trứng và ấu trùng chuồn chuồn cỏ. Dùng vợt lưới để thu thập thành trùng chuồn chuồn cỏ trên những đồng cỏ, ruộng ngô, hoặc mua ấu trùng chuồn chuồn cỏ từ các công ty cung cấp và nuôi ấu trùng phát triển đến thành trùng. Nuôi thành trùng chuồn chuồn cỏ ở 70 – 750F (20 – 240C) trong hộp giấy sáp hình trụ có kích thước 10 × 16 cm (đường kính × chiều cao), dùng vải lưới đậy phía trên của hộp, đặt bọt biển hoặc cuộn bông gòn có đường kính 2,4 cm đã được thấm nước lên trên vải lưới của hộp nuôi để giữ ẩm. Kiểm tra số lượng trứng đẻ hàng ngày, khi thấy số lượng trứng nhiều thì chuyển thành trùng sang hộp mới. Sau 8 – 9 ngày, trứng chuồn chuồn cỏ sẽ nở ở nhiệt độ phòng (20 – 220C). Dùng cọ nhỏ, mềm bắt ấu trùng và đặt vào đĩa nhựa có nắp đậy cùng với cuộn bông gòn đã được thấm nước vừa đủ ẩm. Đặt đĩa nhựa vào máy giữ lạnh cho đến khi sẵn sàng phóng thích ấu trùng (trong khoảng 72 giờ sau khi trứng nở). Bước 2: Nuôi ấu trùng phát triển thành kén của chuồn chuồn cỏ. Tách những ấu trùng dùng để sản xuất thành trùng vào những hộp nhựa hoặc đĩa petri có đường kính 3 inches (7,62 cm) riêng biệt. Ấu trùng chuồn chuồn cỏ ăn mồi rất nhiều, do đó cần cung cấp con mồi nhiều hơn sức ăn của nó. Mỗi cá thể ấu trùng có thể ăn từ 20 – 40 con rầy mềm hoặc rệp sáp trong 1 tuần. Các cuộn bông gòn có thể giữ ẩm không lâu vì vậy cần thay mới 2 lần mỗi tuần để duy trì ẩm độ thích hợp cho ấu trùng phát triển. Giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài đến 20 ngày trước khi chúng đẫy sức và chuyển qua giai đoạn kén. Gia đoạn kén kéo dài khoảng 9 – 14 ngày ở nhiệt độ phòng (20 – 220C), nhiệt độ thấp hơn thì thời gian hoàn thành giai đoạn kén lâu hơn và ngược lại. Khi thành trùng chuồn chuồn cỏ đã vũ hóa, chúng cần một thời gian ngắn (khoảng 2 – 4 ngày) để phát triển trước khi giao phối và đẻ trứng. Đặc trưng của thành trùng là sẽ không đẻ trứng trước 2 – 4 ngày sau khi vũ hóa. 2.6.2 Mật độ phóng thích và giá trị kinh tế của chuồn chuồn cỏ. Thả 10 trứng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Rambur trên 1 cây hoặc 1.000 trứng cho khu đất rộng 20 m2 sẽ hạn chế được sự phát triển của rầy mềm một cách nhanh chóng. Để đạt được kết quả tốt nhất, nên phóng thích chuồn chuồn cỏ trong 3 đợt cách nhau 7 – 10 ngày. Để phòng ngừa những loài rệp gây hại thì phóng thích chuồn chuồn cỏ với mật độ 1.000 trứng cho khu đất rộng 80 m2. (http:www.planetnatural.comsitesoldierbugattractor.html) Tùy theo kích cỡ, loại cây trồng, số lượng, loài sâu hại, các loài ăn mồi, ký sinh phổ biến khác và nhiệt độ môi trường mà quyết định số lượng ấu trùng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla canea Rambur phóng thích ra tự nhiên. Để tiêu diệt loài gây hại với mức độ chậm thì phóng thích chuồn chuồn cỏ với mật độ 1 trứng hoặc ấu trùngmỗi 50 con mồi, với mức độ nhanh hơn thì phóng thích với mật độ 1 trứng hoặc ấu trùngmỗi 10 con mồi, với cây trồng trong nhà lưới thì phóng thích với mật độ 5 – 20 trứng hoặc ấu trùng1 m2, đối với vườn cây ăn quả thì phóng thích với mật độ 2.000 – 3.000 trứng hoặc ấu trùng500 m2 từ 2 đến 4 lần mỗi 7 – 14 ngày. Tại một số nước đã thương mại hóa các sản phẩm chuồn chuồn cỏ như: trứng, ấu trùng, thành trùng. Trứng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Rambur được đóng gói 1.000 trứng1gói có giá bán là 4,30 USD (Hình 2.1), ấu trùng chuồn chuồn cỏ được đóng gói 1.000 con1 hộp có giá bán 13,95 USD (Hình 2.2), 100 thành trùng chuồn chuồn cỏ có giá bán 48,95 USD. (http:gardeningzone.comcatalogproduct_info.php?products_id=111) Hình 2.1: Trứng chuồn chuồn cỏ được đóng gói. Hình 2.2: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ được đóng gói. 26 27 28 29 30 31 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 66 68 70 72 74 76 78 Nhiệt độ Ẩm độ Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. Thời gian: Đề tài đã được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007. Địa điểm: Đề tài đã được thực hiện tại Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng thuộc Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và một số vùng phụ cận Tp. Hồ Chí Minh. 3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết. Tp. Hồ Chí Minh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, mỗi năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 hàng năm, mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 trong năm và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Đề tài đã được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007 tức là tiến hành vào đầu mùa mưa của năm. Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Hình 3.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007. Theo số liệu của Trạm quan trắc Tân Phú Trung – Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 4, 5, 6 và 7 năm 2007 nhiệt độ trung bình cao nhất trong 4 tháng là 30,050C nhằm vào tháng 4 và nhiệt độ trung bình thấp nhất là 28,010C nhằm vào tháng 5. Ẩm độ trung bình cao nhất là 77,10 % nhằm vào tháng 6 còn ẩm độ trung bình thấp nhất là 70,33 % rơi vào tháng 4 (Hình 3.1). Tổng lượng mưa cao nhất là 400,4 mm ở tháng 7 và lượng mưa thấp nhất là 53,7 mm ở tháng 4 (Hình 3.2). Hình 3.2: Lượng mưa trung bình tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007 3.3 Vật liệu nghiên cứu. Rệp sáp giả Dysmicocus neobrevipes Beard được thu thập tại Nông trường Lê Minh Xuân – Tp. Hồ Chí Minh và Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai. Chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider được thu thập tại Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai và Quận Thủ Đức, Quận 12 – Tp. Hồ Chí Minh. Bí đỏ, dứa dại, làm thức ăn cho rệp sáp giả Dysmicoccus neobrevipes Beard. Rệp sáp giả Dysmicoccus neobrevipes Beard được sử dụng để nuôi ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Mật ong, nước đường được sử dụng để nuôi thành trùng chuồn chuồn cỏ. Vật liệu dùng thu thập mẫu: Kéo cắt cành, kéo, dao lam, túi nilon, hũ nhựa, hũ thủy tinh, lồng lưới, cọ nhỏ, kẹp gắp mẫu, băng keo, dây thun,… mm 53.7 371.2 190.1 400.4 0 100 200 300 400 500 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Lượng mưa Vật liệu quan sát mẫu: Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi, kính hiển vi, kính hiển vi có chia độ, máy ảnh kỹ thuật số, đĩa petry, lame, lamella, kim giải phẩu,… Vật liệu nuôi giữ mẫu: Hũ nhựa trong hình trụ, hộp nhựa trong hình chữ nhật có nắp, hũ nhựa nhỏ, hũ thủy tinh nhỏ, ống đong 10 ml, lồng lưới, giấy paraphin, xốp giữ ẩm, bông gòn,… Vật liệu lưu giữ mẫu: Alcohol 750, Alcohol 500, Formol,… 3.4 Phương pháp nghiên cứu. 3.4.1 Cơ sở định danh loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Mẫu chuồn chuồn cỏ sau khi thu thập ngoài tự nhiên, được đem về Phòng Nhân nuôi côn trùng – Bộ môn Bảo vệ thực vật – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và gởi mẫu sang Viện Hàn Lâm Khoa Học California (California Academy of Sciences. Add: 875 Howard Street, San Francisco, CA 94103, USA.), để định danh dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Chắt và sự cộng tác của TS. Norman D. Penny. 3.4.2 Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. 3.4.2.1 Khảo sát một số đặc điểm hình thái của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Phương pháp thực hiện. Đặc điểm hình thái đã được tiến hành quan sát theo phương pháp của Steinmann H. (1964), nội dung cụ thể của phương pháp trên được tiến hành như sau: Khảo sát kích thước của thành trùng, trứng, ấu trùng, kén. Mô tả màu sắc của thành trùng, trứng lúc mới đẻ và sắp nở, ấu trùng ở các độ tuổi, kén lúc mới hình thành và khi sắp vũ hóa. Số mẫu quan sát qua 2 đợt, mỗi đợt quan sát 15 trứng, 15 ấu trùng, 15 thành trùng đực, 15 thành trùng cái và 15 kén. Chỉ tiêu theo dõi. Kích thước ở các giai đoạn phát triển (thành trùng, trứng, ấu trùng, kén). Màu sắc ở các giai đoạn phát triển. Lịch theo dõi. Quan sát hằng ngày. Phương pháp xử lý số liệu. Số liệu được thu thập, xử lý theo phương pháp thí nghiệm 1 – Khoa Nông Học – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh bằng phần mềm Microsoft® Excel và phân tích thống kê TTest bằng phần mềm MSTATC. 3.4.2.2 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider. Phương pháp thực hiện. Đặc điểm sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider được tiến hành theo phương pháp của Borror D.J., De Long D.M. và Triplehorn C.A. (1981). Thí nghiệm được chia làm 2 đợt, mỗi đợt tiến hành bằng cách chọn ngẫu nhiên 30 trứng chuồn chuồn cỏ vừa mới đẻ và đặt vào một hũ nhựa nhỏ để theo dõi. Sau khi trứng nở thành ấu trùng, đưa mỗi ấu trùng vào một hũ, các hũ đã được thả 10 – 30 con rệp sáp giả cùng với lá cây dứa dại để tạo môi trường tự nhiên, theo dõi hằng ngày cho đến khi ấu trùng nhả tơ kết kén và hóa nhộng trong kén. Đặt kén được hình thành cùng ngày vào 1 hộp nhựa trong có nắp đậy đã được đục lỗ và dán lưới để thông hơi. Kích thước hũ nuôi có đường kính là 11 cm, cao 9 cm. Theo dõi tiếp tục cho đến khi thành trùng vũ hóa, thu thành trùng vũ hóa cùng ngày và nuôi bằng mật ong pha loãng 10 %. Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông Học Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Chỉ tiêu theo dõi. Thời gian phát triển của các giai đoạn (trứng, ấu trùng, kén, tiền đẻ trứng) và vòng đời. Tỷ l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, KHẢ NĂNG
ĂN MỒI CỦA CHUỒN CHUỒN CỎ Plesiochrysa ramburi
Schneider VÀ ẢNH HƯỞNG YẾU TỐ THỨC ĂN ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN DUY QUANG Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 – 2007
Tháng 10/2007
Trang 2MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, KHẢ NĂNG ĂN MỒI CỦA
CHUỒN CHUỒN CỎ Plesiochrysa ramburi Schneider VÀ ẢNH HƯỞNG
YẾU TỐ THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Tác giả
NGUYỄN DUY QUANG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông Học
Giáo viên hướng dẫn:
PGS TS NGUYỄN THỊ CHẮT
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 10/2007
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành khắc ghi công ơn cha, mẹ đã sinh thành, tần tảo dưỡng dục con thành người và tạo mọi điều kiện để cho con có được như ngày hôm nay
Em xin chân thành ghi ơn:
PGS TS Nguyễn Thị Chắt, cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
TS Norman D Penny (Sr Collections Manager, Department of Entomology, California Academy of Sciences.) đã giúp đỡ tôi phân loại hoàn thiện loài chuồn chuồn cỏ
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Nông Học đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian thực hiện đề tài
Toàn thể quý Thầy, Cô khoa Cơ Bản và khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt, chỉ bảo những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường
Tất cả các bạn trong lớp Nông Học 29 đã giúp đỡ, góp ý để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình
Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2007
NGUYỄN DUY QUANG
Trang 4TÓM TẮT
NGUYỄN DUY QUANG, Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2007 Đề tài nghiên cứu: “Một số đặc điểm hình thái, sinh học, khả năng ăn mồi
của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider và ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến
sự phát triển của chúng trong điều kiện phòng thí nghiệm.”
