Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên điều kiện thực tế các công trình đã và đang xây dựng tại tỉnh VĩnhLong, một số công trình khác ở các vùng lân cận của vùng đồng bằng
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: CÔNG NGHỆ THI CÔNG HIỆN ĐẠI Số tín chỉ: 2TC
Tên đề tài: SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA HAI GIẢI PHÁP NỀN TOP
– BASE VÀ CỪ TRÀM TRONG VIỆC GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU Ở VĨNH LONG.
A MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng, cáccông trình xây dựng quy mô nhỏ (nhà có số tầng ít hơn 4 tầng), việc thiết kế và thi côngphần gia cố nền móng, đa phần đều đầu tiên nghĩ đến đó là sử dụng cừ tràm để gia cố Khinào có yêu cầu đặc biệt thì họ mới nghỉ đến giải pháp khác như (cọc bê tông tiết diện nhỏ).Tuy nhiên việc sử dụng nhiều cừ tràm sẽ dẫn đến sự mất cân đối về vấn đề cung không đủcầu nguồn vật liệu này, đây cũng chính là vấn đề lien quan đến việc giá cả cừ tràm trên địabàn tăng, từ đó giá thành thi công phần móng nhà sẽ tăng
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Long có nhiều thay đổi với sự xuất hiện của nhiềucông nhệ thi công mới: Tuy nhiên một bài toán về tính hiệu quả kinh tế trong đầu tư xâydựng công trình, từ việc áp một công nghệ thi công mới vừa đảm bảo sự làm việc ổn định,vừa đảm bảo tiết kiệm kinh phí cho công trình thì vẫn còn là vấn để quá mới mẽ đối với cáccông trình tại Vĩnh Long
Vì vậy, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài: “So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai giảipháp nền Top – Base và Cừ tràm trong việc gia cố nền đất yếu ở Vĩnh Long”, là thật sự cầnthiết
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan về công nghệ thi công và các vấn đề liện quan
- Phân tích tất cả các yếu tố kỹ thuật liên quan đến công nghệ
Trang 2- Các vấn đề liên quan nguồn cung cấp nguyên vật liệu thi công.
- Trình tự thực hiện các bước thi công
- Các vấn đề về An toàn lao động trong thi công
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai giải pháp nền Top – Base và Cừ tràm trong việc gia
cố nền đất yếu ở Vĩnh Long
- Bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển của đề tài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu dựa trên điều kiện thực tế các công trình đã và đang xây dựng tại tỉnh VĩnhLong, một số công trình khác ở các vùng lân cận của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặcđiểm tình hình và các điều kiện khách quan khác liên quan đến công nghệ thi công cừ tràmnhà quy mô nhỏ, tài liệu giới thiệu về công nghệ móng nền Top – Base, và thông tin về cáccông trình đã được xây dựng bằng công nghệ nền Top – Base tại Việt Nam trong nhữngnăm qua
- Đối tượng nghiên cứu: Công nghệ thi công gia cố nền bằng cừ tràm, công nghệ nềnTop – Base, tìm hiểu các yêu cầu đặc tính kỹ thuật, trình tự thi công và các vấn đề liện quanđến hiệu quả kinh thế của 2 giải pháp, dự báo nguồn kinh phí, đề xuất giải pháp và so sánh
tỷ lệ chênh lệch khi phí giữa 2 giải pháp, khi giả định tính toán kinh phí cho 01 móng cócùng kích thước đáy móng
- Phạm vi nghiên cứu: Công nghệ gia cố nền nền bằng cừ tràm, công nghệ gia cố nềnTop – Base, các công trình xây dựng nhà quy mô nhỏ tại tỉnh Vĩnh Long
4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa vào tài liệu liên quan đề công nghệ nghiên cứu,thực trạng công nghệ thi công các công trình thực tế tại Vĩnh Long, tính toán khối lượng thicông cho từng giải pháp Phân tích đơn giá và tính toán đơn giá tổng hợp cho 2 giải pháp, sosánh mức độ chênh lệch, đưa ra tỷ lệ chênh lệch giá thành thi công
Phương pháp nghiên cứu thực tiển: Tiến hành tham khảo giá thị trường thực tế các côngtrình, dựa vào điều kiên thực tế các công trình đang thi công, các công trình đã đưa vào sửdụng để phân tích, so sánh các vấn đề liên quan đến kinh phí xây dựng phần nền móng Phương pháp tổng hợp: Dựa vào kết quả nghiên cứu thực tiển và số liệu tính toán, tổnghợp lại các kết quả và đưa ra phương pháp tính toán hợp lý, kiến nghị thực hiện trên địa bàn
