+ Tính toán được số lượng cá thể, tỷ lệ đực/cái, xây dựng bản đồ phân bố của loài Vượn đen má vàng tại VQG Cát Tiên.. VQG Cát Tiên nằm trên địa phận thuộc ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ VÀNG
(Nomascus gabriellae) TẠI VQG CÁT TIÊN VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN ĐỨC LỢI Ngành : LÂM NGHIỆP Chuyên ngành : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG Niên khóa : 2005 - 2009
Trang 2ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ VÀNG
(Nomascus gabriellae) TẠI VQG CÁT TIÊN VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN
Tác giả
NGUYỄN ĐỨC LỢI
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Lâm nghiệp Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Giáo viên hướng dẫn:
TS NGUYỄN NGỌC KIỂNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô là giảng viên của khoa Lâm Nghiệp
đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian theo học tại Trường
Xin gởi lòng cảm ơn sâu sắc tới Thầy TS Nguyễn Ngọc Kiểng, người đã hết lòng
giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện thành công khóa luận này
Tôi cũng xin cảm ơn anh Trần Văn Bình (phó hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên), anh
Nguyễn Văn Thuận (phó phòng KHKT VQG Cát Tiên) đã giúp đỡ tôi nhiều về mặt kỹ
thuật trong thời gian khảo sát thực địa
Khóa luận này cũng không thể hoàn thành nếu không được sự giúp đỡ của người
dân sống quanh vùng đệm VQG Cát Tiên Xin cám ơn các cô chú (anh chị), các bạn bè
và đồng nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp các thông tin cũng như đóng góp ý kiến cho Luận
văn này
Xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Đức Lợi
Trang 4
TÓM TẮT
Nhận thấy được sự cần thiết của đề tài cũng như để đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp Kỹ
sư ngành Lâm nghiệp, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận: “Điều tra tình trạng loài
Vượn den má vàng (Nomascus gabriellae) tại VQG Cát Tiên và đề xuất một số biện pháp bảo tồn” Được sự hướng dẫn của Thầy TS Nguyễn Ngọc Kiểng và được sự
đồng ý của phía Ban quản lý VQG Cát Tiên đã giúp tôi thực hiện thành công khóa luận này
• Địa điểm nghiên cứu: VQG Cát Tiên
• Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 – 02 - 2009 đến ngày 10 – 07 – 2009
• Để đạt được các nội dung nghiên cứu cần thiết, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra tổng hợp bao gồm:
+ Tổng quan tài liệu
+ Phương pháp phỏng vấn người dân địa phương, thợ săn và các cán bộ Kiểm lâm thường xuyên đi tuần tra rừng
+ Quan sát, sưu tầm các mẫu vật có liên quan tới các loài Linh trưởng tại khu vực + Điều tra, khảo sát hiện trường
+ Kế thừa số liệu và nghiên cứu các tài liệu liên quan
• Kết quả đạt được:
Đánh giá được tình trạng của loài Vượn đen má vàng tại khu vực nghiên cứu: + Tình hình mua bán động vật hoang dã trong đó có Vượn đen má vàng tại khu vực + Hiểu rõ hơn về tập tính, sinh thái của chúng
+ Tính toán được số lượng cá thể, tỷ lệ đực/cái, xây dựng bản đồ phân bố của loài Vượn đen má vàng tại VQG Cát Tiên
+ So sánh sự phân bố của chúng tại các sinh cảnh khác nhau
+ Điều tra, tìm hiểu những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới môi trường sống của loài Vượn đen má vàng tại VQG Cát Tiên
Trên cơ sở đó để đề xuất một số biện pháp bảo tồn nhằm góp phần bảo vệ tốt hơn nữa loài Linh trưởng quý hiếm này
Trang 5MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các bản đồ vii
Danh mục các biểu đồ viii
Danh mục các hình ix
Danh mục các chữ viết tắt x
Chương 1: Mở đầu 1
1.1Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Mục tiêu 3
1.4 Giới hạn của đề tài 3
Chương 2: Sinh thái học quần thể 4
2.1 Khái niệm và quá trình hình thành một quần thể sinh vật 4
2.2 Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 4
2.2.1 Quan hệ hỗ trợ .4
2.2.2 Quan hệ cạnh tranh 5
2.3 Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật 5
2.3.1 Tỷ lệ giới tính .5
2.3.2 Nhóm tuổi 5
2.3.3 Phân bố cá thể của quần thể .5
2.3.4 Mật độ cá thể của quần thể .6
2.3.5 Kích thước của quần thể sinh vật .6
2.3.6 Tăng trưởng của quần thể sinh vật .7
2.4 Biến động số lượng cá thể của quần thể 7
2.5 Lý thuyết về sự điều chỉnh kích thước quần thể 7
Trang 6Chương 3: Tổng quan tài liệu 8
3.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế của khu vực nghiên cứu 8
3.1.1 Điều kiện tự nhiên .8
3.1.2 Tình hình dân sinh kinh tế xã hội .15
3.2 Các loài Linh trưởng (Primates) có ở VQG Cát Tiên 17
3.3 Giới thiệu về loài Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) 19
3.4 Một số nghiên cứu trước đây ở VQG Cát Tiên .21
3.5 Hiện trạng bảo tồn Vượn ở Việt Nam .21
Chương 4: Nội dung và phương pháp nghiên cứu .23
4.1 Nội dung nghiên cứu .23
4.2 Phương pháp nghiên cứu .23
4.2.1 Điều tra ngoại nghiệp .23
4.2.2 Xử lý số liệu nội nghiệp .27
Chương 5: Kết quả nghiên cứu và thảo luận .28
5.1 Phỏng vấn Kiểm Lâm và người dân địa phương 28
5.2 Kết quả điều tra theo ô lưới tại VQG Cát Tiên .32
5.2.1 Kết quả điều tra theo ô lưới tại khu vực Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên .32
5.2.2 Kết quả điều tra theo ô lưới tại khu vực Cát Lộc .34
5.2.3 Kết quả tính toán chung cho toàn VQG Cát Tiên .36
5.3 Bản đồ phân bố Vượn tại VQG Cát Tiên .37
5.4 Phân bố của loài Vượn đen má vàng theo sinh cảnh tại VQG Cát Tiên .40
5.4.1 Rừng lá rộng thường xanh 40
5.4.2 Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá 41
5.4.3 Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa .41
5.4.4 Rừng tre nứa thuần loại .42
5.4.5 Thảm thực vật đất ngập nước .43
5.5 Nghiên cứu tập tính và sinh thái của loài Vượn đen má vàng ở Cát Tiên .45
5.5.1 Tập tính 45
5.5.2 Sinh thái 45
5.6 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến các loài Linh trưởng ở Cát Tiên 47
5.6.1 Mất sinh cảnh sống 47
Trang 75.6.2 Săn bắn bất hợp pháp 47
5.6.3 Khai thác Lâm sản .48