Giáo viên hướng dẫn: PGS TS NGUYỄN THỊ CHẮT
Mục đích của đề tài là nhằm mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, đồng thời đánh giá khả năng ăn mồi và ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự phát triển của chuồn
chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007 tại Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh với nội dung nghiên cứu như sau:
- Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm hình thái và sinh học của loài chuồn chuồn cỏ
Plesiochrysa ramburi Schn được thực hiện theo phương pháp của Steinmann H
(1964); Borror D.J., De Long D.M và Triplehorn C.A (1981)
- Khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn trong giai
đoạn ấu trùng được thực hiện nuôi 2 đợt, mỗi đợt nuôi 20 cá thể riêng lẽ Khảo sát khả năng ăn mồi theo phản ứng chức năng và phản ứng số lượng được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại
- Khảo sát ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự phát triển của thành trùng chuồn chuồn
cỏ Plesiochrysa ramburi Schn được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD)
với 5 nghiệm thức là 5 yếu tố thức ăn và 8 lần lặp lại
Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học loài chuồn chuồn cỏ
Plesiochrysa ramburi Schneider
Thành trùng đực, cái đều có màu xanh lá cây, kích thước con cái (9,78 0,44 mm) lớn hơn con đực (8,97 0,67 mm) Vòng đời chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn trải qua 4 giai đoạn: trứng (3,7 0,7 ngày), ấu trùng (8,7 0,7 ngày) qua 4 tuổi, kén (8,3 0,8 ngày) và thành trùng (3,6 0,5 ngày) Thời gian hoàn thành vòng đời là 23,8 1,3 ngày, tỷ lệ hoàn thành vòng đời của chuồn chuồn cỏ rất cao 83,33 %
Trang 5 Kết quả khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ
Plesiochrysa ramburi Schneider
Khả năng tiêu diệt RSG (rệp sáp giả) của ấu trùng chuồn chuồn cỏ ở các độ tuổi 1 – 2 – 3 – 4 là: 2,2 1,5; 3,5 0,8; 3,3 1,0; 19,7 2,5 con Trung bình trong giai đoạn ấu trùng của chuồn chuồn cỏ có khả năng tiêu diệt rệp sáp giả là: 28,8 2,5 con Khi tăng mật số con mồi từ 25 – 50 – 75 – 100 con, số lượng ấu trùng chuồn chuồn cỏ cố định là 1 con, khả năng tiêu diệt con mồi đạt hiệu quả cao nhất khác nhau theo từng độ tuổi Số lượng con mồi bị tiêu diệt bởi ấu trùng chuồn chuồn cỏ tuổi 2 là: 3,7 0,67 con (thả 25 RSG/1 AT); tuổi 3 là: 3,4 0,52 con (thả 50 RSG/1 AT); tuổi 4 là: 19,9 1,66 con (thả 75 RSG/1 AT) Với số lượng con mồi cố định là 100 RSG ở mỗi nghiệm thức, khi tăng dần số lượng cá thể ấu trùng chuồn chuồn cỏ lên 1 – 2 – 3 – 4 con, số lượng trung bình rệp sáp giả bị tiêu diệt bởi ấu trùng chuồn chuồn cỏ trong mỗi độ tuổi cao nhất và khác nhau theo từng độ tuổi Số lượng rệp sáp giả bị tiêu diệt bởi ấu trùng chuồn chuồn cỏ tuổi 2 là: 3,9 0,90 con (thả 3 AT/100 RSG); tuổi 3 là: 3,5 0,76 con (thả 3 AT/100 RSG); tuổi 4 là: 20,1 1,82 con (thả 2 AT/100 RSG)
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự phát triển của thành
trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Khi nuôi thành trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider bằng
các loại thức ăn như sau: Mật ong pha loãng 10 %, mật ong pha loãng 30 %, mật ong nguyên chất, nước đường pha loãng 10 % và đối chứng là nước lã thì số lượng trứng
đẻ trung bình trong 1 ngày của 1 con cái, số lượng trứng đẻ của 1 con cái và tỷ lệ trứng nở ở nghiệm thức nuôi bằng mật ong 10 % là cao nhất với 116,25 32,63 trứng/1 con cái, 28,00 5,45 trứng/1 con cái/1 ngày và tỷ lệ trứng nở trung bình là 97,35 0,82 % Ở nghiệm thức đối chứng nuôi bằng nước lã thì thành trùng chỉ sống được trung bình 4,6 0,52 ngày và chưa đẻ trứng Thời gian tiền đẻ trứng của thành trùng cái ở nghiệm thức nuôi bằng mật ong pha loãng 30 % là ngắn nhất 2,6 0,52 ngày, thời gian đẻ trứng ở nghiệm thức nuôi bằng mật ong 10 % là dài nhất với 4,1 0,64 ngày Tuổi thọ của thành trùng ở nghiệm thức nuôi bằng mật ong 10 % là cao nhất 22,81 1,49 ngày
Trang 6MỤC LỤC
Trang tựa i Cảm tạ ii Tóm tắt iii Mục lục v Danh sách các chữ viết tắt vii
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 4
2.1.2 Nghiên cứu trong nước 5
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ký chủ và phân bố của chuồn chuồn cỏ thuộc họ
Chrysopidae 6
2.2.1 Khái quát chung về chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider 6
2.2.2 Nghiên cứu ngoài nước 7
2.2.3 Nghiên cứu trong nước 9
2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của một số loài chuồn chuồn cỏ
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước 10
2.3.2 Nghiên cứu trong nước 14
2.4 Một số loài chuồn chuồn cỏ đã được sử dụng trong đấu tranh sinh học 15
2.5 Ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển của thành trùng chuồn chuồn cỏ 16
2.6 Phương pháp nhân nuôi, mật độ phóng thích và giá trị kinh tế của một số loài
chuồn chuồn cỏ 18
Trang 72.6.1 Phương pháp nhân nuôi chuồn chuồn cỏ 18
2.6.2 Mật độ phóng thích và giá trị kinh tế của chuồn chuồn cỏ 19
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết 20
3.3 Vật liệu nghiên cứu 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1 Cơ sở định danh loài chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn 22
3.4.2 Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của chuồn chuồn cỏ P ramburi
Schn 22
3.4.3 Khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn 24
3.4.4 Khảo sát ảnh hưởng thức ăn đến sự phát triển của chuồn chuồn cỏ P ramburi
Schn 26
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Cơ sở định danh loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider 28
4.2 Một số đặc điểm hình thái, sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi
Schneider 28
4.2.1 Đặc điểm hình thái chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn 28
4.2.2 Đặc điểm sinh học của chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn 35
4.3 Khả năng tiêu diệt rệp sáp giả của ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi
4.3.1 Khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ cỏ P ramburi Schn 39
4.3.2 Khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ cỏ P ramburi Schn theo phản
ứng chức năng và phản ứng số lượng 41
4.4 Ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự sinh trưởng và phát triển của thành trùng chuồn
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49 5.2 Đề nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 55
Trang 8P ramburi Schn.: Plesiochrysa ramburi Schneider
D brevipes Ckll.: Dysmicoccus brevipes Ckll
CV (Coefficient of Variation): Hệ số biến động
Prob (Probability): Giá trị xác suất
USD (United States Dollar): Đô la Mỹ
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 2.1: Số lượng loài là con mồi của một số loài chuồn chuồn cỏ 5
Bảng 2.2: Hình thái thành trùng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla zelenyi sp 12
Bảng 2.3: Thành phần và tỷ lệ pha trộn hỗn hợp thức ăn 17
Bảng 4.1: Kích thước thành trùng chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn tại khu vực Tp
Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, ĐHNL Tp Hồ Chí Minh, năm 2007 30
Bảng 4.2: Kích thước trứng, ấu trùng và kén của chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn.,
Bảng 4.6: Khả năng tiêu diệt RSG ở từng độ tuổi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P
ramburi Schn., ĐHNL Tp Hồ Chí Minh, năm 2007 39
Bảng 4.7: Khả năng tiêu diệt RSG của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn
trong 1 ngày, ĐHNL Tp Hồ Chí Minh, năm 2007 40
Bảng 4.8: Khả năng tiêu diệt RSG của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn theo
phản ứng chức năng, ĐHNL Tp Hồ Chí Minh, năm 2007 41
Bảng 4.9: Khả năng tiêu diệt RSG của ấu trùng chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn theo
phản ứng số lượng, ĐHNL Tp Hồ Chí Minh, năm 2007 43
Bảng 4.10: Ảnh hưởng môi trường thức ăn đến tuổi thọ thành trùng đực và cái của
chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn., ĐHNL Tp Hồ Chí Minh, năm 2007 45
Bảng 4.11: Thời gian sinh sản của chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn., ĐHNL Tp Hồ
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của thức ăn đến số lượng trứng đẻ và tỷ lệ trứng nở của chuồn
chuồn cỏ P.ramburi Schn., ĐHNL Tp Hồ Chí Minh, năm 2007 48
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình Trang
Hình 2.2: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ được đóng gói 19
Hình 3.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình tại khu vực TP Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến
Hình 3.2: Lượng mưa trung bình tại khu vực TP Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 7
Hình 4.1: Thành trùng cái chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schn 33
Hình 4.2: Thành trùng đực chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schn 33
Hình 4.3: Đầu chuồn chuồn cỏ 33
Hình 4.4: Ngực chuồn chuồn cỏ 33
Hình 4.5: Trứng chuồn chuồn cỏ sắp nở trên lá mãng cầu 33
Hình 4.6: Trứng chuồn chuồn cỏ trên trái và lá mãng cầu 33
Hình 4.7: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ tuổi 1 (mới nở) 34
Hình 4.10: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ sắp lột xác lần 4 34
Hình 4.11: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ trên trái mãng cầu 34
Hình 4.13: Vòng đời chuồn chuồn cỏ P ramburi Schn 38
Hình 4.14: Xác ấu trùng chuồn chuồn cỏ lột xác lần thứ 1 – 2 – 3 38
Hình 4.15: Xác ấu trùng chuồn chuồn cỏ lột xác lần thứ 4 và kén 38
Trang 11về số lượng, giúp các thiên địch phát triển, chúng sẽ tấn công sâu hại Đây là một giải pháp hữu ích nhằm tạo sự cân bằng trong thiên nhiên Để phát triển nông nghiệp bền vững, chúng ta cần nắm được điều này, lợi dụng nó để hạn chế sự can thiệp của con người
Trên cây ăn trái, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây hoa - kiểng, rệp sáp gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sản lượng hoa - quả và sức sống của cây, loài gây hại phổ biến là rệp sáp giả Theo Nguyễn Thị Chắt và ctv (năm 2005a) đã ghi nhận được một số ký chủ của rệp sáp: 23 loại cây ăn trái; 10 loại cây công nghiệp, cây thực phẩm; 14 loại cây hoa - kiểng Ngoài việc hút chất dinh dưỡng của cây, tác nhân truyền bệnh cho cây, rệp sáp giả còn tiết ra chất thải có chứa hàm lượng đường rất cao nên kéo theo các loài kiến đến sống cộng sinh, rệp sáp giả thải chất thải làm thức ăn cho kiến, kiến dọn chất thải của rệp sáp giả để rệp tiếp tục sinh sống, chất thải của rệp
Trang 12tạo môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm quang hợp của lá, cây phát trển kém, quả mất thẩm mỹ làm giảm giá trị nông sản phẩm và không thể xuất khẩu
Hiện nay, nền nông nghiệp bền vững đang được quan tâm trên thế giới và đã có nhiều nước áp dụng thành công mô hình nông nghiệp bền vững Tại Việt Nam việc áp dụng mô hình nông nghiệp bền vững cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định Thành phần thiên địch của rệp sáp giả đã ghi nhận được 12 loài bao gồm: 7 loài bọ rùa, 1 loài chuồn chuồn cỏ, 1 loài sâu, 2 loài nấm ký sinh và 1 loài ong ký sinh (Theo Nguyễn Thị Chắt và ctv, năm 2005a) Trong đó loài chuồn chuồn cỏ (bọ cánh lưới)
Plesiochrysa ramburi Schneider (Chrysopidae – Neuroptera) là loài có khả năng tấn
công rệp sáp giả rất mạnh Tìm hiểu khả năng tiêu diệt rệp sáp giả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuồn chuồn cỏ để sản xuất với số lượng lớn nhằm kiểm soát rệp sáp giả là điều rất cần thiết Từ nhu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Khoa Nông Học – Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Một số đặc điểm hình thái, sinh học, khả năng ăn mồi của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider và ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự phát
triển của chúng trong điều kiện phòng thí nghiệm”
- Tìm hiểu ảnh hưởng thức ăn đến đặc điểm phát triển của thành trùng chuồn chuồn cỏ
Plesiochrysa ramburi Schneider
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số nghiên cứu về thiên địch ăn rệp sáp
2.1.1 Nghiên cứu ngoài nước
Tổng hợp theo CAB International (2005):
Trong điều kiện tự nhiên, loài rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll là con
mồi của nhiều loài thiên địch ăn mồi thuộc họ Coccinellidae, Cecidomyiidae, Drosophilidae như loài Cryptolaemus montrouzieri Muls, Diadiplosis pseudococci Felt, Hyperaspis silvestrii, Diomus margipallens, Diomus neuenschwanderi, Scymnus
bilucernarius, Scymnus quadrivittatus,…
Loài rệp sáp Coccus viridis Green bị tiêu diệt bởi một số loài thiên địch ăn
mồi thuộc họ Formicidae, Coccinellidae, Pyralidae, Noctuidae, Lycaenidae như Azya
luteipes Muls, Azya orbigera Muls., Camponotus rufipes Fabricius, Chilocorus cacti
Linnaeus, Chilocorus melanophthalmus Muls, Chilocorus nigrita Fabricius, Cryptolaemus montrouzieri Muls, Eublemma vacillans Wlk, Exochomus quadripustulatus Linnaeus, Jauravia pallidula Motschulsky, Miletus boisduvali
Moore., Rhyzobius forestieri Muls
Loài rệp sáp Anapulvinaria pistaciae Bodenh bị tiêu diệt bởi một số loài thiên
địch ăn mồi như Chrysoperla carnea Stephens, Exochomus quadripustulatus
Linnaeus, Leucopis alticeps Czerny, Mallada flavifrons Brauser
Theo Miller G.L., Oswald J.D và Miller D.R (2004), đã ghi nhận được 158 quần hợp giữa con ăn mồi/con mồi, trong đó giữa họ Chrysopidae/họ Pseudococcidae
là 65 quần hợp, họ Chrysopidae/họ Diaspididae là 40 quần hợp, họ Chrysopidae/họ Coccidae 28 quần hợp, họ Chrysopidae/họ Margarodidae là 18 quần hợp, họ
Trang 15Chrysopidae/họ Eriococcidae là 3 quần hợp, họ Chrysopidae/họ Kerriidae là 3 quần
hợp và họ Chrysopidae/họ Ortheziidae là 1 quần hợp Tác giả cũng ghi nhận được43
loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae, trong đó có 14 loài mà mỗi loài có thể tiêu
diệt từ 3 loài rệp thuộc các họ Pseudococcidae, Diaspididae, Margarodidae,
Eriococcidae, Coccidae (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Số lượng loài là con mồi của một số loài chuồn chuồn cỏ
Loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ
Chrysopidae
Số loài rệp sáp là con mồi (loài)
Tỷ lệ loài rệp sáp là con mồi (%)
Chrysoperla carnea Stephens
Chrysopa sp
Chrysoperla plorabunda Fitch
Mallada desjardinsi Navás
Dichochrysa prasina Burmeister
Mallada anpingensis Esben – Petersen
Chrysopa pallens Rambur
Chrysoperla rufilabris Burmeister
Cunctochrysa albolineata Killington
Dichochrysa aegyptiaca Navás
Plesiochrysa ramburi Schneider
Ceraeochrysa cubana Hagen
Chrysopa nigricornis Burmeister
Semachrysa matsumurae Okamoto
2.1.2 Nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Thị Chắt và ctv (2001a), ghi nhận được 6 loài thiên địch của rệp
sáp giả trong đó có 4 loài bọ rùa Scymnus bipunctatus Kugel., Rodolia sp., Chilocorus
sp., Scymnus sp., Crymtolaemus sp., 1 loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp và 1 loài sâu
ăn rệp Eublemma amabilis Moore
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), trong điều kiện tự nhiên, thành phần thiên
địch của rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll rất phong phú Vào giai đoạn thành
Trang 16trùng, ấu trùng và nhộng nó có thể bị tấn công bởi các loài ong ký sinh như Anagyrus
ananatis, Anagyrus pseudococci hoặc bị tấn công bởi các loài thiên địch như Cryptolaemus montrouzieri, Diadiplosis koebelei, Diadiplosis pseudococci, Exochomus concavus, Hyperaspis silvestrii, Scymnus uncinatus
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), thiên địch của rệp sáp giả ngoài kiến vàng còn có ong ký sinh Coccophagus sp., Anagyrus sp., bọ rùa Scymnus sp., bọ rùa
Chilocorus sp.,
Theo Vũ Thị Nga và ctv (2006), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp1 có thể tấn công loài rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll., loài Chrysopa sp2 thường tấn công các loài rệp sáp giả trong họ Pseudococcidae như: Dysmicoccus brevipes Ckll., Ferrisia virgata Ckll., Maconellicoccus hirsutus Green
Theo Lâm Thị Xô (2004), bọ rùa cam Harmonia sp ăn rệp bông cúc, bọ rùa hai chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugel., sâu Eublemma amabilis Moore và chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp ăn rệp sáp giả
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ký chủ và phân bố của chuồn chuồn cỏ họ Chrysopidae
2.2.1 Khái quát chung về chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Theo Adams P.A (1959, 1982); Costa R.I.F (2006) và Nishida G.M (2007), sơ
đồ đến phân loài của loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider như sau:
Tổng bộ – Superorder: Neuropteroidea
Bộ – Order: Neuroptera
Họ – Family: Chrysopidae
Giống – Genus: Chrysopa
Giống phụ – Subgenus: Plesiochrysa
Tên la-tinh: Plesiochrysa ramburi Schneider (1851)
Tên la-tinh khác: Chrysopa ramburi Schneider, Chrysopa jaluitana Kempny, Chrysopa vicina Kempny, Chrysopa neutra Navás, Chrysopa deutera Navás, Chrysopa notosticta Navás, Chrysopa reaumuri Navás, Odontochrysa ramburi
Schneider
Trang 17Tên thông thường:
