Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tình hình nghiên đồng dao ở Việt Nam 1
1.1.1 Nghiên cứu đồng dao trước Cách mạng tháng Tám - 1945 1
1.1.2 Nghiên cứu đồng dao sau cách mạng tháng Tám - 1945 2
1.2 Tình hình nghiên cứu đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 6
1.2.1 Những công trình sưu tầm, giới thiệu 6
1.2.2 Những bài viết đăng trên tạp chí 7
2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 7
3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 10
4 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
4.1 Cách tiếp cận: 11
4.2 Phương pháp nghiên cứu: 11
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11
5.1 Đối tượng nghiên cứu: 11
5.2 Phạm vi nghiên cứu 11
6 CẤU TRÚC ĐỂ TÀI 12
1.1 Khái quát về các dân tộc thiểu số 13
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 13
1.1.2 Đặc điểm phân bố dân cư 15
1.2 Vài nét khái quát về đồng dao 19
1.2.1 Vấn đề khái niệm 19
1.2.2 Nhận diện đồng dao qua các tiêu chí phân loại 23
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN ĐỒNG DAO TRONG KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN 26
2.1 Đồng dao (nói chung) trong mối quan hệ với một số thể loại dân gian 26
Trang 22.1.1 Đồng dao với ca dao - dân ca 26
2.1.2 Đồng dao với vè 28
2.1.3 Đồng dao với câu đố 29
2.2 Đối tượng phản ánh trong đồng dao của trẻ em dân tộc thiểu số 30
2.2.1 Đối tượng được phản ánh là các con vật 30
2.2.2 Đối tượng phản ánh là các vật dụng 34
2.3 Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đồng dao dân tộc thiểu số 35 2.3.1 Giá trị nội dung 35
2.3.2 Giá trị nghệ thuật 38
Chương 3: ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 49
3.1 Mối quan hệ đồng dao và trò chơi trẻ em 49
3.1.1 Lời ca 49
3.3.2 Môi trường diễn xướng đồng dao 53
3.2 Đồng dao gắn với trò chơi của trẻ em dân tộc thiểu số 56
3.2.1 Đồng dao gắn với trò chơi thể hiện trí tuệ 56
3.2.2 Đồng dao gắn với trò chơi thể hiện sự khéo léo 58
3.3 Đồng dao không gắn với trò chơi 62
3.3.1 Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí 62
3.3.2 Phát huy tinh thần tập thể và quan hệ cộng đồng 71
KẾT LUẬN 75
Trang 3MỞ ĐẦU
1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Văn học dân gian nói chung và văn học các dân tộc thiểu số nói riêng từ lâu đã được khẳng định là một bộ phận văn học in đậm dấu ấn tâm hồn và giàu bản sắc văn hoá các dân tộc anh em Đồng dao là một tài sản vô cùng quý giá của nền văn học dân gian nói riêng và văn học nói chung Cũng như
ca dao, tục ngữ của nhiều dân tộc anh em khác, đồng dao có nội dung rất phong phú đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội: về lao động sản xuất, về đấu tranh chống áp bức, về đạo đức làm người v.v…theo quan điểm dân tộc Tuy nhiên, trong thơ đồng dao phương thức thể hiện có quy luật riêng, có nhiều yếu tố khác biệt không giống phương thức chung của nhiều loại thơ ca dân gian khác
Trên thực tế việc nghiên cứu đồng dao chưa được tiến hành đồng bộ, trong đó nhiều vấn đề mới chỉ là những bước gợi mở ban đầu trong việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đối tượng này
Khái quát về tình hình sưu tầm, nghiên cứu đồng dao có nhiều cách như:
hệ thống vấn đề nghiên cứu theo thời gian; hệ thống vấn đề theo cách thức nghiên cứu như: bài viết, báo cáo, chuyên đề, sách giáo khoa, giáo trình hay
ấn phẩm…Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, phần tổng quan này chúng tôi sắp xếp theo các nội dung như sau:
