1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng

133 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

Những kết quả đạt được trong thời gian qua đóng góp rất nhiều trong phát triển kinh tế xã hội thành phố, nhưng không ít yếu tố bất lợi xảy ra đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước n

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ KIM NHUNG

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng – Năm 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ KIM NHUNG

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 4

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

7 Tổng quan nghiên cứu 6

8 Kết cấu luận văn 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 10

1.1 Khái quát về khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp 10

1.1.1 Khu công nghiệp 10

1.1.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 14

1.1.3 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp 17

1.1.4 Vai trò của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp 19

1.2 Nội dung và tiêu chí thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp 20

1.2.1 Xác định nhu cầu và đối tượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 20

1.2.2 Xúc tiến, quảng bá thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…………21

1.2.3 Xây dựng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài 22

1.2.4 Cải thiện hạ tầng các Khu Công nghiệp………23

1.2.5 Cải cách thủ tục hành chính 24

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các KCN 25

1.3.1 Xu hướng vận động của FDI 25

1.3.2 Điều kiện tự nhiên 26

1.3.3 Sự ổn định chính trị - xã hội 26

Trang 5

1.4 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa

phương 28

1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 28

1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh 31

1.4.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Đà Nẵng 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 36

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng 36

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 36

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 36

2.1.3 Tình hình hoạt động của các KCN thành phố Đà Nẵng 43

2.2 Thực trạng thu hút vốn FDI vào các Khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng 44

2.2.1 Thực trạng xác định nhu cầu và đối tượng thu hút vốn đầu tư FDI vào các Khu công nghiệp 44

2.2.2 Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiến thu hút vốn FDI vào các Khu công nghiệp 47

2.2.3 Thực trạng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng 52

2.2.4 Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng các Khu Công nghiệp thành phố Đà Nẵng 59

2.2.5 Thực trạng công tác cải cách hành chính 65

2.3 Đánh giá chung về hoạt động thu hút FDI vào các Khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng 69

2.3.1 Những kết quả đạt được 69

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 79

Trang 6

3.1.1 Mục tiêu, định hướng phát triển các khu công nghiệp của thành

phố Đà Nẵng 80

3.1.2 Cơ hội và thách thức trong thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng 81

3.1.3 Mục tiêu, quan điểm thu hút FDI vào các KCN thành phố Đà Nẵng 83 3.1.4 Định hướng thu hút vốn FDI vào các KCN trong tương lai 83

3.2 Một số giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng 86

3.2.1 Hoàn thiện xác định nhu cầu và đối tượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 86

3.2.2 Hoàn thiện công tác xúc tiến, quảng bá thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 88

3.2.3 Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu Công nghiệp 91

3.2.4 Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN thành phố Đà Nẵng 92

3.2.5 Đẩy mạnh cải cách hành chính 95

3.2.6 Một sô giải pháp khác 96

3.3 Một số kiến nghị 98

3.3.1 Đối với Chính phủ 98

3.3.2 Đối với các Bộ, Ban, ngành 98

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99

KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH ( BẢN SAO )

GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (BẢN SAO)

KIỂM TRA HÌNH THỨC LUẬN VĂN

Trang 7

Ký hiệu Ý nghĩa

APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Chấu Á – Thái Bình Dương

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNHT Công nghiệp hỗ trợ

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

KCN Khu công nghiệp

KKT Khu kinh tế

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

TNC Công ty xuyên quốc gia

UNCTAD Tổ chức Hôi nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển

Trang 8

bảng Tên bảng Trang

2.1 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành phố Đà Nẵng 40

2.2 Mức đánh giá về công tác xúc tiến thu hút đầu tư FDI thành

phố vào các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 50 2.3 Giá thuê đất trong các KCN thành phố Đà Nẵng 53

2.4 Giá cho thuê đất tại một số khu công nghiệp thuộc tỉnh

2.5

Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp trên địa bàn các khu

công nghiệp về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của dự án

2.8 Mức độ đánh giá cơ sở hạ tầng trong các KCN thành phố ĐN 61

2.9 Mức độ đánh giá cơ sở hạ tầng ngoài các KCN thành phố ĐN

2.10 Một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố Đà Nẵng 64

Trang 10

hình vẽ Tên hình vẽ Trang

2.2 Thu nhập bình quân đầu người Đà Nẵng qua các năm 38 2.3 Cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng theo ngành 38 2.4 Vốn đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng phân theo quốc gia 40

2.5 Vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng 2016 phân theo ngành

2.6 Top 20 thu hút FDI 9 tháng 2017 và PCI 69

2.7 Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các Khu công nghiệp

Trang 11

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận chủ yếu của quan hệ kinh tế thế giới, là nhân tố quan trọng hàng đầu của nhiều nước nhằm

hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia phát triển và là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước nói chung, ở mỗi địa phương nói riêng Việt Nam cũng vậy, để thúc đẩy quá trình trăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cần có một nguồn vốn rất lớn để chuyển dịch cơ cấu, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng

cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật… Ngay từ giai đoạn đầu cải cách kinh tế theo chủ trương đổi mới của 30 năm về trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã là một động lực chính cho sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam FDI mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giúp Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế xã hội

Đà Nẵng là một trong những thành phố đang trên đà phát triển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp Trong những năm qua, vốn FDI ở Đà Nẵng đã góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới nâng cao năng lực quản lý

Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành

phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã định hướng

phát triển Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ

Trang 12

Các Khu Công nghiệp thành phố Đà Nẵng được hình thành từ năm 1993, đến nay, sau hơn 20 năm đã có 06 Khu Công nghiệp đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất 1.066,52ha Việc thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các Khu công nghiệp đã có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế thành phố: giải quyết việc làm, góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và cả nước, đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, thương mại Những kết quả đạt được trong thời gian qua đóng góp rất nhiều trong phát triển kinh tế xã hội thành phố, nhưng không ít yếu tố bất lợi xảy ra đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu Công nghiệp như:

Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, lao động, chi phí, thị trường,…Bên cạnh đó, tình hình thu hút vốn FDI đang có xu hướng chững lại, việc thu hút các dự án FDI đạt ở mức thấp trong thời gian qua so với cả nước Do đó cần đánh giá lại hoạt động thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tìm ra các giải pháp tăng cường, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh

tế xã hội thành phố

Nhằm đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng nói chung và các Khu Công nghiệp nói riêng, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI vào các Khu công nghiệp trong thời gian đến là

lý do tôi chọn đề tài "Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng"

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào các Khu Công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn

Trang 13

vốn FDI vào các khu công nghiệp Đà Nẵng trong thời gian đến, góp phần phát triển KT-XH của thành phố

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa cả về lý luận cơ bản và thực tiễn các vấn đề liên quan đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu Công nghiệp

- Đánh giá tình hình thu hút vốn FDI vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; chỉ ra những thành công, hạn chế trong việc thu hút vốn FDI vào các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và nguyên nhân của những hạn chế

- Đề xuất các giải pháp phù hợp để thu hút vốn FDI vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài giải quyết những câu hỏi sau:

- Nội hàm của hoạt động thu hút vốn FDI gồm những vấn đề gì?

- Thực trạng thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp tại thành phố

Đà Nẵng đang diễn ra như thế nào?

- Cần có những giải pháp gì để đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến?

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng

Phạm vi nghiên cứu

Trang 14

-Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về chính sách các hoạt động

và tình hình thu hút vốn FDI vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng

-Về không gian: nghiên cứu các chính sách, hoạt động và tình hình hoạt

động các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu cho hoạt động thu hút vốn FDI vào

các Khu Công nghiệp từ năm 2013 đến 2017; các giải pháp đề xuất đến năm

2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp: Đề thực hiện luận văn, tác giả tiến hành thu thập, sử

dụng số liệu và thông tin thứ cấp từ các nguồn: số liệu của Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, số liệu từ Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng bao gồm số lượng doanh nghiệp FDI trên địa bàn các Khu Công nghiệp, tổng số vốn đầu tư, quốc gia, lãnh thổ có dự án đầu tư, Báo cáo tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố…

Thông tin sơ cấp: Sử dụng bảng hỏi

Đối tượng điều tra: Các doanh nghiệp đầu tư FDI đang thực hiện dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn các KCN thành phố Đà Nẵng, người thực hiện việc đánh giá là đại diện doanh nghiệp hoặc cấp quản lý am hiểu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Nội dung bảng hỏi: Khảo sát các hoạt động thu hút vốn FDI vào các Khu Công nghiệp thành phố Đà Nẵng Với mức đánh giá các tiêu chí về các chính sách, hoạt động của chính quyền thành phố, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn cũng như việc thu hút FDI vào KCN trong thời gian đến

Trang 15

Địa điểm khảo sát: Địa bàn các Khu Công nghiệp thành phố Đà Nẵng

Số lượng phiếu khảo sát: Lấy mẫu khảo sat toàn diện với số phiếu phát ra: 110 phiếu/118 doanh nghiệp FDI trên địa bàn các Khu công nghiệp; số phiếu thu vào: 81 phiếu hợp lệ Kết cấu phiếu điều tra trình bày ở Phụ lục 1

5.2 Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, mô tả tổng quan về các KCN, các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào các KCN, thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào các KCN

- Phương pháp so sánh, phân tích: Dựa trên các thông tin, số liệu thu thập để so sánh, phân tích thực trạng, rút ra sự biến động qua các năm, phân tích làm rõ nguyên nhân của thực trạng và sự biến động tình hình thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp Đà Nẵng thời gian qua

- Phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã được nghiên cứu trong các chương cơ sở sở lý thuyết và chương đánh giá thực trạng để làm rõ thực trạng thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; trên cơ sở

đó, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp giải quyết vấn đề đang nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về FDI, thu hút FDI; làm rõ nội dung, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của thu hút FDI

- Phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động, kết quả thực hiện các chỉ tiêu thu hút FDI, các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI vào các khu công nghiệp Đà Nẵng thời gian qua Qua đó rút ra những thành công, hạn chế

Trang 16

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trong tương lai

Luận văn đề xuất những giải pháp, đề xuất kiến nghị để giải quyết vấn

đề về thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trong thời gian đến

7 Tổng quan nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là đầu tư phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước nhận đầu tư Vì tầm quan trọng đó

đã thu hút nhiều sự quan tâm và nghiên cứu, hoạch định chính sách để thu hút đầu tư Nhiều nghiên cứu tập trung vào các vấn đề phân tích xu hướng cũng như những ảnh hưởng, thực trạng của thu hút vốn đầu tư trên cả nước, các vùng và địa phương ở nước ta Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm thu hút

và sử dụng tốt hơn nguồn vốn FDI Một số nghiên cứu các vấn đề này trong thời gian qua như:

Sách xuất bản của các tác giả Trần Quan Lâm và cộng sự (2006), “Kinh

tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay”, NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội Các tác giả đã tập trung phân tích nguồn gốc và bản chất của kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Nguồn gốc ra đời của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tập hợp các doanh nghiệp do luồng vốn đầu tư từ các đối tác kinh tế ngoài nước vào nền kinh tế nội địa hình thành nên Đối với nước nhận đầu tư, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển Các tác giả đã đưa ra và làm rõ hơn về hình thức và đặc trưng kinh tế của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trên cơ sở khảo sát, phân tích số liệu, các tác giả đã đánh giá thực trạng, xu thế và triển vọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Đồng thời, thông qua kinh nghiệm của các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển, mở rộng và sử dụng khu vực

Trang 17

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế thị trường, định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta

PGS.TS Võ Thị Thúy Anh và cộng sự (2010), Một số giải pháp nhằm

tăng cường thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế - xã hội Đà

Nẵng, Số 1+2/2010,tr 13-18 Các tác giả đã đề cập đến tình hình thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh thế giới, khu vực, Việt Nam đang ở giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Phân tích các tác động của nguồn vốn FDI đến kinh tế thành phố, nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI ở một số thành phố, quốc gia, từ đó đưa ra khuyến nghị một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến

Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2013), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam: Lý luận và Thực tiễn”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Cuốn sách này

tiếp tục bổ sung, phát triển các kết quả nghiên cứu đã có, phân tích có hệ thống cập nhập các vấn đề lý luận và thực tiễn của FDI ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Cuốn sách tập trung phân tích các luận cứ khoa học và làm rõ thực trạng các chính sách cũng như kết quả hoạt động FDI ở Việt nam trong hơn 20 năm qua, từ đó đưa ra một số gợi ý điều chỉnh chính sách, biện pháp điều tiết các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam

Phạm Ngọc Tuấn (2015), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế

trọng điểm Miền Trung, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia

Hà Nội, Trong luận án, tác giả tập trung làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn

về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận án nêu ra những đánh giá đầy đủ về hoạt động FDI ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung thời gian qua, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đưa ra phương hướng và đề xuất hệ thống giải pháp khả thi để đẩy mạnh FDI là vấn đề mang tính cấp

Trang 18

bách nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung trong thời gian đến

Các công trình nghiên cứu này đã đề cập khá sâu về đầu tư trực tiếp nước ngoài, nêu lên được những khía cạnh khác nhau về môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, việc phân tích ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế chưa được rõ nét, việc nghiên cứu hầu hết ở tầm vĩ mô Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng là một trong những môi trường thu hút các nguồn vốn FDI qua các dự án nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia, vấn đề này chưa được đề cập nhiều, đồng thời cũng chưa có nghiên cứu đi sâu vào thực tiễn trong các khu công nghiệp, khu kinh tế để nhận định các vấn đề

Một số nghiên cứu đề cập đến sự phát triển và đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất như:

Tác giả Nguyễn Chơn Trung và cộng sự (2014), “Phát triển các Khu

công nghiệp, Khu Chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,

NXB Chính trị quốc gia Tác giả đã nghiên cứu, trình bày một số vấn đề về phát triển các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất; phân tích thực trạng phát triển Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất ở các tỉnh phía Nam, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất

Nguyễn Mạnh Đức và cộng sự (2000), “Hướng dẫn đầu tư vào các khu

công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam”, NXB Thống kê

Các tác giả đã làm rõ một số lý luận về KCN, trên cơ sở tổng quan về tình hình phát triển các KCN, tác giả nêu ra các nội dung về các thủ tục hướng dẫn đầu tư vào các KCN nói chung Tuy nhiên, các tác giả chỉ trình bày những vấn đề cơ bản mà chưa đi sâu vào việc thu hút đầu tư vào các KCN, khu công nghệ cao

Trang 19

Nguyễn Thu Hương (2014), “Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm

phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học

Kinh tế Quốc dân Luận án phân tích quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, nghiên cứu các tác động của hoạt động xúc tiến đầu tư đến việc thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp Việt Nam nói chung, từ việc phân tích và nghiên cứu định hướng phát triển của các khu công nghiệp, tác giả đưa

ra các giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam nói chung Nhiều nghiên cứu bàn về lĩnh vực thu hút đầu tư, nhưng đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp việc đề cập chủ yếu tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam Đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Đà Nẵng nói riêng, đã có một số nghiên cứu tập trung vào vấn đề này nhưng trên phạm vi thành phố Việc tập trung vào vấn đề thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn chưa có nghiên cứu nào Trong khi Đà Nẵng đang là địa phương đang được quan tâm về phát triển kinh tế - xã hội, là thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và nhất là thực hiện định hướng “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư” được đặt ra trong thời gian đến

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương

Chương I: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp

Chương II: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng

Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng

Trang 20

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 Khái quát về khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp

1.1.1 Khu công nghiệp

a Khái niệm

Nghị định số 192-1994/NĐ-CP được Chính phủ thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1994 thì Khu công nghiệp được hiểu là KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống

Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Chính phủ thông qua ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về KCN, KCX và KKT thì khái niệm về khu công nghiệp

được hiểu như sau: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công

nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ” 24]

b Vai trò của Khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội

Các Khu Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, việc hình thành các Khu Công nghiệp đã tạo ra được cơ hội phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn bởi có thể kết hợp và học tập được những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý doanh nghiệp, đồng thời tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển

- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế

Trang 21

KCN là nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại và thu hút các nhà đầu tư cùng đầu tư trên một vùng không gian lãnh thổ do vậy

đó là nơi tập trung và kết hợp sức mạnh nguồn vốn trong và ngoài nước; giúp cho việc tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho phát triển kinh tế xã hội, là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu

tư trong nước và là giải pháp hữu hiệu để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Việc khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào KCN bằng nhiều hình thức, đa dạng sẽ thu hút được một nguồn vốn lớn trong nước tham gia đầu tư vào các KCN Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước tham gia xây dựng hạ tầng KCN và đầu tư sản xuất trong KCN sẽ tạo sự tin tưởng và là động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN Thực tế trong thời gian vừa qua, các KCN đã thu hút được khá nhiều các nguồn vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng

- Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách

Sự phát triển các KCN có tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu Hàng hóa sản xuất ra từ các KCN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu của địa phương và của cả nước Khi các KCN mới bắt đầu đi vào hoạt động, lúc này nguồn thu ngoại tệ của các KCN chưa đảm bảo vì các doanh nghiệp phải dùng số ngoại tệ thu được để nhập khẩu công nghệ, dây chuyền, máy móc thiết bị … nhưng cái lợi thu được là nhập khẩu nhưng không mất ngoại tệ Khi các doanh nghiệp đi vào sản xuất ổn định, có hiệu quả thì lúc đó nguồn thu ngoại tệ bắt đầu tăng lên nhờ hoạt động xuất khẩu của các doanh

Trang 22

nghiệp KCN Ngoài ra, các KCN cũng đóng góp đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và đóng góp cho nguồn thu của quốc gia

- Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại

và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước

Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước trên thế giới cho thấy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến của các nước đi trước là một trong những bí quyết để phát triển và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa Cùng với sự hoạt động của các KCN một lượng không nhỏ các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất đồng bộ, kỹ năng quản lý hiện đại…đã được chuyển giao và áp dụng thành công trong các ngành công nghiệp Việc chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tới các doanh nghiệp trong nước đã góp phần thúc đẩy vào việc tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong các ngành công nghiệp KCN thúc đẩy sự phát triển năng lực khoa học công nghệ góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất, kinh doanh mới… giúp cho nền kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế và phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của quốc gia

KCN là nơi tập trung hóa sản xuất cao và từ việc được tổ chức sản xuất khoa học, trang bị công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các doanh nghiệp FDI, các cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc tại các KCN sẽ được đào tạo và đào tạo lại về kinh nghiệm quản lý, phưong pháp làm việc với công nghệ hiện đại, tác phong công nghiệp …

- Tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực Xây dựng và phát triển KCN đã thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc tại các KCN và đã có tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư đồng thời góp phần làm giảm

Trang 23

các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên Phát triển KCN góp phần quan trọng trong việc phân công lại lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời thúc đẩy

sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ và hàm lượng chất xám cao Quan hệ cung cầu lao động diễn ra ở thị trường này diễn ra gay gắt chính là động lực thúc đẩy người sử dụng lao động, người lao động phải rèn luyện và không ngừng học tập, nâng cao trình độ tay nghề

- Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới

Cùng với quá trình hình thành và phát triển KCN, kết cấu hạ tầng của các KCN được hoàn thiện; kích thích phát triển kinh tế địa phương thông qua việc cải thiện các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực, gia tăng nhu cầu về các dịch vụ phụ trợ, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các

cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong khu vực; rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

+ Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực;

+ Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ… các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí…;

Trang 24

+ Phát triển KCN là hạt nhân hình thành đô thị mới, mang lại văn minh

đô thị góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho khu vực rộng lớn được đô thị hóa

- Phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Do vậy để một doanh nghiệp đơn lẻ xây dựng các công trình xử lý chất thải rất tốn kém, khó có thể đảm bảo được chất lượng nhất là trong điều kiện hiện nay ở nước

ta phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ KCN là nơi tập trung số lượng lớn nhà máy công nghiệp, do vậy có điều kiện đầu tư tập trung trong việc quản lý, kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường Chính vì vậy việc xây dựng các KCN là tạo thuận lợi để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành, khu dân cư đông đúc, hạn chế một phần mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện môi trường theo hướng thân thiện với môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững

1.1.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động

Theo Luật đầu tư (2005) được Quốc hội khóa XI thông qua ngày

29/11/2005 thì “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện

các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp” 13

Trang 25

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ký hiệu thông thường là FDI – Foreign Direct Investerment) ngày nay đã trở thành hình thức đầu tư phổ biến và đã được định nghĩa bởi các tổ chức kinh tế quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được hiểu là một khoản đầu tư với những quan hệ, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó

Hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD cũng đưa

ra một khái niệm về FDI Theo đó, nguồn vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI

Luật đầu tư (2005) của Việt Nam cũng có định nghĩa về FDI như sau: Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào

để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam [13]

Như vậy, FDI xét theo định nghĩa pháp lý của Việt Nam, là hoạt động bỏ vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với điều kiện họ phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực

tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức chủ

đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án

Trang 26

nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn” 27

Vốn trong khái niệm này có thể bao gồm cả tiền và bất kể tài sản nào Theo thông lệ quốc tế tài sản có thể hiểu là tài sản hữu hình (máy móc, thiết

bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị…), tài sản vô hình (quyề sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính(cố phần, cổ phiếu, giấy ghi nợ…)

b Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Mục đích đầu tư hàng đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận thu về cho nhà đầu tư

Hoạt động FDI diễn ra khi thị trường đầu tư có thể mang lợi nhuận, nghĩa là có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và chi phí giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư FDI chủ yếu là hình thức đầu tư do các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính

họ nên thường được khảo sát, tính toán rất kỹ trước khi có quyết định đầu tư Đối với nước nhận đầu tư cần xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh và chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư

- FDI gắn liền với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia

FDI không chỉ là việc di chyển vốn đầu tư mà còn bao gồm cả các hoạt động chuyển giao công nghệ Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản

lý Do gắn liền với việc di chuyển tài sản (bao gồm cả hữu hình và cô hình) nên các nước tiếp nhận đầu tư cần có cơ chế, chính sách để bảo vệ quyền lợi

và lợi ích hợp pháo của chủ đầu tư FDI đối với từng loại tài sản

- Chủ sở hữu cùng giữ quyền sử dụng với vốn đầu tư

Trang 27

Đây là một đặc điểm phân biệt FDI với các hình thức đầu tư khác FDI kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về kinh tế, chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho cả nền kinh tế Các chủ đầu tư phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài sẽ tự quyết định lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu

tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ

tự đưa ra những quyết định có lợi cho mình nhất

- FDI chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia thực hiện

Các công ty xuyên quốc gia (TNC) được xem là các nhà đầu tư FDI vững mạnh nhất nhờ có hệ thống chi nhánh hoạt động ở nước ngoài, tiềm lực lớn về vốn, công nghệ và năng lực quản trị kinh doanh, phân phối trên toàn cầu Xét về mặt lịch sử, ban đầu FDI do các TNC của các nước công nghiệp phát triển đầu tư vào các nước thuộc địa hay nước đang phát triển nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lớn Sau đó, xuất hiện FDI giữa các nước phát triển với nhau và tiếp đó là dòng FDI từ các nước đang phát triển ra nước ngoài, kể cả sang các nước đang phát triển

1.1.3 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp

Thu hút là tạo ấn tượng mạnh mẽ để các tổ chức, cá nhân quan tâm và dồn sự chú ý vào đối tượng cần thu hút

