Từ đó đi đến những đánh giá về thực trạng giống điều, các biện pháp kỹ thuật canh tác cây điều, các yếu tố tác động đến việc phát triển cây điều ở huyện Phước Long - tỉnh Bình Phước, kết
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY ĐIỀU TẠI HUYỆN PHƯỚC LONG – TỈNH BÌNH PHƯỚC
Họ và tên sinh viên: LÊ TÀI HÙNG BIỆN
Tháng 8 năm 2009
Trang 2ĐIỀU TRA GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY ĐIỀU TẠI HUYỆN PHƯỚC LONG – TỈNH BÌNH PHƯỚC
Tác giả
Lê Tài Hùng Biện
(Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học)
Giáo viên hướng dẫn ThS Hồ Tấn Quốc
Tháng 8 năm 2009
Trang 3Tôi xin gửi lời biết ơn tới ThS Hồ Tấn Quốc, người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Xin gửi lời cám ơn tới Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phước Long – tỉnh Bình Phước Ban lãnh đạo xã Phú Riềng, xã Phú Trung và xã Long Hà cùng
bà con nông dân trong ba xã đã rất tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Sau cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới tất cả bạn bè trong lớp đã quan tâm và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp
Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 08 năm 2009 Sinh viên thực hiện
Lê Tài Hùng Biện
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu : "Điều tra giống và kỹ thuật canh tác cây điều tại huyện
Phước Long – tỉnh Bình Phước" được tiến hành tại xã Phú Riềng, Phú Trung và
Long Hà Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12 tháng 01 năm 2009 đến ngày 12 tháng
06 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn : ThS Hồ Tấn Quốc
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp kết hợp giữa điều tra nông hộ và khảo sát thực tế các vườn cây, thu thập số liệu thống kê nông nghiệp huyện Tiến hành phân tích và tổng hợp hệ thống giữa thực tiễn với lý luận Từ đó đi đến những đánh giá về thực trạng giống điều, các biện pháp kỹ thuật canh tác cây điều, các yếu tố tác động đến việc phát triển cây điều ở huyện Phước Long - tỉnh Bình Phước, kết quả thu được như sau :
Về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội: huyện Phước Long có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, giao thông đi lại dễ dàng nên có rất nhiều tiềm năng để phát
triển nông nghiệp, trong đó có cây điều
Về thực trạng canh tác cây điều:
- Diện tích trồng cây điều trong huyện có hướng tăng lên từ 35.333 ha (2004) đến
, 50.834 ha (2008) Nhưng năng suất không cao và không ổn định, năng suất đạt bình
quân đạt: 1,6 tấn/ha (2004), 1,1 tấn/ha (2006) và 1,3 tấn/ha (2008)
- Quy cách cây giống không đảm bảo năng suất, phẩm chất cây giống không cao
Kỹ thuật trồng: Hố trồng, cách trồng, kiểu trồng, mật độ khoảng cách chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển vườn điều tăng năng suất
- Kỹ thuật chăm sóc: Làm cỏ, bón phân, xử lý ra hoa, phòng trừ sâu bệnh chưa được bà con nông dân quan tâm đúng mức Đặc biệt công tác phòng trừ sâu bệnh hại còn thiếu tính chủ động từ phía người dân
Trang 6MỤC LỤC
Trang Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt ……… iii
Mục lục v
Danh sách các bảng vii
Danh sách hình viii
Danh sách các phụ lục iv
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Giới hạn đề tài 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Giới thiệu về cây điều 4
2.1.1 Sơ lược nguồn gốc và lịch sử phát triển cây điều 4
2.1.2 Đặc điểm thực vật học và sự sinh trưởng - phát dục của cây điều 5
2.1.3 Điều kiện sinh thái cây điều 6
2.2 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cây điều 7
2.3 Tình hình nghiên cứu và phát triển điều 9
2 4 Một số thành tựu trong nghiên cứu và phát triển cây điều giống ở Việt Nam 20
2.5 Hiện trạng canh tác cây điều tại Việt Nam 21
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 25
3.1 Thời gian và địa điểm điều tra 25
3.2 Đối tượng và nội dung điều tra 25
Trang 73.3 Phương pháp điều tra 25
3 4 Các chỉ tiêu điều tra - khảo sát 26
Chương 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 28
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Phước Long 28
4.2 Tình hình phát triển cây điều trong huyện 31
4.3 Kết quả điều tra về giống 33
4.4 Thực trạng canh tác cây điều trong huyện 41
4.5 Nguyện vọng của các nông hộ 49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Đề nghị 51
Tài liệu tham khảo 52
Phụ lục 53
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản xuất và xuất khẩu hạt điều và nhân điều của Việt Nam 24
Bảng 4.1: Nguồn lao động chia theo ngành nghề kinh tế (đvt:người) 29
Bảng 4.2: Một số yếu tố khí tượng - thời tiết của huyện Phước Long trong năm 2008 và 2009 30
Bảng 4.3: Phân loại đất sử dụng huyện Phước Long (đơn vị tính: ha) 31
Bảng 4.4: Diện tích (ha) và sản lượng (tấn)cây điều qua một số năm của huyện 32
Bảng 4.5: Nguồn cung cấp cây giống của các xã điều tra 33
Bảng 4.6: Cơ cấu giống điều tại vùng điều tra %) 34
Bảng 4.7: Mô tả đặc điểm hình thái lá - quả - hạt của các giống điều vùng điều tra 36 Bảng 4.8: Năng suất các giống điều tại vùng điều tra 39
Bảng 4.9: Trọng lượng hạt và tỷ lệ nhân các giống điều tra 40
Bảng 4.10:Khoảng cách – mật độ trồng cây điều ở 3 xã điều tra 42
Bảng 4.11: Tỷ lệ hộ trồng cây ghép và cây thực sinh 42
Bảng 4.12: Số nông hộ thiết kế hố trồng điều 43
Bảng 4.13: Quy cách trồng cây của các nông hộ 44
Bảng 4.14 : Tỷ lệ hộ chọn cây giống 44
Bảng 4.15: Một số kỹ thuật chăm sóc 45
Bảng 4.16: Tỷ lệ hộ sử dụng thuốc ra hoa đậu quả 47
Bảng 4.17: Kết quả ghi nhận công tác phòng trừ sâu bệnh của vùng điều tra 47
Bảng 4a: Liều lượng phân bón khuyến cáo cho điều ở thời kỳ kiến thiết cơ bản .61
Bảng 4b: Liều lượng phân bón khuyến cáo cho cây điều ở thời kỳ khai thác 61
Bảng 4c: Quy trình sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng khuyến cáo sử dụng cho điều 62
Bảng 4d: Phòng trừ bọ xít muỗi bằng thuốc trừ sâu ở các giai đoạn sinh trưởng quan trọng 62
Bảng 4e: Tiêu chuẩn cây giống khi trồng mới ………62
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Giống điều B01 45
Hình 4.2: Giống điều PN1 45
Hình 4.3: Giống điều DH66 45
Hình 4.4: Giống điều DH67 46
Hình 4.5: Giống điều ĐP1 46
Hình 4.6: Giống điều ĐP2 46
Hình 4.7: Giống điều ĐP3 47
Hình 3a: Cây bị sâu đục thân 61
Hình 3b: Bệnh thán thư 61
Hình 3c: Sâu róm đỏ 61
Trang 10
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra nông hộ 54
Phụ lục 2: Danh sách các nông hộ đã tiến hành điều tra 58
Phụ Lục 3: Một số hình ảnh điều tra 62
Phụ lục 4: Một số bảng khuyến cáo kỹ thuật chung cho cây điều (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, 2000) 62
Phụ Lục 5: Số liệu thống kê về dân số huyện Phước Long năm 2008 64
Phụ lục 6: Bảng số liệu cân – đo về hạt các giống điều ở 3 xã điều tra 65
Phụ lục 7: Số liệu xử lý thống kê về hạt của các giống điều khu vực điều tra 66
Trang 11Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây điều (Anacardium occidentale L.) là một trong những cây công nghiệp có diện
tích lớn, giá trị xuất khẩu cao, các sản phẩm thu từ cây điều rất đa dạng và đem lại nhiều việc làm hiện nay ở nước ta Theo Hiệp hội Điều Việt Nam diện tích trồng điều năm 2005
