Cũng như bao các xã khác, xã Đức Phú cũng là xã có người khuyết tật, và họ cũng cần có các chính hỗ trợ của nhà nước dành cho họ, ai cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước để vượt qua những khó khăn trước mắt và duy trì cuộc sống sau này. Vì vậy em lựa chọn đề tài “An sinh xã hội và công tác cá nhân đối với người khuyết tật tại xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng ngãi” để làm đề tài cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình.
Trang 1PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khuyết tật là nỗi đau lớn mà người khuyết tật phải gánh chịu Nó gây nên sựthiệt thòi cực kỳ lớn tổn thương về tâm lý và thể xác Chính sự tổn thương, khiếmkhuyết mà người khuyết tật đang phải mang trên mình đã khiến họ mất đi rất nhiềunhững chức năng của cơ thể cũng như mất đi rất nhiều cái “quyền “của một con ngườibình thường cần phải có, cũng từ những khiếm khuyết đó khiến người khuyết tật hay
bị tự ty, mặc cảm, thiếu tự tin và tùy vào dạng khuyết tật cũng như mức độ khuyết tật
mà người khuyết tật bị hạn chế về khả năng vận động, hạn chế về nhân cách ứng xử,hạn chế về bất thường trong giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi… Làm thế nào để ngườikhuyết tật vượt qua những khó khăn đó cũng như được hưởng các chính sách ưu đãi,được tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách dễ dàng nhất, để họ có được cuộc sống tốtnhất; người khuyết tật có cơ hội để phát triển hết khả năng còn lại của họ, từ đó ngườikhuyết tật với thấy được cuộc sống có ý nghĩa; cuộc sống luôn có màu xanh hy vọng
để vươn lên chiến thắng cái khiếm khuyết đó
Để bù đắp những khó khăn mà những người khuyết tật đang đối mặt, trong
những năm qua xã Đức Phú đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội cho người dânđược thể hiện qua nhiều chính sách xã hội, và một trong những chính sách đó chínhsách xã hội đối với người khuyết tật luôn được các ngành, các cấp quan tâm đẩy mạnhcông tác triển khai, thực hiện nên hiệu quả chính sách này mang lại cho người dânngày càng lớn thể hiện quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc chăm
lo cho các đối tượng yếu thế trong xã hội Tuy nhiên, vẫn còn một ít người khuyết tậtchưa được tiếp cận chính sách này một cách đầy đủ và kịp thời Do đó, cần phải cóthời gian, nguồn lực cả về vật chất lẫn con người thì mới đạt được mục tiêu mà chínhsách hướng tới là mọi người khuyết tật điều được tiếp cận với chính sách một cách đầy
đù, kịp thời và đảm bảo tính công bằng xã hội Vì vậy để các chính sách an sinh xã hộiđến được với người dân thì vai trò của các cấp chính quyền là rất quan trọng, cũng nhưvai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc triển khai các chính sách an sinh xãhội đến được với người dân, đặc biệt là người khuyết tật Cũng như bao các xã khác,
xã Đức Phú cũng là xã có người khuyết tật, và họ cũng cần có các chính hỗ trợ của nhànước dành cho họ, ai cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước để vượt quanhững khó khăn trước mắt và duy trì cuộc sống sau này Vì vậy em lựa chọn đề tài
“An sinh xã hội và công tác cá nhân đối với người khuyết tật tại xã Đức Phú, huyện
Mộ Đức, tỉnh Quảng ngãi” để làm đề tài cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Tìm hiểu thực trạng, tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với ngườikhuyết tật Xác định vấn đề, nhu cầu và lựa chọn một thân chủ để áp dụng tiến trìnhcông tác xã hội cá nhân hỗ trợ và tìm ra những nguyên nhân, vướng mắc, những vấn
Trang 2đề mà thân chủ đang gặp phải, để hỗ trợ thân chủ giải quyết những vấn đề đó Đưa racác giải pháp phù hợp giúp người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống hòa nhập với cộngđồng.
2.2 Nhiệm vụ
- Thu thập thông tin để làm rõ thực trạng, tình hình thực hiện chính sách an sinh
xã hội và các mô hình hỗ trợ đối với người khuyết tật
- Phân tích số liệu và xác định vấn đề, nhu cầu lựa chọn một thân chủ để thựchiện tiếp trình công tác xã hội cá nhân lên kế hoạch để hỗ trợ cho người khuyết tật tiếpcận các chính sách dành cho người khuyết tật
- Từ đó, đưa ra một số giải pháp, đề xuất để hỗ trợ cho người khuyết tật vươn lêntrong cuộc sống
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng: an sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân đối với người khuyết
tật
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Trong phạm vi đề tài này, em chỉ tập trung tìm hiểu vềthực trạng người khuyết tật, chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật (chínhsách y tế, giáo dục, việc làm, trợ cấp xã hội, phục hồi chức năng , mai táng phí,…) và
mô hình hỗ trợ đối với người khuyết tật tại xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh QuảngNgãi Qua đó lựa chọn thân chủ để thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân lên kếhoạch hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận chính sách
- Phạm vi khách thể: Người khuyết tật, cán bộ văn hóa xã hội phụ trách lĩnhvực bảo trợ xã hội, Lãnh đạo UBND xã
- Phạm vi thời gian:
+ Năm 2016
+ Thời gian : từ ngày 19/8/2017 đến ngày 26/10/2017
4 Ý nghĩa của đề tài
4.1 Ý nghĩa lý luận :
-Làm rõ khái quát hóa các quá trình thực hiện chính sách người khuyết tật ở xãĐức Phú, giúp cho chúng ta đọc biết đầy đủ các nội dung chính sách người khuyết tậtđang thực hiện quyền của NKT tại cộng đồng, qua đó minh chứng việc chính sách đivào cuộc sống như thế nào, những rào cản và thách thức trong việc thực thi chính sách,giúp cho các cơ quan quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về các cơ chế, chính sách đãban hành và tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để giảm thiểu những rào cản trongviệc tiếp cận chính sách trợ giúp đối với NKT Đánh giá việc thực hiện của các cơquan quản lý Nhà nước trong công tác thực thi pháp luật, chính sách của Nhà nước đối
Trang 3với NKT, qua đó đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và cá nhân trong việcthực thi chính sách trợ giúp
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với bản thân: hoàn thành xong mục tiêu môn học, áp dụng vào thực tế, cókinh nghiệm để thực hành nghề Công tác xã hội sau này
- Đối với địa phương: hệ thống hóa lại quá trình thực hiện Chính sách trong năm
2016, phát huy những thuận lợi; khắc phục, xử lý những khó khăn.Giúp địa phươngphần nào giảm bớt chương trình hỗ trợ giành cho đối tượng khuyết tật
- Đối với thân chủ: giúp đối tượng giải quyết những vấn đề khó khăn đang gặpphải
5 Phương pháp thực hiện
5.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Tìm hiểu chính sách của Nhà nước của Trung ương, và địa phương đối với ngườikhuyết tật Kết quả và phương hướng giai đoạn tới Qua đó tìm hiểu xã Đức Phú đã triểnkhai thực hiện các chính sách như thế nào
Các văn bản được sử dụng trong báo cáo này là báo cáo tổng kết tình hình kinh
