Những vấn đề đạo lý được đem ra bàn bạc là những bài học, những lời khuyên về thái độ sống, cách ứng xử mang tính nhân văn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội: - Đó là những mối qu
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Những sai lầm thường gặp và cách khắc phục
IV Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
116810
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
2727272833CHUYÊN ĐỀ SỬ THI
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
36364040CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN THUYẾT
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
44444648CHUYÊN ĐỀ TRUYỆN CỔ TÍCH
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
51515356CHUYÊN ĐỀ TRUYỆN CƯỜI
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
61616263CHUYÊN ĐỀ CA DAO
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
66667176
PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC SỬ
BÀI 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT
THẾ KỶ XIX
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
8080
80808182BÀI 2: TÁC GIA - NGUYỄN DU
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
85858687CHUYÊN ĐỀ THƠ CA TRUNG ĐẠI
BÀI 1: TỎ LÒNG – Phạm Ngũ Lão
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
8989898990BÀI 2: CẢNH NGÀY HÈ – Nguyễn Trãi
Trang 2Tên chuyên đề Trang
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
9494BÀI 3: NHÀN – Nguyễn Bỉnh Khiêm
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
979798100BÀI 4: ĐỘC TIỂU THANH KÍ – Nguyễn Du
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
104104105105BÀI 5: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG- Trương Hán Siêu
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
108108109109BÀI 6: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ – Nguyễn Trãi
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
114114115116BÀI 7: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ - Đặng Trần Côn
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
120120121122BÀI 8: TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
125125126126BÀI 9: CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
129129129130CHUYÊN ĐỀ VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI
BÀI 1: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA -Thân Nhân Trung
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
132132132132133BÀI 2: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN – Nguyễn Dữ
I Kiến thức cơ bản
II Kiến thưc nâng cao
III Một số đề luyện tập và hướng dẫn giải
137137138138
Phần I: CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘII.KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1 Nghị luận xã hội là gì?
Trang 3- Là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệcủa con người trong đời sống xã hội Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác độngtích cực đến con người và ngững mối quan hệ giữa người với người trong xã hội.
2 Yêu cầu chung đối với một bài văn nghị luận xã hội.
- Đảm bảo kĩ năng nghị luận xã hội nói chung, tập trung làm sáng tỏ luận đề, có ýthức triển khai thành các luận điểm chặt chẽ, nhất quán, dẫn chứng xác đáng, sinh động,thuyết phục
- Đưa ra được một quan điểm, một ý tưởng sâu sắc thấu đáo về một vấn đề xã hộiđược nêu ra trong đề bài Học sinh thể hiện được cách lập luận chặt chẽ, khoa học, sắc sảo,biết cách sử dụng dẫn chứng phù hợp, xác đáng
- Phải có một vốn kiến thức hiểu biết nhất định về xã hội như: những vấn đề xã hộiđang quan tâm, những quan sát, thể nghiệm trong đời sống Điều này, học sinh có thể thunhận được qua những nguồn tư liệu gần gũi dễ kiếm tìm như:
+ Sách tham khảo hướng dẫn làm văn NLXH
+ Sách Tuyển tập đề bài và bài văn theo hướng mở
+ Báo chí: Hoa học trò, văn học và tuổi trẻ, Thanh niên
+ Internet: Truy cập vào các trang web, các diễn đàn bàn về NLXH
+ Những tác phẩm đọc thêm bên ngoài: Những tấm lòng cao cả, Hạt giống tâm hồn, Điều kì diệu của cuộc sống, Bí quyết sống, Danh ngôn, Lời hay ý đẹp hoặc những bài tản
văn của các tác giả như Nguyễn Thị Ngọc Tư, Châu Giang, Mạc Can
3 Các dạng bài
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học hay một Đề chuyện
4 Phương pháp làm bài
4.1 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
a Giới thiệu chung
Những vấn đề tư tưởng, đạo lí chiếm khối lượng lớn nhất trong các đối tượng của nghịluận xã hội Trong các tài liệu hiện hành, tư tưởng, đạo lí là một cặp khái niệm đi kèm vớinhau Các tác giả soạn sách giáo khoa, sách tham khảo hầu như không quan tâm đến vấn đềkhái niệm Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của học sinh: Các em lúng túngtrong việc hiểu khái niệm đã đành, khả năng bao quát vấn đề lại càng hạn chế Phần lýthuyết không được chú trọng, phần thực hành cũng phiến diện khi lựa chọn vấn đề Tên bàihọc là Nhị luận về một tư tưởng, đạo nhưng những vấn đề được chọn trong sách giáo khoa
cả ba năm học (lớp 10; 11; 12) tuyệt nhiên không có một đề nào bàn đến đạo lí, thuần nhất
là những vấn đề tư tưởng Chẳng hạn sách giáo khoa 12 bộ chuẩn
- Phần thực hành nêu một vấn đề: Anh chị hãy trả lời Đề hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”
(Một khúc ca xuân)
- Phần luyện tập đưa ra hai bài tập:
Bài tập 1 là một văn bản của GiNêru bàn về vấn đề văn hóa và sự khôn ngoan của conngười
Bài tập 2 nêu một nhận định của Lép - Tônxtôi:
“Lý tưởng là ngọn đèn chi đường Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Trong số những vấn đề kể trên, chiếm số lượng nhiều nhất, giành được mối quan tâmlớn nhất với các nhà tư tưởng là những quan niệm, những bài học, những triết lý về sống.Những Đề hỏi về sống, sống đẹp; những lời khuyên, những bài học về sống (sống là phảihành động, là phải đấu tranh; sống là phải cống hiến; sống là phải biết lắng nghe, biết quantâm chia sẻ; sống là phải có ý chí nghị lực, phải quyết đoán, phải lạc quan…
Trang 4Tiếp đó là những quan niệm, những bài học, những lời khuyên, những triết lý về con
người: Những triết lý về thói xấu (…ban đầu là khách qua đường, sau trở thành ông chủ nhà khó tính…), thói quen (Đừng bắt thói quen nhảy qua cửa sổ…); những bài học về cách
nhìn nhận đánh giá con người (Không phải cái gì lóng lánh cũng đều là vàng…), về con
đường đời mà mỗi người phải trải qua (Ai chiến thắng mà không hề chiến bại…); những
phẩm chất cần có, cần phải rèn luyện (tình yêu thương, tinh thần đoàn kết, thái độ đồngcảm, chia sẻ, sự khiêm tốn, giản dị, trung thực, lòng khoan dung, tha thứ, tinh thần tự lựccánh sinh, phẩm chất cần cù, tiết kiệm…); những thói xấu cần tránh (lười biếng, ỷ lại, đố
kỵ, ích kỷ, vô cảm, hung hăng, kiêu ngạo, nói xấu người khác…)
Ngoài ra là những quan niệm, nhận thức về các mặt khác, vô cùng phong phú của đờisống
Những vấn đề đạo lý được đem ra bàn bạc là những bài học, những lời khuyên về thái
độ sống, cách ứng xử mang tính nhân văn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội:
- Đó là những mối quan hệ: Thày trò, cha con, anh em, vợ chồng, bè bạn…
- Là những tình cảm: Họ hàng (Một giọt máu đào hơn ao nước lã); làng xóm (tối lửa tắt đèn có nhau); giai cấp (Bầu ơi thương lấy bí cùng); dân tộc (Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng).
- Là thái độ sống: Tôn trọng người lớn tuổi, yêu thương trẻ thơ, tôn trọng người laođộng, bênh vực kẻ yếu, thái độ trân trọng quá khứ, uống nước nhớ nguồn…
- Là trách nhiệm nghĩa vụ đối với Tổ quốc, với cộng đồng xã hội
b Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có nhiều cách hỏi phong phú:
- Vấn đề có thể được đặt ra từ việc trích dẫn một câu thơ, một đoạn thơ, một bài thơ
(Ví dụ: Tìm lời giải đáp cho Đề hỏi: “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”; Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không…? để gió cuồn đi…”;“Ta làm con chim hót;
Ta làm một nhành hoa,
Ta nhập vào hòa ca;
Một nốt trầm xao xuyến;
Một mùa xuân nho nhỏ;
Lặng lẽ dâng cho đời;
Dù là tuổi hai mươi;
Dù là khi tóc bạc…”.
Đoạn thơ gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống?
- Vấn đề cũng có thể được đặt ra từ một câu chuyện (ví dụ: Đối thủ đáng sợ nhất; Đề hỏi quan trọng nhất…; câu chuyện về nguồn gốc hai biển hồ).
- Không hiếm khi là cách đặt vấn đề trực tiếp (ví dụ: Anh chị hãy viết một bài tranh
luận với ý kiến “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất của thanh niên”; Quan niệm
của anh (chị) về hạnh phúc, tình bạn, tình yêu…)
- Tuy nhiên, chiếm số lượng nhiều nhất là cách hỏi dưới dạng bàn luận về một nhận
định, một câu danh ngôn, một câu tục ngữ (Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào - ngạn ngữ Hi Lạp; Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống -
Nooc man Ku sin)
Chính vì thế, cách làm bài cũng phải linh hoạt Tuy nhiên có thể đưa ra những hướng
cơ bản:
* Về phương pháp tư duy: Đối tượng đưa ra bàn bạc là một tư tưởng, đạo lí, cho nênmọi lý lẽ đều phải xoay quanh những vấn đề:
- Tư tưởng, đạo lí đó có đúng không?
- Đúng như thế nào? (đúng hoàn toàn? đúng một phần? )
Trang 5- Tư tưởng đó có ý nghĩa như thế nào đối với con người và cuộc sống?
* Về thao tác lập luận: Sử dụng kết hợp tất cả các thao tác lập luận: giải thích, chứngminh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ…
- Sử dụng thao tác giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, căn cứ của phát ngôn
- Sử dụng thao tác chứng minh để làm sáng tỏ, tạo sức thuyết phục cho vấn đề
- Sử dụng các thao tác: so sánh, bình luận, bác bỏ… nhằm khẳng định, phủ định, mởrộng, nâng cao vấn đề, xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng
* Về phương thức biểu đạt: Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự,biểu cảm, thuyết minh, kết hợp nhuần nhuyễn lý lẽ và cảm xúc trong bài văn nghị luận
* Dàn ý cơ bản của bài viết gồm 3 phần:
4.2 Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
a Giới thiệu chung
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề có nội dung bàn bạc về một hiệntượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồngquốc tế quan tâm Ngoài những nét tương đồng với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo
lí, kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống có những nét khác biệt cần lưu ý Từ mộthiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội, người viết phải phân tích, tìm ra ý nghĩa xã hội về
tư tưởng, đạo đức để bàn bạc, đánh giá…
Những vấn đề, hiện tượng của đời sống rất phong phú, những vấn đề đưa ra bàn bạcphải sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh và mang tính thời sự cấp thiết:
- Hiện tượng tốt:
+ Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn
+ Văn hoá đọc
- Hiện tượng xấu:
+ Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
+ Nạn bạo hành trong gia đình
+ Bạo lực học đường
+ Hiện tượng “chảy máu chất xám”.
+ Đại dịch HIV/AIDS
+ Nghiện Internet và game…
b Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần phải có vốnsống, vốn hiểu biết thực tế được tích luỹ trong quá trình học tập, quan sát trải nghiệm củabản thân, đặc biệt vốn kiến thức tiếp thu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ sáchbáo Chẳng hạn muốn bài luận về hiện tượng ô nhiễm môi trường, học sinh cần biết: thựctrạng môi trường đang bị ô nhiễm ra sao, có những kiến thức thực tế về môi trường bị ônhiễm; hay khi bàn nghị luận về vấn đề an toàn giao thông người viết cần hiểu rõ thựctrạng về tai nạn giao thông, nắm bắt được những thông tin mang tính thời sự của hiệntượng Đồng thời có những dân chứng và số liệu cụ thể để chứng tỏ sự hiểu biết của mình
về vấn đề nghị luận
Thông thường, một bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống có các nội dung:nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi - hại, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả vàbày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó Cho nên cấu trúc chung vềnội dung thường là:
- Thực trạng của hiện tượng
Trang 6- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.
- Hậu quả hiện tượng gây ra
- Giải pháp để khắc phục
Dựa trên cấu trúc đó học sinh xây dựng luận điểm, biết cách lập luận, xây dựng mốiliên hệ lô gích giữa luận điểm với lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc Về hình thứcbài viết phảicó bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sang tỏ Diễn đạt phải chuẩn xác,mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là ở phần nêu cảm nghĩriêng Khi bày tỏ thái độ, ý kiến của mình trước một vấn đề hiện tượng đời sống, học sinhphải nêu được suy nghĩ chân thực của mình, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, tránh lối viếtsáo rỗng, công thức, vay mượn Qua thái độ, ý kiến đó, người viết phải bộc lộ được lòngnhiệt thành xây dựng, vun đắp cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, lên án, phê phán các hiệntượng trái với tự nhiên, có hại cho xã hội, đất nước và văn hoá của dân tộc Việt Nam
Phạm vi đề tài của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống rất rộng, hơn nữatrước mỗi vấn đề lại có thể có nhiều cách hơi khác nhau, những dạng đề khác nhau Đề bàiphần lớn là dạng đề mở Chẳng hạn từ tượng tai nạn giao thông có thể có nhiều đề bài,nhiều cách hỏi.:
- Tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tan nạn giao thông
- Tai nạn giao thông đang là vấn đề của xã hội, mỗi công dân cần phải làm gì để khắcphục tình trạng này
- Tại sao nói: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà?
Cách hỏi khác nhau, nhưng cùng chung vấn đề đưa ra bàn luận đó là vấn đề tai nạngiao thông đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, trở thành vấn nạn của xã hội Khi làm bài,học sinh cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, bìnhluận) và các phương thức biểu đạt
Dàn ý cơ bản của bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống :
* Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.
- Trách nhiệm của mỗi người, liên hệ bản thân
* Kết bài: Đưa ra kết luận xác đáng (khẳng định những mặt tích cực đối với xã hội,
với cộng đồng; phủ định những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống văn minh, tiếnbộ), đưa ra những phương châm hành động phù hợp
4.3 Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.
a Giới thiệu chung
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xãhội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghịluận văn học
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc mộthiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)
- Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học: 1.Loại: Thuộc loại bàinghị luận xã hội 2.Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tácphẩm văn học
Trang 7- Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trongchương trình hoặc một Đề chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa đượchọc.