5 Nội dung nghiên cứu:
- Tổng hợp các nội dung lien quan công nghệ gia cố nền nền bằng cừ tràm, công nghệgia cố nền Top – Base, các công trình xây dựng nhà quy mô nhỏ tại tỉnh Vĩnh Long
- Phân tích tất cả các yếu tố kỹ thuật, công nghệ, sự ảnh hưởng cùa nguồn cung cấpnguyên vật liệu, máy mốc thiết bị thi công, an toàn lao động, liên quan đến công nghệ gia cố
Trang 3nền nền bằng cừ tràm, công nghệ gia cố nền Top – Base, các công trình xây dựng nhà quy
mô nhỏ tại tỉnh Vĩnh Long
- Tính toán giá thành xây dựng, So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai giải pháp nền Top –Base và Cừ tràm trong việc gia cố nền đất yếu ở Vĩnh Long
Rút ra bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển
6 Đóng góp mới về hiệu quả kinh tế của đề tài.
Số liệu so sánh sẽ là cơ sở xem xét cho việc lừa chọn giải pháp gia cố nền đất yếu cáccông trình xây dựng tại Vĩnh Long trong thời gia tới
7 Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài.
Giới thiệu công nghệ xây dựng mới đưa vào thực tiển, có được số liệu so sánh hiệuquả kinh tế khi lựa chọn công nghệ thi công mới
B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1 Tài liệu về đặc điểm tình hình vị trí địa lý của tỉnh Vĩnh Long.
Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình khá thấp
so với mực nước biển (cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên),toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bìnhkhoảng 1,25m Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh códạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sôngMang Thít và ven các sông rạch lớn Nhìn chung, địa thế của tỉnh trải rộng dọc theo sôngTiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam, chịu ảnh hưởng của nước mặn, lũ khônglớn, có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sôngTiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng
gò của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn
- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất2-3 vụ lúa cao sản với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao, trong đó vùng phíaBắc quốc lộ 1A l chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng,ngập sâu
Đây là khu vực có tầng đất phù sa khá dày và tập trung đất sét yếu, với mục tiêu pháttriên các đô thị, rất cần thiết lựa chọn các giải pháp và công nghệ xử lý nền thích hợp cho
Trang 4Đất sét yếu là loại đất có sức chịu tải thấp và tính nén lún cao, một vài chỉ số tiêubiểu của đất yếu được trình bày dưới đây để tham khảo:
- Độ ẩm: 30% hoặc lớn hơn cho đất cát pha 50% hoặc lớn hơn cho đất sét100% hoặc lớn hơn cho đất hữu cơ
- Chỉ số N của xuyên động tiêu chuẩn 0 – 5
- Sức kháng cắt không thoát nước: 20 – 40kPa
- Nén một trục có nở hông: 50kPa hoặc nhỏ hơn
Việc xác định công trình trên đất yếu ngoài các đặc tính của đất nền còn phụ thuộcvào các loại công trình (nhà, đường, đập, đê, đường sắt…) và quy mô công trình
2 Các vấn đề đặt ra với nền đất yếu
Trang 5Móng của đường bộ, đường sắt, nhà cửa và các dạng công trình khác đặt trên nền đấtyếu thường đặt ra những bài toán sau cần phải giải quyết:
+ Độ lún: Độ lún có trị số lớn, ma sát âm tác dụng lên cọc do tính nén của nền đất.+ Độ ổn định: Sức chịu tải của móng, độ ổn định của nền đắp, ổn định mái dốc, áplực đất lên tường chắn, sức chịu tải ngang của cọc Bài toán trên phải được xem xét do sứcchịu tải và cường độ của nền không đủ lớn
+ Thấm: Cát xủi, thẩm thấu, phá hỏng nền do bài toán thấm và dưới tác động của áplực nước
+ Hoá lỏng: Đất nền bị hoá lỏng do tải trọng của ô tô và động đất…
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, các vấn đề thực tế sau đây đang được quan tâm:
- Xây dựng công trình đường giao thông, thuỷ lợi, đê điều và công trình dân dụngtrên nền đất yếu