tế xã hội và an ninh quốc phòng năm 2016 của UBND xã Đức Phú Báo cáo kết quả ràsoát đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn xã theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP năm
2016 Bên cạnh đó là việc phân tích một số tài liệu, các báo cáo, các sách báo liênquan đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn
5.2 Phương pháp quan sát
Quan sát thực trạng đời sống của người khuyết tật trên địa bà xã Đức Phú, huyện
Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi họ được tiếp cận với những dịch vụ xã hội nào, được hưởngnhững chính sách đó như thế nào…
Quan sát những hành vi, cử chỉ, thái độ, biểu hiện của thân chủ trong giao tiếp.Quan sát sơ đồ, tổ chức bộ máy xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
5.3 Phương pháp thống kê
Thông qua phương pháp này, thống kê số liệu hộ dân,số người khuyết tật trong đóphân biệt giới tính, phân loại các dạng và mức độ khuyết tật; và các chế độ được hưởnghiển thị trên bảng thống kê để có cái nhìn tổng quát
5.4 Phương pháp vấn đàm:
+ Từ cán bộ phụ trách nơi thân chủ đang cư trú
+ Thân chủ ,những người khuyết tật trên địa bàn xã Đức Phú, nhằm để nắm bắtđược tâm tư nguyện vọng, những vấn đề mà thân chủ và người khuyết đang gặpphải Từ đó mới có thể giúp cho thân chủ cũng như người khuyết tật biết và được tiếpcận với các dịch vụ xã hội
+ Người thân của thân chủ (con của thân chủ)
Trang 46 Kết cấu báo cáo : gồm 3 phần
Phần mở đầu
Phần nội dung báo cáo được chia làm 3 chương, gồm có:
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của UBND xã Đức Phú huyện
Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Chương 2: Công tác thực hiện chính sách an sinh xã hội với người khuyết tật
trên địa bàn xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Công tác xã hội cá nhân đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện
Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Phần kết luận và khuyến nghị
Trang 5PHẦN II NỘI DUNG Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của Ủy Ban nhân dân xã Đức
Phú huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Ủy Ban nhân dân xã Đức Phú
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đức Phú là một xã miền núi thuộc huyện đồng bằng Mộ Đức, cách trung tâmhuyện 5,3km về phía Tây; Diện tích tự nhiên là 4256,93ha
Phía Đông giáp xã Đức Hòa và Đức Tân, huyện Mộ Đức
Phía Tây giáp xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành
Phía Bắc giáp xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành
Phía Nam giáp xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Được chia thành 5 thôn: Thôn Phước Lộc, thôn Phước Hòa, thôn Phước Thuận,Thôn Phước Đức và thôn Phước Vĩnh
1.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.1.2.1 Kinh tế:
Đánh giá tình hình phát triển dân số lao động
Theo số liệu thống kê tại xã, có 1986 hộ, trong đó có 54 hộ dân tộc Hre; gồm
8052 khẩu trong đó có 208 khẩu là dân tộc Hre; Trong đó, nam là 4198 người, chiếm52,1 %, nữ là 3854 người, chiếm 47,8 %
Bảng 1.1 Tình hình dân số, lao động trên địa bàn xã Đức Phú
Trang 62 Trung cấp 38 1,07
(Nguồn: báo cáo điều tra cung cầu lao động của UBND xã Đức Phú năm 2016)
Theo số liệu thống kê một hộ gia đình có khoảng 4 đến 5 người Trong tổng số
hộ gia đình trên, tính theo cơ cấu ngành kinh tế thì số hộ làm nghề nông, lâm nghiệp,thủy sản chiếm 98 % Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chiếm 2 % Nguồn lao động chủyếu của xã tập trung ở ngành nông, lâm, thủy sản: sau đó là ngành dịch vụ - thươngmại và công nghiệp – xây dựng, nhưng lượng lao động trong ngành này chiếm tỉ lệchưa cao Nhìn chung kể từ năm 2016 trở lại đây cơ cấu lao động ở các ngành đanggiảm dần, song song với nó là ngành dịch vụ thương mại và công nghiệp - xây dựng có
xu hướng gia tăng
Đức Phú là xã có nguồn lao động tương đối dồi dào, tuy nhiên chất lượng vànăng suất lao động còn thấp, lao động phổ thông đơn thuần còn chiếm đại bộ phận, lựclượng lao động có chuyên môn và trình độ quản lí còn thiếu nhiều, phần lớn lao độngtrong xã chưa qua đào tạo, chủ yếu là lao động nông – lâm – thủy sản, chiếm khoảng
98 %
Sản xuất nông nghiệp- trồng trọt
Về sản xuất lúa: năm 2016 tổng diện tích gieo trồng cả năm là 295,7 ha, năngsuất bình quân đạt 45,3 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm đạt 1239,0 tấn
Về sản xuất ngô: Nhìn chung cây ngô đã gắn liền với nhân dân trong xã và chiếmmột vị trí quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp, góp phần không nhỏ trongviệc đóng góp vào tổng sản lượng lương thực toàn xã, cây ngô chủ yếu được trồng vào
vụ đông Trong năm 2016 tổng diện tích là 152,0 ha, năng xuất trung bình đạt 42,3tạ/ha, sản lượng là 644,0 tấn
Về sản xuất cây lạc: Cây lạc được bố trí vào hai mùa chủ yếu là vụ xuân và vụđông Diện tích năm 2016 tăng lên 26,4 ha tăng hơn so với năm 2015 là 2,4 ha Sảnlượng năm 2016 là 54,4 tấn
Về sản xuất cây mía: năm 2016 tổng diện tích là 423,0 ha, năng xuất trung bìnhđạt 610,0tạ/ha, sản lượng là 25803,0 tấn
Giá trị sản xuất một số loại cây trồng xã Đức phú thể hiện qua bảng:
Bảng 1 2 Tổng một số cây hàng năm chính trong năm 2016 ở Đức Phú
ĐVT – DT:ha; NS: tấn/ha; SL:tấn
Cây Diện tích Năng xuất Năm 2016 Sản lượng
Trang 72 Cây ngô 152,0 43,3 644,0
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội an ninh quốc phòng xã Đức Phú năm 2016)
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
Bên cạnh ngành sản xuất nông nghiệp - trồng trọt, ngành chăn nuôi xã Đức Phúgiữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp
*Về chăn nuôi lợn: Năm 2016 số lượng đàn lợn 2864 con, sản lượng thịt xuấtchuồng đạt 108,84 tấn
*Về chăn nuôi bò
Người dân chủ yếu nuôi giống bò laisin với quy mô vừa và nhỏ trong các hộ giađình, với phương thức chăn nuôi tự do Năm 2016 số lượng đàn bò 100 con, sản lượngthịt xuất chuồng đạt 4,5 tấn
*Về chăn nuôi trâu
Đàn trâu trước đây nuôi chủ yếu là dùng sức kéo, nhưng những năm gần đây doquá trình cơ giới hóa sức kéo phần nào đã được thay thế bằng máy móc Năm 2016tổng đàn trâu là 1434 con và sản lượng thịt trâu là 140 tấn
*Về chăn nuôi dê
Năm 2016 tổng số lượng đàn dê tăng lên 968 con, sản lượng thịt dê đạt 15,45
*Về chăn nuôi đàn gà Tổng đàn gà năm 2016 là 25000 con, chiếm 50,0% tổngđàn gia cầm, sản lượng thịt đạt 45 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,6%/năm
*Đàn vịt : Trong năm 2016 đạt 13,5 nghìn con, chiếm 27,0% tổng đàn gia cầm.sản lượng thịt đạt 15,0 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,6%/năm
Bảng1 3 Tổng số đàn gia súc trên địa bàn xã trong năm 2016
Trang 8 Ngành lâm nghiệp
Phối hợp với các ngành chức năng ở huyện hoàn thành công tác kiểm kê rừng
và thống kê số liệu hiện trạng rừng năm 2016 Tổ chức chăm sóc và bảo vệ 3.162 harừng, trong đó có 1.898 rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng mới 128ha, đạt 168,4%nghị quyết, tỷ lệ che phủ đạt 60%; khai thác gỗ rừng trồng 11.500 tấn, đạt 100% nghịquyết Triển khai thực hiện Phương án phòng cháy chữa cháy rừng năm 2016 Tổ chức