là 380 ngàn ha, năng suất 1,1 tấn/ha, sản lượng khoảng 400 ngàn tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 420 triệu USD Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích lên 450 đến 500 ngàn ha, năng suất bình quân 1,5 tấn/ha, sản lượng 700 ngàn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 700 triệu USD
Với lợi thế nằm trong vùng kinh tế phát triển của Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Phước hội tụ khá đầy đủ các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển Nông nghiệp vào loại bậc nhất toàn quốc, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 Có diện tích tự nhiên
là 687.462 ha, trong đó hầu hết đất có chất lượng trung bình trở lên thích hợp với phát triển nông nghiệp Chính nó là tiền đề tạo ra các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm phục vụ công nghiệp, hàng hoá xuất khẩu chiến lược hàng đầu của quốc gia
Trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Bình Phước thì cây điều được chọn là một trong những cây trồng chủ lực, cây thế mạnh, là cây kinh tế phục vụ cho xuất khẩu, mang tính chiến lược trong nền kinh tế Bình Phước Chính vì thế, hiện nay tỉnh có diện tích điều lớn nhất cả nước với 157.526 ha trong đó tập trung chủ yếu vào huyện Phước Long và huyện Bù Đăng
Điều là một loại cây dễ trồng và được sử dụng vừa để lấy hạt vừa như một loại cây nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây mang lại giá trị kinh tế cao Không những thế, cây điều còn giúp giải quyết được số lượng lớn lao động nhàn rỗi Tuy nhiên thu nhập của
Trang 12người dân trồng điều còn thấp, kém hiệu quả, chưa xứng tầm với giá trị thực của nó dẫn đến việc xảy ra nhiều thực trạng tiêu cực đối với cây điều làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế Trong đó có việc người dân đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế cây điều bằng các loại cây trồng khác như cây cao su, cà phê dẫn đến nguồn nguyên liệu hạt điều bị giảm, một số nhà máy chế biến hạt điều thiếu nguyên liệu nghiêm trọng
Trước thực trạng đó, tỉnh đã có chủ trương quy hoạch một cách tổng thể ngành điều theo hướng thâm canh, chuyên canh, sản xuất hàng hoá lớn Đồng thời quy hoạch lại
hệ thống chế biến gắn với lợi ích của người trồng, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, đồng thời được sự chấp thuận và phân công của khoa Nông học - Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài "Điều tra giống và kỹ thuật canh tác cây điều tại huyện Phước Long – tỉnh
Đánh giá thực trạng phát triển của cây điều, phân tích những yếu tố thuận lợi, khó khăn nhằm đưa ra những kiến nghị giúp phát triển cây điều trong huyện
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
Thu thập số liệu thống kê nông nghiệp huyện để xác định vùng điều tra
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nông hộ về tình hình sản xuất cây điều của địa
Trang 131.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra trên 3 xã sản xuất điều chính của huyện Phước Long là xã Phú Riềng, Long Hà và Phú Trung
Trang 14
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây điều
2.1.1 Sơ lược nguồn gốc và lịch sử phát triển cây điều
Cây điều (Anacardium occidentale L.) được đưa vào trồng ở nước ta từ thế kỷ 16 -
17 Tuy chưa hoàn thiện, nhưng đến nay cả nước cũng hình thành các vùng điều tập trung theo hướng sản xuất lớn ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây nguyên Theo đó, trong số hơn 350.000 ha điều (theo Hiệp hội điều Việt Nam, 2005) hiện có của
cả nước, thì Đông Nam Bộ chiếm khoảng 60 %, Duyên Hải Nam Trung Bộ chiếm khoảng 21% và Tây Nguyên chiếm trên dưới 10 %, đang đi vào sản xuất kinh doanh theo vùng gắn với những cụm công nghiệp chế biến tạo điều kiện cho quá trình sản xuất điều hàng hoá hội nhập Đối với những vùng này, đất trồng điều không thiếu bởi cây điều dễ tính
Có thể phát triển và cho năng suất trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất nghèo dinh dưỡng hay bị xói mòn, rửa trôi, thiếu nước… Kỹ thuật và công nghệ mới trồng điều trên vùng cát cũng đang mở ra triển vọng lớn lao cho việc mở rộng diện tích điều trên diện rộng cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ, những vùng đất trống, đồi trọc, những trảng bạt ngàn ở Bình Phước, Bình Dương, Bình Thuận, Phú Yên, Đồng Nai, Đắc Lắc, Kon Tum, Đắc Nông… thuộc các vùng điều tập trung này đều có thể quy hoạch trồng điều gắn với những chương trình kinh tế xã hội của nhà nước như chương trình 135, chương trình xoá đói giảm nghèo trong thời gian qua khá hiệu quả Dựa vào các vùng điều tập trung, ngành Nông nghiệp chỉ đạo Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cùng các viện, trung tâm vùng phối hợp với nhiều đơn vị liên quan thực hiện một loạt các giải pháp quan trọng đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào vùng điều, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đẩy mạnh sản xuất giống điều mới, bảo đảm cung cấp đủ giống điều tiêu chuẩn cho diện tích trồng mới, từng bước tạo vùng nguyên liệu mạnh Trong đó đầu tư thích đáng cho việc chọn lọc cây điều mẹ đầu dòng
Trang 15trên các vùng sản xuất điều chủ yếu, tạo dòng điều địa phương, dòng điều nhập nội Từng bước làm phong phú thêm nguồn giống điều cả nước, làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng cây điều
Năm 2002 Việt Nam trở thành nước thứ 3 trên thế giới về sản lượng điều, sau Ấn
Độ và Brazil Hiện nay, Việt Nam là nước thứ 2 về xuất khẩu điều sau Ấn Độ (Hiệp hội điều Việt Nam, 2004) Việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất, sản lượng điều là một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất ra các giải pháp để thúc đẩy sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm điều đáp ứng mục tiêu, định hướng của nhà nước đến năm 2010 về diện tích: 500.000 ha, năng suất: 2,5 tấn/ha, sản lượng điều thô:170.000 tấn, sản lượng nhân 170.000 tấn, xuất khẩu: 140.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 700 triệu USD (Phạm Văn Biên, 2002)
2.1.2 Đặc điểm thực vật học và sự sinh trưởng - phát dục của cây điều
2.12.1 Đặc điểm thực vật học cây điều
- Thân: Điều thuộc họ thân gỗ, cao 5-10m, thường có màu xám bạc
- Lá: Mọc cách, cuống ngắn, phiến lá hình trứng, nhẵn, dai, dài 8-20cm
- Hoa: Hoa điều gồm có hai loại: hoa đực và hoa lưỡng tính
Luôn ở tận cùng của cành nhánh, các hoa ở đỉnh nở sớm hơn các hoa ở bên, cuống hoa nhẵn có màu xanh đến đỏ nhạt Tổng số hoa trên chùm thay đổi từ 200-600 hoa Trên một chùm có cả hoa đực và hoa lưỡng tính trong đó bông đực có thể chiếm 96% Hoa nhỏ dài 1-1,2cm, khi nở trắng hoặc xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu hồng Hoa lưỡng tính thường lớn hơn hoa đực Đai có 5 miếng tự do, hình mũi giáo, khi nở cong ra ngoài
+ Hoa đực: Có một nhị phát triển dài 1-1,2cm, trắng hay xanh hạt khi nở, còn các nhị
khác không phát tiển
+ Hoa lưỡng tính: Có bao phấn màu tím, có chỉ nhị ngắn và bao phấn ở thấp chứa tới
nữa chiều dài vòi nhụy Bầu noãn hình thận, vòi dày và dài 1-1,2cm, tận cùng có đầu nhụy hơi hẹp
Số lượng hoa lưỡng tính, hoa đực trong các chùm có sự thay đổi tùy theo giống
Trang 16- Quả: Quả hạch, hình thận, vỏ có lớp ngoài dai như da, lớp giữa xốp như mạng lưới
tổ ong có mang dầu vỏ, lớp trong cùng bao bọc hạt Phần dưới quả hạch phình to
có thịt xốp và mọng nước là trái giả (đào lộn hột)
