1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thể chế chính trị liên bang nga

19 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 36,75 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Mỗi quốc gia để phồn vinh phát triển ổn định đều không thể thiếu một thể chế chính trị vững chắc, thể chế chính trị ở mỗi quốc gia đề khác nhau. Riêng ở Liên Bang Nga thì thể chế chính trị ra đời muộn hơn so với các nước phương Tây, bao gồm: hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp và các đảng chính trị. Liên bang Nga là một nước đã phải trải qua quá trình lịch sử lâu dài để gây dựng đất nước, nên trong nước chính trị xảy ra nhiều vấn đề. Vào đầu thế kỉ XVIII nước Nga đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện, mở cửa làm ăn buôn bán với các nước phương Tây, hộc hỏi kinh nghiệm. Từ đó nước Nga duy trì chế độ chuyên chế phong kiến cao và tồn tại được gần một năm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga Nữ Hoàng Ekaterina II ban hành cho giới quý tộc một số quyền tự do. Cuối thế kỉ XIX, nước Nga đã hoàn thành việc xác định đường biên giới chính trị của mình và trở thành trung tâm quyền lực Châu Âu. Đầu thế kỉ XX chế độ quân chủ chuyên chế đã bóp nghẹt quyền tự do của giai cấp tâng lớp trong xã hội. Nga Hoàng nắm trọn quyền lực trong tay. Phải đến năm 1917 Đảng Boonssevichs do Lenin lãnh đạo đã iến hành cuộc cách mạng tháng 10 vĩ đại, lật đổ chế đọ Nga Hoàng, xây dựng nhà nước vô sản đầu tiên tren thế giới. Vào năm 1918 bản hiến pháp đầu tiên của nước Cộng Hòa Xô Viết được thông và khẳng định quyền làm chủ của nhân dân lao động. tiếp theo sau đó nhà nước Nga bắt đầu cải tạo lại và phát triển. Hiến Pháp năm 1977 là mốc đánh dấu sự phát triển toàn diện của Liên xô, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Những biến đổi chính trị xã hội sâu sắc là vảo thời kì 1988 1992, đặc biệt là cuộc chinh biến năm 1991 và sự sụp đổ của Liên Xô buộc Nga phải thay đổi nhiều nội dung của hiến pháp. Và cho đến nay Nga vẫn đang trên con đường tìm tòi, hoàn thiện thể chế chính trị phù hợp với mô hình điều kiện của đất nước. NỘI DUNG I. Giới thiệu chung 1.Địa lý và điều kiện tự nhiên Liên Bang Nga nằm ở miền đông Châu Âu và miền bắc Âu, là nước rộng nhất thế giới (chiếm hơn 10% diện tích lục địa thế giới, 34 diện tích Liên Xô cũ), có đường biên giới chung với 14 nước, tổng chiều dài đường biên giới gần 40 nghìn km. Trên lãnh thổ bao la của Liên Bang Nga có các miên địa hình khac nhau. Khu vực giữa dãy Uran và Ban tích là đông bằng Bắc Âu, phía nam là đồng bằng rộng lớn mầu mỡ; phía đông dãy Uran là vùng Sibiri, vùng viễn Đông mênh mông. Nhìn chung địa hình nước Nga thấp về phìa tây, cao dần về phía đông. Hệ thống sông khá phát triển: sông Vonga dài 3690km, lướn nhất phần lãnh thổ châu Âu, có vai trò quan trọng phát triển kinh tế xã hội : giao thông vận tải, tưới tiêu, thủy điện...Các con sông lớn ở vùng Sirbiri là Ôbi, Êlixay, Lena; ở đây còn có hồ Baican sâu nhất thế giới. 2.Kinh tế Liên Bang Nga có nguồn tài nguyên giàu có và rất phong phú: có trữ lượng lớn về dầu mỏ, khí đốt, than, quặng kim loại đen(sắt, mangan), kim loại màu(boxit,đồng), vàng, kim cương, quặng phóng xạ... Miền đồng bằng đất đen vùng Đông Âu có độ phì nhiêu cao, đồng bằng tây Sibiri kém màu mỡ nhưng rộng bao la, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp Tài nguyên rừng rất lớn, che phủ gần một nửa diện tích đất nước, đặc biệt là dải rừng taiga ở miền đông bắc. 3.Khí hậu Khí hậu Liên Bang Nga khá đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam, có từ băng giá, ôn đới đến cận nhiệt, đại dương. Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ 1 đến 50 độ C, tháng 7 từ 1 đến 50 độ C. Lượng mưa trung bình hằng năm là 100 1000mm.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Mỗi quốc gia để phồn vinh phát triển ổn định đều không thể thiếu một thể chế chính trị vững chắc, thể chế chính trị ở mỗi quốc gia đề khác nhau Riêng ở Liên Bang Nga thì thể chế chính trị ra đời muộn hơn so với các nước phương Tây, bao gồm: hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp và các đảng chính trị Liên bang Nga là một nước đã phải trải qua quá trình lịch sử lâu dài

