1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luân biến đổi hôn nhân từ truyền thống đến hiện đại ngày nay

25 434 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 52,34 KB

Nội dung

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên.

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI: BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN TỪ TRUYỀN THỐNG TỚI HIỆN ĐẠI

Gia đình là phạm trù xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người; Gia đình làmột thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh “xã hội thu nhỏ”, cơ bản nhất của xãhội liên quan đến hoạt động của toàn xã hội và mỗi cá nhân Theo quan điểm hệthống, mỗi thiết chế ấy biến đổi sẽ dẫn đến cả hệ thống biến đổi và ngược lại,những thiết chế xung quanh gia đình trong hệ thống xã hội nói chung (như kinh tế,pháp luật, văn hóa…) biến đổi cũng khiến cho gia đình biến đổi theo 1Gia đìnhViệt Nam không nằm ngoài quy luật này

1.2 Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội

a Gia đình là tế bào của xã hội:

Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tốtồn tại và phát triển của xã hội, là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội Không cógia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được Chínhvì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt

Tuy nhiên mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vàobản chất của từng chế độ xã hội Trong các chế xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư

1 Trịnh Hòa Bình, Về sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện đại, Tạp chí Bắc Việt luật, ngày 5 tháng 2 năm 2011.

1

Trang 2

liệu sx, sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã hạn chế rất lớnđến sự tác động của gia đình đối với xã hội.

b Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình Không thể có con người sinh

ra từ bên ngoài gia đình Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quantrọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân Và cũng chínhtrong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xãhội

c Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sốngcủa mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mốiquan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội Sựhạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dâncủa xã hội Vì vậy muốn xây dunwjg xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình.Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm choxã hội tốt hơn”

Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, một bộ phận cấu thành trong chỉnhthể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội

Thế nhưng, các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn cónhững quan hệ xã hội Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn làthành viên của xã hội Không thể có con người bên ngoài xã hội Gia đình đóng vaitrò quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan hệ xã hội của mỗ cá nhân

Ngược lại, bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến mỗi cánhân Mặt khác, nhiều hiện tượng của xã hội cũng thông qua gia đình mà có ảnhhưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạođức, lối sống

Mặc dù, gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng giađình vẫn có tính độc lập tương đối của nó Bởi vì gia đình và quan hệ gia đình còn

bị chi phối bởi các yếu tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp luật … vì vậy,

2

Trang 3

mặc dù xã hội có nhưng thay đổi nhưng một số gd vẫn lưu giữ những truyền thốngcủa gia đình

Trong tiến trình lịch sử nhân loại, các phương thức sản xuất lần lượt thay thếnhau, dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu gia đình Từgia đình tập thể – với hình thức quần hôn, huyết thông; gia đình cặp đôi với hìnhthức hôn nhân đối ngẫu; đến gia đình cá thể với hình thức hôn nhân một vợ mộtchồng Từ gd một vợ một chồng bất bình đẳng sang gia đình một vợ một chồng, vợchồng bình đẳng Tất cả những bước tiến trong gia đình đều phụ thuộc vào nhữngbước tiến trong sản xuất, trong trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộicủa mỗi thời đại lịch sử

Đặc điểm, đạo đức, lối sống trong gia đình cũng bị chi phối bởi những quanhệ xã hội Vì vây, trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, có quan điểm khác nhau vềtiêu chuẩn đạo đức, lối sống …

1.3 Chức năng của gia đình

Từ cách tiếp cận xã hội học, xét về bản chất, gia đình có 4 chức năng cơ bản:

1.3.1 Chức năng sinh sản

Gia đình là nơi tái sản sinh con người, cung cấp thành viên, nguồn nhân lựccho gia đình và xã hội Mặt khác, sự sinh sản trong gia đình giúp cho việc xác địnhnguồn cội của con người, từ đó tránh nạn quần hôn, góp phần tạo nên tôn ty giađình, trật tự xã hội, đảm bảo các điều kiện cơ bản cho nòi giống phát triển

Ngày nay, khoa học sinh sản phát triển cao nhưng sinh sản tự nhiên tronggia đình vẫn là ưu thế bởi đó là điều kiện cơ bản để bảo vệ nòi giống người, là cơsở, nền tảng cho mỗi người tham gia vào đời sống xã hội vì sự phát triển

