1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để nghiên cứu

49 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 555,42 KB

Nội dung

Địa bàn khu vực miền núi phía Bắc là nơi có nhiều dân tộc cư trú

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Địa bàn khu vực miền núi phía Bắc là nơi có nhiều dân tộc cư trú Nơi

đây không chỉ có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng

mà gần đây còn là một trong những địa bàn phức tạp về tôn giáo Bên cạnh một

số tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc còn có các tôn giáo ngoại

lai được du nhập vào với những lý do và hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau Công

giáo và Tin lành là hai tôn giáo đã được du nhập vào một số tỉnh ở phía Bắc từ

lâu, tuy không phát triển mạnh nhưng đã bám rễ ở một số dân tộc ít người (nhất

là Công giáo) Từ sau năm 1954 và nhất là sau năm 1975 với nhiều lý do khác

nhau, các tôn giáo này lại có sự suy giảm Những năm gần đây, trên địa bàn này

lại có sự phát triển của đạo Tin lành không bình thường do những hoạt động

truyền đạo trái phép, sự phát triển đạo trái phép tạp trung chủ yếu vào đồng bào

dân tộc H’mông và có sự lan rộng vào một số dân tộc khác như dân tộc Dao, dân

tộc Thái Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm bởi sự du nhập và phát triển của

đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc H’mông và một số tỉnh miền núi phía

Bắc nước ta Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin

lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

hiện nay để nghiên cứu”

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Trên cơ sở nghiên cứu du nhập và phát triển của đạo Tin lành trong đồng

bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó rút ra được những

nguyên nhân của tình hình đó

- Chỉ ra những tác động ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với các mặt trong

đời sống xã hội của đồng bào dân tộc H’mông, nơi có đạo Tin lành hoạt động

- Từ đó đưa ra một số kiến nghị trong việc giải quyết nhằm góp phần hạn

chế đến mức thấp nhất tình hình phát triển đạo Tin lành hiện nay trong đồng bào

dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

3 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 2

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó

tập trung chủ yếu vào các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, là những tỉnh có

đồng bào dân tộc H’mông theo đạo Tin lành

- Phương pháp mà chúng tôi sử dụng trước hết là phương pháp duy vật

biện chứng, duy vật lịch sử, lôgíc và một số phương pháp như phân tích, tổng

hợp, thống kê, so sánh…

4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá một cách tương đối hệ thống, toàn diện tình hình phát triển đạo

Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía

Bắc nước ta trong một số năm gần đây

- Qua phân tích tình hình phát triển của đạo Tin lành chỉ ra những nguyên

nhân ảnh hưởng tác động của nó đối với các mặt trong đời sống xã hội, giúp cho

ta hiểu thêm về một số vấn đề tôn giáo

5 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, niên luận được trình

bày qua hai chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về đạo Tin lành

Chương 2: Quá trình du nhập, phát triển và ảnh hưởng của đạo Tin lành

trong đồng bào dân tộc H’mông ở miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn

hiện nay

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO TIN LÀNH

1.1 Sự ra đời của đạo Tin lành

“Tin lành” trong tiếng Việt là khái niệm dùng để chỉ một tôn giáo cải

cách chống lại Giáo hội công giáo La Mã Tin lành chủ chương chỉ có Kinh

thánh mới là chuẩn mực, cội nguồn đức tin Trong đó phần Tân ước có bốn sách

Phúc âm “Tin lành – Evangelical) kể về cuộc đời của chúa Jesus Các giáo sĩ của

hội Cơ đốc và truyền giáo (CMA) khi đến Việt Nam tiếng Việt còn chưa trôi

chảy, chỉ mới dịch được 01 sách duy nhất của Kinh thánh “Tin lành theo Thành

Gioan” để truyền đạo Do vậy, giới chức pháp ở đây gọi họ là “La Mission

Evangelique”, từ đó các phòng giảng trụ sở, truyền giáo đều phải theo bảng chữ

“La Mission Evangelique” hoặc “Eglise Evangelique” để xin hoạt động, các tín

đồ người Việt đã dịch ra là: “Hội Thánh Tin Lành” [19.20]

a) Tiền đề xã hội của đạo Tin lành:

Vào thế kỷ thứ XV, XVI là thời kỳ đang lên của giai cấp tư sản, trong xã

hội diễn ra trận quyết chiến của giai cấp tư sản Châu Âu, đấu tranh chống lại

giai cấp phong kiến đương thời Giai cấp tư sản lúc này là giai cấp tiêu biểu, tiên

tiến của thời đại đã giành được những thắng lợi đầu tiên trong cuộc đấu tranh

chống giai cấp phong kiến đã trở lên lỗi thời, lạc hậu và chỗ dựa tư tưởng của nó

là Công giáo Để phù hợp với sự lớn mạnh và phát triển ngày càng mạnh mẽ của

mình, giai cấp tư sản muốn có riêng một hệ tư tưởng, một tôn giáo cho giai cấp

mình Hệ tư tưởng đó, tôn giáo đó phải đáp ứng được những yêu cầu của thời

đại, của giai cấp Tôn giáo mà giai cấp tư sản sẽ xây dựng phải là một tôn giáo

đơn giản, đỡ phức tạp, mềm dẻo, đỡ tốn kém hơn so với thứ tôn giáo mà họ đã

kịch liệt phê phán cần phải loại bỏ thay thế; tôn giáo đó chính là đạo Công giáo

Theo họ, đó là một tôn giáo rườm rà, cứng nhắc, phức tạp, rất tốn kém cả về mặt

thời gian và tiền của, nó không phù hợp với thời đại công nghiệp Mặt khác giai

cấp tư sản rất đề cao sự tự do cá nhân

b) Nguồn gốc nhận thức và tâm lý của sự ra đời đạo Tin lành:

Đó là sự lúng túng, bế tắc của Thần học kinh viện thời Trung cổ Sự

khủng hoảng về vai trò ảnh hưởng, uy tín của Giáo hội Công giáo và quyền lực

Trang 4

của Giáo hoàng Thời Giáo hoàng Leon X, hàng giáo phẩm xa hoa, trần tục, lợi

dụng danh Thánh nhằm mục đích kinh tế, điển hình là: Vào năm 1511, với sự ra

đời của sắc lệnh “Ban ơn xoá tội” do Giáo hoàng Leon X quyết định cho những

ai dâng tiền cho Giáo hội với việc mua, bán bùa xoá tội, với lời truyền ai mua sẽ

được xoá mọi tội lỗi, dù là đã phạm tội, đang phạm tội thì sẽ được xoá tội, khi

chết sẽ được lên thiên đàng Trong khi đó đông đảo cả nước ở Châu Âu, đặc biệt

là ở Đức đời sống của nhân dân đang trong cảnh lầm than, cơ cực; do vậy họ rất

oán giận, căm phẫn trước hành động của Giáo hội La mã, đã gây ra sự phản ứng

mãnh liệt đối với đông đảo những tín đồ giáo sĩ người Đức, nơi được mệnh danh

là con bò sữa của Giáo hoàng [12.120] Chính nơi đây đã dấy lên phong trào tôn

giáo làm tiền đề cho sự ra đời của đạo Tin lành

c) Sự xuất hiện của đạo Tin lành còn kể đến vai trò của một số cá nhân

trong phong trào cải cách tôn giáo của tầng lớp tư sản chống lại chế độ phong

kiến đã lỗi thời luôn tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Phong trào cải cách tôn giáo đầu tiên diễn ra ở Đức gắn với tên tuổi của

Mac-tanh Lui-thơ (Martin Luther) (13-1546) Ông là người nổi tiếng và đại diện cho

phong trào cải cách tôn giáo ở Đức lúc bấy giờ Ngày 30/11/1517 được coi là

ngày mở đầu cho phong trào cải cách của Luther, bằng việc ông công bố bản:

