LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, nhằm đảm bảo cuốc sống vật chất, ổn định đời sống cho người lao động và
Trang 1II Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam
1 Công tác quản lí thu
Quản lí thu BHXH Việt Nam bao gồm: quản lí đối tượng tham gia, quản lí quỹ lương của các đơn vị, quản lí tiền thu BHXH
1.1.Quản lí đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đóng góp để tạo lập quỹ BHXH Hiện nay BHXH hiện chia các đối tượng này thành hai loại là: đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Trang 2Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: là những người lao động và
người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia đóng góp BHXH theo pháp luật BHXH Hiện nay đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp động lao động có thời hạn đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động thẹo Luật Doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội
+ Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác
+ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp,
tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang
+ Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn
+Cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước ta kí kết hoặc tham gia có quy định khác
+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động
- Cán bộ, công chưc, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức
Trang 3- Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo các hợp đồng có thời hạn dưới ba tháng khi hết hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc
- Người lao động ở trên đi thực tâp, học, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc
- Các đối tượng lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp được hưởng tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên.( Đối với các lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng)
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: là người lao động và người sử
dụng lao động không thuộc đối tượng quy định bắt buộc nhưng tự nguyện tham gia BHXH cho chính họ và người lao động của họ Họ có những đặc điểm sau:
+ Những người này thường thuộc khu vực lao động phi chính thức + Công việc của họ phần lớn là thất thường và rất lưu động Thu nhập nhìn chung là thấp và không ổn định
+ Vì không có người sử dụng lao động nên việc tham gia BHXH của những đối tượng này hoàn toàn không có sự đóng góp của ai khác ngoài chính bản thân họ
Trang 4Vì vậy những đối tượng này thường khó quản lí và khó thực hiện các công tác thu nộp cũng như chi trả cho các đối tượng Việc triển khai thực hiện BHXH đối với các đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn, song với mục tiêu tiến đến thực hiện BHXH toàn dân, BHXH Việt Nam đang nghiên cứu trển khai và áp dụng những biện pháp hữu hiệu đối với loại đối tượng này
BHXH Việt Nam có những biện pháp quản lí các đối tượng tham gia thông qua việc cấp sổ BHXH Đây không chỉ là cách quản lí về số lượng mà còn quản lí cả thời gian công tác, ngành nghề công tác, mức đóng, từ đó làm căn cứ để chi trả cho các đối tượng Việc quản lí cấp sổ được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, các thông tin trong sổ mang tính chính xác Quản lí việc cấp sổ là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và cơ quan BHXH Về phía người sử dụng lao động là việc quản lí danh sách người lao động được cấp sổ cùng với mức lương làm căn cứ xác định mức đóng BHXH và thực hiện báo cáo định kì về sự biến động số lượng lao động Về phía cơ quan BHXH là theo dõi việc cấp phát sổ BHXH theo phân cấp và thực hiện báo cáo định kì lên cơ quan BHXH cấp trên về tình hình cấp sổ Theo quy định của Việt Nam hiện nay quy trình cấp sổ do cơ quan BHXH cấp tỉnh thực hiện gồm sáu bước, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, tránh những hiện tượng khai man, trường hợp giả giấy tờ để trục lợi từ BHXH Cụ thể:
Bước 1: Lập và kiểm tra danh sách người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia theo luật định
Bước 2: Chuẩn bị sổ cả về số lượng, chất lượng, đóng dấu giáp lai và ghi sổ BHXH
Trang 5Bước 3: Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm phổ biến cho người lao động linh hoạt kê khai một cách thống nhất
Bước 4: Xét duyệt và ghi sổ ban đầu
Bước 5: Kí nhận của người lao động
Bước 6: Kí xác nhận của người sử dụng lao động và cơ quan BHXH Chúng ta có thể tìm hiểu công tác quản lí đối tượng tham gia thông qua bảng số liệu 1:
Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004
tham gia BHXH ( người)
Tốc độ tăng tuyệt đối số người tham gia ( người)
Tốc độ tăng tương đối số người tham gia (%)
Trang 62004 6.344.508 1.274.075 25,13
( Nguồn BHXH Việt Nam)
Qua bảng 1 ta thấy số người tham gia BHXH ngày càng tăng đây cũng
là một kết quả tốt của BHXH Việt Nam Năm 1995 mới chỉ có 2.275.998 người tham gia đến nay BHXH Việt Nam đã có 6.344.508 người tham gia (ngày 31/12/2004), như vậy là chỉ trong 10 năm số người tham gia đã tăng lên gấp gần 3 lần Đặc biệt là năm 2004 số người tham gia tăng 25,13% so với năm 2003, qua bảng trên ta có thể nhận thấy số người tham gia BHXH Việt Nam ngày càng tăng Trong đó số lao động tham gia BHXH bắt buộc đạt 5,7 triệu người; tăng 406.000 người (tăng 8%) so với năm 2003 Trong
đó có 122.000 người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh ( tăng 23%), 115.000 người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI (tăng 16%) và 3.723 người làm việc trong các hợp tác xã ( tăng 40%)
Số người tham gia BHYT tự nguyện đạt 6,2 triệu, tăng 28% so với năm
