1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng các câu chuyện kể về bác hồ trong các buổi chào cờ đầu tuần nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT thọ xuân 4

23 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 529 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÁC CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC HỒ TRONG CÁC BUỔI CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG CÁC CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC HỒ TRONG CÁC BUỔI CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO

ĐỨC CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn

SKKN thuộc môn: Ngoài giờ lên lớp.

THANH HÓA, NĂM 2018

Trang 2

MỤC LỤC Trang

1.6 Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 7

1.7 Tính sáng tạo về khoa học thực tiễn của vấn đề: 7

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 8

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 9

2.3 Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề nêu trên 10

2.3.1 Xây dựng kế hoạch kể chuyện 10

2.3.2 Phân công kể chuyện 13

2.3.3 Rút ra những bài học về đạo đức trong mỗi câu chuyện 13

2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, bản thân,

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Thực hiện các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” do Bộ Chính trị và Ban thường vụ tỉnh ủy phát động, nhằm tiếp tục nângcao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cáchcủa Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xâydựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệvững chắc Tổ quốc Theo đó, mọi cơ quan, ban ngành đoàn thể trong cả nước nóichung và Thanh Hóa nói riêng đã và đang tích cực thi đua thực hiện bằng nhiều hìnhthức khác nhau Sau hơn 10 năm cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” đã được tổ chức sâu rộng trên phạm vi cả nước và gặt hái đượcnhiều kết quả to lớn

Tuy nhiên, như chúng ta cũng thấy trong bối cảnh xã hội hiện nay, với mặt tráicủa cơ chế thị trường và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đếnnhững sai phạm đáng tiếc như: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, trốnhọc, nghỉ học không rõ lý do, nói tục, chửi thề, ý thức phấn đấu kém, thiếu ước mơ,hoài bão, lập thân, lập nghiệp … Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi trụythông qua các phương tiện như phim ảnh, game, mạng Internet… làm ảnh hưởng đếnnhững quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh,nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này Vì vậy, nếukhông có biện pháp giáo dục đúng đắn và kịp thời thì số học sinh này sẽ tăng nhanh,gây hậu quả lớn cho gia đình và xã hội

Do đó, từ nhiều năm nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPTnói chung và Trường THPT Thọ xuân 4 nói riêng luôn được Cấp ủy chi bộ, Ban giámhiệu nhà trường sát sao chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên làm tốt công tác này Vìvậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh đã được thực hiện ngay từ khi các em bướcvào trường

Trang 4

Tuy nhiên, trong nhiều biện pháp giáo dục, bản thân tôi nhận thấy biện pháp

mang lại hiệu quả thiết thực nhất có lẽ là thông qua tiết chào cờ đầu tuần Bởi việcchào cờ đầu tuần vô cùng thiêng liêng đối với người dân mỗi nước Đối với họcsinh, tiết chào cờ đầu tuần góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyệnnhân cách, từ những việc nhỏ như: Ham học, ham làm, siêng năng, cần kiệm đếnnhững việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi người Nếu tiếtchào cờ mỗi sáng thứ hai trở thành những tiết học thú vị thì chúng sẽ là động lựcgiúp học sinh hào hứng bước vào tuần học mới Vì vậy mà giờ chào cờ, hát Quốc

ca, giáo dục các giá trị đạo đức vào sáng thứ hai hàng tuần vô cùng quan trọng và ýnghĩa

Để có được những buổi chào cờ thành công, trước hết phải luôn có ý tưởngmới, thay đổi hình thức và nội dung các buổi sinh hoạt mang tính giáo dục Cải tiến,đổi mới nội dung và hình thức buổi chào cờ là một công việc thường xuyên và mới

mẻ trong tình hình hiện nay

Trang 5

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến công tác giáo

dục và đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng, của nhân

dân ta Trong thư gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp

hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường

quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các

em” Và theo Người, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, của các

nhà trường là phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức cho người học, nhất là thế hệ

trẻ

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục thế hệ trẻ, nhất là giáo dục cho họ

có "cái nền" đạo đức cách mạng để họ trở thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên".

Bác Hồ đã từng nói "thanh niên là mùa xuân của xã hội", "là người chủ tương lai của

nước nhà", là người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng; là lực lượng to lớn, đội

quân xung kích của cách mạng; nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần

lớn là do các thanh niên" Người căn dặn "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức

cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa" và" các cấp ủy cần phải

lãnh đạo chặt chẽ và ra sức giúp đỡ đoàn phát triển cho tốt"

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và Đảng ta luôn khẳng định vai trò, vị trí quan

trọng của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, coi lực lượng thanh niên là “trụ cột

của nước nhà” Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đặc biệt quan tâm

bồi dưỡng, giáo dục và đào tạo thanh niên để các thế hệ trẻ thực sự là đội quân chủ

lực cách mạng Đặt niềm tin yêu vào thế hệ trẻ nước nhà, trong Di chúc của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, nhiều lần Người viết về thanh niên với tấm lòng thương yêu vô hạn

của vị cha già dân tộc Người căn dặn Đảng ta với trách nhiệm là Đảng cầm quyền

cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành

những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”

