Hạn mức tín dụng (Line of credit) là mức tín dụng tối đa một ngân hàng có thể đảm bảo cho khách hàng của mình, tức là khi ngân hàng cấp cho một khoản tiền với giới hạn nhất định, người đi vay chỉ được phép chi tiêu trong giới
Hạn mức tín dụng ngân hàng (Bank line) Hạn mức tín dụng (Line of credit) là mức tín dụng tối đa một ngân hàng có thể đảm bảo cho khách hàng của mình, tức là khi ngân hàng cấp cho một khoản tiền với giới hạn nhất định, người đi vay chỉ được phép chi tiêu trong giới hạn đó. Khi khách hàng đến mở tài khoản tín dụng tại ngân hàng, ngân hàng sẽ cấp cho một thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng mang tính năng "chi tiêu trước, trả tiền sau" và có thể được ưu đãi miễn trả lãi trong vòng từ 16-45 ngày. Với thẻ tín dụng trong tay khách hàng có thể dùng mua hàng hóa và dịch vụ như tiền mặt, rút tiền, hoặc dùng để thanh toán qua mạng Mỗi một thẻ tín dụng đều được cấp một hạn mức tín dụng nhất định tùy thuộc vào ngân hàng phát hành, và hạn mức này linh hoạt đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng. Ví dụ, thẻ tín dụng do Ngân hàng Á châu Việt Nam phát hành có 5 loại chính gắn với các hạn mức khác nhau: - Thẻ Citimart và thẻ ACB e.Card: phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt, dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ và rút tiền trên toàn thế giới. Có hạn mức tín dụng là 0 vì chủ thẻ chỉ có thể sử dụng thẻ này khi đóng tiền trực tiếp vào, và nạp bao nhiêu tiền thì hạn mức sử dụng sẽ là bấy nhiêu. - Thẻ tín dụng nội địa ACB Card: chủ thẻ có thể được cấp một hạn mức tín dụng nhỏ là 2 triệu đồng và chỉ sử dụng cho việc thanh toán rút tiền trong nước. - Thẻ ACB MasterCard là thẻ tín dụng quốc tế do tổ chức thẻ quốc tế MasterCard phát hành, dùng để thanh toán, rút tiền trên toàn thế giới và kèm các dịch vụ tiện ích khác, gồm có hai loại thẻ chính: + Thẻ chuẩn có hạn mức 10 triệu - 50 triệu + Thẻ vàng có hạn mức 50 triệu - 70 triệu - Thẻ ACB Visa Debit (hay MasterCard Dynamic): Khách hàng sẽ phải gửi tiền và sử dụng bằng tiền của mình, tuy vậy chủ thẻ có thể sử dụng hạn mức thấu chi do Ngân hàng cấp, tức là khi số dư trong thẻ bằng 0, chủ thẻ có thể được cấp ngay một hạn mức tín dụng nhất định, giúp linh hoạt trong việc sử dụng thẻ. Hạn mức tín dụng còn chỉ giới hạn lớn nhất mà một ngân hàng thương mại có thể cho khách hàng của mình vay và hạn mức này do Ngân hàng Nhà nước quy định và các ngân hàng không được cho vay quá mức này, vì sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả. Hàng quý, Ngân hàng Nhà nước sẽ giao một hạn mức cho từng tổ chức và quản lý kiểm soát quá trình thực hiện hạn mức tín dụng đó. Và điều quan trọng là Ngân hàng Nhà nước sử dụng hạn mức tín dụng như một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế. Ở Việt Nam, các ngân hàng có thể mua bán hạn mức tín dụng với mức tối thiểu một lần mua bán là 1 tỷ đồng, theo qui định tại "Qui chế về mua bán hạn mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng" Hạn mức tín dụng Tôi xin đưa ra cách thức cho vay theo HMTD mà Ngân hàng sử dụng, trong bài viết này, tôi mới nêu tính tổng quát của việc cho vay theo HMTD, bài viết sau tôi sẽ phân tích chi tiết, mong các bạn chỉ giáo! 1. Xác định Hạn mức tín dụng: a) Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn; năng lực tài chính; chu kỳ sản xuất, kinh doanh; vòng luân chuyển vốn vay, dòng tiền, khả năng quản lý sản xuất, kinh doanh; loại và trị giá tài sản bảo đảm tiền vay của Khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để xác định nhu cầu vốn và Hạn mức tín dụng cho Khách hàng mà Ngân hàng có thể đáp ứng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). b) Đối với Khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp, thì phương án sản xuất, kinh doanh của Khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo đó Ngân hàng xác định Hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất, kinh doanh tổng hợp. 2. Giải ngân tiền vay: a) Trong phạm vi Hạn mức tín dụng còn hiệu lực, mỗi lần rút vốn vay, Khách hàng gửi tới Ngân hàng các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn (hợp đồng, yêu cầu thanh toán của nước ngoài, .) phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong Hợp đồng tín dụng. b) Nếu Khách hàng rút vốn theo đúng mục đích và phương án kinh doanh cụ thể đã được phê duyệt theo hạn mức, thì không cần có phương án sản xuất, kinh doanh đối với từng lần rút vốn. 3. Lãi suất cho vay: Trong Hợp đồng (hạn mức) tín dụng có thể ấn định lãi suất cụ thể hoặc quy định nguyên tắc xác định