2003, trong đó có 5,9 triệu học sinh, sinh viên và 300 ngàn người là thành viên hộ gia đình, các hội đoàn thể Như vậy là việc quản lí đối tượng tham gia có hiệu quả, sau đổi mới người lao động ý thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà họ nhận được Tuy số người tham gia tăng nhanh song nhìn chung tại các địa phương thì công tác mở rộng đối tượng tham gia
là còn nhiều hạn chế Đặc biệt là các đối tượng lao động trong tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Nhưng theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 300.000 đơn vị tổ hợp tác nhỏ ( chỉ sử dụng bình quân khoảng 3 lao động) trong số 405.562 đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, do vậy quản lí đối tượng tham gia này gặp rất nhiều khó khăn
1.2 Quản lí quỹ lương của doanh nghiệp
Trang 7Với hai loại đối tượng tham gia BHXH ở nước ta hiện nay, phương thức thu nộp được chia thành hai loại:
Thứ nhất là thu trực tiếp: Theo phươngthưc này cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu những đóng góp của những người tham gia BHXH Hình thức này hay được áp dụng cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, không có chủ sử dụng lao động
Thứ hai là thu gián tiếp qua đại lí thu: Đây là phương thức thu chủ yếu của BHXH Việt Nam Đại lí thu của BHXH chủ yếu là các chủ sử dụng lao động Trước tiên chủ sử dụng lao động thu của người lao động sau đó chuyển toàn bộ đóng góp của cả người lao động và người sử dụng lao động cho cơ quan BHXH Thực hiện như vậy là rất thuận tiện cho cơ quan BHXH, vì chính chủ sử dụng lao động quản lí trực tiếp lao động của mình, thông qua quỹ lương của doanh nghiệp người sử dụng lao động khấu trừ luôn phần phí đóng BHXH của người lao động theo % mức tiền lương của
họ Đại lí cũng có thể là cơ quan, tổ chức, hiệp hội, đoàn thể có liên quan như bưu điện, ngân hàng, song các đại lí thu này không phổ biến
Như vậy quản lí quỹ lương của doanh nghiệp vừa quản lí được đối tượng tham gia vừa quản lí được số thu của BHXH Việt Nam Tiền thu sẽ được trích theo % tổng quỹ lương của doanh nghiệp, sau đó trực tiếp chuyển khoản lên tài khoản của cơ quan BHXH Đây cũng là phương thức nộp phổ biến nhất hiện nay Quy định hiện nay sau khi chính thức chuyển BHYT về BHXH, tổng mức phí thu hiện nay là 23% tổng quỹ lương của doanh nghiệp Trong đó, đóng BHXH là người lao động 5%, người sử dụng lao động 15%; đóng BHYT bắt buộc là người lao động 1%, người sử dụng lao động 2%
1.3 Quản lí tiền thu BHXH
Trang 8Tại Việt Nam hiện nay hình thức thu nộp chủ yếu là chuyển khoản thông qua ngân hàng BHXH Việt Nam hình thành các “tài khoản chuyên thu”, các tài khoản này được mở tại các NHNN hoặc tại Kho bạc Tuỳ theo thực tế của từng địa phương mà cơ quan BHXH sẽ mở tài khoản có thể là ở cấp tỉnh hoặc cả cấp huyện Về cơ bản BHXH sẽ không thu nộp bằng tiền mặt, ngân phiếu hay hiện vật, trong trường hợp đặc biệt người sử dụng lao động nộp bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thì cơ quan BHXH phải có hướng dẫn cụ thể để người sử dụng lao động nộp trực tiếp vào tài khoản chuyên thu BHXH Định kì hàng tháng người sử dụng lao động sau khi trả lương cho người lao động sẽ nộp tiền BHXH bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của họ
ở một ngân hàng hay kho bạc sang tài khoản chuyên thu BHXH Sau đó cơ quan BHXH cấp huyện và cấp tỉnh sẽ phải chuyển số thu này lên cơ quan BHXH cấp trên mà không được sử dụng tiền thu để chi bất cứ việc gì BHXH huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 10 và 25 hàng tháng, ngày làm việc cuối cùng của năm phải chuyển toàn bộ số thu lên BHXH tỉnh BHXH tỉnh định kì chuyển số thu lên BHXH Việt Nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của tháng BHXH Việt Nam định kì chuyển toàn bộ số thu vào quỹ BHXH mở tại kho bạc Nhà nước
Theo điều 11, chương hai của Quy chế quản lí tài chính BHXH Việt Nam có quy định: “ Quỹ BHXH được quản lí thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam, được hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần (quỹ hưu trí và trợ cấp, quỹ khám chữa bệnh tự nguyên, quỹ khám chữa bệnh bắt buộc).” Số dư trên tài khoản tiền gửi của quỹ BHXH tại ngân hàng hay kho bạc Nhà nước được hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng và kho bạc Nhà nước
Trang 9Để đảm bảo thu đúng thời hạn BHXH Việt Nam có quy định kể từ ngày hạn nộp trong vòng 30 ngày người tham gia BHXH phải nộp BHXH Khoảng thời gian 30 ngày này là khoảng thời gian ân hạn, nếu quá thời gian
ân hạn mà chưa chuyển tiền thì được coi là vi phạm pháp luật BHXH và sẽ
bị sử phạt Hiện nay có những trường hợp vi phạm sau đây:
- Nợ ( Chậm đóng BHXH): Đây là trường hợp vi phạm mà người tham gia BHXH tính đến thời điểm quy định vẫn chưa đóng BHXH Nợ được chia làm ba loại:
+ Nợ gối đầu: là trường hợp nợ mà số tiền nợ nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng
+ Nợ chậm đóng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng và nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng
+ Nợ đọng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng
Hiện nay có một số biện pháp thực hiện nhằm kiểm soát, đôn đốc người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình như sau:
Cơ quan BHXH phải tăng cường xuống tận đơn vị sử dụng lao động để nhắc nhở
Nhắc nhở bằng văn bản
Nếu sau một thời gian người tham gia BHXH có biểu hiện chậm nộp thường xuyên hoặc khi có nợ tồn đọng phát sinh cơ quan BHXH sẽ có biện pháp sử lí nghiêm khắc hơn và quyết định sử phạt theo luật định