để gây dựng đất nước, nên trong nước chính trị xảy ra nhiều vấn đề Vào đầu thế kỉ XVIII nước Nga đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện, mở cửa làm ăn buôn bán với các nước phương Tây, hộc hỏi kinh nghiệm Từ đó nước Nga duy trì chế độ chuyên chế phong kiến cao và tồn tại được gần một năm Đây

là lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga Nữ Hoàng Ekaterina II ban hành cho giới quý tộc một số quyền tự do Cuối thế kỉ XIX, nước Nga đã hoàn thành việc xác định đường biên giới chính trị của mình và trở thành trung tâm quyền lực Châu Âu Đầu thế kỉ XX chế độ quân chủ chuyên chế đã bóp nghẹt quyền

tự do của giai cấp tâng lớp trong xã hội Nga Hoàng nắm trọn quyền lực trong tay Phải đến năm 1917 Đảng Boonssevichs do Lenin lãnh đạo đã iến hành cuộc cách mạng tháng 10 vĩ đại, lật đổ chế đọ Nga Hoàng, xây dựng nhà nước

vô sản đầu tiên tren thế giới Vào năm 1918 bản hiến pháp đầu tiên của nước Cộng Hòa Xô Viết được thông và khẳng định quyền làm chủ của nhân dân lao động tiếp theo sau đó nhà nước Nga bắt đầu cải tạo lại và phát triển Hiến Pháp năm 1977 là mốc đánh dấu sự phát triển toàn diện của Liên xô, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Những biến đổi chính trị -xã hội sâu sắc là vảo thời kì 1988 - 1992, đặc biệt là cuộc chinh biến năm 1991 và sự sụp đổ của Liên Xô buộc Nga phải thay đổi nhiều nội dung của hiến pháp Và cho đến nay Nga vẫn đang trên con đường tìm tòi, hoàn thiện thể chế chính trị phù hợp với mô hình điều kiện của đất nước

Trang 2

NỘI DUNG

I Giới thiệu chung

1.Địa lý và điều kiện tự nhiên

Liên Bang Nga nằm ở miền đông Châu Âu và miền bắc Âu, là nước rộng nhất thế giới (chiếm hơn 10% diện tích lục địa thế giới, 3/4 diện tích Liên Xô cũ), có đường biên giới chung với 14 nước, tổng chiều dài đường biên giới gần 40 nghìn km

Trên lãnh thổ bao la của Liên Bang Nga có các miên địa hình khac nhau Khu vực giữa dãy Uran và Ban tích là đông bằng Bắc Âu, phía nam là đồng bằng rộng lớn mầu mỡ; phía đông dãy Uran là vùng Sibiri, vùng viễn Đông mênh mông Nhìn chung địa hình nước Nga thấp về phìa tây, cao dần về phía đông Hệ thống sông khá phát triển: sông Vonga dài 3690km, lướn nhất phần lãnh thổ châu Âu, có vai trò quan trọng phát triển kinh tế - xã hội : giao thông vận tải, tưới tiêu, thủy điện Các con sông lớn ở vùng Sirbiri là Ôbi, Êlixay, Lena; ở đây còn có hồ Baican sâu nhất thế giới