2.1.2.2 Sự sinh trưởng và phát dục của cây điều:
Theo Đường Hồng Dật (2001), tùy theo loại cây trồng từ hạt hay ghép mà có thời gian sinh trưởng và phát dục khác nhau:
- Cây trồng từ hạt (thực sinh) thông thường 3 - 4 năm thì bắt đầu trổ bông kết quả
- Cây trồng bằng phương pháp ghép khoảng 18 tháng thì cho hoa kết quả
- Thời gian nở bông: Hoa điều nở không đồng bộ về cả thời gian và mức độ chín
+ Bông đực nở trước 10 giờ (90%) nở muộn 16 giờ(0.1%)
+ Bông lưỡng tính 85% nở 10 - 12 giờ
Sự nở của bao phấn thường chậm hơn nở bông trong khi đầu nhụy đã chín có thể trước một ngày Cấu trúc hoa có lợi cho sự thụ phấn chéo Tác nhân truyền phấn chéo là gió và côn trùng
- Sự kết trái: Bông lưỡng tính rụng trước khi kết trái vì không được thụ phấn, chỉ khoảng 10 - 40% bông lưỡng tính cho trái 7 ngày sau thụ phấn bầu phình lên có dạng hình hạt đậu xanh, phát triển cực đại ở tuần thứ 5
- Thời gian từ khi hình thành trái đến khi cho thu hoạch khoảng 8 tuần
- Khi chín nhân chứa 68,5% chất khô và chiếm tỷ lệ 27,2% của toàn hạt, vỏ chiếm 50,2% chất khô, trái mọng nước chỉ chứa 12,2%
2.1.3 Điều kiện sinh thái cây điều
2.1.3.1 Vùng phân bố
Cây điều phân bố từ 25o vĩ Nam đến 25o vĩ Bắc, nhưng vùng cho năng suất cao trên thế giới hiện nay chỉ giới hạn ở các nước từ 15o vĩ Nam đến 15o vĩ Bắc Các nước đang trồng điều hiện nay phân bố như sau
+ Châu Á: Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippin, Srilanca, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam
+ Châu Đại Dương: nước Úc
Trang 17+ Châu Mỹ: Brazil, Colombia, Costarica, Cuba, Dominica, Equado, Mỹ, Guatemala, Guyna, Jamaica, Mexico, Panama, Peru, Puetorica
+ Châu Phi: Angola, Benin, Camerun, Kenya, Madagasca, Mozambique, Nigeria, Senegal, Nam Phi
2.1.3.2 Điều kiện thời tiết – khí tượng
Theo Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải (1998) để cây điều sinh trưởng tốt cần có yếu tố thời tiết như sau:
+ Lượng mưa: Lượng mưa thích hợp từ 1.000 - 1.500 mm/năm và tập trung mùa mưa từ 4-6 tháng, có mùa khô kéo dài tương đương
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân tháng là 27oC, nhiệt độ cực tiểu trong ngày từ 12 -25
oC, nhiệt độ cực đại trong ngày là 25 – 35 oC Điều có thể chịu được nhiệt độ 40 oC, tuy nhiên
ở nhiệt độ này trong giai đoạn phát triển quả non, đôi khi cũng làm rụng bông và quả
+ Ánh sáng: Điều là cây ưa sáng, do đó nên trồng mật độ thích hợp, bảo đảm chế
độ ánh sáng đầy đủ cây cho năng suất khá cao
+ Ẩm độ tương đối của không khí: cây điều trổ bông và kết hạt thuận lợi trong điều kiện độ ẩm tương đối thấp Nếu độ ẩm cao đều quanh năm và nhất là lúc điều trổ bông sẽ cản trở sự mở của bao phấn, đầu nhụy không được thụ phấn, bông sẽ thối rụng Ngoài ra
độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh làm ảnh hưởng đến khả năng đậu quả Những vùng trồng điều thuận lợi trên thế giới có độ ẩm tối thiểu trung bình từ 46-56%, tối
đa trung bình từ 68 - 77%
2.1.3.3 Điều kiện đất đai
Cây điều có thể trồng trên các loại đất khác nhau như: đất cát ven biển, đất xám, đất Feralit, đất phèn Nhưng chỉ sinh trưởng tốt trên đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát, cát pha đến thịt nhẹ sâu và dễ thoát nước)
2.2 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cây điều
Điều có thể xếp vào cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp có giá trị sử dụng nhiều mặt và là nguồn xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới Các sản phẩm thu được từ cây điều rất đa dạng và có giá trị kinh tế cao
Trang 18Hạt điều: Hạt điều thô có hình quả thận, cấu tạo gồm có lớp vỏ dày cứng bao bọc
nhân bên trong Thành phần cấu tạo của hạt điều thô: nhân 20 - 25%, dầu vỏ 18 - 23%, vỏ lụa 2 - 5%, vỏ 45 - 50%
Nhân điều: Nhân điều là sản phẩm được giao dịch chủ yếu trênn thị trường quốc
tế Trung bình chiếm 25 - 32% trọng lượng hạt Nhân điều có giá trị dinh dưỡng cao Thành phần chủ yếu: 45 - 46% chất béo, 15 - 20% chất đạm, 20 - 25% chất đường bột Tuy tỷ lệ chất béo, đạm và đường bột của nhân điều gần giống nhân của đậu phộng nhưng chất lượng của chúng khác nhau: Nhân điều chứa nhiều chất béo không no và giàu axít amin hơn đậu phộng Nhân điều giàu đạm, Ca, P, các chất béo không no, các vitamin B1, B2, D, E vì vậy nhân điều giàu dinh dưỡng nhưng dể tiêu, thích hợp với ngay cả chế độ
ăn kiêng Trong thành phần chất đạm của nhân điều hầu như có nay đủ các axít amin không thể thay thế được của con người tương tự như của thịt, sữa, trứng Về mặt cung cấp năng lượng, nhân điều vượt xa so với ngủ cốc, thịt và hoa quả Nhân điều 6000 kcal/kg, ngủ cốc 3600 kcal/kg, thịt 1800 kcal/kg, hoa quả 650 kcal/kg
Dầu vỏ hạt điều: Dầu vỏ hạt điều có màu nâu, rất đặc, dính và mùi rất hăng
Thành phần hoá học của nó thay đổi theo phương pháp chế xuất và nhiệt độ sử dụng Hai thành phần chính là Axít Anacardic (khoảng 90%) và Cardot, là một dẫn xuất của Phenol Dầu vỏ hạt điều có giá trị cao và có rất nhiều công dụng như:
- Polymer hoá có hoặc thêm Phenol để chế Vecni, sơn chống thấm, làm thuốc nhuộm, cách điện, nhựa ép má phanh ôtô và bộ li hợp trong các động cơ
- Thêm các Ester để chế các chất cố định mùi, làm hương liệu, mỹ phẩm, làm dung môi đặc biệt
- Thêm Aldehyl phenolic chế xi măng đặc biệt, sơn cách điện
- Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cho đến nay chưa có dầu thực vật nào so được với dầu vỏ hạt điều về phương diện công dụng và những ứng dụng có tầm quan trọng đặc
là trong công nghiệp Một tấn hạt điều khô thường chế biến được 220 kg nhân và 80-200
kg dầu vỏ hạt điều, còn tùy theo công nghệ ly trích Nước ta đã chế biến thành công dầu
vỏ hạt điều làm sơn mài, sơn cách điện, keo dán… ở quy mô nhỏ
Trang 19Quả điều (quả giả): Có hình quả lê màu từ vàng nhạt, da cam đến hồng đỏ Quả
điều có trọng lượng trung bình 50 – 80 g/quả Lượng Vitamin đặc biệt là vitamin C trong quả điều rất cao hấp 4 – 5 lần so với cam, chanh Lượng muối khoáng có trong quả điều cung cấp cho cơ thể con người cũng rất cao so với các loại quả khác như: chuối, dưa, nho, cam… quả điều có thể dùng để chế biến nước giải khát, xirô, rượu vang
Vỏ cây (4 - 9% tannin) có thể lấy tannin, lá và rể có thể làm thuốc Lá có thể chữa
bệnh mất ngủ, chữa bệnh phồng lỡ, bỏng lửa Rể cây điều có thể dùng làm thuốc chống nôn
- Gỗ điều được dùng làm bàn ghế gia dụng hoặc xuất khẩu, nguyên liệu đun nấu
- Nhựa điều có thể dùng làm keo dán, thuốc sát trùng
- Bả ép vỏ hạt: Sau khi tách dầu, dùng làm ván ép, than hoạt tính, chất đốt
Như vậy ngoài giá trị kinh tế là nhân và dầu vỏ hạt điều, các sản phẩm phụ của cây điều nếu có công nghệ chế biến thích hợp cũng mang lại hiệu quả kinh tế, tăng đáng kể thu nhập cho ngành sản xuất điều
2.3 Tình hình nghiên cứu và phát triển điều
2.3.1 Việt Nam
Ngành sản xuất và chế biến xuất khẩu điều nước ta trong những năm qua có tốc độ phát triển rất nhanh chóng trong đó việc áp dụng những thành quả nghiên cứu khoa học mới đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng hạt điều Công trình khoa học đầu tiên là dự án nghiên cứu và phát triển cây điều có mã số VIE-85-005/UNDP/FAO (1988 - 1991) do Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì đã tiến hành một số hoạt động khởi đầu cho việc cải thiện giống điều ở nước ta Kết quả các nghiên cứu của dự án cho thấy các vùng trồng điều chính ở tỉnh Bình Phước (Phước Long) và Bình Thuận (Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh) rất phong phú về biến thiên di truyền theo hướng thuận lợi cho việc chọn lọc cây đầu dòng có triển vọng Từ 1.546 cây điều dự tuyển chủ yếu ở hai tỉnh trên, qua hai lần bình tuyển 25 cây đầu dòng