Tiếng nước ngoài: Green lacewings, Goldeneyed lacewings, Aphid lion, Common lacewings, Lion des pucerons,…
Tiếng Việt: Chuồn chuồn cỏ, bọ mắt vàng, bọ cánh lưới,…
2.2.2 Nghiên cứu ngoài nước
Theo Zhishan Wu và ctv (2004), đã ghi nhận ở Trung Quốc và Hàn Quốc có 6 loài chuồn chuồn cỏ ăn rầy mềm Aphis glycines Matsumura gây hại trên đậu nành là
Chrysopa japana, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa phyllochroma Wesmael, Chrysopa septempunctata Pleshanov, Chrysopa sinica Tjeder và Mallada basalis
Walker
Theo Steinmann H (1981), ở Công viên Quốc gia Hortobágy (Hungary) có 6 loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae là Chrysoperla carnea Stephens, Chrysopa
albolineata Killington, Chrysopa aspersa Wesmael, Chrysopa Septempunctata
Wesmael, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa perla Linnaeus
Theo Steinmann H (1987), ở Công viên Quốc gia Kiskunság (Hungary) có 13 loài chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae là Chrysotropica ciliata Wesmael,
Chrysopa perla Linnaeus, Chrysopa walkeri McLachlan, Chrysopa dorsalis
Burmeister, Chrysopa abbreviata Curtis, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa phyllochroma Wesmael, Chrysopa viridiana Schneider, Chrysopa Septempunctata
Wesmael, Anisochrysa flavifrons Brauer, Anisochrysa prasina Burmeister, Chrysoperla carnea Stephens, Cunctochrysa albolineata Killington
Theo Penny N.D (2002), loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schn ở
Costa Rica có thể ăn rầy mềm Aphis gossypii Glover, Aphis sambuci Linnaues và rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes
Theo CAB International (2005):
Loài chuồn chuồn cỏ Brinckochrysa nachoi phân bố ở Tây Ban Nha ăn được
2 loài rầy mềm gồm Aphis craccivora Koch và Aphis fabae Scopoli
Loài chuồn chuồn cỏ Brinckochrysa scelestes Banks phân bố tại Ấn Độ và Úc
ăn rầy mềm trong họ Aphididae như Aphis gossypii Glover, Eriosoma lanigerum
Hausmann, Myzus persicae Sulzer, rệp sáp giả Maconellicoccus hirsutus Green, một
Trang 18số loài sâu trong họ Noctuidae như Earias Vittella Fabricius, Helicoverpa armigera
Hübner, Phthorimaea operculella Zeller, Plutella xylostella Linnaues, họ Crambidae như Crocidolomia pavonana Fabricius
Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa abbreviata Curtis phân bố ở Bulgaria, Nga,
Italy, Trung Quốc, Uzbekistan ăn được 7 loài rầy mềm trong họ Aphididae là Aphis
pomi DeGeer, Diuraphis noxia Kurdjumov, Hyalopterus pruni Geoffroy, Macrosiphum rosae Linnaues, Myzus cerasi Fabricius, Schizaphis graminum Rondani, Sitobion avenae Fabricius, 1 loài bọ trĩ trong họ Aeolothripidae là Aeolothrips intermedius Bagnall, 1 loài trong họ Gelechiidae là Sitotroga cerealella Olivier
Loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Stephens phân bố rất rộng ở hầu
hết các châu lục, nhiều nhất là ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và một số nước ở Châu Phi, Châu Úc, Nam Mỹ như Ai Cập, Li Bi, Morocco, Chile và New Zealand Đây là loài ăn mồi rất phàm, nó ăn tất cả các loài rệp thuộc họ Aphididae, Aleyrodidae, Eriophyidae, Psyllidae, Tetranychidae, Coccidae, Pseudococcidae, các loài sâu và ngài thuộc họ Noctuidae, Gelechiidae, Pyralidae, Tortricidae, Arctiidae, Tortricidae, Scutelleridae và một số loài bọ cánh cứng thuộc họ Melampsoraceae, Chrysomelidae
Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa formosa Brauer phân bố ở Bulgaria, Pháp, Ý,
Hungary, Romania, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ ăn được 5 loài rệp là Aphis gossypii Glover, Diuraphis noxia Kurdjumov, Myzus persicae Sulzer, Schizaphis graminum
Rondani, Sitobion avenae Fabricius, 1 loài trong họ ong kén trắng Braconidae là Lysiphlebus fabarum Marshall, 1 loài trong họ bọ ăn lá Chrysomelidae là Chrysomela tremula Fabricius và 2 loài trong họ ngài là Helicoverpa armigera Hübner, Hyphantria cunea Drury
Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa oculata Say phân bố ở Canada và Mỹ ăn
được 5 loài rầy mềm thuộc họ Aphididae gồm Acyrthosiphon pisum Harris, Monellia
caryella Fitch, Monelliopsis pecanis Bissell, Rhopalosiphum maidis Fitch, Rhopalosiphum padi Linnaues và 1 loài rệp sáp giả thuộc họ Pseudococcidae Pseudococcus maritimus Ehrhorn
Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa pallens Rambur phân bố ở Châu Âu và một
số nơi ở Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Iraq, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan)
ăn hầu hết các loài rầy mềm trong họ Aphididae, loài Cnaphalocrocis medinalis
Trang 19Guinée, loài Helicoverpa armigera Hübner, Pectinophora gossypiella Saunders,
Hyphantria cunea Drury, Plutella xylostella Linnaues, Sitotroga cerealella Olivier, Trialeurodes vaporariorum Westwood
Loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa orestes Banks phân bố ở Ấn Độ ăn rầy mềm
trong họ Aphididae như: Aphis gossypii Glover, Aphis pomi DeGeer, Melanaphis sacchari Zehntner; rệp sáp trong các họ Pseudococcidae, Diaspididae, Tetranychidae,
Margarodidae như: Ferrisia virgata Ckll, Diaspidiotus perniciosus Comstock, Panonychus ulmi Kock, Tetranychus urticae Kock, Drosicha dalbergiae Green và 1
loài bọ trĩ họ Thripidae là Thrips tabaci Lindeman
Loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla harrisii Fitch phân bố hầu hết ở Châu Âu,
Hoa Kỳ, Mông Cổ ăn các loài rệp Myzus persicae Sulzer, Acyrthosiphon pisum Harris,
Aphis sambuci Linnaues, Brevicoryne brassicae Linnaues, Macrosiphum euphorbiae
Thomas, Macrosiphum rosae Linnaues, Microlophium carnosum Buckton, và một số
loài khác như: Byturus tomentosus DeGeer, Hyphantria cunea Drury, Mamestra brassicae Linnaues, Trialeurodes vaporariorum Westwood
Loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburiSchneider phân bố ở Indonesia, Malaysia, New Guinea, Mỹ và Úc ăn một số loài rệp sáp giả trong họ Pseudococcidae như Pseudococcus calceolariae Maskell, Rastrococcus spinosus Robinson
Loài chuồn chuồn cỏ Oligochrysa lutea Walker phân bố ở Úc ăn rệp sáp giả Planococcus citri Risso
Loài chuồn chuồn cỏ Mallada basalis Walker phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan và Brazil có thể tiêu diệt một số loài rệp và rầy mềm như: Aphis glycines Masumura, Corcyra cephanolica Stainton, Icerya aegyptiaca Douglas, Planococcus citri Risso, Tetranychus kanzawai Kishida
2.2.3 Nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Thị Chắt (2001b), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp phân bố ở
khu vực Tp Hồ Chí Minh, Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ăn rệp sáp giả, rệp vảy mềm, rệp bông cúc, thuộc họ Pseudococcidae, Coccidae và Margarodidae
Theo Vũ Thị Nga (2006), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp1 phân bố ở Bình Chánh – Tp Hồ Chí Minh, có thể tiêu diệt rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll
Trang 202.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của một số loài chuồn chuồn
cỏ thuộc họ Chrysopidae
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước
2.3.1.1 Loài Chrysoperla carnea Stephens
Theo CAB Iternational (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Steph
còn có các tên la-tinh khác như: Chrysopa carnea Steph., Anisochrysa carnea, Chrysopa nipponensis, Chrysoperla nipponensis, Chrysoperla vulgaris Schn, Chrysopa vulgaris Schn
Theo Tong-Xian Liu và Tian-Ye Chen (2001), ghi nhận có sự ảnh hưởng của 3 loài rầy mềm Aphis gossypii Glover, Myzus persicae Sulzer và Lipaphis erysimi
Kaltenbach khi dùng để nuôi ấu trùng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea trong điều kiện phòng thí nghiệm Khi ấu trùng Chrysoperla carnea được nuôi bằng Aphis
gossypii, Myzus persicae và Lipaphis erysimi thì tỷ lệ ấu trùng phát triển đến giai đoạn
thành trùng lần lượt là 94,4 3,3 %, 87,6 5,1 % và 14,9 3,4 % Thời gian phát triển từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn thành trùng khi nuôi ấu trùng Chrysoperla
carnea bằng Aphis gossypii, Myzus persicae và Lipaphis erysimi là 19,8 0,4 ngày,
22,8 0,2 ngày và 25,5 0,4 ngày Số lượng con mồi bị tiêu diệt ở giai đoạn ấu trùng
Chrysoperla carnea khi nuôi bằng Aphis gossypii là 292,4 con, Myzus persicae là
272,6 con và Lipaphis erysimi là 146,4 con
Theo Holliday N.J và ctv (2005), ấu trùng loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla
carnea Stephens khi được nuôi bằng nhộng của ong ăn lá cỏ linh lăng Megachile
rotundata ở 250C có thời gian hoàn thành giai đoạn trứng là 4 ngày, giai đoạn ấu trùng