2.Kinh tế

Liên Bang Nga có nguồn tài nguyên giàu có và rất phong phú: có trữ lượng lớn về dầu mỏ, khí đốt, than, quặng kim loại đen(sắt, mangan), kim loại màu(boxit,đồng), vàng, kim cương, quặng phóng xạ Miền đồng bằng đất đen vùng Đông Âu có độ phì nhiêu cao, đồng bằng tây Sibiri kém màu mỡ nhưng rộng bao la, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp

Tài nguyên rừng rất lớn, che phủ gần một nửa diện tích đất nước, đặc biệt là dải rừng taiga ở miền đông - bắc

3.Khí hậu

Khí hậu Liên Bang Nga khá đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam, có từ băng giá, ôn đới đến cận nhiệt, đại dương Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ -1 đến -50 độ C, tháng 7 từ 1 đến 50 độ C Lượng mưa trung bình hằng năm

là 100 - 1000mm

Trang 3

4.Văn hóa- giáo dục

Nền giáo dục của nước Nga đã có lịch sử hàng ngàn năm, có truyền thống tốt đẹp và có tín nhiệm quốc tế rất cao Giáo dục miễn phí và bắt buộc trong 9 năm, từ 7 đến 17 tuổi Giáo dục được chia thành ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học Trong hai năm cuối học sinh được học chuyên ban Chính phủ Nga đang triển khai thực hiên 4 chương trình quốc gia lớn về cải thiện nhà ở, giáo dục, y tế và khoa học

Nước Nga hiện có gần 2000 trường đại học, học viện và các cơ cấu giáo dục khác Trong các trường đại học Nga có hơn 3 triệu giáo viên và nhân viên nghiên cứu, trong đó gần 45% giáo sư và phó giáo sư

5.Dân tộc - Tôn giáo

Đến tháng 6 năm 2000, Nga có khoảng 145,5 triệu người,đứng thứ 6 trên thế giới Ngoài ra có gần 25 triệu người Nga sống ở các nước thuộc Liên Xô

cũ và gần 2 triệu người Nga sống ở các nước khác Mật độ dân cư thuộc laoij thấp trên thế giới(22 người/ km2 ),nhưng phân bó không đều, hơn 80% sống trên lãnh thổ Châu Âu Tỉ lệ dân ở thành thị khá cao - trên 76% Trong số gần

1000 thành phố, có trên 10 thành phố - triệu dân : Maaxtsxcova (gần 10 triệu), S.petecbua(trên 5 triệu), Samara, Tula, Iaroxlap Trong nhưng năm gần đây mức tăng trưởng dân số của Nga không quá 0,5%.trên lãnh thổ Liên Bang Nga có hơn 100 dân tộc sinh sống, trong đó người Nga chiếm 82%, Tecta chiếm 4%, Ucraina chiếm 3%, ngoài ra còn các dân tộc khác như : Do thái, Iakyt, Baski, Buriat, Đanghestan, Truva

Tôn giáo chính ở Liên Bang Nga là đạo Chính thống, ngoài ra còn có Thiên chúa giáo, Do thái, Đạo hồi, Phật giáo

II Tổ chức bộ máy nhà nước

1.Hiến pháp

Ngày 12-6-1990, Xô viết tối cao Liên Bang Nga (nay là Đunma quốc gia) đã thông qua bản tuyên bố về chủ quyền quốc gia Nga Đây là một mốc quan trọng đánh dấu thời kì chuẩn bị cho hiến pháp mới Uỷ ban hiến pháp

Trang 4

đứng đầu là Enxin (lúc đó là chủ tịch xô viết tối cao Liên Bang Nga) đã được thành lập tại Đại hội nhân dân lần thứ nhất Sau bốn tháng làm việc, Uye ban

