ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ QUANG DŨNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM CHUYÊNMÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN
HỒNG BÀNG - HẢI PHÒNGNgành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn: “Quản lí hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS
quận Hồng Bàng - Hải Phòng” sử dụng những thông tin được ghi rõ nguồn
gốc, số liệu đã được tổng hợp, xử lí.
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn làhoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một côngtrình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 7 năm 2018
Tác giả
Lê Quang Dũng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, emđã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các cơquan trường học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Sư phạmThái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý - Giáo dục,các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Sưphạm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong suốtquá trình học tập.
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, người
đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện củaPhòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng, các trường THCS trên địa bànthị quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; cảm ơn các đồng chí, đồngnghiệp, đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến để việc điềutra nghiên cứu và hoàn thành luận văn được thuận lợi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những tồntại, thiếu sót Tác giả xin trân trọng tiếp thu những ý kiến chỉ bảo, góp ý xâydựng của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và đồng chí, đồng nghiệp đểtiếp tục hoàn thiện hơn nữa luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lê Quang Dũng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NHÓM CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
61.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Các khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Quản lí 9
1.2.2 Nhóm chuyên môn, hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS
111.2.3 Quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS
121.3 Một số vấn đề về hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS
121.3.1 Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân 12
Trang 61.4.1 Lập kế hoạch hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS 211.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS 23
Trang 71.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS 25
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS 29
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động nhóm chuyên môntrong trường THCS 31
2.1.1 Mục tiêu khảo sát 36
2.1.2 Nội dung khảo sát 36
2.1.3 Đối tượng kháo sát 36
2.1.4 Phương pháp khảo sát 36
2.1.5 Cách thức xử lý kết quả khảo sát và thanh điểm đánh giá 36
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động các nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng 38
2.2.1 Cơ cấu tổ chức nhóm chuyên môn 38
2.2.2 Thực trạng hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS 39
2.3 Thực trạng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCSquận Hồng Bàng, TP Hải Phòng 44
2.3.1 Thực trạng lập kế hoạch động nhóm chuyên môn trường THCS 44
2.3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS 52
2.3.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS 56
2.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS 61
2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng 64
Trang 83.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 71
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 71
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 72
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 72
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo gắn với mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông 72
3.2 Các biện pháp đề xuất 73
3.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng và hoàn thiện các quy định về cơ cấu, tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn
733.2.2 Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng chuyên môn 76
3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt của nhóm chuyên môn
803.2.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt nhóm chuyên môn 82
3.2.5 Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn
853.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 87
3.4 Khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 87
Kết luận chương 3 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93
1 Kết luận 93
2 Khuyến nghị 94
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 96
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
AH : Ảnh hưởng CBQL : Cán bộ quản lýCM : Chuyên môn
CNTT : Công nghệ thông tinĐƯ : Đáp ứng
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạoGV : Giáo viên
NCKH : Nghiên cứu khoa họcQLGD : Quản lý giáo dục THCS : Trung học cơ sở
Trang 10DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒBảng:
Bảng 2.1: Số lượng các nhóm chuyên môn tại các trường THCS 38Bảng 2.2: Thực trạng hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS 39Bảng 2.3: Thực trạng mức độ thực hiện lập kế hoạch hoạt động nhóm
chuyên môn các trường THCS quận Hồng Bàng 47Bảng 2.4: Thực trạng mức độ kết quả thực hiện lập kế hoạch hoạt động
nhóm chuyên môn các trường THCS quận Hồng Bàng 50Bảng 2.5: Thực trạng mức độ đáp ứng tổ chức hoạt động nhóm chuyên
môn các trường THCS quận Hồng Bàng 53Bảng 2.6: Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn ở các
trường THCS quận Hồng Bàng 57Bảng 2.7: Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn ở các
trường THCS quận Hồng Bàng 62Bảng 2.8: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động nhóm
chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng 65Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lí
được đề xuất 88Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lí được
đề xuất 88Bảng 3.3: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất 90
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện lập kế hoạch
nhóm chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng 52Biểu đồ 2.2: Mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện chỉ đạo hoạt động
nhóm chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng 61Biểu đồ 2.3: Mức độ thực hiện và mức độ kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động
nhóm chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng 64Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất 91
Trang 11MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước cũng như tiến tới một nền kinh tế tri thức thì con đường ngắn nhất và hiệuquả nhất đó là thông qua giáo dục, đào tạo Cùng với xu thế phát triển của cácnền giáo dục trên thế giới, chúng ta đang hướng tới việc xây dựng một xã hộihọc tập, một nền giáo dục đại chúng hóa.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã chỉ rõ "Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lựcquan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện pháthuy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinhtế nhanh và bền vững" [2].
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020, được Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua, đã nêurõ: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Cùng với đổi mới quản lí giáodục thì xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được coi là nhữnggiải pháp đột phá trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
Khi nói về vai trò của đội ngũ giáo viên trong nâng cao chất lượng giáodục, đào tạo Tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khóa VIII đã khẳng định: “Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thì một trong những biện pháp chủ yếu có ý nghĩa quyết định là xâydựng, phát triển đội ngũ giáo viên ” [1] Chỉ thị 40 - CT/TƯ ngày 15/6/2004
-của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
CBQL giáo dục đã chỉ đạo: “…phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo vàcán bộ QLGD một cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng nhu cầu trướcmắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài…” [15].
Thực hiện nghị quyết của Đảng về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạotrong giai đoạn hiện nay, các nhà trường phổ thông trong hệ thống giáo dục
Trang 12quốc dân, đặc biệt là các nhà trường THCS luôn chú trọng đến công tác nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên Trong đó, người quản lí trong các nhà trườngxác định việc phát huy vai trò của Nhóm chuyên môn là một trong những biệnpháp quan trọng hàng đầu trong việc bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lựcđội ngũ giáo viên.
Nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trongbộ máy tổ chức, quản lí của trường THCS Trong trường, các tổ, nhóm chuyênmôn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụkhác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiếnlược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dụcvà các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục Nhóm chuyên môn cónhiệm vụ: xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng vàquản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chươngtrình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhàtrường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếploại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đềxuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
Nhóm chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổimới chương trình giáo dục đào tạo, là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằmgiúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn Đồng thời, nhóm chuyên môn lànơi quản lí trực tiếp bồi dưỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ;phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáoviên trong quá trình giảng dạy và giáo dục Do đó, công tác quản lí hoạt độngnhóm chuyên môn có vai trò, ý nghĩa quan trọng giúp người quản lí có thể nắmchắc được chất lượng của đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục của nhàtrường.
Tuy nhiên, hoạt động của nhóm chuyên môn ở nhiều nhà trường trunghọc cơ sở trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay vẫncòn nhiều hạn chế như: vẫn chủ yếu quá tập trung vào công tác xây dựng kế
Trang 13hoạch, quy định chế độ sinh hoạt, ký duyệt giáo án, tổ chức dự giờ, thaogiảng, tổ chức hội thảo, hội thi giáo viên dạy giỏi, tiến hành các hoạt độngkiểm tra… Mặt khác, hầu hết các nhà trường chưa thật sự chú trọng đến côngtác bồi dưỡng giáo viên; phát huy năng lực, tính sáng tạo, chủ động của giáoviên trong thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục tại trường THCS Thựctế này ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy học và giáodục của các nhà trường.
Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lí hoạt động của nhóm
chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng - Hải Phòng”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí hoạt động của nhómchuyên môn ở các trường THCS quận Hồng Bàng, đề tài đề xuất các biện phápquản lí hoạt động của nhóm chuyên môn ở các trường THCS quận Hồng Bàng- Hải Phòng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm chuyên môn góp phầnnâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lí hoạt động của nhóm chuyên môn trường THCS.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động của nhóm chuyên môn ở các trường THCSquận Hồng Bàng - Hải Phòng.
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động của nhóm chuyên môn ở các trường THCS quận Hồng Bàngđã được quan tâm và thực hiện, tuy nhiên còn mang tính hình thức, chưa pháthuy được vai trò trong việc đổi mới hoạt động dạy học, nâng cao chất lượngdạy học Nếu đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động của nhóm chuyênmôn ở các trường THCS hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của giáoviên với các hoạt động sinh hoạt phong phú, đa dạng phù hợp với đặc điểm
Trang 14giáo viên và điều kiện thực tế của nhà trường thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạtđộng dạy của nhóm chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáodục ở các trường THCS quận Hồng Bàng.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ởtrường trung học cơ sở.
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ởtrường THCS quận Hồng Bàng - Hải Phòng.
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ởtrường THCS quận Hồng Bàng - Hải Phòng.
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứuquản lí hoạt động nhóm chuyên môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anhở các trường THCS.
Đề tài khảo sát tại 8 trường THCS thuộc Quận Hồng Bàng.
Tổng số khách thể khảo sát: 120 người Trong đó: CBQL: 16; GV: 104Số liệu khảo sát được lấy trong năm học: 2016 - 2017.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu, văn bản vềđường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu các đề tài khoa học, luậnán, luận văn về khoa học quản lí giáo dục liên quan để xây dựng khung lí luậncủa đề tài như: khái niệm nhóm chuyên môn, hoạt động nhóm chuyên môn,quản lí, quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm: Thu nhập các thông tin qua việc
quan sát các hoạt động quản lí của hiệu trưởng và hoạt động của nhóm chuyênmôn, hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Trang 157.2.2 Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lí, giáo
viên và HS của các trường THCS nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng quản líhoạt động nhóm chuyên môn.
7.2.3 Phương pháp chuyên gia: Thông qua các cuộc trao đổi, xin ý kiến
của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm về Giáo dục,các thầy cô đã giảng dạy lâu năm và có nhiều đóng góp trong ngành GD&ĐT.
7.2.4 Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với các
loại câu hỏi đóng, mở dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, họcsinh về hoạt động nhóm chuyên môn, hoạt động giảng dạy, học tập và quản líhoạt động nhóm chuyên môn của hiệu trưởng.
7.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phân tích, tổng kết kinh
nghiệm của những cán bộ quản lí, của đội ngũ giáo viên và học sinh.
7.3 Phương pháp bổ trợ
Sử dụng toán thống kê để xử lý các kết quả khảo sát.
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị và Tài liệu tham khảo, Phụlục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ởtrường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở trườngTHCS quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở trườngTHCS quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NHÓMCHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
* Những nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu về quản lý hoạt động chuyên môn, hoạt động của nhómchuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viênTHCS là một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại rất khó khăn, phức tạp vàcơ bản Vì thực chất công tác quản lý trường học của Hiệu trưởng chủ yếu làquản lý hoạt động chuyên môn với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượngdạy học của giáo viên THCS Việc nâng cao chất lượng dạy học trong cácnhà trường nói chung và nhà trường THCS nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đềquan tâm của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Nhằm đáp ứng nhucầu phát triển Giáo dục và Đào tạo của xã hội, nâng cao chất lượng giảng dạy,vai trò đóng góp của các biện pháp là hết sức quan trọng Đây là vấn đề luônluôn được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm Họ nghiêncứu thực tiễn các nhà trường để tìm ra biện pháp quản lý hoạt động tổchuyên môn sao cho có hiệu quả nhất.
Các nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết cũ đã cho rằng: Kết quảtoàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúngđắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên thông qua các hoạtđộng của nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn Các tác giả nhấn mạnh đến sựphối hợp chặt chẽ, sự thống nhất quản lý giữa Hiệu trưởng và phó hiệu trưởngvà tổ trưởng chuyên môn, nhóm chuyên môn để đạt mục tiêu đề ra Các tác giảđều khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Hiệu trưởng trong việc xây dựngvà bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính chủ động, sáng tạo tronglao động và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện vì tay nghề sư phạm củamình Muốn xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, tâm huyết với
Trang 17nghề, người hiệu trưởng phải có quyền lựa chọn đội ngũ giáo viên cho trườngmình, đó là những người yêu trẻ, phải biết giao tiếp với trẻ, nắm vững chuyênmôn giảng dạy, nắm vững các khoa học có liên quan các môn trong nhà trường,vận dụng linh hoạt lý luận dạy học, lý luận giao tiếp, tâm lý học
Hiệu trưởng phải biết đề ra yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn củatừng giáo viên trong trường, từ đó có nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡngcho phù hợp Những biện pháp bồi dưỡng có hiệu quả được các tác giả đềcập đến là tổ chức cho giáo viên học tập có hệ thống về triết học, kinh tế chínhtrị học, với các hình thức phong phú và hấp dẫn, trao đổi thông tin, triểnlãm khoa học, giao lưu với giáo viên dạy giỏi nhằm mục đích: Nâng caonhận thức của giáo viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao trình độ về bộmôn mình dạy, đồng thời cũng hoàn thiện tay nghề sư phạm của mình.
V.A.Xukhomlinki và Xvecxlenrơ nhấn mạnh tầm quan trọng của biệnpháp dự giờ, phân tích bài học Xvecxlenrơ cho rằng việc dự giờ và phân tíchbài học là đòn bẩy quan trọng nhất trong công tác quản lý quá trình dạy họccủa giáo viên Việc phân tích bài học trước hết phải nêu cho giáo viên biếtcách khắc phục thiếu sót, phát huy các mặt mạnh để nâng cao chất lượng bàigiảng Tác giả đã đề ra các yêu cầu và quy trình phân tích một giờ dạy để giúpcho hiệu trưởng thực hiện có hiệu quả biện pháp quản lý này Tác giảV.AXukhomlinki đã nêu lên rất cụ thể cách tiến hành dự giờ và phân tích sưphạm của sách giáo khoa, nội dung dạy trong chương trình Tiếp theo là giáoviên và hiệu trưởng dự giờ lẫn nhau và cùng nhau dự giờ giáo viên giỏi, cứnhư vậy giáo viên đã được hiệu trưởng hướng dẫn cho rất nhiều về phươngpháp dạy học, về cách thức tổ chức dạy học để nâng cao trình độ học vấn củahọc sinh.