* Ví dụ đề bài:
Đề 1: Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp, hãy bày tỏ suy nghĩ
của mình về nghị lực của con người và tuổi trẻ của con người
Đề 2: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” Từ câu tục ngữ này,
hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay
Đề 3: Từ việc học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, hãy bàn
về cách nhìn nhận cuộc sống và con người trong xã hội
Đề 4: Bày tỏ quan niệm sống của anh chị sau khi học vở kịch “Hồn Trương Ba, da
hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
Đề 5: Bàn về Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có ý kiến cho rằng: ”Hình ảnh Lục
Vân Tiên quả là một người anh hùng, là tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa!” Từ nhận thức về xã hội hiện
nay, em hãy viết bài trao đổi với các bạn học sinh cùng lứa tuổi về ý kiến trên
b Cách làm bài
- Về cấu trúc triển khai tổng quát:
+ Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ýnghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện)
+ Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từtác phẩm văn học (câu chuyện)
- Dàn bài:
* Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…)
- Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…)
* Thân bài:
- Phần phụ: Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (…)
Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt
lại thành một luận đề ngắn gọn
- Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn
nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…)
Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn
“chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ
* Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra (…)
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)
II KIẾN THỨC NÂNG CAO.
1 Nhận diện, phân loại được các vấn đề nghị luận xã hội
a Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:
- Tư tưởng mang tính nhân văn (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…)
- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…)
- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề (đề thi ĐH – CĐ từ 2009 – 2012)
- Dạng đề về vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ
- Dạng đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi
b Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)
- Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)
- Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí
Trang 82 Cách làm đối với từng dạng bài cụ thể:
a Dạng đề bàn về những vấn đề mang tính nhân văn cao đẹp:
- Ví dụ: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo… Đề thi
thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạnngữ…
- Ta làm bài theo cấu trúc sau:
* Mở bài
+ Trong trường hợp là đề yêu cầu bàn về một câu nói, một ý kiến thì chúng ta nêu nộidung của ý kiến (hoặc…) rồi dẫn ý kiến vào
Ví dụ:
Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
Ta mở bài như sau: (thường dùng kiểu đối lập trong mở bài)
Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách Nếu hèn nhát và yếuđuối chắc chắn ta sẽ thất bại nhưng nếu có ý chí và nghị lực thì chắc chắn ta sẽ đạp bằngmọi gian khó để vươn đến thành công Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà chịĐặng Thùy Trâm muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Đời phải trải qua giông tố nhưng khôngđược cúi đầu trước giông tố”
+ Trong trường hợp đề thi chỉ yêu cầu bàn về một đức tính của con người thì ta mở bàinhư sau:
Ví dụ:
Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
lòng tự trọng trong cuộc sống
Ta có mở bài như sau:
Trong cuộc sống, con người có nhiều phẩm chất đáng quý như: lòng nhân ái, lòng vịtha, lòng tự trọng, ý chí nghị lực, niềm tin… Trong đó, lòng tự trọng là phẩm chất quý báunhất của con người
* Thân bài
+ Giải thích: (Trước hết ta cần hiểu ý kiến (….) có ý nghĩa như thế nào)
Nếu có 2 vế thì : giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu
Ví dụ: Suy nghĩ của Anh/chị về Đề nói: “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có
ước mơ nào quá xa vời” (Nick Vujicic)
Trước hết ta cần hiểu câu nói của Nick Vujicic: “Không có mục tiêu nào quá lớn,
không có ước mơ nào quá xa vời” (Vế 1) “Mục tiêu” là điểm là đích mà chúng ta hướng đến trong cuộc đời, là một dự định, một định hướng được đề ra trước mắt ta (Vế 2)“Ước mơ” là khát vọng, là mong muốn đạt được những điều mình đang ấp ủ trong lòng.(Cả câu) Như vậy, điều Nick muốn gửi đến chúng ta là gì: trong cuộc sống mỗi con người hãy
xây dựng cho mình một mục tiêu, một ước mơ Hãy thực hiện nó vì nó không có gì “quálớn”, không có gì quá “xa vời”
+ Bàn luận
Theo cách giải thích ở trên ta thấy đây là một ( ý kiến, câu nói) có nhiều tác dụng và
ý nghĩa nhân văn cao đẹp: (nêu biểu hiện và chứng minh Thường trả lời các câu hỏi như:Tại sao ? Thế nào ?)
Tuy nhiên bên cạnh những ý nghĩa nhân văn cao đẹp đã phân tích ở trên ta còn thấynhiều tư tưởng trái ngược cần lên án: (nêu biểu hiện, chứng minh)
Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hànhđộng:
Về nhận thức, ta thấy đây là một (…) đúng cần học tập và noi theo.
Trang 9Về hành động, chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp…(tự suy
nghĩ và viết tiếp)
* Kết bài
Tóm lại, (…) là một tư tưởng đúng có nhiều tác dụng và ý nghĩa cao đẹp Mỗi chúng
ta cần ý thức được vai trò của mình trong đời sống Cần rèn luyện bản thân có lối sống thậtchuẩn mực, có nhân cách phẩm giá để sống cho đúng danh nghĩa con người
b Dạng đề bàn về những vấn đề mang tính tiêu cực gây ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người
- Thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân… Đề thi thường ra
dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ…
* Mở bài
Nêu nội dung của ý kiến (hoặc…) rồi dẫn ý kiến vào
Ví dụ:
Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
câu nói của Nam Cao : “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
Ta có mở bài như sau: (Tạo đối lập trong mở bài):
Trong bất kỳ công việc nào, nếu chúng ta làm việc có tâm, có trách nhiệm thì bao giờcông việc cũng thành công Còn nếu chúng ta làm việc một cách hời hợt, vội vàng, thiếutrách nhiệm thì bao giờ công việc cũng sẽ đổ bể gây thiệt hại cho bản thân và người khác
Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của Đề nói mà Nam Cao muốn gửi đến tất cả chúng
ta: “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
* Thân bài
- Giải thích: (Trước hết ta cần hiểu ý kiến trên có ý nghĩa như thế nào)
Nếu 2 vế thì: giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu
Ví dụ: Trước hết ta cần hiểu câu nói “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự
bất lương” có ý nghĩa gì ? “Cẩu thả” có nghĩa là làm việc thiếu trách nhiệm, làm vội vàng,
làm dối, làm hời hợt, qua loa… “Bất lương” là không có lương tâm Như vậy, cả câu có ýnghĩa là: làm việc gì mà thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức thì đồng nghĩa với việc không cólương tâm, không có đạo đức
- Bàn luận
+ Theo cách giải thích ở trên ta thấy đây là một ( ý kiến, câu nói…) có nhiều ý nghĩa
vì nó đã chỉ ra được những tác hại của (…) : nêu biểu hiện và chứng minh
+ Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện tiêu cực đã phân tích ở trên ta thấy còn cónhiều biểu hiện trái ngược tốt đẹp cần tuyên dương: (nêu biểu hiện)
+ Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hànhđộng:
Về nhận thức, ta thấy đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu
tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội
Về hành động, chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp…
* Kết bài
Khái quát lại vấn đề
2 Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau của 2 dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
a Điểm giống nhau :
-Về yêu cầu hình thức tương tự như nhau
- Về nội dung vẫn là trình bày những quan điểm cá nhân trước Hiện tượng đờisống hoặc Tư tưởng đạo lý
b Điểm khác nhau:
- Dạng NL tư tưởng đạo lý
Trang 10+ Trong đề thường nêu các, nhận định, danh ngôn nằm trong một văn bản nào đó hoặc
có tác giả phát ngôn
+ Các câu nói/nhận định/ danh ngôn được trích dẫn trong dấu ngoặc kép, hoặc cónhững ẩn ý nào đó mà phải giải thích mới rõ dụng ý là gì
+ Các câu nói, trích dẫn… thường mang mục đích giáo huẩn, răn dạy
- Dạng NL hiện tượng đời sống:
+ Những hiện tượng nêu trong đề rất gần gũi thường gặp
+ Những câu nói nhận định nếu có không cần phải giải thích đã rất rõ ràng
III:NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.
1 Những sai lầm thường mắc phải
a Sai về kiến thức cơ bản:
- Nhầm lẫn giữa hai kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiệntượng đời sống
- Không hiểu nghĩa của từ, hiểu không đúng Dẫn đến hiểu sai vấn đề
- Kiến thức xã hội còn hạn chế Bài viết chung chung, kém sinh động, khô khan nghèonàn
b Sai về kỹ năng làm bài:
- Không xác định được vấn đề trọng tâm của đề bài, dẫn đến hiện tượng lạc đề, lệch
đề, ý dàn trải chưa tập trung vào trong tâm
- Dùng từ sai, thừa từ, đặt câu sai (thiếu chủ ngữ, vị ngữ, câu tối nghĩa), chưa biết viếtđoạn văn, chưa có sự liên kết câu, đoạn
- Không phân biệt được kiểu bài – bài nào cũng giống bài nào
- Không biết cánh triển khai ý Ý không mạch lạc, lộn xộn Bố cục không rõ ràng,thiếu ý
2 Cách khắc phục:
a Tích lũy kiến thức:
- Các lĩnh vực xã hội làm đề tài cho bài văn nghị luận xã hội rất đa dạng, nên kiếnthức phục vụ cho bài làm của học sinh là rất phong phú Nhưng, điều quan trọng, học sinhphải có ý thức quan sát, tìm hiểu, ghi chép, để vận dụng
- Có thể huy động kiến thức từ các nguồn:
+ Kiến thức từ sách vở: Chủ yếu từ báo chí, sách tham khảo về các lĩnh vực của cuộcsống, từ văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương người tốt việc tốt …" Hạtgiống tâm hồn", "Hạt giống hạnh phúc", "Suy nghĩ của những người trẻ",… Điều quantrọng cùng các em tìm và lựa chọn sách cần thiết để học, biết cách đọc, hệ thống hóa kiếnthức
+ Kiến thức từ đời sống: Hiểu biết, tích lũy hoặc từ đời sống hàng ngày của bản thânngười viết, yêu cầu học sinh có thói quen quan sát cuộc sống, những hoạt động, sự việc,những vấn đề từ cuộc sống xung quanh quan trọng hơn là biết suy nghĩ, suy xét những gìmình nghe được, quan sát được Trên cơ sở đó, biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản chất vấn đề.+ Kiến thức từ trải nghiệm bản thân, đây sẽ là ví dụ minh họa sống đúng, có sứcthuyết phục nếu nó được vận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành
b Kỹ năng nhận diện phân tích đề, tìm ý
- Trong các bài văn nghị luận xã hội, học sinh phải phát biểu những suy nghĩ nghiêmtúc, chín chắn, sâu sắc của mình về một hiện tượng tốt, xấu trong đời sống xã hội, về nhữngvấn đề của cuộc sống từ chân lývĩnh hằng đến thời sự nóng hổi.Muốn vậy, trước hết học sinh phải nhận thức đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu nghĩa là việcxác định vấn đề phải trúng, vì thế khâu tìm hiểu đề hết sức quan trọng
c Xây dựng luận điểm cho bài văn
Trang 11- Nhận thức đề là cơ sở cho việc tìm ý và xây dựng hệ thống ý lớn cho bài viết Tưtưởng, suy nghĩ của người viết trước vấn đề cần nghị luận phải là tư tưởng phù hợp đạo lý,
lẽ phải thể hiện trách nhiệm của người viết trước những vấn đề của đời sống
- Tư tưởng trong bài văn được thể hiện thông qua các luận điểm, luận điểm là sợi chỉ
đỏ, là xương sống của bài nghị luận, người viết phải xác định được hệ thống luận điểm rõràng thì bài văn mới có phương hướng, có nội dung đúng, đủ và sâu sắc
- Luận điểm trong bài nghị luận xã hội phải đạt các yêu cầu: Chính xác, rõ ràng, sâusắc và mới mẻ
- Điều đó có nghĩa là: Luận điểm phải phản ánh đúng bản chất vấn đề, phù hợp vớiđối tượng bàn luận, luận điểm được xây dựng phải sáng rõ, nổi bật, nhờ luận điểm màngười đọc nhận thức vấn đề sâu sắc; luận điểm cần đưa ra được những ý mới, ý hay, đemđến cho người đọc những nhận thức mới
- Trong quá trình xây dựng luận điểm cho bài viết, học sinh luôn phải biết tự đặt ra các
Đề hỏi: Vì sao, cần phải làm như thế nào, những hiện tượng nào cần phê phán trong thực tếcuộc sống, bài học mỗi người tự rút ra được sau các vấn đề bàn luận là gì?
- Đối với học sinh trong quá trình làm bài, luôn có ý thức bám sát yêu cầu của đề Triểnkhai các luận điểm để nội dung toàn bài cùng tập trung hướng tới làm rõ một vấn đề xã hội
từ đó cần bàn luận
- Một trong những thủ pháp để tìm được luận điểm mới, sâu sắc là người viết phải biếtlật đi, lật lại vấn đề, bên cạnh chính đề cần tìm ý phản đề hay giả định trong những trườnghợp cần thiết
- Điều đó giúp cho vấn đề bàn luận được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ và tăngthêm sức thuyết phục Yêu cầu này phải được đặt ra đối với các em và cần để luyện tập đểcác em thấy nó cần thiết, không thể thiếu đối với tư duy, giải quyết vấn đề của người họcsinh giỏi (tránh được lối viết hời hợt, thuận chiều)
d Rèn luyện kỹ năng diễn đạt
- Đối với bài nghị luận xã hội, việc vận dụng phối hợp linh hoạt các thao tác lập luận
để giải thích, phân tích, bình luận vấn đề, làm cho vấn đề được nhìn nhận dưới các góc độkhác nhau cũng rất quan trọng
Ví dụ: Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí các bước cần phải tiến hành:+ Giải thích vấn đề làm cơ sở nghị luận, phân tích các khía cạnh biểu hiện của vấn đề;vận dụng kiến thức đã tích lũy để chứng minh; bình luận mở rộng (tạo ra những phản đề);rút ra những bài học, khẳng định ý nghĩa thiết thực của vấn đề với bản thân và thế hệ trẻ
- Việc rèn luyện kỹ năng viết bài là khâu công phu đòi hỏi người thầy sự tận tâm, lòngkiên trì, bền bỉ
- Biết huy động dẫn chứng, chọn dẫn chứng cho phong phú, đa dạng và sử dụng sao
ch phù hợp
- Chú ý rèn luyện kĩ năng lựa chọn ngôn từ đặt câu sao cho phù hợp, chính xác vớikiểu bài, tránh "giản đơn" trong cách lập luận, viết câu, song có em lại thích thể hiện bằnglối diễn đạt cầu kỳ, uyên bác, hoặc đôi khi rơi vào sáo ngữ
IV: MỘT SỐ ĐÈ LUYỆN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1 Một số đề luyện tập
1.1 Đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Đề 1: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất chính mình, còn dũng khí lại giúp họ
được chính mình
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn luận về ý kiến ở trên
Đề 2: Trong bài thơ “Một khúc ca xuân” nhà thơ Tố Hữu từng đặt ra một câu hỏi:
“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?”