1.1 Tình hình nghiên đồng dao ở Việt Nam
1.1.1 Nghiên cứu đồng dao trước Cách mạng tháng Tám - 1945
Những năm đầu của thế kỉ XX, nghiên cứu văn nghệ dân gian được đẩy mạnh Một trong các nội dung được đề cập là việc sưu tầm về đồng dao, các trò chơi của trẻ em Trước hết phải kể đến một số bài viết của các học giả nước
ngoài như: Cađie người Pháp(1902), Phong tục dân gian ở thung lũng Nguồn Sơn (Quảng Bình), đăng Tạp chí Viễn Đông Bác Cổ; Hămphơri Đôngphơroa
Trang 4Tuy số lượng tác phẩm về đồng dao được các tác giả nước ngoài viết chỉ
là số ít nhưng chúng ta cũng thấy được vấn đề nghiên cứu đồng dao ở Việt Nam cũng được giới khoa học nước ngoài quan tâm
Việc nghiên cứu đồng dao trong nước được khởi đầu với bài viết "Trẻ con hát trẻ con chơi" đăng trên Tứ dân Văn uyển (1935) của tác giả Nguyễn
Văn Vĩnh Đây là bài viết duy nhất có đề cập đến đồng dao dành cho trẻ em trong trước năm 1945
1.1.2 Nghiên cứu đồng dao sau cách mạng tháng Tám - 1945
Một kỉ nguyên mới mở ra cho sự phát triển về nhiều mặt đời sống của dân tộc Việc nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam được đẩy mạnh lên một tầm cao mới, trở thành một bộ môn nghiên cứu khoa học thực sự, đồng thời với phương châm coi văn học dân gian như là một khâu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Dưới sự ảnh hưởng đó, phong trào sưu tầm và giới thiệu sáng tác của nhân dân được thường xuyên hơn và mang lại nhiều giá trị khoa học Với việc nghiên cứu đồng dao, ở giai đoạn trước số lượng bài viết được giới thiệu chỉ rất ít nhưng lại được coi là cơ sở tiền đề cho công tác nghiên cứu đồng dao sau năm 1945
Đến những năm 70 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu đồng dao xuất hiện
trở lại với bài viết Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam của tác giả Vũ
Ngọc Khánh đăng trên Tạp chí Văn học, 4/1974 Và được tiếp tục bởi các tác giả: La Quán Miên, Bùi Thiện, Triều Nguyên, Nguyễn Nghĩa Dân, hay nhóm
Trang 5Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng sưu
tầm, biên soạn (Nxb Văn hoá, Hà Nội); Đồng dao Việt Nam (2002), Trần Gia Linh tuyển chọn và giới thiệu (Nxb Giáo dục, Hà Nội); Đồng dao con cò (2003), Đào Ngọc Dung sưu tầm và biên soạn (nxb Âm nhạc); Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non (2009), Hoàng Công Dụng (nxb Giáo dục Việt Nam); Đồng dao Việt Nam (2009), Anh Tú (nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội); Đồng dao và ca dao cho trẻ em (2010), Nguyễn Nghĩa Dân (nxb ĐHQG
Hà Nội); Đồng dao trẻ em (2010), Triều Nguyên (nxb ĐHQG Hà Nội); Ca dao dân ca Thái - Nghệ An, tập I, mục 4 Đồng dao (2010), La Quán Miên
(nxb ĐHQG Hà Nội)…
Trong các tác phẩm nêu trên, đồng dao chưa được các tác giả tập trung nghiên cứu, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở công tác sưu tầm và giới thiệu
1.1.2.2 Những tác phẩm có liên quan đến việc giới thiệu về đồng dao
Năm 1978, Trung tâm Văn hoá Châu Á của Unesco xuất bản cuốn Trò chơi trẻ em Châu Á Cuốn sách được tập hợp dưới dạng những trò chơi của
trẻ em các nước Châu á gồm 55 trò chơi của 15 nước: Miến điện, Xinhgapo, Triều Tiên, Malaixia, Iran, Philippin, Xirilanca, Pakistan, Tháilan, Nhật bản, Apganitan và bước đầu đã tập hợp, phân loại thành các nhóm trò chơi theo nội dung khác nhau
Tiếp đến là hai cuốn sách Văn học dân gian Việt Nam (2 tập), 1990 –
1991 tập 2, Hoàng Tiến Tựu biên soạn (nxb Giáo dục, Hà Nội) và sách Văn học dân gian Việt Nam, 2000, Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang
Trang 6Nhơn (nxb Giáo dục, Hà Nội) đã có một phần trích dẫn đồng dao và hát ru
trong các chương nghiên cứu về Ca dao và dân ca sinh hoạt Trong đó, đồng
dao được nhắc đến như là một thể loại tồn tại đặt trong toàn bộ hệ thống thể loại của văn học dân gian Đồng thời các tác giả cho rằng đồng dao có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác thơ ca và âm nhạc của văn nghệ sĩ hiện đại
1.1.2.3 Các bài viết trực tiếp về đồng dao
Theo khảo sát của chúng tôi, cho tới nay đã xuất hiện khá nhiều các công trình, các bài viết trực tiếp về đồng dao, ví dụ như:
Nguyễn Văn Vĩnh (1935), Trẻ con hát trẻ con chơi, Tứ dân Văn uyển, 1;Vũ Ngọc Khánh (1974), Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam, Tạp chí Văn học, 4; Nguyễn Hữu Thu (1986), Diễn xướng đồng dao, Tạp chí Văn học 4;Lã Thị Bắc Lý (1988), Bước đầu tìm hiểu đồng dao trong hệ thống nghiên cứu thơ cho nhi đồng, Tạp chí Văn học, 2; Phan Đăng Nhật (1992), Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em, Tạp chí Giáo dục Mầm non, 3; Vũ Ngọc Khánh (1993), Thi pháp đồng dao, Tạp chí Văn học, 5; Nghiêm Đa Văn (1995), Vị trí của đồng dao, Tạp chí Vì trẻ thơ, 6; Hạnh Ngọc (1996), Đôi điều cảm nhận về đồng dao Thái ở Nghệ An,truyện thơ và
đồng dao Thái miền Tây Nghệ An, nxb Nghệ An; Nguyễn Phương Châm
(1997), Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt,Tạp chí Văn hóa dân gian, 4;
Vũ Ngọc Phan (1997), “Hát vui chơi” trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam; Nguyễn Định Trung (1997), Vè nói ngược - một kiểu đồng dao độc đáo, Tạp chí Văn hóa dân gian, 1; Nguyễn Thành Thi (1998), Đồng dao nói ngược
ở Khánh Hòa – Phú Yên, Tạp chí Văn hóa dân gian, 2; Chu Thị Hà Thanh (2001), Vẻ đẹp ngôn ngữ đồng dao và mối quan hệ với thơ thiếu nhi, Tạp chí văn hoá dân gian, 5; Chu Thị Hà Thanh (2002), Xung quanh khái niệm đồng dao, Tạp chí Văn hóa dân gian, 3; Chu Thị Hà Thanh (2002), Nhân cách hóa trong đồng dao, Nguồn sáng dân gian; Chu Thị Hà Thanh (2003), Đồng dao vần và nhịp, Thông báo Văn hoá dân gian, nxb KHXH, HN; Chu Thị Hà
Trang 7Thanh (2003), Nhân cách hoá trong đồng dao, Nguồn sáng dân gian, 2; Nguyễn Thị Huế (2003), Đồng dao về trăng và trung thu của trẻ em, Nguồn sáng dân gian,3; Triều Nguyên (2008), Đặc điểm của một số bài đồng dao nói
về quan hệ gia đình, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 5; Triều Nguyên (2008), Tìm hiểu lối nói vòng trong đồng dao, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, 7; Hoàng Công Dụng (2009), Tổ chức trò chơi dân gian ở trường mầm non, Tạp
chí Giáo dục Mầm non, 2
Nhìn chung, trong những công trình những bài viết trên các tác giả đã đưa ra một số quan niệm về khái niệm đồng dao; bước đầu giới thiệu những phương pháp tiếp cận và nghiên cứu đồng dao Bên cạnh đó là việc khẳng định vị trí và đặc điểm của đồng dao trong đời sống của trẻ em qua hoạt động vui chơi của trẻ
Qua đó các nghiên cứu đã đặt vấn đề về nguồn gốc của đồng dao, những giá trị thẩm mỹ của đồng dao, đồng thời gợi mở các hướng nghiên cứu mới về đồng dao
Có những công trình nghiên cứu về đồng dao khá công phu, mang
nhiều giá trị Ví dụ như các công trình của các tác giả Vũ Ngọc Khánh,
Nguyễn Hữu Thu, Phan Đăng Nhật Tác giả những bài viết này đều tập trung vào vấn đề cơ bản của đồng dao Việt Nam như: chức năng, cấu tạo, phương pháp sáng tác và mối quan hệ đồng dao với hát ru