5.6.4 Hoạt động sản xuất Nông nghiệp .49
5.6.5 Trung tâm cứu hộ động vật Linh trưởng tại VQG Cát Tiện .49
Chương 6: Kết luận và đề xuất một số biện pháp bảo tồn .51
6.1 Kết luận 51
6.2 Đề xuất một số biện pháp bảo tồn .52
Tài liệu tham khảo .53 Phần phụ lục a Phụ biểu 1 Kết quả điều tra theo ô lưới tại khu vực Tây và Nam Cát Tiên .b Phụ biểu 2 Kết quả điều tra theo ô lưới tại khu vực Cát Lộc .g
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Diện tích VQG Cát Tiên và các phân khu chức năng 9 Bảng 2: Chỉ tiêu khí hậu VQG Cát Tiên 11 Bảng 3: Diện tích trạng thái rừng và các loại đất VQG Cát Tiên 12 Bảng 4: Biểu thống kê các vụ săn bắt động vật hoang dã ở VQG Cát Tiên từ năm
2003 đến năm 2008 31 Bảng 5: Kết quả điều tra số lượng và mật độ Vượn đen má vàng ở khu vực Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên – VQG Cát Tiên 33 Bảng 6: Kết quả điều tra số lượng và mật độ Vượn đen má vàng ở khu vực Cát Lộc – VQG Cát Tiên 35 Bảng 7: Bảng so sánh sự phân bố Vượn tại các sinh cảnh khác nhau 44
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ phân chia ô lưới điều tra tại khu vực Tây và Nam Cát Tiên .25
Bản đồ 2 : Bản đồ phân chia ô lưới điều tra tại khu vực Cát Lộc .26
Bản đồ 3: Bản đồ các khu vực phỏng vấn có Vượn đen má vàng .30
Bản đồ 4: Bản đồ phân bố các nhóm Vượn tại khu vực Tây và Nam Cát Tiên 38
Bản đồ 5: Bản đồ phân bố các nhóm Vượn tại khu vực Cát Lộc 39
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Đồ thị thể hiện số vụ săn bắt động vật hoang dã theo các năm .31
Biểu đồ 2: Đồ thị thể hiện số vụ săn bắt động vật hoang dã theo các tháng .32
Biểu đổ 3: Biểu đồ so sánh diện tích các sinh cảnh tại VQG Cát Tiên 44
Biểu đồ 4: Biểu đồ so sánh mật độ phân bố Vượn tại các sinh cảnh .44
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Vượn đen má vàng đực .20
Hình 2: Vượn đen má vàng cái 20
Hình 3: Rượu thuốc ngâm bằng thú Linh trưởng tại một hộ dân vùng đệm .29
Hình 4: Kiểm Lâm tuần tra tại VQG Cát Tiên .29
Hình 5: Vượn đen má vàng tại sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh .40
Hình 6: Vượn đen má vàng tại sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh nửa rụng 41
Hình 7: Vượn đen má vàng tại sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre, nứa .42
Hình 8: Sinh cảnh rừng tre, nứa thuần loài .43
Hình 9: Vượn đen má vàng đang bị nuôi nhốt tại một hộ dân vùng đệm .48
Hình 10: Vượn má vàng đang được nuôi dưỡng tại trung tâm cứu hộ .50
Trang 12DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VQG : Vườn quốc gia
KBTTN & DT : Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích
ĐDSH : Đa dạng sinh học
UBND : Uỷ ban nhân dân
CP : Chính phủ
QĐ : Quyết định
GPS : Global Positioning System
IUCN, 2003 : The IUCN 2003 Red list of Threaten Species
Trang 13ăn của nó Mặt khác sự mất cân đối về khối lượng hay khả năng tiêu thụ giữa các sinh vật sản xuất và các sinh vật tiêu thụ sẽ làm thay đổi xu thế phát triển ở mỗi nhóm và hiện tượng mất cân bằng sinh thái sẽ xảy ra Như vậy hoạt động của các nhóm động vật rừng có ảnh hưởng đến xu thế phát triển của rừng, chúng duy trì và thúc đẩy hay làm suy thoái hoặc kìm hãm sự sinh trưởng của thực vật rừng
Trong thế giới các loài động vật hoang dã ở nước ta thì các loài thú thuộc bộ Linh
trưởng (Primates) là một trong những bộ thú có số lượng loài đặc hữu cao (chỉ có ở
nước ta) và là loài có giá trị về nhiều mặt Theo thống kê của tổ chức Bảo tồn Thế giới
thì Việt Nam có 25 loài và phân loài Linh trưởng (Primates) với 6 loài đặc hữu, trong
số này có 5 loài: Voọc mông trắng hay còn gọi Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) và Vượn đen tuyền (Hylobates concolor concolor) nằm trong danh sách 25 loài Linh trưởng Cực Kỳ
Nguy Cấp (Critically Endangered- CR) Bên cạnh đó còn có nhiều loài Linh trưởng khác không chỉ có giá trị bảo tồn trong nước mà còn cả thế giới ưu tiên bảo tồn như:
Họ Cu li (Loridae), họ Vượn (Hylobatidae), một số loài khác thuộc họ Voọc (Colubridae) như Chà vá chân nâu (Pygathris nemaeus), một số loài Khỉ…
Tài nguyên các loài động vật Linh trưởng ở nước ta đa dạng và có giá trị cao như vậy song do chiến tranh hủy diệt, những biến cố về kinh tế chính trị, nạn săn bắt bừa
Trang 14bãi và sự yếu kém trong công tác quản lý đã là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những tổn thất và suy giảm số lượng các loài này nhanh chóng Nhiều loài đặc biệt quý hiếm
và đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng Trong những năm vừa qua nước ta đã
cố gắng rất nhiều trong việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia
để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nói trên
VQG Cát Tiên nằm trên địa phận thuộc ba tỉnh (Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng) là một trong hai Vườn Quốc Gia lớn nhất nước, cùng với sự đa dạng và phong
phú của các loài động thực vật, có diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn cộng với sự đa dạng của các kiểu hệ sinh thái rừng… Do đó đây là thiên đường lý tưởng để bảo tồn các loài động vật hoang dã, các loài Linh trưởng quý hiếm trong đó có loài Vượn đen
má vàng (Nomascus gabriellae) Vượn đen má vàng là loài đặc hữu của Việt Nam và
Campuchia, cũng là một trong số các loài Linh trưởng được các nhà bảo tồn thế giới
quan tâm Đây cũng là loài duy nhất thuộc họ Vượn (Hylobatidae) có mặt tại khu vực
này và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng
Đứng trên quan điểm này, để góp phần bảo vệ tốt hơn nửa các loài Linh trưởng
của nước ta nói chung và loài Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) tại VQG Cát
Tiên nói riêng, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Điều tra tình trạng loài Vượn den má vàng (Nomascus gabriellae) tại VQG Cát Tiên và đề xuất một số biện pháp bảo tồn” Được sự hướng dẫn của Thầy TS Nguyễn Ngọc Kiểng và được