1.3.2 Chức năng giáo dục

Gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình thành nhân cách chomỗi con người trong xã hội Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân được nhữngngười thầy thân yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỷ năng sống để có thểthích ứng, hòa nhập vào đời sống cộng đồng Nêu gương là cách giáo dục tốt nhấttrong gia đình (Cha mẹ thương yêu chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha mẹ,ông bà vừa yêu quý vừa nghiêm khắc và bao dung với con cháu), giữa gia đình với

3

Trang 4

họ hàng, với láng giềng, với cộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sốngchan hòa, ghét thói gian tham, điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp thu mộtcách tự nhiên, nhẹ nhàng những bài học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đếnquá trình hình thành và phát triển nhân cách.

1.3.3 Chức năng kinh tế

Đây là chức năng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình,góp phần vào sự phát triển toàn xã hội Lao động của mỗi thành viên gia đình hoặchoạt động kinh tế của gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng các nhu cầu đời sốngvật chất (ăn, ở, đi lại) lẫn nhu cầu tinh thần (học hành tiếp cận thông tin, vui chơigiải trí) Gia đình còn là đơn vị tiêu dùng, việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa dịchvụ trong xã hội đã tác động vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước pháttriển

Gia đình là một thực thể xã hội, sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận.Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội Chính các chức năng củagia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực Cho đến nay các chức năng cơbản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị Sự thừa nhận các chức năng của giađình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội

1.3.4 Chức năng tâm lý – tình cảm

Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đìnhcó tình yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau Chính vì vậy, gia đình là nơiđể mỗi được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tìnhcảm, cân bằng tâm lý, giải tỏa ức chế từ các quan hệ xã hội

Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương, trìumến, ấm áp Trong gia đình người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan,truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp Nơi đó, con cái biết yêu kính,vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau Ở đó,mỗi người cảm nhận được sự gần gũi, thân thương từ khoảng sân, mái nhà, chiếcgiường đến những quan hệ họ hàng thân thiết

Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻvà có sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa Điều

4

Trang 5

đó sẻ tạo nên sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người tronggia đình, dòng họ, thân tộc lại với nhau Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hìnhthành trong làng xóm, trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương, đấtnước, con người

Cả 4 chức năng này đã và đang xuất hiện những yếu tố mới, Một số nhànghiên cứu cho rằng: Nếu có gì gọi là mới trong gia đình Việt Nam hiện đại thì có

lẽ là sự tăng cường yếu tố dân chủ trong cái tổ chức này Xã hội mới tạo điều kiệncho mỗi người có giá trị tự thân Thêm một nhân tố nữa để bảo đảm sự bình đẳngtrong các tương quan và chức năng của mỗi thành viên trong gia đình Không cóáp bức, thống trị ở đây (được xét về mặt khái quát)

Và về chức năng giáo dục, một số nhà nghiên cứu cho rằng giáo dục giađình đang có xu hướng thay đổi trong xã hội hiện đại bởi những vấn đề mà giới trẻhiện nay đang gặp phải như các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, sự tôn kính đốivới ông bà cha mẹ có xu hướng giảm sút… hay sự chuyển giao, phó mặc chứcnăng này của gia đình cho các thiết chế xã hội khác như trường học, dịch vụ xã hội(dịch vụ chăm sóc trẻ, giúp việc tại nhà)… Sự biến đổi về quy mô, kiểu loại giađình, những biến đổi trong đời sống hôn nhân, tâm lý – tình cảm và sự lựa chọntrong kết hôn cũng được quan tâm đáng kể trong những nghiên cứu về gia đìnhtrong thời gian qua

Rất nhiều khía cạnh khác nhau của gia đình đều đang có những biến đổitrong điều kiện xã hội biến đổi, điều đó đã tạo nên sự biến đổi khuôn mẫu gia đìnhnói chung Vì thế, việc xác định rõ ràng, chuẩn xác đặc trưng của gia đình ViệtNam hiện nay là một vấn đề không dễ dàng

1.4 Sự biến đổi về cơ cấu gia đình

Cơ cấu gia đình là những thành tố tạo nên một gia đình và quan hệ qua lạigiữa chúng với nhau Nói một cách khác cơ cấu gia đình là số lượng, thành phầnvà mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình

Cơ cấu gia đình chỉ quy mô gia đinh, kiểu loại gia đình, mối quan hệ giữacác thế hệ trong gia đình

5

Trang 6

Cơ cấu gia đình còn chỉ toàn bộ mối quan hệ qua lại giữa các thành viêntrong gia đình: quan hệ ruột thịt, quan hệ tinh thần-đạo đức, quan hệ uy quyền.