Anh/chị hãy tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên
Đề 3:Suy nghĩ của anh, chị về câu nói sau:
Trang 12“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Đề 4 Đối thủ đáng sợ nhất
Khi Abraham Lincoln ra tranh cử tổng thống, một người bạn đã hỏi ông:
-Anh thấy mình có hi vọng gì không? Ai là đối thủ đáng sợ nhất của anh?
Và Abraham Lincoln đã đưa ra một câu trả lời tuy hài hước nhưng rất thật:
- Tôi không ngại Breckingridge vì ông ta là người miền Nam nên người dân ở miền Bắc sẽ không ủng hộ ông ta Tôi cũng không ngại Douglas vì ông ta là người miền Bắc nên người dân ở miền Nam cũng sẽ không nhiệt tình bỏ phiếu cho ông ta Nhưng có một đối thủ
mà tôi rất sợ, ông ta là người duy nhất có thể khiến tôi thất cử…
Người bạn liền vội ngắt lời:
- Ai vậy?
Nhìn thẳng vào mặt bạn mình, Abraham lincoln nói:
- Nếu lần này tôi không được bầu làm tổng thống thì anh hãy biết rằng đó chính là lỗi của ông ta Ông ta chính là Abraham Lincoln!
(Trích trong cuốn “Hãy là chính mình” NXB Trẻ)
Câu chuyện trên gợi cho anh (chị suy nghĩ gì)?
Đề 5: Suy nghĩ của Anh (chị) trước ý kiến: Vào đại học là con đường lập thân duy
nhất của thanh niên.
Đề 6: Suy nghĩ của anh (chị) về điều răn sau đây của đức Phật:
“Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung”
Đề 7: “Một năm bắt đầu bằng một mùa xuân, đời người bắt đầu bằng tuổi trẻ Tuổi
trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy trên của Hồ Chí Minh
Đề 8: Tục ngữ có câu “Không thầy đó mày làm nên” Ngày nay nhiều người lại cho
rằng: Tự học là chìa khoá của mọi thành công.
Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình trước những vấn đề trên
Đề 9: Có ý kiến cho rằng: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy
kiến thức.
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên
1.2 Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay?
1.3 Đề nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học.
Đề 1: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được Tôi muốn được là tôi
toàn vẹn”, (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ)
Suy nghĩ của anh ( chị) về vấn đề này?
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ Đề chuyện sau :
Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ,cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui quakhe hở ấy Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả
Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra Conbướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại Cậu
bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó Nhữngchẳng có chuyện gì xảy ra cả
Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thểsưng phồng Nó không bao giờ bay được
Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắngthoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bayđược khi nó thoát ra ngoài kén
(Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123)
Trang 13Đề 3: Đọc mẩu chuyện sau:
“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”.
(Theo Hạt giống tâm hồn 5 – Ý nghĩa cuộc sống)
Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa mẩu chuyện trên
2 Hướng dẫn giải
2.1 Hướng dẫn giải đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Đề 1 :
a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triểnkhai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
Hèn nhát là tính cách của con người khi không đủ sức mạnh tinh thần
Dũng khí là phẩm chất, tính cách của con người có đầy đủ sức mạnh tinh thần để đốidiện với những khó khăn
* Bàn luận:
- Hèn nhát khiến con người không đủ sống là chính mình với những mong muốn, khátvọng và xúc cảm, luôn sống, hành động thậm chí xúc cảm…theo sự chi phối, tác động củanhững đối tượng bên ngoài Đó là lí do khiến họ tự đánh mất mình
- Ngược lại, khi con người có dũng khí, đủ sức mạnh tinh thần khi đối diện với nhữngđối tượng bên ngoài thì họ sẽ thoát khỏi sự tác động, chi phối và sự đe dọa để được sống,suy nghĩ, hành động theo ý mình Lúc đó, họ mới có thể là chính mình
- Dũng khí của con người cần kết hợp với trí tuệ trên nền tảng nhân văn để có thể điđược đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất
Biểu hiện trong cuộc sống:=> Bài học nhận thức và hành động : Rút ra bài học phùhợp cho bản thân
* Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Đề 2:
a Mở bài (HS có thể suy nghĩ theo hướng sau):
- Cuộc sống muôn màu vẻ, con người cũng vậy, có những người để thời gian trôi đimột cách vô nghĩa, tiêu phí thời gian vào những trò chơi những việc làm vô bổ… Nhưngcũng không ít người từng trăn trở về ý nghĩa cuộc sống, về ý nghĩa tồn tại của mỗi cá nhân
Đó là những con người biết yêu quý cuộc sống, khao khát cống hiến, khao khát làm đượcmột điều gì đó cho cuộc đời
- Từ suy nghĩ đó, giới thiệu Tố Hữu và câu hỏi mà ông đặt ra cho tuổi trẻ
b Thân bài
b1 Giải thích khái niệm “sống đẹp”
- Sống: đơn thuần chỉ là sự tồn tại
- Sống đẹp hay không là tùy thuộc vào ý nghĩa của sự tồn tại đó Cuộc sống của một
con người chỉ đẹp khi nó vượt lên những lợi ích của cá nhân để hướng tới những lợi ích
Trang 14chung, khi người đó biết sống cho mình và cho mọi người… Khi hình ảnh của họ có thể in dấu trên mặt đất và in dấu lại trong trái tim người khác.(V Xukhômlinxki)
b2 Bàn luận
* Phương pháp tư duy:
- Liệt kê những tấm gương sống đẹp trong sử sách, trong văn chương, trong đời
- Những tấm gương về những con người như thế chiếm số lượng không nhiều Vậy số còn
lại thì sao? Chẳng lẽ họ không phải là những người sống đẹp? Hãy hạ tiêu chuẩn
+ Về sống đẹp xuống một chút và nhìn ra cuộc sống ở xung quanh mình, sẽ thấy vô
vàn những biểu hiện về sống đẹp, gần gũi hơn với cuộc sống của chúng ta: những “Tấm lòng vàng” trong các cuộc quyên góp gây quỹ giúp đỡ trẻ em nghèo, những trẻ em tật
nguyền; những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam; giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai, bãolụt; những tấm gương học sinh nhiều năm liền cõng bạn bị tật nguyền đến trường; những côgái lang thang bụi đời đã chiến thắng số phận vươn lên trở thành giám đốc của những trungtâm nhân đạo, lấy cuộc đời bất hạnh của mình làm chỗ dựa, đem lại hạnh phúc cho rấtnhiều cuộc đời bất hạnh giống như mình… Từ hướng tư duy này, học sinh có thể tìm rabiểu hiện thứ hai: Sống đẹp là biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác với tinh thần tươngthân tương ái…
* Với phương pháp tư duy và lập luận như trên có thể nêu ra những biểu hiện về sốngđẹp:
- Sống đẹp là sống có lý tưởng
+ Lý tưởng là gì ?
+ Vì sao sống đẹp là sống có lý tưởng ?
- Sống đẹp là biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ người khác với tinh thần tương thân
tương ái; gìn giữ và phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”; “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng…”
- Sống đẹp là sống lành mạnh, có văn hóa…
+ Lành mạnh: Thuộc về lối sống, tác phong sinh hoạt
+Văn hóa: Là sự hiểu biết của con người thể hiện ở cách ăn mặc, giao tiếp ứng xử, cửchỉ, hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, xã hội, tạo dựng được những mối quan
hệ, những tình cảm tốt đẹp, thân thiện với những người xung quanh “Văn hóa là cái còn thiếu khi người ta đã học được đủ cả” (E.Hêriốt) Rèn luyện được một lối sống có văn hóa
cũng là một biểu hiện của sống đẹp, rất cần thiết đối với con người, nhất là trong thời đạihội nhập ngày nay
- Sống đẹp có rất nhiều biểu hiện và nhiều mức độ khác nhau, sống đẹp không chỉ lànhững con người phi thường xuất chúng Trong cuộc sống, ai cũng có thể sống đẹp, tùythuộc vào hoàn cảnh điều kiện của mình
- Để sống đẹp, điều cốt yếu là mỗi con người phải hiều ý nghĩa, giá trị của cuộc sống:giá trị của những cống hiến hy sinh, sự chia sẻ, giá trị của tình yêu hạnh phúc, của ý chínghị lực… và có ý thức rèn luyện mình
b3 Liên hệ thực tiễn:
Hiện nay, bên cạnh những con người sống đẹp, còn có một bộ phận thanh niên donhận thức chưa đúng về giá trị cuộc sống, không có lý tưởng đã sa vào lối sống buông thả,những tệ nạn xã hội dẫn đến tự hủy hoại đời mình và tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội…
Trang 15a, Mở bài: Học sinh có thể suy nghĩ theo hướng:
- Đặt những người thành công bên cạnh những người thất bại, thậm chí tự huỷ hoại cuộc
sống của mình trong những cuộc chơi từ đó dẫn dắt câu nói của Lỗ Tấn
- Cũng có thể nói về sự khao khát thành công để làm tiền đề dẫn dắt câu nói của LỗTấn
b, Thân bài:
b1 Giải thích, tìm ý nghĩa của câu nói:
- Thành công: Là kết quả, thành quả mà con người ta đạt được trong cuộc sống
- Lười biếng: Là một nét xấu của con người, lười biếng đi liền với ỷ lại; đối lập vớilười biếng là chăm chỉ, cần cù
Cần hiểu lười biếng ở nhiều khía cạnh:
+ Trong lao động chân tay: Lười biếng là những kẻ ngại việc, sợ việc, trốn tránh côngviệc, tìm cách dưa việc cho người khác để bản thân được an nhàn
+ Trong lao động trí óc: Lười biếng là những kẻ lười suy nghĩ, ngại vận động trí não,
bộ óc không chịu làm việc, không chịu tư duy
+ Trong cuộc sống sinh hoạt: Lười biếng là ngại vận động thân thể, ngại rèn luyện đểnâng cao sức khoẻ và tinh thần -> Dù ở khía cạnh nào, lười biếng cũng vẫn là một nết xấucần phê phán của con người
- Những người lười biếng thường là những người làm việc cẩu thả, thiếu tinh thầntrách nhiệm, làm việc chạy theo số lượng, không chú ý vào hiệu quả công việc
- Những người lười biếng là những người trì trệ về trí não do ngại vận động, thiếu tinhthần học hỏi, chậm tiến bộ
- Những người lười biếng là những người nghĩ đến hưởng thụ nhiều hơn là cống hiến-> Với những phẩm chất như vậy, những người lười biếng không thể gặt hái được thànhcông (Lấy dẫn chứng chứng minh, có thể chứng minh theo chiều ngược lại: những ngườithành công là những người chăm chỉ, cần cù giàu ý chí nghị lực trong các lĩnh vực: học tập,nghiên cứu, phát minh, sáng tạo, lao động chân tay; với các đối tượng; người bình thường,người khuyết tật
Không những không thành công, lười biếng còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều thóixấu khác:
- Lười biếng có thể dẫn đến trộn cắp (vì lười biếng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo,đói nghèo mà không có lòng tự trọng thì dễ dẫn đến trộn cắp; Những người lười biếngthường là những người ăn chơi đua đòi, không chịu làm việc để có tiền sài thì cũng dễ sinh
ra ăn trộm -> “Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét” (V.Huy gô) (Lấy dẫn
chứng trong đời sống chứng minh)
- Lười biếng là nguyên nhân dẫn đến sự mòn rỉ của trí tuệ (những người lười thường
sợ học, do vậy dẫn đến dốt nát, càng dốt thì càng sợ học, những học sinh dốt thường lười vàhư)
Trang 16- Lười biếng dẫn đến sự mòn rỉ của thân thể (Lười vận động dẫn đến ốm đau, bệnhtật).
+ Cần khẳng định đó là một ý kiến đúng, một tư tưởng mang tính triết lí (ý nghĩa của
Đề chuyện tình cờ lại gặp gỡ với một lời răn trong kinh phật “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”).
Chú ý: Để tìm ra những lý lẽ xác đáng nhằm chứng minh tính đúng đắn của ý kiến, có
thể tách câu hỏi “Vì sao đối thủ đáng sợ nhất của mỗi người là chính mình” thành hai Đề
hỏi nhỏ:
+ Vì sao đối thủ của mỗi người là chính mình ?
▪ Con người sinh ra trên đời không có ai hoàn thiện (bản thân từ con người đã nói lên
điều này Con người luôn luôn bao gồm hai mặt là “hợp chất” của tốt và xấu, rồng phượng
và rắn rết, thiên thần và ác quỷ… Nhưng con người lại cứ luôn muốn hoàn thiện mình,chính vì thế mà phải đấu tranh, đấu tranh để chế ngự bản năng, phần xấu, phần thấp hèncủa chính mình
▪ Sống ở trên đời mỗi người có một hoàn cảnh, một số phận khác nhau: Có những sốphận may mắn; có những số phận thiệt thòi (chẳng hạn những em học sinh trong các
chương trình “Thắp sáng tương lai”; những em nhỏ trong các trại trẻ mồ côi; những người
khuyết tật; những người có hoàn cảnh đặc biệt…) những người ấy muốn tồn tại, muốn sốngcho ra con người cũng phải đấu tranh: Đấu tranh để vượt lên những bất hạnh, vượt lên sốphận của riêng mình mà đấu tranh với hoàn cảnh, xét đến cùng cũng là đấu tranh với chínhmình, bởi không có ý chí nghị lực, con người ta dễ bị đánh gục
(HS có thể nêu những tấm gương về ý chí nghị lực của con người trong văn chương,trong đời sống…)
+ Vì sao bản thân mình lại là đối thủ đáng sợ nhất ?
Cuộc sống là một “Trường đấu tranh”, con người phải đấu tranh với những thế lực
bên ngoài (thiên nhiên, các thế lực thù địch, các đối thủ…) và đấu tranh với bản thân (như
đã nói trên), nhưng tính chất của hai cuộc đấu tranh này không giống nhau:
▪ Khi cuộc sống đặt ai đó trong một cuộc tranh giành (tranh giành sức mạnh; tranhtài…) thì cuộc đấu ấy có đối thủ rõ ràng, có thế trận, có tương quan lực lượng, nó bày ratrước mắt mọi người, có người chứng kiến, người cổ vũ và mỗi đối thủ trong cuộc chơiphải vận động tất cả sức lực, tài trí của mình với quyết tâm giành chiến thắng
Trang 17▪ Còn cuộc đấu với bản thân ? nó âm thầm lặng lẽ, một mình mình biết; một mìnhmình hay…Thêm nữa, thói thường con người ta rất nghiêm khắc, xét nét người khác nhưnglại dễ dãi với bản thân, hay thỏa hiệp, khoan nhượng với mình… Vì thế rất rễ thất bại.(Có thể dẫn ra những câu chuyện về những con người không vượt qua được chínhmình, chẳng hạn những người mắc các tệ nạn xã hội…)
a Mở bài: Học sinh có thể suy nghĩ theo hướng.