5 đợt tuần tra, truy quét bảo vệ rừng đã phát hiện và xử lý nghiêm 02 trường hợp đốtthan trái phép và đập phá 8 lò than hầm tại Tiểu khu 312 Cử cán bộ đi tập huấn đểtrồng cây gỗ lớn 180ha ở các tiểu khu 312,313,308; tập huấn dự án điều tra kiểm kêrừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016
1.1.1.2.2 Xã hội:
Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục của xã Đức Phú luôn được cấp ủy và chính quyền các cấpquan tâm nên nghành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong công tác nâng cao chất lượnggiảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa Công tác giáo dụctrên địa bàn xã từng được nhân dân quan tâm, đội ngũ giáo viên được bổ sung đầy đủ
cả về số lượng và chất lượng, số học sinh đến lớp được duy trì, giảm thiểu được số họcsinh bỏ học trong địa bàn toàn xã Chất lượng giáo dục ngày càng gia tăng, 100% số
em đều được vào lớp 1, 100% số học sinh lớp 5 vào THCS
Trường mầm non: gồm có 36 giáo viên, số học sinh gồm 394 học sinh Trườnggồm một dãy nhà cấp 4, có 10 phòng học
Trường tiểu học: gồm có 13 giáo viên và 148 học sinh
Trường THCS: gồm 26 giáo viên có 604 học sinh
Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và THCS ở địa phương được duy trì, toàn xã
đã được công nhận là đơn vị phổ cập tiểu học và THCS đúng độ tuổi, góp phần nângcao tỉ lệ học sinh đến trường
Hội khuyến học khuyến tài được chăm lo, các thôn, các dòng họ xây dựng quỹkhuyến học đã tạo điều kiện giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên tronghọc tập với số tiền 21.850.000 đồng Tổ chức cấp học bổng như: sách, vở, quần áo, xeđạp cho các có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con em hộ nghèo vào năm học mới
Y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình
Công tác khám chữa bênh khám sức khỏe ban đầu cho nhân dân ở trạm y tế xãđược chú trọng, trong năm xã không có dịch bênh xảy ra Năm 2016 xã đã tổ chức tốtcông tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bênh sốt xuất huyết, tay chân miệng … như phun thuốc, tẩy màn cho các hộ dân, cấp phát thuốc cho đối tượng BHYT, hộnghèo Thực hiện tốt chế độ BHYT và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.Trongnăm tổng số bệnh nhân đến khám tại trạm: 6.079 lượt người; Số người thực hiện cácbiện pháp tránh thai: 833 người
Trang 9 Văn hóa thông tin – thể thao
Phát huy truyền thống cách mạng của nhân dân, tổ chức được các buổi văn hóa,văn nghệ, mừng Đảng mừng xuân mang đậm nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa mới
đã được xúc tiến mạnh trong nhân dân, các hủ tục lạc hậu trong ngày cưới, tang lễ đãđược đẩy lùi và xóa bỏ
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luậtcủa nhà nước Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, các phongtrào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao luôn được duy trì Đến nay toàn xã có 5/5thôn có nhà văn hóa thôn
Đời sống vật chất, tinh thần, an ninh xã hội ổn định, công tác phòng chống tệ nạn
xã hội được đẩy mạnh, tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân.Thông tin tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước như tết nguyên đán, ngàygiải phóng miền nam 30/4, kỉ niệm ngày sinh nhật bác 19/05, ngày thương binh liệt sĩ27/07, kỉ niệm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 02/09 Tổ chức tốt phong trào giaolưu văn nghệ, thể dục thể thao trên toàn xã
Quốc phòng - an ninh
Chỉ đạo thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ Quốc phòng - Quân sự năm 2016, 23thanh niên nhập ngũ hoàn thành 100% chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự (trong đó có 6 chỉ tiêugiao thêm) Xử phạt hành chính 25 trường hợp không thực hiện lệnh gọi khám sứckhỏe và 03 trường hợp không thực hiện lệnh gọi nhập ngũ Kết nạp 22 dân quân mới
và cho ra luân phiên 26 dân quân, xây dựng lực lượng dân quân đạt 1,24% dân số, 09dân quân tham gia huấn luyện đạt 100% chỉ tiêu, 01 dân quân tham gia huấn luyện hộithao Tiểu đội dân quân thường trực hoàn thành tốt nhiệm vụ Huy động 30 quân nhân
dự bị tập huấn tại Trường quân sự tỉnh đạt 100% chỉ tiêu Thực hiện Diễn tập tác chiếnphòng thủ xã đạt kết quả khá Mở lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng cho đối tượng
4, có 37 học viên học tập Xét đề nghị 102 hồ sơ hưởng chế độ cho đối tưởng Dâncông hỏa tuyến
Chuẩn bị công tác tuyển quân năm 2017, tổ chức đăng ký tuổi 17 có 42/57 thanhniên, đạt 73,7%; phát lệnh khám nghĩa vụ quân sự cho 106 thanh niên, có 65 thanhniên lên khám, đạt tiêu chuẩn sức khỏe 26 thanh niên
Tổ chức thành công Ngày hội "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" quy mô cấp
xã, có phần lễ và phần hội như: Ca hát, thi đấu bóng đá mi ni, các trò chơi dân gian,tạo không khí sôi nổi Phối hợp tổ chức diễn đàn "Công an huyện, xã lắng nghe ý kiếnnhân dân" Thực hiện nhiệm vụ đột phá của Đảng ủy, xây dựng 02 mô hình "khu dân
cư tự quản về an ninh trật tự", tổ chức diễn tập nhân dân bảo vệ an ninh trật tự tại khudân cư số 20 Phối hợp Công an huyện làm chứng minh nhân dân cho 16 người giàyếu, tàn tật tại nhà
Trang 10Trong năm xảy ra 13 vụ việc, trong đó thuộc thẩm quyền công an huyện 03 vụchưa rõ đối tượng (01 vụ trộm cắp, 02 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản); công an xã đã xử
lý 10 vụ, 16 đối tượng (so với năm 2015 số vụ không tăng, không giảm, số đối tượnggiảm 09 gồm: Trộm cắp tài sản 03 vụ, 04 đối tượng, gây rối trật tự 02 vụ, 6 đối tượng;săn bắn động vật hoang dã 01 vụ, 02 đối tượng; bắt cá bằng xung điện 02 vụ, 02 đốitượng; cố ý làm hư hỏng tài sản 01 vụ, 01 đối tượng, vô ý gây cháy rừng 01 vụ, 01 đốitượng)
Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững, phong trào
"toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” được đẩy mạnh, xã đạt chuẩn an toàn về an ninh trật
tự theo Thông tư số 23 của Bộ Công an
1.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã Đức Phú
* Chức năng
UBND xã Đức Phú là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương Quản lý vàgiải quyết các vấn đề trên địa bàn xã như: Kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, anninh Chịu trách nhiệm chấp hành và tổ chức chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp và phápluật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp
UBND xã Đức Phú làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo
cá nhân phụ trách, đồng thời đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã, người chịutrách nhiệm trực tiếp trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên
* Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trong lĩnh vực kinh tế: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện Lập dự toán thu, chi ngân sách trênđịa bàn, phương án phân bổ ngân sách cấp mình
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, quản lý ngân sách nhà nước, báo cáo