Chính vì thế, bản thân tôi thiết nghĩ là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục

Công dân - Báo cáo viên của chi bộ mình phải làm gì đó để tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh đến với các em học sinh một cách thiết thực và hiệu quả nhất Vì lý do đó,

Trang 6

bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong

các buổi chào cờ đầu tuần nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Thọ xuân 4” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Qua việc học tập và nghiên cứu các chuyên đề về cuộc vận động “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đối chiếu với những vấn đề cấp bách

trong thực trạng giáo dục mà Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nêu: “Đặc biệt

đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức,

mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục

tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh…tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện”

Thực hiện đề tài: “Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong các buổi

chào cờ đầu tuần nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT” với mục đích:

- Góp phần cùng nhà trường đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh vớimong muốn chuyển tải tư tưởng, đạo đức của Người in dấu trong tư tưởng và cuộcsống học sinh Qua đó học sinh có ý thức từ những việc làm, việc học tập và ứng xửvới mọi người xung quanh các em thể hiện tính văn hóa của người chủ tương lai củađất nước

- Từ việc giới thiệu những đức tính giản dị, mẫu mực cũng như nhân cách, lốisống của Bác đến gần với lứa tuổi học sinh, từ đó các em tự soi rọi lại bản thân mình,

với phương châm “Mưa dầm, thấm sâu” góp phần khắc phục sự xuống cấp về đạo

đức, lối sống của một bộ phận học sinh nhà trường

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh Trường THPT Thọ xuân 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 7

- Phân tích, tổng hợp, theo dõi, quan sát về công tác giáo dục đạo đức học sinh

nói chung, của trường THPT Thọ xuân 4 nói riêng trong các năm học

- Nghiên cứu thực tiễn các hoạt động giáo dục đạo đức trong và ngoài nhàtrường; phỏng vấn; thống kê, xử lý số liệu…

1.5 Thời gian nghiên cứu:

Thực hiện trong 2 năm: 2016 – 2017 và 2017 – 2018

1.6 Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

- Là một chuyên đề mới mang tính nhân văn sâu sắc, ý tưởng được hình thành

ngay sau khi bản thân được tiếp thu các chuyên đề về cuộc vận động “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được vận dụng một cách linh hoạt, khoa

học lồng ghép trong tiết chào cờ đầu tuần từ năm học 2016 đến năm 2018 để gópphần giáo dục đạo đức cho học sinh

- Qua việc đăng ký kể chuyện “với những câu chuyện ngắn về Bác Hồ”, giúp

học sinh có thể tự sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, những câu chuyện kể về Bác Hồ để đưavào chỉ tiêu về học tập, lao động, học tập thực hành tiết kiệm chống lãng phí theogương Bác Hồ một cách cụ thể, từ đó giúp các em hoàn thiện đạo đức của mình

1.7 Tính sáng tạo về khoa học thực tiễn của vấn đề:

- Chuyên đề sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong tiết chào cờ đầu tuần

là sự vận dụng sáng tạo của bản thân qua việc được bồi dưỡng học tập các chuyên đề

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Sau giờ chào cờ đầu tuần, giúp học sinh kỹ năng kể những câu chuyện về Báctrước thầy cô, tập thể bạn bè và hơn hết là trước cờ Tổ quốc các em có ý thức học tậptốt, trau dồi đạo đức nhân cách, lối sống tốt

Trang 8

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của đề tài

Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xâydựng thế giới tâm hồn của mỗi con người Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đạinào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý của cácnhà lãnh đạo và các thành viên xã hội

Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thôngtin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thựcdụng, trong mọi gia đình, cha mẹ phải bươn chải để mưu sinh trong cuộc sống, bỏquên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa của gia đình đối với các

em không còn nữa

Trong công tác giáo dục ở nhà trường, đã có thời gian dài chúng ta chỉ coi

trọng việc dạy “Chữ”, nghĩa là làm sao cho học sinh học thật giỏi là được mà quên đi một điều quan trọng dạy cho học sinh “Học làm người”, quên đi việc tạo cho các em

có một sân chơi bổ ích với các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc,các em không được nhà trường cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhậpcộng đồng Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi

vô bổ, bạo lực, số còn lại thì tỏ ra thờ ơ không quan tâm đến mọi việc chung quanh,lạnh lùng, vô cảm, ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình Đã có rất nhiều lời cảnhbáo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên Các

em sẵn sàng ấu đả nhau chỉ vì một cái nhìn không thiện cảm, nhạo báng xem thườngbạn, chỉ vì ăn mặc không đúng mốt,…tệ hại hơn là nhạo báng thầy, cô giáo… Tất cảnhững hành động ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tácgiáo dục