có năng suất hạt cao nhất (18 - 50 kg/cây) và chất lượng hạt tốt nhất (122 - 158 hạt/kg và
tỷ lệ nhân từ 25,0 đến 34,9 %) đã được chọn Hạt của 25 cây này được trồng trong vườn lưu trữ nguồn gen và vườn khảo nghiệm thế hệ tiếp theo tại Bàu Bàng (Bình Dương) Hạt
Trang 20của một số cây đầu dòng khác có giá trị về mặt chọn giống cũng được lưu trữ trong vườn gen gồm 83 dòng điều địa phương và 39 dòng điều nhập nội Ngoài ra hạt của các cây điều đầu dòng tốt cũng đã được phân phối đến các cơ quan có nghiên cứu hay sản xuất điều như trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp La Ngà (Đồng Nai), Nông trường Điều Bời lời (Tây Ninh), trạm thực nghiệm Nông nghiệp Hàm Minh (Bình Thuận), trạm nghiên cứu cây có dầu Phù Cát (Bình Định) và trạm nghiên cứu cây có dầu Điện Bàn (Quảng Nam)
để tạo lập nguồn giống địa phương và xây dựng các vườn điều thâm canh Đáng tiếc là dự
án chỉ kéo dài 3 năm các vườn khảo nghiệm chỉ được theo dõi sinh trưởng trong hai năm đầu Sau khi dự án kết thúc các nghiên cứu này không được tiếp tục theo dõi để có được kết luận cuối cùng
Việc nhập nội các giống trong dự án chưa được quan tâm và tiến hành đúng phương pháp Dự án VIE-85-005/UNDP/FAO (1988 - 1991) đã nhập nội 39 giống điều từ 7 nước trong đó: Ấn Độ (1); Kenya (6); Madagasca (5); Brazil (1); Nigieria (20); Mozambique (5)
và Philippines (1) Các giống nhập nội được lưu trữ tại vườn thí nghiệm của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ở trạm Bàu Bàng, Bình Dương Tuy nhiên số hạt/mẩu giống ít do đó
số lượng cây/giống trong vườn trung bình chỉ có 7 - 8 cây/giống Việc duy trì đặc tính năng suất tốt của giống của một cây trồng thụ phấn tự do thường cần một số lượng cá thể lớn thường từ vài trăm đến vài ngàn trở lên nên khó có thể đánh giá chính xác và khai thác có hiệu quả nguồn gen nhập nội này Mặt khác, theo lý lịch gửi kèm cùng các mẩu hạt và kết quả theo dõi các đặc tính năng suất và chất lượng hạt trong các năm đầu của các giống nhập nội này cho thấy không có một giống nào vựơt trội hơn giống điều địa phương Việc nhập nội giống và thu thập nguồn gen địa phương bằng hạt không phải là một phương pháp tốt đối với cây lâu năm thụ phấn tự do như cây điều do sự phân ly di truyền của thế hệ sau và cây lâu năm nên cần phải tốn một diện tích rộng, thời gian dài và kinh phí lớn để đánh giá
và chọn lọc trở lại Phương pháp tốt nhất là nhập nội và thu thập nguồn gen địa phương bằng các vật liệu nhân giống vô tính như chồi ghép, cành chiết hay cây con được nhân giống vô tính (cây con cấy mô hay cây ghép) để có thể duy trì được các đặc tính tốt của cây mẹ ngay từ thế hệ nhân giống vô tính đầu tiên
Trang 21Một số nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh (Lưu Bá Thịnh, 1989) và sâu bệnh (Lê Nam Hùng, 1989) đã được khởi đầu Kết quả điều tra sâu bệnh cho thấy có 32 loài côn trùng gây hại điều đã được ghi nhận trong đó các loài gây hại nghiêm trọng nhất là bọ xít
muỗi (Helopeltis sp.), sâu đục đọt (Alcides sp.), sâu đục thân (Plocaederus ferrugineus và
P abesus) và sâu ăn lá (Hypomeces sp và Cricula trifenestrata) Các loại bệnh gây hại chủ yếu là bệnh chết rạp cây con (Pythium sp hay Phytopthora palmivora) và bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) nhưng do thời gian nghiên cứu trong 3 năm là quá ngắn
đối với cây lưu năm như cây điều nên chưa xây dựng dựng được các quy trình kỹ thuật phòng trừ để phổ biến cho nông dân
Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam bắt đầu nghiên cứu điều từ năm
1987 Một số cây đầu dòng và giống tốt đã được điều tra, thu thập và trồng tại trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai), song do nguồn kinh phí không được cấp liên tục nên không thể duy trì vườn thí nghiệm ở trung tâm Trong các năm tiếp theo công việc điều tra bình tuyển vẫn được tiếp tục tiến hành và các thí nghiệm các thí nghiệm được kết hợp tiến hành trên vườn của nông dân Sau khi được Bộ NN và PTNN chính thức giao nhiệm vụ nghiên cứu điều vào năm 1995, công việc nghiên cứu bắt đầu tiến hành với quy
mô lớn và hoàn thiện hơn Ba giống điều ưu tú của Thái lan, Sisaket 60-1, Sisaket 60-2 và Sisaket A đã được nhập nội vào năm 1996 và đang được khảo nghiệm tại Đồng Nai Kết quả vụ ra trái bói năm 1999 đã phát hiện ra 16 cá thể có số hoa lưỡng tính cao, chùm sai trái
và hạt lớn Một vườn tập đoàn gồm 45 dòng điều có triển vọng đã được xây dựng trong đó
có các dòng vô tính PN1, LG1, CH1, DH1 và BO1 có các đặc tính ưu việt về năng suất và chất lượng hạt đã có biểu hiện vượt trội trong khảo nghiệm của tập đoàn
Năm 1999, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường giao cho chủ trì đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu nhập nội, bình
tuyển, chọn lọc giống và xây dựng mô hình thâm canh điều (Anacardium occidentale L.) giai
đoạn 1999 - 2001 Sau gần 3 năm thực hiện đề tài đã đạt được các kết quả:
- Xây dựng được một mạng lưới nghiên cứu và phổ biến các tiến bộ về giống và kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất đại trà bao gồm các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp
Trang 22và trung tâm ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ ở các vùng trồng điều trọng điểm Đây các đơn vị vệ tinh để đưa các tiến bộ kỹ thuật nghiên cứu được áp dụng một cách thích ứng với điều kiện sản xuất cụ thể của từng vùng Tham gia vào mạng lưới còn
có các trung tâm khuyến nông của các tỉnh trồng điều chủ yếu làm nhiệm vụ xây dựng các
mô hình trình diễn và phổ biến các thành quả của đề tài vào sản xuất đại trà
- Chọn tạo được giống điều cao sản được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép khu vực hóa và sản xuất thử để cung cấp giống sản xuất đại trà, trong đó ba giống công nhận năm 1999: PN1, CH1 và LG1 có tiềm năng năng suất từ 2.500 – 3.000 kg/ha, có tỷ lệ nhân cao từ 27 – 34 % và kích thước hạt lớn Năm giống điều công nhận vào năm 2000 xuất phát từ tập đoàn MH: MH 5/4, MH 4/5, MH 2/7, MH 2/6 và MH 3/5, đặc biệt có tiềm năng năng suất rất cao, có thể đạt tới năng suất 3.000 – 4.000 kg/ha Lồng ghép với dự án “Phát triển giống điều giai đoạn 2000-2005” thuộc chương trình giống Quốc Gia, tính đến năm 2005 khoảng 26.000.000 cây giống ghép (tương đương với 130.000 ha) của những giống điều này đã được đưa vào sản xuất, đặc biệt là dùng để xây dựng các vườn nhân chồi ghép cho các cơ sở sản xuất giống ở các tỉnh trồng điều ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Một tập đoàn gồm 42 dòng vô tính điều có triển vọng được trồng từ năm 1999 và 15 dòng điều có triển vọng và
14 tổ hợp lai được nhập nội từ Thái Lan và Úc đang được đánh giá tại trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc, Thống Nhất, Đồng Nai