- Từ xưa đến nay, vấn đề lập thân, lập nghiệp của thanh niên luôn là mối quan tâm củatoàn xã hội, đặc biệt là những người bước vào tuổi trưởng thành bởi việc xác định mục tiêu,hướng đi là vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người
- Thời phong kiến, việc lập công đi liền với lập danh (công danh sự nghiệp); trong
thời đại ngày nay, chữ “danh” không còn quá được coi trọng nhưng tâm lí có được một việclàm ổn định, một tương lai sáng sủa nhờ con đường học hành vẫn là tâm lí chung của mọingười, đặc biệt là các bậc phụ huynh…
(Từ hướng suy nghĩ đó học sinh dẫn dắt vấn đề cần bàn luận)
- Đại học là một môi trường văn hóa lành mạnh, một môi trường dân trí cao Học tập
ở đó, người học ít phải tiếp xúc với mặt trái, với những tiêu cực của đời sống, một môitrường như vậy sẽ rất thuận lợi cho việc rèn luyện tư cách phẩm chất đạo đức của conngười
- Đại học mở ra nhiều cơ hội phát triển cho người học cụ thể là sau một khóa học 4 →
7 năm (tùy theo ngành nghề đào tạo), những người có năng lực, có trình độ có thể tiếp tụchọc lên nữa để trở thành những tiến sĩ, giáo sư, những nhà khoa học, những nhà lãnh đạotài ba…
(HS có thể nêu một vài dẫn chứng về những người thành đạt nhờ con đường học đạihọc Ví dụ: Mác - Ăng ghen, những nhà chính trị nổi tiếng thế giới hiện nay)
Tóm lại: Đại học là một con đường rộng mở cho những ai có khả năng đi bằng conđường này
* Nhưng đại học không phải là con đường lập thân duy nhất (tốt nhất nhưng khôngphải là duy nhất)
- Có thể đưa những lý lẽ và dẫn chứng:
+ Hàng năm, số sĩ tử “lều chõng” lên đường đi thi, ngấp nghé ở các cổng trường đại
học có thể lên tới hàng triệu thí sinh nhưng số đỗ vào trường chỉ chiếm 20 → 30% Nếucho rằng: Đại học là con đường lập thân duy nhất thì những sỹ tử không vượt qua kỳ thi đạihọc chẳng lẽ sẽ không có tương lai gì ? Cánh cửa cuộc đời với họ thế là đã khép lại ?
+ Nhìn ra xã hội (trong và ngoài nước) thấy một thực tế: Có những người không họcđại học vẫn có thể lập nghiệp và thành công rực rỡ (chẳng hạn tỷ phú người Mỹ Bin ghết;
Trang 18các nhà văn hào lỗi lạc thế giới: Secxpia, Goórki…; những nhà doanh nhân của ViệtNam…)
Ngược lại, nhiều học sinh tốt nghiệp đại học, kể cả đại học chính quy nhưng không
tìm được công ăn việc làm Tình trạng “Thừa thày, thiếu thợ” do tâm lí tuyệt đối hóa con
đường lập thân bằng con đường đại học, việc coi trọng bằng cấp một cách thái quá trongtuyển dụng lao động đã khiến nhiều sinh viên phải chạy ngược, chạy xuôi trên con đườngđời vốn đã nhiều gian nan…
+ Đại học là con đường lập thân tốt nhất nhưng không phải học sinh nào cũng có khảnăng thi đỗ đại học Với những học sinh không đủ năng lực do áp lực từ nhiều phía gia đình(nhận thức phiến diện); nhà trường (bệnh thành tích) mà phải dấn thân vào con đường nàythì thực sự là một gánh nặng Nhiều học sinh do bị quá tải về tâm lý đã dẫn đến những hậuquả nặng nề (trầm cảm, tự vẫn…)
* Vậy, phải giải bài toán này thế nào ?
- Về phía người học và gia đình: Cần nhận thức rõ khả năng, tiềm năng của mình, từ
đó chọn cho mình một con đường, một hướng đi phù hợp
- Về phía xã hội và ngành giáo dục: Cần hoạch định được những chiến lược giáo dụcphù hợp với tình hình đất nước và xu thế phát triển của thế giới (mở ra những trường nghề,những trung tâm đào tạo nghề Xiết chặt chất lượng tuyển chọn đại học để cân bằng giữacung và cầu)
b2 Học sinh có thể trình bày những dự định cho tương lai sau khi đã nhận thức đầy đủ
về vấn đề
c Kết bài.
- Vào đại học là con đường lập thân tốt nhất nhưng không phải duy nhất
- Cuộc sống có nhiều con đường, nhiều ngả rẽ Điều quan trọng là mỗi người phảichọn đúng con đường của mình có mục đích và niềm đam mê, nhất định sẽ thành công
Đề 6:
a Mở bài Học sinh có thể suy nghĩ theo hướng:
- Sự trải nghiệm cảm xúc của một người vừa tha thứ cho lỗi lầm của người khác
- Sự trải nghiệm cảm xúc được người khác tha thứ cho lỗi lầm của mình
- Từ đó khẳng định: Khoan dung là một trong những phẩm chất đẹp đẽ nhất của con người.Khác với hằn thù làm cho con người trở nên nhỏ nhen, tầm thường, khoan dung làm cho conngười trở nên cao thượng, không có giá trị vật chất nào sánh được Có lẽ chính vì thế mà đức
Phật đã răn dạy Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung
b Thân bài.
b1 Giải thích Đề nói.
- Lễ vật: Vật phẩm để dâng cúng, hiến tế, biếu tặng
- Khoan dung: Là lấy lòng yêu thương, sự độ lượng mà tha thứ cho những lỗi lầm củacon người, nhất là với những người đã gây ra đau khổ cho mình
Đối lập với khoan dung là sự chấp nhặt, hẹp hòi, thành kiến, định kiến
- Lễ vật lớn nhất: Lễ vật (để dâng cúng Phật) có nhiều mức độ tùy thuộc vào hoàncảnh, điều kiện, cái tâm của mỗi người… Nhưng với đức Phật thì không phải là chuôngđồng, tượng đồng… hay những thứ vật chất có giá trị… Lễ vật lớn nhất của đời người là sựkhoan dung
Lời dạy nhằm đề cao tình yêu thương, sự nhân từ vốn là những phẩm chất vô cùngquý báu của con người
b2 Bàn luận: Vì sao lễ vật lớn nhất của đời người lại là sự khoan dung?
- Điều này trước hết có căn nguyên sâu xa từ tư tưởng từ bi bác ái của đạo phật (yêuthương rộng lớn, yêu thương tất cả); nó cũng liên quan đến thuyết nhân quả của đạo phật(trồng cây đức, hái quả phúc)…
- Lời dạy còn có căn nguyên từ cuộc sống:
Trang 19+ Khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng mà mỗi ngườicần phải có, phải rèn luyện.
+ Sống ở trên đời không có con người nào hoàn hảo “nhân vô thập toàn” Khoan dung
tạo cơ hội cho con người sửa chữa sai lầm, có tác dụng cảm hóa làm cho con người tốt lên.Khoan dung giúp hóa giải mọi xích mích hận thù, cải thiện mỗi quan hệ giữa người vàngười
+ Khoan dung không chỉ đem lại điều tốt đẹp cho “người” mà còn đem lại sự thanhthản cho mình (không gì mệt mỏi hơn là lúc nào cũng phải đeo đẳng trong lòng mối hậnthù với một ai đó… Biết khoan dung là biết cởi trói, giải thoát cho tâm hồn khỏi những bựcbội, phiền muộn, những trạng thái hận thù dai dẳng…)
b3 Liên hệ, mở rộng.
- Khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam (việc chúng ta đãđối xử nhân đạo với kẻ thù được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Tuyênngôn độc lập của Hồ Chí Minh…)
- Truyền thống đó càng cần được phát huy trong xã hội hiện nay khi nhịp sống hiện đại làmcho con người có thể vô tâm, vô cảm nhiều hơn với những người ở xung quanh…
- Không chỉ khoan dung cho người, con người ta đôi khi cũng phải khoan dung chochính mình, sự khắc kỷ với bản thân nhiều khi khiến cho con người trở nên lập dị, khó hòađồng với mọi người
- Chỉ khoan dung với lỗi lầm, không thể khoan dung với tội ác
c Kết bài:
- Khẳng định tính triết lí của lời răn
- Nêu ra hướng rèn luyện của bản thân để có thể có được phẩm chất quý báu đó(không ngừng học hỏi nâng cao trình độ nhận thức, mở rộng tầm nhìn… Văn hóa sẽ nângcon người lên trên những ích kỷ hẹp hòi của tâm hồn
Đề 7:
a Mở bài: Học sinh có thể suy nghĩ từ hai hướng:
- Hướng 1: Giới thiệu về Hồ Chí Minh và mối quan tâm chăm sóc tới thanh, thiếuniên - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước từ đó dẫn dắt Đề nói của Người
- Hướng 2: Giới thiệu về thanh niên - lực lượng xung kích tiên phong và những tiềmnăng lớn của họ trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước, từ đó dẫn câu nói của Hồ ChíMinh
b Thân bài:
b1 Giải thích, tìm ý nghĩa của Đề nói:
- Trong câu nói của Hồ Chí Minh từ “mùa xuân” được nhắc đi, nhắc lại hai lần nhưng
ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau:
+ “Mùa xuân” (Một năm bắt đầu bằng mùa xuân) được dùng theo nghĩa đen, chỉ mùa
xuân của thiên nhiên đất trời, mùa của sự sống, sức sống, sự sinh sôi, nảy nở, phát triển
+ “Mùa xuân” (Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội) dùng theo nghĩa bóng, nghĩa phái
sinh, chuyển nghĩa, cũng là sự sống, sức sống nhưng không phải của thiên nhiên, đất trời
mà là của xã hội, đất nước Hai chữ mùa xuân ở đây giống như trong hai câu thơ khác của
Hồ Chí Minh:
“Mùa xuân là tết trồng cây.
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
- Hai mệnh đề có quan hệ so sánh: Một năm khởi đầu từ mùa xuân; một đời ngườikhởi đầu từ tuổi trẻ, là sự dẫn dắt cho mệnh đề thứ ba, mệnh đề chủ chốt: Tuổi trẻ là mùa
xuân của xã hội Chữ “là” -> hiểu theo nghĩa: làm nên, đem đến, mang lại “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”, tức là tuổi trẻ có thể làm nên (đem lại) mùa xuân cho đất nước.
-> Đề nói nhằm đề cao, khẳng định vai trò to lớn của thanh niên trong công cuộc bảo
vệ, xây dựng và kiến thiết đất nước
Trang 20b2 Bàn luận: câu nói có đúng không? Vì sao tuổi trẻ có thể đem lại mùa xuân cho
đất nước?
- Cần khẳng định tính đúng đắn của lời dạy: Tuổi trẻ có thể làm cho đất nước giàuđẹp, phồn vinh, phát triển, bởi lẽ:
+ Tuổi trẻ giàu sức sống, giàu ước mơ, hoài bão, lý tưởng
+ Tuổi trẻ khao khát công hiến, tràn đầy nhiệt huyết
+Tuổi trẻ giàu ý chí, nghị lực, đam mê
+ Tuổi trẻ năng động, sáng tạo; tiên phong trong mọi lĩch vực
+ Tuổi trẻ nhạy bén với cái mới (những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến ), khảnăng tiếp thu học hỏi nhanh
Với những phẩm chất như vậy, tuổi trẻ là nhân tố quan trọng và đầy triển vọng trong
việc đem lại “mùa xuân” cho đất nước.