là 10,9 0,1 ngày, giai đoạn nhộng là 9,8 0,1 ngày Tỷ lệ hoàn thành giai đoạn trứng
là 98 %, giai đoạn ấu trùng là 100 %, giai đoạn nhộng là 92 %
Theo El-Heneidy A.H và ctv (2004), ở điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 27
10C, ẩm độ 70 2 %) ấu trùng loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Stephens khi được nuôi bằng ấu trùng của Cocus hisperidum thì thời gian hoàn thành giai đoạn
ấu trùng trung bình là 14,5 ngày, khi nuôi bằng thành trùng Cocus hisperidum thời gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng trung bình là 13,07 ngày Mỗi ấu trùng chuồn chuồn cỏ có thể tiêu diệt trung bình 462,62 ấu trùng hoặc 26,42 thành trùng Coccus
hesperidum trong giai đoạn ấu trùng Tuổi thọ của thành trùng chuồn chuồn cỏ cái
Trang 21trung bình là 36,14 ngày và 35,18 ngày, của cá thể đực là 18,37 ngày và 17,81 ngày khi ở giai đoạn ấu trùng được nuôi bằng ấu trùng và thành trùng Coccus hesperidum
Số lượng trứng đẻ/1 con cái trung bình là 363,95 trứng khi ấu trùng chuồn chuồn cỏ được nuôi bằng ấu trùng Coccus hesperidum và 409,68 trứng khi ấu trùng chuồn chuồn cỏ được nuôi bằng thành trùng Coccus hesperidum Giai đoạn ấu trùng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea kéo dài trung bình là 17,09 ngày và 14,33 ngày khi được nuôi bằng ấu trùng và thành trùng rệp vảy mềm Chloropulvinaria psidii Mashkell, khả năng tiêu diệt rệp vảy mềm Chloropulvinaria psidii của ấu trùng chuồn chuồn cỏ trung bình là 615,10 ấu trùng và 420,05 thành trùng
Theo Obrycki J.J và ctv (1989), khi nuôi chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Stephens ở 270C bằng trứng sâu đục thân ngô Ostrinia nubilalis Hübner, trứng sâu xám và ấu trùng mới nở của sâu xám Agrotis ypsilon Rotlenberg thì thời gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng lần lượt là 20,5; 21,6 và 24,9 ngày, khả năng tiêu điệt con mồi
là 377 trứng sâu đục thân bắp, 641 trứng sâu xám và 2.056 ấu trùng mới nở của sâu xám
2.3.1.2 Loài Chrysopa oculata Say
Theo Holliday N.J và ctv (2005), đã ghi nhận ấu trùng loài chuồn chuồn cỏ
Chrysopa oculata khi được nuôi bằng nhộng của ong ăn lá cỏ linh lăng Megachile rotundata ở 250C có thời gian hoàn thành giai đoạn trứng là 5,4 ngày, giai đoạn ấu trùng là 13,2 0,1 ngày, giai đoạn nhộng là 16,5 0,2 ngày Tỷ lệ trứng nở là 97 %, tỷ
lệ ấu trùng làm nhộng là 88 % và tỷ lệ nhộng vũ hóa là 77 %
2.3.1.3 Loài Chrysopa nigricornis Burmeister
Theo Volkovich T.A (2000), đã ghi nhận loài Chrysopa nigricornis ở 200C trong điều kiện ngày dài thì thời gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng kéo dài hơn là trong điều kiện ngày ngắn Khoảng thời gian chênh lệch của giai đoạn ấu trùng giữa hai diều kiện trên là từ 28 – 32 %
2.3.1.4 Loài Chrysopa ingens sp
Theo Steinmann H (1964), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa ingens sp cơ thể có màu nâu sẫm, khi nhìn từ trên thì đầu thon dài có dạng hình tam giác, đỉnh đầu dẹt, cong đều Mắt nhỏ, nếu cắt ngang đỉnh đầu thì khoảng cách giữa hai mắt rộng hơn bề rộng của hai mắt kép cộng lại Nhìn từ trên, đối ngực trước rộng và ngắn có màu xanh
Trang 22lá hơi vàng, đốt ngực giữa và đốt ngực sau màu hơi vàng xanh và có những đốm màu
vàng xanh trộn lẫn Chân màu vàng xanh lục nhạt Chiều dài thân trung bình là 13 mm,
sải cánh trung bình là 36 mm
2.3.1.5 Loài Chrysoperla zelenyi sp
Theo Steinmann H (1964), loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla zelenyi sp có
đỉnh đầu hẹp, nhỏ và bằng phẳng, đầu màu gần như trắng hoặc hơi vàng xanh sáng
Gần hai bên miệng có 2 đốm đen, râu đầu màu vàng nhạt Khi nhìn từ trên, đốt ngực
trước hẹp có màu xanh lá cây và sọc nhỏ màu vàng nhạt chạy dài theo chiều dọc, phía
trước của đốt ngực trước rộng hơn phía sau Đốt ngực giữa và đốt ngực sau rộng, mặt
lưng màu xanh nhạt và có sọc vàng nhạt ở giữa chạy dài đến phần bụng Phần bụng có
màu xanh lá cây, mặt lưng có sọc vàng nhạt chạy dài theo chiều dọc ở giữa Cánh màu
trắng trong hơi đục, mạch cánh xanh nhạt Đặc điểm hình thái của cá thể đực và cái
được trình bày ở Bảng 2.2
Bảng 2.2: Hình thái thành trùng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla zelenyi sp
(Nguồn: Steinmann H., 1964)
2.3.1.6 Loài Chrysopa vittata Wesmael
Theo Steinmann H (1964), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa vittata Wesmael có
đỉnh đầu nhô thấp sau râu đầu, râu đầu dài gấp 2 lần chiều dài thân Đầu, ngực và bụng
có màu vàng nhạt, dài thân biến thiên khoảng 14 – 16 mm Cánh dài nhưng hẹp, sải
cánh biến thiên trong khoảng 32 – 48 mm, mạch cánh màu trắng, tuy nhiên một số
mạch cánh gần thân có màu vàng nâu nhạt
Trang 232.3.1.7 Loài Chrysopa pallens Rambur
Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa pallens Rambur
còn có tên la-tinh khác như: Chrysopa septempunctata Wesmael, Chrysopa cognata,
2.3.1.8 Loài Mallada basalis Walker (Chrysopa basalis)
Theo Chia-Pao Chang (2000), trong điều kiện phòng thí nghiệm thì loài chuồn chuồn cỏ Mallada basalis Walker có thể hoàn thành 10 thế hệ trong 1 năm, vòng đời của loài chuồn chuồn cỏ này có thể bị thay đổi bởi nhiệt độ Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm là 280C, thời gian hoàn thành các giai đoạn trứng, ấu trùng, kén trung bình là 4,4 ngày, 11,8 ngày và 11,9 ngày Tuổi thọ trung bình của thành trùng cái là 70,8 ngày, của thành trùng đực là 76,9 ngày và thời gian để hoàn thành vòng đời trung bình là 28,1 ngày Khi nuôi trong phòng thí nghiệm ở 15 và 300C thì thời gian trung bình hoàn thành giai đoạn trứng là 8,1 và 3,1 ngày, giai đoạn ấu trùng là 24,6 và 8,7 ngày, giai đoạn kén là 24,6 và 8,6 ngày, thời gian hoàn thành vòng đời sẽ ngắn đi khi nhiệt độ tăng và ngắn nhất khi nhiệt độ ở 300C Tổng nhiệt hữu hiệu cần cho sự phát triển của trứng là 69,60C/ngày, của ấu trùng là 206,90C/ngày, của kén là 193,80C/ngày và tổng nhiệt hữu hiệu cần cho sự phát triển của một thế hệ là 462,30C/ngày Khoảng nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển, ngưỡng gây chết trên và ngưỡng gây chết dưới của ấu trùng lần lượt là từ 17 – 430C, 460C và 80C, của thành trùng cái là từ 14 – 420C, 500C
và 60C, của thành trùng đực là từ 16 – 420C, 490C và 90C
2.3.1.9 Loài Plesiochrysa ramburi Schneider
Theo Kantha D và ctv (2005), sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở 240C cho thấy: Khả năng đẻ trứng của con cái trung bình là 14,55 7,13 trứng, giai đoạn trứng kéo dài
Trang 24trung bình 2,35 0,49 ngày Giai đoạn ấu trùng kéo dài trung bình 9,96 ngày, khoảng thời gian giữa lần lột xác thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 3,15 0,37; 3,25 0,44 và 3,55 0,51 ngày Giai đoạn nhộng kéo dài trung bình 7,15 1,09 ngày, tuổi thọ của thành trùng cái là 16,85 5,82 ngày và của con đực là 13,55 6,52 ngày Khi nuôi ấu trùng chuồn chuồn cỏ bằng Maconellicoccus hirsutus Green thì một ấu trùng chuồn
chuồn cỏ có thể tiêu diệt trung bình ở lần lột xác thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 19,55
1,19; 38,05 2,04 và 20,10 1,68 con ấu trùng M hirsutus
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
2.3.2.1 Loài Chrysopa sp1
Theo Vũ Thị Nga (2006), trưởng thành đực dài thân 8 – 10 mm, sải cánh 25 –
27 mm, trưởng thành cái dài thân 10 – 12 mm, sải cánh 27 – 30 mm Một con cái trưởng thành có thể đẻ 33 – 110 trứng, giai đoạn tiền đẻ trứng của trưởng thành trung bình là 2,9 ngày, giai đọan trứng 3 ngày, giai đoạn ấu trùng 8,5 ngày, giai đoạn nhộng 8,7 ngày và vòng đời trung bình là 23,1 ngày Một ấu trùng Chrysopa sp1 có thể ăn được 27 con Dysmicoccus previpes Ckll trưởng thành
Ấu trùng Chrysopa sp1 mới nở rất linh hoạt, chúng tấn công rệp sáp giả bằng cách dùng cặp hàm gom sáp của con mồi lại rồi ngửa cổ đặt sáp đã gom lại lên lưng để ngụy trang, sáp của rệp sáp giả được giữ lại trên lưng Chrysopa sp1 nhờ nhiều sợi
lông dài, sau đó chúng dùng cặp hàm ghim thủng và giữ chặt con mồi rồi bắt đầu hút dịch của cơ thể con mồi, chúng chỉ hút dịch của cơ thể rệp sáp giả và bỏ xác lại
2.3.2.2 Loài Chrysopa sp2
Theo Vũ Thị Nga (2006), trưởng thành Chrysopa sp2 có chiều dài cơ thể khoảng 6 – 7 mm, sải cánh 22 – 23 mm Ấu trùng Chrysopa sp2 tuổi 4 có thể ăn được trung bình 8,6 con Dysmicoccus previpes Ckll trưởng thành
Ấu trùng có đặc điểm săn mồi tích cực, chúng bò rất nhanh và khi gặp rệp sáp giả thì tấn công liền Trên đường đi tìm con mồi, chúng có thể gom những mẫu rác nhỏ đặt lên lưng để ngụy trang nhưng phần ngụy trang này không che kín hết cơ thể nên vẫn có thể thấy nhiều phần của cơ thể bị lộ ra Khi gặp con mồi chúng tấn công ngay bằng cách dùng cặp hàm ghim thủng và giữ chặt con mồi rồi bắt đầu hút dịch của cơ