đã công bố bản dự thảo hiến pháp đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng Sau đó Uỷ ban này tiếp tục làm việc , sửa đổi, bổ sung vào dự thảo nhưng ý kiến đóng góp cho nhưng văn bản pháp luật mới Tháng 3- 1992, bản

dự thảo hiến pháp chính thức được công bố Đại hội Đại biểu nhân dân Nga lần thứ tư đã thông qua quyết định "Về dự thảo hiến pháp Liên Bang Nga và trình tự công việc để hoàn chính bản dự thảo" Trong suốt các kì Đại hội Đại biểu nhân dân 5, 6, 7, 8, các đại biểu đã thỏa luận nhiều lần về bản dự thảo nhưng chưa đi đến thống nhất nội dung Dự thảo hiến pháp năm 1993 là kết quả lao động của các đâị biểu nghị viện Nga, của đại biểu các tổ chức xã hội, giới kinh doanh và các luật gia có tên tuổi, được thảo luận kĩ càng tại Hội thảo hiến pháp được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1993 chỉ sau tất cả quá trình trên, bản hiến pháp mới được trình Tổng thống và được thông qua bằng cách trưng cầu ý dân ngày 12-12-1993( có 54,8% cử tri đi bầu cử và 58,4% số phiếu ủng hộ bản hiến pháp mới) Điểm đặc biệt là hiến pháp được thông qua đồng thời với việc tổ chức bầu cử vào Đuma quốc gia và Hội đồng Liên bang Bản hiến pháp có nhiệm vụ sau :

- Khẳng định tất cả những quyền lợi cơ bản và quyền tự do của con người và công dân

- Thể hiện các quyền cơ bản này trong tất cả các thể chế hiến pháp, bảo đảm thực hiện mối liên hệ hữu cơ giữa các thể chế này

- Thành lập các cơ cấu, thủ tục, các tiêu chuẩn cần thiết để thực hiện các quyền hiến pháp và tự do con người

Bản hiến pháp này được xây dựng trên cơ sở phân chia quyền lực vừa theo chế độ đại nghị, vừa theo chế độ tổng thống Quyền lục nhà nước được chia thành ba loại: lập pháp, hành pháp và tư pháp, các cơ quan này hoạt động độc lập và phối hợp với nhau nhưng dưới quyền của Tổng thống Nội dung cơ bản của hiến pháp gồm 2 phần và lời mở đâu Phần thứ nhất gồm

Trang 5

9 chương : những cơ sở của chế đọ hiến pháp, các quyền và tự do của con người và công dân, cơ cấu liên bang, Tổng thống liên bang, Nghị viện liên bang, Chính phủ liên bang,quyền tư pháp, tự quản địa phương, nhưng sửa đổi hiến pháp và xem xét lại hiến pháp Phần thứ hai : kết luận

So với các bản hiến pháp trước đây thì hiến pháp 1993 đã nhấn mạnh vai trò của Tổng thống, người nắm vị trí chủ đạo trong hệ thống cơ quan nhà nước, xác định Tổng thống là "người đứng đầu"

2 Ngành hành pháp

Tổng thống

Tổng thống Liên Bang Nga do nhân dân bầu ra (theo điều 81 của hiến pháp), thông qua hình thức bỏ phiếu trực tiếp, phổ thông, bình đẳng và kín Bởi vậy, Tổng thống nhận đực sự tin cậy của nhân dân, là người đại diện cho

ý chí và nguyện vọng của nhân dân, chứ không phải của quốc hội (hay Nghị viện) như một số nước khác Tổng thống chịu trách nhiệm trước toàn dân Theo hiến pháp Tổng thống phải là công dân Liên Bang Nga từ 35 tuổi trở lên, sống liên tục ở Liên bang Nga không dưới 10 năm Nhiệm kì tổng thống

là 4 năm Một người không được giữ chứ vụ Tổng thống quá hai nhiệm kỳ liên tục

- Vai trò của Tổng thống :

Tổng thống là người có nhiệm vụ đảm bảo cho sự phối hợp hành động giữa tất cả các cơ quan quyền lực trong hệ thống chính trị Nhìn chung, Tổng thống hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước và chịu sự kiểm soát ít nhất từ phía cơ quan này

Quyền hạn của Tổng thống đối với quốc hội rất lớn: đưa ra sáng kiến luật, có thể gửi thông điệp cho Quốc hội, công bố hoặc bác bỏ nhưng dự án luật; giải tám viện Đuma, đưa ra chỉ thị và sắc lệnh không một cơ quan nào có quyền sửa đổi hoặc bác bỏ

