1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề CỦNG cố và hệ THỐNG KIẾN THỨC hóa học

27 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 : CỦNG CỐ KIẾN THỨC 5 1.1. KHÁI NIỆM 5 1.2. VAI TRÒ CỦA CỦNG CỐ KIẾN THỨC 5 1.3. NHIỆM VỤ CỦA CỦNG CỐ KIẾN THỨC 6 1.3.1. Xác định và làm rõ trọng tâm bài học. 6 1.3.2. Nhắc lại kết hợp với mở rộng những kiến thức cơ bản 6 1.3.3. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức 6 1.3.4. Hệ thống hóa kiến thức 7 1.3.5. Nâng cao tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh 7 1.4. PHÂN LOẠI 7 1.4.1. Củng cố từng phần và củng cố toàn bài 7 1.4.2. Củng cố bước đầu và củng cố tiếp theo 8 1.4.3. Củng cố giản đơn và củng cố phát triển 9 1.5. MỘT SỐ HÌNH THỨC CỦNG CỐ KIẾN THỨC 9 1.5.1. Nhắc lại ý nhưng minh họa bằng ví dụ khác 10 1.5.2. Nhắc lại nhưng phát triển thêm 10 1.5.3. Trình bày vấn đề dưới hình thức khác 10 1.5.4. Trình bày vấn đề dưới góc độ khác 12 1.5.5. Trình bày lật ngược lại vấn đề 12 1.5.6. Củng cố bằng cách đặt câu hỏi 12 1.5.7. Củng cố bằng cách ra một bài tập, một câu hỏi 13 1.5.8. Củng cố bằng cách so sánh với những kiến thức đã học 13 1.5.9. Củng cố bằng cách hệ thống hóa kiến thức 14 1.5.10. Củng cố bằng hoạt động của người học 15 1.5.11. Củng cố bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức. 16 1.5.12. Đặt vấn đề hoặc câu hỏi để học sinh về nhà suy nghĩ và tìm lời giải đáp. 17 1.6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 17 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC 19 2.1. KHÁI NIỆM 19 2.2. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIẾN THỨC 19 2.3. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG KIẾN THỨC 20 2.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG KIẾN THỨC 20 2.4.1. Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, đồ thị 20 2.4.2. Chia dạng bài tập 27 2.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỆ THỐNG KIẾN THỨC 31 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 Tri thức con người có được là nhờ vào quá trình tích lũy lâu dài. Muốn có được tri thức đó chúng ta không chỉ có một trí nhớ tốt mà quan trọng hơn là một phương pháp để khắc sâu kiến thức mà bản thân đã thu nhận được trong mênh mông của tri thức nhân loại. Chính vì vậy củng cố và hệ thống kiến thức là rất quan trọng và cần thiết. Trong quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông củng cố và hệ thống kiến thức là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình dạy học. Củng cố sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức một cách vững chắc hơn. Hệ thống kiến thức sẽ giúp các em sắp xếp lại kiến thức theo một trật tự logic để dễ dàng vận dụng khi cần thiết. Nếu như mở đầu bài giảng là khúc nhạc dạo đầu của một bài hát thì củng cố kiến thức là một màn đồng ca khép lại chương trình buổi hòa nhạc. Một giáo viên muốn trở thành một giáo viên giỏi thì không thể coi nhẹ củng cố và hệ thống hóa kiến thức. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Củng cố và hệ thống kiến thức” làm đề tài nghiên cứu.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