- Xử lý và gia cường nền đê, nền đường, móng công trình dân dụng trên nền đất yếuhiện đang khai thác và sử dụng cần có công nghệ xử lý sâu
- Xử lý trượt lở bờ sông, bờ biển và đê điều
- Lấn biển và xây dựng các công trình trên biển
- Xử lý nền cho các khu công nghiệp được xây dựng ven sông, ven biển
- Xử lý nền đất yếu cho các công trình dân dụng ở Vĩnh Long và các khu vực lân cận
Để khắc phục vấn đề khó khăn trên thì hiện nay đã có rất nhiều giải pháp xử lý nềnđất yếu được đưa ra như: biện pháp thay đất, biện pháp cọc cát, cọc đất gia cố xi măng, bấcthấm, hút chân không… tùy vào quy mô của công trình và khả năng kỹ thuật của các nhà thicông mà ta chọn biện pháp xử lý thích hợp
Trên địa bàn Vĩnh Long hiện nay, việc sử lý nền móng công trình vẫn là giải phápmóng cọc tràm là phổ, tuy nhiên giá thành cho việc gia cố nền đất bằng cừ tràm tương đốilớn, từ đó dẫn đến giá thành xây dựng công trình cao
Trong một vài năm gần đây một số dự án đã kiến nghị dùng biện pháp móng Top –Base để thi công công trình trên nền đất yếu, bước đầu cho thấy tính hiệu quả của việc làmtăng sức chịu tải của nền đất, giảm lún, giảm thời gian thi công và từ đó giảm giá thành xây
Trang 6Để tiến hành đánh giá và so sánh mức độ hiệu quả kính tế của hai công nghệ trên,chúng ta tiến hành phân tích và tính toán giá thành thi công hoàn chỉnh một móng nhà dândụng, có cùng kích thước đáy móng, từ đó có kết luận và kiến nghị mức độ hiệu quả kinh tếcủa từng giải pháp, trong việc gia cố nền đất yếu xây dựng công trình dân dụng thấp tầng tạiVĩnh Long
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I CÁC YẾU TỐ KINH TẾ KỸ THUẬT LIÊN QUAN:
1- Công nghệ gia cố bằng cừ tràm.
a) Gới thiệu về công nghệ gia cố cứ tràm
Việc dùng móng cọc cừ tràm là một giải pháp tương đối tiết kiệm chi phí hiệu quảđối với các nhà phố thấp tầng nó đem lại sự vững chắc vê kết cấu cho ngôi nhà của chúng
ta, đảm bảo cho những thứ khác tồn tại và làm việc hiệu quả nhưng khi dùng cừ tràm gia cốphải tính toán kỹ thiết kế và cấu tạo đúng Thường đối với những nhà dưới 5 tầng, xây chentrong các hẻm nhỏ thì việc ép cọc và đóng cọc sẽ khó khăn và đó là lúc cừ tràm phát huytính tối ưu của nó
Hình 2.1 Cừ tràm dung cho việc gia cố nền đất yếu
Cọc tràm (được hiểu là "Nền gia cố cừ tràm" là giải pháp công nghệ mang tính
truyền thống để xử lý nền cho công trình có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu, cọc tràm cóchiều dài từ 3 - 5m được đóng để gia cường nền đất với mực đích làm tăng khả năng chịu tải
và giảm độ lún, theo kinh nghiệm, thường 25 cọc tràm được đóng cho 1m2, sử dụng cọctràm trong thiết kế quả là một việc làm không chuẩn mực, nhưng không phải vậy mà không
sủ dụng đến, thực tế nó vẫn sủ dụng tốt cho những nơi có điều kiện thích hợp, thường nóđược xử dụng như một phương pháp xử lý nền đất yếu trong dân gian
Trang 7Việc tính toán móng trên nền có cừ tràm cũng có thể mang lại một số hiệu quả đáng
kể như sau:
- Tận dụng được vật liệu địa phương
- Thích hợp cho công trình xây dựng có mặt bằng chật hẹp
- Có đủ khả năng chịu tại trọng của công trình từ 3 đến 5 tầng
Phần lớn thiết kế móng cọc tràm theo kinh nghiệm, không có tiêu chuẩn nào về nó
là môi trường biển) cọc bị vi sinh và nồng độ hóa chất (đặc trưng bằng độ pH của đất) ănmòn nhiều, cọc sẽ bị mục nát
Hiện nay Nhà nước đã bỏ ra rất nhiều tiền cho các nhà khoa học trong nước nghiêncứu về vấn đề này, hầu hết đều cố gắng tìm một lý thuyết nào đó hay một quan điểm để ápdụng cho việc tính toán này, cách đây vài năm có một hội thảo khoa học cấp bộ để đưa racác tiêu chuẩn về cọc tràm nhưng vẫn chưa được công bố Thậm chí còn dự định đưa thànhtiêu chuẩn thiết kế và nghiệm thu móng cọc cừ tràm (đã có bản Dự Thảo do Phân viện
Trang 8KHXD Miền Nam (IBST) xây dựng trên cơ sở đề tài của GS-TSKH Hoàng Văn Tân),nhưng nó chưa thể hình thành được vì nhiều vấn đề khó có thể tiêu chuẩn hóa được.