Trong tác phẩm “Tam giác gia đình” của tác giả Hồ Ngọc Đại, ông đề cậpđến: “Gia đình là một khái niệm mới được hình thành từ ba thành phần, gồmnhững “đại lượng khác tên” là bố, mẹ và con cái hình thành nên một tam giác giađình” đặt trong bối cảnh gắn với tam giác đời sống xã hội mà ba đỉnh là cá nhân –gia đình – xã hội thì đây là một mối liên hệ khó có thể bóc tách được Điều này chothấy sự biến đổi của gia đình luôn gắn với sự biến đổi của các cá nhân và xã hội.Hiển nhiên, gia đình là hệ quả của mối tương tác giữa các cá nhân và xã hội đangsống Gia đình với chức năng của nó sẽ cố gắng điều hoà các mối quan hệ này phùhợp với hoàn cảnh xã hội

Mọi xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi Sự ổn định củaxã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài Thực tế, nó không ngừng thay đổi ngay ở bêntrong bản thân nó Sự biến đổi xã hội sẽ dẫn theo các yếu tố bên trong nó và nhữngyếu tố khác (Kinh tế- văn hóa- chính trị- quân sự ) thay đổi Và gia đình là mộtthành tố tồn tại bên trong xã hội, có thể coi gia đình là một nhóm xã hội sơ cấp, là

“tế bào” của xã hội, hay hiểu rộng hơn gia đình là một thiết chế xã hội Vào nhữngnăm đầu đổi mới, “ mở cửa”, với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thi trường, kéotheo nó là sự du nhập ồ ạt của lối sống, phương thức sinh hoạt của xã hội phươngTây vào nước ta đã làm thay đổi phần nào những giá trị truyền thống, đặc biệttrong gia đình Việt Nam dù ở nông thôn hay thành thị Có thể tùy từng dân tộc,từng vùng, từng dòng họ, từng gia đình mà thay đổi nhiều hay ít Qua gia đình,chân dung của xã hội hiện ra một cách sinh động và toàn diện cả về kinh tế, chínhtrị, văn hóa, khoa học, tư tưởng, tôn giáo, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng

1.4.1 Một số xu hướng biến đổi gia đình từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại:

Thứ nhất, quy mô, kích cỡ gia đình Việt Nam đang dần dần “thu hẹp lại”,

gia đình hạt nhân đang trở nên phổ biến, dần thay thế gia đình mở rộng nhiều thếhệ sống trong một mái nhà Xu hướng này biểu hiện rõ nét hơn khi tốc độ đô thịhoá ngày càng gia tăng

6

Trang 7

Thứ hai, chức năng giáo dục thế hệ trẻ và truyền thụ văn hoá đang ít nhiều bị

xem nhẹ Gia đình đang có xu hướng “giao phó” chức năng này cho thiết chếtrường học và hệ thống các dịch vụ xã hội khác

Thứ ba, chức năng kinh tế gia đình đang có xu hướng chuyển phần “sản

xuất” sang “tiêu dùng” Vẫn tồn tại với tư cách là một đơn vị kinh tế, song cácthành viên trong gia đình lại theo đuổi các mục đích khác nhau, theo đó là các hoạtđộng kinh tế khác nhau, mỗi thành viên có một “tài khoản” riêng mà không cùngsản xuất và chung một “nguồn ngân sách” như trong gia đình truyền thống

Thứ tư, các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo, sợi dây liên kết các

thành viên đang bị “nới rộng ra” theo hướng tự chủ, phát triển độc lập và cá nhânhoá Khuynh hướng này có thể làm suy yếu tính cộng đồng, cộng cảm trong phạm

vi gia đình

Thứ năm, vai trò điều hoà đời sống tâm lý – tình cảm trong gia đình hiện nay

cũng đang bị “xói mòn” Người già và trẻ em đang phải đối mặt với sự cô đơn, sựthiếu quan tâm và chăm sóc từ các thành viên khác trong gia đình Họ đang dần bị