dạy học Hóa học- K23

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 : CỦNG CỐ KIẾN THỨC 5

1.1 KHÁI NIỆM .5

1.2 VAI TRÒ CỦA CỦNG CỐ KIẾN THỨC 5

1.3 NHIỆM VỤ CỦA CỦNG CỐ KIẾN THỨC 6

1.3.1 Xác định và làm rõ trọng tâm bài học 6

1.3.2 Nhắc lại kết hợp với mở rộng những kiến thức cơ bản 6

1.3.3 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức 6

1.3.4 Hệ thống hóa kiến thức 7

1.3.5 Nâng cao tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh 7

1.4 PHÂN LOẠI 7

1.4.1 Củng cố từng phần và củng cố toàn bài 7

1.4.2 Củng cố bước đầu và củng cố tiếp theo 8

1.4.3 Củng cố giản đơn và củng cố phát triển 9

1.5 MỘT SỐ HÌNH THỨC CỦNG CỐ KIẾN THỨC 9

1.5.1 Nhắc lại ý nhưng minh họa bằng ví dụ khác 10

1.5.2 Nhắc lại nhưng phát triển thêm 10

1.5.3 Trình bày vấn đề dưới hình thức khác 10

1.5.4 Trình bày vấn đề dưới góc độ khác 12

1.5.5 Trình bày lật ngược lại vấn đề 12

1.5.6 Củng cố bằng cách đặt câu hỏi 12

1.5.7 Củng cố bằng cách ra một bài tập, một câu hỏi 13

1.5.8 Củng cố bằng cách so sánh với những kiến thức đã học 13

1.5.9 Củng cố bằng cách hệ thống hóa kiến thức 14

1.5.10 Củng cố bằng hoạt động của người học 15

1.5.11 Củng cố bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức 16

1.5.12 Đặt vấn đề hoặc câu hỏi để học sinh về nhà suy nghĩ và tìm lời giải đáp 17

Trang 3

1.6 MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 17

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC 19

2.1 KHÁI NIỆM 19

2.2 VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIẾN THỨC 19

2.3 NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG KIẾN THỨC 20

2.4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG KIẾN THỨC 20

2.4.1 Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, đồ thị 20

2.4.2 Chia dạng bài tập 27

2.5 MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỆ THỐNG KIẾN THỨC 31

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Tri thức con người có được là nhờ vào quá trình tích lũy lâu dài Muốn có được tri thức đó chúng ta không chỉ có một trí nhớ tốt mà quan trọng hơn là một phương pháp để khắc sâu kiến thức mà bản thân đã thu nhận được trong mênh mông của tri thức nhân loại Chính vì vậy củng cố và hệ thống kiến thức là rất quan trọng và cần thiết.

Trong quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông củng cố và hệ thống kiến thức là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình dạy học Củng cố sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức một cách vững chắc hơn Hệ thống kiến thức sẽ giúp các em sắp xếp lại kiến thức theo một trật tự logic để dễ dàng vận dụng khi cần thiết.

Nếu như mở đầu bài giảng là khúc nhạc dạo đầu của một bài hát thì củng

cố kiến thức là một màn đồng ca khép lại chương trình buổi hòa nhạc Một giáo viên muốn trở thành một giáo viên giỏi thì không thể coi nhẹ củng cố và hệ thống hóa kiến thức Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Củng cố và hệ thống kiến thức” làm

đề tài nghiên cứu.

Trang 4

CHƯƠNG 1:

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

1.1 KHÁI NIỆM [7]

- Theo từ điển tiếng Việt:

Củng cố (động từ) : nhớ lại để nắm vững và nhớ cho kĩ hơn

• Củng cố kiến thức: làm cho kiến thức đã tiếp thu được trở nên vững chắc

hơn

- Củng cố kiến thức thuộc phạm trù của mục đích dạy học

- Củng cố bài là một khâu của quá trình giảng dạy

1.2 VAI TRÒ CỦA CỦNG CỐ KIẾN THỨC [2 tr 30]

“Củng cố bài là một khâu không thể thiếu trong quá trình giảng dạy Nó thể hiện được tính toàn vẹn của bài giảng Thông qua việc củng cố, ôn luyện mà giáo viên có thể khắc sâu kiến thức cho học sinh.”

