PLC wiring ( trang 34/846) 1. So với PLC, trong những trường hợp nào thì relay, contactor được sử dụng sẽ có lợi hơn? Vì sao? 2. So với relay, contactor, trong những trường hợp nào thì PLC được sử dụng sẽ có lợi hơn? Vì sao? PLC wiring (trang 56/846) 3. Sự khác nhau giữa ngõ ra PLC sourcing và sinking ( khi gắn cảm biến vào), hãy giải thích sự khác biệt đó qua hình vẽ cấu trúc bên trong của ngõ ra PLC. 4. Ưu điểm và nhược điểm của PLC dạng Brick type và dạng Rack Mounted?
PLC wiring ( trang 34/846) 1. So với PLC, trong những trường hợp nào thì relay, contactor được sử dụng sẽ có lợi hơn? Vì sao? 2. So với relay, contactor, trong những trường hợp nào thì PLC được sử dụng sẽ có lợi hơn? Vì sao? PLC wiring (trang 56/846) 3. Sự khác nhau giữa ngõ ra PLC sourcing và sinking ( khi gắn cảm biến vào), hãy giải thích sự khác biệt đó qua hình vẽ cấu trúc bên trong của ngõ ra PLC. 4. Ưu điểm và nhược điểm của PLC dạng Brick type và dạng Rack Mounted? 5. Hãy giải thích vì sao nút nhấn Stop thường là nút nhấn thường đóng và nút nhấn Start thường là nút nhấn thường hở. 6. Chúng ta có một PLC có rack cắm với card 24VDC ở slot 3, và một card 120VAC output ở slot 2. Ngõ vào được kết nối với 4 nút nhấn. Các ngõ ra điều khiển 1 đèn 120VAC, một động cơ 240VAC và một van 24VDC. Vẽ kết nối phần cứng ngõ vào ra. 7. Thêm 3 nút nhấn vào hình sau. Hãy chọn nguồn và vẽ kết nối phần cứng tương ứng Discrete sensor ( trang 90/846) 8. Nếu ta có 1 cái chai nhựa trong suốt, hãy liệt kê các cảm biến có thể sử dụng để phát hiện cái chai đó. Logical Actuator( trang 111/846) 9. Hãy viết một chương trình electrical ladder diagram và pneumatic diagram cho hệ thống PLC sau. Hệ thống bao gồm các thành phần dưới đây(hệ thống phải được thiết kế để tự bảo vệ): • 1 động cơ 3 pha 50HP • Một sensor NPN • 1 nút nhấn NO • 1 nút nhấn NC • 1 công tắc hành trình NC • Một đèn báo hiệu 24VDC • 1 cylinder 24VDC PLC operation ( trang 176/846) 10.Tại sao trong một giây, một PLC chỉ có thể kịp lướt qua chương trình ladder được vài lần? 11.Trong đoạn chương trình ladder sau xuất hiện là một lỗi thường gặp. Hãy chỉ ra lỗi ấy và giải thích nếu lỗi ấy tồn tại thì chương trình sẽ hoạt động sai như thế nào? 12. Hãy giải thích sự khác nhau giữa timer-on có nhớ, timer-on không nhớ, timer-off có nhớ, timer-off không nhớ. 13. Với giản đồ thời gian sau, hãy vẽ ngõ ra “done” của timer tương ứng(có 4 loại timer ở phần hình vẽ) 14. Vẽ sơ đồ kết nối phần cứng, viết chương trình ladder điều khiển hệ thống sau: một động cơ được kết nối với 1 PLC và được điều khiển bởi 2 nút nhấn. Nút nhấn GO được nhấn thì motor sẽ bắt đầu chạy. Công tắc STOP được nhấn sẽ làm ngừng động cơ. Nếu motor chạy, nhấn nút GO nữa sẽ không có tác dụng. Nếu nút nhấn STOP đã được nhấn trước đó và động cơ đang dừng thì muốn động cơ chạy lại, ta phải nhấn 2 lần nút GO. Khi motor đang chạy, một đèn được dùng để báo hiệu trạng thái báo hiệu. 15. Một station in cần in logo vào các sản phẩm khi chúng đi ngang. Khi sản phẩm đi ngang qua, một