Là người đứng đầu cơ quan hánh pháp, Tổng thống phải xác định nhưng phương hướng cơ bản, đường lối đối nội và đối ngoại của đất nước; điều hành

Trang 6

toàn bộ hoạt động của chính phủ, quyết định thành lập hoặc tuyên bố giải tán chính phủ bất cứ lúc nào.Viện Đuma, Thủ tướng chính phủ, phó Thủ tướng và các bộ trưởng làm việc dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Trong quan hệ quốc

tế, Tổng thống hội đàm và kí các hiệp định,hiệp ước quốc tế; nhưng hiệp định này sẽ có hiệu lực khi được hai viện Quốc hội phê chuẩn

Tổng thống là tổng chỉ huy tối cao lực lượng vũ trang Chỉ có Tổng thống mới có quyền thông qua chiến lược quốc phòng của đất nước, đề bạt và bãi miễn các chức vụ chủ chốt trong quân đội Tổng thống có quyền tuyên bố tình hình chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trên lãnh thổ Nga, hoặc kí kết các hiệp ước hòa bình

Đối với cơ quan tư pháp, Tổng thống đề cử, giới thiệu các Thẩm phán Tòa án Hiếp pháp, Tòa án tối cao, Tổng kiểm soát trưởng Do đó, thông qua việc nắm nhân sự, Tổng thống có thể chi phối hoạt đôạng của cơ quan tư pháp Ngoài ra, Tổng thống có quyền ân xá

-Nhưng hạn chế đối với Tổng thống :

+ Như đã trình bày trên, Hiến pháp quy định một số trương hợp Tổng thống không thể giả tán Đuma

+ thủ tục phế truất tổng thống phải trải qua các thủ tục đặc biệt và khá phức tạp: khi cả hai viện quốc hội thông qua(2/3 số phiếu thuận trong tổng số chung ở mỗi viện) nghị quyết luận tội phản quốc hoặc một tội nghiêm trọng của Tổng thống và khi có kết quả của một ủy ban đặc biệt do Đuma quốc gia thành lập, và cuối cùng tội đó do Tòa án Hiến pháp Liên bang kết luận + Thủ tướng do Tổng thống đề cử, nhưng phải được Đuma thông qua + Tổng Kiểm soát trưởng, các Thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao

và Tòa án Trọng tài tối cao do tổng thống đề cử, nhưng phải do Hội đồng Liên Bang bổ nhiệm

+ Thống đốc Ngân hàng trung ương do tổng thống đề nghị nhưng phải

do Đuma quốc gia bổ nhiệm

Trang 7

+ Mặc dù là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang về các tình trạng chiến tranh, các tình trạng đặc biệt nhưng chỉ có hiệu lực khi Hội đồng Liên Bang phê chuẩn

- Sự chấm dứt của Tổng thống :

Theo điều 91 của Hiến pháp, Tổng thống có quyền bất khả xâm phạm, không có nghĩa là không được dùng bạo lực và tinh thần để xâm hại Tồng thống Tổng thổng không thể bị bắt giữ, lục soát, cấm tù hay bất cứ một trách nhiệm gì trước pháp luật trên cương vị Tổng thống

Khi Tổng thống chấm dứt hoạt động trước thời hạn, thì thủ tướng chính phủ sẽ lên nắm quyền tổng thống và cuộc bầu cử Tổng thống sẽ phải diễn ra trong 3 tháng Có 3 trường hợp Tông thống chấm dứt nhiệm kì trước thời hạn: Tổng thống từ chức, vì lí do sức khỏe không đủ khả năng điều hành đất nước,

bị Quốc hội bãi miễn

Chính phủ

Là cơ quan đứng đầu chính quyền hành pháp ở Liên Bang Nga Chính phủ ở Liên bang Nga lãnh đạo toàn bộ hệ thống cơ quan chính quyền hành pháp và đảm bảo sự hoạt động thống nhất của các cơ quan đó Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được nêu rõ trong chương IV của Hiến pháp và trong bộ Luật "Về Chính phủ Liên Bang Nga"(1997)