N.M.IACOPLEP

Có thể khẳng định củng cố kiến thức giữ vai trò quan trọng trong quá trìnhdạy học vì:

- Giúp HS ghi nhớ tốt các kiến thức đã học

- Giúp HS nắm bài một cách vững chắc hơn

- Giúp HS rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức

- Giúp HS rèn luyện cách diễn đạt, trả lời, tái hiện các kiến thức đã học

- Hệ thống hóa kiến thức đã học

- Giúp GV đánh giá được chất lượng bài giảng

Trang 5

Bài giảng dù hay, hấp dẫn đến đâu nếu không có củng cố thì chưa thể coi làdạy tốt Có không ít giáo viên chưa thấy hết tác dụng của việc củng cố kiến thức nênthường bỏ qua hay làm một cách chiếu lệ Thực tế dạy học đã chứng minh thông quacủng cố sẽ giúp học sinh ghi nhớ tốt các kiến thức đã học Việc nhắc lại kiến thứckhi củng cố giúp ích rất nhiều cho sự ghi nhớ Củng cố bài thường xuyên còn giúpgiáo viên đánh giá được chất lượng bài giảng, mức độ lĩnh hội kiến thức của họcsinh, từ đó có biện pháp bổ sung và sửa chữa kịp thời phương pháp lên lớp của mình.

Như vậy, có thể thấy củng cố là:

- Giai đoạn chốt lại những tri thức và kĩ năng quan trọng đã truyền thụ

- Giai đoạn hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo chohọc sinh

- Căn cứ quan trọng để đánh giá tiết dạy tốt

1.3 NHIỆM VỤ CỦA CỦNG CỐ KIẾN THỨC [2]

1.3.1 Xác định và làm rõ trọng tâm bài

học.

1.3.2 Nhắc lại kết hợp với mở rộng

những kiến thức cơ bản

Nhắc lại (có thể kết hợp mở rộng) những

kiến thức cơ bản để học sinh nhớ lâu Tuy nhiên,

củng cố không chỉ đơn giản nhắc lại kiến thức

hoặc giúp học sinh mau nhớ bài Người giáo viên

ngoài củng cố sơ bộ nội dung bài học còn mở rộng

và củng cố tiếp theo tri thức mà học sinh vừa lĩnh

hội

1.3.3 Tập cho học sinh vận dụng kiến thức đã học

Nhìn lại nhiệm vụ giáo dục tổng thể, giáo viên không chỉ truyền đạt tri thứccho học sinh mà còn dạy các em cách tìm lấy tri thức, cách nghiên cứu, vận dụngnhững tri thức vào cuộc sống để ứng dụng và giải thích được một số hiện tượng thực

tế xung quang các em Có những vấn đề mặc dù học sinh hiểu nội dung lý thuyếtnhưng khi ứng dụng giải bài tập thường lúng túng hoặc mắc phải sai phạm

Trang 6

+ Chốt lại những ý chính của phần đó.

+ Đặt ra vấn đề mới mà kiến thức vừa lĩnh hội có thể giải quyết được

- Củng cố toàn bài:

+ Sơ bộ ôn luyện những kiến thức trọng tâm của bài

+ Giáo viên sử dụng các phương pháp thích hợp để khắc sâu kiến thức vàmang lại hứng thú học tập cho học sinh

Nhìn chung vấn đề củng cố bài không chỉ dừng lại trong một tiết học Việccủng cố thường được lặp lại ở những bài học tiếp theo với nội dung kiến thức tương

tự hoặc bổ sung cho nhau

1.4.2 Củng cố bước đầu và củng cố tiếp theo

Củng cố bước đầu là hình thức nhắc lại, khắc sâu kiến thức nền tảng

vừa mới được hình thành Những kiến thức này còn được sử dụng trong suốt quá

trình học tập của học sinh vì vậy sẽ được người học tái hiện lại nhiều lần Củng cốbước đầu có vai trò quan trọng vì nó giúp học sinh hình thành những “ấn tượng” banđầu về những kiến thức nền tảng và căn bản

Ví dụ: Trong chương trình hóa học phổ thông, phần kiến thức về axit sunfuric

được dạy ở chương trình lớp 9 (bài Axit) và chương trình lớp 10 ( bài Axit sunfuric)