* Những nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về quản lý tổ (nhóm) chuyên môn của người hiệu trưởngkhông phải là vấn đề mới mà là vấn đề đã được nghiên cứu có cơ sở pháp lý và
Trang 18cơ sở lý luận từ quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chứccán bộ, công tác xây dựng phát triển đội ngũ Nghiên cứu công tác quản lý tổ(nhóm) chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học cơ sở (THCS) là mộttrong những nội dung quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Một số công trình nghiên cứu về quản lí chuyên môn và hoạt độngchuyên môn, tổ chuyên môn được công bố trên các tạp chí chuyên ngành như:“Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng xây dựng văn hóa học tập ở nhàtrường thông qua nghiên cứu bài học” của tác giả Vũ Thị Sơn, tạp chí Giáo dụcsố 269 kì 1/2011; “Thực trạng và biện pháp quản lý của hiệu trưởng trườngtrung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn” củaTrần Văn Quang, tạp chí Giáo dục số 257 kì 1/2011; “Xây dựng đội ngũ giáoviên đầu đàn ở tổ chuyên môn trường trung học phổ thông” của Trần Thị HảiYến, tạp chí quản lý Giáo dục số 36 12/2012; “Tìm hiểu vai trò của tổ trưởngchuyên môn ở trường trung học phổ thông” của Nguyễn Thị Lan Anh, tạp chíQuản lý Giáo dục số 43/2012; “Nâng cao năng lực quản lý cho tổ trưởngchuyên môn các trường trung học phổ thông” của thạc sĩ Trần Thị Hải Yến, tạpchí Quản lý Giáo dục, số 45/2013…
Một số luận án, luận văn nghiên cứu về quản lý hoạt động chuyên môn,quản lí hoạt động tổ chuyên môn trong các trường phổ thông như: Nguyễn
Hồng Quang (2011), Quản lí hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại cáctrường THPT huyện Chương Mỹ, Hà Nội, luận văn thạc sĩ QLGD; Bùi Thị YếnNhi (2013), Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại cáctrường THPT huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, luận văn thạc sĩ QLGD; LêVăn Biên (2014), Quản lí hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THCSTứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, luận văn Thạc sĩ QLGD; Phạm Tuấn Dũng (2017),Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường trunghọc cơ sở huyện Vĩnh Hưng - Tỉnh Long An và giải pháp, luận văn thạc sĩ
QLGD [30], [24], [11], [14].
Trang 19Nhìn khái quát có thể rút ra một số nhận xét chính đối với các công trìnhnghiên cứu như sau: Một là, các công trình nghiên cứu cơ bản đi sâu vào lí luậnvà thực trạng vấn đề quản lý chuyên môn, quản lí hoạt động tổ chuyên môntrong các nhà trường phổ thông từ đó đề xuất các biện pháp giải quyết Hai là,quản lý hoạt động chuyên môn cũng chủ yếu xoáy sâu vào quản lý các hoạtđộng dạy và học trong nhà trường và kết quả học tập của học sinh Các hoạtđộng chuyên môn khác chưa được quan tâm nhiều Tuy nhiên, quản lý hoạtđộng nhóm chuyên môn trong các trường THCS hầu như chưa có công trìnhnào nghiên cứu.
Do vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lí luận, thực tiễn vàkhông có sự trùng lặp với các đề tài nghiên cứu đã công bố.
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lí
Quản lý là một hoạt động thiết yếu được hình thành để tổ chức, phối hợpvà điều hành các hoạt động của các cá nhân khác nhau trong một nhóm nhỏ haylà tổ chức rộng lớn nhằm đạt mục đích nhất định Quản lý là một hoạt động phổbiến và cần thiết diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọingười Nếu không có quản lý thì sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, tuỳ tiện, hỗnloạn trong các tổ chức và hoạt động trở nên kém hiệu quả.
Theo từ điển tiếng Việt “Quản lý là tổ chức điều khiển, hoạt động củamột đơn vị, cơ quan" [35].
Quản lý là hoạt động cần thiết, tất yếu của mọi cơ cấu, loại hình nhómhay tổ chức lớn nhỏ và là một trong ba yếu tố cơ bản (Lao động, tri thức, quảnlý) duy trì và thúc đẩy sự phát triển xã hội Quản lý là sự kết hợp và vận dụngtri thức và lao động để phát triển sản xuất xã hội Nếu kết hợp tốt thì sẽ thúcđẩy xã hội phát triển, còn ngược lại kết hợp không tốt thì xã hội sẽ bị phát triểnchậm lại hoặc trở nên rối ren Sự kết hợp đó trước hết được thể hiện ở cơ chế;chế độ chính sách; biện pháp quản lý và ở các khía cạnh tâm lý - xã hội khác.
Trang 20Xã hội phát triển thì trình độ tổ chức, điều hành hay trình độ quản lý nóichung cũng được nâng cao và phát triển theo.
Quản lý là một Khoa học đồng thời là một Nghệ thuật và nhiều nhà khoahọc đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau:
- Quản lý là những tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quảnlý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đíchcủa tổ chức.
- Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việcđiều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của người khác.
- Quản lý có các chức năng là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiệnvà kiểm tra đánh giá Các chức năng này đồng thời cũng là quy trình của quảnlý Mọi công việc quản lý đều phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch tiếp đếnlà hình thành tổ chức, bố trí nhân sự và các nguồn lực khác để thực hiện côngviệc tiếp đến là chỉ đạo triển khai công việc và thường xuyên kiểm tra đánh giácác bước, các khâu trong quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn, điều chỉnhtiến độ của kế hoạch, điều chỉnh nhân sự và các nguồn lực khác khi cần thiết.Khi công việc kết thúc cần đánh giá kết quả tổng thể để rút kinh nghiệm trongquản lý.
Tóm lại, do tính đa dạng và tính phức tạp của đối tượng quản lý và tuỳtheo từng giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể mà khái niệm quản lý được định nghĩamột cách khác nhau như vậy Tuy nhiên trong các định nghĩa trên đều có điểmchung cơ bản về quản lý đó là:
- Hoạt động có định hướng, có mục đích, để thực hiện các chức năngquản lý nhằm đạt được mục đích đề ra của tổ chức;
- Điều phối các hoạt động của các cá nhân trong một tổ chức hay nhómxã hội nhằm hướng tới mục đích chung.
Từ các quan điểm trên, luận văn quan niệm: Quản lí là những tác độngcó mục đích, có định hướng, có kế hoạch của thể quản lí đến đối tượng quản línhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức để đạt đượccác mục tiêu đã đề ra.
Trang 211.2.2 Nhóm chuyên môn, hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS
a) Nhóm chuyên môn
Thực tế hoạt động của các nhà trường THCS hiện nay, căn cứ vàochương trình dạy học, tổ chuyên môn thường được phân chia thành các nhómchuyên môn theo từng môn học, đồng thới số lượng thành viên ở các nhómchuyên môn là không đồng đều nhau Trên cơ sở tiếp cận trên, chúng ta có thểđịnh nghĩa nhóm chuyên môn như sau:
Nhóm chuyên môn là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của tổ chuyênmôn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học theo môn học trong chươngtrình giáo dục chung và kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ dạy học của nhàtrường, chịu trách nhiệm về chất lượng đối với từng môn học cụ thể trước cánbộ quản lý nhà trường.
b) Hoạt động nhóm chuyên môn
Hoạt động chuyên môn là cách thức phối hợp, thực hiện các nhiệm vụtrong từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.
Hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS là cách thức phối hợp giữacác giáo viên giảng dạy cùng một môn học nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạyhọc trong nhà trường THCS.