“95 luận đề” Ông thẳng thắn nhìn vào sự đồi bại của giáo hội Roma, những tệ

nạn tham nhũng như mua bán phiếu chuộc tội, lợi dụng danh Thánh để bóc lột

dân chúng, lên án Giáo hoàng và giáo quyền Roma Ông tuyên bố chỉ công nhận

chỉ có Chúa và Kinh thánh, bác bỏ quyền lực của toà thành và cộng đồng Đầu

năm 1520 Luther liên tục viết bài công khai đề xuất tư tưởng Giáo hoàng không

có quyền can thiệp vào chính quyền thế tục Trong bức thư công khai gửi quý

tộc Cơ đốc tôn giáo nước Đức về vấn đề cải cách chề độ độc quyền của xã hội,

ông viết: “Giáo hội La mã là bọn giặc lớn, là kẻ cướp cường bạo lớn trong dân

gian nhưng lại chuyên lên án cờ giáo hội thần thánh và thành Phi-e-zơ” Giáo

hoàng Leon X đã khai trừ Luther ra khỏi Giáo hội Được sự giúp đỡ và ủng hộ

của một số thị dân và chư hầu nước Đức, Luther đã phản đối một cách quyết liệt

Ông đã đốt cháy sắc lệnh của Giáo hoàng trước mắt quần chúng, công khai

chống lại với Giáo đình Như vậy, cuộc cải cách của Luther đã chống lại Giáo

hoàng và tăng nữ, đưa ra học thuyết về sự thánh thiện, bình đẳng của mọi tín đồ,

có thể trực tiếp với chúa trời mà không cần tầng lớp trung gian Những luận

điểm đó đã phản ánh những đòi hỏi của các cá nhân, của giai cấp tư sản lúc bấy

Trang 5

giờ Tuy nhiên, những tầng lớp dưới của xã hội đã không thoả mãn sự cải cách

này của Luther, họ đã đi xa hơn, triệt để hơn Đại diện cho xu hướng này là

Thomas Muntzer (1940-1525), đại biểu của phái nông dân nghèo cách mạng

Ông là người có tư tưởng tiến bộ vừa chống thần quyền, vừa chống thế quyền

Lúc đầu ông nhiệt liệt ủng hộ cuộc cải cách của Luther, hoan nghênh “95 luận

đề”, nhưng khi Luther phản bội thì ông kiên quyết chống lại tư tưởng ôn hoà,

thoả hiệp, tách khỏi tư tưởng cải lương tư sản và trực tiếp vận động cách mạng

Ông công kích tất cả những quan điểm cơ bản và toàn bộ triết học tư tưởng của

Luther về thần học cơ đốc giáo Ông cho rằng: “Không có thiên đường cũng

chẳng có địa ngục để đầy đoạ con người, không có quỷ thần mà chẳng qua là

dục vọng sâu sa của con người” [10.132] Ông kêu gọi những nông dân Đức

đứng lên khởi nghĩa xây dựng xã hội mới không có giai cấp, không có tư hữu,

không có chế độ riêng, không có chính quyền đối lập với nhân dân xã hội đó là:

“Thiên đường của trần gian, vương quốc của thần thánh” [10.123] Quan điểm

đó đã trở thành quan điểm xã hội không tưởng, chính quan điểm này đã làm cho

giai cấp phong kiến và giáo sĩ chống lại mạnh mẽ

Cũng trong nửa đầu thế kỷ XVI, phong trào cải cách tôn giáo đã phát triển

ra các quốc gia khác bên ngoài nước Đức, như ở Áo, ở các nước Bắc Âu, Ba

Lan, Hungari… Cũng trong thời gian này, tại Thụy Sỹ và sau đó là Hà Lan, Anh

đã xuất hiện những trung tâm mới của phong trào cải cách tại Thụy Sỹ Phong

trào này tập trung ở Duyrich và Giơnevơ Ở thành phố Duyrich xuất hiện Ubric

Zwingli (1484-1531) đã lãnh đạo vùng Đông bắc Thụy Sỹ tiến hành cải cách

Ubric Zwingli chịu ảnh hưởng rất lớn của chủ nghĩa nhân văn, rất ủng hộ đối với

tư tưởng của một số người như: Wicliffe và Huss… Tháng 1 năm 1523 đã đề ra

“67 điều luận cương” nhấn mạnh quyền uy tối cao của Kinh thánh, chủ trương

cứu vớt chỉ cần dựa vào niềm tin, mở cửa trường học, đơn giản hoá nghi thức

truyền bá… Năm 1517 ông phản ứng mạnh mẽ việc chuộc tội nhờ hành hương

đến thánh Phi-e-zơ và Phao lô, ông phủ nhận toà thánh La mã, phủ nhận tầng

lớp trung gian giữa chúa trời và con chiên của linh mục, ông nói: “Duy chỉ có

một mình chúa Jesus là xứng đáng cho ta tôn vinh, thờ kính, ấy vậy mà phẩm

trật La mã chủ trương rằng mình là trọng tài giữa Đấng Christ với dân ngài và có

quyền rao giảng cho giáo thuyết” [12.107] Ông không chấp nhận lễ phong chức

và lễ rửa tội, chống chế độ độc thân của Giáo sĩ, sự cai trị độc đoán, hà khắc của

Giáo hội mà cũng chủ trương thành lập Giáo hội rẻ tiền, đẳng cấp phức tạp,

Trang 6

không có tu viện, không chiếm nhiều tài sản của tín đồ, không có những lễ nghi

phô trương lãng phí Như vậy, tư tưởng của Ubric Zwingli tiến bộ và triệt để

hơn tư tưởng của Luther Ông bác bỏ hai lẽ mà Luther vẫn còn giữ lại là lễ rửa

tội và lễ tiệc thánh, vì vậy ông phản đối quan điểm cho rằng: “Ăn bánh mì uống

rượu nho sẽ biến thành máu thịt của Chúa” Sau khi Ubric Zwingli qua đời,

Giơlevơ trở thành trung tâm mới của phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sỹ

Giơlevơ gắn liền với tên tuổi của Jean Calvin (1509-1564), ông theo học thần

học ở Pháp năm 1528, do ủng hộ của phong trào cải cách của Luther ông bị trục

xuất khỏi Pháp sang sống ở Thụy Sĩ Tư tưởng chính của Calvinlà thuyết về “sự

tiền định tuyệt đối” Khác với Kuther, ông cho rằng số phận của con người là do

chúa trời quyết định, số phận đó không tuỳ thuộc vào mỗi người, mọi cố gắng

của mỗi người hay sự giúp đỡ của Giáo hội cũng không thể thay thế được Để

được sự cứu vớt “người theo đạo không thể dùng những hành động bề ngoài mà

phải có một đức tin, phải tận tuỵ không phải vì việc đạo mà vì việc đời” [18/58]

Sở dĩ như vậy là vì, khi sáng tạo ra thế giới chúa trời đã chia loài người ra thành

2 loại: “Dân cứu vớt và dân chọn lọc” “Dân cứu vớt” phải chịu khổ cực và bị

đầy ải ở hoả ngục Chúa chọn ai, vớt ai con người không thể biết được nhưng

mỗi người có thể nhìn vào hoàn cảnh của mình để biết mình thuộc loại nào Còn

“Dân chọn lọc” được sống sung sướng, khi chết được lên thiên đàng Như vậy,

về một tôn giáo thì thuyết “tiền định tuyệt đối” của Calvin đã phủ nhận vai trò

của tầng lớp giáo sĩ và tác dụng của các nghi lễ bái phiền phức của đạo Thiên

chúa giáo Về mặt xã hội học, thuyết đó đã che đậy được bản chất bóc lột, lừa

lọc của kẻ giàu có, che giấu nguyên nhân thực sự của sự nghèo khổ, đồng thời

nó cũng là động lực thôi thúc con người tập trung tinh thần nghị lực nhằm đạt

lấy cuộc sống giàu sang Ông chủ trương đơn giản hoá các nghi thức tôn giáo,

giảm bớt các ngày lễ, các trò tiêu khiển nhằm tiết kiệm thời gian và tiền của

Như vậy, quan điểm của ông rất phù hợp với giai cấp tư sản trong quá trình tích

lũy tư bản Chính vì vậy, Ph.Ăngghen nói: “Cải cách của Calvin đã đáp ứng nhu

cầu của giai cấp tư sản tiên tiến hồi đó” [24.161.163] Ông chủ trương tổ chức

Giáo hội theo nguyên tắc dân chủ, không lệ thuộc vào Giáo hoàng như Giáo hội

công giáo, cũng không lệ thuộc vào vương công như Giáo hội Luther

Ph.Ăngghen cho rằng: “Chế độ giáo hội học thuyết của Calvin đã chống lại giáo

hội Roma và chống lại sự đòi hỏi trong cuộc cải cách của quần chúng nhân dân

Qua quan điểm của Calvin tỏ ra đáp ứng được yêu cầu của giai cấp tư sản đang

lên Nhận định về ý nghĩa và tính chất của Calvin, Ph.Ăngghen nhận xét:

Trang 7

“Calvin đã để lên hàng đầu tính chất tư sản của cuộc cải cách và làm cho nhà thờ

có một vẻ mặt cộng hoà và dân chủ” [25.650]