về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Quản lý sử dụng hợp lý quỹ đất ởđịa phương Huy động sự đóng góp hợp lý của tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng
- Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp
Tổ chức và hướng dẫn thực hiện các chương trình, khuyến khích phát triển vàứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, phòng trừ các bệnh dịch đối với vật nuôi và câytrồng…
Tổ chức xây dựng các hệ thống thủy lợi, giao thông nông thông, tu bổ, bảodưỡng kênh mương, hồ đập thuộc địa phương quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống vàkhắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ hồ đập ở địa phương; quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nướctrên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức hướng dẫn việc khai thác, phát triển
Trang 11các ngành nghề truyền thống và ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quảkinh tế
- Trong lĩnh vực xây dựng - giao thông vận tải
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông nông thôn trong xã.Quản lý việc xây dựng cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn và kiểm traviệc thực hiện pháp luật Về lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải trên địa bàn xã
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế xã hội, văn hóa, thể dục thể thao
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục Tổ chức xây dựng kế hoạchphối hợp với UBND cấp trên quản lý các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sởtrên địa bàn xã Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số - kế hoạch hóagia đình và trẻ em
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa - thể dục thể thao, lễ hộitruyền thống, phát huy giá trị của các di tích lịch sử ở địa phương Thực hiện chế độchính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùngnhững người có công và những gia đình có công với nước và các đối tượng bảo trợ xãhội theo quy định của pháp luật
- Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận anninh nhân dân Thực hiện tốt công tác quốc phòng quân sự địa phương, Luật nghĩa vụquân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên…quản lý hộ khẩu tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài
ở địa phương
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
UBND xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và đảm bảo thực hiện chính sáchdân tộc, chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân ở địaphương theo quy định của pháp luật
- Trong việc thi hành pháp luật
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giải quyết các vi phạm pháp luật vàhòa giải những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật Tổ chứctiếp dân, giải quyết khiếu nại - tố cáo, kiến nghị của công dân theo thẩm quyền, thựchiện nghiêm “cơ chế một cửa” và “một cửa liên thông”
1.2.1 Nhiệm vụ, chức năng, của cán bộ lao động thương binh xã hội về lĩnh vực khuyết tật
-Tổng hợp, thống kê, quản lý số lượng người khuyết tật
-Theo dõi số đối tượng khuyết tật từ trần, hay phát sinh
-Tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội, cơ sở chăm sóc người khuyết tật
và các loại hình cơ sở khác có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng người khuyết tật
Trang 12-Nhận hồ, hướng dẫn và lập thủ tục hồ sơ người khuyết tật khi có đề nghị.-Tham mưu cho chủ tịch UBND xã thành lập Hội đồng xác định mức độ khuyếttật và tổ chức họp xét xác định mức độ khuyết tật
- Trình chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ký khi hồ sơ khi đã đượcxét duyệt thuộc đối tượng khuyết tật
-Gửi phòng lao động thương binh và xã hội huyện trình chủ tịch UBND huyện
1.2.3 Sơ đồ tổ chức của UBND xã Đức Phú
Ông Nguyễn Bảy Chủ tịch UBND
Nguyễn Giáp Thìn Phó Chủ tịch UBND
Bộ phận Địa chính, Xây dựng,
Bộ phận
Tư pháp
Hộ tịch
Bộ phận Tài chính
Kế toán
Bộ phận Văn hóa Xã hội
Bộ phận Văn phòng, Thống kê
Công anQuân
sự
Trang 131.3 Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động
UBND xã Đức Phú có 38 cán bộ, công chức và những người hoạt động khôngchuyên trách Hàng năm, tổ chức họp kiểm điểm, đánh giá, kết quả có 5 cán bộ, côngchức hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ, 15 cán bộ hoàn thành tốt chức trách,nhiệm vụ Không có vi phạm bị xử lý kỷ luật Bình xét khen thưởng; đề nghị UBND
xã tặng danh hiệu lao động tiên tiến cho 15 cán bộ, công chức và những người hoạtđộng không chuyên trách Đề nghị UBND huyện tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sởcho 2 cán bộ Đa số cán bộ có trình độ Cao đẳng trở lên
1.4 Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên
1.4.1 Lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với cán bộ
Cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách được UBND xãquan tâm tạo điều kiện học tập, cử đi đào tạo Trung cấp, Đại học, Trung cấp lý luậnchính trị, cao cấp lý luận chính trị để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán
bộ công chức Thực hiện các chính sách đối với người có trình độ đại học chính quylàm việc tại xã Tạo điều kiện thời gian cho cán bộ, công chức, người hoạt động khôngchuyên trách tự nâng cao trình độ, ngoài ra còn cử cán bộ tham gia đào tạo Đại họcngành công tác xã hội do Sở nội vụ tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với trường LĐTB&XH(cơ sở II) thành Phố Hồ Chí Minh mở lớp
Các chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo Quyết định củaUBND huyện
1.4.1.1 Chính sách lương
Về xếp lương: Theo hệ số của từng cán bộ, công chức
Về nâng bậc lương: đúng thời hạng nâng bậc lương Đại học 3 năm 01 bậc, trungcấp 02 năm 01 bậc
1.4.1.2 Các khoản phụ cấp đối với cán bộ
Theo Nghị định số: 204/2004, ngày 14/12/2004 của Chính phủ, thì ngoài tiềnlương cán bộ còn được hưởng các khoản phụ cấp tùy theo điều kiện kinh tế xã hội,điều kiện tự nhiên ở nơi cán bộ công tác và chức vụ mà cán bộ đảm nhiệm như: phụcấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm
Cụ thể: Bí thư Đảng ủy: 0,3%; Chủ tịch UBND ( PBT Đảng ủy): 0,25% ;PCT.HĐND, PCT.UBND, CT.UBMTTQVN: 0,2%; Trưởng các đoàn thể; 0,15%
1.4.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ
- BHXH, BHYT, bắt buộc người lao động đóng 9,5%, ngân sách nhà nướcđóng 21%
1.4.3 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Trang 14Được đào tạo và bồi dưỡng để bổ sung những kiến thức mới phù hợp với chức vụ
mà cán bộ đang nắm giữ
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của bộ máy nhànước, của xã hội
- Đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta
1 4.4 Khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ
Chế độ này nhằm đánh giá công lao, ghi nhận những đóng góp, cống hiến hoặc
xử phạt những vi phạm lỗi lầm của người công chức
- Hình thức khen thưởng: giấy khen, bằng khen, danh hiệu vinh dự Nhà nước,huy chương, huân chương
- Hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức,buộc thôi việc
1.5 Thuận lợi và khó khăn