c) Đặc điểm cấu tạo, kỹ thuật móng gia cố bằng cừ tràm
Cọc tràm là giải pháp công nghệ mang tính truyền thống, để xử lý nền cho công trình
có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu, đóng cọc tràm là một phương pháp gia cố nền đất yếu haydùng trong dân gian thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn Tại Vĩnh Longthường dùng cọc cừ tràm hay cọc tràm do nguyên liệu sẵn có Cọc tràm có chiều dài từ 3 –5m được đóng để gia cường nền đất với mực đích làm tăng khả năng chịu tải và giảm độlún, cọc tràm được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyềnxuống không lớn hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào
Sử dụng cọc tràm gia gia cố xử lý nền đất, thông thường sử dụng cọc là loại tươi, già,đoạn gốc có đường kính 70-100, dài 1500-2500, chặt vát ở mũi cọc, mật độ đóng 20-25 cọc/
20-Khi thi công móng gia cố bằng cừ tràm, phải tiến hành đào bỏ lớp đất mặt xuống tới
độ sâu đáy móng, sau đó tiến hành đóng cọc tràm theo đúng mật độ, quy cách được quyđịnh
Trang 9Hình 2.4 Cọc tràm gia cố nền móng BTCT
2- Công nghệ Top - Base.
a).Giới thiệu chung:
Phương pháp Top – Base Method (TBM) sử dụng các khối bê tông có dạng conquay (hay top- block) sắp xếp liên tục trên nền đất tạo ra một tầng đệm (gọi là lớp Top –Base) giữa móng công trình với nền đất thực sự, lỗ rỗng giữa các khối bê tông được chènlấp bằng vật liệu rời đầm chặt (thông thường sử dụng đá dăm), Mặt cắt ngang một lớp Top
– Base (Hình2.5), nền có thể được gia cố bằng một hoặc hai lớp Top – base.