sự đồng ý của phía Ban quản lý VQG Cát Tiên đã giúp tôi thực hiện thành công luận văn tốt nghiệp này
1.2 Mục đích
Mục đích của đề tài là hỗ trợ đẩy mạnh công tác bảo tồn loài Vượn đen má vàng
(Nomascus gabriellae) ở VQG Cát Tiên thông qua:
- Điều tra khảo sát khu phân bố và dân số của loài Vượn đen má vàng (Nomascus
gabriellae) sống tại VQG Cát Tiên
- Hiểu rõ hơn những đặc tính sinh thái và nguyên nhân ảnh hưởng đến loài Vượn
đen má vàng (Nomascus gabriellae) ở VQG Cát Tiên Từ đó đề nghị các biện pháp
cần thiết nhằm bước đầu giảm thiểu các tác động tiêu cực của con người để góp phần bảo tồn loài Linh trưởng quý hiếm này
Trang 15triển du lịch sinh thái sau này
- Điều tra tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài
Linh trưởng trong đó có loài Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) tại VQG Cát
Tiên
1.4 Giới hạn của đề tài
Nội dung chủ yếu của đề tài chỉ nhằm bước đầu tìm hiểu số lượng, sự phân bố và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của loài Vượn đen má vàng
(Nomascus gabriellae) tại VQG Cát Tiên Trên cơ sở đó để đề xuất một số biện pháp
bảo tồn nhằm góp phần bảo vệ tốt hơn nữa loài Linh trưởng quý hiếm này tại đây
Do kiến thức lẫn kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện khóa luận này tôi đã kế thừa một số tài liệu được cung cấp từ phía VQG Cát Tiên Bên cạnh đó vì do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc nghiên cứu khoa học nên chắc chắn đề tài này sẽ còn nhiều sai xót, kính mong quý thầy cô nhiệt tình giúp đỡ để tôi rút kinh nghiệm trong những lần nghiên cứu sau
Trang 16Chương 2
SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ
2.1 Khái niệm và quá trình hình thành một quần thể sinh vật
Các cá thể không thể tồn tại một cách độc lập mà phải sống trong một tổ chức xác định mới có thể sinh sản, chống kẻ thù và khai thác tốt nhất nguồn thức ăn từ môi trường Tổ chức đó là quần thể sinh vật
“Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài (hoặc đơn vị phân loại trong loài), cùng sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định,
có khả năng sinh sản và tạo ra những thế hệ mới.”
Sự hình thành một quần thể sinh vật thường trải qua các giai đoạn chủ yếu sau: Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống mới của môi trường sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh
Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là nơi sinh sống của quần thể
2.2 Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Trong quần thể các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan
hệ hoặc hỗ trợ hoặc cạnh tranh
2.2.1 Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản,… đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống xót và sinh sản của các cá thể
Trang 172.2.2 Quan hệ cạnh tranh
Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ của các cá thể trong quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng,… hoặc con đực tranh dành con cái
Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và
sự phân bố giữa các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật
2.3 Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
2.3.2 Nhóm tuổi
Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường Khi nguồn sống của môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc dịch bệnh,… các cá thể non và già bị chết nhiều hơn các
cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình Ngược lại trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú,… các cá thể non lớn lên nhanh chóng, tỷ lệ tử vong giảm, kích thước quần thể tăng lên
Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn
2.3.3 Phân bố cá thể của quần thể
Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố Có ba kiểu phân bố cá thể:
+ Phân bố theo nhóm: Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất Thường gặp kiểu phân
bố này khi điều kiện sống không đồng điều, các cá thể sống thành từng bầy đàn, di cư hay ngủ đông…
Trang 18+ Phân bố đồng đều: Thường gặp khi môi trường sống đồng nhất và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể và việc phân bố theo kiểu này sẽ làm giảm
sự cạnh tranh đó
+ P hân bố ngẫu nhiên: Là dạng trung gian giữa hai kiểu phân bố trên Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt
2.3.4 Mật độ cá thể của quần thể
Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể Mật độ cá thể của quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở,…dẫn đến tỷ
lệ tử vong tăng cao Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau
Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống
2.3.5 Kích thước của quần thể sinh vật
Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và có thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài
- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào tình trạng suy thoái dẫn tới diệt vong
- Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật,… dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao
Trang 192.3.6 Tăng trưởng của quần thể sinh vật
Về phương diện lý thuyết, nếu nguồn sống của môi trường rất dồi dào và hoàn toàn thỏa mãn các nhu cầu của các cá thể, không gian cư trú của quần thể không bị giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể điều thuận lợi cho
sự sinh sản của quần thể thì quần thể tăng trưởng theo tìm năng sinh học (đường cong tăng trưởng có hình chữ J)
Trong thực tế tăng trưởng của quần thể thường bị giới hạn bởi nhiều nguyên nhân như: Điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài,
sự biến động cá thể theo mùa,… nên đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S
2.4 Biến động số lượng cá thể của quần thể
Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể Có hai đặc trưng cơ bản của quá trình biến động số lượng cá thể là: + Biến động theo chu kỳ (là sự biến động số lượng cá thể do quá trình thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường)