1.5.1 Thuận lợi
Trong năm qua nhìn chung xã Đức Phú có nhiều chuyển biến tích cực, trên cáclĩnh vực hoạt động đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch huyện giao Đảng ủy, UBND xãluôn quan tâm chỉ đạo, điều hành tạo điều kiện cho cán bộ, công chức và các tổ chứcđoàn thể hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ Bộ máy tổ chức và cán bộ cơ quan tươngđối ổn định bảo đảm cho hoạt động có hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức cơ quanluôn cố gắng và phấn đấu trên các lĩnh vực công tác
Đối với cán bộ, công chức thì chính sách tiền lương được cải cách từ sinh hoạtphí đến được xếp lương ngạch, bậc theo trình độ đào tạo, được hưởng thụ cấp đặc biệt,phụ cấp công vụ, được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đối với nhữngngười hoạt động không chuyên trách cấp xã, mức phụ cấp được nâng dần lên theo thờigian, đời sống cán bộ công chức ở Đức Phú có bước cải tiến so với trước, từ đó độingũ cán bộ cơ sở có phần phấn khởi, an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao
Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã được quan tâm, côngtác quy hoạch cán bộ đi vào nề nếp đến nay xã đã hoàn thành quy hoạch cấp ủy nhiệm
kỳ 2020-2025, cơ bản đạt yêu cầu tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ có tuổi đời từ dưới 40 trởxuống
Đối với việc thực hiện chính sách nói chung và an sinh xã hội cho đối tượngngười khuyết tật nói riêng luôn được sự quan tâm, chỉ đạo từ Đảng ủy-Ủy ban nhândân xã; sự phối hợp từ các ban ngành đoàn thể, Ban dân chính 5 thôn và sự đồngthuận của người dân trong xã đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cuộc sốngcủa người khuyết tật giúp cho họ tự tin hơn, hòa nhập vào đời sống xã hội ngày càngthuận lợi,
Trang 15Đối với gia đình người khuyết tật đã phát huy tốt vai trò chăm sóc nuôi dưỡngthành viên khuyết tật trong gia đình mình để cho họ vượt qua mặc cảm, tự ti, vươn lênkhẳng định khả năng sống độc lập, hòa nhập với cộng đồng.
1.5.2 Khó khăn
Đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn xã còn thấp, chủ yếu sinh sốngbằng nghề nông, nên số lượng người trong độ tuổi lao động không có việc làm ổnđịnh rất nhiều
Sản xuất nông, ngư nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết; trong chăn nuôi giá
cả thấp
Công tác tuyên truyền chính sách người khuyết tật còn gặp hạn chế nên vẫncòn một bộ phận người dân chưa nắm bắt kịp thời các chính sách đặc biệt là đối vớinhững người đồng bào dân tộc thiểu số
Trang 16Chương 2: Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật
trên địa bàn xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
2.1 Qui mô, cơ cấu đối tượng
2.1.1 Qui mô của đối tượng
Trong năm qua công tác đối với người khuyết tật luôn được chính quyền địaphương quan tâm, nhiều chính sách đối với người khuyết tật được thực hiện chu đáo,đầy đủ và kịp thời Đời sống các đối tượng khuyết tật trên địa bàn xã đều có cuộcsống trên mức trung bình so với mức sống người dân nơi cư trú Hiện nay tổng số hộdân cư trên toàn xã : 1983 hộ với 8.052 nhân khẩu có 5 thôn và 22 khu dân cư Theokết quả điều tra năm 2016 của UBND xã Đức Phú có 548 NKT
Theo quy định những người đã hưởng trợ cấp người có công hoặc lương hưu thìkhông nhận trợ cấp người khuyết tật, nên chỉ có 322 người khuyết tật đủ điều kiệnhưởng trợ cấp hàng tháng dành cho người khuyết tật ( trong đó có 23 người là dân tộcHre) Chiếm tỷ 35,14% so với tổng số hộ dân .
Bảng 2.1: Số lượng người khuyết tật ở xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Nguồn : Báo cáo tổng rà soát các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/NĐ-CP năm 2016
Nhìn vào bảng ta thấy số người khuyết tật trên địa bàn xã không đồng đều,Thôn Phước Thuận có số lượng người khuyết tật cao nhất 79/322 người khuyết tậtchiếm tỷ lệ 24,5%, nguyên nhân:
-Do nơi đây khi xưa là nơi xảy ra chiến tranh rất ác liệt, bị tàn phá nặng nề (bởi
là nơi căn cứ của Cách mạng Núi Lớn), người dân nơi đây giác ngộ và tham gia cáchmạng từ nhỏ, số thương bệnh binh và bị nhiễm chất da cam cao nên di truyền đến đời
con
- Hậu quả tàn dư của chiến tranh để lại bom mìn, là địa hình gần núi nên người dân sinh sống đi lại dẫm phải mìn phải mất mạng , nhưng vẫn có một số nhiều người may mắn thoát chết, nhưng cơ thể không còn toàn vẹn trở thành người tàn phế
Trang 17- Là một thôn của xã nhưng số người thanh thiếu niên , số người trong độ tuổilao động ở đây nhiều hơn so với các thôn khác phần lớn là không có việc làm ổn định.Tình trạng uống rượu bia có nồng cồn cao lái xe không làm chủ tốc độ đã gây ra tainạn Đi làm bị tai nạn lao động ( làm thợ hồ bị xập giàn)
Thôn Phước Đức có số lượng người khuyết tật ít nhất là 42/322 người khuyếttật chiếm tỉ lệ 13,04%: Phước Đức là thôn có số dân ít nhất so với các thôn trong xãvới 323 hộ, nơi đây chủ yếu là người già và trẻ em bị khuyết tật, nguyên nhân là do sốngười cao tuổi ăn uống thiếu thốn cuộc sống vất vả, tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn phải laođộng nên đã bị tai biến là đa số, còn đối với trẻ em, trong chiến tranh cũng có một sốngười con của thôn lên đường nhập ngũ, chiến trường capuchia đã mang trong mìnhnhững hóa chất khi sinh con để lại hậu quả rất đau lòng, có cháu không thể kiểm soáthành vi của mình, không thể nói, nghe được gì
2.1.2 Cơ cấu đối tượng
2.1.2.1 Phân chia theo dạng khuyết tật
Trong 322 người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng thì được chia thành
2 loại: khuyết tật nặng là 216 người, khuyết tật đặc biệt nặng là 106 người được chiathành các dạng tật sau:
Bảng 2.2: Người khuyết tật phân chia theo dạng khuyết tật tại xã Đức Phú, huyện Mộ Đức
STT Các dạng khuyết tật người khuyết Số lượng
Nguồn : Báo cáo rà soát đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP năm 2016 UBND xã Đức Phú )
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ khuyết tật theo dạng tật thì khuyết tật vận động(58,3%) và Khuyết tật thần kinh tâm thần (16,4%) là có tỷ lệ là cao nhất, nguyên nhân
là do tàn dư của bom mìn, những người lính tham gia chiến đấu mang trong mình chấtđộc di truyền cho con, tai nạn lao động, tai nạn giao thông.Phần lớn người dân nơi đâysống bằng nghề nông nghiệp cuộc sống còn khó khăn nên bữa ăn chưa đầy đủ các chấtdinh dưỡng dẫn đến bệnh nhất là bệnh tai biến
Trang 18có tỷ lệ thấp nhất là khuyết tật nghe nói với tỷ lệ 7,14%, chủ yếu là nhữngngười không thể nghe, nói Trong số 23 người khuyết tật nghe nói thì có đến 10 cháu
là thuộc trẻ em do bị bẩm sinh từ nhỏ, còn lại chủ yếu là người lớn tuổi, do trong quátrình đâu ốm không chữa trị đến nơi đến chốn, cũng có người tuy điều trị đúng cáchnhưng vẫn không thể nghe được gì
2.1.2.2 Số người khuyết tật chia theo giới tính, độ tuổi
Người khuyết tật ở xã phân theo 3 độ tuổi khác nhau, chia ra số lượng nam nữ
để thuận lợi trong việc thực hiện chính sách đối với khuyết tật cụ thể, đảm bảo không
bỏ sót, trùng lặp đối tượng, chế độ
