Câu 30: Tỉ Suất Lợi Nhuận Bình Quân

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ (Trang 26)

Tỉ suất lợi nhuận (ký hiệu p’): nói lên hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, tài năng của quản trị gia, khả năng thu lợi khi đầu tư vào các ngành khác nhau và vì vậy nó còn là thông tin rất quan trọng để dẫn dắt các nhà đầu tư tìm đến nơi đầu tư có lợi nhất

Khi xét giá trị thặng dư, chúng ta có khái niệm tỷ suất giá trị thặng dư: M’=m/ v *100%

Giá trị thặng dư mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành tỷ suất lợi nhuận. Hai khái niệm này là 2 cách đo lường khác nhau và chịu sự chi phối của các qui luật khác nhau

Tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư. Nó không nói lên sự bóc lột, mức bóc lột đối với công nhân của nhà tư bản. Nhưng nó chỉ cho các nhà tư bản thấy được đầu tư vào ngành nào có lợi hơn, có tỷ suất lợi nhuận cao hơn

Như vậy tỷ suất lợi nhuận cao, thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau: Tỷ suất giá trị thặng dư

Cấu tạo hữu cơ của tư bản

Sự tiết kiệm trong sử dụng tư bản ứng trước Những biến đổi của giá cả, của nguyên vật liệu...

Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống theo đà phát triển của chủ nghĩa tư bản là một quy luật. Nó biểu hiện quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa. Là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của các cuộc khủng hoảng kinh tế định kỳ. Đồng thời cũng bao hàm giới hạn khách quan về mặt lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Nhưng tỷ suất lợi nhuận giảm hoàn toàn không có nghĩa là khối lượng lợi nhuận giảm. Chủ nghĩa tư bản có những tác động ngược lại chống sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ (Trang 26)