“đẩy” ra các nhà dưỡng lão, nhà trẻ, trung tâm chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụxã hội khác

Thứ sáu, cấu trúc gia đình dễ biến động, thiếu tính bền vững hơn do sự thay

đổi trong quan niệm về hôn nhân, hạnh phúc, trách nhiệm với gia đình của cácthành viên cũng như trong các chuẩn mực giá trị, quy phạm pháp luật về hôn nhânvà gia đình

Gia đình Việt Nam đã và đang biến đổi dưới sự tác động của những biến đổivề kinh tế, xã hội và giao lưu văn hoá toàn cầu Sự biến đổi đó không tách rời hoàntoàn với những đặc trưng của gia đình truyền thống mà là sự điều chỉnh, thích nghivới những hoàn cảnh và điều kiện xã hội mới Thực tế, gia đình Việt Nam đangphải đối mặt với rất nhiều thách thức và phải lựa chọn cho mình một khuôn mẫuphù hợp, trong đó có sự cân bằng giữa việc bảo lưu những yếu tố truyền thống bềnvững với những thay đổi không ngừng của xã hội hiện đại Với khả năng thích ứngcao trên nền tảng văn hoá truyền thống, gia đình Việt Nam vẫn hoàn toàn có khả

7

Trang 8

năng gìn giữ được những nét bản sắc đặc trưng của nó ngay trong điều kiện pháttriển của thế giới hiện đại.

1.4.2 Sự khác biệt cơ bản giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại

Quy mô gia đình: Trước đây, trong một gia đình thường có sự xuất hiện

của ông bà, bố mẹ, con cái, theo kiểu "Tam đại đồng đường" hay "Tứ đại đồngđường", điều đó là chuyện rất bình thường ở mỗi ngôi nhà Việt Điều kiện khókhăn, việc thoát ly ra khỏi tổ ấm dường như rất ít, con cái lớn lên, cưới vợ gảchồng rồi sinh con vẫn cố gắng để ở bên, phụng dưỡng cha mẹ Ngược lại, việcsống cùng người già giúp các cặp vợ chồng trẻ giữ được nền nếp, thói quen, giaphong của gia đình, đồng thời biết lễ nghĩa, kính trên, nhường dưới

Ngày nay, những cặp vợ chồng trẻ thường thích sự tự do, muốn thể hiệnđược cái tôi và khả năng độc lập cao, có điều kiện kinh tế Những lý do đó khiếnnhiều người quyết định sống riêng, gây dựng một gia đình nhỏ chỉ có hai thế hệ.Không những thế, người phụ nữ ngày càng bình đẳng, không chấp nhận hy sinhnên không muốn sống cảnh "làm dâu" tại nhà chồng Vì thế họ lựa chọn việc "ra ởriêng"

Cùng với đó là sự mất dần ngôi nhà truyền thống của người Việt, rất nhiềugia đình cả ở thành thị vànông thôn hiện nay đã làm theo kiến trúc phương Tây,ngôi nhà hiện đại bao gồm nhiều phòng riêng biệt Điều này đã làm mờ dần đi mốiquan hệ tình cảm gần gũi, sự quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình.2

Bữa cơm gia đình: Từ xưa đến nay, bữa cơm trong quan niệm của người

Việt là vô cùng quan trọng Với các gia đình xưa, bữa cơm luôn được chú trọng.Trong giai đoạn đói kém, nhiều nhà chỉ ăn một bữa cơm, nhưng tất cả các thànhviên đều có mặt đông đủ, để chia sẻ và gặp mặt nhau sau một ngày làm việc Nhiềungười lớn tuổi chưa quên được cảnh một gia đình thôn quê khoảng nhá nhem tối,trải chiếu ra ngoài hiên, quây quần bên mâm cơm, trò chuyện và tận hưởng khônggian thoáng đãng cuối ngày Trong gia đình xưa của người Việt Nam chúng ta,