Bảng 2.3 Số người khuyết tật chia theo giới tính, độ tuổi
Số người khuyết tật chia theo độ tuổi Số người khuyết tật, chia theo giới tính
Dưới 16
tuổi
Từ 16 đến 59 tuổi
Từ đủ 60 tuổi trở
% tổng
số nam trên toàn xã
Nữ
% tổng
số nữ trên toàn xã
Nhìn vào ta thấy số người nam bị khuyết tật nhiều hơn nữ, cũng chênh lệch lớnnguyên nhân là : do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, y tế, môi trường, thiên tai,điều kiện sống ảnh hưởng đến giới tính nam nhiều hơn nữ
Số người khuyết tật thuộc dạng cao tuổi chiếm khá lơn 58,1% so với tổng sốngười khuyết tật ở xã Nguyên nhân : do người cao tuổi họ có sức khỏe rất yếu, làmột xã miền núi ,nên không được chăm sóc y tế đầy đủ nên hầu như họ đều có mongmuốn được khám chữa bệnh; dân tộc đa số lại mù chữ, không có việc làm, rơi vàonghèo khổ
Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương cũng như thông qua các báo cáo của cácban ngành hội đoàn thể thì trên địa bàn xã vẫn còn 6 trường hợp có dạng tật nhưngchưa lập hồ sơ hoặc đã lập hồ (trong đó có 1 trường hợp là người cao tuổi) bởi lý dosau:
Thứ nhất: Người nhà lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp khuyết tật nhưng Hộiđồng xác định mức độ khuyết tật ở xã bằng mắt thường và hạn chế về chuyên môn nênđánh giá không đủ điều kiện theo quy định và yêu cầu
Thứ hai: Do trình độ nhận thức chưa hiểu biết về chế độ chính sách nên khônglàm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp
Trang 192.2 Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng người khuyết tật :
2.2.1 Thủ tục xác nhận hồ sơ xin hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn hoàn thiện và tiếp nhận
hồ sơ, chuyển công chức phụ trách bảo trợ xã hội xã xử lý
+ Bước 2: Công chức phụ trách lĩnh vực bảo trợ xã hội xử lý, trình chủ tịchUBND xã ký và gửi đầy đủ thủ tục cùng hồ sơ liên quan đến UBND cấp huyện (quaphòng LĐTB&XH huyện) để UBND huyện ra Quyết định công nhận hưởng trợ cấphàng tháng , chuyển cho Phòng LĐTB&XH huyện, gửi về UBND xã (qua Ban vănhóa xã hội) để trả cho công dân
- Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
UBND xã
- Thành phần hồ sơ
+ Tờ khai của đối tượng (theo mẫu)
+ Bản sao sổ hộ khẩu, chứng minh nhân của đối tượng
+ Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em hoặc đối với trường hợpngười đơn thân nghèo đang nuôi con
+ Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối vớitrường hợp bị nhiễm HIV
+ Giấy xác nhận hàng năm của nhà trường nơi đối tượng đang theo học (người
từ đủ 16 tuổi đến 22 tuổi còn đang đi học văn hoá, học nghề)
* Trường hợp hỗ trợ kinh phí trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc đối với gia đình
có NKT đặc biệt nặng hoặc đối với NKT đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36tháng tuổi, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai hộ gia đình có NKT (theo mẫu);
+ Bản sao giấy xác nhận khuyết tật;
Trang 20+ Bản sao sổ hộ khẩu;
+ Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩmquyền theo quy định của Bộ Y tế;
+ Bản sao giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi;
* Trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng đối tượng trẻ em dưới 16tuổi không có nguồn nuôi dưỡng, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em
và NKT đặc biệt nặng, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (theo mẫu);
+ Tờ khai của đối tượng theo mẫu quy định (theo mẫu);
+ Bản sao sổ hộ khẩu của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc văn bản xác
nhận của công an cấp xã về việc cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
+ Bản sao giấy xác nhận khuyết tật;
Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi
cô đơn bổ sung thêm sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xácnhận của Chủ tịch UBND xã và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (theo mẫu)
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết:
+ Tại UBND cấp xã: 15 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ đến khi có kết quả xử lý).Trong đó, thời gian niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã: 07 ngày
+ Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hộiđồng xét duyệt tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và công khai trước nhândân
+ Thời gian luân chuyển hồ sơ giữa UBND cấp xã và UBND cấp huyện: 0.5ngày
+ Tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 07 ngày
+ Tại UBND cấp huyện: 03 ngày
Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBNDhuyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND xã trong thời gian không quá 0.5 ngày
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND xã.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Tại UBND xã: Biên bản của Hội đồng xét duyệt UBND xã
Tại UBND cấp huyện: Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc văn bản trảlời
- Lệ phí: Không có.
Trang 21- Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo các mẫu số 1a,
1b, 1c, 1d, 1đ, 2, 3, 4
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
2.2.2 Thủ tục đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã Đức Phú hướng dẫn hoànthiện và tiếp nhận hồ sơ, chuyển công chức phụ trách lĩnh vực bảo trợ xã hội xử lý
+ Bước 2: Công chức phụ trách lĩnh vực bảo trợ xã hội xử lý, trình chủ tịch ký
và gửi văn bản xác nhận cùng hồ sơ liên quan đến UBND huyện và nhận kết quả từUBND huyện, chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho công dân
- Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
+ Bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người đơn thân đang nuôi con
và bản sao giấy khai sinh của người con bị chết đối với con của người đơn thân nghèo(người đơn thân nghèo là người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; cóchồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đangnuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đóđang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằngthứ nhất)
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc văn bản xác nhận của công an c xã, bản sao quyếtđịnh thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đốivới người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng,trợ cấp hàng tháng khác
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Trang 22- Thời hạn giải quyết:
+ Tại UBND xã: 02 ngày (kể từ khi nhận hồ sơ đến khi chuyển hồ sơ chohuyện, bao gồm cả thời gian luân chuyển hồ sơ)
+ Tại huyện: 03 ngày (kể từ khi nhận hồ sơ đến khi có kết quả xử lý)Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND huyện
có trách nhiệm trả kết quả cho UBND xã trong thời gian không quá 0.5 ngày
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc
cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND xã.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Tại UBND xã: Văn bản đề nghị
Tại UBND huyện: Quyết định hỗ trợ mang táng phí hoặc văn bản trả lời
- Lệ phí: Không có.