1.1.2.4 Các đề tài luận văn, luận án về đồng dao
Trong số tài liệu chúng tôi đang có, thì các đề tài luận án chuyên sâu về đồng dao mới chỉ thấy như sau:
Chu Thị Hà Thanh - luận án tiến sĩ Ngữ văn 2004, Thi pháp đồng dao và mối quan hệ với thơ thiếu nhi
Bằng việc khảo sát và phân tích đồng dao trong mối quan hệ với thơ thiếu nhi, mục tiêu của luận án là nghiên cứu thi pháp đồng dao người Việt trong thơ thiếu nhi Từ đó, luận án đánh giá hiệu quả tư tưởng thẩm mỹ của sự
Trang 8kế thừa và cách tân vốn văn học truyền thống trong sáng tác của các nhà thơ
thiếu nhi hiện đại
Đỗ Thị Minh Chính- luận án tiến sĩ Văn hóa học 2012, Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi – đồng dao người Việt cho trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học
Nghiên cứu trò chơi – đồng dao, tác giả luận án chủ yếu tập trung vào úng dựng đồng dao trong việc biên soạn, sáng tác đồng dao cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học Đề tài hướng mục tiêu nghiên cứu về hoạt động giáo dục âm nhạc trong việc sử dụng các bài hát đồng dao Việt
Tuy nhiên, đến nay chúng tôi vẫn chưa phát hiện thấy có một luận án nào nghiên cứu trực tiếp về đặc điểm, tính chất của đồng dao dân tộc thiểu số Việt Nam Mặc dù đồng dao của các dân tộc thiểu số cũng đã được xuất hiện trong một số công trình, tuyển tập về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam
1.2 Tình hình nghiên cứu đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
1.2.1 Những công trình sưu tầm, giới thiệu
Nhìn chung, đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc mới chỉ dừng lại ở một số công trình giới thiệu kết quả sưu tầm, biên dịch như sau:
Hoàng Thị Cành (1994), Đồng dao Tày, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Nông Hồng Thăng (1995), Đồng dao Nùng, NxbVăn hoá dân tộc, Hà Nội Bùi Thiện (1995), Đồng dao Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội
La Quán Miên (1996), Truyện thơ và đồng dao Thái - miền Tây Nghệ
An, Nxb Nghệ An
Tô Ngọc Thanh (2002), Đồng dao Thái, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Hoàng Tuấn Nam, Non nước Cao Bằng, Nxb Văn nghệ dân gian Việt Nam Nhiều tác giả, Dân ca Thái – Mai Châu, sở Văn hóa thông tin Hà Sơn Bình Nhiều tác giả, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Quyển 1: Tục ngữ, đồng dao, hát ru, câu đố, dân ca lao động – phong tục, 2002, Nhà
xuất bản Đà Nẵng
Các tác phẩm trên, chúng tôi kế thừa và ghi nhận thành quả sưu tầm của các tác giả Đồng dao các dân tộc được sưu tầm nhiều nhất phải kể đến cuốn
Trang 9Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam: Đồng dao dân tộc Nùng (20
bài); Đồng dao dân tộc Mường (2 bài); Đồng dao dân tộc Khơmú (1 bài); Đồng dao dân tộc Bana (1bài); Đồng dao dân tộc Mnông (3 bài); Đồng dao dân tộc Nguồn (3 bài)
Ngoài các tài liệu kể trên, chúng tôi cũng có gắng tìm hiểu và thu thập những bài viết có liên quan đến đồng dao dân tộc Thống kê được như sau:
1.2.2 Những bài viết đăng trên tạp chí
Tô Ngọc Thanh (1974), Đồng dao với cuộc sống của dân tộc Thái ở Tây Bắc, Tạp chí Văn học, 4; Mông Kí Slay (1994), Ngôn ngữ trẻ thơ qua đồng dao Nùng, Tạp chí Văn hóa dân gian, 4; La Quán Miên (2002), Câu đố dân tộc Thái,Văn hoá các dân tộc, 6; Hoàng Hoá (2002),Câu đố trẻ em dân tộc Tày, Nùng,Văn hoá các dân tộc, 6; Cao Sơn Hải (2005), Đố lá - một sinh hoạt văn hoá người Mường, Văn hoá các dân tộc, 6.; Bùi Huy Vọng (2005), Đố lá trò chơi dân gian độc đáo, hữu ích của trẻ em Mường, Văn hoá các dân tộc, 6; Triều Nguyên (2008), So sánh đồng dao Việt với đồng dao Tày, Nùng về vần nhịp và kết cấu, Tạp chí Văn hoá dân gian, 2
