Việc thiết lập các tiêu chuẩn đổi xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư trong ASEAN được thể hiện rõ trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN ASEAN Comprehensive Investment Agreement...8 2.3
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Đề tài: Thiết lập các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt
động đầu tư trong ASEAN
Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ VÀ THIẾT LẬP CÁC TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ TIẾN BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 4
1.1 Tự do hóa đầu tư 4
1.2 Thiết lập các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư 5
1.2.1 Không phân biệt đối xử 5
1.2.2 Đối xử công bằng và bình đẳng 6
1.2.3 Sử dụng các công cụ quốc tế để giải quyết các tranh chấp trong đầu tư 6
1.2.4 Chuyển tiền 6
1.2.5 Tính minh bạch 6
1.2.6 Bảo hộ khỏi việc tước đoạt quyền sở hữu 7
II Việc thiết lập các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư trong ASEAN 7
2.1 Giới thiệu về ASEAN 7
2.2 Việc thiết lập các tiêu chuẩn đổi xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư trong ASEAN được thể hiện rõ trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ASEAN Comprehensive Investment Agreement) 8
2.3 Những điểm mới trong Hiệp định ACIA so với hai hiệp định trước (Hiệp định khung về Khu vực đầu tư và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư) .12
2.4 Tác động của Hiệp định ACIA đến ASEAN 13
2.4.1 Thúc đẩy tự do hóa đầu tư trong khu vực 13
2.4.2 FDI vào ASEAN tăng vọt 13
KẾT LUẬN 16
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Comprehensive Investment Agreement)
ICSID Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư
UNCITRAL Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại
quốc tế
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đầu tư quốc tế luôn là lĩnh vực quan trọng hàng đầu và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời, khẳng định vị trí của các quốc gia trên thế giới Chính vì thế, tự do hóa đầu tư đang ngày một phát triển mạng
mẽ giữa các nước, khu vực và trên thế giới
Tuy vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, đầu tư quốc tế
có những xu hướng thay đổi khác nhau dẫn đến việc thiếp lập các tiêu chuẩn đối
xử tiến bộ trong hoạt đọng đầu tư để phục vụ mục tiêu phát triển của các nước
và bối cảnh thế giới Không nằm ngoài những xu hướng phát triển chung của thế giới, ASEAN cũng tích cực tham gia quá trình tự do hóa đầu tư với những tiêu chuẩn đối xử tiến bộ trong hoạt động đầu tư Vậy các tiêu chuẩn này được áp dụng như thế nào và có tác động ra sao đối với ASEAN? Đây cũng là nội dung chính trong bài tiểu luận của nhóm Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài nhóm còn có nhiều thiếu sót Chúng em rất mog nhận được sự đánh giá và hướng dẫn của cô
Trang 5NỘI DUNG
I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ VÀ THIẾT LẬP CÁC TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ TIẾN BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1.1 Tự do hóa đầu tư
Tự do hóa đầu tư cũng tương tự như tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch
vụ ở chỗ đều cùng tiến hành việc hạn chế, cắt giảm và tiến tới xóa bỏ các rào cản đối với các đối tượng của tự do hóa Nếu như rào cản thương mại hàng hóa
là thuế quan và phi thuế quan, rào cnar thương mại dịch vụ là các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường cà các biện pháp phân biệt đối xử thì rào cản đối với đầu
tư là các biện pháp cấm đầu tư, các biện pháp hạn chế đầu tư và các biện pháp phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư
Tự do hóa đầu tư được thực hiện thông qua việc mở cửa đầu tư và dành chế
độ đãi ngộ quốc gia cho cả nhà đầu tư ASEAN và các nhà đầu tư bên ngoài; bảo
hộ đầu tư, các chương trình và hoạt động xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư
* Một số khái niệm:
- Đầu tư: Đầu tư trong khuôn khổ khu vực đầu tư ASEAN chỉ bao gồm đầu tư trực tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư
- Nhà đầu tư ASEAN: theo điều 4 ACIA 2009, nhà đầu tư ASEAN là công dân của quốc gia thành viên hoặc là một pháp nhân của quốc gia thành viên đang, hoặc đã tiến hành đầu tư trong lãnh thổ nước thành viên khác, trong đó:
Pháp nhân là bất cứ thực thể pháp lý nào được thành lập hoặc tổ chức theo pháp luật của một quốc gia thành viên, vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, bao gồm mọi công
ty, tập đoàn, hội, liên doanh, doanh nghiệp một chủ, hiệp hội hoặc tổ chức