- Tên mẫu đơn, tờ khai: Không có.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
2.2.3.Thủ tục cấp giấy xác nhận khuyết tật cho NKT
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
+ Luật Người khuyết tật ngày 17/6/2010
+ Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày
28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tàichính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hộiđồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện
sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn)
+ Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức
độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (Chủ tịch Hội đồng xác định mức độkhuyết tật xã) có trách nhiệm: Triệu tập các thành viên trong Hội đồng xác định mức
độ khuyết tật; gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật chongười khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ; Tổ chức đánh giá dạng khuyếttật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật; lập hồ sơ, biên bản kết luận xác địnhmức độ khuyết tật của người được đánh giá
Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giámđịnh y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày
Trang 23Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng xác định mức độkhuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyếttật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP Việc thực hiện xácđịnh mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân xã hoặc Trạm y tế Trườnghợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiếnhành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người.
+ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi có biên bản kết luận của Hội đồng
về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân xã niêm yết và thôngbáo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tại trụ sở Ủy bannhân dân xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật
+ Bước 4: Bộ phận tiếp và trả kết quả trả Giấy xác nhận khuyết tật cho đốitượng
- Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
thuộc UBND xã
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị (theo Mẫu số 01);
+ Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám,điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
+ Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ,mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kếtluận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày
10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật người khuyết tật có hiệu lực
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND xã.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận khuyết tật.
- Lệ phí: Không có
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
2.2.4 Vào sổ quản lý người khuyết tật trên địa bàn xã
Sau khi nhận được Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng từ UBND huyện, côngchức phụ trách lĩnh vực bảo trợ xã hội xã vào sổ và lưu những quyết định của đốitượng được hưởng trợ cấp hàng tháng để dễ quản lý, những đối tượng nào chết đi thìgạch tên
2.3 Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật ở
xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Trang 242.3.1 Chính sách về y tế, chỉnh hình, phục hội chức năng
2.3.1.1 Văn bản quy định
Một trong những quan điểm cơ bản trong hoạch định chủ trương đường lối củaĐảng ta là coi trọng con người đây vừa là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ lâu đời,vừa là mục tiêu, là động lực của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa mà trong một xã hội phát triển thì không thể có những con người còn sống khổcực khó khăn Nhất là đối với người khuyết tật mà trong số đó lại có những người đãtừng cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như thương binh, bệnh binh… Ngườikhuyết tật thuộc nhóm người yếu thế, mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày đều gặpphải khó khăn do sự cản trở của những khuyết tật nên họ không có được thuận lợi nhưnhững người bình thường Vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi trong đời sống sinh hoạthàng ngày, chia sẻ khó khăn làm cho họ cuộc sống của người khuyết tật lạc quan,vươn lên tật nguyền hòa nhập với cuộc sống cộng đồng Về việc chăm sóc người tàntật, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ chăm sóc và tạo điều kiện chongười tàn tật hòa nhập cộng đồng, luôn quan tâm đến các hoạt động để người tàn tật tựvươn lên bằng nghị lực của chính mình Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Việclàm này không những của Đảng và Nhà nước mà của toàn xã hội Để xây dựng nhànước ta giàu mạnh công bằng, dân chủ và văn minh, trong những năm gần đây Đảng
và nhà nước ta đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn khuyết tật, phục hồichức năng cho người tàn tật, nhằm đem lại sự bình đẳng và tạo cơ hội cho người tàntật trong xã hội Điều đó được thể hiện bằng các hệ thống chính sách các văn bản phápluật cụ thể:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, 2013
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 được Quốc hội ban hành ngày
- Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thực hiệnNghị định 136/2013/NĐ-CP
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012
- Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Luật số46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế
Trang 25- Quyết định 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 về Phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạnnhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai,thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020
Ngoài ra còn một số các chương trình dự án trong và ngoài nước cũng đã vàđang được thực hiện trên cả nước nhằm hỗ trợ cho người tàn tật trong việc học hành,tạo việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống và chăm sóc sức khoẻ chỉnh hình Songnhìn chung số đối tượng được hưởng thụ còn ít nhất là từ các chương trình dự án, mứctrợ cấp còn thấp chủ yếu mới chỉ giải quyết được việc xoá đói thực tế chưa giảm đượcnghèo nhất là trong điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như hiện nay.Với nền kinh tế – xã hội phát triển thì các chính sách đối với những người yếu thế, tàntật càng phải được quan tâm nghiên cứu sửa đổi bổ xung để đáp ứng với tình hình thực
tế và nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao của xã hội nói chung của ngườitàn tật nói riêng
2.3.1.2 Kết quả thực hiện chính sách y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng:
Người khuyết tật là đối tượng yếu thế trong xã hội lại thường phải chịu rủi rotrong cuộc sống nên việc đảm bảo khám chữa bệnh, thực hiện chỉnh hình, phục hồichức năng kịp thời cho họ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng góp phầnbảo vệ sức khỏe và đời sống của người khuyết tật, giúp họ tự phục vụ trong sinh hoạt,giúp họ yên tâm, tự tin trong hòa nhập với cuộc sống cộng đồng
Trong năm 2016, trên cơ sở danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế của xã, cácngành cấp trên đã cấp thẻ bảo hiểm y tế đầy đủ cho người khuyết tật theo các loại nhưsau:
Bảng 2.4: Danh sách NKT được cấp thẻ Bảo hiểm y tế năm 2016
TT Thôn Số người khuyết tật Số NKT được
(Nguồn: báo cáo năm 2016 của UBND xã Đức Phú)
Đối với người khuyết tật là người có công: Hàng năm đều thực hiện điều dưỡngluân phiên tại Trung tâm điều dưỡng Người có công tỉnh và điều dưỡng tại gia đình(năm 2016, có 10 người điều dưỡng tập trung, và 34 người điều dưỡng tại chỗ); thực
Trang 26hiện trợ cấp các phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình và vật phẩm phụ ( 12 người,năm 2016).