Trang 10Hình 2.5: Mặt cắt ngang một lớp Top-Base
Hiện nay trong thực tế thường sử dụng loại top – block có đường kính 33cm và50cm để xử lý nền đất yếu dưới đáy móng công trình Theo kết quả nghiên cứu của cácnước đã sử dụng phương pháp TBM trong việc xử lý nền đất yếu thì phương pháp móngTBM là tăng sức chịu tải của nền đất lên đến 200%, giảm độ lún còn 15% – 30% so vớinền đất yếu khi không sử dụng biện pháp xử lý
b) Phạm vi áp dụng:
+ Tình hình áp dụng trên thế giới:
Công nghệ Top-Base vốn được coi là một bước đột phá về công nghệ xây dựng , đãđược hoàn thiện và áp dụng thành công trên nền đất yếu hơn 30 năm ở Nhật Bản, HànQuốc Công nghệ Top- Base được phát minh tại Nhật Bản vào những năm 1980, trong thờigian này công nghệ mới Top – Base đã dành được sự tín nhiệm rất cao của các kỹ sư xâydựng và được ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản với hơn 6000 công trình được xây dựng trênnền đất Top-Base, các công trình xây dựng trên nền Top- Base đã qua được các trận động đấtkhủng khiếp tại Chiba năm 1987 và Kobe năm 1995 mà hầu như không bị hư hại gì
Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, đã được tiến hành để lý giải hiệu quả củaphương pháp và đã được công bố trên các tạp chí Địa kỹ thuật của Nhật bản, cũng như tạicác hội thảo quốc tế về xử lý nền
Đầu những năm 1990 công nghệ được nghiên cứu ứng dụng tại Hàn Quốc và đã cónhiều phát minh quan trọng kể từ đó, đặc biệt trong lĩnh vực thi công Các cải tiến của HànQuốc đã làm cho Top- Base trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn trong thi công, thânthiện với môi trường và đặc biệt giá thành hạ một cách thuyết phục Với hơn 2000 côngtrình ở Hàn Quốc được xây dựng trên nền Top- Base vào những năm 1990, riêng năm 2007
Trang 11đã có hơn 8 triệu khối bê tông top-block được sử dụng tương đương với 2 triệu m2 đất nềnđược gia cố Nền Top-base được sử dụng cho nền đất yếu để tăng cường khả năng chịu tảicủa nền đất và giảm kết cấu móng, nhờ những ưu việt của phương pháp mới mang lại màsau này được công ty Banseok Top-Base Co., Ltd tiếp tục nghiên cứu và phát triển vớitrung tâm nghiên cứu chính đặt tại trường đại học Dankook.
Một số công trình điển hình ở Nhật Bản và Hàn Quốc áp dụng phương pháp móng Base:
Top-Hình 2.6: Bãi chứa container ở Kwangyang
Hình 2.7: Cống hộp tại đại lộ Iksan
Trang 12Hình 2.8: Tường chắn đất ở Busan
+ Tình hình áp dụng tại Việt Nam:
Năm 2008, lần đầu tiên Công nghệ móng Top-Base được nghiên cứu tại TrườngĐại học Xây dựng trên qui mô mô hình trong phòng thí nghiệm cơ học đất Tháng08/2008, Công ty TBS Việt Nam liên doanh giữa Hàn quốc với Việt Nam ra đời nhằmthúc đẩy áp dụng công nghệ mới vào Việt nam Lần đầu tiên công nghệ mới TBM được
áp dụng xử lý nền tại công trình 110 Mai Hắc Đế Hà nội vào tháng 8 năm 2008 như làmột thử nghiệm và ngay sau đó được ứng dụng tại khu đô thị mới PG của Hải phòng dướidanh nghĩa chính thức của Công ty Liên doanh TBS Việt nam
Một số hình ảnh áp dụng móng Top-base tại Việt Nam các công trình dân dụng vàcông nghiệp:
Hình 2.9: Công trình khách sạn Ocean View – Vũng Tàu
Trang 13c) Nguyên lý chịu lực của móng Top – Base:
+ Cấu tạo nền Top-Base:
Móng Top-Base được cấu tạo từ các khối bê tông hình phễuxen giữa là lớp vật liệurời giúp cho các khối bê tông hình phễu đó thêm vững chắc đồng thời tham gia một phầnvào quá trình tiếp nhận tải trọng của công trình bên trên thông qua việc hạn chế biến dạngngang
Hình 2.10: Cấu tạo nền Top –Base
+ Cấu tạo khối Top - Block:
Phương pháp Top-Base với đặc điểm khác biệt so với các phương pháp khác trongcải tạo nền đất yếu ở chổ tận dụng được quá trình truyền ứng suất trong bê tông thông quacác khối Top-Block, Hiện nay công nghệ Top –Base đưa ra 3 loại Top-Block với các kíchthước tương ứng là phi 330mm, phi 500mm và phi 2000mm có cấu tạo như hình sau:
Hình 2.11: Cấu Tạo Top-Block phi 330, phi 500.