Công dân là bất cứ người nào có quốc tịch hoặc quyền thường trú tại nước thành viên theo pháp luật, quy định và chính sách của quốc gia đó
- Khoản đầu tư: Là mọi hình thức tài sản do nhà đầu tư sở hữu hoặc có quyền định đoạt, bao gồm:
Trang 6 Động sản và bất động sản vùng quyền tài sản khác, như thế chấp, tạm giữ hoặc cầm cố;
Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy ghi nợ cùng các hình thức tham gia khác vào một pháp nhân và các quyền hay lợi ích phát sinh từ đó
Quyền sở hữu trí tuệ theo luật và quy định của mỗi quốc gia thành viên
Yêu cầu tài chính hoặc yêu cầu thực hiện công việc liên quan tới kinh doanh và có giá trị tài chính;
Các khoản thu được thông qua đầu tư, cụ thể là lợi nhuận, lợi tức, gia tăng giá trị, lãi suất cổ phần, tiền bản quyền và các chi phí khác Bất kì
sự thay đổi nào về hình thức mà tài sản được đầu tư hoặc tái đầu tư không anhe hưởng tới việc tài sản đó vẫn được coi là khoản đầu tư
1.2 Thiết lập các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư
1.2.1 Không phân biệt đối xử.
Tiêu chuẩn này xuất pháp từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của Luật Kinh tế quốc tế Theo tiêu chuẩn này, việc một quốc gia quy định những điều kiện đặc biệt nhẳm đặt một quốc gia khác hay các pháp nhân, tự nhiên nhân của quốc gia khác vào một
vị trí kém thuận lợi hơn so với quốc gia, pháp nhân, hoặc tự nhiên nhân của một nước thứ ba sẽ bị coi là một hành động phi pháp và không phù hợp với những tiêu chuẩn của Luật Kinh tế quốc tế Tiêu chuẩn không phân biệt đối xử có hai mức độ: Không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau (MFN) và không phân biệt đối xử giữa những nhà đầu tư nước ngoài
và công dân nước sở tại (NT)
Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, NT được hiểu là việc một quốc gia dành cho nhà đầu tư nước ngoài sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư nước mình Cụ thể là các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước trong những trường hợp tương tự nhau cần được hưởng chế
độ đối xử giống nhau về những vấn đề như thành lập, quyền sở hữu và quản lí doanh nghiệp, quyền tham gia vào thủ tục tố tụng tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác, được bảo hộ, thuế, lao động, bảo vệ người tiêu dùng hay bảo vệ môi trường, tự do tiếp cận các nguồn tín dụng, thậm chí cả các nguồn tài trợ của chính phủ Mục tiêu cao nhất của tự do hóa đầu tư chính là tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài Nói cách khác việc dnahf chế dộ đối cử công bằng đối cới các pháp nhân và thể nhân đặc biệt là các công ty nước ngoài là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tự do hóa đầu tư
Trang 7Cùng với xu hướng tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu, đền nay việc dành
NT cho nhà đầu tư nước ngoài ở mức độ và phạm vi khác nhau Nhìn chung, không một nước nào có thể đối xử bình đẳng tuyệt đối giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
MFN được quy định trong hầu hết các điều ước quốc tế có liên quan đến đầu
tư và được thực hiện trên cơ sở có đi có lại Theo cam kết về MFN trong đầu tư, một bên ký kết có nghĩa vụ dành cho nhà đầu tư của bên ký kết kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào trong toàn bộ quá trình đầu tư từ khi thành lập, hoạt động, mở rộng cho đến khi thanh lý hay giải thể hay chấm dứt hoạt động Tuy nhiên trong hầu hết các hiệp định, nghĩa vụ này được bảo lưu không áp dụng đối với ưu đãi mà một nước cam kết dành cho nhà đầu tư một nước thứ ba trong khuôn khổ liên minh thuế quan, Hiệp định kinh tế khu vực, Hiệp định trao đổi hàng hóa qua biên giới,
… Đây cũng là một trong các nguyên tắc được WTO thừa nhận trong quan hệ về thương mại hàng hóa
1.2.2 Đối xử công bằng và bình đẳng
Đây là một tiêu chuẩn quan trọng của luật Đầu tư quốc tế Tiêu chuẩn này được đề cập đến trong Điều 11 khoản 2 của Hiến chương Havana năm 1948 và được coi là một tiêu chuẩn đối xử cơ bản đối với hoạt động đầu tư ở nước ngoài ( Văn phòng Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, 1994) Mặc dù Hiến chương này không có hiệu lực nhưng tiêu chuẩn đối xử công bằng và bình đẳng được quy định trong nhiều văn bản có liên quan đến đầu tư quốc tế sau này Đối
xử công bằng và bình đẳng cũng giống như tiêu chuẩn đối xử tối thiểu, nghĩa là nước tiếp nhận đầu tư dành cho các nhà đầu tư nước ngoài sự đối xử công bằng, thỏa đáng, không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo yêu cầu của tập quán quốc
tế, đồng thời không được áp dugnj các biện pháp bất hợp lý, phân biệt đối cử để gây phương hại đối với việc thành lập và hoạt động đầu tư
1.2.3 Sử dụng các công cụ quốc tế để giải quyết các tranh chấp trong đầu tư.
Các nước nhận đầu tư không được giới hạn tranh chấp nảy sinh giữa các nhà đầu tư, giữa nhà đầu tư với nhà nước nhận đầu tư và giữa nhà nước chủ đầu tư
và nhà nước nhận đầu tư chỉ được giải quyết bằng tòa án, trọng tài của nước mình Các bên có liên quan trong quá trình tranh chấp có thể thỏa thuận để lựa chọn cơ quan đứng ra giải quyết tranh chấp
1.2.4 Chuyển tiền.
Để đảm bảo cho các chủ đầu tư được hưởng lợi nhuận và lợi ích từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài, các nước phải cho phép việc thanh toán, chuyển đổi hoặc chuyển về nước các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư ở nước ngoài
Trang 81.2.5 Tính minh bạch.
Tiêu chuẩn này đảm bảo cho mỗi bên tham gia vào quá trình đầu tư có thể nhận được đầy đủ thông tun từ các bên tham gia khác để phục vụ cho quá trình
ra quyết định và thực hiện các nghĩa vụ, các cam kết Các bên được đề cập đến ở đây là chính phủ các nước (chủ đầu tư và nhận đầu tư) và các chủ đầu tư Việc đảm bảo tính minh bạch vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của các bên Chính phủ các nước phải công bố rõ ràng và thường xuyên cập nhật các thông tin về môi trường pháp lý, cơ chế chính sách, thủ tục…có liên quan đến đầu tư Bản thân các dự án đầu tư phải công bố công khai một số thông tin cơ bản về sự án
và hoạt động của dự án Như vậy tính minh bạch góp phần đảm bảo tính ổn định
và có thể dự đoán trước được của các quan hệ đầu tư
1.2.6 Bảo hộ khỏi việc tước đoạt quyền sở hữu
Vấn đề được bảo hộ khỏi việc tước đoạt quyền sở hữu luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào một nước Theo thông lệ quốc
tế, để bảo hộ quyền sở hữu này, luật pháp các nước phải cam kết không quốc hữu hóa, trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư nước ngoài khi họ đầu tư vào nước mình
II Việc thiết lập các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư trong ASEAN
2.1 Giới thiệu về ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc) Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunây Đaruxalam, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội Căm-pu-chia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN là một khu vực kinh tế năng động có:
- Diện tích: 4.435.670 km2
- Dân số: 598.498.000 người
- GDP: 1.850.855 triệu USD
- Tổng giá trị thương mại: 2.042.788 triệu USD
- Tổng giá trị đầu tư: 74.081 triệu USD
Trang 9- Các đối tác thương mại chính: Trung Quốc, EU, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc,
Ấn Độ,…
Để tăng cường hợp tác trong khu vực, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN và cũng để phù hợp hơn với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế ASEAN thống nhất, năng động đòi hỏi phải có một văn bản hoàn chỉnh điều chỉnh toàn diện lĩnh vực đầu tư trong ASEAN Chính
vì vậy, các nước thành viên ASEAN đã cùng thống nhất quan điểm soạn thảo văn bản mới thay thế cho hai văn bản hiện hành vào năm 2009 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN ( ASEAN Comprehensive Investment Agreement – ACIA)
2009 có hiệu lực sẽ thay thế Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư 1987( AIGA) và Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN 1998 (AIA), tạo khuôn khổ pháp lý mới, điều chỉnh các hoạt động trong đầu tư trong AIA ACIA được soạn thảo trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo nêu trên, trong đó có kế thừa quy định của hai Hiệp định AIA và IGA, đồng thời đưa vào một số quy định mới phù hợp hơn với cơ chế tự do hóa đầu tư, trong đó đặc biệt quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư và khoản đầu tư của họ
2.2 Việc thiết lập các tiêu chuẩn đổi xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư trong ASEAN được thể hiện rõ trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).