Bên cạnh cuộc cải cách ở Thụy Sĩ thì ở Anh phong trào cải cách cũng

đang được phát triển Cuộc cải cách bắt đầu Anh tuyên bố xoá bỏ giáo quyền

Roma đối với giáo hội Anh, ban hành luật “Quyền tối thượng” đưa vua Herry

VIII lên đứng đầu giáo hội Anh, có quyền bính như Giáo hoàng thâu tóm cả thế

quyền và thần quyền Sau đó vua Herry VIII cho đóng tất cả nhà thờ và tất cả tài

sản cho chung vào quỹ nhà vua Sau khi vủa Herry VIII qua đời, nữ hoàng Mary

lên ngôi, đưa giáo hội Anh trở lại đầu phụ Giáo hoàng Anh và Giáo hội Roma

Từ năm 1547 đến 1603, dưới thời trị vì của Elizabeth và Edward, phong trào cải

cách tôn giáo ở Anh mới có điều kiện phát triển Cuộc cải cách tôn giáo ở Anh

về giáo thuyết chủ yếu dựa vào quan điểm thần học của Calvin, còn về cách thức

hành đạo theo nghi lễ Công giáo và tổ chức Anh giáo thành lập giáo hội riềng,

duy trì cơ cấu tổ chức và hàng giáo phẩm theo đạo Công giáo

Phong trào cải cách tôn giáo lan rộng sang nhiều quốc gia khác như:

Pháp, Đan Mạch, Nauy, Scotland, Tiệp Khắc, Ba Lan… Đến cuối thế kỷ thứ

XVI ở Châu Âu đã xuất hiện một tôn giáo mới gọi là đạo Tin lành, đạo này được

tách ra từ đạo Công giáo

1.2 Những đặc điểm chung của đạo Tin lành:

Đạo Tin lành được tách ra đạo Công giáo “cuối thế kỷ XVI” vì vậy giữa

hai tôn giáo này có những điểm tương đồng và tách biệt

Thứ nhất: Đạo Công giáo cho rằng bất kỳ tín đồ nào cũng được cứu vớt

thông qua khâu trung gian là Giáo hội Giáo hội và các chức sắc là những người

thay mặt Chúa, đại diện cho Chuá ở dưới trần gian thực hiện quyền thiêng liêng

trong việc phán xét mọi việc… Với đạo Tin lành thì chủ trương về vị cứu vớt có

điểm khác Theo giáo hội Luther, con người chỉ được cứu chuộc nhờ đức tin và

tình thương của Chúa Mỗi tín đồ tự tìm cho mình một con đường đi đến với

Chúa, giáo sỹ, các chức sắc chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đường cho

quá trình đó mà thôi

Thứ hai: Đối với đạo Công giáo coi nền tảng đức tin là kinh thánh và toàn

bộ các sắc chỉ, sắc lệnh của Giáo hoàng và Công đồng Với đạo Tin lành chỉ

công nhận kinh thánh là nền tảng duy nhât của đức tin Trong kinh thánh gồm

kinh Cựu ước và kinh Tân ước; riêng kinh Cựu ước chỉ công nhận 39 cuốn trong

Trang 8

số 46 cuốn Đạo Tin lành cho rằng mỗi tín đồ đều tự đọc và hiểu theo cách riêng

của mình

Trang 9

Thứ ba: Về các bí tích thì đạo Công giáo công nhận bảy bí tích:

1 Bí tích Thánh tẩy (rửa tội) Dùng nước Thánh để rửa sạch tội tổ tông

truyền để trở thành Kitô hữu

2 Bi tích Thêm sức

3 Bi tích Giải tội Cần cho những người cần sám hối tội lỗi hoặc quyết

tâm sửa chữa tội lỗi của mình

4 Bí tích Thánh thể (lễ Misa) Đây là bí tích quan trọng nhất trong các bí

tích Linh mục ban bánh, rượu đã được thánh hoá

5 Bi tích Xức dầu thánh

6 Bi tích Truyền chức thánh

7 Bi tích Hôn phối

Đối với đạo Tin lành, giáo hội Luther chỉ công nhận có hai bi tích đó là bi

tích Rửa tội và bi tích Thánh thể (hay là lễ tiệc thánh) Jean Calvin lại chỉ công

nhận có một bi tích, đó là bi tích Rửa tội Quan điểm của ông cho rằng phép

thánh thể cũng được cử hành như họ, đó chỉ là kỷ niệm về cái chết, vì sự cứu

chuộc của Thiên chúa cho con người mà thôi Về bà Maria, ông cho rằng: Bà

không phải là mẹ của Thiên chúa và chỉ đồng trinh khi sinh Thiên chúa Thậm

chí một số giáo phái còn cho rằng, sau khi sinh chúa Jesus bà còn sinh cho ông

Juise một số người con khác một cách bình thường Đạo Tin lành tin có thiên sứ,

các thánh tông đồ, thánh tử đạo và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ

lại Đạo Tin lành không thờ tranh ảnh, hình tượng và các di vật, thậm chí các

bức tranh phù điêu trang trí trên tường cũng bị gạt bỏ, không tôn sùng và thực

hiện hành hương đến các thánh địa, bỏ cả Gie-ru-xa-lem núi Xi-nai

Trang 10

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH

TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA

2.1 Quá trình phát triển đạo Tin lành ở một số tỉnh miền núi phía Bắc

nước ta

Cho đến nay mọi hiện tượng tôn giáo được truyền vào đồng bào dân tộc

thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta là đạo Tin lành hay đạo Vàng

chứ có nhiều ý kiến khác nhau

Khi đạo Tin lành mới vào vùng đồng bào dân tộc H’mông thì tôn giáo này

được gọi với tên “Vàng chứ”, vì nó gắn bó mật thiết với tín ngưỡng truyền thống

của đồng bào Nhưng càng về sau thì nội dung của Tin lành càng biểu hiện rõ rệt

về đối tượng tôn thờ, kinh thánh, nghi lễ của đạo Tin lành… Điều đó có nghĩa

là, về bản chất “Vàng chứ” chính là Tin lành Vì vậy, trong niên luận này chúng

tôi mạnh dạn gọi là đạo Tin lành, đúng như quan điểm của Đảng ta về vấn đề

này trong kế hoạch 184B (1999), thông báo 255/TW (1999) tổng kết nghị quyết

24 số 01BC/BCD của Bộ Chính trị về sự phân chia các giai đoạn phát triển của

đạo Tin lành trong đồng bào H’mông ở một số tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay

vẫn còn có những quan điểm khác nhau Chúng tôi nhất trí với quan điểm chia

quá trình phát triển của đạo Tin lành làm ba giai đoạn chủ yếu sau:

a) Giai đoạn thứ nhất (từ 1986 đến 1987):

Đây là thời kỳ sâm nhập của đạo Vàng chứ vào đồng bào H’mông

Năm 1987, đạo Vàng chứ bắt đầu sâm nhập vào huyện Sông Mã - tỉnh

Sơn La Quá trình sâm nhập đạo Vàng chứ ở đây bắt đầu từ hoạt động của Thào

Bả Hụ Năm 1986, gia đình Hụ có con ốm chữa mãi không khỏi, sau khi nghe

đài Manila (hay đài FEBC, phát từ Philipin) và lời tuyên truyền của những

người đi buôn từ Yên Bái đến, lên Hụ đã cùng hai người H’mông ở đây sang

nhà thờ Trạm Tấu (Yên Bái), gặp Sùng Bla Giống để học “Cách cúng mới”

Giống đã dậy họ hát thánh ca, đọc kinh thánh bằng chữ H’mông Latinh, các nghi

lễ hành đạo và cung cấp một số tranh ảnh chúa Jesus… Sau khi trở về 15 ngày,

Hụ bỏ bàn thờ tổ tiên, treo ảnh chúa và đọc kinh theo hướng dẫn của nhà thờ

Tháng 5/1986, Hụ đã vận động trưởng bản đồng ý cho truyền đạo trong dân bản

và đã có 8/17 hộ trong bản tin theo, cuối 1986 lên đến 16/17 hộ và bắt đầu lan ra

Trang 11

các bản H’mông trong toàn xã Từ Sơn La, đạo Vàng chứ phát triển sang các xã

của huyện Điện Biên – Lai Châu Ở các xã này có 183 hộ theo Vàng chứ Những

kẻ cầm đầu đến truyền đạo là Hạng Chù Bá và Hạng A Dy ở xã Phì Nhừ Chúng

lợi dụng trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống kinh tế khó

khăn của đồng bào để tuyên truyền lừa bịp, ép buộc nhân dân tin theo Vàng chứ

Quá trình phát triển đạo Tin lành ở Hà Giang bắt đầu tư hoạt động của

một số phần tử cầm đầu ở địa phương Chúng đã tụ tập một bộ phận quần chúng

nhân dân nghe đài Manila phát bằng tiếng H’mông để kích động đồng bào theo

đạo, đồng thời những tên cầm đầu như Ma Seo Chảo, Tráng A Vàng, Ma Seo

Bảy, Giàng A, chúng đã trực tiếp đến nhà thờ xứ Tuyên Quang, Yên Bái, Lào

Cai và tổng hội thánh Tin lành miền bắc để học hỏi về cách thức truyền đạo

Quá trình truyền đạo ở giai đoạn này nổi lên một số đặc điểm sau:

- Lực lượng truyền đạo lợi dụng sự hạn chế về nhận thức, sự mê tín của

đồng bào để truyền đạo Họ bịa đặt ra những câu chuyện hoang đường, thông

qua truyền miệng gây tâm lý hoang mang, lo sợ đồng bào để tập hợp quần chúng

phát triển tín đồ Nội dung truyền đạo ở giai đoạn này xung quanh nguồn tin:

Đến năm 2000 trái đất sẽ nổ tung, trời sẽ sập và mọi người sẽ chết Lúc đó nếu

ai theo Vàng chứ thì sẽ được cứu sống Chúng còn nói: Khi nào vua sắp ra tất cả

không ai được ra khỏi nhà, phải chuẩn bị mang quần áo trắng ra đón vua Lúc đó

trời sẽ tối ba ngày ba đêm, sau đó xuất hiện bảy con rồng phun nước xuống khu

vực huyện Xì Hồ Đó là lúc Vàng chứ đón người H’mông lên trời Chúng tung

tin để hú doạ, năm 2000 sẽ có nạn hồng thuỷ, ai theo đạo sẽ được Chúa cứu vớt

Nội dung như vậy thật sự là hoang đường, mê tín, xong do đồng bào H’mông

vốn dân trí thấp, nhiều phong tục lạc hậu, nặng đầu óc, mê tín và đời sống có

nhiều khó khăn nên họ đã tin theo

- Việc truyền đạo chủ yếu thông qua phương thức truyền miệng, vừa bí

mật, vừa công khai, truyền đạo thông qua đài FEBC Những người truyền đạo

Tin lành ở giai đoạn này vừa bí mật cho bà con, giữ kín đối với cán bộ, nhất là

cán bộ xã, huyện Chúng truyền đạo công khai thường vào ban đêm, từ 9 giờ đến

1-2 giờ sáng

Thủ đoạn truyền đạo là: Một số người cầm đầu tổ chức nghe chương trình

phát thanh của đài FEBC rồi ghi âm, sau đó đi tới các bản mở cho nhiều người

Trang 12

nghe, kết hợp với truyền miệng, tung tin lừa bịp đe doạ làm cho nhân dân nửa

nghi, nửa ngờ nên nên nhiều người do sợ nghe theo

b) Giai đoạn thứ hai (Từ 1988 đến 1991):

Đặc điểm chính của giai đoạn này là sự phát triển của đạo Tin lành lan

rộng ra ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời xảy ra tình trạng đồng

bào khủng hoảng niềm tin và tìm đến nhà thờ Công giáo

Năm 1988, đạo Vàng chứ tiếp tục được truyền vào hai xã Ẳng Tơ và

Mường Thín của huyện Tuần Giáo – Lai Châu Tiếp đó năm 1989, đạo này phát

triển rất nhanh, cùng một lúc vào 3 huyện Sìn Hồ, Mường Tè và Phong Thổ Chỉ

trong vòng 3 tuần lễ của tháng 10/1989, ở huyện Sìn Hồ đã có 11 xã với 29 bản

và 533 hộ theo Vàng chứ Đến 1990, đạo Vàng chứ phát triển sang huyện

Mường Lay Chỉ sau vài năm truyền đạo, đến cuối 1990, toàn tỉnh Lai Châu có

1.159 hộ ở 75 bản của 332 xã thuộc 6/7 huyện theo Vàng chứ Đến 1991-1992

đạo Tin lành ở Lai Châu có chiều hướng suy giảm Đến thời điểm này chỉ có 3

huyện, 3 xã, 5 bản, 143 hộ theo Vàng chứ

Trong giai đoạn này ở Lào Cai nổi lên sự việc cúng đón Vàng chứ trong

đồng bào dân tộc H’mông Đầu tiên hiện tượng này diễn ra ở 3 huyện là Bảo

Yên, Bắc Hà, Bảo Thắng sau đó phát triển ra các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Sát

và Than Uyên Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo vào dân tộc tỉnh Lào Cai, đến

tháng 6/1998 có 14.034 người H’mông và 165 người Dao theo Tin lành

Lúc đầu người H’mông được nghe tuyên truyền Vàng chứ qua đài FEBC

và sau đó được một số người H’mông từ Hà Giang đến tuyên truyền, trong số đó

có Sùng Seo Pao Pao đã đến chơi nhà anh dể là Giàng Seo Câu (Bảo Yên – Lào

Cai) Tại đây Pao đã tuyên truyền về Vàng chứ và tập hợp được một số đối

tượng khác như Hoàng Tếch Giáo, Lù Seo Giống, Lù Seo Châu… đê tuyên

truyền Vàng chứ sang các vùng xung quanh Chỉ trong một thời gian ngắn đã có

gần 2.000 hộ, khoảng 6.000 người H’mông đăng ký theo Vàng chứ [9]

Từ năm 1991, do có sự hướng dẫn và giúp đỡ của Công giáo, các đối

tượng đi truyền đạo đã công khai tuyên truyền lôi kéo người H’mông đi theo

“Con đường mới” (thực chất là Công giáo) Vì vậy, những người H’mông trước

đây theo Vàng chứ nay chuyển sang đạo Công giáo

Sự phát triển của tôn giáo H’mông trong giai đoạn này ngày một gia tăng

và có tính chất đột biến Trong thôn bản lan truyền dư luận “Vua H’mông sắp

Trang 13

về, người H’mông có vua Vàng chứ – có vương chủ, vua về người H’mông sẽ

có đất ở riêng…” Lúc này đạo Tin lành phát triển nhanh là do hoạt động tuyên

truyền kích động mạnh mẽ của lực lượng truyền đạo thông qua đài FEBC và

tuyên truyền miệng, đồng thời do sự tác động của những thiên tai xảy ra trong

vùng đồng bào Những “Thừa tác viên” truyền đạo tích cực phải kể đến Thào Bả

Hụ, Hờ A Phềnh (huyện Sông Mã); Hạng A Dua, Vàng A Pả (Mường La);

Giàng A Thào, Vàng A Dâu (Quỳnh Nhai)… Đến cuối 1991 có 167 hộ với gần

khoảng 2.000 người H’mông theo đạo, 12 xã, 5 huyện trong tỉnh [8.4]

Những năm 1989-1990, hoạt động truyền đạo tin lành trái phép đã xuất

hiện ở các huyện Bắc Quang, Xín Mần, Bắc Mê (Hà Giang) Đến cuối 1991 đạo

Tin lành đã lan rộng ra nhiều xã của các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín

Mần

Cũng như ở một số tỉnh khác đạo Tin lành xuất hiện ở Yên Bái vào cuối

1989, đầu những năm 1990 do sự du nhập đạo từ tỉnh Lào Cai Sự du nhập đó

gắn liền với quá trình di dịch di dân của người H’mông theo đạo Tin lành ở

huyện Bảo Yên – Lào Cai đến xã Lang Thít và Châu Quế thuộc huyện Văn Yên

– Yên Bái Khi mới đến Văn Yên họ khai báo là theo đạo Công giáo, nhưng đến

năm 1992 họ làm đơn xin theo đạo Tin lành và cử đại diện xuống hội thánh Tin

lành miền Bắc xin kinh sách, băng ghi âm và học đạo

Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này:

- Việc truyền đạo Vàng chứ gắn với các hiện tượng thiên tai xảy ra vào

thời điểm này cùng với truyền thống “Vua ra”, “đón vua” của người H’mông

Năm 1990, ở thị xã Lai Châu và huyện Mường Lay đã xảy ra một trận lũ lớn

năm 1991 tại thị xã Sơn La, huyện Mai Sơn, Mường La, Sông Mã (Sơn La) đã

xảy ra trận lũ quét lịch sử, đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng Lợi dụng

những thiên tai này lực lượng truyền đạo Vàng chứ tuyên truyền: nếu ai không

tin theo đạo này sẽ bị nước cuốn trôi, bị hổ ăn thịt như mọi người đã từng chứng

kiến

“Xưng vua”, “vua ra” là hiện tượng vừa mang tính thế tục, lại vừa mang

tính tôn giáo diễn ra trong xã hội truyền thống của người H’mông Việc truyền

đạo Vàng chứ ở giai đoạn này giống như các vụ Xưng vua, đón vua ở vùng cao

trước đây bởi tính chất mê tín, lạc hậu của nó, song có điểm khác nhau là hiện

tượng mê tín đã bắt đầu được gắn với tôn giáo

Trang 14

- Hoạt động truyền đạo Vàng chứ từ chỗ lén lút, vừa bí mật, vừa công

khai, gắn với mê tín thì nay chuyển sang công khai viết đơn, đi gặp các cấp

chính quyền xin theo đạo Thiên chúa và đạo Tin lành Sự chuyển hướng này có

liên quan đến việc đã có nhiều người chuẩn bị các hoạt động chờ đón Vàng chứ,

song thực tế đã lâu không thấy xảy ra Do đó, một số người chủ động tìm đến

các nhà thờ ở Tân Châu (Bắc Quang), Yên Bái, Sơn Tây để hỏi về chúa Giê su,

về đạo Kitô, nghĩa là họ xin theo đạo và muốn học đạo này

Với quan niệm về đạo Công giáo thông qua học hỏi và ít nhiều có sự tìm

hiểu về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, người dân đã viết đơn,

đến gặp chính quyền xin theo đạo Công giáo, đa số các nhà thờ Công giáo chưa

chủ động đón nhận

Tuy hình thức chuyển sang Công giáo, song ở giai đoạn này, thực chất từ

tư tưởng đến cách làm của những người theo đạo vẫn chủ yếu là tin theo Vàng

chứ được phát trên đài FEBC

c) Giai đoạn thứ ba (từ 1993 đến nay):

Đạo tin lành tiếp tục phát triển trong đồng bào H’mông

Từ năm 1993 đến nay, đạo Tin lành tiếp tục phát triển đột biến trong đồng

bào H’mông tỉnh Lào Cai nhờ vào hoạt động tích cực của lực lượng truyền giáo

và sự giúp đỡ trực tiếp của Hội thánh Tin lành miền Bắc Theo báo cáo của tỉnh,

đến cuối năm 1993 đã có 1.746 hộ với hơn 11.0000 người H’mông đăng ký theo

đạo Tin lành [9] Đến tháng 8/1999, trong toàn tỉnh số người bị tuyên truyền lôi

kéo theo đạo Tin lành là 2.234 hộ với 13.229 nhân khẩu

Ở Sơn La, cuối năm 1991 đầu năm 1992, theo chỉ dẫn của đài FEBC,

Thào Bả Hụ và Vàng Seo Lau đã xuống Hội thánh Tin lành miền Bắc và được

mục sư Bùi Hoành Thử đón tiếp, cung cấp cho nhiều mẫu đơn xin gia nhập đạo

Tin lành, cùng một số tài liệu, băng cát-xét tuyên truyền đạo Sau khi trở về, họ

cùng với những phần tử tích cực khác đã vận động đồng bào trước đây ngộ nhận

theo đạo Công giáo chuyển sang theo đạo Tin lành Tháng 3/1993, 10 nhân vật

người H’mông khác lại về số 2 – Ngõ Trạm – Hà Nội để học đạo Tháng 2/1995,

một nhóm 7 người do Vàng A Vư (trưởng đạo ở Mường La) cầm đầu đi xuống

Hà Nội để học đạo Thảo Bả Hụ đã trở về các huyện Sông Mã, Mai Sơn, Thuận

Châu và Mường La tuyên truyền phát triển đạo Tại số 2 – Ngõ Trạm, các “phần

tử truyền đạo” đã được mục sư Bùi Hoành Thử, giảng sư Âu Quang Vinh trực

Trang 15

tiếp giảng dạy và cung cấp tài liệu, kinh sách về đạo Tin lành Theo số liệu của

Ban Dân vận – Dân tộc tỉnh uỷ, số người H’mông theo đạo ở một số thời điểm

của giai đoạn này như sau:

Năm 1993: Có 279 hộ, 2.005 người ở 26 bản, 12 xã, 5 huyện

Năm 1996: Có 371 hộ, 3.022 người ở 57 bản, 24 xã, 7 huyện

Năm 1999: Có 523 hộ, 3.719 người ở 77 bản, 28 xã, 7 huyện

Năm 2000: Có 652 hộ, 4.030 người theo đạo [13.3]

Từ đầu năm 1993, tình hình phát triển đạo Tin lành ở Lai Châu diễn biến

trở lại khá phức tạp và xuất hiện những dấu hiệu gây mất ổn định về an ninh trật

tự Theo tính toán sơ bộ, đến cuối năm 1994, toàn tỉnh đã có 1.723 hộ trong 40

xã, 103 bản theo đạo Tin lành Đến tháng 4/1995, có 2.168 hộ với 14.471 khẩu

theo Tin lành Từ cuối năm 1995 đến nay, đạo Tin lành không chỉ phát triển

trong vùng dân tộc H’mông nữa mà lan truyền sang cả các dân tộc khác như dân

tộc Dao, dân tộc Thái Theo báo cáo tổng kết của tỉnh (9/1997), toàn tỉnh có

26.491 nhân khẩu bị lợi dụng theo đạo Tin lành, trong số 8 huyện, 56 xã, 207

bản

Ở Hà Giang, đến cuối năm 1993, trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Vị

Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê đã có 1.196 hộ, 7.703 khẩu ghi tên

theo đạo Tin lành Theo thống kê của Ban Dân vận Trung ương, đến năm 1994 ở

Hà Giang có 62.000 người theo đạo Tin lành

Năm 1997-1998, hoạt động truyền đạo lại nổi lên ở các xã Thượng Tân,

Phiêng Luông, Giáp Trung, Minh Sơn (huyện Bắc Mê); xã Sủng Thài, Sủng

Tráng, Thắng Mố, Yên Minh, Bạch Đích (huyện Yên Minh); xã Bạch Ngọc và

Minh Ngọc (huyện Vị Xuyên) Gần đây, đạo Tin lành vẫn tiếp tục phát triển ở

một số xã của 9/10 huyện thị của tỉnh Hà Giang

Sự phát triển của đạo Tin lành ở Yên Bái cũng diễn ra tương đối nhanh

chóng Số lượng ban đầu chỉ có 5 hộ với 30 nhân khẩu, sau đó tăng lên 15 hộ

với 88 nhân khẩu năm 1992 Hiện nay, đạo Tin lành phát triển rộng hơn ở một

số địa bàn khác trong tỉnh như An Bình (Văn Yên), huyện Trạm Tấu và thị xã

Nghĩa Lộ Theo số liệu gần đây của Ban Tôn giáo của Chính phủ (năm 1999), ở

Yên Bái có khoảng 1.000 người theo đạo Tin lành

Sự phát triển của đạo Tin lành ở giai đoạn này có một số đặc điểm sau

đây:

Trang 16

- Đạo Tinh lành phát triển trở lại mạnh mẽ hơn, công khai hơn, những

người cầm đầu truyền đạo có quan hệ với số 2 – Ngõ Trạm chặt chẽ hơn

Từ đầu năm 1993, có nhiều đối tượng truyền đạo ở các tỉnh phía Bắc

quyên góp tiền đi về Hà Nội, đến Tổng hội thánh Tin lành (miền Bắc) để học

đạo, xin tài liệu và mẫu đơn xin sẵn để về phân phát cho các hộ xin theo đạo Tin

lành Họ đã gặp mục sư Bùi Hoành Thử, giảng sư Âu Quang Vinh và được

giảng giảiv về giáo lý của đạo Tin lành Từ đó, các thừa tác viên đã về các bản

tích cực phân phát tài liệu cho đồng bào, lập danh sách nhân khẩu từng thôn bản

gửi lên các cấp chính quyền đòi được theo đạo Tin lành Hội thánh Tin lành

miền Bắc thể hiện rõ sự can thiệp ngày càng sâu vào quá trình truyền đạo Tin

lành ở khu vực này, vấn đề tôn giáo ngày càng được gắn kết với vấn đề dân tộc,

với âm mưu thành lập một “quốc gia tự trị” của người H’mông

- Xuất hiện những dấu hiệu gây mất ổn định về an ninh xã hội trong vùng

đồng bào, hoạt động truyền đạo có tính tổ chức hơn và có hiện tượng ở bên

ngoài can thiệp trắng trợn hơn

Ở nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng khiếu kiện, vu khống chính

quyền cơ sở tạo ra sự chia rẽ, mất đoàn kết giữa dân tộc H’mông với các dân tộc

khác; mất đoàn kết ngay trong nội bộ người H’mông, thậm chí trong từng gia

đình Vị trí của già làng, trưởng bản, trưởng họ vốn được kính trọng, thì nay đã

phải nhường vị thế chi phối cho một số người tích cực truyền đạo

Lực lượng truyền đạo hoạt động có sự liên kết, thống nhất với nhau Họ

cực đoan hơn, khống chế dân trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống Ở một số cơ

sở, họ tổ chức quyên góp, buộc dân nộp tiền làm kinh phí hoạt động Họ đe doạ,

cô lập cán bộ

Ở bên ngoài, hiện tượng Việt kiều và người nước ngoài thông qua con

đường du lịch, thăm viếng người thân để thực hiện truyền đạo đã gia tăng và có

nhiều biểu hiện phức tạp

- Sự phát triển của đạo Tin lành không chỉ dừng lại ở dân tộc H’mông mà

đã lan sang cả các dân tộc khác như dân tộc Dao, dân tộc Thái, dân tộc Pà

Thẻn…

Như vậy, chỉ trong vòng một thời gian ngắn đạo Tin lành đã xâm nhập và

phát triển ở nhiều tỉnh của miền núi phía Bắc nước ta, trước hết là ở Sơn La, Lai