Trang 14+ Nguyên lý chịu lực của móng Top – Base:
Hình 2.11a Đặc tính của Top-base
Hình 2.11b Bánh xích dạng Top-shape của máy ủi
Hình 2.11a là biểu đồ đặc tính của Top-base: phần trụ nón của Top-block được đặttrong lớp vật liệu rời rạc (đá dăm) nằm trên nền đất yếu, phần cọc của Top-block cũngđược đặt trong phần địa tầng tương tự, và phần cốt thép phía trên và phía dưới có tác dụngnối các Top-block thành nhóm; vì vậy phương pháp móng Top-base trở thành hệ kết cấumóng cứng linh hoạt
Bên cạnh đó, góc giữa phần trụ nón của Top-block và phần đất (vật liệu rời rạc )tiếp xúc là 450, hình dạng tương tự như bánh xích của xe ủi đất (Hình 2.11b), cấu tạo này
Trang 15cho phép phân tích tải trọng thẳng đứng tác dụng lên Top-base được chia thành 2 thànhphần: ứng suất thẳng đứng (PV) và ứng suất theo phương ngang.
do sự phân phối lại ứng suất, vì vậy tải trọng tác dụng sẽ không gây ảnh hưởng đến lớp đất
ở dưới sâu
Trang 16II ẢNH HƯỞNG CỦA NGHUYÊN VÂT LIỆU – THIẾT BỊ THI CÔNG.
1 Giải pháp móng cừ tràm
a) Nguyên vật liệu
Cọc cừ tràm được người Pháp sử dụng cách đây trên 100 năm (ví dụ nhà hát TPHCM, một thời gian rất dài khi mà cọc bêtông cốt thép chưa được sử dụng rộng rãi, nhữngcăn hộ ở TPHCM nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung thường dùng cừ tràm như mộtgiải pháp gia cố móng khi xây trên nền đất yếu Ví dụ như Chung cư Thanh Đa - QuậnBình Thạnh-TP HCM được xây dựng vào khoảng năm 1968-1972 đều dùng cừ tràm, thực
tế đã chứng minh công trình vẫn tồn tại rất tốt dù kiến trúc không còn phù hợp hoặcphần kết cấu chính sắp sập đổ do sự hư hỏng theo thời gian Trong số đó có những căn hộcấp 4, đến những Chung cư 3 đến 6 tầng đang tồn taị đến nay là một minh chứng cho kinhnghiệm cuả những người đi trước trong việc sử dụng cừ tràm như một giải pháp hiệu quảgiai cố nền móng cho những công
Rừng tràm vùng ĐBSCL tập trung chủ yếu ở 6 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, TiềnGiang, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau, tổng diện tích rừng tính đến 2006 khoảng
176295 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm 75%, rừng phòng hộ chiếm 15%, rừng đặc dụngchiếm 10% Phân theo chủ sở hữu, các hộ dân quản lí khoảng 82000 ha chiếm 47% (chủyếu là rừng trồng), diện tích còn lại do các cơ quan Nhà nước quản lí: Các vườn quốc gia,các lâm trường, nay là các công ty lâm nghiệp
Hình 2.12 Nguồn nguyên liệu cừ tràm vùng đồng bằng sông Cửu Long
Xét trên góc độ ảnh hưởng của nguồn nguyên vật liệu cừ tràm, ta có thể khẳng địnhvấn đề đây không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến giá thành thi công cho giải pháp
Trang 17móng gia cố bằng cừ tràm, cừ tràm là nguồn nguyên vật liệu địa phương, có giá thành tươngđối hợp lý, việc khai thác và vận chuyển đến chat công trình cũng không gặp nhiều khókhăn.