Mục tiêu của ACIA là tạo ta một cơ chế đầu tư tự do, mở cửa trong ASEAN được thực hiện thông qua từng bước tự do hóa đầu tư; tăng cường bảo
vệ nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ; cải thiện tính minh bạch và khả năng
dự đoán của các quy tắc, quy định và thủ tục đầu tư; xúc tiến, hợp tác tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và thống nhất
Các nguyên tắc trong ACIA theo đó bao gồm:
- Thúc đẩy tự do hóa, bảo vệ, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư
- Đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại ASEAN
- Tiếp tục duy trì quy tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử ưu đãi giữa các thành viên
- Không hồi tố các cam kết đã đạt được trong AIA và AIGA
- Dành đối xử đặc biệt và ưu đãi cho các thành viên mới (LCMV)
- Dành sự linh hoạt cho các nước thành viên trong các vấn đề nhạy cảm
- Có sự đối xử nhân nhượng lẫn nhau giữa các nước thành viên
Trang 10- Cho phép Hiệp định mở rộng phạm vi đối tượng sang các lĩnh vực khác trong tương lai
Hiệp định ACIA quy định về các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư như sau:
2.2.1 Không phân biệt đối xử
- Điều 5: Chính sách đối xử quốc gia
1 Mỗi nước thành viên sẽ áp dụng đối với các nhà đầu tư của một nước thành viên khác chính sách đối xử không kém thuận lợi hơn mà nước đó, trong những hoàn cảnh tương tự, áp dụng đối với các nhà đầu tư của mình về việc thừa nhận, thiết lập, mua lại, mở rộng, quản lý, vận hành, bán, hoặc định đoạt các khoản đầu tư trong lãnh thổ của mình
2 Mỗi nước thành viên sẽ áp dụng đối với các khoản đầu tư của các nhà đầu tư thuộc một nước thành viên khác chính sách đối xử không kém thuận lợi hơn mà nước đó, trong những hoàn cảnh tương tự, áp dụng đối với các khoản đầu tư trong lãnh thổ của mình của các nhà đầu tư của mình về việc thừa nhận, thiết lập, mua lại, mở rộng, quản lý, vận hành, bán, hoặc định đoạt các khoản đầu tư
- Điều 6: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
1 Mỗi nước thành viên sẽ áp dụng đối với các nhà đầu tư một nước thành viên khác chính sách đối xử không kém thuận lợi hơn mà nước đó, trong những hoàn cảnh tương tự, áp dụng đối với các nhà đầu tư của một nước thành viên khác hoặc của một nước ngoài khối ASEAN trong việc thiết lập, mua lại,
mở rộng, quản lý, vận hành, bán, hoặc định đoạt các khoản đầu tư
2 Mỗi nước thành viên sẽ áp dụng đối với các khoản đầu tư của các nhà đầu tư của một nước thành viên khác chính sách đối xử không kém thuận lợi hơn mà nước đó, trong những hoàn cảnh tương tự, áp dụng đối với các khoản đầu tư trong lãnh thổ của mình của các nhà đầu tư của một nước thành viên khác hoặc của một nước ngoài khối ASEAN trong việc thiết lập, mua lại, mở rộng, quản lý, vận hành, bán, hoặc định đoạt các khoản đầu tư
2.2.2 Đối xử công bằng và bình đẳng
- Khoản 4 Điều 9: Mỗi nước thành viên phải giảm bớt hoặc xóa bỏ các quy định riêng trong Biểu cam kết theo ba giai đoạn của Lịch trình chiến lược của Kế hoạch AEC và Điều 46 (Văn bản sửa đổi)