Về nội dung hoạt động của nhóm chuyên môn bao gồm các quy định vềhoạt động của giáo viên trong cùng một môn học về trách nhiệm tham gia cáchoạt động chung của nhóm chuyên môn vì mục tiêu nâng cao chất lượng nộidung môn học, chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Về hình thức hoạt động của nhóm chuyên môn có thể tổ chức theo từngmôn học của nhà trường hoặc liên trường đối với những môn có ít giáo viên vàcác trường ở phạm vi gần nhau Việc tổ chức nhóm chuyên môn có sự kết hợpgiữa giáo viên nhiều nhà trường THCS cần phải được sự đồng ý của PhòngGiáo dục và Đào tạo Việc sinh hoạt nhóm chuyên môn liên trường lần lượt docác trường đảm nhận theo kế hoạch cụ thể.
Trang 221.2.3 Quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS
Trên cơ sở các khái niệm: quản lí, nhóm chuyên môn và hoạt độngnhóm chuyên môn, tác giả luận văn quan niệm về quản lí hoạt động nhómchuyên môn ở trường THCS như sau:
Quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS là những tác độngcó mục đích, có kế hoạch, có định hướng của hiệu trưởng đến các nhóm chuyênmôn trong nhà trường nhằm hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động của nhómchuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.
1.3 Một số vấn đề về hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS
1.3.1 Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường THCS thuộc bậc giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dụcquốc dân Việt Nam Theo quy định, giáo dục trung học cơ sở được thực hiệntrong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín Học sinh vào học lớp sáu phải hoànthành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi.
Mục tiêu của giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triểnnhững kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ THCS vànhững hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung họcphổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Về nội dung, chương trình: Giáo dục THCS phải củng cố, phát triểnnhững nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biếtphổ thông cơ bản về Tiếng Việt, Toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoahọc xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biếtcần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp (Luật giáo dục) [31].
Trường THCS có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mụctiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công khai mục tiêu, nội dung cáchoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo
Trang 232 Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quảnlý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4 Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quyđịnh của Nhà nước.
7 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.8 Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
9 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Trường THCS thuộc cấp quản lí của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận/ Huyện Trường THCS được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
a) Trường công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thànhlập và Nhà nước trực tiếp quản lý Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất vàkinh phí cho chi thường xuyên chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổchức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncho phép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động củatrường tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước [31].
1.3.2 Nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở
1.3.2.1 Vị trí, vai trò của nhóm chuyên môn ở trường THCS
Nhóm chuyên môn ở trường THCS có vị trí, vai trò rất quan trọng trongviệc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nói chung và nhiệm vụ dạy họccủa nhà trường nói riêng Có thể thấy, nhóm chuyên môn là một tổ chức cấuthành tổ chuyên môn, chấp hành sự quản lý của cán bộ quản lí, chịu trách nhiệm
Trang 24Về vai trò của nhóm chuyên môn:
- Thứ nhất, nhóm chuyên môn là tổ chức trực tiếp thực hiện các nộidung chương trình giáo dục của nhà trường; sự phân công của tổ trưởng tổchuyên môn.
- Thứ hai, nhóm chuyên môn là tổ chức nòng cốt trực tiếp, thường xuyêntiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên; trực tiếp tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên;kịp thời phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn củatừng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục Là một bộ phận chủ yếu,giữ vai trò quyết định trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên trong nhóm.
Với vị trí, vai trò trên, có thể khẳng định, nhóm chuyên môn có vị trí, vaitrò rất quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động giáo dục của nhàtrường THCS Hoạt động của nhóm chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ cácnhiệm vụ như Điều lệ trường trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyếtđịnh đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêucầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.
1.3.2.2 Đặc điểm của nhóm chuyên môn ở trường THCS
Dựa trên các quy định tại Điều lệ trường phổ thông và trường phổ thôngcó nhiều cấp học ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28tháng 3 năm 2011 của Bộ GD&ĐT [7], tác giả luận văn xác định đặc điểm củanhóm chuyên môn ở trường THCS như sau:
a Đặc điểm của nhóm chuyên môn THCS:
- Nhóm chuyên môn bao gồm các giáo viên giảng dạy cùng một môn họcở cấp học THCS.
- Nhóm chuyên môn bao gồm giáo viên trong cùng một trường hoặcnhóm trường (đối với các môn có ít giáo viên).
- Một tổ chuyên môn có thể có một hoặc một số nhóm chuyên môn nhất định.
Trang 25- Mỗi nhóm chuyên môn có một nhóm trưởng chuyên môn do Tổ trưởngchuyên môn chỉ định.
- Nhóm chuyên môn thực hiện các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liênquan đến dạy và học theo sự phân công của tổ trưởng tổ chuyên môn và Hiệutrưởng nhà trường.
- Nhóm chuyên môn là đầu mối để Tổ trưởng tổ chuyên môn quản lý vềchuyên môn nghiệp vụ theo từng lĩnh vực được Hiệu trưởng phân công.
- Nhóm chuyên môn thực hiện đảm bảo chất lượng dạy và học theo mônhọc được tổ chuyên môn phân công.
b.Nhiệm vụ và yêu cầu đối với nhóm trưởng chuyên môn:
- Nhiệm vụ:
Nhóm trưởng nhóm chuyên môn do tổ trưởng tổ chuyên môn trực tiếpchỉ định trên cơ sở lấy tín nhiệm của tổ nhiệm kỳ 1 năm học nhóm trưởngnhóm chuyên môn có nhiệm vụ:
+ Xây dựng chương trình hoạt động, lập báo cáo hoạt động của nhóm,phân phối chương trình dạy học cụ thể, khoa học đến từng giáo viên trongnhóm Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giáchất lượng giảng dạy của Giáo viên trong nhóm; chấp hành và thực hiệnchương trình bồi dưỡng, dạy học của tổ chuyên môn Ghi nhận tâm tư, nguyệnvọng Giáo viên trong nhóm tham mưu, đề xuất lên Tổ trưởng tổ chuyên môngiải quyết Dự giờ việc giảng dạy của giáo viên trong nhóm.
+ Định kỳ báo cáo chất lượng giáo viên, chất lượng chuyên môn hoạtđộng của nhóm lên tổ trưởng tổ chuyên môn; ghi nhận, phán ánh các trườnghợp Giáo viên nghỉ, bỏ, trễ trong tuần, phân công Giáo viên dạy thay khi cóGiáo viên được hiệu trưởng duyệt phép; báo cáo cho tổ trưởng tổ chuyên mônnhững giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ, năng lực giảng dạy còn hạn chế đểcó hướng xử lý Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
- Yêu cầu:
+ Nhóm trưởng nhóm chuyên môn phải là người có khả năng xây dựngkế hoạch; điều hành các hoạt động của nhóm theo kế hoạch, chương trình giáo
Trang 26dục trong năm học của nhà trường Làm tốt việc bồi dưỡng cho giáo viên vềchuyên môn nghiệp vụ trong nhóm; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng,kỹ luật giáo viên thuộc nhóm mình quản lý.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyênmôn cao; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh nhóm trưởng nhóm chuyênmôn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong nhóm, biết lắng nghe,tạo sự đoàn kết trong nhóm, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo tronggiao tiếp, ứng xử.
1.3.2.3 Nhiệm vụ của nhóm chuyên môn ở trường THCS
Trên cơ sở thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của tổ chuyên môn, nhómchuyên môn cần thực hiện tốt và đầy đủ các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạyhọc của môn học.
- Xây dựng kế hoạch phân công chuyên môn và kế hoạch sử dụng đồdùng dạy học trong nhóm chuyên môn.
- Tiến hành bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếploại các thành viên của nhóm theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viêntrung học và các quy định khác hiện hành.