+ Biến động không theo chu kỳ (số lượng cá thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột
do điều kiện bất thường của môi trường sống hay hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người)
2.5 Lý thuyết về sự điều chỉnh kích thước quần thể
Kích thước của quần thể phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau Ở những hệ sinh thái có thành phần loài đơn giản, số lượng cá thể của quần thể thường phụ thuộc nhiều vào các yếu tố vật lý (Khí hậu, nguồn dinh dưỡng khoáng) Ngược lại, ở những hệ sinh thái phức tạp về thành phần loài ít bị kiểm soát bởi các yếu tố vật lý thì số lượng cá thể của quần thể thường bị ấn định bởi các yếu tố sinh học
Lý thuyết về sự điều chỉnh kích thước quần thể cho rằng: “Những yếu tố sinh thái không phụ thuộc vào mật độ là những yếu tố mà ảnh hưởng của chúng đến quần thể là độc lập với mật độ quần thể (các yếu tố vật lý như: Khí hậu, địa hình); ngược lại những yếu tố sinh thái bị kiểm soát bởi mật độ quần thể được gọi là yếu tố phụ thuộc vào mật độ (các yếu tố sinh học)”
Trang 20Chương 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế của khu vực nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước
- Phía Nam có ranh giới là đường 323, giáp Công ty lâm nghiệp La Ngà, Tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng
- Phía Tây giáp KBTTN & DT Vĩnh Cửu
Diện tích
Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên được hình thành từ 2 vùng riêng biệt
Phần phía Bắc nằm ở huyện Bảo Lâm và Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng có ranh giới phía Bắc và Tây Bắc trùng với ranh giới tỉnh Đắk Nông, phía Đông trùng với ranh giới hành chính thị trấn Đồng Nai và xã Lộc Bắc, phía Nam trùng ranh giới với xã Gia Viễn
Phần phía Nam nằm ở huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, Bù Đăng tỉnh Bình Phước có ranh giới phía Bắc trùng với ranh huyện Bù Đăng, phía Đông Bắc có ranh giới trùng với ranh giới huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng Phía Đông và Đông Nam là sông Đồng Nai, phía Nam và Tây Nam giáp xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đông Nai
¾ Vùng trung tâm (Core Zone): 71 920 ha, trong đó:
+ Địa phận tỉnh Lâm Đồng: 27 850 ha
Trang 21+ Địa phận tỉnh Đồng Nai: 39 627 ha
+ Địa phận tỉnh Bình Phước: 4 443 ha
¾ Vùng đệm (Buffer Zone): 251.445 ha
Thuộc địa bàn 36 xã và thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Nông
Bảng 1: Diện tích VQG Cát Tiên và các phân khu chức năng
Vùng lõi (ha) Tổng diện tích
(ha) Tổng
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Phân khu hành chính dịch vụ
Phân khu phục hồi sinh thái
Vùng đệm (ha)
Địa hình
VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường Sơn và địa hình vùng Đông Nam Bộ, có 5 kiểu chính:
• Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc VQG Cát Tiên Độ cao so với mặt nước biển từ 200 - 600m, độ dốc 15o - 20o, có trên 30o Địa hình bao gồm các dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng, sông, suối và đỉnh bào mòn Mức độ chia cắt sâu phức tạp, là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy vào sông Đồng Nai
• Kiểu địa hình trung bình sườn dốc ít: Ở phía Tây Nam VQG Cát Tiên Độ cao so với mặt nước biển từ 200 - 300m, độ dốc 15o - 20o Đây là vùng thượng nguồn của nhiều con sông lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đaklua, Datapok
• Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: Ở phía Đông Nam VQG Cát Tiên Độ cao so với mặt nước biển từ 130 – 150 m, độ dốc 5 - 70 Độ chia cắt thưa
• Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ: Độ cao so với mặt nước biển 130 m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai phía Tây Bắc Vườn từ khu vực giáp ranh Bình Phước - Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1.000 m
• Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: Độ cao so với mực nước biển thấp hơn
130 m, như các bầu nước: Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu
Trang 22Toàn bộ VQG Cát Tiên có cấu trúc địa hình mang đặc trưng của kiểu địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực Nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ và mang đặc trưng của các kiểu địa hình phần cuối dãy Trường Sơn và miền Đông Nam bộ
Địa chất
Cấu trúc địa chất của VQG Cát Tiên nguyên là sa phiến thạch, quá trình hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã bị phủ lấp của lớp đá Bazan Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ đã tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông, quá trình diễn biến niên đại tiếp theo đã tạo ra địa hình Cát Tiên ngày nay
Từ nền địa chất với 3 kiến tạo chính là: Trầm tích, Bazan và Sa phiến thạch đã phát triển thành 4 loại đất chính của VQG như sau:
• Đất Feralit phát triển trên đá Bazan (Fk): Loại đất này có diện tích lớn nhất chiếm khoảng 60 % diện tích tự nhiên của Vườn, phân bố ở khu vực phía Nam, Fk là một loại đất giàu chất dinh dưỡng phân huỷ cho loại đất tốt, sâu, dày, màu đỏ hoặc nâu đỏ
và nâu đen có nhiều đá Tufb núi lửa lộ đầu chưa bị phong hoá hết Trên loại đất này rừng phát triển tốt có nhiều loài cây gỗ quý và khả năng phục hồi của rừng nhanh
• Đất Feralit phát triển trên đá Cát (Sa phiến thạch) (Fq): Chiếm diện tích lớn thứ 2 của VQG Cát Tiên, khoảng 20 %, phân bố chủ yếu ở phía Bắc của Vườn (khu Cát Lộc), dọc thượng nguồn sông Đồng Nai Độ phì của đất này kém hơn đất phát triển trên đá Bazan Nhưng do rừng chưa bị tàn phá nhiều nên đất vẫn còn tốt
• Đất Feralit phát triển trên Phù sa cổ (đất xám bạc màu trên Phù sa cổ) (Fo): Gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm một diện tích khoảng 12% tổng diện tích Vườn, chủ yếu phía Bắc và phía Đông Nam của VQG Cát Tiên Các loại đất này thường phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa Loại đất này tuy xấu, nghèo chất dinh dưỡng nhưng thường