Như vậy: khi GV dạy xong bài Axit (lớp 9) giáo viên khắc sâu các kiến thức

về tính chất hóa học chung của axit trong đó có axit H2SO4 (củng cố bước đầu) Đếnkhi dạy bài Axit sunfuric ở lớp 10, GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất chung của axit

từ đó cho biết tính chất của axit sunfuric loãng, đặc và giải thích vì sao H2SO4 đặc cónhững tính oxi hóa mạnh (củng cố tiếp theo)

Củng cố tiếp theo nhằm mục đích khắc sâu kiến thức trọng tâm chohọc sinh đồng thời kiểm tra học sinh lĩnh hội tài liệu một cách có ý thức hay không

Có nhiều học sinh hiểu bài nhưng không vận dụng được vào thực tế, giải bài tập, do

đó giáo viên không chỉ củng cố sơ bộ trong một tiết học mà còn phải củng cố tiếptheo

Ví dụ : dạng bài tập lập công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ cứ lặp đi

lặp lại trong chương trình hóa học lớp 11 và hóa học lớp 12

Củng cố tiếp theo được thực hiện bằng kiểm tra thường kì các kiến thức đã

học Thông qua:

- Khi nghe bạn trả lời, HS tái hiện bài học trong trí nhớ và sửa chữa nhữngnhận thức sai của mình

- Khi làm bài kiểm tra viết, làm thí nghiệm

- Tiếp thu tri thức mới trên nền tảng kế thừa tri thức cũ Giáo viên dựa vàonhững điều đã học để ôn tập thì hiệu quả của việc củng cố sẽ được nâng lên.Như vậy tri thức cũ sẽ là nền tảng để tiếp thu tri thức mới, còn cái mới lại là sự

Trang 7

mở rộng đào sâu từ cái cũ Nhờ đó tri thức mà học sinh tiếp nhận sẽ logic chặtchẽ hơn.

- Các quá trình học tập ngoài lớp như: quan sát và giải thích các hiện tượngtrong cuộc sống, tham quan các quy trình sản xuất…

1.4.3 Củng cố giản đơn và củng cố phát triển

Nếu củng cố chỉ được tiến hành bằng sự tái hiện giản đơn, không có một cái

gì mở rộng thì sẽ dẫn đến sự ghi nhớ những điều đã học một cách thô sơ (củng cố giản đơn) Vì vậy khi củng cố, GV có thể hệ thống hóa kiến thức đồng thời kết hợp

mở rộng thêm vốn hiểu biết của học sinh (củng cố phát triển).

1.5 MỘT SỐ HÌNH THỨC CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Củng cố không đơn thuần là lặp lại những vấn đề đã trình bày, nếu chỉ đơn

thuần là “nhắc lại” thì họcsinh sẽ cảm thấy nhàmchán Có thể củng cố dướicác hình thức sau:

1.5.1 Nhắc lại ý nhưng minh họa bằng ví dụ khác

Ví dụ : Em hãy nhắc lại tính chất hóa học của axit sunfuric đặc và axit

sunfuric loãng Viết các phương trình phản ứng minh họa (các phản ứng khác vớiphản ứng trong sách giáo khoa)

1.5.2 Nhắc lại nhưng phát triển thêm

Ví dụ : Bài “Axit cacboxylic tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế”, khi

củng cố giáo viên toàn bài giáo viên nói thêm HCOOH có khả năng khử Ag+ thành

Ag kim loại vừa có nhóm cacboxyl vừa có nhóm anđehit

Trang 8

1.5.3 Trình bày vấn đề dưới hình thức khác

Trình bày vấn đề bằng hình thức khác như thay lời nói bằng sơ đồ hình vẽ …

Ví dụ: Chỉ dùng một hóa chất, hãy nhận biết các dd: NaOH, HCl, Na2CO3,Ca(OH)2

Thay vì trình bày bài nhận biết như thông thường giáo viên yêu cầu học sinhlập bảng để trình bày