- Giới thiệu nhóm trưởng, nhóm phó.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
1.3.2.4 Nội dung hoạt động của nhóm chuyên
* Thực hiện các chuyên đề chuyên môn
- Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đềcần tập trung vào những vấn đề như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyệncác kỹ năng bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụngthiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu Hạn chế những chuyên đề nặng vềlý luận, khó triển khai trong thực tế.
Trang 27- Căn cứ vào sự phân công của nhà trường và tổ chuyên môn, việc thựchiện các chuyên đề, các nhóm chuyên môn phải lập kế hoạch ngay từ đầu nămhọc Quá trình thực hiện phải được tổ chức chặt chẽ, được kiểm tra, đánh giáthì mới có chất lượng và hiệu quả tốt.
- Trong năm học, các nhóm chuyên môn phải thực hiện các tiết chuyênđề chuyên môn theo quy định của nhà trường và phòng giáo dục và đào tạo.Tuy nhiên, trong một năm học, nhóm chuyên môn cần cơ cấu hợp lý các mảngđề tài, mỗi giáo viên chỉ nên đảm trách một chuyên đề, phân bổ thời gian phùhợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
Trong quá trình thực hiện các chuyên đề chuyên môn, nhóm chuyên môncần triển khai chuyên đề theo quy trình sau:
a) Lựa chọn nội dung làm chuyên đề; lựa chọn người hoặc bộ phận thựchiện chuyên đề; lập kế hoạch thực hiện chuyên đề.
b) Thực hiện chuyên đề
+ Bước 1 Báo cáo nội dung chuyên đề
- Báo cáo nội dung chuyên đề trong nhóm chuyên môn.
Nêu rõ được lý do chọn chuyên đề (Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn,thể hiện việc lựa chọn chuyên đề là đúng).
Tên chuyên đề phải tường minh, thể hiện rõ vấn đề nghiên cứu, đúc rúthoặc áp dụng kinh nghiệm Khuyến khích chuyên đề áp dụng kinh nghiệm hoặccông trình nghiên cứu (công trình nghiên cứu - Chú ý phải ghi rõ: Áp dụngkinh nghiệm, công trình nghiên cứu nào? Tên, địa chỉ của tác giả? Tài liệu đãđăng tải kinh nghiệm hoặc công trình nghiên cứu đó?).
Thể hiện được mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu, đúc rút kinhnghiệm hoặc áp dụng công trình nghiên cứu, kinh nghiệm (không nhất thiếtphải kết cấu thành mục riêng).
- Nhóm chuyên môn tổ chức thảo luận, góp ý kiến để thống nhất nộidung thực hiện.
+ Bước 2 Dạy thực nghiệm
Trang 28Chú ý khi rút kinh nghiệm giờ dạy phải bám sát vào nội dung chuyên đềđể nhận xét, đánh giá, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết.
+ Bước 3 Hưởng ứng chuyên đề (triển khai dạy đại trà)
Chú ý việc rút kinh nghiệm các tiết hưởng ứng cũng phải bám sát vào nộidung chuyên đề để có kết luận cần thiết về hiệu quả áp dụng.
+ Bước 4 Tổng kết chuyên đề
- Đánh giá (nêu ưu, nhược điểm trong việc vận dụng).
- Kết quả các tiết hưởng ứng chuyên đề (có thể làm bảng thống kê).
- Bài học kinh nghiệm (những vấn đề về học sinh, giáo viên; vấn đề đốivới tổ, nhóm chuyên môn, nhà trường, phòng giáo dục ).
c) Hoàn thiện chuyên đề (Nội dung chuyên đề được in sao để cho toànthể giáo viên trong nhóm áp dụng và lưu hồ sơ sử dụng nhiều năm).
* Rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên
Kỹ năng sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờdạy Trong các buổi sinh hoạt tổ có thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữanhững tồn tại, những nhược điểm như phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt,trình bày bảng của giáo viên, Hoạt động này nhằm hoàn thiện kỹ năng sưphạm của nhiều giáo viên:
Ví dụ: phong cách lên lớp; ngôn ngữ (nói và viết); ứng dụng công nghệthông tin, trình chiếu trong dạy học; trình bày bảng cùng với trình chiếu, Ngoài ra, kỹ năng phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân,nhóm, lớp; chính khóa và ngoại khóa, tham quan thực tế, ; tích cực sử dụngthiết bị, đồ dùng dạy học; tự làm đồ dùng dạy học; thống nhất mức độ ứngdụng công nghệ thông tin trong từng tiết dạy theo yêu cầu từng bài giảng cũnglà các nội dung sinh hoạt tổ, nhóm nhằm rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạmcủa giáo viên.
* Tổ chức và tham gia các tiết dự giờ, thao giảng
- Dự giờ là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển chuyên môn củamỗi giáo viên Dự giờ sẽ giúp cho giáo viên được dự giờ chủ động, tích cực
Trang 29hơn trong bài giảng của mình Việc dự giờ giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập,rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp, thông qua việc xử lí tình huốngcủa đồng nghiệp, giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong quá trìnhgiảng dạy Bởi vậy, ngoài mục đích đánh giá năng lực của giáo viên thì điềuquan trọng là các nhóm cần tổ chức tốt việc góp ý, rút kinh nghiệm về phươngpháp giảng dạy, về kiến thức, về phong cách lên lớp, về tổ chức lớp học.
- Nhóm chuyên môn cần tăng cường quản lý, tiến hành các hoạt động dựgiờ, thao giảng coi đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giờdạy, yêu cầu 100% các thành viên của nhóm tham dự, phải có mục tiêu, rút rađược những kinh nghiệm Dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy là việclàm thường xuyên của nhóm chuyên môn Nếu được tổ chức tốt sẽ xóa bỏ đượctình trạng còn có giáo viên chưa tự giác, tích cực dự giờ đồng nghiệp hoặc tâmlí cho rằng đi dự giờ là kiểm tra tiết dạy của giáo viên Cần tránh dự giờ để đốiphó nhằm đạt chỉ tiêu số lượng theo quy định Nên tăng cường các tiết dạy mẫuvà quan tâm dự giờ các tiết ôn tập, trả bài cho học sinh.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình với tinhthần giúp nhau cùng tiến bộ Phải đánh giá thực chất, nêu ra được những điểmmạnh, những hạn chế của người dạy về kiến thức, kỹ năng, thái độ, về nội dung,phương pháp, phong cách Cần phê phán lối dạy đọc chép, dạy chay trong khicó và cần sử dụng đồ dùng dạy học Đối với những tiết học mà giáo viên gặpnhiều khó khăn thì cần trao đổi kỹ, có thể tổ chức cho một giáo viên có kinhnghiệm trong nhóm dạy mẫu tiết đó để cùng nhau học hỏi Các giờ dự phải đượcxếp loại và lưu lại ý kiến cũng như kết quả xếp loại; đối với tiết dạy được thanhtra hoặc dùng để xếp loại giáo viên cần lưu cả phiếu đánh giá giờ dạy.
* Sinh hoạt nhóm chuyên môn
Sinh hoạt nhóm chuyên môn là một hoạt động không thể thiếu được củamột nhóm chuyên môn Một tuần sinh hoạt định kỳ một lần.