- Chứng minh: Học sinh có thể lấy dẫn chứng chứng minh về những đóng góp to lớncủa thanh niên trong lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong
công cuộc kiến thiết, xây dựng đất nước - Những phong trào “Ba sẵn sàng”; “Thanh niên làm theo lời Bác”; “Đâu cần thanh niên có; việc gì khó có thanh niên” Trên khắp các
nẻo đường của Tổ Quốc cũng tràn đầy màu áo xanh của thanh niên và những đóng góp tolớn của họ
Tư tưởng của Hồ Chí Minh là sự kế thừa tư tưởng của những bậc tiền bối (Phan BộiChâu – Bài ca chúc tết thanh niên)
b3 Liên hệ, mở rộng:
- Đóng góp của thanh niên là vô cùng to lớn Nhưng bên cạnh những tấm gương tiêubiểu, còn có một bộ phận thanh niên không có lý tưởng, lao vào con đường ăn chơi, hưởngthụ cá nhân, sa vào các tệ nạn xã hội, làm xấu đi hình ảnh của tuổi trẻ, trở thành gánh nặngcho gia đình và xã hội
- Học sinh có thể trình bày những dự định của cá nhân về những đóng góp của mìnhcho đất nước
c, Kết bài:
Khẳng định lại một lần nữa tính đúng đắn trong lời dạy của Hồ Chí Minh Rút ra bài học tu dưỡng, rèn luyện để xứng đáng với niềm tin và trọng trách mà Người đãgiao phó
-Đề 8:
a Mở bài:
Học sinh có thể suy nghĩ theo hướng: Đây là hai quan niệm có vẻ trái ngược vềphương pháp học tập, con đường chiếm lĩnh học vấn Hiện tượng này không chỉ xảy ra ởlĩnh vực giáo dục mà còn xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác của đời sống Có những ý kiến đốilập; có những ý kiến nhìn bề ngoài có vẻ đối lập nhưng khi kết hợp lại thì chúng lại có tácdụng bổ sung cho nhau để tạo ra một chân lí hoàn thiện học sinh có thể từ hướng suy nghĩnày để dẫn dắt hai ý kiến
- Đây là một quan điểm đúng:
+ Thầy là người có trí thức uyên thâm, bao gồm tri thức sách vở và tri thức đời sống
+ Thầy là người có phương pháp để truyền thụ tri thức đó tới học trò Không gì tốthơn khi có một người thầydẫn đường vào thế giới của tri thức
Trang 21+ Thầy là người có kinh nghiệm, kinh nghiệm đó sẽ giúp học trò rút ngắn con đường
đi tới chân lý Học trò sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều
+ Thầy còn là người có nhân cách, có uy tín, điều đó sẽ tạo cho học trò niềm tin trênbước đường chinh phục, khám phá thế giới tri thức của mình (học sinh có thể nêu tấmgương về những người thầy trong sử sách: Chu Văn An, Nguyễn Bình Khiêm và nhữnghọc trò xuất sắc: Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Thiếp )
- Tuy nhiên, cách nói theo lối cường điệu hóa “đố mày làm nên” để làm cho mọi
người hiểu Đề tục ngữ tuyệt đối hoá vai trò của người thầy, trong khi thực tế có nhiều conđường để chiếm lĩnh học vấn
* Tự học là chìa khoá của mọi thành công
- Ý kiến đề cao một phương pháp học tập: Tự học
- Đây cũng là một ý kiến đúng, bởi có nhiều người thành công bằng con đường tự học(Hồ Chí Minh biết hơn 10 ngoại ngữ, nhờ tự học, giáo sư Tôn Thất Tùng đã dày côngnghiên cứu để lập ra một sơ đồ gần như chính xác tuyệt đối về lá gan của con người;Sêcxpia đến với nghệ thuật bắt đầu từ một chân giữ ngựa; Goorki - trường đại học lớn nhất
là trường đời Các nhà văn Kim Lân, Nguyên Hồng của Việt Nam cũng không được họchành chu đáo mà vẫn trở thành những nhà văn nối tiếng, Binget trở thành chủ tịch tập đoànmáy tính, tỷ phú Mỹ, người giàu nhất hành tinh - khi chưa hề học đại học )
- Tuy nhiên giống như câu tục ngữ trên, cách nói, có vẻ nghiêng lệch về vai trò của
người học “Chìa khoá của thành công” dễ khiến người ta có cảm giác con đường chiếm
lĩnh học vấn không cần đến vai trò của người thầy
- Trên thực tế, dường như không có một con người thành đạt nào lại không bắt đầu sựnghiệp của mình với tư cách là một người học trò (những nét chữ đầu tiên, những bài họcđầu đời ) Nhưng người thầy không phải là duy nhất quy định thành công của học trò.Thầy chỉ giữ vai trò là người hướng đạo, khơi mở (yếu tố khách quan quan trọng) còn sựtích cực chủ động của học trò trong việc biến tri thức thành của riêng mình là mới là yếu tốquyết định (Tri thức, dù nhỏ nhất, cũng phải là của mình – Goorki)→ Sẽ là hoàn hảo, nếu
có sự kết hợp hai con đường, hai phương pháp học tập
b2 Liên hệ, mở rộng:
Hiện tượng học sinh và các bậc cha mẹ, do không nhận thức đúng đắn tầm quan trọngcủa việc tự học đã ép con học thêm một cách thái quá, học sinh nhào vào các lò luyện thi,các trung tâm lịch học dày đặc vừa hao tổn sức khoẻ, vừa không hiệu quả
Đề 9:Dàn ý
a Giải thích:
- Khái niệm về kĩ năng sống và kiến thức
+ Kĩ năng sống: Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năngthích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu
và thách thức của cuộc sống hàng ngày" Nói một cách khác: kĩ năng sống chính là khảnăng thích nghi của con người trước những biến đổi, thử thách trong cuộc sống
+ Kiến thức: là những hiểu biết mọi mặt của con người về bản thân và thế giới kháchquan
- Nội dung quan niệm: Mối q/hệ giữa kĩ năng sống và kiến thức: kiến thức và kĩ năngsống có mối quan hệ tác động qua lại, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, đều cần thiết đối với conngười
b Trình bày suy nghĩ
* Tầm quan trọng/sự cần thiết của việc tích lũy kiến thức:
- Con người cần có những kiến thức về tự nhiên, xã hội
- Kiến thức là phương tiện để nhận thức bản thân và thế giới; kiến thức là điều kiệngiúp cho con người sống tốt, sống đẹp hơn
* Tầm quan trọng/sự cần thiết của việc rèn luyện KN sống
Trang 22- Kĩ năng sống giúp cho con người có thể sống “hòa thuân” hơn với thiên nhiên, vớimôi trường, với cộng đồng.
- Kĩ năng sống nâng cao chất lượng cuộc sống của con người…
* Tại sao rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức?
- Xuất phát từ vai trò/sự cần thiết của kĩ năng sống và kiến thức
- Kiến thức giống như chất liệu và kĩ năng sống là khả năng xử lí chất liệu ấy
* Thực trạng cuộc sống của con người trong xã hội hiện nay.
- Nhiều người có kiến thức nhưng chưa có kĩ năng sống
+ Coi trọng kiến thức/lí thuyết mà xem nhẹ kĩ năng sống, trong khi đó mọi kiến thứcđược tích lũy đều để đạt tới những giá trị trong cuộc sống
+ Học sinh: coi trọng kiến thức, xem nhẹ kĩ năng sống => không biết xử lí các tìnhhuống, những khó khăn trong cuộc sống (lạc đường, hỏng xe…)
- Hậu quả: con người trở nên lúng túng khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thiếu kĩnăng mềm: giao tiếp, quản lí thời gian… làm cho hiệu quả công việc và hiệu quả giao tiếp đixuống
* Bàn luận mở rộng:
- Kĩ năng sống và kiến thức giống như hai mặt lí thuyết và thực hành
- Coi trọng rèn luyện kĩ năng sống không có nghĩa là đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm;tất cả phải xuất phát từ nền tảng kiến thức của con người
- Cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của kĩ năng sống
- Tích cực rèn luyện, dũng cảm trải nghiệm những thử thách trong cuộc sống
2.2 Hướng dẫn giải đề nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Giải thích ngắn gọn về quỹ “vì người nghèo”:
Quỹ “Vì người nghèo” do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động nhằm vậnđộng các cá nhân, tổ chức quyên góp ủng hộ người nghèo Đây là một phong trào ủng hộ
có quy mô lớn, được phát động rộng khắp trong cả nước, với số tiền lên tới hàng trăm tỷđồng Ngày 31/12 hàng năm là ngày tổng kết cho phong trào ủng hộ, được Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức với tên gọi “Nối vòngtay lớn”
* Vai trò và tác động to lớn của phong trào:
- Phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” thể hiện truyền thống nhân đạo, một truyềnthống cao đẹp của dân tộc ta Người Việt Nam từ xưa đã có tinh thần “tương thân tươngái”, “lá lành đùm lá rách”, những người nghèo chính là những “lá rách” rất cần được đùmbọc, giúp đỡ của cả xã hội
- Với số tiền quyên góp từ quỹ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có những hànhđộng và việc làm thiết thực để ủng hộ, giúp đỡ đồng bào nghèo, đồng bào chịu hậu quả củathiên tai trên khắp mọi miền đất nước:
+ Xoá nhà tạm, tặng nhà tình nghĩa cho người nghèo
Trang 23+ Khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào ở vùng sâu vùng xa.
+ Ủng hộ hàng nghìn con trâu, con bò cho người dân các tỉnh miền núi phía Bắc sauđợt rét lịch sử năm 2007
+ Xây trường học, trạm y tế
+ Ủng hộ đồng bào ở các tỉnh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai…
+ Tặng quà tết cho các hộ nghèo…
- Quỹ “Vì người nghèo” có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đời sống vật chất và tinhthần của người dân nghèo
+ Giúp người nghèo vươn lên để thoát nghèo, ổn định cuộc sống
+ Lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống bởi họ được giúp đỡ kịp thời khi gặp khó khănhoạn nạn
+ Củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng, của Nhà nước…
+ Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
- Tuy nhiêm đang tồn tại một thực tế trong xã hội hiện nay là một số người mắc “bệnh
vô cảm” - thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những cảnh ngộ gieo neo, tai ương,khốn khó…
* Trình bày suy nghĩ của mình về “căn bệnh” này:
- “Bệnh vô cảm” hiện diện ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi tầng lớp xã hội và ngày càng biếntướng, muôn hình vạn trạng, có thể kể tên một số biểu hiện thường gặp như:
+ Ngoảnh mặt làm ngơ, thậm chí xua đuổi, dè bỉu người ăn mày, hành khất
+ Thấy người gặp tai nạn vội vã bỏ đi vì sợ phiền toái, nếu có dừng lại thì không phải
để giúp đỡ mà vì hiếu kỳ, tò mò, có kẻ còn nhân cơ hội đó lấy cắp tiền của người bị nạn.+ Con cái ăn chơi, đua đòi trác táng trong khi cha mẹ vất vả, lam lũ
+ Không nhường chỗ chỗ cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai trên xe buýt.+ Bác sĩ dửng dưng trước sự đau đớn của bệnh nhân, chậm trễ trong việc khám bệnh
và cấp cứu…
+ Chứng kiến người khác bạo hành, ngược đãi, nhưng không lên tiếng, không bênhvực…
- Nguyên nhân dẫn đến “bệnh vô cảm”:
+ Tác động của cơ chế thị trường, dẫn đến sự suy đồi về đạo đức, lối sống, chủ nghĩa
cá nhân ngày càng phát triển, con người chỉ chú ý đến lợi ích của bản thân, dửng dưngtrước cuộc sống của những người xung quanh
Trang 24+ Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng trong các trườnghọc, chưa tạo được một môi trường để gắn kết học trò, chưa có nhiều các hoạt động ngoạikhoá hướng các em tới sự đồng cảm và chia sẻ.
+ Do sự nuông chiều của cha mẹ khiến con cái luôn có tư tưởng “mình là nhất”
+ Xã hội chưa lên án mạnh mẽ thói vô cảm, Nhà nước chưa có hình thức xử phạt, rănđe
- “Bệnh vô cảm” gây ra hậu quả gì?
+ Là nhân tố làm mai một truyền thống “tương thân tương ái” cao đẹp của dân tộcViệt Nam
+ Mầm mống của cái xấu, cái ác trong xã hội (bởi khi con người không có cảm xúc,không hề động lòng trước nỗi đau của người khác, thì cũng dễ dàng gây ra nỗi đau chođồng loại )
- Làm thế nào để “chữa trị”? (Giải pháp khắc phục)
+ Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh từ những cấp học đầu tiên,đặc biệt là kỹ năng biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh, thông qua các hoạtđộng ngoại khoá, thăm hỏi và giúp đỡ trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, các thươngbệnh binh…
+ Tổ chức nhiều hơn nữa những phong trào tập thể vì cộng động (phong trào ký tên vìcông lý để đòi quyền lợi cho các nạn nhân chất độc da cam, phong trào ủng hộ “vì ngườinghèo”…)
+ Dự luận cần lên án nghiêm khắc những biểu hiện của “bệnh vô cảm”, Nhà nước cần
xử lý nghiêm minh bằng pháp luật những kẻ thờ ơ, dửng dưng, vô trách nhiệm trước đồngloại (bác sĩ thấy chết mà không cứu, thấy người gặp nạn không giúp đỡ )
+ Các bậc cha mẹ không quá nuông chiều con, có biện pháp giáo dục kịp thời khi thấybiểu hiện của “bệnh vô cảm”, khuyến khích con biết làm việc tốt để giúp đỡ mọi người
=> Tóm lại: Cần phải có sự phối hợp của gia đình – nhà trường – xã hội
* Trải nghiệm của bản thân.
Anh (chị) đã biết sống đồng cảm và chia sẻ với cộng đồng chưa? Những tấm gương
về sự đồng cảm, sẻ chia mà anh (chị) được biết
c Kết bài:
Có thể kết bài theo nhiều cách, nhưng nên chốt lại bằng những thông điệp định hướngcho hành động: “Sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng” để yêu thương, đồng cảm, sẻchia với mọi người
2.3 Hướng dẫn giải đề nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học.
Đề 1:
a Mở bài:
- Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào chođúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình, trung thực, chânthật, thẳng thắn, không giả dối và giàu lòng nhân ái
- Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang đã để nhân vật Trương Babày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻođược”
b Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa Đề nói:
- Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng).Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người Nếu thế giới bên trongđạt được sự toàn vẹn, hoàn thiện, con người sẽ có được những phẩm chất tốt đẹp, quý giá,sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc Đây là phần mà người ta không nhìn thấyđược chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó
Trang 25- Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lờinói, việc làm).
- Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái bên ngoài
là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trongquy định, chi phối
- Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bênngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhậnthức Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệchlạc, mất thăng bằng Dù ở trường hợp nào cũng đều là bi kịch
- Ý nghĩa Đề nói của Trương Ba: Thể hiện một quan niệm sống đúng đắn: Cần phấnđấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bênngoài Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tìn thần Đó làcách sống để con người đạt được sự thanh thản
* Phân tích, chứng minh ý nghĩa Đề nói:
- Thực tế cuộc sống của Trương Ba:
+ Bên trong: Gắn liền với phần hồn Trương Ba- một người làm vườn chăm chỉ, cần
cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàutình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh Đó là những phẩm chấtquý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến
+ Bên ngoài: Gắn liền với xác hàng thịt – một con người thô bạo, tham lam, coi trọng
+ Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xácphàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn Đây là một điềuphi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn
- Trong cuộc sống con người hiện nay:
+ Ở một số người có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài Đó là khi cái bên trong– đời sống tinh thần – thật sự mạnh mẽ để tạo thành một bản lĩnh sống, bản lĩnh văn hóa để
có thể chi phối, điều khiển lời nói, việc làm để cái bên ngoài thật sự là sự biểu hiện của cáibên trong Khi ấy, con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bảnthân, đồng thời cũng tạo cho mình một khả năng để chinh phục, thu hút người khác, tức làkhông chỉ sống tốt mà còn được mọi người yêu mến
+ Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa bên ngoài
và bên trong:
Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biếtnhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những hành vi trái vớilương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức Đó là trường hợp con người phải sống kệch lạc,mất thăng bằng
Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, cóhiểu biết, có tình cảm cao thượng Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo
* Đánh giá, bàn bạc:
- Mỗi người cần trang bị cho mình nhận thức, hiểu biết để có thể phân biệt đúng – sai,rèn luyện bản lĩnh để có thể tự kiểm soát mọi hành vi, để không chạy theo dục vọng tầmthường, không sa đà vào lối sống buông tuồng, dung tục Bên cạnh đó, cần quan tâm đến
Trang 26bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng dù là bình thườngnhất để được sống một cách thoải mái, tự nhiên.
- Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hòa giữa nhu cầu về tinh thần vànhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc với bản thân mình,tạo cho mình quyền được hạnh phúc
c Kết bài:
Cuộc sống đầy những khó khăn, phức tạp, đầy những cám dỗ, có khi người ta mắcphải những sai lầm, vấp ngã Hãy dũng cảm đối diện với sự thật để vươn lên Hãy trungthực, thẳng thắn với bản thân, không “nói một đằng làm một nẻo”, giả dối với mọi người vàchính mình Hãy luôn cảnh giác với “kẻ thù của chính mình”, vượt qua nó để chiến thắnghoàn cảnh, sống là mình
- Câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
+ Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự rènluyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình (ý chính)
+ Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả,những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ)
* Tại sao lòng tốt không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả,những hệ lụy nghiêm trọng?