có mực nước ngầm nông nên khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng trong mùa khô
• Đất Feralit phát triển trên Phiến sét (Fs): Có diện tích không lớn chiếm khoảng 8 % diện tích của Vườn, phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam xen kẽ các vạt đất Bazan Loại này tuy có độ phì khá, nhưng nhược điểm là thành phần cơ giới nặng nên
Trang 23Chế độ nhiệt
VQG Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt Mùa khô từ
tháng 11, 12 đến tháng 3, 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11
Số liệu thu thập từ 2 trạm thủy văn:
Trạm Cát Tiên (Lâm Đồng): Thu thập dữ liệu về lượng mưa và trạm Bảo Lộc (Tỉnh
Lâm Đồng) thu thập dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm; đại diện cho vùng Cát lộc
Trạm Tà Lài (Đồng Nai): Thu thập dữ liệu về lượng mưa và trạm Bến Cát (Bình
Dương) thu thập dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm; đại diện cho vùng Cát Tiên
Bảng 2: Chỉ tiêu khí hậu VQG Cát Tiên
TT Mô tả Vùng Cát Lộc Vùng Cát Tiên
1 Nhiệt độ trung bình năm (oC) 21,7 26,5
2 Nhiệt độ trung bình cao nhất (oC) 23,0 (tháng 6) 28,6 (tháng 6)
3 Nhiệt độ trung bình thấp nhất (oC) 21,1 (tháng 12) 20,5 (tháng 1)
4 Lượng mưa trung bình hàng năm (mm) 2.675 2.175
5 Lượng mưa trung bình tháng cao nhất (mm) 494,8 (tháng 9) 368 (tháng 9)
6 Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (mm) 23,8 (tháng 2) 11 (tháng 2)
7 Số ngày mưa trung bình hằng năm (ngày) 182 145
8 Độ ẩm trung bình hằng năm (%) 87 82
9 Thời gian mưa t.bình trong mùa mưa (tháng) 10 (tháng 3-12) 8 (tháng 4-11)
10 Lượng mưa mùa mưa/L mưa hàng năm (%) 97,4 88,3
Chế độ thuỷ văn
Điều kiện thủy văn ở VQG Cát Tiên phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dòng chảy
của sông Đồng Nai và các hệ thống suối, các bàu nước
Hệ thống sông Đồng Nai có diện tích lưu vực sông 40.800 km2 gồm địa phận các
tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Long An, TP HCM và một phần
địa phận các tỉnh Đắc Nông và Bình Thuận Phía Bắc của lưu vực sông Đồng Nai giáp
với lưu vực sông Xrê-pốc, phía Tây Nam và Nam giáp với đồng bằng Sông Cửu Long
Sông Đồng Nai đứng thứ ba sau sông Mê Kông và sông Hồng về chiều dài và diện tích
lưu vực sông
Hệ thống sông Đồng Nai gồm sông Đồng Nai là dòng chính và các sông nhánh là
sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Sông Đồng Nai bắt nguồn từ
Trang 24dãy núi Lâm Viên, Bi Doup trên cao nguyên Lang Biang tỉnh Lâm Đồng, có chiều dài
635 km, đổ ra biển tại cửa Soài Rạp và cửa Lòng Tàu Trong hệ thống sông Đồng Nai
có nhiều hồ chứa nhân tạo như hồ Trị An, hồ Thác Mơ, hồ Dầu Tiếng, hồ Hàm Thuận
– Đa Mi, hồ Đơn Dương
Sông Đồng Nai chảy qua Vườn Quốc Gia Cát Tiên dài khoảng 90 km làm thành
ranh giới tự nhiên bao bọc 1/3 chu vi vủa Vườn về phía Bắc, phía Tây và phía Đông
Các suối lớn nhỏ trong Vườn đều chảy ra sông Đồng Nai
Đoạn sông Đồng Nai ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên rộng trung bình khoảng 100 m,
lưu lượng nước bình quân khoảng 405 m3/giây Mực nước cao nhất 8,03 m, mực nước
trung bình 5 m Mùa kiệt 2 – 3 m (Trạm thủy văn Tà Lài, 2004)
Thảm thực vật
VQG Cát Tiên nằm giữa hai vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ vùng cao nguyên
Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ các luồng hệ thực vật, hệ
động vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường
xanh của các tỉnh Đông Nam Bộ, Việt Nam
Hiện trạng rừng và các loại đất đai trong VQG
+ Diện tích đất có rừng: 61.819,54 ha, chiếm 85,96 % ;
+ Diện tích đất không có rừng : 4.837,85 ha, chiếm 6,73 % ;
+ Diện tích đât khác : 5.262,61 ha, chiếm 7,32 % ;
+ Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa : 22,37 % ;
+ Rừng tre, lồ ô thuần loại: 25,91 %;
+ Rừng trồng : 1.114,75 ha
Bảng 3: Diện tích trạng thái rừng và các loại đất VQG Cát Tiên
Trang 25Cho đến nay VQG Cát Tiên đã xác định được 1.610 loài, 75 bộ, 162 họ, 724 chi
Trong đó: Cây gỗ lớn: 176 loài; Cây gỗ nhỏ: 335 loài; Cây tiểu mộc (bụi): 345 loài;
Thảm tươi: 311 loài; Dây leo: 238 loài; Thực vật phụ sinh, ký sinh: 143 loài; Khuyết
thực vật: 62 loài
Các loài cây quí hiếm: 38 loài thuộc 13 họ: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), cẩm lai
(Dalbergia sp.), dáng hương (Pterocarpus macrocarpus), gõ mật (Sindora siamensis),
cẩm thị (Diospyros maritima), căm xe (Xylia xylocarpa), có tên trong sách Đỏ Việt
Nam
Nguồn gen đặc hữu bản địa: 22 loài thuộc 12 họ, như Thiên thiên Đồng Nai, Vệ
truyền ngọt, thuộc họ Thiên lý
Các yếu tố địa lý quyết định đặc điểm tính chất và tính đặc thù của hệ thực vật Cát
Tiên bao gồm:
+ Nhân tố di cư:
• Từ phía Nam lên: Luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaixia –
Indonexia với họ Dầu (Dipterocarpaceae) đặc trưng di cư vào Việt Nam từ kỷ Đệ
Tam với 5 chi và 14 loài hiện đang có ở khu rừng Nam Cát Tiên Đây là họ thực vật có
nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, có hệ số tổ thành cá thể đứng thứ 4 thuộc
họ cây ưu thế và chiếm lĩnh tầng trên của rừng
Trang 26• Từ phía Tây và Tây Nam sang: Là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật
Ấn Độ - Miến Điện xâm nhập vào vùng núi cao Tây Bắc của miền Bắc Việt Nam và tràn xuống phía Nam dọc theo sườn Tây của dãy Trường Sơn đến cao nguyên Tây Nguyên xuống cực Nam Trung Bộ với các họ cây đặc trưng hiện có ở rừng Nam Cát
Tiên như: Họ Tử vi (Lythraceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Thung (Datiscaceae), họ Gòn (Bombacaceae)
• Từ phía Tây Bắc xuống: Là luồng thực vật ôn đới và á nhiệt đới của khu hệ thực vật Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu (Trung Quốc) với các họ đặc trưng hiện có ở
VQG Cát Tiên như: Họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Gắm (Gnetaceae), họ Chè (Theaceae), họ Lài (Oleaceae), họ Tích tụ (Aceraceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae)