- Nhóm trưởng phải dựa trên kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch củanhóm từ trước, tránh tình trạng đến lúc họp mới đưa nội dung như vậy sẽ bịđộng, không đảm bảo nội dung, có những vấn đề quan trọng không đề cập đến.
Trang 30- Trong sinh hoạt nhóm thực hiện đúng quy trình:
+ Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện của nhóm chuyên môn trongtháng trước Phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy trên lớpđể cùng nhau thảo luận đi đến thống nhất.
+ Thống nhất nội dung các bài dạy trong tháng tiếp theo; những kiếnthức mới và khó cần có phương pháp gì để giải quyết…
+ Nếu tuần nào có kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì nhóm phải có sự thảoluận thống nhất về chuẩn kiến thức, về hình thức ra đề (trắc nghiệm, tự luận), vềđối tượng học sinh để đảm bảo tính vừa sức, tính chính xác, tính khoa học.
+ Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm trao đổi những kinhnghiệm, những giải pháp hay, phát hiện những sai sót trong quá trình dự giờ,thao giảng để các thành viên trong nhóm cùng nhau thấy được cái sai, học tậpđược những cái hay, cái sáng tạo từ đó mà trau dồi chuyên môn nghiệp vụ Mỗithành viên trong nhóm có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm cao trongsinh hoạt chuyên môn.
* Quản lí hồ sơ của nhóm chuyên môn
Trong các trường THCS, hồ sơ sinh hoạt nhóm chuyên môn được quyđịnh như hồ sơ sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn Hồ sơ của tổ (nhóm)chuyên môn phải được ghi chép đầy đủ, lưu giữ và bảo quản hằng năm.
Căn cứ Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của BộGD&ĐT về Ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổthông có nhiều cấp học [7]; căn cứ vào quy định của nhà trường, hồ sơ nhómchuyên môn và giáo viên trong nhóm chuyên môn gồm các nội dung sau:
(i) Hồ sơ nhóm chuyên môn:
- Kế hoạch hoạt động nhóm chuyên môn: Thực hiện theo hướng dẫn Gợiý các nhiệm vụ để tham khảo: Việc thực hiện quy chế chuyên môn, đổi mớiphương pháp, tự học, bồi dưỡng đội ngũ, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh; phongtrào viết sáng kiến - kinh nghiệm NCKH, công tác hội giảng, chuyên đề, thực
Trang 31hành, tổ chức ngoại khoá, kế hoạch kiểm tra, kế hoạch giảng dạy của từng khốilớp… Bảng phân công chuyên môn trong nhóm.
- Sổ ghi các biên bản họp nhóm.
- Sổ theo dõi chất lượng học tập bộ môn của học sinh.
- Sổ kiểm tra hoạt động dạy và học của nhóm Theo dõi thực hiệnchương trình, phân công dạy bù, dạy thay…
- Lưu đề kiểm tra, đáp án.
- Hồ sơ lưu các văn bản quản lý và chỉ đạo của cấp trên về chuyên mônliên quan, phân phối chương trình.
(ii) Hồ sơ giáo viên:
1 Những quy định theo Điều lệ trường phổ thông và trường phổ thôngcó nhiều cấp học gồm: Giáo án; Kế hoạch giảng dạy; Sổ dự giờ; Sổ chủ nhiệm(nếu được phân công).
2 Những quy định theo yêu cầu nhiệm vụ năm học: Sổ điểm cá nhân;Phân phối chương trình bộ môn, tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thứcvà kỹ năng bộ môn; Sổ học tập - hội họp.
1.4 Nội dung quản lí hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS
1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS
Việc lập kế hoạch là rất quan trọng trong công tác quản lí nói chung vàquản lí hoạt động dạy học nói riêng Bởi, lập kế hoạch giúp nhà quản lí có khảnăng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi; cho phép nhà quản lí tập trung vàothực hiện các mục tiêu; cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệmnguồn lực mà tạo hiệu quả cho tổ chức; định hướng thực hiện công việc vớinhững bước đi cụ thể; dễ dàng trong việc kiểm tra đánh giá.
Lập kế hoạch hoạt động của nhóm chuyên môn cần đảm bảo các tiêuchí sau:
- Vạch ra mục tiêu cần đạt được của hoạt động giáo dục trong từng thờigian nhất định: Năm học, học kì, tháng, đợt thi đua,…
Trang 32- Xác định các bước đi (cách thức, quy trình thực hiện) để đạt mục tiêu- Xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu.
Nhóm chuyên môn có hai loại kế hoạch: Kế hoạch năm học gồm toàn bộcông tác của nhóm và kế hoạch giảng dạy (theo phân phối chương trình dạyhọc bộ môn ở các khối lớp) Kế hoạch của nhóm phải chính xác hóa và cụ thểhóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch chuyên môn, kế hoạch của tổ chuyênmôn và kế hoạch năm học của nhà trường cho phù hợp.
* Kế hoạch năm học của nhóm chuyên môn:
Kế hoạch nhóm chuyên môn phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụthể các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thống biệnpháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụthể.
Tổ trưởng chuyên môn cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi vớinhóm trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chươngtrình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; của nhóm;những yêu cầu của nhà trường đối với chất lượng dạy học giáo dục ), làm chonhóm trưởng nắm được những ý định quan trọng của hiệu trưởng, tổ chuyênmôn đối với hoạt động dạy học trong năm.
Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo các nhóm trưởng chuyên môn xâydựng kế hoạch nhóm theo qui trình và cách trình bày như kế hoạch năm họccủa nhà trường.
Kế hoạch của nhóm chuyên môn phải được cán bộ quản lý phê duyệt(xác nhận của tổ trưởng chuyên môn và phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên mônphê duyệt), và trở thành văn bản pháp lý để cán bộ quản lý nhà trường và tổtrưởng chuyên môn chỉ đạo hoạt động của nhóm chuyên môn.
* Kế hoạch giảng dạy của nhóm chuyên mônKế hoạch giảng dạy gồm hai loại:
- Kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình bộ môn: Giáo viêncăn cứ vào bảng phân phối chương trình dạy học của bộ môn để xây dựng kế
Trang 33- Kế hoạch dạy học từng bài: Viết bản thiết kế giờ dạy.
Kế hoạch dạy học năm học của giáo viên được nhóm trưởng xác nhận, tổtrưởng chuyên môn duyệt và là căn cứ pháp lý để nhóm trưởng, tổ trưởngchuyên môn và hiệu trưởng quản lý hoạt động sư phạm của giáo viên trongnăm học.
1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS
Nội dung tổ chức hoạt động gồm có: Tổ chức nhân sự và tổ chức côngviệc Cụ thể như sau:
Tổ chức nhân sự: Sắp xếp đội ngũ giáo viên trong nhóm chuyên môn đápứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục của nhà trường và các nhiệm vụ được tổchuyên môn và cán bộ quản lý nhà trường phân công Tổ trưởng chuyên mônphân quyền cho cá nhân có năng lực chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt,có uy tín làm nhóm trưởng phụ trách mọi hoạt động của nhóm chuyên môn;chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học và chất lượng đội ngũ giáo viên trongnhóm chuyên môn trước tổ trưởng và cán bộ quản lý nhà trường; xây dựng quychế hoạt động, phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận có liên quan (bao gồm cácmối quan hệ làm việc giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với nhómtrưởng, mối quan hệ hợp tác nhóm chuyên môn khác, mối quan hệ phục tùngsự chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn, cán bộ quản lý nhà trường).