Thuật ngữ thu hút trong lĩnh vực này được hiểu là tập hợp các hành động, chính sách của chính quyền một nước, địa phương nhằm gia tăng sự hấp dẫn của một điểm đầu tư, kích thích nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định bỏ vốn đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương,

Trang 28

quốc gia, được biểu hiện thông qua số lượng, giá trị giao dịch của hợp đồng FDI đăng ký, thực hiện trong một thời kỳ nhất định

Với quan niệm này, nếu xét trên khía cạnh nội dung công việc, thu hút FDI bao gồm các công việc như: hoạch định, tổ chức, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chính sách thu hút FDI của chính quyền nước chủ nhà Nếu xét trên khía cạnh nội dung công việc, thu hút FDI bao gồm các công việc như: xúc tiến đầu tư, cải tiến môi trường và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng Với các tiếp cận này, các nhà đầu tư nghiên cứu, hoạch định thường tiến hành đánh giá, so sánh chính sách thu hút FDI của quốc gia, địa phương mình so với các quốc gia, địa phương khác để điều chỉnh chính sách, tạo ta các lợi thế cạnh tranh nhằm gia tăng dòng vốn đầu tư từ phía nước chủ nhà mà không quan tâm đến dự định, hành vi mà các yếu tố ảnh hưởng đến dự định hành vi ra quyết định địa điểm của nhà đầu tư nước ngoài nên có thể việc điều chỉnh chính sách sẽ không hiệu quả bởi theo các chuyên gia, quyết định địa điểm FDI được đưa ra từ nhận thức của nhóm nhỏ quản lý cao cấp, không phải là công thức khoa học

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp là việc

áp dụng các biện pháp, chính sách để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp về lợi thế môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi,

hỗ trợ,… để các nhà đầu tư nước ngoài ra quyết định bỏ vốn đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, phù hợp với lợi ích chung của nhà đầu tư và địa phương tiếp nhận Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp phải đảm bảo định hướng phát triển các khu công nghiệp và của địa phương đó

Trang 29

1.1.4 Vai trò của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp

- Góp phần đáng kể trong công tác huy động vốn, đóng góp tăng trưởng kinh tế địa phương

FDI trong các khu công nghiệp là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư phát triển và đóng góp rất lớn vào GDP của địa phương Thu hút FDI vào khu công nghiệp là dùng vốn nước ngoài đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại địa phương nơi phát triển các khu công nghiệp Không chỉ dừng ở dòng vốn trực tiếp được đưa vào mà nguồn vốn FDI này còn khơi dậy,

sử dụng các nguồn lực địa phương, kéo theo các hoạt động các doanh nghiệp trong nước như xây dựng, vận tải, dịch vụ, các ngành sản xuất sản phẩm cung ứng khác…

- Nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu

Hoạt động đầu tư nước ngoài đầu tư và sản xuất những mặt hàng mà nước tiếp nhận trước đây chưa có khả năng sản xuất, hoặc sản xuất các mặt hàng có sự thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, điều này góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp của địa phương

FDI được coi là động lực thúc đẩy xuất khẩu vì có sự khác biệt đáng kể yếu tố nguồn lực giữa nước đầu tư và nước chủ nhà Các nước đầu tư dồi dào vốn xuất khẩu sản phẩm thông dụng vốn cho công ty con ở nước chủ nhà dồi dào lao động để gia công, chế biến hàng hóa cuối cùng Ngay từ khi triển khai

dự án, phần lớn các doanh nghiệp FDI đã có đủ nguồn vốn, có thị trường đầu

ra trên quy mô toàn thế giới, có kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, trong khi

đó các doanh nghiệp trong nước chưa được hỗ trợ về chính sách, thiếu vốn, và năng lực xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu còn hạn chế Bên cạnh đó, sự tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng trên là tư các chính sách thu hút và khuyến khích doanh nghiệp FDI hướng về xuất khẩu

Trang 30

- Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn có một mục đích là phải hạ thấp chi phí sản xuất, tận dụng các nguồn lực với giá thấp Vì thế các doanh nghiệp FDI thường sử dụng nhiều lao động ở địa phương Thu nhập của một

bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương

- Đóng góp vào ngân sách địa phương

Các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả, việc đóng góp vào ngân sách địa phương khá đáng kể và ngày càng tăng

- Tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ

Nhờ FDI, người lao động có thể tiếp cận, học hỏi, đúc kết được nhiều kinh nghiệm về quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, nâng cao tay nghề, tiếp cận với kỹ năng, công nghệ tiên tiến ngay tại doanh nghiệp hay gửi đi đào tạo

ở nước ngoài

Việc tham gia trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp FDI, từng bước hình thành đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề cao, tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, có tác phong công nghiệp hiện đại, kỷ luật lao động tốt, học hỏi phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến

1.2 Nội dung và tiêu chí thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp

1.2.1 Xác định nhu cầu và đối tượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nhu cầu thu hút vốn FDI là những mong muốn của một nước, một địa phương đối với việc hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư nước ngoài rót vốn đầu vào một nước, địa phương đó trên cơ sở đáp ứng những kế hoạch, hoạch định thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội… Xác định nhu cầu thu hút vốn tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quan

Trang 31

trọng và đầu tiên để thực hiện chiến lược đề ra trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của, một nước, địa phương Việc xác định các nhu cầu tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế -xã hội, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đồng thời căn cứ vào mục tiêu, định hướng thu hút nguồn vốn FDI của một nước hoặc địa phương với các mặt như: lĩnh vực ngành nghề thu hút đầu tư, quy mô vốn đầu tư, địa bàn thu hút để thu hút đầu tư, hoặc các yếu tố có thể đáp ứng yêu cầu việc thực hiện thu hút đầu tư…

Đối tượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là các nhà đầu tư từ các quốc gia, các tập đoàn xuyên quốc gia mà địa phương hướng đến để tạo

ấn tượng, gia tăng tính hấp dẫn, kích thích nhà đầu tư bỏ vốn để đầu Xác định đối tượng thu hút đầu tư nước ngoài ngoài việc dựa trên nhu cầu, định hướng trong việc thu hút FDI vào các ngành nghề, lĩnh vực thì cần phải nắm bắt được các xu hướng của dòng vốn FDI trên thế giới

