1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình kinh tế lượng phân tích sự phát triển doanh thu của ngành du lịch qua tác động của nhân tố khách quốc tế và tỷ giá (giai đoạn 2000 2017)

32 282 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 877,43 KB

Nội dung

Mô hình kinh tế lượng phân tích sự phát triển doanh thu của ngành du lịch qua tác động của nhân tố khách quốc tế và tỷ giá (giai đoạn 2000 2017). Sử dụng eviews để phân tích, và dự báo doanh thu ngành du lịch lữ hành Việt Nam trong 3 năm tới

Trang 1

(GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2017)

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Tài Thu Nhóm: 1

Khoa: Sau đại học

Hà Nội, tháng 9/2018

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 2

MỤC LỤC 3

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

PHẦN II THIẾT LẬP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH 9

1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

2 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH 11

PHẦN III KIỂM ĐỊNH VÀ KHẮC PHỤC CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY 18

1 PHÁT HIỆN KHUYẾT TẬT TƯƠNG QUAN 18

2 KIỂM TRA PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI 19

3 KIỂM TRA MÔ HÌNH BỎ SÓT BIẾN 21

4 ĐA CỘNG TUYẾN 22

5 DỰ BÁO 24

PHẦN IV KẾT LUẬN, NÊU Ý NGHĨA VÀ HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH 27

1 MÔ HÌNH HỒI QUY 27

2 Ý NGHĨA CÁC HỆ SỐ HỒI QUY TRONG MÔ HÌNH 27

3 KẾT LUẬN 27

4 HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH 27

PHẦN V ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO DOANH THU CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 28

1 NHỮNG TỒN TẠI CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 28

2 ĐỀ XUẤT ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ ĐÓ NÂNG CAO DOANH THU CỦA NGÀNH 29

LỜI CẢM ƠN 32

Trang 4

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thử nghiệm mô hình kinh tế lượng để phân tích những tác động, ảnh hưởng của tỷ giá (TG) và số lượng khách quốc tế (KQT) đến doanh thu (DT) của ngành du lịch lữ hành Việt Nam

2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trước hết, nhóm nhận thấy xây dựng mô hình kinh tế lượng giúp cho chúng em hiểu thấu đáo hơn sự tác động lẫn nhau của các yếu tố trong nền kinh tế, đồng thời vận dụng được môn học vào thực tiễn

Thứ hai, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới Phát triển du lịch là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững, cân bằng

và tạo ra nhiều công ăn việc làm, đồng thời thu nguồn ngoại tệ lớn từ hoạt động du lịch

Thứ ba, Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch nhưng doanh thu từ hoạt động du lịch phản ảnh chưa tốt về các tiềm năng này Du lịch Việt Nam đã phát triển, tuy nhiên sự phát triển so với tiềm năng lợi thế và các nước trong khu vực vẫn là vấn đề cần phải mạnh dạn nhìn nhận nghiêm túc về sự phát triển đó, cụ thể ở một số điểm sau:

Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, đa dạng

và phong phú, nhưng sản phẩm du lịch của ta còn nghèo, đơn điệu Các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa bài bản, chưa có tính đột phá, sáng tạo Chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra Công tác quảng bá, xúc tiến còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa có sự dẫn dắt của cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh đó nguồn tài chính eo hẹp nên quảng bá, xúc tiến chưa căn cứ vào thị trường, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có sự kết nối đồng

bộ trong cả hệ thống cũng như chưa gắn kết du lịch với các sự kiện, hình ảnh

Trang 5

mang tính quốc tế….Việc định vị điểm đến còn lúng túng, phần nhiều tự phát, không có quy hoạch phát triển cụ thể Công tác nghiên cứu chưa được đầu tư

về nguồn lực, con người cho tương xứng nên phần nào đó làm cho thương hiệu du lịch Việt Nam chưa phát triển xứng tầm

Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam còn yếu, chủ yếu là doanh nghiệp vừa

và nhỏ chiếm tới 84%, bên cạnh đó là sự rời rạc, không có liên kết với nhau cũng như quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền còn mang tính hình thức, do vậy sẽ rất khó để vươn ra thị trường du lịch quốc tế Cùng với đó, việc giải quyết triệt để các vấn đề về ô nhiễm môi trường, giao thông ùn tắc,

tệ nạn xã hội, mất an ninh, an toàn ở các thành phố lớn và vấn đề an toàn thực phẩm, chưa được đặt vị trí kiểm soát đúng nghĩa Do vậy, Chính phủ một số nước như: Mỹ, Anh, Úc, Canada, Thụy Sỹ… đưa những vấn nạn này vào khuyến cáo cho công dân khi đi du lịch Việt Nam Điều đó làm cho hình ảnh

du lịch Việt Nam thân thiện, hiền hòa, mến khách mất dần giá trị, khi mà nhiều năm ta đã tạo dựng được các giá trị đó

Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp của ta vừa thiếu, lại vừa yếu, trình độ ngoại ngữ các thị trường mục tiêu vẫn hạn chế Chính sách quốc gia

để du lịch phát triển theo đúng nghĩa ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường chưa rõ nét Cùng với đó nguồn nhân lực của ta còn bộc lộ nhiều nguyên nhân tiêu cực, như: ngoại ngữ, chuyên môn văn hóa, lịch sử, kiến thức cuộc sống, cũng như khả năng đối ngoại còn hạn chế…Chúng ta còn thiếu đội ngũ doanh nhân lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu, có bản lĩnh, sáng tạo, tự tin Trên hết, du lịch Việt Nam còn thiếu vai trò của một “nhạc trưởng” dẫn dắt toàn ngành đi vào thế giới hội nhập…

Phải làm gì để Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?

Trước hết, phải khẩn trương tái cơ cấu ngành Du lịch theo đúng tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị và Luật Du lịch… Tái cơ cấu tập trung đến các yếu tố: Nguồn lực để phát triển du lịch (về tài chính và đầu tư, về con

Trang 6

người, về cơ chế chính sách); sản phẩm du lịch nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cũng như sự khác biệt; thị trường khách đến trên cơ sở xác định thị trường trọng điểm, mục tiêu và tiềm năng để tập trung đầu tư phát triển; hệ thống tổ chức quản lý ngành Du lịch; hệ thống các doanh nghiệp lữ hành; nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý nhà nước và

về quản trị nhân lực Trước tiên, cần tập trung tái cấu trúc lại hình thái các doanh nghiệp lữ hành (là đầu tàu khai thác và tổ chức cho khách du lịch trong

và ngoài nước) Đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch huy động các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà hàng, khách sạn cùng với các công ty lữ hành có uy tín hàng đầu của Việt Nam tham gia vào các chương trình du lịch kích cầu được tổ chức định kỳ hằng năm Theo đó, các tour du lịch thuộc chương trình này sẽ được kết hợp giảm giá cùng với các dịch vụ nhà hàng, khách sạn nhằm thu hút du khách trong nước đi du lịch, cũng như khuyến khích khách quốc tế đến Việt Nam Đây cũng chính là hình thức nhằm giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình

Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội quốc gia, vùng hoặc địa phương nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo từng vùng, miền để tạo dựng thương hiệu, tránh lãng phí nguồn lực và gây nhàm chán Tái cấu trúc lại sản phẩm du lịch theo hướng tập trung chuyển đổi sản phẩm dịch vụ từ 7h-18h thành 18h-22h đêm trên cơ sở đảm bảo an ninh trật tự đối với các tụ điểm vui chơi giải trí nhằm hướng đến phục vụ đối tượng chủ yếu khách du lịch quốc

tế, qua đó gia tăng giá trị khai thác chi tiêu của khách du lịch Thúc đẩy nghiên cứu ẩm thực và đẩy mạnh xây dựng văn hóa ẩm thực thành thương hiệu quốc gia về du lịch để vừa định vị nhanh về nhận biết đất nước, văn hóa

và con người Việt Nam, đoàn kết kiều bào vào chung một giá trị văn hóa, biến giá trị di sản thành tài sản để thu hút khách quốc tế…, đặc biệt đây cũng

là kênh thúc đẩy lượng tiêu thụ trái cây, nông sản thực phẩm lúa gạo, là một trong những thế mạnh của nước ta