-Giới thiệu câu chuyện
-Giới thiệu vấn đề nghị luận:
Phân tích, bàn luận vấn đề:
* Tìm hiểu ý nghĩa Đề chuyện:
– Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố
có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào
– Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá…: biểu tượng cho con người biết
Trang 27chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng củamình.
Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống Con ngườicần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khókhăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực vàniềm tin
* Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện:
– Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong cuộcđời
+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toantính và dự định của con người Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhậnthử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sự kiên trì, sáng tạo
cả (Dẫn chứng) Ta cần phê phán những người có lối sống đó.
Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống:
– Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió Khókhăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào Đó là qui tất yếu của cuộc sống màcon người phải đối mặt
– Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đàu hàng, không được gục ngã mà canđảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời
Liên hệ bản thân: – Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, lạc quan, hi vọng và có niềm
tin vào cuộc sống Cần nhất là thái độ sống của mình trước mọi thử thách của cuộc đời
Phần II: CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Khái niệm văn học dân gian
Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mụcđích phục vụ trực tiếp cho những học sinh khác nhau trong đòi sống cộng đồng Bất cứ mộtvăn bản nghệ thuật nào cũng được sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn ngữ
2 Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Tính truyền miệng:
Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biếnbằng miệng cho người khác Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăngkính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm Văn học dân gian thườngđược truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từđời trước đến đời sau)
Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hìnhthức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể)
- Tính tập thể:
Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác Nhưng quá trình này, lúcđầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận Sau đó
Trang 28những người khỏc (địa phương khỏc, thời đại khỏc tham gia sửa chữa, bổ sung cho tỏcphẩm biến đổi dần Quỏ trỡnh bổ sung này thường làm cho tỏc phẩm phong phỳ hơn, hoànthiện hơn.
Mỗi cỏ nhõn tham gia vào quỏ trỡnh sỏng tỏc này ở những thời điểm khỏc nhau Nhưng
vỡ truyền miệng nờn lõu ngày, người ta khụng nhớ được và cũng khụng cần nhớ ai là tỏcgiả Tỏc phẩm dõn gian vỡ thế đó trở thành của chung, ai cũng cú thể tựy ý thờm bớt, sửachữa
Tớnh thực hành:
- Văn học dõn gian khụng tồn tại đơn lẻ, trờn lớ thuyết, mà bao giờ cũng gắn với mộtloại hỡnh hoạt động nhất định của nhõn dõn lao động Vớ dụ: hỏt ru, hũ đi cấy, hỏt vớ, hỏtđụi
- Văn học dõn gian gợi cảm hứng cho người trong cuộc dự ở đõu làm gỡ
3 Thể loại văn học dõn gian
Gồm 12 thể loại chớnh: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tớch, ngụ ngụn, truyệncười, tục ngữ, cõu đố, ca dao, vố, truyện thơ, chốo Cỏc thể loại gắn bú với nhau trong tổngthể văn húa dõn gian
4 Giỏ trị của văn học dõn gian
Cú giỏ trị nhiều mặt: Văn học dõn gian cú giỏ trị nhiều mặt: Vừa chưa đựng những tri
thức về tự nhiờn và xó hội, vừa mang những giỏ trị nhõn văn của cỏc dõn tộc – là kho trithức phong phỳ về đời sống của dõn tộc
- Văn học dõn gian cú tỏc dụng giỏo dục tốt, là nhõn tố quan trọng trong việc hỡnh
thành tõm hồn, nhõn cỏch con người Việt Nam Giỏo dục tinh thần nhõn đạo, tụn vinhnhững giỏ trị con người, yờu thương con người và đấu tranh khụng mệt mỏi để giải phúngcon người khỏi ỏp bức bất cụng
- Văn học dõn gian cú giỏ trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phỏt triển nghệ thuật
truyền thống vụ giỏ của dõn tộc
5 Mối quan hệ giữa văn học dõn gian và văn học viết
Cú vị trớ là nền tảng cho văn học viết, làm cơ sở cho sự phỏt triển của văn học dõn tộc
6 Một số lu ý về phơng pháp đọc - hiểu văn học dân gian
- Để hiểu đúng văn bản văn học dân gian, chúng ta cần chú ý đếnmột số vấn đề:
a- Nắm vững đặc trng thể loại bởi lẽ không một nét độc đáo nàocủa một tác phẩm văn học dân gian cụ thể lại vợt ra khỏi những đặc tr-
ng cơ bản của thể loại Cần lấy những đặc trng chung về thể loại làmcăn cứ để đọc - hiểu tác phẩm cụ thể
b- Muốn đọc - hiểu chính xác một tác phẩm văn học dân gian, cần
đặt nó vào trong hệ thống những văn bản tơng quan, thích ứng (Về
đề tài, thể loại, cách diễn đạt)
Ví dụ: Hình ảnh “Thuyền” trong ca dao thờng mang ý nghĩa ẩn dụnhng trong những trờng hợp cụ thể, đều có sắc thái riêng Điều này tuỳthuộc ở việc dặt câu ca dao vào hệ thống nào Trong hệ thống lời casau thì “Thuyền” đợc dùng chỉ ngời con trai nay đây mai đó:
- Thuyền ơi cú nhớ bến chăng Bến thỡ một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Thuyền đà đến bến anh ơi, Sao anh chẳng bắc cầu noi lờn bờ.
(Cầu noi: Tấm ván bắc bối từ mạn thuyền lên bờ để ngời đithuyền lên xuống Bờ thì cố định còn thuyền thì di động)
Nhng quan hệ “thuyền - khách” thì “khách” lại thờng dùng để chỉnhững ngời con trai và “thuyền” chỉ ngời con gái:
Trang 29Thuyền tỡnh đó ghộ tới nơi Khỏch tỡnh sao chả đến nơi thuyền tỡnh.
Cũng tơng tự vậy, ở câu ca dao sau, “thuyền” chỉ ngời con gáitrong khi “bến” lại chỉ ngời con trai:
Lờnh đờnh một chiếc thuyền tỡnh Mười hai bến nước gửi mỡnh nơi nao.
c- Trong quá trình sinh thành, biến đổi, lu truyền, tác phẩm vănhọc dân gian luôn gắn bó mật thiết và phục vụ trực tiếp cho các hìnhthức sinh hoạt cộng đồng khác nhau (gia đình, xã hội, tôn giáo, tín ng-ỡng, phong tục, tập quán lao động, vui chơi, ca hát, lễ hội, ) của nhândân Bởi thế, để đọc hiểu chính xác và sâu sắc ý nghĩa tác phẩm,cần đặt nó trong mối quan hệ với các hình thức sinh hoạt cộng đồng
Ví dụ: Bài ca dao “Thách cới” cần đặt trong mối quan hệ giaoduyên diễn ra trong khuôn khổ cuộc hát đối đáp nam nữ Có thế mớihiểu đợc rằng đây chỉ là lời hát đùa, nhng đùa mà lại thật - cái thậtlòng của những thanh niên nam - nữ lao động nghèo, yêu đời tha thiết
và yêu nhau vừa mãnh liệt vừa hồn nhiên
-Truyện An Dơng Vơng và Mị Châu - Trọng Thuỷ cần đợc đặttrong mối quan hệ với lễ hội diễn ra hằng năm tai khu di tích lịch sử CổLoa (Có đền Thợng thờ An Dơng Vơng, có am thờ bà Chúa Mị Châu, lại
có cả Giếng Ngọc nơi in dấu kỉ niệm của đôi vợ chồng trẻ lúc sống vàgắn với cái chết đau đớn, dằn vặt bởi hối hận của Trọng Thuỷ), Nhvậy ta mới có thể hiểu đúng ý nghĩa của hình tợng, những chi tiếtnghệ thuật của truyền thuyết
II KIẾN THỨC NÂNG CAO
1 Sự tương đồng và khỏc biệt giữa cỏc thể loại văn học dõn gian :
Văn học dõn gian Việt Nam cũng như văn học dõn gian của nhiều dõn tộc khỏc trờn thếgiới cú những thể loại chung và riờng Điều đỏng lưu ý là ngay trong hệ thống thể loại vănhọc dõn gian của từng dõn tộc lại cú thể tỡm thấy những điểm tương đồng và khỏc biệt
- Sự tương đồng: Cỏc thể loại văn học dõn gian giống nhau ở cỏch thức sỏng tạo (lànhững sỏng tạo tập thể) và ở phương thức lưu truyền (truyền miệng) Về cơ bản cỏc tỏcphẩm văn học dõn gian ở cỏc thể loại khỏc nhau đều quan tõm phản ỏnh những nội dungliờn quan đến đời sống, tõm tư, tỡnh cảm của cộng đồng (chủ yếu là của tầng lớp bỡnh dõntrong xó hội)
- Sự khỏc biệt: Tuy nhiờn mỗi thể loại văn học dõn gian lại cú một mảng đề tài và mộtcỏch thức thể hiện nghệ thuật riờng (vớ dụ Ca dao quan tõm đến đời sống tõm hồn của conngười và thể hiện nú bằng bỳt phỏp trữ tỡnh ngọt ngào, lóng mạn…trong khi đú, Thần thoạilại giải thớch quỏ trỡnh hỡnh thành thế giới, giải thớch cỏc hiện tượng tự nhiờn,… bằng hỡnhảnh cỏc thần Sử thi lại khỏc, chủ yếu quan tõm phản ỏnh những sự kiện lớn lao cú tớnh quyếtđịnh tới số phận của cộng đồng Sử thi thể hiện nội dung bằng nghệ thuật miờu tả với nhữnghỡnh ảnh hoành trỏng và dữ dội…) Sự khỏc nhau của cỏc thể loại văn học dõn gian cho thấy
sự đa dạng về nghệ thuật Đồng thời nú cũng cho thấy khả năng chiếm lĩnh phong phỳ hiệnthực cuộc sống của nhõn dõn ta
2 Ảnh hưởng của văn học dõn gian đối với văn học viết
* Văn học dõn gian chớnh là nền tảng của văn học viết và cú tỏc động lớn đến sự hỡnh
thành và phỏt triển của văn học viết là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thờm chất liệu và cảmhứng sỏng tạo cho văn học viết
- Về phương diện nội dung: Văn học dõn gian cung cấp cho cỏc nhà văn của mọi thờiđại những quan niệm xó hội, đạo đức của nhõn dõn lao động, của cỏc dõn tộc Ngoài ra, núcũn cung cấp những tri thức hữu ớch về tự nhiờn xó hội, gúp phần quan trọng về sự hỡnh
Trang 30thành nhân cách con người Nó bảo tồn, phát huy những truyền thồng tốt đẹp của dân tộcnhư: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tìnhthương, Biểu hiện rõ nhất là ở đề tài, nguồn cảm hứng, tư tưởng nhân ái, tình cảm lạcquan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu con người,
+ Đề tài tiêu biểu trong văn học dân gian: Số phận người phụ nữ, thân phận người laođộng nói chung, tình yêu đôi lứa, những kinh nghiệm sống quý báu, đặc biệt ngợi ca tìnhcảm gắn bó với quê hương, đất nước,
+ Nguồn cảm hứng : Văn học dân gian thường lấy nguồn cảm hứng từ thiên nhiên,cuộc sống xã hội, lao động sản xuất, Đặc biệt, ca dao Việt Nam đã đưa ra những tiêu chí
về vẻ đẹp người con gái truyền thống
+ Tư tưởng nhân ái: Văn học dân gian đề cao tình cảm yêu thương con người nhất làthân phận người phụ nữ, người lao động cùng khổ,
VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIẾT (NỘI DUNG)
“Miệng ăn núi lở” (Tục ngữ)
“Anh em như thể tay chânRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
(Ca dao)
“Tay ai thì lại làm nuôi miệngLàm biếng ngồi ăn lở núi non.”(Bảo kính cảnh giới số 22”
- Nguyễn Trãi)
“Chân tay gẫm lại ai hơn nữaTranh cạnh làm chi, lỗi phép nhà”(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nguồn cảm
hứng
Mười ThươngMột thương tóc bỏ đuôi gàHai thương ăn nói mặn mà có
duyên
Ba thương má lúm đồng tiềnBốn thương răng lánh hạt huyền
kém thuaNăm thương cổ yếm đeo bùaSáu thương nón thượng quai tua
dịu dàngBảy thương nết ở khôn ngoanTám thương ăn nói lại càng thêm
xinhChín thương cô ở một mìnhMười thương con mắt hữu tình với
ai
Chân quêHôm qua em đi tỉnh về ?Đợi em ở mãi con đê đầu làngKhăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi !Nào đâu có yếm lụa sồi ?Cái dây lưng đũi nhuộn hồi sang
xuân ?Nào đâu cái áo tứ thân ?Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ?
Nói ra sợ mất lòng emVan em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em di lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anhHoa chanh nở giữa vườn chanhThầy u mình với chúng mình chân
quêHôm qua em đi tỉnh về?
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều?