- Các phương pháp ghép điều đã được tiến hành nghiên cứu và một quy trình kỹ thuật sản xuất giống điều ghép đã được xây dựng và dùng để tập huấn cho nông dân tự sản xuất cây điều ghép Viện kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã thành công trong việc xây dựng mô hình nông dân sản xuất giống điều ghép Các hộ nông dân này đã hình thành được vườn nhân chồi ghép, vườn sản xuất cây ghép và đã tự sản xuất cây ghép cung cấp cho mình và bán cho nông dân vùng lân cận
- Các nghiên cứu về phân bón và kỹ thuật chăm sóc vườn điều trong hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và thu hoạch đã và đang được nghiên cứu Việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh đang được tiến hành Ngoài các đối tượng gây hại nêu ở phần
Trang 23trên bệnh thán thư được coi là một trong những tác nhân gây khô bông và rụng trái non ở
cây điều Việc tìm thấy vi khuẩn Xanthomonas gây hại trên trái non là một tác nhân gây
bệnh mới trên cây điều (Phạm Văn Biên và Nguyễn Thanh Bình, 1999)
- Tham khảo các tài liệu nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước kết hợp với các nghiên cứu trên đây của đề tài, Viện kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã xây dựng 3 quy trình kỹ thuật:
1 Quy trình kỹ thuật trồng điều
2 Quy trình kỹ thuật cải tạo thâm canh vườn điều năng suất thấp
3 Quy trình kỹ thuật nhân giống điều bằng phương pháp ghép chồi vạt ngọn và nêm ngọn Các quy trình kỹ thuật trên đây đã được Hội đồng khoa học của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận như là các quy trình kỹ thuật tạm thời để làm cơ sở khoa học cho các địa phương quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu và nông dân áp dụng vào sản xuất đại trà
Ngoài các kết quả thu được từ cơ quan chủ trì, các đơn vị tham gia đề tài cũng có những đóng góp đáng ghi nhận, đặc biệt ở việc sưu tập cây đầu dòng và chọn tạo giống Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đã chọn lọc được 2 dòng vô tính có triển vọng: ĐDH 66-14 và ĐDH 67-15 được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép khu vực hóa vào năm 2000
Bên cạnh đó một số nghiên cứu về kỹ thuật canh tác điều cũng đã bắt đầu được tiến hành Tạ Minh Sơn (2000), cho rằng năng suất cũng tăng dần theo mật độ trồng khi tăng từ 200 cây/ha lên 1.000 cây/ha trên đất đỏ vàng tại huyện Dạ Hoai - Lâm Đồng sau 3 năm trồng Tuy nhiên, các thí nghiệm của tác giả mới được thực hiện trong vài năm, cần tiếp tục theo dõi đánh giá những ưu khuyết điểm của mật độ dày này trong những năm về sau Kết quả thực hiện cải tạo vườn điều kinh doanh năng suất thấp bằng biện pháp thâm canh tổng hợp (bón phân, điều hoà sinh trưởng, tác động cơ học, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại ) tại Khánh Hoà và Lâm Đồng của Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Duyên hải nam trung bộ đã nâng năng suất hạt điều từ 300 kg/ha lên trên 1.000 kg/ha
Các kết quả nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thịt quả điều ở Việt Nam trong những năm qua có thể được tóm tắt như sau:
Trang 24Chế biến quả điều đã được nghiên cứu thăm dò tại Thuận Hải ( Ngô Tuấn Kỳ
1988 Chế biến và sử dụng các sản phẩm từ cây điều Tập huấn VIE/85/005 (FAO/UNDF)
từ 27-30/6/1988 tại Thuận Hải) Thử nghiệm chế biến quả điều tại Bình Dương (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,1990), một số đề tài nghiên cứu về rượu mùi từ quả điều (Đại học Bách Khoa Hà Nội, cục kiểm nghiệm Bộ Ngoại Thương) Gần đây cũng có nhứng nghiên cứu làm vang và rượu điều (rượu trắng) của một số cơ sở và địa phương như Đại học Tổng Hợp Hà Nội và Đại học Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh,Quảng Nam-Đà Nẵng, Sông Bé, Viện công nghệ thực phẩm TP.Hồ Chí Minh Phần lớn những nghiên cứu
này thường ở quy mô nhỏ, dùng ở mức thử nghiệm hoặc có làm hàng ngàn lít vang như ở
Xí nghiệp chế biến thực phẩm Thuận An (Sông Bé) 1987 nhưng không giữ được chất lượng Việc nghiên cứu kỹ thuật loại trừ các chất đắng chát của quả cũng chưa được quan tâm đúng mức, các tiêu chuẩn sản phẩm chưa được xây dựng, tình hình đó dẫn đến sự phát triển tự phát các loại sản phẩm từ quả điều tuỳ theo quan niệm và điều kiện của cơ
sở sản xuất Vấn đề thị trường hoá do đó cũng chỉ có tính chất địa phương, chưa có sức cạnh tranh với các sản phẩm quen dùng mặc dù không có giá trị dinh dưỡng bằng Đến nay với nhiều lý do khác nhau, chủ yếu là các vấn đề khó khăn trong khoa học công nghệ
và một phần từ tập quán thu hoạch, sử dụng, thị hiếu người tiêu dùng… mà tất cả các kết quả đó vẫn chưa được áp dụng hoàn chỉnh Vì vậy việc nghiên cứu để hoàn chỉnh đồng bộ công nghệ và thiết bị trong các quy trình chế biến các sản phẩm từ thịt quả điều là rất cần thiết để nâng cao giá trị sử dụng và đa dạng hoá các sản phẩm từ quả điều
Nhân hạt điều là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được người tiêu dùng trên nhiều nước trên thế giới ưa chuộng vì chứa một hàm lượng khá cao các chất đạm, chất béo, vitamin, acid amin và các chất khoáng rất cần cho sức khỏe con người Nếu xét về lượng thì các chất đạm có trong nhân điều tương đương với đậu nành và đậu phộng nhưng
về chất thì tương đương trứng và thịt (Woodroof, 1970)
Ở Việt Nam, nhân hạt điều vẫn chủ yếu là xuất khẩu với thị trường tiêu thụ lớn như
Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, còn lượng tiêu thụ trong nước vẫn còn thấp Chính vì vậy, tuy được biết đến và sử dụng đã lâu nhưng nhân hạt điều vẫn được xem như là một loại thức ăn cao cấp và không phải là lựa chọn đầu tiên đối với những người tiêu dùng có
Trang 25mức sống thấp Tuy nhiên, từ giữa thập niên 90, khi chế biến hạt điều thực sự trở thành một ngành công nghiệp mới ở Việt Nam, nhân điều không chỉ được xuất khẩu với lượng lớn mà còn được tiêu thụ nhiều hơn ở trong nước với giá thành của nhân điều đã trở nên chấp nhận được, đặc biệt với giá trị dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe, nhân điều đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng Nhân điều thường được tiêu thụ phổ biến dưới dạng nhân điều rang và gần đây là nhân điều rang muối bằng phương pháp chao dầu, tuy mùi vị thơm ngon nhưng sản phẩm để lâu có mùi khét và dễ ôi thiu Do đó việc nghiên cứu chế biến các lọai sản phẩm mới có chất lượng cảm quan cao từ nhân điều nhằm góp phần đa dạng hóa các sản phẩm từ điều và cung cấp cho người tiêu dùng một thực phẩm có giá trị về dinh dưỡng và y học là hết sức cần thiết
Ở nước ta, hiện hay hơn 70 nhà máy chế biến hạt điều vẫn sử dụng công nghệ chao dầu Với công nghệ này ngoài những ưu điểm truyền thống của nó như khả năng tạo màu sắc hấp dẫn của sản phẩm nhân điều cho khách hàng, đặc biệt khách hàng châu Á, thời gian bảo quản có thể kéo dài v.v… thì nó còn tồn tại một nhược điểm rất lớn đó là ảnh hưởng bất lợi của nó đến môi trường sinh thái do chất thải từ quá trình sản xuất tạo ra
Công nghệ này trước đây được dùng một thời gian dài ở Ấn độ và hiện nay Ấn độ
đã chuyển sang công nghệ hấp do nó có những ưu điểm vượt trội so với công nghệ chao dầu đặc biệt là ít gây ô nhiễm môi trường, hiệu qủa kinh tế khai thác tòan diện sản phẩm (nhân, dầu vỏ…) lớn hơn so với khi sản xuất bằng công nghệ chao dầu