Châu, sau đó là Lào Cai, Yên Bái… Điều đáng quan tâm là tình hình phát triển

Trang 17

của đạo Tin lành ở đây diễn ra rất nhanh chóng và để lại những hậu quả xã hôi

tiêu cực

2.2 Ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một

số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

Mặc dù vẫn còn có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về ảnh hưởng của

đạo Tin lành trong đồng bào H’mông, nhưng nhìn chung sự phát triển của đạo

Tin lành ở khu vực này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá, kinh tế và

sinh hoạt của xã hội nói chung của đồng bào

- Sự phát triển của đạo Tin lành ảnh hưởng tiêu cực đến văn hoá, tín

ngưỡng truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào H’mông

Cũng như nhiều dân tộc khác ở nước ta, dân tộc H’mông đã có một nền

văn hoá lâu đời, đặc sắc Trước hết, đồng bào H’mông là cộng đồng có bản lĩnh

và ý chí vượt lên mọi điều kiện hoàn cảnh để tồn tại và khẳng định mình; họ cần

cù, chịu khó, kiên trì, bền bỉ, dễ tin và khi đã tin thường tìm mọi cách để theo

đuổi mục đích đã định Truyền thống văn hoá của người H’mông rất đa dạng và

cũng rất độc đáo, biểu hiện qua các lễ hội, những câu chuyện cổ, dân ca, âm

nhạc, múa… Nhưng khi đạo Tin lành xuất hiện, những sinh hoạt văn hoá truyền

thống đã và đang bị phá vỡ Những tràng trai, cô gái không còn những dịp để

thổi khèn, thổi sáo, khi có người chết không được khóc, không được thăm viếng,

chào hỏi người ngoại đạo, tết không đi ném còn, các lễ hội truyền thống cũng

mai một dần…

Do vai trò của các già làng, trưởng bản bị giảm sút, thậm chí ở nhiều nơi

không còn vai trò, làm cho truyền thống của dân tộc H’mông có nguy cơ bị băng

hoại, bởi vì lớp người già không còn bảo ban, lưu lại cho thế hệ sau Những tín

ngưỡng cổ xưa như Thờ cúng tổ tiên, Thờ Thần làng, Thần đất lại bị gán co là

ma quỉ, từ đó khuyến khích lớp trẻ “từ bỏ những phong tục, tập quán còn tiềm

ẩn những cái hay chưa được đánh giá đúng mức” [2.19]

Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng rất đăc trưng của dân tộc ta,

cũng như của dân tộc H’mông Song hiện giờ, ở nhiều nơi đồng bào đã chối bỏ

với lý do cũng rất đơn giản: thờ ông bà tổ tiên đã bao đời rồi nhưng đến giờ

nghèo khổ vẫn cứ nghèo khổ Do vậy, họ đến với một tâm linh mới với hy vọng

tìm cho mình lối thoát

Trang 18

Tác động tiêu cực của đạo Tin lành đối với văn hoá truyền thống của đồng

bào H’mông, thực sự là vấn đề cần quan tâm giải quyết, bởi vì: “Văn hoá còn,

dân tộc còn Đứt đoạn văn hoá, vứt bỏ văn hoá, dân tộc có thể con nhưng là một

dân tộc khác lạ, một dân tộc bị đồng hoá, mất sức sống và không bình thường”

[2.16]

Hàng bao đời nay, người H’mông sinh sống và cư trú theo dòng họ huyết

thống Một khi đã là người của dòng họ thì phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn

nhau, cho dù có sống ở đâu thì luật tục dòng họ cũng chi phối tới đó Người

H’mông thường nói: “Tôi là người H’mông, chúng ta là người H’mông, chúng

ta cùng một gốc người, cùng một hạt lanh gieo xuống đất” [35.2] Ý thức cộng

đồng, đoàn kết đã trở thành một trong những nét đặc trưng về mặt văn hoá của

đồng bào, vậy mà giờ đây nó cũng đang co nguy cơ bị phá vỡ Trong gia đình

người H’mông bị mất đi sự bình yên, hạnh phúc, mâu thuẫn giữa các thành viên

trong gia đình có khi gay gắt Tình trạng chi rẽ anh em họ hàng, giữa những

người không theo đạo và những người theo đạo Tin lành diễn ra phức tạp Trong

làng bản xảy ra tình trạng mất đoàn kết, nghi kỵ lẫn nhau tạo ra bầu không khí tẻ

nhạt mà trước đây chưa bao giờ có Các mâu thuẫn ấy dẫn tới hệ quả đòi tách xã,

tách bản, tách hộ, gây tranh chấp đất đai… Ở tỉnh Sơn La, đến thời điểm này có

3 xã đòi tách, 2 xã trong 2 huyện có mâu thuẫn trong nội bộ Đảng về dòng họ, 9

xã trong 5 huyện có tranh chấp đất đai Một điều đáng lưu ý là các sự việc trên

đều nằm trong vùng có đạo [16.72]

- Sự phát triển của đạo Tin lành làm cho đời sống kinh tế của đồng bào đã

khó khăn càng khó khăn hơn

Từ năm 1987 trở lại đây, hiện tượng cúng đón vua Vàng chứ trong đồng

bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh liên tục diễn ra đã gây nên sự tốn kém tiền

của, công sức, thời gian của đồng bào Để cúng đón Vàng chứ người dân phải

nộp tiền, phải bán thóc lúa, trâu, ngựa, lợn, gà, bạc trắng Khi theo đạo bà con

cũng phải nộp “lệ phí theo đạo”, “tiền từ thiện”… Số tiền đó có thể là 10.000

đồng một hộ, 20.000 đồng hoặc có thể là 50.000 đồng một hộ tuỳ theo từng địa

phương [15] Chỉ tính riêng ở huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai, tính đến năm 1999,

nhân dân đã bán đi 86 con trâu, ngựa, 800 đồng bạc trắng và nộp hàng chục triệu

đồng cho lực lượng truyền đạo Ở tỉnh Sơn La năm 1996, đồng bào đã phải nộp

“quĩ đạo” là 20.000 đồng mỗi hộ để làm lễ nhúng nước, năm 1997 tại xã Chiềng

Ân (Mương La), bà con phải nộp 10.000 đồng để làm lễ Noel…

Trang 19

Nguy hiểm hơn, việc theo đạo Tin lành làm mất rất nhiều thời gian để sản

xuất và sinh hoạt của đồng bào Cả tin theo những lời lẽ hoang đường của những

tên truyền đạo rằng “theo chúa Giê su thì có cuộc sống sung sướng, không làm

cũng có ăn”, “Theo Vàng chứ thì cái gì cũng có”, “cả nhà sẽ được bay lên trời

không phải làm nương” [35.35] Từ đó một số người bỏ cả sản xuất, mổ trâu, bò,

lợn, gà và ngồi đợi sự cứu giúp của chúa Thời gian lãng phí vào việc cầu

nguyện, nghe đài Manila, ở nhà ngày thứ năm và chủ nhật để đọc kinh thánh…

Sự xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành cũng là nguyên nhân của hiện

tượng di dân tự do của đồng bào H’mông, bọn xấu tuyên truyền: “Muốn có vua

H’mông, có tổ quốc riêng, thì bà con phải đi về phía Tây nơi mặt trời lặn”