+ Nhân tố bản địa:
Từ khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa tràn xuống các tỉnh phía Nam với hàng chục họ và hàng trăm loài thực vật khác nhau chiếm tổ thành số lượng cá thể loài khá lớn với các họ cây đặc trưng hiện có ở VQG Cát Tiên như họ
Đậu (Fabaceae), họ 3 Mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Na (Annonaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae)
• Chim: Gồm 348 loài thuộc 64 họ của 18 bộ Trong đó có 31 loài quý hiếm đã được phát hiện và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh Lục Đỏ IUCN Các loài chim quý hiếm như hạc cổ trắng, công, già đẩy Java, cò quắm cánh xanh, ngan cánh trắng,… Loài gà so cổ hung là loài quý hiếm và đặc hữu của Đông Nam Á và của Việt Nam, đã được xem là bị tuyệt chủng hoàn toàn Năm 1997, các nhà khoa học đã phát
Trang 27• Bò sát: Gồm 79 loài thuộc 17 họ và 4 phân họ, 4 bộ trong đó có 23 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh Lục Đỏ IUCN, như cá sấu xiêm, trăn gấm, trăn đen,
• Lưỡng cư: Gồm 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ
• Cá: Gồm trên 168 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ trong đó có 10 loài mới cho Việt Nam, 1 loài nằm trong Danh Lục Đỏ IUCN (cá mơn hay còn gọi là cá rồng), 9 loài của Sách
Đỏ Việt Nam như cá lăng bò, cá chài, cá lăng nha, cá lóc bông, cá rồng,
• Côn trùng: Đã điều tra được 819 loài thuộc 58 họ, 10 bộ trong đó có 4 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
3.1.2 Tình hình dân sinh kinh tế xã hội
• Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của người dân sống trong Vườn, chiếm khoảng 95 - 98% Đa số người Kinh có tập quán canh tác lúa nước Theo thống kê, có khoảng 1.816,9 ha lúa nước đang được canh tác trong VQG Cát Tiên Trong khi đó, phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng có tập quán du canh, du cư, phát rừng làm rẫy, kỹ thuật canh tác lạc hậu Người Kinh và một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu
số như Tày, Nùng có kinh nghiệm làm vườn nhà, trồng các loại cây ăn trái, rau, củ, cây thuốc, kết hợp với chăn nuôi gia súc trong chuồng và nuôi cá Ngoài sản xuất lương thực (lúa, bắp), người dân còn trồng các loại cây công nghiệp như điều, tiêu, dâu tằm
• Hình thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi hộ gia đình theo hình thức quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp (từ trồng trọt) và tận dụng lao động nhàn rỗi Vật nuôi chính là gia súc, gia cầm
• Thu nhập của người dân địa phương thấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó trồng trọt chiếm từ 60 – 80% tổng thu nhập, năng suất thấp, bình quân từ 150 – 200 kg/ha (năm 2001) Ở Phước Cát 2, chỉ đạt khoảng 75.000 – 80.000 đồng/tháng Tại Gia Viễn là 127.000 đ/tháng Tà Lài là 170.000 đ/tháng Đắc Lua có mức thu nhập cao hơn nhưng cũng chỉ đạt khoảng 190.000 đ/tháng Tỷ lệ hộ thuộc diện đói nghèo trong vùng cao, chiếm khoảng 30%
• Các phương tiện giáo dục và y tế ở hầu hết các thôn và cộng đồng sống trong Vườn đều thiếu thốn Mỗi xã có một trạm xá thường là nhà cấp 4, thiết bị, phương tiện nghèo nàn, lực lượng cán bộ y tế địa phương còn yếu và thiếu Những bệnh thông thường là
Trang 28• Một số thôn có 1 đến 3 lớp tiểu học, nhưng các thiết bị, phương tiện giáo dục còn thiếu Các xã và thôn trong Vườn đã cố gắng xóa mù chữ nhưng có thôn đến 80 – 90% người dân vẫn không biết chữ
Dân số và dân tộc trong vùng đệm và vùng lõi
VQG Cát Tiên có vùng đệm tương đối rộng, với diện tích 251.445 ha, gồm 36 xã, thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông Theo số liệu thống kê năm 2000, có khoảng 17 vạn người đang cư trú và sinh sống trong vùng đệm VQG Cát Tiên Dân số đa số từ nơi khác chuyển đến, tập trung trong khoảng thời gian từ năm 1990 - 1998
Theo số liệu điều tra dân số năm 2005, hiện trong vùng lõi VQG Cát Tiên có 834
hộ, 3.947 khẩu đang sinh sống và canh tác, trong đó có 131 hộ, 634 khẩu là người Kinh các hộ này thường sang nhượng của đất đồng bào để canh tác, đồng thời làm dịch
vụ cho đồng bào như cung cấp vật tư, nhu yếu phẩm, thậm chí cho vay, mua lại những hàng hoá do đồng bào sản xuất ra với giá rẻ Các hộ này sống tập trung ở 3 khu vực sau
+ Khu vực Nam Cát Tiên, Đồng Nai:
• Xã Tà Lài: Số đồng bào dân tộc Stiêng, Châu Mạ trước đây sống sâu trong rừng, sau khi thành lập khu bảo tồn, Chính quyền địa phương đã vận động và đưa các hộ này
ra định canh định cư tại ấp 4 Hiện nay, trong khu vực xã có 368 hộ, 1,704 khẩu, trong
đó có 47 hộ, 198 khẩu là người Kinh, mặc dù được sự quan tâm và đầu tư rất nhiều từ ngân sách Nhà nước cũng như vốn tài trợ từ các dự án nhưng đời sống người dân vẫn còn khó khăn
• Xã Đắk Lua: Hiện nay tại khu vực Cầu Sắt có 40 hộ, 277 khẩu là người Kinh đang sống và canh tác trong ranh giới của vườn, số hộ này đã đến ở trước khi VQG được thành lập, họ chủ yếu là những quân nhân của sư đoàn 600 phục viên
+ Khu vực Tây Cát Tiên, Bình Phước:
• Xã Đăng Hà: Đây là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, vào những năm 1990 có một số hộ đồng bào dân tộc ở các tỉnh phía Bắc vào sinh sống, VQG đã can thiệp nhưng do ranh giới không rõ ràng nên chính quyền tỉnh Bình Phước
đã cho họ nhập khẩu và sinh sống hợp pháp Đến năm 1998, Chính phủ cho phép mở
Trang 29rộng diện tích sang tỉnh Bình Phước, do vậy đã có 94 hộ, 420 khẩu thuộc các thôn 1,2,3 nằm trong vùng lõi của vườn, trong đó có 6 hộ, 23 khẩu là người Kinh
• Xã Tiên Hoàng: Buôn Thung Cọ có 45 hộ, 217 khẩu, trong đó có 25 hộ, 121 khẩu
là người Kinh từ nơi khác đến xâm canh
• Xã Đồng Nai Thượng: Đây là xã đặc biệt được thành lập năm 2003, diện tích toàn
xã nằm trong khu vực vùng lõi VQG Cát Tiên, hiện nay trong xã có 200 hộ, 961 khẩu, trong đó người Kinh có 8 hộ, 37 khẩu chủ yếu là cán bộ xã, thầy cô giáo và các y tá
Thành phần dân tộc