Việc tổ chức các nhóm chuyên môn, hiệu trưởng căn cứ vào qui định củaĐiều lệ nhà trường (trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học)và xem xét tình hình thực tế của cơ cấu đội ngũ giáo viên nhà trường và tổchuyên môn Khi tổ chức các nhóm chuyên môn, hiệu trưởng phải đảm bảohoạt động của các nhóm chuyên môn có hiệu quả nhất, đảm bảo quyền chủđộng và hoạt động độc lập của nhóm theo quy chế làm việc của nhà trường.
Đối với THCS, Hiệu trưởng tổ chức các nhóm chuyên môn theo từngmôn học Mỗi nhóm chuyên môn có một nhóm trưởng do tổ trưởng tổ chuyênmôn chỉ định để điều khiển hoạt động của nhóm theo mục tiêu giáo dục của nhà
Trang 34trường và chỉ tiêu tổ chuyên môn đề ra trong năm học Việc chỉ định nhómtrưởng, tổ trưởng chuyên môn phải căn cứ đúng về phẩm chất, năng lực, uy tíncủa giáo viên Ngoài ra, việc tổ chức các nhóm chuyên môn có thể tổ chức theohình thức liên trường, trường hợp này việc chỉ định nhóm trưởng phải do giáoviên trong nhóm bầu ra.
Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõràng để mọi người hướng vào mục tiêu chung.
Trong đó, tổ chức một hoạt động gồm năm bước sau:
- Lập danh sách các việc cần làm để đạt được mục tiêu của tổ chức
- Phân chia các công việc thành các nhiệm vụ cụ thể để các thành viênhay bộ phận trong tổ chức thực hiện một cách thuận lợi và đúng logic/quy trình.Bước này được gọi là phân công lao động.
- Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả Việc nhóm gộpnhiệm vụ cũng như thành viên trong tổ chức gọi là bước phân chia bộ phận.
- Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa cácthành viên hay bộ phận, tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng.
- Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hànhđiều chỉnh nếu cần.
Do đó, trong sắp xếp công việc trong nhóm chuyên môn, nhóm trưởngphải xây dựng kế hoạch sắp xếp công việc của nhóm một cách cụ thể, khoahọc, đáp ứng được nội dung, chương trình, mục tiêu giáo dục của nhà trường đãđề ra và giao cho nhóm thực hiện Trong việc sắp xếp công việc của nhóm phảitập trung phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, quy trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ đến từng giáo viên trong nhóm Việc phân công nhiệm vụ cho giáoviên, yêu cầu nhóm trưởng phải nghiên cứu, nắm chắc sở trường, sở đoản củatừng người để giao nhiệm vụ cho phù hợp, có kế hoạch bồi dưỡng cho nhữnggiáo viên còn có những hạn chế trong công tác giảng dạy chuyên môn.
Trang 351.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS
Đây là nội dung tiếp theo sau khi hoàn thành nhiệm vụ lập kế hoạch vàtổ chức ra các nhóm chuyên môn trong nhà trường.
Chỉ đạo/ lãnh đạo là sự tác động đến con người bằng các mệnh lệnh, làmcho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng vớinhiệm vụ được phân công Tạo động lực để con người tích cực hoạt động bằngcác biện pháp động viên, khen thưởng kể cả trách phạt.
Nội dung này, người hiệu trưởng phải phân bổ, sử dụng, quản lí mộtcách tối ưu các nguồn lực của nhóm chuyên môn để đạt được kết quả địnhtrước Bao gồm các nguồn lực về: Nhân lực, vật lực, thông tin.
Nội dung chỉ đạo hoạt động nhóm chuyên môn
a Chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng
Căn cứ vào nội dung các hoạt động của nhóm chuyên môn, căn cứ vàoyêu cầu trọng tâm trọng điểm của chương trình trong từng thời gian, hiệutrưởng chỉ đạo các nhóm thực hiện chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.Chế độ hội họp thường là 2 tuần/lần ở phòng chuyên môn (nếu không có phòngchuyên môn thì nên cố định ở một nơi).
b Hiệu trưởng chỉ đạo các nhóm trưởng chuyên môn tổ chức các hoạtđộng chuyên môn
Hàng tháng, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng họp các tổ trưởng chuyênmôn, và nhóm trưởng chuyên môn, chỉ đạo các nhóm chuyên môn thực hiện kếhoạch chuyên môn của trường và kế hoạch của tổ chuyên môn Đồng thời yêucầu các nhóm trưởng chuyên môn báo cáo tình hình giảng dạy của giáo viên vàtình hình học tập của học sinh trong phạm vi nhóm phụ trách.
Cán bộ quản lý thường xuyên chỉ đạo các nhóm chuyên môn tập trungthực hiện các hoạt động chủ yếu sau:
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình dạy học
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn cần tổchức cho giáo viên thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình,thống nhất những vấn đề trọng tâm.
Trang 36Nhóm trưởng chuyên môn dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh trongquá trình thực hiện chương trình và dự kiến biện pháp giải quyết khả thi theokhả năng của giáo viên trong nhóm chuyên môn, những điều kiện vật chất kỹthuật cần có.
Nhóm trưởng chuyên môn theo dõi việc thực hiện chương trình dạy họccủa giáo viên, báo cáo đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của tổ trưởng chuyênmôn và cán bộ quản lý nhà trường.
Nhóm trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên nghiên cứu kỹ chương trìnhở các khối lớp được phân công giảng dạy (đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì họlà người trực tiếp thực hiện chương trình dạy học) Đồng thời nghiên cứu thêmchương trình toàn cấp (các khối lớp không giảng dạy nhưng giáo viên cần nắmđược để thấy vị trí và yêu cầu về trình độ kiến thức mà khối mình cần đạt).Trên cơ sở đó xác định những vấn đề cần tập trung rút kinh nghiệm cho bảnthân hoặc cần thảo luận ở nhóm chuyên môn.
- Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm trưởng thực hiện tốt các hoạt động giúp giáoviên chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt
Đầu năm học nhóm trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên trongnhóm trao đổi những vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị cho giảng dạy, thôngbáo các quy định, nhiệm vụ của nhà trường, tổ chuyên môn trong quá trìnhchuẩn bị cho giảng dạy để có định hướng chung thống nhất trong nhóm sau đótổng hợp và báo cáo cho tổ trưởng tổ chuyên môn và các bộ quản lý nhà trườngvề những việc phải làm của nhóm trong cả năm học.
Trên cơ sở những yêu cầu về việc chuẩn bị giờ lên lớp, nhóm trưởngchuyên môn hướng dẫn giáo viên thảo luận kỹ những vấn đề cần thiết như:
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu của chương và từng bài và có sự thốngnhất trong nhóm chuyên môn.
+ Thảo luận kỹ nội dung chương trình để phát hiện những vấn đề khó khidạy, phân tích các phương pháp có thể vận dụng, nêu rõ những chỗ mạnh, chỗ
Trang 37yếu của mỗi phương pháp, xem xét khả năng của từng giáo viên trong việc vậndụng tuyệt đối không gò ép tất cả mọi người phải tuân theo một phương phápduy nhất.
+ Tổ chức cho giáo viên trao đổi các tài liệu tham khảo.
+ Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu sử dụng cóhiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường.
Hàng tuần, nhóm trưởng chuyên môn kiểm tra việc soạn bài của giáoviên trước khi trình tổ trưởng tổ chuyên môn phê duyệt.