2 Thân Minh Quế - Hiệu trưởng trường chính trị tỉnh Bắc Giang, vấn đề giao dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, đăng trên trang thông tin điện tử Trường chính trị tỉnh Bắc Giang, ngày 03/01/2017

8

Trang 9

thường có rất đông thành viên và có thể có cả 4- 5 thế hệ hiện diện trong một mâmcơm Do đó, vai trò của phụ nữ trong việc bếp núc là rất quan trọng Bữa cơm cũnghàm chứa ý nghĩa to lớn, phải theo đúng nghi thức, theo đúng cái trật tự, nền nếpcủa truyền thống “Tứ đại đồng đường”, “ngũ đại đồng đường” Trung tâm củamâm cơm chính là ông bà, cha mẹ; con cháu phải thể hiện được lòng tôn kính, sựhiếu thảo ngay từ khi chưa bước vào mâm cơm

Ý nghĩa, vai trò của bữa cơm gia đình Việt Nam vẫn không bao giờ thay đổi,dù xã hội luôn tiến bộ và phát triển ngày càng nhanh chóng Tuy nhiên, chúng tathấy trong cái tất bật của công việc, trong cuộc mưu sinh, thì việc quây quần đầyđủ các thành viên trong bữa cơm ngày càng thưa dần đi, đã có nhiều gia đình “ănngoài” thường xuyên hơn Đặc biệt là đối với những gia đình trẻ

Cuộc sống của một gia đình hiện đại ngày nay là sáng đưa con đến lớp, bố mẹ

đi làm, chiều về đón con rồi đi chợ nấu cơm Tuy nhiên, bữa cơm tối duy nhất củacả nhà đôi khi không có mặt đông đủ các thành viên Khi thì bố hoặc mẹ bận làmthêm giờ, lúc thì con phải đi học thêm… Bữa cơm thường được ăn nhanh chóng đểmỗi người một việc, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hôm sau, khoảng thời gian tậnhưởng và chia sẻ cùng nhau dường như cũng ít đi.3

Nề nếp sinh hoạt: Khi sống trong gia đình tứ đại đồng đường, mọi nề nếp,

gia phong đều được người già giữ gìn và duy trì Các cụ luôn dùng những câu răndạy của người xưa để giúp con cháu giữ được nề nếp như "ăn trông nồi, ngồi trônghướng", "kính trên, nhường dưới" Chính nhờ có các cụ mà con cháu biết nhìnnhau mà sống Hơn nữa, cuộc sống xưa đơn giản, chưa có sự can thiệp của cáccông nghệ hiện đại, con người ít có sự lựa chọn

Nhịp sống công nghiệp ngày nay, các cặp vợ chồng trẻ có nhiều sự tự dohơn khi sống riêng Khi không thích nấu nướng, họ có thể chọn ăn ngoài hàng hoặcgọi đồ ăn về nhà Với những gia đình chưa có con, chỉ có hai người thì sự thoảimái càng lớn hơn Đôi khi, căn bếp cả tuần không "đỏ lửa" và các cặp vợ chồngcũng không lấy đó làm lo lắng

3 Trang Anh, “Bữa cơm gia đình xưa và nay”, Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Sở văn hóa và thể thao thành phố Hà Nội, ngày 01/08/2016

9

Trang 10

Sự khác biệt giữa hai thế hệ: Giữa một phía quyết giữ bằng được mọi giá

trị truyền thống và một bên ra sức phá bỏ, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn.Người già luôn đem những câu chuyện ngày xa xưa ra làm chuẩn mực để dạy dỗthế hệ trẻ, còn người trẻ thì cho đó là lạc hậu, cổ lỗ sĩ, không biết tiếp nhận cáimới Tiếng nói chung giữa hai thế hệ ngày càng ít đi

Gia đình, dù ở thế hệ nào, cũng đều hướng tới giá trị hạnh phúc của mỗi conngười sống trong đó Dù hiện đại hay truyền thống, thì bố mẹ cũng luôn hy sinh vàlàm mọi thứ để con cái được hạnh phúc