cảm biến sản phẩm sẽ phát hiện nó. Sau đó, ngõ ra ‘kẹp’ sẽ được bật lên trong 10 s để cố định sản phẩm trong quá trình này. Trong 2s đầu tiên(trong thời gian 10s mà sản phẩm bị cố định), một ngõ ra ‘phun sơn’ sẽ hoạt động để phun mực sơn lên sản phẩm. 8s sau(trong thời gian 10s mà sản phẩm bị kẹp), một ngõ ra gia nhiệt sẽ hoạt động để mực bám vào sản phẩm. Sau đó, sản phẩm được nhả ra và cho phép đi tiếp. Viết chương trình ladder mô phỏng quá trình này. 16.Viết một chương trình ladder để bật ngõ ra Q trong vòng 5s sau khi ngõ vào A được kích hoạt. Nếu ngõ vào B được kích hoạt(chứ không phải ngõ vào A) thì thời gian trĩ hoãn sẽ là 8s. Bạn chỉ được phép dùng 1 timer mà thôi PLC design (trang 234/846) 17. Hãy viết lưu đồ và điều khiển Một quá trình đóng gói được điều khiển bởi một PLC. Các quá trình hoạt động được miêu tả như sau. • Quá trình ở trạng thái idle chờ đến khi sản phẩm đi tới. • Khi sản phẩm tới, nó sẽ kích hoạt sensor phát hiện sản phẩm và sản phẩm được cố định bằng cơ cấu giữ “hold”. • Lần đóng gói đầu tiên được thực hiện bằng cách bật ngõ ra “paper” lên mức cao trong 1s. • Giấy sẽ được gấp thành nếp khi ngõ ra “crease” được bật lên trong vòng 0.5s. • Chất kết dính sẽ được dán vào giấy khi ngõ ra “tape” được bật lên trong vòng 0.75s. • Sản phẩm sau đó được tiếp tục đi ra khỏi station. • Quá trình sẽ ở trạng thái idle cho đến khi cảm bíên tiế tục phát hiện sản phẩm. 18. Hãy viết một chương trình ladder theo giản đồ thời gian đối với ngõ ra có dạng sau (theo thời gian) 19. Hãy viết một chương trình ladder theo giản đồ thời gian cho 3 ngõ ra sau(theo thời gian) 20. Viết một chương trình ladder process consequence bits để đẩy tới và đẩy lui sau khi nút Start được nhấn. Có các công tắc hành trình ở các 2 đầu phần di chuyền của cylinder. Nếu cylinder đẩy tới mất tới 5s hoặc đẩy lui mất ít nhất 3s thì hệ thống đã bị lỗi=> hệ thống phải ngưng hoạt động và đèn báo hiệu lỗi phải được bật sáng lên. Hệ thống chỉ có thể hoạt động lại bình thường(đẩy tới và đẩy lui) khi nút Reset được nhấn 21. Một máy được thiết kế để làm đầy các thanh barrel (ống). Viết chương trình ladder dùng process consequence bits điều khiển để quá trình thực hiện như sau: • Quá trình bắt đầu bằng trạng thái idle • Nếu các ngõ vào “fluid_pressure” và “barrel_present” được kích hoạt lên 1, hệ thống sẽ mở 1 valve xả trong 2s thông qua ngõ output ‘flow’ • Valve ‘flow’ sau đó được tắt trong 10s • Sau đó, valve “flow” sau đó mở cho đến khi sensor “full” báo đầy. • Hệ thống sẽ chờ cho đến khi sensor “barrel_present” tắt trước khi hệ thống về trạng thái idle 22. Thiết kế chương trình ladder cho một lò sấy sử dụng process sequence bits cho hệ thống sau: • Lò sấy ban đầu ở trạng thái idle • Người vận hành nhấn nút nhấn start và 1 ngõ ra ALARM được bật lên trong vòng 1 phút • Ngõ ra ALARM tắt và ngõ ra HEAT được bật lên trong 3 phút để cho phép nhiệt độ tăng lên khoảng cho phép • Ngõ ra CONVEYOR được bật lên • Nếu ngõ vào STOP được kích hoạt (tắt), ngõ ra HEAT bị tắt nhưng ngõ ra CONVEYOR sẽ được giữ trong 2 phút. Sau đó lò sấy về trạng thái IDLE FLOWCHART BASED DESIGN ( trang 268/846) 23. Viết lưu đồ(flowchart) và lập trình dựa vào flowchart cho cửa garage sau: • Có 1 nút nhấn đơn ở garage, và một nút nhấn điều khiển từ xa. • Khi nút nhấn được nhấn, cánh cửa sẽ đi lên hoặc đi xuống. • Nếu nút nhấn được nhấn một lần trong khi của đang di chuyển, cánh cửa thì cánh cửa sẽ dừng lại. Nếu nhấn nút lần thứ 2 sẽ làm cánh cửa di chuyển theo chiều ngược lại ban đầu. • Có 2 công tắc hành trình trên/ dưới để giới hạn sự di chuyển của cánh cửa. • Có 1 cảm biến quang dạng gương chiếu ngang cánh cửa(cảm biến 1 bên, gương 1 bên). Nếu tia sáng do cảm biến phát ra bị ngăn (có người che) thì cửa dừng và chạy với chiều ngược lại. • Có 1 đèn garage sẽ mở trong vòng 5 phút sau khi cửa mở hoặc đóng. 24. Vẽ lưu đồ và viết chương trình ladder theo lưu đố hệ thống sau: • Cửa sẽ mở bằng một ngõ ra và bị đóng lại bằng 1 ngõ ra khác. Nếu cửa bị kẹt, một cảm biến quá dòng sẽ báo lên 1 và đưa vào ngõ vào 1 PLC. Trong trường hợp này ( cửa bị kẹt), cửa nên di chuyển theo chiều ngược lại và đèn phải sáng báo hiệu lỗi. • Nếu một thẻ vào cổng được quét và báo hiệu phù hợp. Cửa mở ra và ở trạng thái mở trong vòng 10s • Khi xe hơi đi vào cửa, một cảm biến báo hiệu có xe được kích hoạt. Khi cửa mở trong khi cảm biến này còn báo hiệu. Nếu càm biến báo hiệu có xe trong vòng hơn 30s, một đèn báo hiệu quá thời gian được bật lên cho đến khi cửa đóng lại. 25. Một khâu thực hiện việc hàn trong 1 hệ thống được điều khiên bởi PLC hoạt động như sau: Bao ngoài khâu này là 1 hộp an toàn, có nhiệm vụ bao bọc lấy khâu khi khâu hoạt động. Một băng chuyền đưa sản phẩm vào khâu trên và khi hàn xong sẽ đưa ra. Một cảm biến tiệm cận điện cảm phát hiện nếu có sản phẩm vào khâu để hàn. Và khi đó băng chuyền dừng lại. Để hàn, một cơ cấu ngõ ra được kích hoạt trong 3s. Hệ thống hoạt động khi nút Start được và dừng lập tức nếu nút Stop được nhấn a/ Vẽ lưu đồ giải thuật. b/ Viết chương trình ladder ứng với lưu đồ giải thuật. PLC analog ( trang 529/849) 26. Bạn cần đọc một điện áp tương tự có tầm từ -10V đếm 10V, độ chính xác là +/-0.05V. Hãy tính độ phân giải còn thiết của bộ chuyển đổi A/D? 27. Chúng ta có một ngõ vào analog 12bit trong dải từ -10V đến 10V. Nếu chúng ta cho ngõ vào điện áp là 2.735V, hãy tính giá trị integer sau khi chuyển đổi A/D? Ở đây xuất hiện lỗi gì? Sau khi đã qua chuyển đổi A/D, PLC sẽ hiểu điện áp đó là bao nhiêu volt? 28. Chúng ta cần chọn một bộ chuyển đổi digital to analog. Ngõ ra sẽ thay đổi từ 5V đến 10VDC. Đồng thời, ta muốn điện áp ngõ ra nhỏ nhất mà PLC còn phân biệt được là 50mV. Vậy, độ phân giải là bao nhiêu? Phải dùng bộ chuyển đổi D/A dùng bao nhiêu bit? Độ chính xác sẽ là bao nhiêu? . trong những trường hợp nào thì PLC được sử dụng sẽ có lợi hơn? Vì sao? PLC wiring (trang 56/846) 3. Sự khác nhau giữa ngõ ra PLC sourcing và sinking ( khi. PLC wiring ( trang 34/846) 1. So với PLC, trong những trường hợp nào thì relay, contactor được