lãi suất phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng. Lãi suất cụ thể được ghi trong Khế ước nhận nợ từng lần phù hợp với thoả thuận của Khách hàng và Ngân hàng trong Hợp đồng (hạn mức) tín dụng. 4. Quản lý Hạn mức tín dụng: a) Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và Khách hàng có nhu cầu điều chỉnh Hạn mức tín dụng, thì Ngân hàng xem xét, cùng Khách hàng thoả thuận điều chỉnh hợp lý hạn mức và bổ sung Hợp đồng tín dụng. b) Ký kết Hạn mức tín dụng mới: Trước 30 ngày khi Hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực, Khách hàng gửi cho Ngân hàng phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của Khách hàng, Ngân hàng thẩm định để xác định Hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay mới. c) Trường hợp Hạn mức tín dụng kỳ này thấp hơn Hạn mức tín dụng kỳ trước, Khách hàng phải giảm dư nợ phù hợp với Hạn mức tín dụng mới. 5. Xác định thời hạn cho từng lần vay: Thời hạn cho từng lần vay được xác định trên Khế ước nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh; nếu Khách hàng kinh doanh tổng hợp, thì lựa chọn sản phẩm, hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ lệ trọng yếu để xác định thời hạn cho vay, nhưng không quá 12 tháng. Nghiên cứu về Hạn mức tín dụng 1. Trường hợp doanh nghiệp không bị mất cân đối vốn Chỉ tiêu Giá trị đ Dự kiến doanh thu Kế hoạch năm 150,000,000,000.00 Số vòng quay vốn lưu động trong năm 4.00 Nhu cầu vốn lưu động 37,500,000,000.00 Vốn chủ sở hữu 50,000,000,000.00 Vốn vay trung dài hạn 20,000,000,000.00 Tài sản cố định 35,000,000,000.00 Đầu tư dài hạn 3,000,000,000.00 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6,000,000,000.00 Vốn lưu động tự có 26,000,000,000.00 Các khoản phải trả có thể sử dụng tạm thời 4,000,000,000.00 Nhu cầu vay vốn lưu động 7,500,000,000.00 Ghi chú: Trường hợp này VLĐ tự có của doanh nghiệp lớn nên nhu cầu vay ít. Ngân hàng có thể cho vay toàn bộ nhu cầu vay này hoặc một phần để chia sẻ rủi ro. 2. Trường hợp doanh nghiệp bị mất cân đối vốn Chỉ tiêu Giá trị đ Dự kiến doanh thu Kế hoạch năm 150,000,000,000.00 Số vòng quay vốn lưu động trong năm 4.00 Nhu cầu vốn lưu động 37,500,000,000.00 Vốn chủ sở hữu 50,000,000,000.00 Vốn vay trung dài hạn 20,000,000,000.00 Tài sản cố định 60,000,000,000.00 Đầu tư dài hạn 7,000,000,000.00 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 8,000,000,000.00 Vốn lưu động tự có -5,000,000,000.00 Các khoản phải trả có thể sử dụng tạm thời 4,000,000,000.00 Nhu cầu vay vốn lưu động 38,500,000,000.00 Ghi chú: Trường hợp này có 2 phương án cho vay. PA1: cho vay toàn bộ nhu cầu vay VLĐ như trên hoặc cho vay một phần, phần khác để doanh nghiệp vay tại ngân hàng khác để bổ sung (chia sẻ rủi ro). PA2: cho doanh nghiệp vay 2 loại vay như sau: - Cho vay trung hạn 5,0 tỷ đ để tái cơ cấu tài chính nhằm bù đắp phần thiếu hụt vốn trung hạn - Cho vay ngắn hạn theo hạn mức 33,5 tỷ đ cấp VLĐ cho doanh nghiệp (38,5 - 5,0) Trong hai phương án trên, PA2 an toàn hơn và gắn bó hơn giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Hạn mức tín dụng không cần thế chấp (Unsecured credit line) Hạn mức tín dụng không cần thế chấp là số tiền ngân hàng cho doanh nghiệp vay để thực hiện hoạt động kinh doanh mà không cần vật thế chấp cho khoản vay. Đây là nguồn tín dụng không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp bởi vì nó cung cấp nguồn tiền mặt những lúc nguy cấp. Do tầm quan trọng của tiền mặt nên rất nhiều vấn đề sẽ gặp trục trặc nếu thiếu tiền mặt. Khi đó, mọi việc sẽ được đảm bảo chắc chắn nếu doanh nghiệp của bạn đủ tiêu chuẩn để được vay tín dụng dạng này. Khi đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ không phải đem các tài sản như ôtô hay vật tương tự ra để thế chấp. Trước khi được cho vay, ngân hàng cho vay sẽ kiểm tra điểm số tín dụng của doanh nghiệp và rất nhiều chỉ tiêu khác. Sau đó ngân hàng sẽ quyết định xem hạn mức cho vay đối với doanh nghiệp ở chừng mực nào là tốt nhất. Điều kiện cần là doanh nghiệp có lịch sử tốt về việc vay-trả nợ tín dụng. Khi đã được thông qua, doanh nghiệp sẽ thường xuyên nhận được séc để yêu cầu hạn mức tín dụng tối đa bất cứ khi nào cần. Doanh nghiệp sẽ trả lãi suất theo số tiền vay thực tế cho ngân hàng cho vay . Hạn mức tín dụng ngân hàng (Bank line) Hạn mức tín dụng (Line of credit) là mức tín dụng tối đa một ngân hàng có thể đảm bảo cho khách hàng của. Khách hàng, Ngân hàng thẩm định để xác định Hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay mới. c) Trường hợp Hạn mức tín dụng kỳ này thấp hơn Hạn mức tín dụng kỳ