Chính phủ là cơ quan lãnh đạo tập thể, thành phần gồm : Thủ Tướng chính phủ, phó thủ Tướng và các bộ trưởng Ngoài ra có một số cơ quan khác như: Giam đốc Cơ quan an ninh liên bang, chủ tịch ủy ban tài sản quốc gia, các tổng cục,cục nhưng các cơ quan này không bị giải tán nếu Chính phủ giải tán

Năm 1994, Chính phủ có 67 bộ và cơ quan ngang bộ Đến tháng

5-2000, Chính phủ Liên Bang Nga không lập chức phó Thủ tướng thứ nhất, chỉ

có 5 phó Thủ tướng(trước đây 7), có 24 bộ và 33 cơ quan ngang bộ(ít hơn

- Quyền hạn của Thủ tướng

Trang 8

Theo điều 113 của hiến pháp, Thủ tướng không nhưng lãnh đạo và tổ chức công việc của chính phủ, mà còn xác định nhưng phương hướng cơ bản trong hoạt động của chính phủ.thực hiện quyền hạn của mình, Thủ tướng phải tuân theo hiến pháp, pháp luật và sắc lệnh của Tổng thống Liên Bang Nga

- chính phủ chấn dứt hoạt động trong các trường hợp: bầu Tổng thống mới, Chính phủ tự từ chức, Tổng thống qyết định giả thể Chính phủ, Đuma biểu quyết không tín nhiệm chính phủ và được Tổng thống chấp thuận

3 Ngành lập pháp

Viện Đuma quốc gia gồm 450 đại biểu, nhiệm kì 4 năm Đuma có 27 ủy ban chuyên môn, được thành lập trên nguyên tắc tỉ lệ số ghế của các Đảng trong Đuma Mỗi ủy ban không có quá 25 thành viên, đứng đầu là chủ tịch và các phó chủ tịch

Theo điều 11, chương V của hiến pháp quy định rõ cơ sở của tổ chức và hoạt động của Đuma : Tổng thống cùng với Đuma và các tòa án thực hiện quyền lực quốc gia trên lãnh thổ Nga Theo đó, quyền hạn của Đuma gồm : thông qua các đạo luật liên bang, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp; thông qua quyết định của Tổng thống về việc bổ nhiệm của Thủ tướng

Theo điều 18 của quy chế Đuma, mỗi năm Đuma họp 2 kỳ : mùa xuân từ 12-1 đến 20-7 và mùa thu từ 1-10 đến 25-12 cuộc họp tiến hành ít nhất có 2/3 tổng số đại biểu Kì họp đầu tiên vào ngày thứ 30 sau khi bầu cử Tuy vậy, Tổng thống có thể ấn định sớm hơn Người khai mạc kì kì họp này là đại biểu cao tuổi nhất

Vấn đề giải tán Đuma, hiến pháp ghi rõ trong điều 109:" Đuma có thể giải tán bởi Tống thống Liên Bang Nga" Trong trường hợp Đuma 3 lần không thông chức thủ tướng thì Tổng thống giải tán Đuma và ấn định cuộc bầu cử mới Khi Đuma bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ thì Tổng thống có thể giải tán Chính phủ hoặc giải tán Đuma Các đại biểu Đuma hoạt động

Trang 9

chuyên nghiệp, họ không phục vụ cho cơ quan nhà nước khác có trả lương, ngoại trừ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sáng tác

Trong cuộc bầu cử 1999, Đảng Cộng sản Liên Bang Nga chiếm 123 ghế,là Đảng lớn nhất trong Đuma Đầu 2002,các Đảng phái trong khối "trung dung", hạt nhân là đảng" Thống nhất" và phong trào "Tổ quốc", lực lượng chính trị lớn thứ hai và thứ ba trong Đuma tiến hành hợp nhất và trở thành lực lượng chính trị lớn trong Đuma, chiếm 132 ghế Đảng Dân Chủ- xã hội, Đảng Nông Nghiệp, Đảng Qủa Táo có ảnh hưởng lớn trong Đuma