Kiểm tra và thông báo sổ báo giảng, sổ kế hoạch cá nhân của giáo viêncho tuần sau (nên kiểm tra vào thứ sáu để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết).
Sau khi kiểm tra phải có nhận xét, góp ý một cách cụ thể giúp giáo viênrút kinh nghiệm soạn bài tốt hơn.
- Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm trưởng duy trì các hoạt động dạy học củagiáo viên trên lớp đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
+ Nhóm trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu vận dụngcác phương pháp dạy học mới vào các giờ dạy.
Nhóm trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ của nhóm theotừng tuần và tháng đối với việc giảng dạy trên lớp của đội ngũ giáo viên.
+ Động viên giáo viên đăng ký giờ dạy tốt;
+ Tổ chức thao giảng về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học;+ Nhóm trưởng chuyên môn kiểm tra việc lên lớp theo phiếu báogiảng, việc dạy thay dạy bù, việc thực hiện nề nếp giảng dạy của giáo viêntrong tổ Kịp thời phản ánh cho tổ trưởng chuyên môn hoặc trực tiếp các bộquản lý nhà trường những việc liên quan đến giờ lên lớp của giáo viên để cóbiện pháp giải quyết.
- Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm trưởng chuyên môn duy trì nghiêm túc quyđịnh về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Trang 38+ Tổ chức cho giáo viên trong nhóm nghiên cứu nắm vững các qui địnhvề kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập của học sinh Thực hiện tốt kế hoạchkiểm tra, thi của nhà trường.
+ Bảo đảm tất cả các bài kiểm tra đều được chuẩn bị kỹ và có đáp ánkèm theo để hạn chế việc cho điểm theo cảm tính.
+ Nhóm trưởng nhóm chuyên môn: Báo cáo tình hình thực hiện lịchkiểm tra của nhóm hàng tháng; Kiểm tra công việc giáo viên phải làm khi kiểmtra kết quả học tập của học sinh; Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc cácqui định của nhà trường về kiểm tra đánh giá học sinh (chấm bài, vào sổ điểm,cộng điểm, xếp loại và đánh giá học lực của học sinh).
- Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm chuyên môn thực hiện phụ đạo học sinhkém, bồi dưỡng học sinh giỏi Nhóm trưởng chuyên môn phải xây dựng kếhoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém của bộ môn như: Xácđịnh đối tượng, xây dựng nội dung bồi dưỡng và phụ đạo, phân công giáo viênphụ trách, kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong từng giai đoạn.
Đối với học sinh kém: Yêu cầu giáo viên trong quá trình dạy trên lớpphải tìm mọi cách khắc phục những lỗ hổng về kiến thức cho các em, giúp cácem tiến bộ trong học tập bằng cách, cải tiến phương pháp giảng dạy, cho nhữngbài tập vừa sức để khuyến khích các em, khen kịp thời khi các em có sự tiến bộdù nhỏ Nếu giáo viên đã tiến hành những biện pháp tích cực mà vẫn không cóhiệu quả (hoặc có rất ít) thì nhóm trưởng chuyên môn cần đề xuất mở các lớphọc phụ đạo và cử giáo viên có kinh nghiệm nhất, có phương pháp giảng dạytốt nhất phụ trách Việc thực hiện việc dạy phụ đạo này hoàn toàn khác với việchọc sinh học thêm khá phổ biến hiện nay.
Đối với học sinh giỏi: Yêu cầu giáo viên trong quá trình giảng dạy pháthiện các học sinh có năng khiếu về bộ môn của mình và có trách nhiệm bồidưỡng thường xuyên Hàng năm tổ chức thi tuyển chọn học sinh giỏi, thành lậplớp bồi dưỡng học sinh giỏi, chọn giáo viên có kinh nghiệm phụ trách (xây
Trang 39dựng chương trình, tổ chức giảng dạy, tổ chức các em tham gia các kỳ thi họcsinh giỏi các cấp).
- Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên
Để nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng cầnchỉ đạo các tổ chuyên môn và các nhóm chuyên môn thực hiện tốt việc bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Nội dung bồi dưỡng gồm những kiến thức liên quan đến môn dạy, ngoạingữ, tin học, các kiến thức về phương pháp dạy học,…
Hình thức bồi dưỡng chủ yếu trong nhóm chuyên môn thao giảng chuyênđề, tham gia giáo viên dạy giỏi, tự học.
- Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn các nhóm chuyên môn về hồ sơ chuyên môn
Các hồ sơ gồm có:
+ Văn bản chỉ thị, hướng dẫn về nhiệm vụ năm học của các cấp chỉ đạochuyên môn;
+ Các loại kế hoạch của nhóm;
+ Biên bản sinh hoạt nhóm chuyên môn;
+ Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh;+ Tư liệu về các hoạt động của nhóm
Nhóm trưởng chuyên môn cần hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt các hồsơ chuyên môn (kế hoạch của nhóm và cá nhân, giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ dựgiờ, sổ ghi điểm cá nhân, sổ tư liệu, sổ họp chuyên môn ).
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS
Đây là biện pháp xuyên suốt quá trình quản lí và có vai trò rất quantrọng Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi củacá nhân hay tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định, nhiệm vụ được giao.Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra là quan sát, đo đạc và đối chiếu các kết quảđạt được so với mục tiêu quản lí và quyết định quản lí Như vậy, kiểm tra đánh
Trang 40giá hoạt động nhóm chuyên môn là là thu thập thông tin ngược để kiểm soáthoạt động của nhóm chuyên môn nhằm điều chỉnh kịp thời các sai sót, lệch lạcđể hoạt động của nhóm chuyên môn đạt được mục tiêu giáo dục của nhàtrường, yêu cầu chuẩn nghề nghiệp với đội ngũ giáo viên.
Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra hoạt động của nhóm chuyên môn.Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp, có thể kiểm tra toàn diệnhoặc kiểm tra một vài hoạt động của nhóm (kiểm tra chuyên đề).
+ Với nội dung kiểm tra toàn diện hiệu trưởng nên kiểm tra 2 lần/năm(nên kết hợp kiểm tra toàn diện một vài giáo viên và một vài lớp học sinh), thờigian tiến hành mỗi đợt kiểm tra khoảng một tuần Tuy nhiên, không nhất thiếtkiểm tra tất cả các nhóm cùng một lúc;
+ Với nội dung kiểm tra chuyên đề cũng được tiến hành như kiểm tratoàn diện nhưng nội dung chỉ tập trung vào vấn đề đã chọn.
Tập trung kiểm tra chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục của nhàtrường đối với nhóm chuyên môn, bao gồm các nội dung cụ thể như: việc thựchiện nội dung chương trình, chất lượng giảng dạy, chất lượng nhận thức củahọc sinh.
Kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên
Kiểm tra chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
* Các bước kiểm tra:
- Xây dựng các tiêu chuẩn.- Đo đạc việc thực hiện.
- Điều chỉnh các sai lệch (nếu có) để đạt được mục tiêu.
* Phương thức tiến hành kiểm tra:
+ Kiểm tra thường xuyên: Thông qua việc kiểm tra sổ sách, hồ sơ, giáoán của giáo viên trong nhóm; dự giờ các tiết dạy của giáo viên.
+ Kiểm tra định kỳ: Thông qua các hội thi, thao giảng của giáo viên;đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường và nhiệm vụ do tổchuyên môn giao.