Tình huống 22: Một nhân viên tín dụng sau khi đã phân tích rất kỹ càng các yếu tố định tính và định lượng của người vay – đã khẳng định món vay không thể xuất hiện rủi ro hoặc ở tình trạng có vấn đề. Trửơng phòng tín dụng của anh ta cũng khẳng định các yếu tố đã được phân tích là không hề sai sót, nhưng khuyến cáo có ít nhất 2 yếu tố độc lập nhau từ phía khách hàng làm khoản vay hoàn toàn có thể xuất hiện rủi ro trong quá trình thực hiện. Anh/ chị hãy chỉ ra hai yếu tố đó và giải thích? Đáp án: Cho dù phân tích tín dụng kỹ đến đâu đi nữa, nguy cơ món vay trong quá trình thực hiện vẫn chứa đựng các yếu tố dẫn tới khoản nợ có vấn đề – riêng ở phía khách hàng, nguy cơ nằm trong quá trình phân tích và thực hiện, đó là:
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ I. CÁC CẤP MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung: - Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; - Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 2. Mục tiêu cụ thể 2011 – 2015 : Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, trong đó: + Khoảng 4.700.000 lao động nông thôn được học nghề (1.600.000 người học nghề nông nghiệp; 3.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 120.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%; + Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1.Đối tượng : Lực lượng lao động đặc biệt là khu vực nông thôn và khu vực phi chính thức. Với người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới, đặc biệt đối với thanh niên chưa có việc làm . 2. Phạm vi: thực hiện trên toàn quốc. III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Chương trình hoạt động với 6 dự án sau: - Dự án 1: Đổi mới và phát triển dạy nghề; - Dự án 2: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; - Dự án 3: Vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; - Dự án 4: Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Dự án 5: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động; - Dự án 6: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. 1. Dự án 1: Đổi mới và phát triển dạy nghề Giai đoạn 2009-2020: 1. Dạy nghề cho 24,58 triệu người, trong đó đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và kỹ sư thực hành là 5,815 triệu người, để bảo đảm vào năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. 2. Đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề cho 40.000 người để thành giáo viên dạy nghề; vào năm 2020, 100% giáo viên dạy nghề có thể dạy tích hợp lý thuyết và thực hành, 40% giáo viên dạy cao đẳng nghề có trình độ thạc sĩ và tiến sỹ; và tỷ lệ giáo viên quy đổi/học sinh, sinh viên quy đổi ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề là 1/15 2. Dự án 2: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn a) Hoạt động 1: tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn b) Hoạt động 2: điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn c) Hoạt động 3: thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn d) Hoạt động 4: tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập đ) Hoạt động 5: phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề e) Hoạt động 6: phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề g) Hoạt động 7: hỗ trợ lao động nông thôn học nghề h) Hoạt động 8: giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án 3. Dự án 3 : Vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm Để đạt mục tiêu giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động, trong đó có 200 ngàn lao động thông qua dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, Bộ LĐTB & XH đã đề ra nhiều giải pháp để các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm được sử dụng hiệu quả. Điển hình như ưu tiên cho vay các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, cho vay khởi sự doanh nghiệp đối với lao động thanh niên, ưu đãi đối với các nhóm lao động là người tàn tật, người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ. 4. Dự án 4 : Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 1. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại địa phương theo quy định của pháp luật. 2. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn lao động, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 4. Hướng dẫn và kiểm tra việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề. 5. Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh; số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 6. Thông báo cho người kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài trở về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm. 7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo thẩm quyền. 5. Dự án 5 : Hỗ trợ phát triển thị trường lao động Muốn phát triển thị trường lao động bền vững trong 10 năm tới thì phải có quan điểm, định hướng đúng và quan tâm giải quyết những tồn tại. Ông Trần Văn Thiện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (ĐH Kinh tế) cho rằng sức lao động là hàng hóa đặc biệt, trong vai trò quản lý, điều tiết thị trường lao động, Nhà nước cần đầu tư thích đáng vào phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường lao động (cập nhật thông tin, tư vấn giới thiệu việc làm, kết nối cung cầu về lao động…); Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội thông qua giáo dục, đào tạo nghề nghiệp; Hỗ trợ lao động yếu thế tham gia vào thị trường lao động. 6. Dự án 6 : Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình Đối với hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, thông tin – giáo dục – truyền thông, kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện, chuyển giao hình thức đào tạo nghề, hỗ trợ mạng lưới cơ sở… ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%. IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH Tổng mức kinh phí thực hiện 16 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 không quá 276.372 tỷ đồng, trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương là 105.392 tỷ đồng (chưa bao gồm số đã phân bổ cho Chương trình 135 giai đoạn 3 và Chương trình 30a trong năm 2011), ngân sách địa phương là 61.542,5 tỷ đồng, nguồn vốn ngoài nước là 19.987,5 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng là 39.815 tỷ đồng và nguồn vốn huy động khác là 49.635 tỷ đồng. Chưa có số liệu cụ thể cho chương trình mục tiêu quốc gia về lao động và việc làm. V. QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH a) Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình gồm: - Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Các uỷ viên gồm: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Chương trình. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.