2 Hôn nhân gia đình và sự biến đổi từ truyền thống đến hiện đại

2.1 Quan niệm về hôn nhân

Trong khoa học pháp lý, khoa học xã hội nói chung và khoa học Luật hônnhân và gia đình nói riêng, việc đưa ra một khái niệm đầy đủ về hôn nhân có ýnghĩa quan trọng Nó phản ánh quan điểm chung nhất của Nhà nước về hôn nhân;tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản chất pháp lý của hôn nhân; xác định nộidung, phạm vi điều chỉnh của các qui phạm pháp luật hôn nhân và gia đình

Trong thực tiễn ở Việt Nam và nước ngoài, nhiều khái niệm hôn nhân đãđược các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu đưa ra, chẳng hạn:

- Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, phổ biến một khái niệm cổ

điển mang quan niệm truyền thống về hôn nhân của Cơ đốc giáo đưa ra: Hôn nhân

là sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, mà không vì mục đích nào khác”4 Ngoài khái niệm trên, hiện nay ở Châu âu và Mỹ

còn có quan niệm: “Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một

người nữ với tư cách là vợ chồng”5, hoặc: “Hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng

chung sống giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”6

- Ở Việt Nam, cũng có một số khái niệm cụ thể về hôn nhân, mà phần nhiều

mới đưa ra khái niệm “giá thú”: “giá thú (hay hôn thú) là sự phối hợp của một

người đàn ông và một người đàn bà theo thể thức luật định” hoặc “giá thú” cũng

được hiểu: “sự trai gái lấy nhau trước mặt viên hộ lại và phát sinh ra những nghĩa

4P M Promley Family law 5th edition London Butterworth 1976 Tr 15.

5Leonard & Elias Berkely Family law Dictionary Cali Nolo 1990.

6 Dictionary of law – Third edition Petter collin publishing 2000.

10

Trang 11

vụ tương hỗ cho hai bên về phương diện đồng cư, trung thành và tương trợ” Ta có

thể hiểu khái niệm “giá thú” bao gồm có hai nghĩa: theo nghĩa thứ nhất gia thú là

hành vi phối hợp vợ chồng (kết hôn) Theo nghĩa thứ hai là tình trạng của haingười đã chính thức lấy nhau làm vợ chồng và thời gian hai người ăn ở với nhau.Điều 3 Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964, Điều 99 Bộ dân luật 1972 ngày 20/12/1972

của Chính quyền Sài gòn cũ qui định: “Không ai được phép tái hôn nếu giá thú

trước chưa đoạn tiêu”

Trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành (luật năm 2014 có

hiệu lực từ ngày 01/01/2015), khái niệm hôn nhân đã qui định: “hôn nhân là quan

hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” Còn theo Từ điển giải thích thuật ngữ

Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội hôn nhân được hiểu là: “sự liên kết giữa

người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hoà thuận”.

Sự liên kết giữa nam và nữ để thành vợ chồng, thành gia đình là một nhu cầuxã hội, tiếp đến mới là nhu cầu sinh học Hay nói cách khác, hôn nhân không phải

do trời cho mà nó xuất hiện và hình thành trong quá trình phát triển của loài ngườivà nó cũng biến đổi theo sự văn minh của con người Và dù ở bất cứ xã hội nào thìhôn nhân cũng là một mối quan hệ được xã hội thừa nhận giữa hai người khác giới

Do sự biến đổi của hôn nhân gắn liền với sự biến đổi văn minh xã hội nênhôn nhân của loài người đã trải qua những hình thức khác nhau Buổi đầu sơ khailà chế độ quần hôn, sau đó là hôn nhân mẫu hệ - một người phụ nữ có thể kết hônvới nhiều người đàn ông Và tiếp đó là hôn nhân phụ hệ, đa thê Một người đànông có thể làm chồng của nhiều người phụ nữ Đó là hôn nhân bất bình đẳng, muabán, cưỡng ép…cuối cùng ngày nay là gia đình bình quyền, tự nguyện, một vợ mộtchồng

2.2 Các loại hình hôn nhân

2.2.1.Hôn nhân truyền thống: sự kết hợp của nam và nữ (hôn nhân là quan

hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn – theo Luật hôn nhân và gia đình), nó mang một số đặc điểm sau:

11

Trang 12

Thứ nhất: Hôn nhân là một thiết chế xã hội: “Việc một người đàn ông và

một người đàn bà cam kết sống chung với nhau với những quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đối với con cái”.