Thành phần dân tộc sống trong VQG Cát Tiên gồm hơn 30 dân tộc Chiếm đa số là người Kinh (67,1%), tiếp đến là các dân tộc ít người thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc: Tày (11,1%); Nùng (8,1%); H’Mông (1,1%), Dao (1,3%); và sau cùng là các dân tộc bản địa tại chỗ Trước đây các dân tộc bản địa S’tiêng (2,3%); Châu Mạ (6,2%); Hoa (1,1%); Châu Ro (0,1%); Mường (0,7%); Ê đê (0,001%); dân tộc khác (0,001%)
3.2 Các loài Linh trưởng (Primates) có ở VQG Cát Tiên
- Họ Cu li (Loridae)
+ Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus)
Cỡ nhỏ hơn cu li lớn Dài thân: 286 mm + 18, dài đuôi 30 mm + 10, bàn chân sau: 45mm + 1 Trọng lượng 377 g + 37 Lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc Dọc sống mũi có vết trắng Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẩm Bụng trắng vàng ánh bạc
Tình trạng đe dọa V, cấm săn bắt
- Họ Khỉ (Cercopithecidae)
+ Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)
Trang 30Thân to khoẻ Dài thân: 485 – 635 mm, dài đuôi: 37 – 38 mm, dài bàn chân sau:
145 – 177 mm Trọng lượng 8 – 12 kg Mặt mầu đỏ thẫm có lông thưa thớt Lưng lông dài rậm màu nâu đỏ hoặc nâu xám Chân và đuôi có màu giống thân
Tình trạng đe dọa V, cấm săn bắt
+ Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis)
Việt Nam có hai phân loài: Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis và Khỉ đuôi dài Côn Đảo Macaca mulatta Về hình thái hai phân loài này tương đối gần giống nhau Trọng
lượng cơ thể 5 - 7 kg, dài thân 500 – 550 mm
Màu sắc lông có thể bến đổi theo tuổi, theo mùa và có thể theo nơi sinh sống nhưng
cơ bản là nâu xám hay nâu phớt đỏ Mặt bụng xám, Đầu có mào lông (nâu đậm ở khỉ đuôi dài Côn Đảo) Có thể có vòng lông rậm quanh mặt, lông mày thiếu Đuôi tròn, to khỏe, mập gốc
Tình trạng đe dọa LR/nt, bảo vệ và khai thác hợp lý
+ Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina)
Cỡ lớn như khỉ vàng Dài thân: 470 – 585 mm, trọng lượng: 3, 5 – 9 kg Hai bên
má lông dài, rậm màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt ở đỉnh đầu lông màu xám đen tạo thành xoáy tỏa ra xung quanh gân giống cái mũ Thân phủ lông màu nâu xám Lông đuôi rất ngắn giống đuôi lợn
Tình trạng đe dọa V, cấm săn bắt
+ Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes)
Mặt và cổ có khoang màu hạt dẻ Trán, đỉnh đầu màu xám đen Bộ lông dày mềm mại nhiều màu sặc sỡ Lưng đốm đen xám Chân, tay và đuôi rất dài (hơn 580 mm) Hông trắng chuyển sang xám đen Vùng bẹn và đuôi trắng đục
Tình trạng đe dọa E, cấm săn bắt
Trang 31+ Voọc bạc (Trachypitecus cristatus)
Voọc bạc nặng 5 - 7 kg, dài thân 500 - 565 mm, dài đuôi 765 - 790 mm Bộ lông dày, mềm màu xám bạc gốc lông đen, phần ngoài trắng bóng Mặt đen nhạt, lông má trắng bạc dài tới tai Đầu có mào lông trắng
Chưa có điều tra cụ thể (DD) nhưng là loài hiếm ở nước ta Chưa có tên trong sách
đỏ
- Họ Vượn (Hylobatidae)
+ Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae)
Đây là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài nên sẽ được giới thiệu kỹ hơn trong trong mục tiếp theo (mục 3.3)
3.3 Giới thiệu về loài Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae)
Vị trí phân loại của Vượn đen má vàng:
Tên khoa học : (Nomascus gabriellae)
Vượn đen má vàng có chiều dài thân từ 350 - 500 mm, chiều dài bàn chân sau 120
- 150 mm, chiều cao tai 20 - 40 mm, chiều dài sọ 95 - 110 mm, chiều rộng gò má 55 -
67 mm, trọng lượng cơ thể 6 - 10 kg Vượn đen má vàng có thân hình thon mảnh với cánh tay rất dài, không có đuôi và có sự phân biệt giữa con đực và con cái
Con đực có bộ lông dày, màu đen tuyền Điểm khác quan trọng là có hai đám lông
má màu vàng cam, màu vàng mơ hoặc vàng nhạt Kích thước đám lông này nhỏ và cao dưới nửa vành tai Đám lông vàng cam quanh hai gốc mép có hình dấu ngoặc đơn, lông mọc chỉa ra hướng má Lông ngực màu nâu nhạt
Bộ lông con cái vàng nhạt, vàng mơ hoặc vàng chanh Phần ngực, bụng thưa lông
và sáng như phần lưng Lông trán vàng đậm Lông chỏm đầu đen và nhạt ở phần gáy Lông má mọc hướng ra ngoài Da mặt thường sáng màu
Trang 32Vượn con mới đẻ cả đực và cái đều có lông màu vàng nhạt cho tới khoảng một năm tuổi, sau đó màu lông của cả con đực và con cái đều chuyển sang màu đen, trừ phần lông hai bên má vẫn giữ màu vàng Những con cái trưởng thành khi được khoảng 4-5 tuổi, màu lông của chúng chuyển từ màu đen sang màu vàng
Hình 1: Vượn đen má vàng đực Hình 2: Vượn đen má vàng cái
Vượn sống trên cây và rất hiếm khi xuống mặt đất Do đó, rừng cây tốt là điều kiện quyết định đối với sự tồn tại của Vượn Vượn di chuyển trên cây bằng cách đánh đu tay, chúng hoạt động vào ban ngày Chúng được biết đến bởi tiếng hót của chúng, mà
có thể nghe thấy vào các buổi sáng sớm (thường khi thời tiết nắng ấm chúng hót nhiều hơn và vào những ngày thời tiết xấu như mùa mưa chúng rất ít hót)
Vượn đen má vàng sinh sống tại một số nơi ở Nam Lào, Nam Việt Nam và Đông Campuchia Tại Việt Nam Vượn đen má vàng phân bố tại một số nơi như: Komtum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cát Tiên ( Đồng Nai), Bù Gia Mập ( Bình Phước)…
Trang 333.4 Một số nghiên cứu trước đây ở VQG Cát Tiên
Chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về loài Vượn đen má vàng ở VQG Cát Tiên, chỉ có các cuộc điều tra đánh giá đa dạng sinh học nói chung, đáng chú ý có:
- Cuộc điều tra vào tháng 1 năm 1993 do các cán bộ của Viện điều tra quy hoạch rừng và Cục kiểm lâm thực hiện
- Cuộc điều tra năm 1994, 1995 (Khu vực Nam Cát Tiên) do các cán bộ Phân viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thuộc Viện sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh thực hiện
- Cuộc điều tra năm 1997, 1998 (Khu vực Cát Lộc) do các cán bộ Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Lâm Đồng, Phân viện sinh thái tài nguyên sinh vật thuộc Viện sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh và Viện sinh thái tài nguyên sinh vật
Hà Nội thực hiện