thể con mồi, sau khi ăn thường bỏ phần dư của con mồi lên lưng để ngụy trang thêm
Trang 252.4 Một số loài chuồn chuồn cỏ đã được sử dụng trong đấu tranh sinh học
2.4.1 Loài Chrysoperla harrisii Fitch
Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla harrisii Fitch được sử dụng tại Pháp và Bulgaria để phòng trừ rầy mềm Macrosiphum euphorbiae
Thomas, Myzus persicae Sulzer, tại Poland để phòng trừ sâu ăn lá Mamestra brassicae Linnaeus và rầy mềm Myzus persicae Sulzer
2.4.2 Loài Chrysopa pallens Rambur
Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa pallens Rambur được sử dụng để phòng trừ rầy mềm Aphis gossypii Glover, sâu xanh ăn lá trên cây bông Helicoverpa armigera Hübner tại Tỉnh Shandong và loài ngài Hyphantria cunea Drury tại Tỉnh Liaoning của Trung Quốc, rầy mềm Aphis pomi DeGerr, Dysaphis plantaginea Passerini, Eriosoma lanigerum Hausmann tại Thổ Nhĩ Kỳ, rầy mềm Myzus persicae Sulzer tại Bulgaria
2.4.3 Loài Chrysopa oculata Say
Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa oculata Say
được sử dụng để phòng trừ rầy mềm Monellia caryella Fitch và Monelliopsis pecanis Bissell gây hại trên cây hồ đào pê-can tại bang Alabama của Mỹ
2.4.4 Loài Plesiochrysa ramburi Schneider
Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi đã được sử dụng để phòng trừ rệp sáp giả Pseudococcus calceolariae Maskell trên cam quýt tại Mỹ
Theo Wise K.A.J (1995), loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi được nhập
từ Australia để phòng trừ rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll tại New Zealand
2.4.5 Loài Mallada boninensis Okamoto
Theo Chen và ctv (1989), ghi nhận, tại miền Nam Trung Quốc trong điều kiện
tự nhiên loài chuồn chuồn cỏ Mallada boninensis có thể khống chế được sâu vẽ bùa
Phyllonitis citrella, chỉ khi nào mật số chuồn chuồn cỏ trong tự nhiên bị giảm do việc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc do điều kiện thời tiết bất lợi thì mới cần phải phóng thích thêm chuồn chuồn cỏ đã được nuôi trong phòng thí nghiệm
Trang 262.4.6 Loài Chrysoperla rufilabris Burmeister
Theo CAB International (2005) loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla rufilabris
Burmeister đã được dùng phòng trừ rệp và rầy mềm Bemisia tabaci Gennadius, Monellia caryella Fitch, Monelliopsis pecanis Bissell tại bang Texas và Alabama của
Mỹ
2.4.7 Loài Brinckochrysa scelestes Banks
Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Brinckochrysa scelestes
Banks đã được sử dụng để phòng trừ rầy mềm Eriosoma lanigerum Hausmann, ve ăn
lá mía Pyrilla perpusilla Walker tại bang Himachal Pradesh của Ấn Độ, sâu ăn lá cây bông Spodoptera littoralis Boisduval ở Karnataka (Nhật Bản)
2.4.8 Loài Chrysopa formosa Brauer
Theo CAB International (2005), loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa formosa Brauer được sử dụng để phòng trừ rầy mềm Aphis gossypii Glover, sâu xanh ăn lá trên cây bông Helicoverpa armigera Hübner tại Tỉnh Shandong và ngài Hyphantria cunea
Drury tại Tỉnh Liaoning của Trung Quốc, rầy mềm Myzus persicae Sulzer tại Bulgaria, rầy mềm gây hại trên lúa mì Diuraphis noxia Kurdjumov, Schizaphis graminum Rondani, Sitobion avenae Fabricius tại Nga
2.4.9 Loài Mallada signatus Schneider
Theo Leeper J.R và Beardsley J.W (1976), loài chuồn chuồn cỏ Mallada signatus Schn đã được nhập từ Australia để phòng trừ rệp Psylla uncatoides Ferris &
Klyver ở Hawaii (Mỹ)
2.5 Ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển của thành trùng chuồn chuồn cỏ
Carvalho C.F và ctv (2002), đã ghi nhận thời gian tiền đẻ trứng, số lượng trứng
đẻ trung bình trong một ngày và khả năng đẻ trứng của con cái phụ thuộc rất nhiều vào thể tích lồng nuôi Khi thay đổi mật độ nuôi lần lượt là 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 cặp chuồn chuồn cỏ Chrysoperla mediterranea trong những lồng lưới có thể tích là 450
cm3, ở cùng điều kiện nhiệt độ là 20 10C và ẩm độ là 70 – 80 % Thời gian tiền đẻ trứng của chuồn chuồn cỏ Chrysoperla mediterranea ở mật độ 1 cặp/450 cm3 là ngắn nhất (5,8 0,3 ngày) Ở những mật độ khác thời gian tiền đẻ trứng biến động từ 7 – 8 ngày Số lượng trứng đẻ/1 con cái ở mật độ nuôi 1 cặp/450 cm3 là cao nhất với 6,2
Trang 27trứng/con cái/ngày; 520,0 trứng/con cái và ở mật độ nuôi 7cặp/450 cm3 là thấp nhất với 3,2 trứng/con cái/ngày; 270,9 trứng/con cái Tuổi thọ cá thể đực và cá thể cái cao nhất ở mật độ nuôi 1 cặp/450 cm3 là 138,3 ngày và 117,8 ngày
Theo Chia-Pao Chang và Feng-Kuo Hsieh (2005), tuổi thọ thành trùng chuồn chuồn cỏ Mallada basalis khi nuôi bằng phấn hoa cây keo, phấn hoa cây trà, phấn hoa cây cải dầu, nước phấn hoa loa kèn và nấm men bia của cá thể đực tương ứng là 65,8 19,8; 49,7 13,1; 65,8 17,7; 37,1 11,3 và 56,1 19,4 ngày, của cá thể cái tương ứng là 48,8 17,7; 41,3 19,3; 58,4 17,8; 20,3 8,5 và 74,1 24,7 ngày Số lượng trứng đẻ trung bình/1 cá thể cái lần lượt tương ứng là 262,1 127,0; 118,8 62,9; 126,0 126,7; 13,1 19,4 và 571,0 119,7 trứng
Theo Chia-Pao Chang và Feng-Kuo Hsieh (2005), khả năng sống của thành trùng chuồn chuồn cỏ Mallada basalis khi cho ăn bằng các hỗn hợp thức ăn nấm men – mật ong – nước, nấm men – mật ong, nước và không cho ăn thì thời gian sống của thành trùng cá thể đực tương ứng là 73,2 20,6; 3,3 1,0; 2,4 0,5 và 1,7 0,5 ngày,
cá thể cái tương ứng là 60,7 20,6; 2,9 1,0; 2,1 0,6 và 1,7 0,5 ngày
Theo Ulhaq M.M và ctv (2006), đã ghi nhận khi nuôi thành trùng chuồn chuồn
cỏ Chrysoperla canea trong điều kiện phòng thí nghiệm, bằng cách pha trộn các hỗn hợp thức ăn (Bảng 2.3)
Trang 282.6 Phương pháp nhân nuôi, mật độ phóng thích và giá trị kinh tế của một số loài chuồn chuồn cỏ
2.6.1 Phương pháp nhân nuôi chuồn chuồn cỏ
Cunningham N và Sreenivasam D (2002), đã áp dụng phương pháp nhân nuôi cho 2 loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla externa Hagen và Chrysoperla rufilabris
Burmeister Phương pháp này được dùng cho mục đích nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và được tiến hành qua 2 bước như sau:
Bước 1: Sản xuất trứng và ấu trùng chuồn chuồn cỏ
- Dùng vợt lưới để thu thập thành trùng chuồn chuồn cỏ trên những đồng cỏ, ruộng ngô, hoặc mua ấu trùng chuồn chuồn cỏ từ các công ty cung cấp và nuôi ấu trùng phát triển đến thành trùng
- Nuôi thành trùng chuồn chuồn cỏ ở 70 – 750F (20 – 240C) trong hộp giấy sáp hình trụ có kích thước 10 × 16 cm (đường kính × chiều cao), dùng vải lưới đậy phía trên của hộp, đặt bọt biển hoặc cuộn bông gòn có đường kính 2,4 cm đã được thấm nước lên trên vải lưới của hộp nuôi để giữ ẩm Kiểm tra số lượng trứng đẻ hàng ngày, khi thấy số lượng trứng nhiều thì chuyển thành trùng sang hộp mới
- Sau 8 – 9 ngày, trứng chuồn chuồn cỏ sẽ nở ở nhiệt độ phòng (20 – 220C) Dùng cọ nhỏ, mềm bắt ấu trùng và đặt vào đĩa nhựa có nắp đậy cùng với cuộn bông gòn đã được thấm nước vừa đủ ẩm Đặt đĩa nhựa vào máy giữ lạnh cho đến khi sẵn sàng phóng thích ấu trùng (trong khoảng 72 giờ sau khi trứng nở)
Bước 2: Nuôi ấu trùng phát triển thành kén của chuồn chuồn cỏ
- Tách những ấu trùng dùng để sản xuất thành trùng vào những hộp nhựa hoặc đĩa petri có đường kính 3 inches (7,62 cm) riêng biệt
- Ấu trùng chuồn chuồn cỏ ăn mồi rất nhiều, do đó cần cung cấp con mồi nhiều hơn sức ăn của nó Mỗi cá thể ấu trùng có thể ăn từ 20 – 40 con rầy mềm hoặc rệp sáp trong 1 tuần Các cuộn bông gòn có thể giữ ẩm không lâu vì vậy cần thay mới 2 lần mỗi tuần để duy trì ẩm độ thích hợp cho ấu trùng phát triển
- Giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài đến 20 ngày trước khi chúng đẫy sức và chuyển qua giai đoạn kén Gia đoạn kén kéo dài khoảng 9 – 14 ngày ở nhiệt độ phòng (20 – 220C), nhiệt độ thấp hơn thì thời gian hoàn thành giai đoạn kén lâu hơn và ngược lại
Trang 29- Khi thành trùng chuồn chuồn cỏ đã vũ hóa, chúng cần một thời gian ngắn (khoảng 2 – 4 ngày) để phát triển trước khi giao phối và đẻ trứng Đặc trưng của thành trùng là sẽ không đẻ trứng trước 2 – 4 ngày sau khi vũ hóa
2.6.2 Mật độ phóng thích và giá trị kinh tế của chuồn chuồn cỏ
Thả 10 trứng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Rambur trên 1 cây hoặc
1.000 trứng cho khu đất rộng 20 m2 sẽ hạn chế được sự phát triển của rầy mềm một cách nhanh chóng Để đạt được kết quả tốt nhất, nên phóng thích chuồn chuồn cỏ trong 3 đợt cách nhau 7 – 10 ngày Để phòng ngừa những loài rệp gây hại thì phóng thích chuồn chuồn cỏ với mật độ 1.000 trứng cho khu đất rộng 80 m2