Thứ hai, Tính tự nguyện trong hôn nhân.

Hôn nhân là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, do đó việc thể hiện ý chí ưngthuận giữa các bên trong hôn nhân là một trong các điều kiện căn bản để hôn nhâncó hiệu lực Hiện nay, pháp luật có quy định không có sự tự nguyện thì không cóhôn nhân

Tuy nhiên, tính tự nguyện trong hôn nhân được xem xét với nhiều quanđiểm khác nhau Ở một số nước phương Tây, tự nguyện ở đây thường gắn với tựnguyện trong hợp đồng Ví dụ: áp dụng chế độ đại diện trong kết hôn, nếu các bênnam, nữ kết hôn ở độ tuổi theo luật định bắt buộc phải có sự đồng ý của cha, mẹhoặc người giám hộ (thường ở độ tuổi chưa thành niên), thì việc kết hôn chỉ hợppháp khi có sự đồng ý của những người này (Điều 148, 149 Bộ luật dân sự củaPháp; Điều 2 Chương 2 phần II Luật hôn nhân Thụy điển năm 1987; Luật hônnhân Australia năm 1961…) Tự nguyện trong pháp luật phương tây còn đồngnghĩa với tự do thoả thuận, thông qua việc thừa nhận chế độ tài sản ước định trongquan hệ vợ chồng, khi các bên không thoả thuận được pháp luật mới áp dụng chếđộ tài sản pháp định

Ở Việt Nam coi yếu tố tự nguyện trong hôn nhân là một trong các nguyêntắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Luật Hôn nhân và gia đình của ViệtNam) Tuy nhiên, họ lại xác định tự nguyện trong hôn nhân là tự nguyện xuất pháttừ tình cảm giữa nam và nữ, vậy nên họ không thừa nhận chế độ đại diện trong kếthôn, mà việc kết hôn phải do chính các bên nam, nữ quyết định Mặt khác, mụcđích của hôn nhân là xây dựng gia đình, chứ không vì mục đích tạo lập, thay đổi,chấm dứt nghĩa vụ dân sự, đồng thời để tránh những trường hợp hôn nhân dựa trênsự tính toán kinh tế, không thừa nhận chế độ tài sản theo thoả thuận giữa vợ vàchồng, mà chỉ thừa nhận chế độ tài sản pháp định dựa trên nguyên tắc bình đẳnggiữa vợ và chồng

Thứ ba: Tính bền vững (tính chất suốt đời) của hôn nhân.

12

Ngày đăng: 12/09/2018, 16:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Một tổ hợp đẹp, xinh xắn, cân đối và mạnh mẽ. Những nghiên cứu Xã hội học về gia đình Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một tổ hợp đẹp, xinh xắn, cân đối và mạnh mẽ. Những nghiên cứu Xã hộihọc về gia đình Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội
13. Leonard & Elias. Berkely. Family law Dictionary. Cali. Nolo 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Family law Dictionary
14. P. M . Promley. Family law. 5th edition. London Butterworth. 1976. Tr 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Family law. 5th edition
15. Phạm Việt Tùng, "Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học", tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 319, tháng 1 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học
16. Thân Minh Quế - Hiệu trương trường chính trị tỉnh Bắc Giang, “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, đăng trên trang thông tin điện tử Trường chính trị tỉnh Bắc Giang, ngày 03/01/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vấn đềgiáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình trong nền kinh tế thị trường ởnước ta hiện nay”
17. Trang Anh, “Bữa cơm gia đình xưa và nay”, Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Sơ văn hóa và thể thao thành phố Hà Nội, ngày 01/08/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bữa cơm gia đình xưa và nay”
18. Trịnh Duy Luân chủ biên, "Phát triển Xã hội ở Việt Nam. Một tổng quan xãhội học năm 2000". Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Xã hội ở Việt Nam. Một tổng quan xãhội học năm 2000
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
19. Trịnh Hòa Bình, "Về sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện đại", Tạp chí Bắc Việt luật, ngày 5 tháng 2 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiệnđại
20. Các trang web: http://ngoisao.net .vn/; http://bacvietluat.vn/; Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 2.4.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://ngoisao.net .vn/; http://bacvietluat.vn/; Báo điện tửĐảng Cộng sản Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w