Xác định được nhu cầu và đối tượng trong công tác thu hút vốn FDI vào các KCN là cơ sở phát huy có hiệu quả, ổn định đối với định hướng quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp nói riêng và địa phương nói chung, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo tính bền vững trong việc phát triển công nghiệp Xác định các nhu cầu thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài với các lĩnh vực ngành nghề, cơ cấu phát triển của địa phương đồng thời phải đảm bảo theo các tiêu chí đặt ra như tăng số lượng dự

án vốn đầu tư, tăng quy mô vốn đầu tư của từng dự án, tăng đóng góp của vốn FDI đến phát triển kinh tế xã hội

1.2.2 Xúc tiến, quảng bá thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Xúc tiến đầu tư thu hút vốn đầu tư nước ngoài là những hoạt động kinh

tế - xã hội nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân ngoài nước đến để đầu

Trang 32

tư Hoạt động xúc tiến đầu tư đầu tư là hoạt động marketing trong thu hút đầu

tư mà kết quả của hoạt động này chính là nguồn vốn thu hút được

Trong xúc tiến đầu tư, xây dựng hình ảnh là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi tiến hành các hoạt động tạo ra cơ hội đầu tư hiệu quả Các trung tâm xúc tiến đầu tư và lãnh đạo địa phương, Ban Quản lý các khu công nghiệp phải luôn xây dựng hình ảnh để nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về địa phương mình thông qua việc truyền tải những thông tin tốt, cơ bản của địa phương, của khu công nghiệp tới các nhà đầu tư

Công tác xúc tiến, quảng bá thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đánh giá với các nội dung như: Mức độ thông tin về nhu cầu thu hút đầu tư FDI của thành phố, khả năng tiếp cận, tìm hiểu thông tin môi trường đầu tư vào KCN, khả năng tiếp cận với các diễn đàn đầu tư, hội thảo thu hút đầu tư trong giai đoạn trước khi cấp phép đầu tư; tính nhất quán thông tin được cung cấp, sự phối hợp của các ban, ngành trong quá trình cấp phép đầu tư; sự hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp sau cấp phép…

1.2.3 Xây dựng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách hỗ trợ đầu tư: Là việc đưa ra và thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của địa phương đối với các nhà đầu tư Những hỗ trợ này có thể là

hỗ trợ trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, hỗ trợ trong lập hồ

sơ dự án và xin phép đầu tư; hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án,… Các chính sách ưu đãi đầu tư bao gồm nhiều loại như: Chính sách ưu đãi về thuế, chính sách ưu đãi về sử dụng đất, chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, chính sách hỗ trợ về lao động, … nhằm giúp nhà đầu tư tăng tỷ suất lợi nhuận và giảm chi phí, hạn chế được rủi ro khi đầu tư vào một địa phương hoặc một quốc gia Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài đều là một dạng chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại, được ban hành

Trang 33

nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để tận dụng các nguồn lực địa phương như đất đai, tài nguyên, lao động phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Chính sách ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp là một trong trong những công cụ có vai trò “đòn bẩy” hay là “chất xúc tác” trong việc tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và hướng đến đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương Đây là quá trình thúc đẩy, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, nhanh chóng hình thành và triển khai dự án một cách thuận lợi

Việc đánh giá đối với các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư nước ngoài dựa trên các tiêu chí: giá thuê đất trong KCN, chính sách về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: tổ chức đối thoại doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; phối hợp của các cơ quan chức năng trogn xử lý các tình huống nảy sinh tại doanh nghiệp trong KCN…

1.2.4 Cải thiện hạ tầng các Khu Công nghiệp

Chất lượng của cơ sở hạ tầng và công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào một địa phương, một quốc gia Là một nhân tố tạo nên sự hấp dẫn với FDI Ngoài cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp đảm bảo thì cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh bao gồm cả đường

bộ, đường sắt, hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông thể hiện ở các mức độ đảm bảo tính bền vững, chất lượng và thuận tiện để thực hiện các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh

Thực tế, địa phương hay quốc gia mà cơ sở hạ tầng yếu kém rất khó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khi đã không thu hút được đầu tư nước ngoài thì khả năng tạo cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế Chính vì vậy, việc đầu tư phát

Trang 34

triển cơ sở hạ tầng và cải thiện cơ sở hạ tầng là điều tất yếu để nhà đầu tư quan sát và đưa ra quyết định đầu tư, và đảm bảo mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư để gia tăng quy mô đầu tư, định hướng phát triển đầu tư lâu dài

Cải thiện hạ tầng các KCN trên cơ sở đánh giá hiệu quả và chất lượng tổng thể các các dịch vụ về cơ sở hạ tầng kể cả trong KCN và ngoài KCN: Cảnh quan , giao thông, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống điện nước, công trình thiết chế văn hóa trong KCN; đối với cơ sở hạ tầng ngoài KCN cần đánh giá như đường giao thông và các hệ thống vận tải Cảng, sân bay, đường sắt…

1.2.5 Cải cách thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định về giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức

Cải cách thủ tục hành chính là việc điều chỉnh trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ…giải quyết công việc liên quan đến công tác hành chính và phải hoàn tất trong một thời gian cụ thể, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp là một trong những yếu tố gây phiền hà, trở thành rào cản làm giảm khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào một địa phương

Thủ tục hành chính của nước ta còn nhiều bất cập, hình thức còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, không rõ ràng về trách nhiệm, thiếu công khai, minh bạch, luật pháp còn nhiều bất cập, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài ít am hiểu

về luật pháp Việt Nam, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác giữa nước ta với nước ngoài; trì trệ trong giải quyết công việc, gây ra tệ cửa quyền, là nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí phát sinh… Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính nói chung và cải cách hành chính nói chung là yêu cầu cần phải thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo niềm tin đối với các nhà đầu

tư nước ngoài

Trang 35

Việc đánh giá công tác thực hiện thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện đầu tư vào các Khu Công nghiệp dựa vào các tiêu chí: tính công khai, minh bạch

về thông tin, phí, lệ phí; mức độ tiếp nhận và thời gian giải quyết quy trình, thủ tục; sự chuyên nghiệp và thái độ hỗ trợ của cán bộ đối với nhà đầu tư…