Thuốc thử NaOH HCl Na2CO3 Ca(OH)2 Kết luận

Quỳ tím Xanh (1) Đỏ (2) Xanh (3) Xanh (4) Nhận được

HCl

HCl

Có phảnứng nhưngkhông cóhiện tượng(5)

x

Sủi bọtkhí (CO2)(6)

Có pư nhưngkhông có hiệntượng

Nhận đượcNa2CO3

Na 2 CO 3 không phản

Có kết tủatrắng tạothành(CaCO3)(7)

Nhận đượcCa(OH)2 vàNaOH

Trang 9

(5) NaOHHCl  NaClH2O

(6) Na2CO3HCl   2NaClCO2  H2O

(7) Ca(OH)2Na2CO3  CaCO3  2NaOH

1.5.4 Trình bày vấn đề dưới góc độ khác

Ví dụ: Khi dạy bài “Axit, bazơ và muối” giáo viên củng cố bài bằng câu hỏi: Theo thuyết Areniut: NH4+, CO32- có phải là axit, bazơ hay không ? Trình bày ưu điểm của thuyết Bronsted

1.5.5 Trình bày lật ngược lại vấn đề

Ví dụ: Khi giảng dạy bài “Anken”, giáo viên có thể đặt vấn đề với học sinh

như sau:

GV: Em hãy cho biết mối liên hệ về số mol của CO 2 và H 2 O trong phản ứng cháy ?

HS : Số mol CO2 bằng số mol H2O

GV: Nếu đốt cháy một hidrocacbon mà số mol CO 2 và H 2 O bằng nhau ta suy

ra hidrocacbon đó là anken được không?

HS: Không được vì có thể là anken nhưng cũng có thể là xicloankan, chỉ có thể kết luận CTPT của hidrocacbon là CnH2n mà thôi

1.5.6 Củng cố bằng cách đặt câu hỏi

Ví dụ: Khi giảng dạy bài “Ankin”, giáo viên có thể đặt câu hỏi sau với học

sinh:

Em hãy

1 So sánh công thức cấu tạo của anken và ankin

2 Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa cho tính chất hóa học của ankin Trong các phản ứng đó phản ứng nào là phản ứng đặc trưng?

3 Cho biết điều kiện để một ankin tham gia phản ứng thế với AgNO3/NH3

1.5.7 Củng cố bằng cách ra một bài tập, một câu hỏi

Ví dụ: Khi dạy bài “Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li” (lớp 11),

giáo viên củng cố bài học bằng cách ra một bài tập:

Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng nếu xảy ra:

a Al2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →……… …….

b FeS + HCl →……….………

c Na2CO3 + H2SO4 →………

d CH3COONa + H2SO4 →……… ……

2

NH + H O H O + NH

CO  + H O HCO + OH 

  

 

  

 

Trang 10

1.5.8 Củng cố bằng cách so sánh với những kiến thức đã học

Ví dụ: Khi giảng dạy bào bài “Glucozơ” trong chương trình hóa học lớp 12.

Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh công thức cấu tạo, tính chất hóa học của

glucozơ với glixerol và andehit đơn chức Thông qua việc so sánh này học sinh sẽ

nhớ bài lâu hơn

1.5.9 Củng cố bằng cách hệ thống hóa kiến thức (Trình bày cụ thể trong chương 2)

Ngoài hình thức củng cố vừa nêu trên, chúng ta còn có thể sử dụng sơ đồ tưduy trong quá trình củng cố Đây là một hình thức củng cố đã được sử dụng nhiềutrên thế giới và đang được các giáo viên sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong thời giangần đây

Ví dụ: Khi giảng dạy bài “Oxi” lớp 10, giáo viên có thể củng cố bài học bằng

sơ đồ tư duy sau:

Trang 11

1.5.10 Củng cố bằng hoạt động của người học: cho học sinh phát biểu những suy nghĩ… nhận thức… của bản thân.

( Hiện tượng tràn dầu trên các đại dương)