[36.27] Lời kêu gọi đó đánh trúng vào tâm lý của người H’mông, gây nên tình

trạng di dịch cư hết sức phức tạp, từ đó gây nên những xáo trộn trong đời sống

đồng bào, tạo ra khó khăn cho việc quản lý xã hội của các cấp chính quyền, gây

bên nạn phá rừng huỷ hoại môi trường sinh thái một cách trầm trọng, các tệ nạn

xã hội có xu hướng gia tăng Có thể nói rằng đồng bào theo đạo Tin lành chẳng

những không cải thiện được đời sống kinh tế, mà trái lại còn nghèo khổ hơn

- Một khía cạnh quan trọng khác là sự phát triển của đạo Tin lành đã gây

nên tình trạng mất ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tác động

tiêu cực đến niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Nó

đã góp phần làm suy yếu hệ thống chính trị của ta ở cơ sở Một số cán bộ, đảng

viên ghi tên theo đạo hoặc bị lôi kéo vào hoạt động của những người truyền đạo

Những cán bộ không theo đạo thì bị số đã theo đạo cô lập, phân biệt đối xử,

bằng cách “viết đơn tố cáo, vu khống lên tỉnh, trung ương” [4.11] Các tổ chức

chính trị, đoàn thể của ta hoạt động khó khăn Từ đó tạo ra tình trạng mất ổn

định trong thôn bản, người dân không đi hội họp, không đi nghĩa vụ, không đi

học, xa lánh cán bộ Đảng và Nhà nước, làm đơn kéo đến chính quyền các cấp

đòi được theo đạo…

Bằng những thủ đoạn tuyên truyền rằng: theo Đảng, theo cách mạng vẫn

nghèo, theo chúa mới thoát khỏi nghèo khó và gắn những điều tốt đẹp với chúa,

việc đạo Tin lành phát triển nhanh chóng đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân

đối với Đảng và chính quyền Nhà nước Từ chỗ tin tưởng rằng Đảng đã mang lại

cuộc sống độc lập, tự do cho họ, thì nay người H’mông tin rằng chỉ có Vàng

Chứ, Giê su mới cứu được mình thoát cảnh đói nghèo Hiện tượng này không

chỉ xảy ra với những người dân lao động mà cả cán bộ như chủ tịch xã, giáo

Trang 20

viên, đảng viên… cũng tin vào chúa Từ đó làm cho đường lối, chính sách của

Đảng khó đi vào cuộc sống đồng bào Chúng tuyên truyền kích động: “Vận

động cứ vận động, tuyên truyền cứ tuyên truyền, theo đạo cứ theo đạo” [4.5]

Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì đạo Tin lành cũng có

vai trò nhất định trong đời sống đồng bào Trước hết, nó làm thay đổi nếp sống

của đồng bào theo đạo; đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ ước mơ tới một cuộc

sống đầy đủ hơn Những điều dăn dạy mà đạo Tin lành nêu ra phù hợp với nhu

cầu về tâm lý của đồng bào; giúp hoàn thiện đạo đức cá nhân, giúp đồng bào

giảm bớt gánh nặng vì những phong tục tập quán lạc hậu trong tổ chức ma chay,

cưới xin, chữa bệnh, góp phần hạn chế những tiêu cực trong xã hội đồng bào

như trộm cắp, ngoại tình, ngược đãi trong quan hệ vợ chồng, uống rượu, cờ bạc

Thông qua các nhóm sinh hoạt tôn giáo, người H’mông giúp đỡ nhau trong lao

động sản xuất, khắc phục những khó khăn thường nhật

Hơn nữa, ở một số địa phương những người theo đạo rất chú trọng và

khuyến khích con em mình đi học chữ, dù rằng chủ yếu là học tiếng H’mông La

tinh với mục đích học để đọc được kinh thánh

Thực tế cho thấy, sự phát triển của đạo Tin lành đã có tác động tích cực

nhất định đến đời sống tinh thần, văn hoá, đạo đức, thậm chí là kinh tế của đồng

bào H’mông Liên quan tới vấn đề này, Đảng ta nêu rõ: Tín ngưỡng tôn giáo là

nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Đạo đức tôn giáo có nhiều điều

phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới (Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị)

Tóm lại, chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến nay, đạo Tin lành đã

phát triển nhanh chóng ở hầu hết các tỉnh miền nùi phía Bắc nước ta Sự phát

triển của nó đã gây ra những hậu quả tiêu cực về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã

hội trong đời sống đồng bào H’mông ở khu vực này Tuy nhiên, đạo Tin lành

cũng có những ảnh hưởng tích cực đến đời sống đồng bào, đó là sự đáp ứng nhu

cầu tâm linh của họ, ước mơ tới một cuộc sống đầy đủ hơn, làm giảm bớt những

giàng buộc, phức tạp của các phong tục tập quán lạc hậu đè nặng lên đồng bào

vốn đã khó khăn

2.3 Nguyên nhân:

a) Đời sống kinh tế – xã hội khó khăn:

Về mặt kinh tế, dân tộc H’mông thường cư trú ở những vùng núi cao, nền

kinh tế chủ yếu vẫn mang tính chất tự cung, tự cấp, phương thức canh tác chính

Trang 21

là đốt rừng làm nương rẫy, khai phá ruộng bậc thang Nhưng gần đây rừng ngày

một thu hẹp, lâm sản ít đi, động vật hoang dã ngày càng khan hiếm, cây thuốc

phiện vốn là nguồn sống chính của người H’mông thì bị xoá bỏ trong khi chưa

tìm được cây thay thế để đem lại hiệu quả kinh tế tương ứng Việc xoá cây thuốc

phiện được ví như là một “cú xốc” về kinh tế đối với đồng bào H’mông

Việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã giúp chúng ta thoát khỏi

khủng hoảng kinh tế, ổn định và tăng trưởng kinh tế Nhưng cũng chính nền

kinh tế thị trường đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, giữa

miền núi và đồng bằng; giữa vùng sâu, vùng xa với thành phố, thị xã; giữa

người H’mông với người Tày, người Kinh…

Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến đời sống kinh

tế – xã hội của đồng bào H’mông bằng những khoản trợ cấp thường xuyên đến

từng thôn bản, từng hộ dân, đầu tư vốn cho phát triển các dự án, phát triển các

ngành sản xuất, vận động định canh, định cư để ổn định cuộc sống cho đồng

bào… Nhưng một phần do vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu của các dự

án, một phần yếu kém do chủ quan trong việc tính toán hiệu quả đầu tư, đồng

thời do trình độ sản xuất ở đây còn thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, địa

hình phức tạp đã tạo ra những khó khăn cho sự phát triển kinh tế – xã hội Do

đó, cuộc sống của đồng bào chưa được cải thiện mà vẫn trong tình trạng rất khó

khăn Nhìn chung mức sống của đồng bào H’mông còn rất thấp, khó khăn thiếu

thốn nhiều mặt, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nước sinh hoạt, bệnh tật nhiều, giao

thông chậm phát triển, tình trạng du canh du cư còn khá phổ biến Theo số liệu

điều tra của Uỷ ban dân tộc và miền núi: “năm 1997 ở địa bàn miền núi có 1,73

triệu hộ đói nghèo, hầu hết những hộ này ở khu vực III (vùng cao biên giới),

chiếm tỉ lệ 25,66% so với toàn miền núi và chiếm 80% của số hộ khu vực III Có

142 huyện và 1.434 xã tỉ lệ đói nghèo trên 40% (chiếm 95% của cả nước) cũng

nằm trên địa bàn khu vực III, 11 tỉnh miền núi có tỉ lệ đói nghèo trên 30%

(chiếm 100% của cả nước) Hàng năm địa phương vẫn phải giải quyết cứu đói

cho một bộ phận dân cư vào lúc giáp hạt” [3]

Như vậy, trình độ thấp kém của nền kinh tế và những khó khăn trong đời

sống là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự gia tăng phát triển của

đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc

nước ta Thực tế này đặt ra trước chúng ta nhiệm vụ phải không ngừng tăng

Trang 22

cường các biện pháp triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất nhân dân

trong vùng

b) Tư vấn đề truyền đạo và âm mưu lợi dụng đạo Tin lành của các thế lực

thù địch:

Hoạt động truyền đạo phát triển tín đồ là việc làm bình thường của bất kỳ

tôn giáo nào Tuy nhiên hoạt động truyền đạo Tin lành có những đặc trưng nổi

bật ngay từ khi đạo này mới vào nước ta Hiện nay, hoạt động truyền đạo Tin

lành vẫn là một nguyên nhân cơ bản và trực tiếp làm cho đồng bào H’mông theo

đạo

Hoạt động truyền đạo Tin lành ở đây được tiến hành dưới nhiều hình

thức, từ hình thức đơn giản đến những hình thức tinh vi nhất, nhờ đó đã tạo nên

sự phát triển “đột biến” của đạo Tin lành trong vùng dân tộc H’mông

Những người truyền đạo đã dày công nghiên cứu tình hình kinh tế – xã

hội, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán, tính cách của dân tộc H’mông và vận

dụng vào truyền đạo Vì vậy, có thể nói rằng việc truyền đạo của họ trở nên có

hiệu quả Phương châm của họ là “mưa dầm thấm lâu”, tìm cách khuyếch trương

mặt tích cực của tôn giáo, tăng cường tuyên truyền vận động làm cho đạo Tin

lành nhanh chóng thâm nhập vào dân tộc H’mông

Phương thức truyền đạo bằng truyền miệng: Đặc điểm cư trú của người

H’mông chủ yếu ở núi cao, sống phân tán, chia cắt, lại ít có phương tiện thông

tin hiện đại, nên thông tin thường đến chậm Đối với họ thông tin chủ yếu vẫn là

truyền miệng, rỉ tai, chuyện trò, qua chợ búa, hội hè, tang cưới Hiểu được

phương pháp truyền tin này, lực lượng truyền đạo đã phát đi những thông tin

giật gân, chẳng hạn họ tung tin rằng: Ngày 15/7/1990 khi trời tối Vàng Chứ sẽ

xuất hiện, lúc đó ai không theo Vàng Chứ sẽ không thoát khỏi khổ đau Sau đó

có người chỉ dẫn cho đồng bào theo Vàng Chứ Cứ thế, người này truyền sang

người khác, bản nọ sang bản kia Từ đó, đạo Tin lành từng bước xâm nhập và

phát triển Kết quả là, chỉ tính riêng ở Hà Giang, từ 1986-1989 mới có 500 hộ

thuộc 35 xã theo đạo, thì cuối năm 1992 đã có 622 hộ với 3.018 khẩu theo đạo

[6]

Vì mục đích phát triển đạo Tin lành, những người truyền đạo đã cố gắng

sử dụng mọi biện pháp có thể để tranh thủ đồng bào, phát triển tín đồ Từ biện

Trang 23

pháp tuyên truyền thuyết phục đến quan tâm trợ giúp về mặt vật chất, tinh thần,

đến cả những biện pháp cô lập, bắt buộc theo đạo

Sự phát triển của đạo Tin lành trong dân tộc H’mông nằm trong âm mưu

lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch Các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ

thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ CNXH ở những nước

còn lại, trong đó có Việt Nam Với chiều dài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do

tôn giáo”, các lực lượng phản động ra sức tiến hành hoạt động chống phá, sử

dụng ngọn cờ tôn giáo, dân tộc để phá hoại cách mạng nước ta Họ nhiều lần nêu

vấu đề Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, “ngược đãi tín đồ”, “giam giữ chức

sắc”

Nhằm mục đích hướng vào Việt Nam, gần đây Mỹ cho thành lập “Uỷ ban

tự do tôn giáo cho Việt Nam”, hoạt động hậu thuẫn cho đạo luật HR 2431 Một

số người Việt lưu vong dựa vào quốc hội Mỹ và đạo luật trên đưa ra những yêu

sácg, áp lực đòi Việt Nam cho “tự do tôn giáo” Dựa vào tôn giáo, Mỹ thực hiện

ý đồ chính trị của mình đối với nước ta Trong thời gian gần đây, chúng tuyên

truyền đạo Tin lành vào đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, các tỉnh miền núi

phía Bắc và nhiều địa phương khác ở nước ta Thủ đoạn của chúng là dựa vào

các tổ chức phi chính phủ của các nước có đạo Tin lành ở Bắc Âu, Bắc Mỹ, Hàn

Quốc, Úc, thông qua đầu tư cho du lịch, lao động, học tập và viện trợ kinh tế để

tiếp xúc, xâm nhập vào các vùng sâu nhằm tuyên truyền lôi ké, kích động, gây

tâm lý hoang mang lo sợ, gây mất ổn định chính trị trong khu vực đồng bào các

dân tộc Từ đó, Mỹ dựa vào đạo luật HR 2431 mà can thiệp nhằm thực hiện ý đồ

của mình Các tổ chức “Trung tâm nghiên cứu Thái học”, “Hội người Thượng

Đê ga”, “Hội người Mông thế giới”, “Hội văn hoá cổ truyền dân tộc H’mông”,

“Liên hiệp những người Dao ở Mỹ”… đang tăng cường hoạt động nhằm mục

đích chống phá cách mạng nước ta Từ năm 1975-1991, chúng ta đã phát hiện có

1.837 tổ chức phản động, trong đó có 85% tổ chức lợi dụng tôn giáo [11.42]

Gần đây (6/9/2001), hạ viện Mỹ đã thông qua “Đạo luật nhân quyền Việt

Nam” Trong đó vu không Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo và cho

biết sẽ chi khoảng 2 triệu đôla mỗi năm cho những hoạt động chống phá cách

mạng nước ta

Lợi dụng vấn đề dân tộc truyền đạo vào vùng dân tộc thiểu số để ra sức

kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc đã và đang là hoạt động của các

Trang 24

thế lực đế quốc thù địch Chúng đưa ra những luận điệu mang tính chất chính trị

để chống phá cách mạng nước ta như: “Cùng một Đảng lãnh đạo sao dân tộc này

sướng, dân tộc kia khổ”, “dân tộc này được Đảng trọng dụng hơn dân tộc khác”

“sao dân tộc kinh được học đạo Kitô mà người dân tộc thiểu số không được”,

đòi “quyền tự trị cho từng dân tộc”, kích động “người H’mông xưa kia đã từng

có quốc gia, nay cần phải lập quốc gia riêng của mình:…

Chúng thực hiện truyền đạo thông qua đài phát thanh (chủ yếu là đài

FEBC), thông qua con đường du lịch, thăm viếng người thân… Tại Yên Bái,

năm 1994 có hai người Pháp nói tiếng H’mông thành thạo lấy lý do đi du lịch đã

mang nhiều tài liệu truyền đạo bằng tiếng H’mông đến vùng người H’mông có

đạo Tháng 2/1994, hai vợ chồng người Pháp ở “Hội từ thiện Pháp” đến Yên Bái

với mục đích du lịch đã có quan hệ với linh mục Trần Ngọc Khiết, thăm một số

họ đạo, hứa hẹn sẽ giúp tiền để xây dựng nhà thờ

Ở Lai Châu, ngày 3/12/1996, đoàn Việt kiều người H’mông định cư ở Mỹ

về Việt Nam du lịch khi đi vào địa bàn Điện Biên Đông và Mường Mún (huyện

Tuần Giáo) đã tán phát tài liệu tôn giáo Ngày 12/6/1996, Giàng Tử Cang, quốc

tịch Trung Quốc nhập cảnh vào nước ta đã mang 11 quyển kinh chữ H’mông và

băng đài cát-xét có nội dung tuyên truyền đạo Tin lành vào xã Giảo San (Phong

Thổ) Tháng 4/1997, Giallejieanichen, quốc tịch Pháp khi đi du lịch đến Sìn Hồ

đã tán phát thành nhiều danh thiếp có ảnh hưởng chúa cho một người H’mông

Ngoài ra cso nhiều đoàn người nước ngoài khác đến Lai Châu với danh nghĩa du

lịch tự do để phát triển đạo trong vùng dân tộc thiểu số Năm 1996-1997, trong

46 đoàn đến Lai Châu, đã có 7 đoàn để lại tài liệu tuyên truyền đạo ở phòng ngủ

nhà hàng, khách sạn

Tại tỉnh Lào Cai, cuối tháng 12/1994, hai đối tượng người H’mông quốc

tịch Mỹ là Hầu Thị Dua, Hầu Thị Ly nhập cảnh vào Việt Nam đã đến xẽ Điện

Quan, huyện Bảo Yên để dạy hát thánh ca cho số người H’mông ở đây Chúng

đã cùng Thào Seo Chăng (một đối tượng cầm đầu truyền đạo ở Bảo Yên) đi thị

sát các khu vực người H’mông ở Bảo Yên, Bảo Thắng, Sa Pa Sau đó Dua và Ly

đã đưa Thào Seo Chăng về nhà thờ số 2 – ngõ Trạm – Hà Nội để truyền đạo

Đặc biệt từ tháng 7/1998 đến nay, một nhóm đối tượng gồm 9 người

mang quốc tịch Mỹ, Anh, Canada, Hà Lan do Ronan cầm đầu đã lôi kéo một số

người dân ở Sa Pa Hoạt động của nhóm này là xây dựng cơ sở trong người dân

Ngày đăng: 12/04/2013, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w