Hình 2.13 Cừ tràm vùng đồng bằng sông Cửu Long
Các nguồn vật liệu khác như cát, đá, xi măng, sắt thép, gỗ ván coppha… tất cả đều lànguồn nguyên vật liệu sẳn có tại địa phương (Vĩnh Long), điều này khẳn định giải phápmóng BTCT gia cố bằng cừ tràm, các yếu tố cấu thành giá thành thi công, không bị ảnhhưởng nhiều bởi yếu tố ảnh hưởng của nguồn nguyên vật liệu
b) Biện pháp và thiết bị thi công
Ta có thể khẳn định giải pháp móng gia cố cừ tràm là một giải pháp móng truyềnthống của người dân vùng Đồng bằng song Cửu Long, đặc biệt là các công trình dân sinh tạitỉnh Vĩnh Long Hầu hết các công trình xây dựng khi thiết kế, đều trước tiên nghỉ đến đó làgiải pháp móng cừ tràm
Do công nghệ thi công đơn giản, không đòi hỏi thiết bị thi công hiện đại
Ta có thể tham khảo một số hình ảnh liên quan đến công nghệ thi công phần gia cố
cừ tràm như sau:
Hình 2.14 Đóng cừ tràm bằng phương pháp truyền thống
Trang 18Hình 2.15 Đóng cừ tràm bằng máy đóng tự chế
Hình 2.16 Dùng gàu xe cuốc để ép cừ tràm xuống đáy móng
Qua các hình ảnh minh qua cho thấy thiết bị thi công cừ tràm đơn giản, không cầnđến các loại thiết bị thi công chuyên dung, không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề về công nghệthi công
2 Giải pháp móng nền Top-base
a) Nguyên vật liệu
Giải pháp móng trên nền Top base sử dụng nguồn nguyên vật liệu sẳn có trên địa bảnVĩnh Long (không khác với giải pháp móng gia cố cừ tràm) Vật liệu cát, đá, xi măng, sắtthép , chỉ khác là Top – Base sử dung các khuôn đúc bằng các phiểu nhựa được chế tạobằng nhựa tái chế (trên địa bàn Vĩnh Long có sẳn các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa tái chế)sẳn sàn sản xuất được loại phiểu này với giá thành tương đối hợp lý (50 – 70 ngàn đồng 1sản phẩm)
Trang 19Hình 2.17 Phiểu nhựa Top - Block
Hoặc ta có thể sử dụng các khuôn tole tự chế tạo thành các khuôn đúc sẳn để chế tạocác top –lock đúc sẳn như sau:
Hình 2.18 Top – Block đúc sẳn tại công trường.
Việc thi công lại càn đơn giản hơn, được thể hiện qua các hình ảnh minh họa sau:
Hình 2.19 Phiểu nhựa được liên kết lại trước khi đưa vào vị trí hố móng.
Trang 20Sau khi cố định và kiểm tra độ chặt chẻ của các phiểu nhựa, ta tiến hành đổ bê tôngvào phiểu nhựa.
Hình 2.20.Đổ bê tông vào các phiểu nhưa
Để đánh giá mức độ hiệu quả về giá thành thi công của hai giải pháp móng trên, thật
sự là một giải pháp tương đối phù hợp và mang tính hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh VĩnhLong,
Chương 3
SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TÌNH TỰ THI CÔNG
I TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI CÔNG:
1 Trình tự thi công gia cố nền bằng cừ tràm
Trang 21a) Công tác đào đất
Để tiến hành thi công móng gia cố bằng cừ tràm, trước tiên ta phải tiến hành đào hốmóng đến độ sâu đáy móng, công tác đào đất có thể thực hiện bằng thủ công hoặc máy đào
Về độ sâu của móng cừ tràm, cừ tràm phải nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất Ðiềunày đưa đến việc phải đặt đáy móng khá sâu, gây bất lợi cho thi công nhất là vào mùa mưa
Ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất không đủ độ ẩm ướt, vào mùa nắng mực nước ngầmthường hạ thấp, do đó không đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô và sẽ bị mục Vì vậy,tùy theo chất đất bên trên mực nước ngầm, có thể chọn đầu cừ tràm sâu hơn mực nướcngầm, nhằm đảm bảo đầu cừ luôn ẩm ướt Điều này có thể dẫn đến chi phí thi công cao.Mặt khác do phải đào sâu dưới mực nước ngầm, nên việc nước ngầm chảy vảo hốmóng gây khó khăn cho việc thi công các phần tiếp theo, tốn chi phí bơm hút nước phục vụthi công
Mặt khác công tác chống sạt lở thành hố đào cũng phải đặc biệt chú ý Đối với hố đàosâu > 1m ta phải đào thành vát để hạn chế khả ngăng sạt lở đất
