1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Hóa học 8 bài 26: Oxit

4 307 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 71 KB

Nội dung

Kỹ năng - Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể.. - Lập CTHH của oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể tìm hoá trị của nguyên tố.. C

Trang 1

GIÁO ÁN HÓA HỌC LỚP 8

BÀI 26: OXIT

I Mục tiêu

1 Kiến thức

HS biết được:

- Định nghĩa oxit

- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim có nhiều hoá trị

- Cách lập công thức hoá học của oxit

- Khái niệm oxit axit và oxit bazơ

2 Kỹ năng

- Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể

- Gọi tên một số oxit theo CTHH hoặc ngược lại

- Lập CTHH của oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể tìm hoá trị của nguyên tố

3 Thái độ: Tiếp tục củng cố lòng ham mê học tập bộ môn hoá học.

II Phương pháp dạy học: Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.

III Chuẩn bị

1 Giáo viên: Bảng phụ.

2 Học sinh: Đọc bài, xem lại bài Công thức hoá học và Hoá trị.

IV Tiến trình

1 Ổn định tổ chức (30”)

2 Kiểm tra bài cũ (7’ )

- 1 HS đọc ghi nhớ

- Bài 2:

Mg + S  MgS

Zn + S  ZnS

Trang 2

Fe +

S  FeS 2Al + 3S 

Al2S3

3 Bài mới

a Vào bài

(30”): Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Công thức hoá học của oxit gồm những nguyên

tố nào? Cách gọi tên các oxit như thế nào?

b Hoạt động dạy

và học:

I Định nghĩa (7’)

Hợp chất

Oxit Tạo bởi hai nguyên tố

1 nguyên tố là oxi

Ví dụ:

CO2: Cacbon đioxit

Fe2O3: Sắt (III) oxit

CaO: Canxi oxit

II Công thức (7’)

- Công thức tổng quát của oxit là MxOy

Trong đó: M là nguyên tố khác, hoá trị n

O luôn có hoá trị (II) trong

hợp chất

- Qui tắc hoá trị: x n = y II

Hoạt động 1: Định nghĩa

.GV: Các nhóm trả lời 2 câu hỏi trong

SGK, theo nhóm (3’) theo bảng sau:

nguyên tố

.HS: Hoàn thành bảng phụ

Ví dụ Thành phần nguyên tố CuO Cu O

CO2 C O

Fe3O4 Fe O

Những hợp chất đều có hai nguyên tố, giống nhau đều có một nguyên tố là oxi

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong

đó có một nguyên tố là oxi

.GV: Những hợp chất đều có hai nguyên

tố, có 1 nguyên tố là oxi đều là oxit

Trong công thức hoá học của oxit KHHH của oxi bao giờ cũng viết ở sau

Hoạt động 2: Công thức

.GV: Lập CTHH của một oxit cần có giả

thiết nào? Yêu cầu trả lời hai câu hỏi trong SGK - trang 89

.HS: Trong hợp chất hai nguyên tố thì

tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này, bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia

Oxit gồm hai nguyên tố, có 1 nguyên tố

là oxi

.GV: Vì oxit gồm hai nguyên tố, có 1

nguyên tố là oxi nên công thức tổng quát của oxit là MxOy Luôn đúng theo qui tắc hoá trị: n x = II y

Trong đó: M là nguyên tố khác, hoá trị n

O luôn có hoá trị (II) trong hợp chất

Trang 3

V Củng cố, luyện tập (8’)

- Oxit là gì? Tên gọi của oxit như thế nào? Có mấy loại oxit?

- Sơ đồ củng cố:

Định nghĩa

Oxit Công thức

Trang 4

Phân loại

Tên gọi

- Bài tập: Cho các oxit: CaO, MgO, SO2, CO2, Fe2O3, CuO, SO3, P2O5

a) Những chất thuộc oxit axit:

A SO2, CO2, Fe2O3, CuO B CaO, MgO, SO3, P2O5

C SO2, CO2, SO3, P2O5 D SO2, MgO, CO2, SO3

b) Những chất thuộc oxit bazơ:

A CaO CO2, Fe2O3, CuO B CaO, MgO, CuO, Fe2O3

C SO2, , P2O5 , CuO, Fe2O3 D SO2, Al2O3, CO2, SO3

( Gọi tên các oxit đó )

- Bài 5: HS làm bài tập

Công thức hoá học sai: NaO, Ca2O

GV: Kiểm tra = qui tắc hoá trị

NaO: 1 I ≠ 1 II Ca2O: 2 II ≠ 1 II

VI Hướng dẫn về nhà (1’)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 1  4 ( SGK - Trang 91)

- Đọc trước bài “ Điều chế khí oxi- Phản ứng phân huỷ ”

- Ôn lại phản ứng hoá hợp

Ngày đăng: 12/09/2018, 11:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w