Hội đồng Liên bang

Hội đồng Liên Bang lần đầu tiên được bầu vào ngày 12-12-1993, cùng lúc thông qua hiến pháp mới.Hội đồng Liên Bang Nga hiện nay được thành lập theo bộ luật: "Về trình tự thành lappj Hội đồng Liên Bang của nghị viện Liên Bang Nga"(thông qua ngày 13-12-1995), theo đó Hội đồng Liên bang có

178 thành viên Đó là người đứng đầu cơ quan hành pháp và người đứng đầu

cơ quan lập pháp của 89 chủ thể liên bang

Hội đồng Liên bang có chức năng lập pháp : nghiên cứu, xem xét các dự luật Liên bang do Đuma chuyển lên, sau khi dự luật thông qua sẽ chuyển lên Tổng thống; chức năng nhân sự: phê chuẩn và bãi miễn các chức vụ: Thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tổng kiểm soát trưởng bãi miến Tổng thống bằng 2/3 số phiếu; các chức năng khác: phê chuẩn biên giới giữa các chủ thể trong Liên Bang, phê chuẩn pháp lệnh của Tổng thống về tuyên

bố tình hình chiến tranh, tình hình khẩn cấp

4 Ngành tư pháp

Theo Hiến pháp Liên Bang Nga, mọi việc xét sử ở liên bang đều phải thông qua tòa án Hệ thống cơ quan tư pháp Liên Bang Nga bao gồm Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao, Tòa án Trọng tài Tối cao và Viện Kiểm sát tối cao Các cơ quan đều có hệ thống cơ quan ở địa phương và trung ương Tòa án Hiến pháp

Trang 10

Đây là cơ quan giám sát việc thực hiện hiến pháp của tất cả các cơ quan,

tổ chức trong cả nước Tòa án Hiến pháp bao gồm hai viện, có 19 thẩm phán : một viện 10, một viện có 9 Thẩm phán

Với mục đích là bảo vệ nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, nhưng quyền

cơ bản của con người và công dân, bảo đảm tính tối cao và tác động trực tiếp của hiến pháp trên toàn lãnh thổ Nga, Tòa án hiến pháp có thẩm quyền sau :

- Theo yêu cầu cầu của Tổng thống, Quốc hội( Hội đông Liên Bang, Đuma quốc gia), 1/5 tổng số đại biểu của Hội đồng Liên bang hoặc Đuma, chính phủ Liên bang, Tòa án Tối cao xem xét, giải quyết các vụ việc sau theo hiến pháp lên bang, luật của bang

- Giai quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan chính phủ, giữa các cơ quan Chính phủ liên bang với các cơ quan của các chủ thể, giữa các cơ quan nhà nước cấp cao của các chủ thể

- Theo nhưng khiếu nại của công dân hay theo yêu cầu của các tòa án,kiểm tra tính hợp hiến của các bộ luật được áp dụng trong từng trường hợp

cụ thể

- Đưa ra những lời giải thích đối với hiến pháp liên bang, đưa ra những kết luận về việc luận tội Tổng thống liên bang về tội phản bội Tổ quốc hay có hành vi phạm tội nghiêm trọng, đưa ra những sáng kiến có tính chất pháp luật những vấn đề về thực hiện hiến pháp

- Thực hiện những quyền khác do hiến pháp hay bộ luật khác quy định Các Thẩm phán của Tòa án hiến pháp do Hội đồng Liên bang bầu,nhiệm kì

12 năm Tòa án Hiến pháp hoạt động theo nguyên tắc : độc lập,công khai bảo đảm tính liên tục của các kỳ họp khi xem xét vụ việc

Tòa án Tối cao

Là cơ quan quyề lực cao nhất của hệ thống tòa án có thẩm quyền xét xử

Nó xem xét nhưng việc sau: nhưng vụ việc hình sự và dân sự , những vụ khiếu kiện của dân có tầm quan trọng bậc nhất theo quy định của bộ luật Liên bang " về cơ chế của Thẩm phán" (Hiến pháp đã ghi rõ)

Ngày đăng: 15/09/2018, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w