Hình 3.1 Công tác đào đất hố móng
Đôi khi phải đào mở rộng ra bên ngoài rất nhiều so với thiết kế bàn đầu để tiến hànhthi công
Hình 3.2 Công tác đào đất hố móng mở rộng thành vát
Trang 22b) Công tác đóng cừ
Cần thiết phải đóng cừ rộng ra ngoài móng mỗi cạnh từ 0,1-0,2m để tăng sức chốngcắt của cung trượt Có người cầu kỳ sử dung cách đóng cừ tràm chung quanh trước sau đómới đóng dần vào trong Ý muốn tạo sự nén chặt đất trong phạm vi đóng cừ đây cũng là 1quan điểm không đúng và việc làm này càng làm cho quá trình thi công gặp khó khăn, vìthực chất cừ không lèn chặt được đất bùn
Hình 3.3 Công tác đóng cừ hố móng
c) Công tác thi công lớp bê tông lót đá 4x6
Sau khi đóng cừ xong lấy cát phủ trên đầu cừ để tạo độ phẳng đáy móng trước khi thicông, khi làm như vậy dưới áp lực của đáy móng, cát có thể chui xuống bùn hay len vào các
kẽ rỗng bên trên của lớp bê tông lót theo dòng cháy cát có thể dịch chuyển hoặc khi đàomóng của các công trình kế bên làm cát sụt lỡ … đều là những nguyên nhân gây lún và lúnkhông đều
Mặt khác cũng thường gây lún do xem thường lớp bê tông lót, cứ sắp đá 4x6 sau đórải một lớp hề xi măng lên cán đều, lúc này dưới áp lực đáy móng, dẫn đến kết cấu của lớplót này không vững biến dạng và gay sụt lún
Hình 3.4 Công tác thi công lớp bê tông đá 4x6
Trang 23Hình 3.5 Đáy hố móng sau khi thi công lớp bê tông đá 4x6
d) Công tác thi công cốt thép và ván khuôn móng
Sau khi thi công xong lớp bê tông lót móng, tiến hành định vị lại tim móng sau đógia công cốt thép móng, lắp dựng ván khuôn móng
Các bước thực hiện, đều có thể sử dụng biên pháp thi công bằng phương pháp thủcông
Hình 3.6 Gia công cốt thép, ván khuôn trước khi đổ bê tông
Trang 24e) Công tác thi công bê tông móng
Bê tông có thể áp dụng biện pháp thi công truyền thống (trộn và đổ tại công trường)cũng có thể đổ bằng bê tông tươi, tùy theo khối lượng
Trước hết phải chuẩn bị chu đáo khung đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kíchthước, khe hở của ván khuôn Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác, chuẩn bị các ván gỗ
để làm sàn công tác
– Chiều cao rơi tự do của bê tông (khoảng cách từ miệng ống đổ bê tông đến mặt đáycần đổ bê tông) không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông
– Trình tự đổ bê tông: đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước,
đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy
– Dùng loại đầm thích hợp cho từng loại kết cấu bê tông như: dùng đầm bàn chosàn, đầm dùi cho móng, cột, dầm, tường
– Đổ bê tông liên tục trong suốt quá trình, không tùy tiện dừng lại
– Tránh đổ bê tông khi thời tiết ẩm ướt, có mưa Trường hợp trời mưa, phải che chắn,không để nước mưa rơi vào bê tông
– Đối với bê tông móng phải tạo nền đất cứng và làm sạch lớp đệm trước khi đổ bêtông
Hình 3.7 Đổ bê tông móng
2 Trình tự thi công móng Top – Base:
Trang 25Quá trình thi công Top – Base hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chưa có phươngpháp để thi công đó là thi công, tuy nhiên đối với công nghệ Top – Base, quá trình thi côngkhông phức tạp, có thể tận dụng các phương tiện sẳn có để thi công.
Áp dụng theo công nghệ của Hàn Quốc: Top – Block đổ tại chổ, Sắp xếp các khuônđúc chế tạo sẵn bằng nhựa tái chế lên nền đất (sản phẩm này theo báo giá của các cơ sở đúcnhựa tái chế tại Vĩnh Long sản xuất được và giá thành tương đối thấp Chỉ 35.000 đồng/phiểu)
Đổ bê tông vào khuôn Chèn đá dăm giữa các khối bê tông
Tuy nhiên tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình mà ta có thể lựa chọnphương pháp thi công cho phù hợp
Top – base là một phương pháp gia cố nền hiệu quả, được thực hiện theo trình tựsau:
Hình 3.8 Trình tự các bước thi công Top-base