Trang 9

Chỉ thị số 06, 03, 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT của Bộ

Giáo dục & Đào tạo về triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực” như một làn gió mới mang đến sự lạc quan giúp tôi thực hiện ý tưởng

“ Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong các buổi chào cờ đầu tuần nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT”

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thuận lợi:

- Có các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh hóa, của Ban chỉ

đạo thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh” của huyện Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch thực hiện cuộc

vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên nói chung, học sinh trườngTHPT Thọ xuân 4 nói riêng luôn nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ đắc lực của Cấp

ủy, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm các lớp trong việc tổchức thực hiện các mẩu chuyện về Bác Hồ theo kế hoạch được giao

Trang 10

- Đội ngũ thầy cô giáo đều là những người trẻ, có tri thức, năng động, sáng tạo,giàu lòng tâm huyết, luôn coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Được sự đồng thuận và nhất trí cao của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhàtrường

2.2.2 Khó khăn:

- Trường THPT Thọ Xuân 4 là một trường có chất lượng học sinh đầu vàothấp Số học sinh cá biệt, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, chưa có quyết tâm, lười học,thường hay bỏ tiết đi chơi, không làm bài tập, tự ý viết giấy nghỉ học, nghỉ học khôngphép, lười lao động… có xu hướng ngày càng tăng

- Điều đáng lo ngại một bộ phận học sinh ý thức đạo đức đi xuống, có lối sốngthực dụng, thiếu ước mơ, thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp… Động cơ học tập vìdân giàu, nước mạnh, vì lý tưởng còn mờ nhạt nên khi thực hiện chuyên đề phải xâydựng kế hoạch cho phù hợp khả năng nhận thức của các em

- Là chuyên đề mới nên việc thực hiện chuyên đề cần phải có kế hoạch cụ thểcho từng tháng và từng năm học Việc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tưtưởng và đạo đức Hồ Chí Minh ở một số học sinh chưa cụ thể, còn mang tính chiếulệ

2.3 Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề nêu trên

2.3.1 Xây dựng kế hoạch kể chuyện

Trong 2 năm học vừa qua, bản thân đã tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện

chuyên đề và triển khai cho toàn thể học sinh nhà trường dưới phương châm“Mỗi

tuần một câu chuyện đạo đức Bác Hồ” vào tiết chào cờ thứ hai hàng tuần với thời

lượng tối đa là 10 phút

Các lớp tự chọn hoặc căn cứ vào kế hoạch những câu chuyện kể có thật vềtấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chủ đề hàng tháng đăng ký với Đoàn thanhniên để phân công và giới thiệu kể chuyện

* Tháng 9 với chủ đề giáo dục: “Truyền thống nhà trường”

Các câu chuyện được kể xoay quanh “Đạo đức Bác Hồ, Bác Hồ với nhà

trường” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như sau:

Trang 11

1 Những lời Bác dạy về đạo đức

2 Thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường

3 Ấn tượng những lần Bác Hồ đến thăm trường

4 Thời gian qúy báu lắm

5 Điều Bác Hồ, yêu nhất, ghét nhất…

* Tháng 10 với chủ đề giáo dục: “Chăm ngoan học giỏi”

Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Nhân cách Bác Hồ, Bác Hồ với

học sinh” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như sau:

1 Bác dạy: “Phải chăm chỉ học tập”

2 Bác Hồ với Trung thu độc lập đầu tiên

3 Các em sạch và ngoan thật

4 Nhân cách Bác Hồ

5 Cách sử dụng tiền bạc của Bác Hồ…

* Tháng 11 với chủ đề giáo dục: “Tôn sư trọng đạo”

Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục

và truyền thống tôn sư trọng đạo” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác

như sau:

1 Bác Hồ với sự nghiệp trồng người

2 Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục của dân tộc

3 Bác dặn: Thầy giáo thì phải hiểu học trò, phải thực sự thương yêu, chămsóc học trò Dạy học, không phải dạy trên lớp mà còn phải liên hệ với gia đình, đoànthể

ầ4 Bác Hồ với việc sử dụng nhân tài

5 Điều lo của Bác cách đây 35 năm…

* Tháng 12 với chủ đề giáo dục: “Uống nước nhớ nguồn”

Các câu chuyện được kể xoay quanh “Truyền thống uống nước nhớ nguồn

của dân tộc Việt Nam ta”; vì: "Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống đạo lý nhân ái

có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam Truyền thống tốt đẹp này đã và đang đượcnhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà

Ngày đăng: 17/09/2018, 14:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ Chính trị về tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
2. Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục &ĐT về thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh
3. Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách HồChí Minh
4. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về Giáo dục &ĐT, KH&CN Khác
6. Một số lời dạy và mẩu chuyện về Tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hà Nội năm 2007 Khác
8. Hồ Chí Minh với Giáo dục - Đào tạo- Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa – năm 2003 Khác
9. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ- Nhà xuất bản từ điển Bách khoa - Hà Nội - năm 2007;10. Đạo đức học… Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w