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các KCN

1.3.1 Xu hướng vận động của FDI

Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, vốn FDI đã phát triển nhanh và trở thành một hình thức quan trọng trong hoạt động đầu tư của các quốc gia trên thế giới Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh

tế tác động đến sự phát triển của tất cả các nước, thì Việt Nam mở cửa thu hút FDI là một đòi hỏi cấp thiết để tăng cường tiềm lực kinh tế, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và quản lý, góp phần mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, cần phát huy những lợi thế của nước ta như: chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển, môi trường đầu tư đang được cải thiện, các yếu tố đầu vào sản xuất rẻ…

Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau ngày càng cao Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa làm cho nguồn vốn FDI ngày càng mở rộng và gia tăng, nhưng đồng thời nhu cầu thu hút sử dụng FDI ở tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển cũng ngày càng lớn, dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn này Các nước nhận FDI, đặc biệt

là các nước vừa phục hồi sau khủng hoảng, các nền kinh tế đang chuyển đổi

và các nước đang phát triển khác có xu hướng tập trung nỗ lực đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, mở cửa rộng hơn, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi, kích thích tiêu dùng nội địa, dỡ bỏ những “rào cản” trong các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực nhạy cảm như bảo hiểm, viễn thông, năng lượng… nhằm thu hút, “lôi kéo” FDI Trong

Trang 36

bối cảnh đó, nước ta cần có chiến lược thu hút đầu tư và sử dụng FDI , chiến lược ấy phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

1.3.2 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi là một trong những nhân tố góp phần để địa phương phát triền kinh tế xã hội Những địa phương biết phát huy những lợi thế vị trí địa lý từng vùng kinh tế sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn FDI Phát huy lợi thế vị trí địa lý bằng việc hiện đại hóa hệ thống cảng biển, càng hàng không làm giảm và tạo các tiện ích cho các nhà đầu tư sẽ tạo

ra sức hấp dẫn tối đa vốn FDI

Với tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng cho phép phát triển kinh tế tại địa phương đó theo hướng đa ngành và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc qia và quốc tế Địa phương có tài nguyên thiên nhiên phong phú, gần nguồn nguyên liệu sẽ làm cho chi phí sản xuất trở nên rẻ hơn, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn

1.3.3 Sự ổn định chính trị - xã hội

Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là FDI Tình hình chính trị không ổn định thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi Hậu quả

là lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài bị giảm sút Hơn nữa, khi tình hình chính trị, xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư Do đó, hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp

1.3.4 Tình hình phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài Để thu hút được FDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác Sự an toàn đòi

Trang 37

hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ

mô ổn định mới có điều kiện sử dụng tốt nguồn vốn FDI

Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: Chống lạm phát và ổn định tiền tệ Tiêu chí này được thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ như: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở, đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sahs hoặc giữ cho ngân sách cân bằng

1.3.5 Khung pháp lý về thu hút FDI vào các khu công nghiệp

Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và

hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài Vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm:

- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tư nhân được pháp luật đảm bảo;

- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài;

- Quy định vè thuế, giá , thời hạn thuê đất,… bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận Nếu các quy định pháp

lý đảm bảo an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa khi hoạt động đầu tư không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao

Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư

Trang 38

1.3.6 Ngành công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ là nền tảng phát triển cho các ngành công nghiệp khác Ngành công nghiệp hỗ trợ được xem như một trong những nhân tố then chốt giúp phát triển nền kinh tế quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu Đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng vừa rộng vừa thâm sâu; tăng sức cạnh tranh trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước; góp phần tạo vông ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa trên các địa bàn sản xuất của doanh nghiệp và khu vực lân cận

1.4 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương

1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Hiện nay, Bình Dương là một trong những địa bàn thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất cả nước với hơn 64 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Tính đến 12/2017, Bình Dương thu hút 3.037 dự án với tổng vốn đăng ký ước tính đạt 28,473 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, đầu tư vào các KCN là 1.878 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 19,524 tỷ USD, chiếm 68,5% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong toàn tỉnh

Công tác thu hút đầu tư nước ngoài gắn liền với việc hình thành các khu công nghiệp ở Bình Dương đã làm gia tăng đáng kể năng lực sản xuất của các huyện thị, từ đó làm thay đổi bộ mặt kinh tế của toàn tỉnh, góp phần cải tạo cơ cấu kinh tế tỉnh thông qua việc giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Đến nay, Ban Quản lý được giao quản lý 24 Khu Công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 7.1189,15 ha; việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đã đạt được một số kết quả thông qua nhiều

Trang 39

đợt xúc tiến đầu tư nước ngoài Việc xúc tiến đầu tư đã được xây dựng và điều chính theo hướng tập trung, có trọng điểm ở các thị trường khác nhau như Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Đài Loan nhằm kêu gọi đầu tư vào các dự án sản xuất trong các khu công nghiệp tập trung vào điện, điện tử, cơ khí chính xác và những dự án có hàm lượng công nghệ cao theo định hướng thu hút đầu

tư của tỉnh

Quy mô dự án: Qua các thời kỳ, quy mô dự án FDI có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà FDI đối với môi trường đầu tư tỉnh Bình Dương Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các giai đoạn Đến nay, dự án FDI tại các KCN lớn nhất là KUMHO TIRE (VIETNAM) CO., LTD vốn đầu tư là 3348.193.000USSD, nhỏ nhất là ALCO-MA (VIETNAM) CO., LTD với tổng vốn đầu tư là 100.000 USD