Hiện nay, công nghệ hấp chưa được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và cũng chưa được đơn vị nào nghiên cứu Một vài nhà máy hay một số cơ sở sản xuất hộ gia đình tự mày mò trên cơ sở thăm quan ở nước ngòai rồi tự chuyển đổi từ công nghệ chao dầu sang công nghệ hấp nhưng cũng chưa chứng minh được tính ưu việt nổi trội của công nghệ này
so vói công nghệ chao dầu Một trong những nguyên nhân mà công nghệ hấp chưa được phổ biến rộng rãi trong sản xuất là quá trình nghiên cứu cũng như khảo nghiệm chưa được tiến hành đồng bộ và toàn diện
Trang 262.3.2 Thế giới
Diện tích điều trên toàn thế giới chiếm 1,12 triệu ha với tổng sản lượng khoảng
700 ngàn tấn hạt điều thô Tổng sản lượng nhân hạt điều trên thị trường thế giới hàng năm vào khoảng 160 ngàn tấn với tổng giá trị hơn 2 tỷ USD Ấn Độ, Brazil chiếm hơn 90% thị trường xuất khẩu điều của thế giới (FAO, 1997) Ngoài ra dầu vỏ hạt điều là một sản phẩm xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới
Ở Châu Á, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu và phát triển điều Hơn 36 giống điều đã được tuyển chọn và đưa vào sản xuất Năng suất bình quân của các giống biến động từ 7,2 kg – 24,0 kg/cây Tỷ lệ nhân thu hồi từ 25,7 – 32,0 % Đặc biệt cơ cấu giống của 8 bang trồng điều cũng đã được xây dựng và khuyến cáo cụ thể cho từng vùng Năng suất bình quân ở bang trồng điều giống mới nhiều nhất: Kerala là 1.000 kg/ha Hầu hết các nước trồng điều khác ở châu Á đều chưa có sự đầu tư thích đáng vào nghiên cứu điều Một số nước như Trung Quốc, Sri Lanca, Thái Lan, có tuyển chọn một
số giống điều năng suất cao và hạt to nhưng chưa phổ biến rộng rãi vào sản xuất
Ở Châu Phi các nước Tanazania, Mozambique đã được FAO tài trợ những chương trình nghiên cứu và phát triển điều khá lớn, đặc biệt trong việc sưu tập và bảo quản nguồn gen Van Eijnatten (1983) báo cáo mật độ trồng điều theo hàng ở Kenya là: hàng cách hàng từ 9 đến 12 m và cây cách cây từ 2 đến 3 m có thể gia tăng năng suất lên gấp 6 lần trong 5 năm đầu, 8 lần trong 10 năm đầu và 17 lần trong 25 năm đầu, khi so sánh với khoảng cách trồng 6 x 6 m Điều này cũng bước đầu được xác nhận và khuyến cáo ở Úc nơi mà khoảng cách hàng rộng thuận lợi cho việc cơ giới hóa
Ở Tây phi việc trồng điều theo mật độ và khoảng cách tùy thuộc vào các vùng sinh thái khác nhau:
+ Vùng tối ưu cho trồng điều: khoảng cách trồng ban đầu 7 x 7m (169 cây/ha) với
2 lần tỉa thưa Lần 1 vào lúc cây 5 tuổi, để lại khoảng cách 10 x 14 m (98 cây/ha) Lần 2 lúc cây 9 tuổi, để khoảng cách cuối cùng 14 x 14 m (49 cây/ha)
Trang 27+ Vùng thích hợp trồng điều: khoảng cách trồng ban đầu 6 x 6 m (256 cây/ha) với
2 lần tỉa thưa Lần 1 vào lúc cây 5 tuổi, để lại khoảng cách 8,5 x 12 m (128 cây/ha) Lần
2 lúc cây 9 tuổi, để khoảng cách cuối cùng 12 x 12 m (64 cây/ha)
+ Vùng có điều kiện cho trồng điều: khoảng cách trồng ban đầu 5 x 5 m (316 cây/ha) với 2 lần tỉa thưa Lần 1 vào lúc cây 5 tuổi, để lại khoảng cách 7 x 10 m (180 cây/ha) Lần 2 lúc cây 9 tuổi, để khoảng cách cuối cùng 10 x 10 m (100 cây/ha)
Ở Đông bắc Brazil, các vườn điều công nghiệp thường được trồng theo khoảng cách 8 x 8 m (156 cây/ha) hoặc 10 x 10 m (100 cây/ha) Ngoài ra cũng thấy trồng theo cự
ly 6 x 6 m (227 cây/ha) rồi tỉa thưa để cự ly cuối cùng 18 x 18 m (31 cây/ha)
Tại trại giống Santigodu- Karnataka- Ấn Độ đã thực hiện trồng với khoảng cách 2
x 2 m, sau 5 năm cho năng suất 338,52 kg/ha gấp 5 lần so với trồng khoảng cách 8 x 8 m cho năng suất 78,18 kg/ha
Trước đây, trong dự án Liên hiệp quốc về nghiên cứu phát triển điều ở Việt Nam: tỉnh Bình Dương, Bình Thuận, Quảng nam trồng điều thực sinh với mật độ 550 cây/ha (3
x 6 m), sau 3 năm đã chèn ép tán, tỉa bớt cây cũng không cải thiện được bộ tán mỗi cây
Những kết quả nghiên cứu ở các trạm nghiên cứu của I.F.A.C ở Malagasy, ở trạm nghiên cứu Nam Nachingwea (Tanzania), ở các trạm nghiên cứu điều ở Ấn Độ và ở Pacajus (Brazil) đã cho thấy cây điều phản ứng tốt với việc bón phân, đặc biệt với Nitơ và Phospho Trong khi với Kali, các kết quả không rõ hoặc không có, còn với Canxi lại có tác động xấu tới cây do điều ưa thích đất có độ axít yếu
Trung tâm nghiên cứu quốc gia về đào lộn hột ở Karnataka (Ấn Độ) đã xác định công thức phân bón cho cây điều tối thiểu hàng năm 500N - 120P205 - 120K20 gam/cây/năm, lượng phân được chia đều cho hai lần bón lần một vào đầu vụ mưa và lần 2 vào cuối mùa mưa lúc đất có độ ẩm thích hợp nhất
Theo Mathew Thomas M, 1982 trong năm thứ nhất cần bón một lượng 84N - 42P205 - 42K20 gam/ cây/ năm và tăng gấp đôi trong năm thứ hai, cây trưởng thành bón
Trang 28một lượng 250N - 125P205 - 125K20 gam/cây/năm, những cây cho năng suất nhiều hơn có thể tăng tới 500 gam N/cây
Liều lượng phân khoáng được khuyến cáo sử dụng cho cây điều ở Ấn Độ (gam/cây/năm): năm thứ nhất 170 N – 40 P205 – 40 K20, năm thứ hai 350 N – 80 P205 –
80 K20, năm ba và năm bốn trở đi 500 N – 125 P205 – 125 K20, từ 15 - 20 năm 750 N –
250 P205 – 250 K20
Từ trước đến nay do người dân trồng điều chưa hiểu biết nhiều về kỹ thuật trồng
và chăm sóc cây điều, nên đa số các vườn điều đều được trồng theo lối quảng canh, thiếu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc chu đáo, chưa chú trọng trong việc trồng mới giống điều ghép kết hợp với việc trồng xen các loại cây ngắn ngày trong thời kỳ cây điều chưa cho quả, nhằm phòng chống cỏ dại, cải tạo đất và tăng thu nhập cho người trồng điều
Ở Andahra Pradesh và Orissa Ấn Độ người ta trồng các mô hình hỗn hợp điều - dừa - phi lao hay trồng điều cùng với phi lao, khoảng cách trồng phi lao 1 x1 m hoặc 1,5 x 1,5 m Ở Goa người ta thấy trồng xen Bạch đàn và Tếch với điều trong những năm đầu tiên đã thành công
Mặc dù có diện tích trồng điều nhỏ gần 1000 ha nhưng Úc có trình độ thâm canh
và cơ giới hóa cao bậc nhất thế giới Năng suất bình quân từ 4.000 – 5.000 kg/ha Công tác chọn tạo giống được tiến hành rất công phu và đạt được những kết quả tốt Các dòng
vô tính ưu tú có thể đạt được năng suất 6.000 kg/ha Các quy trình kỹ thuật đã được xây dựng với trình độ thâm canh, cơ giới hóa cao như tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân tại gốc, tỉa cành tạo và thu hoạch bằng máy Tuy nhiên do việc thiếu lao động và chi phí sản xuất cao nên diện tích điều ở Úc phát triển chậm Việc tiến hành hợp tác và chuyển giao các thành quả nghiên cứu điều của Úc vào nước ta sẽ nhanh chóng đem lại những thành tựu rất to lớn và có hiệu quả kinh tế cao
Từ thế kỷ 18 ở Pháp, Brazil, Ấn Độ và một số nước Châu Phi đã biết chế biến sản phẩm từ thịt quả điều, ở Ấn Độ sản phẩm chính là rượu quả điều với sản lượng 1 triệu lít/năm Brazil là quê hương của của cây điều thì phổ biến các sản phẩm từ quả điều như
Trang 29Cashola (nước ép quả điều có ga), Cajuda (nước ép quả điều không ga), Cajuvita (vitamin quả điều), Caju aperativo (rượu điều), quả điều dầm xirô, mứt quả điều, xirô quả điều
Quả điều chín chứa khoảng 85% dịch quả, thịt quả điều có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý, có hàm lượng đường và vitamin C khá cao, có hàm lượng đường chiếm 8-10%, chủ yếu là đường khử, hàm lượng vitaminC cao gấp 4-5 lần so với chanh, 7-8 lần so với quýt, bưởi và gấp nhiều lần so với chuối,ngoài ra còn có các chất vi lượng B1, B2, PP, caroten Đặc biệt có nhiều Fe (cao gấp 30 lần so với chanh), Ca và P Tuy nhiên trong dịch quả có hàm lượng chất gây chát đắng (tanin) khá nhiều khoảng 0,3-0,5%, chính tannin gây bất lợi về mặt dinh dưỡng và cảm quan, làm giảm giá trị sử dụng của trái điều