Ví dụ: Khi giảng dạy kiến thức “Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường”lớp 12, giáo viên củng cố bài học bằng hoạt động của người học

GV : Một trong những vấn đề đang được cả thế giới quan tâm đó là vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ bắt đầu vào ngày 20 tháng 4 với vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon ngoài khơi bang Louisiana khiến 11 công nhân thiệt mạng Em hãy trình bày nhận định của bản thân em về vấn đề này

1.5.11 Củng cố bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức.

Các câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy hoặc dùng bản trong chiếu cho họcsinh quan sát, củng có thể tiến hành dưới hình thức kiểm tra viết ngắn rồi củng cốbài dựa trên những câu trả lời của học sinh

Trang 12

Việc trả lời và nhận xét của giáo viên nên diễn ra công khai trước lớp để họcsinh có thể thấy được ngay những chỗ sai của mình Đây cũng là cách giúp học sinhghi nhớ tốt bài học

Ví dụ: Khi củng cố bài “Axit nitric”, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm

nhanh 3 câu trắc nghiệm sau đây:

Câu 1: Trong công nghiệp, chất dùng để sản xuất HNO3 là

Câu 2: Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho dung dịch HNO3 tácdụng với kim loại ?

Câu 3: Cho 10 gam hỗn hợp Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội có dư, sau phản ứng thấy tạo ra 4,48 lit khí (đktc) Thành phần phần trăm khối lượng của Cu và

Al lần lượt là:

1.5.12 Đặt vấn đề hoặc câu hỏi để học sinh về nhà suy nghĩ và tìm lời giải đáp.

Ví dụ : Khi kết thúc bài “ Phân bón hóa học”, giáo viên đặt câu hỏi về nhà cho

học sinh như sau:

Em hãy dùng kiến thức hóa học để giải thích hai câu ca dao sau:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Trang 13

1.6 MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CỦNG CỐ KIẾN THỨC

- Thời gian dành cho củng cố trong một tiết học là khoảng 5 phút Tùy vào mức

độ quan trọng của kiến thức bài giảng mà thời gian củng cố khác nhau Bài họcđơn giản thì củng cố nhanh hơn, những bài khó hay kiến thức trọng tâm là kiếnthức cơ bản có ảnh hưởng đến các chương sau thì cần nhiều thời gian hơn đểcủng cố

- Củng cố kiến thức rất quan trọng và cần thiết, vì vậy nếu lỡ bị “cháy giáo án”thì người giáo viên vẫn phải cố gắng củng cố bài Không nên bỏ qua giai đoạnnày

- Các căn cứ để xây dựng hình thức củng cố kiến thức là: chuẩn kiến thức và kỹnăng, mục tiêu bài học, trình độ học sinh, điều kiện vật chất, năng lực giáo viên

và thời gian phân phối trong một tiết học cụ thể

- Nội dung câu hỏi củng cố phải khắc sâu kiến thức cho học sinh Tránh việcxem củng cố kiến thức là hình thức “nhắc lại” những gì đã dạy trong tiết học

- Hình thức củng cố phải mới lạ để kích thích ứng thú học tập của học sinh.Không nên lúc nào cũng dùng câu hỏi trắc nghiệm làm câu hỏi củng cố Điềunày sẽ gây nhàm chán cho học sinh và vô tình chúng ta làm cho học sinh hiểunhầm rằng, củng cố kiến thức là làm bài tập

- Các câu hỏi củng cố phải phong phú, đa dạng phù hợp với từng trình độ củahọc sinh

- Các kiến thức nền dùng để tạo nên các hình thức củng cố phải “ vừa sức” vớihọc sinh Đồng thời cần phát triển thêm những kiến thức mở rộng, nâng caonếu trình độ học sinh phù hợp

- Các câu hỏi củng cố phải kích thích sự tư duy của học sinh

- Có thể sử dụng các phương pháp họat động nhóm để củng cố

Ngày đăng: 16/09/2018, 19:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w