Đi vay đi dạm , được một quan tiền
“ Bữa cơm ngày đói trông thật thảmhại Giữa cái mẹt rách có độc mộtlùm rau chuối thái rối,và một đĩa
Trang 31Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng , hắn đẻ ra mườitrứng
Một trứng ung ; Hai trứng ung ;
Ba trứng ungBốn trứng ung ; Năm trứng ung ;Sáu trứng ung
Bảy trứng cũng ungCòn ba trứng nở ra ba conCon diều tha, con quạ quắp,con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi !Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây(Ca dao “Mười quả trứng”)
muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều
ăn rất ngon lành Bà cụ vừa ăn vừa
kể chuyện làm ăn, gia cảnh với condâu Bà lão nói toàn chuyện vui, toànchuyện sung sướng về sau này :
- Tràng ạ Khi nào có tiền ta mua lấyđôi gà Tao tin rằng cái chỗ đầu bếpkia làm cái chuồng gà thì tiện quá.Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy
mà có ngay đàn gà cho mà xem ”(Vợ nhặt – Kim Lân)
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng
saiHàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng GaiHàng Buồm, Hàng Thiếc,Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng GiàyHàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây,
Hàng ĐànPhố Mới, Phúc Kiến, Hàng ThanHàng Mã, Hàng Mắm,Hàng Ngang, Hàng ĐồngHàng Muối, Hàng Nón, Cầu ĐôngHàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông,
Hàng BèHàng Thùng, Hàng Bút, Hàng TreHàng Vôi, hàng Giấy, Hàng The,
Hàng GàQuanh đi đến phố Hàng DaTrải xem phường phố thật là cũng
xinhPhồn hoa thứ nhất Long ThànhPhố Giăng mắc cửi, đường quanh
bàn cờNgười về nhớ cảnh ngẩn ngơBút hoa xin chép nên thơ lưutruyền (Ca dao)
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiDẫu không lịch sự cũng người
Trường AnHồi thủ khả lân ca vũ địaĐất Trường An là chốn đế kinhNước non một dải hữu tìnhGiời Nam Việt trước gây đồ đế kỉ,Người thôn ổ, dấu phong lưu thành
Đồ thiên nhiên riêng một bức tang
thươngKhách du lãm coi chừng thăm hỏi
Đã mấy độ sao dời vật đổiNào vương cung, đế miếu đâu nào ?Mỉa mai vượn hót anh chào.”(Vịnh cảnh Hà Nội - Nguyễn Công
Trứ)
Tình yêu
con người
“Thân em cúc mọc bờ rào,
Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ
bông” (Ca dao)
“Khi sao phong gấm rủ làGiờ sao tan tác như hoa giữađường ”(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Về phương diện nghệ thuật: Văn học dân gian cung cấp cho các nhà văn một khotàng các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phương
Trang 32pháp xây dựng nhân vật, hình ảnh, cách nói, các biện pháp tu từ, thể loại, chất liệu dângian,
+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ văn học dân gian mang đậm tính triết lí, giàu chất thơ songhình thức biểu đạt lại gần gũi, dễ hiểu Người dân lao động thường dùng những cách nóitrong giao tiếp hàng ngày để diễn đạt tư tưởng, tình cảm cũng như đúc kết kinh nghiệmsống
VD : Truyền thống lấy lá trầu để làm ngôn ngữ bày tỏ tình cảm:
“Anh thương em trầu hết lá lươn”
“Bắc thang lên hái ngọn trầu vàngTrầu em cao số muộn màng anh thương”
“Bây giờ em mới hỏi anhTrầu vàng nhá với cau xanh thế nào ?
“Cau xanh nhá với trầu vàng,Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi
→ Tiếp nối truyền thống ấy, Hồ Xuân Hương cũng sử dụng ngôn ngữ trầu cau để bày
tỏ khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi” (Mời trầu)+ Hình ảnh: Trong văn học dân gian phần lớn là cảnh thiên nhiên hay sinh hoạt rấtquen thuộc với người bình dân Trong cuộc sống hàng ngày, người dân lao động rất thânthuộc với mái đình, cây đa, bến nước, vì vậy, trong tình yêu đôi lứa, trong nỗi nhớ quêhương, người lao động đã tái hiện lại những không gian thân thuộc ấy trong lời ca củamình:
“Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tươngNhớ ai dãi nắng dầm sươngNhớ ai tát nước bên đường hôm nao” (Ca dao)
→ Rau muống, con thuyền, cũng là những hình ảnh không thể thiếu trong thơNguyễn Trãi:
“ Ao cạn vớt bèo cấy muống,Đìa thanh phát cỏ ương senKho thu phong nguyệt đầy qua nóc,Thuyền chở yên hà nặng vạy then ”
(Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi)+ Cách nói : Các hình thức lặp lại là đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu trong ca dao: lặplại kết cấu, hình ảnh, lặp lại dòng thơ mở đầu hoặc một từ, một cụm từ,
Ví dụ:
+ Vì thuyền, vì bến, vì sông
Vì hoa nên bận cánh ong đi về
+ Còn non còn nước còn trờiCòn cô bán rượu còn người say sưa
+ Yêu nhau mấy núi cũng trèoMấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
(Ca dao) Trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) cũng có những Đề thơ có kiểu dùng từ tương ứng:
+ Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
+ Còn non, còn nước, còn dàiCòn về, còn nhớ đến người hôm nay
+ Các biện pháp tu từ: Văn học dân gian thường sử dụng các biện pháp tu từ như: sosánh, ẩn dụ, nhân hoá, để giúp hình dung một cách cụ thể thông qua những hình ảnh quenthuộc như: hạt mưa, tấm lụa đào, cái giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò,
Trang 33Trong ca dao:
“Thuyền về có nhớ bến chăng ?Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
“Trúc dặn dò mai, bến dặn dò thuyềnNghe ai quyến rũ bỏ lời nguyền của anhBến dặn dò thuyền, trúc dặn dò maiNghe ai quyến rũ, không vãng lai chốn này”
“Lênh đênh một chiếc thuyền tìnhMười hai bến nước biết gửi mình vào đâu”
→ “Thuyền - bến” còn là nguồn cảm hứng của các nhà thơ giúp họ sáng tác nên những tác phẩm mang đậm tính truyền thống như trong thơ Xuân Diệu:
“Tình giai nhân: bến đợi dưới cây giàTình du khách: thuyền qua không buộc chặt”
Và thơ Hàn Mặc Tử:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?”
Hay với sự cách tân của Chế Lan Viên “thuyền - bến” lại là:
“Buổi sáng em xa chiCho chiều, mùa thu đến
Để lòng anh ghé bếnNghe thuyền em ra đi”
+ Thể loại : Hơn 90% số bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.Trong ca dao còn có thể thơ khác, như : song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm Nguyễn Du đãrất thành công trong việc sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc với tác phẩm “Truyện Kiều”.Ngoài, còn có một số tác phẩm văn học viết cũng được sử dụng thể thơ dân tộc này : “LụcVân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu), “Lỡ bước sang ngang” (Nguyễn Bính),…
+ Chất liệu dân gian : Các nhà thơ đã sử dụng rất linh hoạt chất liệu dân gian vào tácphẩm của mình:
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
→ làm chúng ta nhớ đến Đề tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn
có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển Văn họcdân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu Trái lại, văn học viết có tác động trở lại làmvăn học dân gian thêm phong phú, đa dạng
III MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1 Một số đề luyện tập
Đề 1: Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?
Đề 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loai nào? Nêu tên gọi, định nghĩa
ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại
Đề 3: Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian?
Đề 4: So sánh những điểm giống và khác nhau giữa các thể loại văn học dân gian?
Trang 342 Hướng dẫn giải
Đề 1: Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?
Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là:
- Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (Ca hát chèo, tuồng, cảilương ) Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian.Tính truyền miệng làm lên nhiều bản kể gọi là dị bản
- Văn học dân gian gợi cảm hứng cho người trong cuộc dù ở đâu làm gì, hãy nghengười nông dân tâm sự:
Ra đi anh đã dặn dò
Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau
Ruộng sâu cấy trước để lúa lên cao, cứng cáp, tránh được ngập lụt Ta nhận ra đó làlời ca của người nông dân trồng lúa nước
Hoặc:
Lá này là lá xoan đào
Tương tư thì gọi thế nào hỡi em?
Là lời chàng trai nông thôn tế nhị và duyên dáng mượn hình ảnh lá xoan đào để thểhiện hình ảnh của mình
Đề 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loai nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại.
1 Truyện thần thoại
- Thần thoại là hình tự sự dân gian, thường kể về các vị thần xuất hiện chủ yếu ở thòicông xã nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinhphục tự nhiên, quá trình sáng tạo văn hóa của người Việt cổ
- Do quan niệm của người Việt cổ, mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quảnnhư thần sông, thần núi, thần biển nhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vịthần trong thần tích, thần phả
VD: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thần trụ trời
2 Sử thi dân gian
- Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp,xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến
cố lớn lao diễn ra trong đời sông cộng đồng của nhân dân thời cô đại
Ví dụ: sử thi "Đẻ đất đẻ nước" của người Mường dài 8530 Đề thơ tả lại sự việc trầngian từ khi hình thành vũ trụ đến khi bản Mường được ổn định
- Nhân vật sử thi mang cốt cách của cộng đồng (tượng trưng cho sức khỏe, niềm tincủa cộng đồng) Ví dụ: Đăm Săn chiến đấu với mọi thế lực bình yên cho muôn làng
Trang 35Uylitxơ cùng đồng đội lênh đênh ngoài biển khơi gắn liền vối thời đại người Hi Lạp cổ đạichinh phục biển cả
3 Truyền thuyết
- Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa.Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộngđồng dân cư của một vùng
- Nhân vật trong truyền thuyết là nửa thần, nửa người như: Sơn Tinh, Thủy Tinh(Thần vẫn mang tính người) hoặc An Dương Vương (biết cầm sừng tê bẩy tấc rẽ nước vểthủy phủ) Như vậy nhân vật có liên quan tới lịch sử nhưng không phải là lịch sử
- Xu hướng lí tưởng hóa: Nhân dân gửi vào đó những ước mơ khát vọng của mình.Khi có lũ lụt họ ước có một vị thần trị thủy Khi có giặc họ mơ có một Thánh Gióng Tronghòa bình, họ mơ có một hoàng tử Lang Liêu làm ra nhiều thứ bánh ngày tết Đó là ngưòianh hùng sáng tạo văn hóa
Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương, An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, Bánhchưng bánh dày
4 Cổ tích
- Dòng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về những con người bình thường trong xã hội
có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động
- Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới hai vấn đề cơ bản: kể về số phận bất hạnhcủa người nghèo khổ, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và ước mơ khát vọng đổi đời củanhân dân (nhân đạo, lạc quan)
- Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ Dừa, Tấm Cám,Thạch Sạch
Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế
5 Truyện cười
- Truyện cười thuộc dòng tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bấtngờ Truyện xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười nhằmmục đích giải trí hoặc phê phán xã hội
- Các mâu thuẫn trong truyện cười
+ Cái bình thường với không bình thường
+ Mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm
+ Mâu thuẫn trong nhận thức với lí tưởng
Từ những mâu thuẫn ấy làm bật lên tiếng cười
Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày
6 Truyện ngụ ngôn
- Truyện viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ, nhânvật là người, bộ phận của con người, là vật (phần lớn là các con vật) biết nói, có tính cáchnhư người Từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc
- Nhân vật truyện ngụ ngôn rất rộng rãi có thể là vật, các con vật hoặc người Truyện
9 Ca dao
Trang 36Là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần có điệu đã tước bỏ
đi tiếng đệm, tiếng láy nhằm diễn tả thế giới nội tâm con người
Ví dụ: Chèo Quan Âm Thị Kính, Suý Vân giả dại
Đề 3 Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian
1 Văn học dân gian có giá trị nhiều mặt: Vừa chứa đựng những tri thức về tự nhiên và
xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc - là kho tri thức phong phú về đờisông của dân tộc
2 Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hìnhthành tâm hồn, nhân cách con ngưòi Việt Nam Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinhnhững giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóngcon ngưòi khỏi áp bức bất công
3 Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệthuật truyền thống vô giá của dân tộc
Đề 4: So sánh 12 thể loại văn học dân gian dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Về mặt loại văn: các thể loại trên khác nhau ở chỗ chúng là văn bản, văn xuôi haysân khấu?
+ Văn xuôi gồm: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn
+ Văn vần gồm: sử thi, ca dao, tục ngữ, câu đó, vè, truyện thơ
+ Sân khấu có chèo (và một số loại sân khấu khác)
- Trong văn xuôi dân gian, các thể loại khác nhau về thòi điểm ra đời, thời kì thịnhhành và đặc trưng nội dung, nghệ thuật, cụ thể:
+ Thần thoại ra đời sớm nhất, khi con người chưa lí giải được các hiện tượng tự nhiên,nội dung chủ yếu đề cập đến đặc trưng tính cách, cuộc sống của các vị thần, nghệ thuậtmang tính kì ảo, hoang đường
+ Truyền thuyết ra đời muộn hơn, khi xã hội đã xuất hiện cuộc chiến giữa các dân tộc.Nội dung truyện đề cập chủ yếu đến số phận các nhân vật lịch sử, đời sống thần linh bị lu
mờ nhưng vẫn còn chi phôi sâu sắc tới cuộc sông của con người
+ Cổ tích ra đời trong xã hội đã phát triển, nội dung đề cập đến các vấn đề đấu tranh
xã hội giữa chính - tà, thiện - ác về nghệ thuật, tuy còn nhiều yếu tố hoang đường nhưng
đó chỉ là nhân tố phù trợ cho nhân vật chính diện
+ Truyện cười và ngôn ngữ ra đời trong xã hội phát triển, các mối quan hệ xã hội đãbộc lộ mặt trái mâu thuẫn đáng cưòi hoặc để rút ra kinh nghiệm
- Trong văn học dân gian, các thể loại khác nhau về đặc điểm nội dung và nghệ thuật.+ Sử thi có cốt truyện gần giống với truyền thuyết nhưng được làm bằng thơ
+ Ca dao thường là phần lời của các bài hát dân ca đã lược bỏ đi phần nhạc Nội dung
đề cập đến mọi nơi của cuộc sông xã hội, trong đó chủ yếu là đời sống tình cảm của nhândân lao động
Trang 37+ Truyện thơ có thể coi như những truyện cổ tích bằng thơ hoặc những bài ca dao dàibộc lộ tình cảm qua một cốt truyện Chẳng hạn truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộcThái.