Theo đối tác đầu tư vào các KCN: Có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu

tư tại các KCN tỉnh Bình Dương Trong đó, các nước Châu Á chiếm 74% tổng vốn đăng ký, khối ASEAN chiếm 11%, các nước Châu âu chiếm 10%, các nước Châu Mỹ chiếm 4%, còn lại 12% thuộc các vùng lãnh thổ…

Tỉnh vận dụng cơ chế thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhiều công trình giao thông chủ yếu của tỉnh, giao thông bên trong các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo thành mạng lướng giao thông kết nối với các huyện, thị trong tình và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, làm cho vốn của Nhà nước cuốn hút nhiều nguồn vốn của xã hội và đầu tư, song song với đó, lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, chủ động giải quyết vướng mắc, khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc đăng ký thành lập và triển khai dự án sản xuất, kinh doanh, kịp thời uốn nắn, củng cố, tìm cách cải thiện môi trường đẩu tư, tạo môi trường đầu tư để các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh

Trang 40

doanh trên địa bàn Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn đã kéo theo bộ mặt hạ tầng công nghiệp thay đổi nhanh chóng, từ một tỉnh có kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, đến nay Bình Dương đã quy hoạch được những khu công nghiệp bài bản làm đòn bẩy thu hút đầu tư

Qua các năm, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Dương

đã liên tục tăng vốn cho các dự án đang hoạt động Nguyên nhân từ các doanh nghiệp đều tin tưởng vào môi trường đầu tư của Bình Dương Chính quyền từ tỉnh đến địa phương luôn đồng hành với các doanh nghiệp trong những lúc khó khăn nhất giúp họ vững tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Gắn quy hoạch phát triển các KCNvới phát triển các lĩnh vực hỗ trợ đầu

tư như: Đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp nhà ở, thỏa mãn nhu cầu về văn hóa, chăm sóc y tế, giáo dục, vui chơi giải trí khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp tập trung

Xây dựng danh mục các ngành nghề khuyến khích đầu tư, hạn chế những dự án gây ô nhiễm môi trường, dự án sử dụng nhiều lao động ở các trung tâm đô thị, tạo điều kiện và thu hút đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề mũi nhọn có tính cạnh tranh, có trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng chất xám giá trị gia tăng cao

Cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, an toàn và tin cậy lẫn nhau Đảm bảo các giấy tời liên qua phải đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch

Thành lập tại các khu công nghiệp các đơn vị hỗ trợ như: Hải quan, công

an, ngân hàng, bưu điện, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác phục vụ nhanh tại chỗ mọi nhu cầu của các doanh nghiệp

Thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức xúc tiến tiếp thị đầu tư, đặc biệt là các đối tác có công nghệ hiện đại, tiến tiến, các tập đoàn xuyên quốc gia Hình thành nhiều loại hình xúc tiến đầu tư đa dạng và hiệu quả

Ngày đăng: 12/09/2018, 09:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Vũ Thành Tự Anh (2006), Xé rào ưu đãi đầu tư, Tạp chí thời báo Kinh tế Sài Gòn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xé rào ưu đãi đầu tư", Tạp chí thời báo Kinh tế Sài Gòn
Tác giả: Vũ Thành Tự Anh
Năm: 2006
[2] Võ Thị Thúy Anh, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Việt Quốc (2010), Một số giải pháp nhằm tưng cường thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Số 1+2/2010,tr. 13-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm tưng cường thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Võ Thị Thúy Anh, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Việt Quốc
Năm: 2010
[3] Nguyễn Ngọc Anh (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Luận án Tiến sĩ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Năm: 2014
[5] Vương Thị Thảo Bình và cộng sự (2016), Xúc tiến đầu tư tại chỗ: Giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút FDI ở Nghệ An, Tạp chí Khoa học-Công nghệ Nghệ An (2-2016), tr51-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Xúc tiến đầu tư tại chỗ: Giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút FDI ở Nghệ An
Tác giả: Vương Thị Thảo Bình và cộng sự
Năm: 2016
[7] Trần Thị Quý Chinh (2015), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
Tác giả: Trần Thị Quý Chinh
Năm: 2015
[8] Phạm Thanh Khiết (2007), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp
Tác giả: Phạm Thanh Khiết
Năm: 2007
[9] Trần Quan Lâm, An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Trần Quan Lâm, An Như Hải
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
[10] Phạm Thị Minh Lý và cộng sự (2014), Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (14-2014), tr 47-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Tác giả: Phạm Thị Minh Lý và cộng sự
Năm: 2014
[11] Nguyễn Bạch Nguyệt (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế đầu tư
Tác giả: Nguyễn Bạch Nguyệt
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2007
[15] Phan Văn Tâm (2006), Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng – thực trạng và giải pháp, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng – thực trạng và giải pháp
Tác giả: Phan Văn Tâm
Năm: 2006
[16] Trương Bá Thanh và cộng sự (2014), Quan điểm thể chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự vận dụng ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, Tạp chí Khoa học kinh tế, (1.2018), tr 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm thể chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự vận dụng ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung
Tác giả: Trương Bá Thanh và cộng sự
Năm: 2014
[17] Khổng Văn Thắng (2017), Thực trạng phát triển khu công nghiệp Bắc Ninh trong những năm gần đây, Tạp chí Thống kê và cuộc sống (2- 2017), tr37-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng phát triển khu công nghiệp Bắc Ninh trong những năm gần đây
Tác giả: Khổng Văn Thắng
Năm: 2017
[18] Nguyễn Quỳnh Thơ (2017),Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ),Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Quỳnh Thơ
Năm: 2017
[20] Nguyễn Chơn Trung và Trương Giang Long (2014), Phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Nguyễn Chơn Trung và Trương Giang Long
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2014
[21] Phạm Ngọc Tuấn (2015), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung
Tác giả: Phạm Ngọc Tuấn
Năm: 2015
[23] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2016), Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020.Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020
Tác giả: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
Năm: 2016
[6] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Khác
[12] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo PCI năm 2016, 2017 Khác
[19] Võ Thanh Thu (Chủ nhiệm đề tài) (2005), Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong những điều kiện hiện nay Khác
[22] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2016), Quy định chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Đà Nẵng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w