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu xử lý nước ép quả điều Theo Augustin (1987), lọai bỏ chất tanin bằng bốc hơi quả ở áp suất 5-15 libra trong 15 phút,
xử lý trong dung dịch muối 2% hoặc acid sulfuric 0,1M trong 4-5 phút đều cho kết quả tốt Sử dụng gelatin, Polyvinypyrolidone, Ca(OH)2 là phương pháp hóa học tốt nhất để lọai bỏ chất tanin, tạo ra dịch quả điều có chất lượng tốt dùng cho chế biến các loại nước giải khát
Do đặc điểm chất lượng dinh dưỡng cao nên ngòai việc sử dụng trực tiếp nhân điều, cũng có xu hướng tiêu thụ nhân điều dưới dạng chế biến hoặc sản phẩm ăn liền có giá trị gia tăng Trên thế giới, bên cạnh các lọai thực phẩm đã và đang được sử dụng như nhân điều rang muối, sôcôla nhân điều, bánh nhân điều , nhân hạt điều có thể sử dụng dưới dạng paste dùng chung với càri để tăng thêm hương vị sản phẩm, hay trong chế biến sữa nhân điều và thông thường nhân điều có thể dùng kết hợp với các món ăn
Về chế biến hạt hiện nay trên thế giới đang tồn tại hai công nghệ chế biến điều phổ biến đó là công nghệ chao dầu và công nghệ hấp Công nghệ chao dầu có truyền thống lâu đời hơn và hiện nay đang được dùng phổ biến tại Việt Nam Công nghệ hấp ra đời muộn hơn nhưng hiện nay một số nước như Ấn Độ, Brazil đã chuyển đổi công nghệ cao dầu sang công nghệ hấp Ưu điểm cơ bản của công nghệ hấp là không gây tác hại đến môi trường sinh thái khi sản xuất và hiệu quả kinh tế tương đương hoặc vượt trội phương pháp chao dầu
Trang 30Phương pháp hấp dùng hơi nước có thể dùng hơi nước ở 100 0C hoặc hơi nước bảo hòa Quá trình xử lý bằng hấp cũng như xử lý bằng chao dầu làm cho vỏ hạt điều phồng lên tạo ra một khỏang hở giữa vỏ và nhân để quá trình cắt tách vỏ được dễ dàng
Thời gian hấp tùy thuộc độ ẩm và kích cỡ của hạt và áp suất có thể kéo dài 15 – 40 phút Khoảng hở giữa vỏ và nhân được tạo ra ở hấp thường nhỏ ơn ở chao dầu vì ở hấp do thời gian hấp kéo dài nên cả vỏ và nhân cùng xẩy ra giãn nở nhiệt, trong khi ở chao dầu nhiệt độ cao thời gian chao ngắn từ 1 – 3 phút nên giãn nở nhiệt chỉ xảy ra ở vỏ là chủ yếu Những ưu thế của phương pháp hấp so với phương pháp chao dầu như sau:
- Tỷ lệ sản phẩm nhân trắng cao hơn (theo tiêu chuẩn phân loại nhân Ấn Độ)
- Môi trường không bị ô nhiễm do không có hơi dầu của công đoạn xử lý tạo ra Chất lượng dầu vỏ điều tốt hơn
- Thiết bị đơn giản, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp
2.4 Một số thành tựu trong nghiên cứu và phát triển cây điều giống ở Việt Nam
Các giống điều đã được phép khu vực hoá: PN1, LG1, MH4/5, MH5/4, ĐDH 67-15, ĐDH 66-14 và các dòng điều có triển vọng được sử dụng trong các thí nghiệm xác định
cơ cấu giống thích nghi và xây dựng mô hình vùng nguyên liệu điều thâm canh
Từ kết quả đánh giá tập đoàn năm 2000 các dòng MH2/7, MH3/5, MH4/5, MH5/4
và MH6/2 đã được phép tiến hành khu vực hoá và đưa vào sản xuất thử ở các tỉnh phía Nam (Quyết định số 5218 BNN-KHCN/QĐ ngày 16/11/2000 của Bộ NN và PTNT) Tuy nhiên chỉ có hai dòng MH4/5 và MH5/4 tỏ ra có triển vọng và được đưa vào các thí nghiệm khu vực hoá
Tám giống điều cao sản được Bộ NN & PTNT cho phép khu vực hóa và sản xuất thử để cung cấp giống sản xuất đại trà, trong đó ba giống công nhận năm 1999: PN1, CH1
và LG1 có tiềm năng năng suất từ 2.500 - 3.000 kg/ha, có tỷ lệ nhân cao từ 27 - 34 % và kích thước hạt lớn Năm giống điều công nhận vào năm 2000 xuất phát từ tập đoàn MH:
MH 5/4, MH 4/5, MH 2/7, MH 2/6 và MH 3/5, đặc biệt có tiềm năng năng suất rất cao, có thể đạt tới năng suất 3.000 - 4.000 kg/ha
Trang 312.5 Hiện trạng canh tác cây điều tại Việt Nam
2.5.1 Phân bố, diện tích và sản lượng điều tại Việt Nam
Theo Phạm Đình Thanh (2003), cây điều được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18, nhưng việc khai thác tiềm năng kinh tế của cây điều ở Việt Nam thực sự khởi đầu từ thập niên 80, người dân được khuyến khích trồng điều lấy hạt xuất khẩu Diện tích trồng điều tập trung ở khu vực miền Trung vào phía Nam Việt Nam, phân bố ở 4 vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất, chiếm 60% diện tích trồng điều ở Việt Nam, kế đến là Duyên Hải Nam Trung Bộ (24%) và Tây Nguyên (11%), Đồng Bằng Sông Cửu Long (5%)
Diện tích điều thu hoạch của Việt Nam có khuynh hướng tăng dần theo thời gian, năm 2004 đạt 282.300 ha (FAO, 2004) Hiệp hội điều Việt Nam (2005) báo cáo diện tích điều nước ta khoảng 380.000 ha bao gồm diện tích điều trồng mới và thu hoạch Theo kế hoạch phát triển cuả Bộ Nông nghiệp và PTNT đến năm 2010 Việt Nam sẽ đưa diện tích trồng điều lên 450 đến 500 ngàn ha Năng suất bình quân 1,5 tấn/ha (vùng thâm canh 2,0 tấn/ha) Sản lượng đạt 650 đến 700 ngàn tấn, sản lượng nhân 170 ngàn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 650 đến 700 triệu USD
2.5.2 Kỹ thuật canh tác
* Giống điều
Cây điều được phát triển sớm ở vùng Đông Nam Bộ từ những năm 1986 và phát triển mạnh vào những năm 1995 Trong thời gian này điều được trồng từ hạt do các vườn điều phát triển không đồng đều và cho năng suất thấp từ 200 – 500 kg/ha, chất lượng hạt kém, hạt nhỏ: 200 hạt/kg và tỷ lệ nhân thu hồi thấp: 4,2 kg hạt/1 kg nhân
Từ năm 1995 trở đi một số nông dân đã bắt đầu trồng cây điều ghép nhân giống từ các cây điều đầu dòng được chọn lọc trong dự án nghiên cứu và phát triển cây điều có mã
số VIE-85-005/UNDP/FAO (1988-91) và của Công ty Donafoods Diện tích trồng điều bằng các giống điều ghép cao sản gia tăng nhanh sau khi các giống điều cao sản được chọn lọc và công nhận Từ năm 1999 đến nay có 130 ngàn ha trồng mới bằng các giống điều cao sản: PN1, CH1, LG1, MH4/5, MH 5/4, ĐDH 67-15, ĐDH 66-14 và các dòng điều có triển vọng Các giống điều mới cho năng suất cao 2,5 – 3,5 tấn/ha, hạt lớn 140 -
Trang 32160 hạt/kg và tỷ lệ nhân cao 28 - 32% Dự kiến trong vài năm tới khi diện tích trồng các giống điều này vào giai đoạn thu hoạch, năng suất và chất lượng hạt điều nước ta sẽ có những bước phát triển nhảy vọt
* Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Trước đây, phần lớn nông dân trồng điều tự phát chủ yếu dựa vào kinh nghiệm có được từ việc trồng các cây lâu năm khác Hơn nữa trong một thời gian dài cây điều được coi là cây lâm nghiệp để trồng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nên việc thâm canh chăm sóc cho cây điều không được quan tâm Tập quán nông dân thường trồng mật độ dày có nơi trồng khoảng cách 3 x 4 m hoặc 3 x 6 m, không phù hợp với cây điều là ưa sáng Cây điều thường không được bón phân, xịt thuốc và tỉa cành tạo tán Hậu quả là năng suất điều rất thấp, vườn điều giao tán sớm và bị sâu bệnh phá hoại nặng Năm 1999 tổng sản lượng điều nước ta khoảng 70 ngàn tấn trên diện tích khoảng 200 ngàn ha Năng suất bình quân 350 kg/ha
Từ năm 1995 trở đi việc phát triển mạnh của ngành chế biến xuất khẩu điều và mở rộng thị trường tiêu thụ nhân điều trên thế giới, nhu cầu về hạt điều nguyên liệu ngày càng cao đã nâng cao giá hạt điều làm gia tăng hiệu quả kinh tế của việc trồng điều và thu nhập cho người trồng điều Do đó diện tích điều càng được mở rộng và nông dân tích cực
áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng hạt điều
Bên cạnh đó việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật về cây điều cũng bắt đầu được Nhà nước quan tâm đầu tư Các thành quả của đề tài “Nghiên cứu nhập nội, bình tuyển, chọn
lọc giống và xây dựng mô hình thâm canh điều (Anacardium occidentale L.) giai đoạn
1999-2001 đã được nhanh chóng phổ biến vào sản xuất “Quy trình kỹ thuật trồng điều và Quy trình kỹ thuật cải tạo thâm canh vườn điều năng suất thấp” được xây dựng và ban hành năm 2000 là cơ sở khoa học kỹ thuật cho nông dân áp dụng Phối hợp với dự án
“Phát triển giống điều giai đoạn 2000-2005”, các chương trình phát triển vùng điều nguyên liệu của các địa phương và công ty chế biến xuất khẩu điều, hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật đã được tổ chức Một mạng lưới sản xuất giống đã được hình thành ở tất cả các tỉnh trồng điều từ Quảng Nam trở vào Nhiều nông dân đã xây dựng các cơ sở sản xuất giống điều cung cấp cho nông dân trong vùng nên đã làm giảm chi phí vận chuyển
Trang 33và hạ giá giống điều từ 8 -10 ngàn đồng/cây (2000) xuống còn 4 - 6 ngàn đồng/cây (2005) Trong sản xuất đã có nhiều vườn điều đạt năng suất 2,5 - 3,0 tấn/ha Một số vườn thâm canh cao và kết hợp tưới nước đã đạt năng suất 4-5 tấn/ha
Kết quả của việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật của các cơ quan nghiên cứu và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông dân đã đưa năng suất điều bình quân từ 300 - 400 kg/ha trong suốt 15 năm (cho đến 1999) lên đến 1.100 kg/ha vào năm
2005 (Hiệp hội Điều Việt Nam, 2005)
2.5.3 Tình hình sản xuất và xuất khẩu
Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều đứng hàng thứ 2 thế giới sau Ấn Độ Nhưng sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước ta là nhân điều thô chiếm khoảng 95% sản lượng nhân chế biến Thị trường nội địa chỉ chiếm khoảng 5% còn lại Ngoài các sản phẩm bánh kẹo có chứa nhân điều truyền thống, nhân điều chưa được chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao như sôcôla nhân điều và có thị trường rộng như điều rang muối để đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao giá trị sử dụng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
Trang 34Bảng 2.1: Sản xuất và xuất khẩu hạt điều và nhân điều của Việt Nam
Năm Sản lượng hạt điều (tấn) Nhân điều xuất khẩu (tấn)
458 12.000 28.000 31.000 47.000 60.000 90.000 100.000 110.000 140.000 100.000 70.000 135.000 140.000 230.000 350.000 400.000
-
- 33.6
261
286
360 1.400 6.000 9.526 18.257 23.791 33.000 26.000 16.000 30.000 38.000 63.000 80.000 110.000
(Nguồn: Hiệp hội điều Việt Nam, 2004)
Trang 35Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1 Thời gian và địa điểm điều tra
Căn cứ vào số liệu thu thập từ phòng Nông nghiệp để xác định vùng điều tra, tiến hành điều tra ở 3 xã tiêu biểu: Phú Riềng, Long Hà và Phú Trung của huyện Phước Long
- tỉnh Bình Phước trong thời gian từ 12/1/2009 - 12/5/2009
3.2 Đối tượng và nội dung điều tra
* Đối tượng điều tra: 120 nông hộ trồng điều có kinh nghiệm, có quy mô diện tích
≥ 10.000 m2
* Nội dung điều tra:
- Tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất Nông nghiệp, sản xuất cây điều ở địa phương
- Điều tra chung về tình hình nông hộ
- Điều tra thực trạng về giống, năng suất và sản lượng cây điều
- Điều tra các biện pháp kỹ thuật canh tác từ trồng đến thu hoạch và kỹ thuật chăm sóc cây điều hằng năm
- Ghi nhận tình hình các loại sâu bệnh hại chủ yếu và khảo sát về cách thức phòng trừ của người dân
3.3 Phương pháp điều tra
- Tiến hành theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal) theo mẫu điều tra soạn sẵn (phụ lục 1) kết hợp với phỏng vấn các nông hộ có diện tích trồng từ 1 ha trở lên, có kinh nghiệm lâu năm và tiến hành khảo sát thực tế với việc thu thập số liệu ở phòng nông nghiệp, phòng thống kê huyện
Trang 36Nội dung và các bước thực hiện được tiến hành:
- Thu thập các số liệu ở phòng nông nghiệp và phòng thống kê huyện
- Sơ bộ phân tích và tổng hợp dữ liệu dự thảo phiếu mẫu điều tra phỏng vấn
- Điều tra thực tế các hộ nông dân, thu thập ý kiến phỏng vấn về giống và các kỹ thuật canh tác cây điều
- Tổng hợp hệ thống các số liệu điều tra và phân tích đánh giá
3.4 Các chỉ tiêu điều tra - khảo sát
34.1 Thu thập các số liệu về yếu tố về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
- Vị trí địa lí, khí hậu, nguồn nước, giao thông
- Dân số, nhân lực lao động, tình hình sử dụng đất, quy mô diện tích, tình hình sản xuất và tiêu thụ hạt điều
3.4.2 Các thông số về giống và kỹ thuật canh tác điều
@ - Giống
- Cơ cấu và nguồn gốc của giống điều
- Nguồn cung cấp cây giống
- Năng suất của các giống điều
- Đặc điểm hình thái giống:
+ Hình dáng, kích thước, màu sắc của lá hoa, trái, hạt
+ Đặc điểm thân, phân cành, phân nhánh
+ Đặc điểm về ra hoa, phẩm chất hình thái của hạt – nhân hạt
@ - Kỹ thuật trồng
- Hiện trạng đất, diện tích trồng
- Thời vụ làm đất, phương pháp trồng, mật độ, khoảng cách, chăm sóc cây điều
- Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật như bón phân, xử lý ra hoa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Tình hình sâu bệnh hại chủ yếu và biện pháp phòng trừ
Trang 373.4.3 Điều tra về các chính sách hỗ trợ của địa phương và nguyện vọng nông hộ
- Khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất của địa phương
- Chính sách trợ giá cây giống và sản phẩm
- Khó khăn của nông hộ
- Nguyện vọng của nông hộ
Trang 38Chương 4
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Phước Long
4.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội
Phước Long là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Phước Có diện tích tự nhiên là 185.497 ha, gần bằng 27% diện tích cả tỉnh Bình Phước và bằng khoảng 0,56% diện tích toàn quốc Trung tâm huyện lỵ nằm cách trung tâm tỉnh 55 km, cách T.p Hồ Chí Minh
175 km về phía Nam Là địa bàn có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam
Hiện nay huyện Phước Long có tới 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 19
xã và 2 thị trấn Ranh giới của huyện: ở phía Đông giáp với huyện Bù Đăng, ở phía Tây giáp với huyện Bù Đốp và Lộc Ninh, ở phía Tây Nam giáp với huyện Bình Long còn ở phía Nam giáp với huyện Đồng Phú Huyện có chung đường biên giới với Campuchia ở phía Tây Bắc và với tỉnh Đăk Nông ở phía Đông bắc
Về giao thông: Đường ĐT 741 có chiều dài 135,8 km nối Bình Dương với tỉnh Bình Phước trong đó chạy qua huyện Phước Long Quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây Nguyên qua tỉnh Bình Phước về Thành Phố Hồ Chí Minh có chiều dài 112,7 km trong đó chạy qua địa bàn xã Phú Trung, Phước Tín và Bù Na của huyện Phước Long
Về dân số và nguồn lao động: theo số liệu thống kê của Phòng thống kê huyện (2009) thì toàn huyện hiện có 192.591 người, mật độ dân số là 104 người/km2, có 46.332
hộ dân, tỷ lệ tăng tự nhiên là 19,98% Nguồn lao động tham gia hoạt động kinh tế tính trong năm 2008 là 86.840 người, trong đó nguồn lao động phát triển ngành Nông nghiệp rất dồi dào Chia theo ngành thì lao động Nông - Lâm nghiệp có 60.340 lao động trong tổng số 86.840 lao động với các ngành nghề chia theo độ tuổi lao động trong huyện Theo