- Cuộc điều tra xây dựng danh lục động vật hoang dã (Chim, thú, bò sát, ếch nhái), năm 2001, do Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện
Những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy VQG Cát Tiên hiện có 8 loài Linh trưởng: Có 7 loài bản địa (Vượn đen má vàng, Chà vá chân đen, Cu li nhỏ, Khỉ đuôi dài, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Voọc bạc) và một loài không thuộc bản địa là loài Khỉ vàng
3.5 Hiện trạng bảo tồn Vượn ở Việt Nam
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, việc bảo vệ các loài Vượn đã được quan tâm ở Việt Nam và việc săn bắn các loài này đã được nghiêm cấm trên toàn lãnh thổ, một số văn bản liên quan đến bảo tồn Vượn có thể kể đến như:
- Điều lệ tạm thời về săn bắn thú rừng (Nghị định 36 CP ngày 5/4/1963) quy định cấm săn bắt ba loài: Cu li, Vượn và Voọc
- Quy định việc quản lý bảo vệ và xuất khẩu động vật rừng của bộ Lâm nghiệp (Số
276 QĐ ngày 2/6/1989) đã cấm xuất khẩu 7 loài: Cu li nhỏ, Voọc mũi hếch, Chà vá, Voọc xám, Voọc đen…
- Nghị định 18 - HĐPT ngày 17/1/1992 cấm khai thác và sử dụng 7 loài: Voọc xám, Voọc mũi hếch, Chà vá (cả 2 phân loài), Voọc đen (cả 4 phân loài), Vượn đen
Trang 34(cả 3 phân loài), Vượn tai trắng và Cu li nhỏ; hạn chế khai thác sử dụng 4 loài: Khỉ cộc, Khỉ vàng, Khỉ mốc và Khỉ đuôi lợn
- Nghị định 48/2002/NĐ - CP ngày 22/4/2002 về “Sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của hội đồng bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ” đã cấm khai thác và sử dụng tất cả các loài Voọc, Vượn, Cu li và hạn chế khai thác sử dụng tất cả các loài khỉ
Việc ra đời nhiều khu bảo tồn và VQG ở từ những năm 1962 trở lại đây cũng thể hiện rõ sự quan tâm của Việt Nam đến việc bảo tồn giá trị đa dạng sinh học
Mặc dù đã sớm được quan tâm bảo vệ nhưng số lượng các loài Vượn vẫn đang bị suy giảm liên tục Lý do phổ biến và bao trùm trước hết là do chi phối bởi đời sống kinh tế khó khăn của các cộng đồng và các đồng bào dân tộc miền núi, cuộc sống của
họ còn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên.Ở những vùng sâu, vùng xa 90% dân địa phương sống dựa vào sản xuất Nông nghiệp và khai thác Lâm sản và có khoảng 50 % hộ gia đình thuộc diện đói nghèo Lý do khác là công tác và pháp chế trong quản lý tài nguyên rừng còn yếu kém, phần do trình độ dân trí thấp nên vấn đề nhận thức về giá trị của các tài nguyên cũng như hiểu biết của cộng đồng về luật pháp còn hạn chế
Trang 35Chương 4
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Nội dung nghiên cứu
Điều tra tình trạng loài Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) ở VQG Cát
Tiên
- Tiến hành khảo sát và xác định lãnh thổ của các nhóm Vượn để có thể so sánh giữa các sinh cảnh khác nhau
- Thiết lập bản đồ phân bố của Vượn trên khu vực nghiên cứu
- Ghi nhận về tỷ lệ đực cái, cấu trúc gia đình và tiếng hót của các nhóm Vượn Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến thú Linh trưởng ở VQG Cát Tiên
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Điều tra ngoại nghiệp
Để đạt được các nội dung nghiên cứu trên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra tổng hợp bao gồm:
+ Tổng quan tài liệu
+ Phương pháp phỏng vấn người dân địa phương, thợ săn và các cán bộ Kiểm lâm thường xuyên đi tuần tra rừng
+ Quan sát, sưu tầm mẫu vật có liên quan tới các loài Linh trưởng tại khu vực
+ Khảo sát hiện trường
Để điều tra tình trạng loài Vượn đen má vàng tại VQG Cát Tiên chúng tôi ước lượng số nhóm Vượn có tại khu vực Các nhóm Vượn phân bố rãi rác vì Vượn cần rừng cây cao, sinh cảnh tốt để kiếm ăn và di chuyển Vượn sống thành từng đơn vị gia đình nhỏ, những gia đình nhỏ này bảo vệ lãnh thổ rừng bằng những đợt hót đôi dài Hót đôi thường diễn ra tại rìa lãnh thổ của mình vào những buổi sáng sớm, do đó chúng tôi lợi dụng tập tính sinh thái này để thu thập thông tin Cụ thể là:
Trong giai đoạn khảo sát, thành lập 2 nhóm điều tra, mỗi nhóm 3 người (trong đó
có một nhân viên kiểm lâm) Trong thời gian làm việc nhóm khảo sát sẽ tập trung vào
Trang 36những khu vực ranh giới của các lãnh thổ khác nhau để lập tam giác vị trí của tiếng hót
và xác định ranh giới của các lãnh thổ
Sử dụng tọa độ lưới ô vuông trên bản đồ chúng tôi chia diện tích VQG Cát Tiên thành 58 ô điều tra, mỗi ô có diện tích 1600 ha (4 x 4 km), trên các ô điều tra thiết lập hai điểm quan sát cách nhau tối đa 500 m Đội điều tra được chia thành hai nhóm ở hai điểm quan sát trong ô Thời gian tiến hành quan sát từ 4 giờ 30 phút sáng đến 17 giờ chiều hằng ngày với các nội dung sau:
- Từ 4 giờ 30 phút đến 9 giờ sáng, ngồi ở điểm quan sát nghe và ghi âm tiếng hót của Vượn Vì chúng là loài động vật nhút nhát và khó tiếp cận trong tự nhiên nên phương pháp ghi âm tiếng hót được sử dụng nhiều trong điều tra thực địa để xác định
số lượng đàn Vượn trong khu vực và số cá thể trong đàn
- Từ 9 giờ đến 11 giờ theo dõi các hoạt động khác của Vượn như: Khả năng di chuyển, loại thức ăn…
- Từ 14 giờ đến 17 giờ tiếp tục theo dõi các hoạt động của Vượn và ghi nhận các thông tin khác như: Sinh cảnh, các nhân tố ảnh hưởng trong ô điều tra, sự xuất hiện của các loài khác…
* Các vật tư và dụng cụ nghiên cứu:
- Bản đồ địa hình UMT tỉ lệ 1:25000; 1:50000
- Ống nhòm Carl Zeiss ( 10x45, 10x30); Leica (10x42 BA)
- Máy ghi âm Sony Walkman (Minidisc)
- Máy ảnh kỹ thuật số hiệu Canon 10.0 (10x)
- Máy GPS 72 Garmin; GPS Plus III
- Địa bàn cầm tay
* Vị trí của các nhóm Vượn
Vị trí của một nhóm Vượn có thể được xác định bằng việc sử dụng hai nhóm quan sát khác nhau tại các vị trí khác nhau để nối thành tam giác vị trí với nhóm Vượn thông qua tiếng hót của chúng Sau một thời gian theo dõi, chúng tôi xác định được khoảng cách và hướng hót của của từng nhóm Vượn
Trang 37
Bản đồ 1: Bản đồ phân chia ô lưới điều tra tại khu vực Tây và Nam Cát Tiên
(Nguồn: Ban quản lý dự án VQG Cát Tiên)