Trang 7

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch, tầm nhìn đến 2030 cho phù hợp với tình hình thực tế do Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ban hành vào năm 2013 hiện tại đã lạc hậu so với diễn biến tình hình du lịch Việt Nam trong thời gian qua

Nâng cấp Ban Chỉ đạo quốc gia về du lịch, hiện tại vẫn đang hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm thành Ủy ban chuyên trách để chỉ đạo và tập trung các nguồn lực (mặc dù đang giảm biên chế nhưng Ủy ban Chỉ đạo du lịch quốc gia là cần thiết)

Tăng cường tuyên truyền, tạo nên sự đột phá về hình ảnh Việt Nam, ngành Du lịch cần đầu tư mạnh vào hoạt động xúc tiến du lịch, xem xét xã hội hóa quỹ đầu tư xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch, năm 2016 Việt Nam dành cho xúc tiến quảng bá du lịch là 2 triệu USD, Thái Lan là 69 triệu USD, Malaysia 105 triệu USD, Singapore 80 triệu USD, Indonesia 200 triệu USD, Philippines 54 triệu USD , đủ thấy ta chưa đầu tư thỏa đáng cho việc này, đồng thời tận dụng tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác quảng bá và xúc tiến du lịch

Môi trường du lịch phải được cải thiện với hình ảnh du lịch thân thiện

và an toàn, không còn cảnh chèo kéo, cướp giật, “chặt chém” khách.v.v Bên cạnh đó, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, giao thông mất an toàn, cũng cần phải có giải pháp rốt ráo, tạo niềm tin cho khách để họ tiếp tục quay trở lại Việt Nam cùng với bạn bè, người thân…

Chúng ta cần có chính sách đồng bộ, nhất quán, chính sách về visa phải thêm tính thông thoáng, cũng như những dự báo dài hạn trong phát triển du lịch, để tập đầu tư, tránh dàn trải, cầm chừng, tạm thời… Thường xuyên dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá của các Tổ chức có uy tín trên thế giới qua các

số liệu thống kê, để từ đó đánh giá lại các chỉ tiêu cụ thể, có phương án cải thiện chỉ số, thu hút khách quốc tế một cách khoa học Chúng ta còn cần phải tăng cường kết nối liên ngành, liên vùng, tạo ra chuỗi sản phẩm, dịch vụ vừa

Trang 8

đa dạng, phong phú nhưng vẫn mang những nét đặc trưng riêng của từng vùng, qua đó cải thiện tỷ lệ quay trở lại của du khách quốc tế

Với tiềm năng sẵn có, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm hoạt động du lịch, cùng với một đội ngũ doanh nghiệp du lịch ngày càng lớn mạnh, chuyên nghiệp và sự quan tâm của bạn bè khắp nơi trên thế giới, chúng ta cùng tin rằng, trong năm 2018, Du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục bứt phá ngoạn mục, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đáp ứng lòng mong đợi của toàn Đảng, toàn dân về một ngành công nghiệp không khói đầy tiềm năng ở Việt Nam

Vì vậy, nhóm em chọn đề tài : “MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG PHÂN

TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN DOANH THU CỦA NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH VIỆT NAM QUA TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ SỐ LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2017)” để xây dựng mô hình