(http://www.planetnatural.com/site/soldier-bug-attractor.html)
Tùy theo kích cỡ, loại cây trồng, số lượng, loài sâu hại, các loài ăn mồi, ký sinh phổ biến khác và nhiệt độ môi trường mà quyết định số lượng ấu trùng chuồn chuồn cỏ
Chrysoperla canea Rambur phóng thích ra tự nhiên Để tiêu diệt loài gây hại với mức
độ chậm thì phóng thích chuồn chuồn cỏ với mật độ 1 trứng hoặc ấu trùng/mỗi 50 con mồi, với mức độ nhanh hơn thì phóng thích với mật độ 1 trứng hoặc ấu trùng/mỗi 10 con mồi, với cây trồng trong nhà lưới thì phóng thích với mật độ 5 – 20 trứng hoặc ấu trùng/1 m2, đối với vườn cây ăn quả thì phóng thích với mật độ 2.000 – 3.000 trứng hoặc ấu trùng/500 m2 từ 2 đến 4 lần mỗi 7 – 14 ngày Tại một số nước đã thương mại hóa các sản phẩm chuồn chuồn cỏ như: trứng, ấu trùng, thành trùng Trứng chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea Rambur được đóng gói 1.000 trứng/1gói có giá bán là 4,30 USD (Hình 2.1), ấu trùng chuồn chuồn cỏ được đóng gói 1.000 con/1 hộp có giá bán 13,95 USD (Hình 2.2), 100 thành trùng chuồn chuồn cỏ có giá bán 48,95 USD (http://gardeningzone.com/catalog/product_info.php?products_id=111)
Hình 2.1: Trứng chuồn chuồn cỏ
được đóng gói
Hình 2.2: Ấu trùng chuồn chuồn cỏ
được đóng gói
Trang 30Nhiệt độ
Ẩm độ
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Đề tài đã được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007
Địa điểm: Đề tài đã được thực hiện tại Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng thuộc Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh và một số vùng phụ cận Tp Hồ Chí Minh
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết
Tp Hồ Chí Minh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, mỗi năm có hai mùa mưa nắng
rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 hàng năm, mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 trong năm và kết thúc vào tháng 3 năm sau Đề tài đã được thực hiện
từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007 tức là tiến hành vào đầu mùa mưa của năm
Hình 3.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình tại khu vực Tp Hồ Chí Minh
từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007
Trang 31Theo số liệu của Trạm quan trắc Tân Phú Trung – Tp Hồ Chí Minh vào tháng
4, 5, 6 và 7 năm 2007 nhiệt độ trung bình cao nhất trong 4 tháng là 30,050C nhằm vào tháng 4 và nhiệt độ trung bình thấp nhất là 28,010C nhằm vào tháng 5 Ẩm độ trung bình cao nhất là 77,10 % nhằm vào tháng 6 còn ẩm độ trung bình thấp nhất là 70,33 % rơi vào tháng 4 (Hình 3.1) Tổng lượng mưa cao nhất là 400,4 mm ở tháng 7 và lượng mưa thấp nhất là 53,7 mm ở tháng 4 (Hình 3.2)
Hình 3.2: Lượng mưa trung bình tại khu vực Tp Hồ Chí Minh
từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Rệp sáp giả Dysmicocus neobrevipes Beard được thu thập tại Nông trường Lê Minh Xuân – Tp Hồ Chí Minh và Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai
Chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider được thu thập tại Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai và Quận Thủ Đức, Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh
Bí đỏ, dứa dại, làm thức ăn cho rệp sáp giả Dysmicoccus neobrevipes Beard.
Rệp sáp giả Dysmicoccus neobrevipes Beard được sử dụng để nuôi ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Mật ong, nước đường được sử dụng để nuôi thành trùng chuồn chuồn cỏ
Vật liệu dùng thu thập mẫu: Kéo cắt cành, kéo, dao lam, túi nilon, hũ nhựa, hũ thủy tinh, lồng lưới, cọ nhỏ, kẹp gắp mẫu, băng keo, dây thun,…
Trang 32Vật liệu quan sát mẫu: Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi, kính hiển vi, kính hiển vi có chia độ, máy ảnh kỹ thuật số, đĩa petry, lame, lamella, kim giải phẩu,…
Vật liệu nuôi giữ mẫu: Hũ nhựa trong hình trụ, hộp nhựa trong hình chữ nhật có nắp, hũ nhựa nhỏ, hũ thủy tinh nhỏ, ống đong 10 ml, lồng lưới, giấy paraphin, xốp giữ
ẩm, bông gòn,…
Vật liệu lưu giữ mẫu: Alcohol 750, Alcohol 500, Formol,…
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Cơ sở định danh loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Mẫu chuồn chuồn cỏ sau khi thu thập ngoài tự nhiên, được đem về Phòng Nhân nuôi côn trùng – Bộ môn Bảo vệ thực vật – Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh và gởi mẫu sang Viện Hàn Lâm Khoa Học California (California Academy of Sciences Add: 875 Howard Street, San Francisco, CA 94103, USA.), để định danh dưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Thị Chắt và sự cộng tác của TS Norman D Penny
3.4.2 Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của chuồn chuồn cỏ
Plesiochrysa ramburi Schneider
3.4.2.1 Khảo sát một số đặc điểm hình thái của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa
ramburi Schneider
Phương pháp thực hiện
Đặc điểm hình thái đã được tiến hành quan sát theo phương pháp của Steinmann H (1964), nội dung cụ thể của phương pháp trên được tiến hành như sau:
- Khảo sát kích thước của thành trùng, trứng, ấu trùng, kén
- Mô tả màu sắc của thành trùng, trứng lúc mới đẻ và sắp nở, ấu trùng ở các
độ tuổi, kén lúc mới hình thành và khi sắp vũ hóa
- Số mẫu quan sát qua 2 đợt, mỗi đợt quan sát 15 trứng, 15 ấu trùng, 15 thành trùng đực, 15 thành trùng cái và 15 kén
Chỉ tiêu theo dõi
Kích thước ở các giai đoạn phát triển (thành trùng, trứng, ấu trùng, kén)
Màu sắc ở các giai đoạn phát triển
Trang 333.4.2.2 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa
ramburi Schneider
Phương pháp thực hiện
Đặc điểm sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider được tiến hành theo phương pháp của Borror D.J., De Long D.M và Triplehorn C.A (1981) Thí nghiệm được chia làm 2 đợt, mỗi đợt tiến hành bằng cách chọn ngẫu nhiên
30 trứng chuồn chuồn cỏ vừa mới đẻ và đặt vào một hũ nhựa nhỏ để theo dõi Sau khi trứng nở thành ấu trùng, đưa mỗi ấu trùng vào một hũ, các hũ đã được thả 10 – 30 con rệp sáp giả cùng với lá cây dứa dại để tạo môi trường tự nhiên, theo dõi hằng ngày cho đến khi ấu trùng nhả tơ kết kén và hóa nhộng trong kén Đặt kén được hình thành cùng ngày vào 1 hộp nhựa trong có nắp đậy đã được đục lỗ và dán lưới để thông hơi Kích thước hũ nuôi có đường kính là 11 cm, cao 9 cm Theo dõi tiếp tục cho đến khi thành trùng vũ hóa, thu thành trùng vũ hóa cùng ngày và nuôi bằng mật ong pha loãng 10 % Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu theo dõi
Thời gian phát triển của các giai đoạn (trứng, ấu trùng, kén, tiền đẻ trứng) và vòng đời
Tỷ lệ hoàn thành của các giai đoạn (trứng, ấu trùng, kén, tiền đẻ trứng) và tỷ lệ hoàn thành vòng đời
Trang 343.4.3 Khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa
ramburi Schneider
3.4.3.1 Khảo sát khả năng ăn mồi trong giai đoạn ấu trùng của chuồn chuồn cỏ
Plesiochrysa ramburi Schneider
Mục đích
Khảo sát khả năng tiêu diệt con mồi (rệp sáp giả) của mỗi cá thể ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider ở các độ tuổi khác nhau và trong suốt giai đoạn ấu trùng
Phương pháp thực hiện
Khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ được thực hiện trong 2 đợt nuôi, mỗi đợt nuôi 20 cá thể ấu trùng Plesiochrysa ramburi Schneider Mỗi cá thể
ấu trùng chuồn chuồn cỏ được nuôi trong một hũ nhựa nhỏ Mỗi hũ nhựa đã được thả
30 con rệp sáp giả cùng với lá cây dứa dại để tạo môi trường tự nhiên
Sau mỗi lần quan sát, bổ sung rệp sáp giả vào các hũ nhựa để duy trì số lượng rệp sáp giả trong mỗi hũ là không đổi
Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu theo dõi
Số lượng rệp sáp giả thay đổi trên mỗi nghiệm thức
Độ tuổi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Thời gian phát triển từng tuổi và thời gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng
3.4.3.2 Khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa
ramburi Schneider theo phản ứng chức năng
Mục đích
Tìm hiểu khả năng tiêu diệt con mồi (rệp sáp giả) của một cá thể ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider ở các độ tuổi khác nhau khi số lượng con
Trang 35mồi thay đổi Từ đó xác định tỷ lệ tiêu diệt con mồi (rệp sáp giả) hiệu quả về mặt chức năng
Phương pháp thực hiện
Khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ theo phản ứng chức năng được thực hiện với 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm được thực hiện tương ứng với ấu trùng chuồn chuồn cỏ tuổi 2 – 3 – 4 Trong một thí nghiệm, mỗi công thức là một cá thể ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Số lượng con mồi (rệp sáp giả) lần lượt là: 25 – 50 – 75 – 100 con được thả vào các hũ nhựa trong cùng với lá cây dứa dại để tạo môi trường tự nhiên
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại
Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu theo dõi
Số lượng rệp sáp giả thay đổi trên mỗi nghiệm thức
Tính khả năng tiêu diệt rệp sáp giả của ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
3.4.3.3 Khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa
ramburi Schneider theo phản ứng số lượng
Mục đích
Tìm hiểu về khả năng tiêu diệt con mồi (rệp sáp giả) của ấu trùng chuồn chuồn
cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider ở tuổi 2 – 3 – 4 khi tăng dần số lượng cá thể ấu trùng chuồn chuồn cỏ lần lượt từ 1 – 2 – 3 – 4 cá thể mà số lượng con mồi không thay đổi, từ đó tìm ra được tỷ lệ tiêu diệt con mồi (rệp sáp giả) hiệu quả của ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Trang 36 Phương pháp thực hiện
Khả năng ăn mồi của ấu trùng chuồn chuồn cỏ theo phản ứng số lượng đã được thực hiện với 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm được thực hiện tương ứng với ấu trùng chuồn chuồn cỏ tuổi 2 – 3 – 4 Trong một thí nghiệm, mỗi công thức tương ứng với 1 – 2 – 3 – 4 cá thể ấu trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Số lượng con mồi (rệp sáp giả) là 100 con được thả vào các hũ nhựa trong cùng với lá cây dứa dại để tạo môi trường tự nhiên
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại
Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu theo dõi
Số lượng rệp sáp giả thay đổi trên mỗi nghiệm thức
Tính khả năng tiêu diệt rệp sáp giả dứa của ấu trùng chuồn chuồn cỏ
3.4.4 Khảo sát ảnh hưởng yếu tố thức ăn đến sự phát triển của thành trùng chuồn
chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Mục đích
Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến sự phát triển, khả năng sinh sản và tuổi thọ của thành trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider trong điều kiện phòng thí nghiệm Xem xét, đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thức ăn nào tốt nhất tới khả năng sinh trưởng, sinh sản và tuổi thọ của thành trùng chuồn chuồn cỏ Từ kết quả ghi nhận được, ta có thể đưa ra phương pháp tối ưu cho việc nhân nuôi tăng sinh khối
Trang 37 Phương pháp thực hiện
Thí nghiệm được thực hiện với 5 yếu tố thức ăn là: Mật ong 10 %, mật ong 30
%, mật ong nguyên chất, nước đường 10 % và nước lã Mỗi yếu tố thức ăn là một nghiệm thức, trong mỗi nghiệm thức thả 1 cặp thành trùng chuồn chuồn cỏ
Plesiochrysa ramburi Schneider mới vũ hóa Mỗi cặp thành trùng chuồn chuồn cỏ
được nuôi trong một hũ nhựa trong có nắp đậy đã được đục lỗ và dán lưới để thông hơi, kích thước hũ nuôi có đường kính là 11 cm, cao 9 cm Thức ăn được thấm vào giấy paraphin trước khi đặt vào hũ
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 5 nghiệm thức là 5 yếu tố thức ăn và 8 lần lặp lại
Thí nghiệm được tiến hành trong Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng – Bộ môn Bảo
Vệ Thực Vật - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu theo dõi
Thời gian tiền đẻ trứng, thời gian đẻ trứng, thời gian sau đẻ trứng
Khả năng đẻ trứng
Tuổi thọ thành trùng chuồn chuồn cỏ
Thời gian theo dõi
24 giờ/1 lần
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu đã được thu thập, xử lý bằng phần mềm Microsoft® Excel, phân tích ANOVA-1, trắc nghiệm phân hạng LSD bằng phần mềm MSTAT-C
Trang 38Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Cơ sở định danh loài chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider
Được sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Thị Chắt cùng với sự cộng tác của
TS Norman D Penny, chúng tôi đã xác định được loài chuồn chuồn cỏ đã thu thập tại Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai và Quận Thủ Đức, Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh
là loài Plesiochrysa ramburi (Schneider, 1851)
4.2 Một số đặc điểm hình thái, sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi
cơ thể chuyển sang màu vàng nhạt
Đầu: Mặt trước của đầu chuồn chuồn cỏ có dạng hình thang cân với hai mắt kép nằm hai bên đỉnh đầu Mắt kép rất to lồi ra ngoài và có màu vàng nâu sáng, miệng có kiểu miệng nhai Hai gốc chân râu nằm phía trên đỉnh đầu, râu có dạng roi, chiều dài râu là 16,67 1,67 mm đối với con cái và 15,84 1,34 mm đối với con đực Trên trán
có 2 vệt nâu đen ở gần gốc chân râu Đỉnh đầu có 4 vệt nâu nhỏ xếp theo hình mũi tên (Hình: 4.3)
Ngực: Ngực có 3 đốt, đốt ngực trước và đốt ngực giữa dài hơn đốt ngực sau Ngực trước có chiều rộng lớn hơn chiều dài và có màu xanh lá cây đậm, lưng ngực trước có 4 đốm nâu đen nằm ở mép trước và mép sau, giữa lưng ngực trước có thêm 2
Trang 39vệt đen lớn hơn Lưng đốt ngực giữa có ngấn dạng hình sao và có 2 chấm đen, lưng đốt ngực sau có ngấn hình chữ “x” và có 2 chấm đen Đốt ngực giữa và đốt ngực sau đều mang cánh, chiều dài và rộng của đốt ngực sau hơi nhỏ hơn so với đốt ngực giữa (Hình: 4.4)
Cánh: Cánh chuồn chuồn cỏ thuộc dạng cánh lưới, cánh dài che hết phần bụng Cánh trước dài và rộng hơn cánh sau, cánh trước và sau đều trong suốt không màu Mạch cánh có nhiều lông tơ rất nhỏ, mạch cánh gần mép ngoài cánh có màu mâu nhạt, phần trong có màu xanh nhạt
Chân: Cả 3 cặp chân đều có màu nâu nhạt, có nhiều lông tơ mềm Chân sau dài hơn chân trước và chân giữa Bàn chân có 5 đốt, đốt cuối có 2 gai nằm đối diện nhau
Bụng: Bụng có dạng hình trụ nhưng bụng của con đực thì thon dài còn bụng con cái thì tròn và lớn hơn bụng con đực Bụng chuồn chuồn cỏ có 10 đốt, từ đốt thứ 1 đến đốt thứ 7 ở mặt lưng có 2 vệt đen dài ở mép trước và 4 chấm đen ở mép sau trên mỗi đốt, 2 mặt bên của đốt bụng thứ 9 phát triển thành callus cerci Lỗ thở ở hai bên của bụng xếp thành hàng dài từ đốt bụng thứ 1 đến đốt thứ 8 Đối với con cái, đốt bụng thứ 10 phát triển thành 2 chân phiến ống đẻ trứng (gonapofise lateral) và bộ phận sinh dục phụ (subgenitalia) Đối với con đực thì mảnh bụng ở đốt thứ 8 và 9 phát triển thành 1 mảnh tam giác cứng che chở cho cơ quan sinh dục, đốt thứ 10 phát triển thành
cơ quan sinh dục ngoài
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, kích thước con cái luôn lớn hơn con đực Sự khác biệt này khá rõ ở các phần như dài thân, cánh trước, cánh sau và sải cánh, sự khác biệt này là rất có ý nghĩa trong phân tích thống kê Chiều dài râu và khoảng cách giữa hai mắt kép không thấy có sự khác biệt rõ (có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa trong phân tích thống kê) Điều này có thể giải thích, vì con cái đảm bảo chức năng sinh sản duy trì nòi giống, nên nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn và làm cho kích thước của chúng lớn hơn con đực Điều này phù hợp với quy luật tự nhiên của sinh vật là con cái thường lớn hơn con đực So với nghiên cứu của Steinmann H (1964) về loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla zelenyi sp thì loài Plesiochrysa ramburi Schn có chiều dài cơ thể thành trùng đực và cái lớn hơn, chiều dài râu đầu và dài thân của loài Chrysoperla
zelenyi sp tương đương nhau còn ở loài Plesiochrysa ramburi Schn thì chiều dài râu
đầu gấp đôi chiều dài thân
Trang 40Bảng 4.1: Kích thước thành trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider tại
Tp Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, ĐHNL Tp Hồ Chí Minh, năm 2007
n = 15, = 95 %
Bộ phận cơ thể (mm) Trung bình X SD Kết quả T-Test
Ghi chú: X : Giá trị trung bình; SD: Độ lệch chuẩn; Prob: Giá trị xác suất; ns: Sự khác
biệt không có ý nghĩa trong thống kê; **: Sự khác biệt rất có ý nghĩa trong thống
Ấu trùng
Ấu trùng trải qua 4 lần lột xác và có 4 tuổi
Tuổi 1: Khi mới nở cơ thể ấu trùng có màu vàng trong hơi nâu (Hình: 4.7), đầu
có màu vàng sáng hơi nâu, cặp hàm trước phát triển, chân có màu nâu hơi vàng, hai bên bụng có nhiều u lông màu trắng trong như cước Kích thước cơ thể ở tuổi này rất nhỏ, dài trung bình 1,16 mm và rộng 0,24 mm Cuối tuổi 1 cơ thể chuyển dần sang màu vàng nâu nhạt, chỉ có nửa sau phần bụng vẫn còn màu vàng trong hơi nâu
Tuổi 2: Cơ thể ấu trùng có màu vàng nâu rõ nhất ở phần bụng Chân, phần đầu
và cặp hàm trước đều có màu nâu đen Phía lưng của bụng có một đường màu nâu sẫm chạy dọc giữa lưng theo chiều dài của bụng (Hình: 4.8) Kích thước cơ thể ấu trùng tuổi 2 dài trung bình là 2,25 mm và rộng 0,69 mm