Bên cạnh những bài viết có phần đặt vấn đề nghiên cứu vẻ đẹp ngôn ngữ
và khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đồng dao của các tác giả
Tô Ngọc Thanh, Mông Kí Slay, Triều Nguyên thì hầu hết những bài viết này cũng chỉ dừng ở việc ghi lại một số cảm xúc, suy nghĩ mang tính chất cảm thụ văn học về đồng dao dân tộc thiểu số
Như vậy, trong số tài liệu kể trên, chúng tôi khẳng định rằng chưa có một công trình khoa học chuyên sâu nào về đồng dao dân tộc thiểu số
2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam, việc nghiên cứu văn học dân gian luôn là cơ sở, nền tảng vững chắc cho sự hình thành phát triển không ngừng của nền văn học nước nhà Văn học dân gian đã trở thành đối tượng được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu
Miền núi phía Bắc là khu vực có nhiều cộng đồng cư dân các dân tộc sinh sống Trong kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, bộ
Trang 10phận văn học dân gian truyền thống đã được sưu tầm, công bố, giới thiệu hết sức phong phú trong đó nhiều thể loại đã được nghiên cứu như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca dao…Tuy nhiên, đối với một bộ phận thuộc loại hình thơ ca dân gian của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc,cụ thể là
bộ phận đồng dao và trò chơi của trẻ em các dân tộc lại chưa nhận được sự quan tâm., giới thiệu một cách hệ thống và thấu đáo Mặc dù gần đây cũng đã
có một số ít công trình sưu tập đồng dao của các tri thức người Kinh và tri thức bản tộc giới thiệu tập hợp như đồng dao Thái (Tây Bắc), đồng dao Tày, đồng dao Nùng (Cao Bằng, Bắc Cạn), đồng dao Mường Song công việc này chưa đáp ứng được thực tế lưu truyền và tồn tại khá phong phú của bộ phận này trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Đặc biệt,
là việc đặt vấn đề nghiên cứu đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng, của các đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung như là một đối tượng khoa học thì hầu như vẫn còn như là một khoảng trống cần bù lấp
Về mặt lý luận và thực tiễn thì theo tác giả Trần Gia Linh “đồng dao đã
có lịch sử lâu đời, nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của
xã hội” [48,tr.4] Hơn nữa, đồng dao còn có mối quan hệ với nhiều thể loại khác như: vè, câu đố, hát ru…và trong đời sống hiện nay là thơ thiếu nhi Vì thế, qua đồng dao chúng ta có điều kiện tiếp cận và hiểu thêm các thể loại văn học dân gian khác
Mặt khác, đồng dao là những bài hát bao gồm phần lời và hình thức diễn xướng (trò chơi) Nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi cho trẻ em các dân tộc, do vậy, đồng dao có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của trẻ thơ Hoạt động vui chơi là nhu cầu thiết yếu của trẻ Khi trẻ em vui chơi thường hát những bài hát đồng dao gắn với trò chơi đồng dao, chính vậy mà đồng dao và trò chơi có mối quan hệ hữu cơ là đặc điểm tạo nên tính chất phong phú của thể loại Đồng dao –trò chơi đồng dao trở thành môi trường giáo dục hiệu quả nhất đối với trẻ, ở đó hoạt động học mà chơi – chơi
mà học được phát huy một cách toàn diện Hát đồng dao của dân tộc Việt nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng đều được coi là những giá trị tinh thần
Trang 11NCKH đầy đủ ở file: NCKH full