Trang 9

PHẦN II THIẾT LẬP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

MÔ HÌNH

1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Để hiểu biết được các yếu tố ảnh hưởng và định lượng được những yếu

tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của hoạt động du lịch, chúng ta thường

sử dụng mô hình kinh tế lượng Khi đã xây dựng được mô hình kinh tế lượng, việc tiến hành dự báo khả năng phát triển của du lịch thông qua việc dự báo doanh thu thì mô hình kinh tế lượng là một phương án tối ưu

Thông thường kết quả kinh doanh được biểu hiện dưới dạng lợi nhuận thu được từ các hoạt động du lịch, mà điều đó phải thông qua doanh thu từ các khoản tiêu dùng du lịch mà khách du lịch chi trả

Khi tiến hành dự báo doanh thu của ngành du lịch bằng mô hình kinh tế lượng, ta sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng mối quan hệ giữa biến dự báo gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích), với một hay nhiều biến độc lập (hoặc biến giải thích) khác Ước lượng tiến hành dựa vào các dữ liệu

đã có trước, giá trị dự báo tương lai là giá trị ngẫu nhiên xác định trên cơ sở

sử dụng mô hình hồi quy đã xây dựng

Bước đầu tiên trong việc xây dựng mô hình dự báo kết quả kinh doanh của ngành du lịch là cần xác định các biến độc có thể gây ảnh hưởng tới doanh thu của ngành du lịch

Giả sử mô hình có hàm tổng quát dạng:

DT = f(TG, KQT)

Trong đó:

là biến phụ thuộc của mô hình

Trang 10

Và mô hình có 02 biến độc lập:

- TG: tỉ giá hối đoái (USD/nghìn đồng)

- KQT: số lƣợt khách quốc tế (nghìn lƣợt)

Ta có một số giả thiết:

- Doanh thu ngành du lịch lữ hành phụ thuộc vào khách quốc tế và tỉ giá

- Giả sử khách quốc tế tăng thì doanh thu tăng, khách quốc tế giảm thì doanh thu giảm

- Giả sử tỉ giá tăng thì doanh thu tăng, tỉ giá giảm thì doanh thu giảm

1.1 Mô hình hồi quy tổng thể

Chọn mức ý nghĩa 5%

1.2 Dữ liệu chạy mô hình Eviews

Tài liệu tham khảo:

Căn cứ vào các nguồn dữ liệu của Tổng cục du lịch, Tổng cục thống kê,

ta có bảng tổng hợp số liệu về các biến số doanh thu (DT) (đơn vị: tỷ đồng),

số lƣợt khách quốc tế (KQT) (đơn vị: nghìn lƣợt) và tỉ giá (TG) (đơn vị: USD/nghìn đồng) giai đoạn 2000-2017 nhƣ sau:

Trang 11

2 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH

2.1 Xây dựng mô hình hồi quy

Kết quả hồi quy mô hình

Trang 12

Hàm hồi quy mẫu có dạng:

̂ = ̂ + ̂ LOG(KQTi) + ̂ LOG(TGi)

Theo kết quả chạy Eviews ta có:

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng:

Trang 13

+ ̂ Cho ta biết yếu tố Khách quốc tế tăng 1% với điều kiện yếu tố khác không thay đổi thì LOG(DT) tăng 1.467893%

không thay đổi thì LOG(DT) tăng 3.090240488%

 Hàm hồi quy phù hợp với ý nghĩa kinh tế

2.2 Kiểm định sự ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc

a Ảnh hưởng của biến khách quốc tế (KQT)

Kiểm định cặp giả thuyết:

Tqs = ̂

̂

=

T0.025 (15) =2.13145

=>Tqs W

Trang 14

=> Bác bỏ H0 , chấp nhận H1 hay khách quốc tế có ảnh hưởng đến doanh thu ngành du lịch lữ hành

b Ảnh hưởng của biến tỷ giá (TG)

Kiểm định cặp giả thuyết:

Trang 15

2.3 Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Kiểm định mô hình hồi quy ( với mức nghĩa 5%)

Kiểm định cặp giả thuyết:

Trang 16

2.4 Thống kê mô tả

Các thông số thống kê dựa trên cơ sở các dữ liệu đã tổng hợp đƣợc nhƣ sau:

Trang 18

PHẦN III KIỂM ĐỊNH VÀ KHẮC PHỤC CÁC HIỆN

TƯỢNG TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY

1 PHÁT HIỆN KHUYẾT TẬT TƯƠNG QUAN

hiện tượng tự tương quan hay không

B1: Hồi qui mô hình đã cho thu được et và et-1

B2: Lần lượt hồi qui các mô hình sau:

et = tìm được và RSS1

et = tìm được và RSS2

Ta thu được bảng Eviews sau:

Trang 19

B3: Kiểm định:

Chọn cặp giả thuyết:

Kết luận: mô hình ban đầu không có tự tương quan

2 KIỂM TRA PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI

Dựa vào kiểm định White để kiểm định xem mô hình có phương sai sai

số thay đổi hay không

B1: Hồi quy mô hình thu được ei và ei

2

B2: Hồi quy mô hình :

ei2 = α1 +α2.log(KQTi)+ α3.log(TGi)+Ui thu được R12

Ta thu được bảng Eviews sau:

Trang 20

B3: Kiểm định cặp giả thuyết:

H0: Phương sai sai số không đổi theo biến giải thích

H1: Phương sai sai số thay đổi theo biến giải thích

Tiêu chuẩn kiểm định:

2 = n R1

2

~ 2(2) Miền bác bỏ: W ={ 2 : 2 > 2(k’-1) }

Dựa vào mẫu ta có: Obs*R-squared = 3.785255 nên 2

= 3.785255

Trang 21

Vậy, mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

3 KIỂM TRA MÔ HÌNH BỎ SÓT BIẾN

Dùng kiểm định Reset của Ramsey để kiểm định xem mô hình có bỏ sót biến thích hợp không

Ta thu được bảng Eviews sau:

Trang 22

}

Dùng hàm FINV trong excel ta có (3, n – 6) = F0,05

(3,12)

= 3.490295

Vậy có thể cho rằng mô hình không bỏ sót biến

Trang 23

Kiểm định giả thuyết:

Dùng hàm FINV trong excel ta có: F(2;16) = 3.633723

=> Fqs > F(2;14) => Fqs W

=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1

Trang 24

Vậy, KQT không có quan hệ tuyến tính với TG Hay mô hình không

có hiện tƣợng đa cộng tuyến

Trang 25

Chạy trên phần mềm Eviews ta có bảng sau:

Trang 26

Dự báo cho thấy doanh thu: năm 2018 tăng 55,794.70 tỷ đồng, năm 2019 tăng 63,091.29 tỷ đồng và năm 2020 tăng 84,903.2 tỷ đồng Điều đó cho thấy khi lƣợt khách quốc tế và tỷ giá USD tăng thì làm cho doanh thu ngành du lịch lữ hành tăng

Trang 27

PHẦN IV KẾT LUẬN, NÊU Ý NGHĨA VÀ HẠN CHẾ

CỦA MÔ HÌNH

1 MÔ HÌNH HỒI QUY

LOG(DT) = -13.77380773 + 1.489730024*LOG(KQT) +

3.315579836*LOG(TG)

2 Ý NGHĨA CÁC HỆ SỐ HỒI QUY TRONG MÔ HÌNH

Từ kết quả trên ta có thể kết luận: Doanh thu (DT) ngành du lịch lữ hành chịu tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố Số lượng khách quốc tế (KQT)

và tỷ giá (TG) Cụ thể như sau: Với độ tin cậy 95%:

tăng (giảm) 1% thì LOG(DT) tăng (giảm) 1.467893%

tăng (giảm) 1% thì LOG(DT) tăng (giảm) 3.090240488%

- Số quan sát còn hạn chế (18 năm) nên có thể kết luận đưa ra từ mô hình

chưa thể phản ánh chính xác thực tế

Ngày đăng: 15/09/2018, 20:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w