+ Tục ngữ là những câu nói có vần, dùng để đúc kết kinh nghiệm quan sát, kinhnghiệm ứng xử cuộc sông về nghệ thuật, tục ngữ có đặc trưng là khái quát hóa cao độ.+ Vè là những câu hỏi có vần, ghép lại với nhau theo hình thức của nó (thường là loại
ba, bôri chữ), nhưng nội dung rất cụ thể, rõ ràng, không hàm ý, gợi ý như thơ Nội dungthường phê phán, chế giễu một loại thói hư tật xấu nào đấy hay quảng cáo tuyên truyền chomột chủ trương, chính sách
CHUYÊN ĐỀ SỬ THI
I KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Khái niệm sử thi:
- Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn
- Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng
- Nội dung: kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cưdân thời cổ đại
2 Phân loại: có hai loại
a Sử thi thần thoại: Nói về sự hình thành vạn vật, con người, xã hội, văn hóa, nhữnghoạt động của con người và thần linh Các nhân vật là con người trong sử thi thần thoạivừa mang tính người vừa mang tính thần
Ví dụ: Đẻ đất đẻ nước ( Mường)
b Sử thi anh hùng: Là sử thi tập trung nói về các nhân vật anh hùng, về các cuộc hànhtrình trường kì gian khổ của cộng đồng người trong lịch sử Ở đó hình tượng nhân vậttrung tâm là các anh hùng dân tộc, thủ lĩnh bộ lạc Hành động của họ có ảnh hưởng to lớnđến sự yên ổn của gia đình, dòng họ, cộng đồng, quốc gia
- Đề tài chiến tranh giành lại vợ, tiêu biểu cho loại này là Khan Đam Săn
- Đề tài chiến tranh đòi nợ và trả thù, tiêu biểu cho loại này là Khan Xing Nhã
- Loại cốt truyện có đề tài hỗn hợp, vừa có đề tài chiến tranh giành lại vợ, vừa cóchiến tranh đòi nợ cũ hay trả thù Loại này có hai kiểu cốt truyện Kiểu thứ nhất là kiểu cốttruyện đơn Điển hình cho kiểu này là sử thi Đăm Di Kiểu thứ hai là kiểu cốt truyện liênkết Điển hình cho kiểu này là sử thi Mhiêng
3 Nội dung và cách xây dựng nhân vật của sử thi
- Nội dung của sử thi nhằm kể về cuộc đời, chiến công hào hùng trong xây dựng và
đặc biệt là trong chiến đấu chống lại kẻ thù đối kháng để thành lập một cộng đồng giàu về
vật chất – mạnh về thể chất và tinh thần Ví như sử thi Đăm San kể về những cuộc giao
chiến đầy cam go của người anh hùng Đăm San, là phản ánh quang cảnh xây dựng làm chobuôn làng giàu mạnh, thể hiện những ước mơ, hành động muốn đi tới tận cùng của nhânvật anh hùng để trở thành người thủ lĩnh hùng mạnh nhất (đoạn trích đi bắt nữ thần mặttrời) Hình tượng người anh hùng trong sử thi chính là hình mẫu về ước muốn của cộngđồng những con người
- Cách xây dựng nhân vật anh hùng trong sử thi khác với nhân vật truyện cổ tích,
nguồn gốc xuất thân, thường có số phận, địa vị thấp kém, bị thua thiệt, khinh rẻ trong giađình và xã hội Nhân vật sử thi anh hùng ngay từ khi xuất hiện đã có một địa vị xã hội kháchẳn, họ là con, cháu của thần linh, con cháu của những tù trưởng, thủ lĩnh của cộng đồngtrước đây Ví dụ nhân vật Đăm San, Xinh Nhã, Kinh Dú trong những tác phẩm cùng tên.Nhân vật anh hùng đẹp toàn diện Người anh hùng trước tiên phải là người đẹp, đẹp về hình
Trang 38thức, trang phục Trong truyện cổ tích, mỹ học chưa miêu tả chân dung Sử thi rất chú trọng
miêu tả chân dung, trang phục nhân vật Nhân vật anh hùng đã chứng tỏ được: trời cho cái giàu, thần cho cái sang Chân dung của nó luôn là chân dung cường tráng, cân đối, hài hòa.
Trang phục của nhân vật luôn thỏa mãn hai yêu cầu: yêu cầu đẹp, đa dạng, kiểu cách, nhiềumàu sắc; biểu hiện sức mạnh, sự giàu sang, tỏ rõ một trang tù trưởng giàu mạnh Sức mạnhnhân vật trong sử thi là người có sức mạnh phi thường Hành động của nhân vật trong giaotranh đều là những hành động anh hùng Nhân vật được đưa vào những biến cố thể hiệntính cách, ở đây nhân vật cũng luôn được so sánh với những nhân vật phản diện, so sánh vềchân dung, sức mạnh, tính cách Tất cả mọi hành động trong nhân vật đều được chứng tỏ,ước mơ cho cộng đồng mạnh lên, uy tín của cộng đồng vang dội
Hôn nhân trong sử thi không đơn thuần phản ảnh việc thành lập gia đình mà để thể
hiện sức mạnh cộng đồng Nhân vật vượt qua những thử thách phi thường, hành động, hammuốn vinh quang đều có kích thước phi thường
Nhân vật anh hùng lúc nào cũng xuất hiện trên một môi trường “tinh thần đặc biệt”:
nhân vật xuất hiện trên nền cộng đồng; xuất hiện trên nền điều kiện địa lý, phong tục, tậpquán của cộng đồng; nhân vật xuất hiện trên đầm lầy; cánh rừng sử thi; nhân vật anh hùngtrong sử thi xuất hiện trong nhiều mối quan hệ: quan hệ với người đẹp, với kẻ thù đốikháng, quan hệ với cộng đồng Ở mối quan hệ nào thì nó cũng bộc lộ là một nhân vật phithường đầy tính cách, phóng túng, tự do vì cộng đồng
4 Thi pháp sử thi
- Sử thi thường sử dụng biện pháp phóng đại (phóng đại trong so sánh, trong miêu tả,trong cảm nhận, trong đánh giá…)
Ví dụ: khi miêu tả về thiên nhiên và người anh hùng chúng ta nhận thấy, thiên nhiên
để cho người anh hùng xuất hiện thường là một thiên nhiên kì vỹ (một bãi đất lớn, một đồi
cỏ gianh, một khu rừng rậm, một con suối lớn, một cánh đồng thẳng cánh diều bay,…).Hình ảnh người anh hùng trước kẻ thù đối kháng thường được miêu tả dưới bút pháp tôđậm, phóng đại Biện pháp này phục vụ mục đích sử thi nhằm miêu tả không gian hào
hùng, sự tích anh hùng của người anh hùng để dựng lên một môi trường tinh thần đặc biệt cho người anh hùng xuất hiện Trong sử thi tất cả phải là tuyệt đối chỉ có những giá trị tuyệt đối mới có những hình tượng tuyệt đối Biện pháp phóng đại đã nhằm giúp cho sử thi
vươn tới những mục đích của nghệ thuật đó
- Thi pháp sử thi còn hay sử dụng những mẫu hình quen thuộc có sẵn trong tự nhiên, thường gặp trong đời sống hay những vật dụng thường dùng để so sánh: So sánh thiên
nhiên với con người (cái đẹp, ánh mắt của nữ thần mặt trời, đoàn quân của Đăm San đi lênrẫy, đi bắt cá… Hay so sánh thiên nhiên với thiên nhiên (cảnh sắc nơi trần thế - cảnh sắcnơi ông trời ở; cảnh sắc nơi nữ thần mặt trời sinh sống với cảnh sắc nơi buôn làng mà tùtrưởng Đăm San lãnh đạo…) So sánh những cái nghe thấy với những cái nhìn thấy
5 Cách phân tích Sử thi
Khi phân tích sử thi cần chú trọng những đặc điểm cốt lõi :
- Không gian Sử thi: Thường là khung cảnh đại ngàn hùng vĩ, núi rừng bao la , bảnlàng phồn thịnh, với những cảnh sinh hoạt cộng đồng gắn liền với những tập tục của bộtộc
- Nhân vật Sử thi: Thường là người anh hùng với vẻ đẹp ngoại hình và sức mạnh phithường, những chiến công kỳ vĩ, những việc làm có ý nghĩa và ảnh hưởng tới toàn cộngđồng, được tập thể tôn sùng, ngưỡng mộ
- Ngôn ngữ Sử thi: giàu hình ảnh, nhịp điệu, trang trọng ; sử dụng nhiều thủ pháp sosánh và phóng đại , trùng điệp, kết cấu tầng lớp và mang tính hiệu triệu cao (kêu gọi)
6 Sử thi Đăm Săn
- Thể loại: sử thi anh hùng của tộc Ê- đê
- Giá trị nội dung:
Trang 39+ Tác phẩm là một bức tranh về cuộc sống của người Ê – đê cổ đại, là pho lịch sử, vănhóa chân thật hào hùng và đầy chất thơ, khái quát kinh nghiệm sống của cộng đồng ngườiÊ-đê thời quá khứ.
+ Xây dựng được nhân vật anh hùng Đăm Săn với sức mạnh vẻ đẹp phi thường Làngười anh hùng lí tưởng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của cộng đồng Cuộc sống của chàng gắn vớinhững kỳ tích trong lao động ( thuần phục voi dữ, chặt cây thần, lầm rẫy…) và những chiếncông trong chiến trận (Đánh thắng tù trưởng giàu mạnh…)
- Giá trị nghệ thuật:
+ Kể chuyện hấp dẫn bằng phương pháp tương phán: Toàn bộ Đề chuyên là sự đốinghịch giữa một bên là khát vọng bay bổng của con người với một bên là những trở ngại vàhạn chế của chính thời đại Nghệ thuật tương phản thường kết hợp với phép phóng đại,tụng ca
+ Sử dụng rông rái hình thức điệp khúc, điệp ngữ, tạo nên một âm hưởng hùng tráng.+ Cấu trúc nhịp nhàng, cân đối; ngôn ngữ đẹp một cách tráng lệ với một hệ thốngnhững hình ảnh ẩn dụ, định ngữ, so sánh
7 Đoạn trích “Chiến thắng Mtao-Mxây”
a Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm Tiêu đề do người soạn sách đặt ra Đoạn trích
kể về việc Đăm San cứu vợ về
b Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao-Mxây.
* Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến: Do Mtao-Mxây đã cướp vợ của Đăm San =>danh dự của cá nhân bị đe dọa, danh dự, hạnh phúc của cộng đồng bị đe dọa
* Diễn biến cuộc chiến: Chia làm hai chặng
- Chặng 1: Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại: Trước thái độquyết liệt của Đăm Săn, Mtao Mxây tỏ ra run sợ
- Chặng 2: Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây
+ Hiệp 1: Đăm Săn khích Mtao Mxây múa khiên trước Trong khi Mtao
Mxây múa thì Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên
+ Hiệp 2: Đăm Săn múa khiên trước động tác nhanh, mạnh, hào hùng, vừakhỏe vừa đẹp Lập tức Mtao Mxây trốn chạy bước cao bước thấp Hắn chémĐăm Săn nhưng trượt và vội cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu Đượcmiếng trầu Hơ Nhị tiếp sức Đăm Săn mạnh hẳn lên
+ Hiệp 3: Đăm Săn Múa khiên càng nhanh, càng mạnh và đẹp, hào hùng Chàng
đuổi theo Mtao Mxây và đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng Chàngthấm mệt và cầu cứu thần linh
+ Hiệp 4: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo Mtao Mxây, lấy
cái chày mòn ném vào vành tai hắn, hỏi tội Mtao Mxây, giết chết Mtao Mxây
=> Đăm Săn là người anh hùng có trí tuệ, có sức mạnh, dũng cảm hành động vì chínhnghĩa, một nhân vật anh hùng sử thi đích thực mang nét đẹp chung của cả cộng đồng
* Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng (nô lệ) của Mtao Mxâykhi chàng đến từng nhà kêu gọi mọi người đi theo mình Thể hiện sựthống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thivới quyền lợi, khát vọng của cộng đồng (họ sống hòa hợp trong mộtnhóm đông hơn, giàu hơn, mạnh hơn) Thể hiện lòng yêu mến, sự tuânphục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng Qua đó, sử thimuốn nói đến ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng E đê-một biểuhiện quan trọng của ý thức dân tộc
* Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng:
- Vui chiến thắng
- Tự hào, tự tin vào sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình
Trang 40-> Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh, phi thường của Đăm Săn.
c Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sử thi:
Mỗi nhân vật sử thi đều có vai trò đối với diễn biến của các sự kiện sử thi
Nhân vật Mtao Mxây với hành động cướp bóc buôn làng của Đăm Săn, bắt cóc vợĐăm Săn là nguyên nhân của cuộc chiến Mtao Mxây thuộc loại nhân vật phản diện
Nhân vật Đăm Săn là nhân vật trung tâm của sử thi, quyết định sự diễn biến của cốttruyện sử thi, có sức thuyết phục, lôi cuốn các nhân vật quần chúng
Nhân vật ông Trời và Hơ Nhị đóng vai trò nhân vật trợ thủ của anh hùng Ông Trời lànhân vật trợ thủ thần kì, Hơ Nhị là nhân vật trợ thủ trao vật thần kì Hành động trợ thủ củanhững nhân vật này thê hiện quan niệm về cuộc chiến đấu chírth nghĩa của nhân vật anhhùng
Nhân vật quần chúng đóng vai trò hậu thuẫn cho nhân vật anh hùng, bị lôi cuốn bởinhững phẩm chất phi phàm của nhân vật anh hùng Mối quan hệ giữa nhân vật anh hùng vànhân vật quần chúng tạo nên ý nghĩa biểu trưng : người anh hùng sử thi biểu trưng cho sứcmạnh, lí tưởng của cả cộng đồng
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng:
Ngôn ngữ của người kể khá sinh động, lỉnh hoạt Khi miêu tả nhà Mtao Mxây, chândung Mtao Mxây, động tác chiến đấu và diễn biến của giao tranh, miêu tả vẻ đẹp của ĐămSăn, khung cảnh tôi tớ theo Đăm Săn và không khí lễ hội chiên thắng, ; tác giả dùng ngônngữ lúc thì trang trọng, giàu hình ảnh nhịp điệu, lúc thì dùng phép so sánh, phóng đại.Ngôn ngữ đôì thoại của các nhân vật được sử dụng nhiều và linh hoạt, giàu tính kịch.Những câu ra lệnh, kêu gọi tạo nên không khí hùng tráng
Trong ngôn ngữ người kể chuyện có xen vào ngôn ngữ đối thoại của người kể để lôicuốn người nghe, truyền cảm xúc cho người nghe
II KIẾN THỨC NÂNG CAO
1 Đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên.
– Nội dung: qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng, sử thi thể hiệnsức mạnh, khát vọng của cộng đồng và thời đại
– Nghệ thuật sử dụng nhôn từ: ngôn ngữ trang trọng, giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, sửdụng nhiều phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, đậm đà màu sắc dân tộc
2 So sánh sử thi Tây Nguyên, sử thi Hi Lạp và sử thi Ấn Độ.
– Giống nhau:
+ Miêu tả người anh hùng với sự thông minh, tài trí hơn người
+ Ngôn ngữ trang trọng, miêu tả tỉ mỉ, thường sử dụng thủ pháp so sánh (phóng đạihoặc có đuôi dài)
– Khác nhau:
+ Sử thi Tây Nguyên: nhấn mạnh sự tài giỏi, tấm lòng vì cộng đồng
+ Sử thi Hi Lạp: nhấn mạnh trí tuệ người anh hùng
+ Sử thi Ấn Độ: nhấn mạnh sự mẫu mực của các nhân vật
III MỘT ĐỀ LUYỆN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1 Một số đề luyện tập
Đề 1: Sử thi là gì? Sử thi dân gian có những loại nào? Kể tên một vài tác phẩm tiêu
biểu của sử thi dân gian Việt Nam?
Đề 2: Nêu những giá trị đặc sắc của sử thi Đăm Săn?
Đề 3: Nhập vai dân làng, anh (chị) hãy kể lại cuộc giao chiến giữa Đămsăn và Mtao
Mxây trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.
Đề 4: C¶m nhËn cña em vÒ nh©n vËt §¨m S¨n trong ®o¹n trÝch
"ChiÕn th¾ng Mtao Mx©y", trÝch trong sö thi §¨m S¨n?