Đối với người khuyết tật thuộc bảo trợ xã hội được cấp xe lăn, xe đẩy, trongnăm 2016 được UBND huyện cấp 9 xe lăn cho đối tượng khuyết tật Ngoài ra, hàngnăm ở xã có 20 đến 25 người tham gia khám sàn lọc tim, tật vận động, sức môi hở hàmếch, mắt tại huyện ( các hoạt động này do Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh kết hợp với bệnhviện Trung ương Huế, bệnh viện Đà Nẵng thực hiện)
Ngoài ra, còn có các đoàn từ thiện như: Đoàn thanh niên bệnh viện đa khoaQuảng Ngãi, Quân khu V và một số đoàn khác tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí
Hiện nay, ở xã, huyện và tỉnh Quảng Ngãi chưa có Trung tâm phục hồi chứcnăng, nên người khuyết tật ở xã chưa được tiếp cận chữa bệnh với dịch vụ này
2.3.2 Chính sách về giáo dục
2.3.2.1 Văn bản quy định
Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC,ngày 31/12/2013của Bộ giáo dục và Đào tạo-Bộ lao động thương và xã hội-Bộ tài chính về việc quyđịnh chính sách giáo dục đối với người khuyết tật
Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC, ngày 31 tháng
12 năm 2013, của Bộ giáo dục và đào tạo-Bộ lao động thương binh và xã hội,- Bộ tàichính về việc Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí và chínhsách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học2020-2021 và Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH của BộGiáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP
2.3.2.2 Kết quả thực hiện chính sách giáo dục
UBND xã phối hợp cùng các ban ngành, Ban dân chính các thôn quan tâm tạođiều kiện để người khuyết tật tiếp cận với giáo dục, các điểm trường trên địa bàn đềuphân công giáo viên cùng với Ban mặt trận thôn vận động gia đình đưa người khuyếttật đến trường, thực hiện miễn giảm học phí cho người khuyết tật nghèo, tổ chức tuyêntruyền, kêu gọi và lên án hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị người khuyết tật
Năm 2016, số trẻ là người khuyết tật đến trường học là 7 em (cấp học tiểu học
03 em, 4 em cấp trung học cơ sở) được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học là
Trang 272.3.3 Chính sách trợ cấp xã hội
- Đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học và con đẻ của họ được thực hiện theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày04/9/2013 và Nghị định số 20/2015 Mức trợ cấp theo tỷ lệ thương tật, bệnh tật cho
226 người, với mức chuẩn quy định là 1.318.000đ/tháng
- Đối với người khuyết tật hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội theo Nghị định số28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 và Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 vàThông tư liên tịch số : 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC,ngày 12 tháng 5 năm 2016,
về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghịđịnh số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chínhsách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội cho cho 216 người khuyết tậtnặng và đặc biệt năng 106 và 106 cá nhân hộ gia đình nhận chăm sóc người khuyết tậtvới mức chuẩn áp dụng là 270.000đ/tháng
Trợ cấp của người khuyết tật là người có công và bảo trợ xã hội được chi cùngthời điểm là đầu tháng (từ ngày 5 đến ngày 10); đã được chi trả kịp thời, đúng số tiền,đúng người theo quy định
Để hỗ trợ phần nào đời sống vật chất cho người khuyết tật xã còn tổ chức cácchương trình “xây nhà đại đoàn kết”, “nhà tình nghĩa” ( năm 2016 xây dựng 2 nhà tìnhnghĩa) Ngoài ra trong một số ngày kỉ niệm như ngày 18/04 là ngày khuyết tật Việt Nam
và các dip Lễ, Tết nguyên đán đều được các đoàn đến thăm hỏi, động viên, tặng quàcho người khuyết tật
Ngoài ra trên địa bàn xã còn còn có một số các hoạt động như:
Trong hoạt động tình nghĩa, các chi hội đã chủ động duy trì thường xuyên vànâng cao chất lượng hoạt động tình nghĩa tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tậpquán, văn hóa của địa phương Tổ chức thăm hỏi thường xuyên người khuyết tật, chia
Trang 28sẻ, động viên người khuyết tật sống vui vẻ, giao lưu hòa nhập được với mọi ngườixung quanh.
Bảng 2.6 Số lượng người khuyết tật đang hưởng trợ hàng tháng tại xã Đức Phú, huyện Mộ Đức
(ĐVT: ngàn đồng)
TT Mức độ khuyết
Số người Hệ số
Mức chuẩn
Thành tiền
3.3.4.2.Kết quả thực hiện chính sách giáo dục
Tại địa bàn xã Đức Phú hiện nay có 548 người khuyết tật, bao gồm cả thươngbệnh binh , đây là một số lượng người khuyết tật lớn đối với xã Là một xã thuầnnông nên việc làm cho người dân trong xã rất khó khăn, nhất là người khuyết tật.Người khuyết tật ở xã Đức Phú có đời sống còn rất thấp, có một số trường hợp ởdưới mức chuẩn nghèo Vì vậy mà các cấp chính quyền cần có những chính sách
hỗ trợ người khuyết tật được học nghề, giúp người khuyết tật tìm được một côngviệc phù hợp đem lại thu nhập cho bản thân Việc làm là vấn đề nhức nhối của toàn
xã hội, người khuyết tật ở xã có việc làm ổn định còn rất thấp, họ chủ yếu sống dựavào trợ cấp từ phía nhà nước
Cũng có nhiều người cho rằng người khuyết tật là do số phận tạo ra cho họ
Từ lí do trên nên còn một số người khuyết tật ỷ lại với số phận mà không có sự cốgắng vươn lên Ở khía cạnh khác có nhiều rất nhiều người khuyết tật vì sự mặc cảm
Trang 29quá lớn bởi họ cho rằng họ không sánh kịp với những người bình thường từ đó họthu hẹp mình trong một phạm vi hẹp Xã bao gồm 5 thôn nhưng phạm vi địa bàntương đối rộng mà người khuyết tật chủ yếu sống với gia đình, người thân không
đủ điều kiện để sống tập trung nên công tác tạo việc làm ở xã cũng gặp rất nhiềukhó khăn
Với những cố gắng của chính quyền địa phương và người dân, xã đã mở được 1lớp dạy nghề làm chổi đốt, và đan nón cho 12 NKT trên địa bàn toàn xã
2.3.5 Chính sách hỗ trợ mai táng phí
2.3.5.1 Văn bản quy định
- Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
2.3.5.2.Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ mai táng phí.
Thủ tục hỗ trợ mang tang phí được thực hiện đúng theo quy định Trong năm
2016 có 27 người qua đời thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, với mức hỗ trợ là 5.400.000
Ghi chú
Trang 30Bảng 2.8 Danh sách đối tượng khuyết tật được cấp quà nhân dịp tết
nguyên đán Bính Thân năm 2016
ĐV: ngàn đồng
2.4 Các mô hình chăm sóc và trợ giúp đối tượng người khuyết tật
Trong những năm qua, xã Đức phú đã thực hiện các chính sách trợ giúp, các môhình chăm sóc cho người khuyết tật là nhiệm vụ trọng tâm Phối hợp với các banngành, hội đoàn thể và chính quyền thôn đã trợ giúp người khuyết tật bằng nhiều hìnhthức, các mô hình cụ thể:
2.4.1 Mô hình hỗ trợ gia đình tự chăm sóc người khuyết tật (Trạm y tế đảm nhận)
Là một mô hình cung cấp những kiến thức tối thiểu cho người khuyết tật cũngnhư gia đình người khuyết tật có thể tự chăm sóc, hiểu biết được những vấn đề tâm lý,những diễn biến hoặc những bệnh tật mà người khuyết tật có thể gặp phải, từ đó giúpgiảm thiểu những nguy cơ và tăng cơ hội phục hồi, giúp hòa nhập cộng đồng
Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh cho các đối tượng người khuyết tật khi đếnkhám tại tại trạm, thì trạm y tế xã Đức Phú còn phải hướng dẫn cho thân nhân gia đìnhngười khuyết tật cách chăm sóc, trị liệu phục hồi chức năng cụ thể đối với từng dạngkhuyết tật Phát những tài liệu khoa học có liên quan, hoặc cán bộ trạm y tế phối hợpvới cán bộ y tế thôn xuống tận nhà của đối tượng để hỗ trợ, nhất là hỗ trợ trị liệu chokhuyết tật vận động và tâm lý cho các đối tượng khuyết tật thần kinh
2.4.2 Mô hình giáo dục hòa nhập( Hội nông dân xã Đức phú đảm nhận)
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục mà trong đó trẻ khuyết tật cùnghọc với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống Bản chấtcủa giáo dục hòa nhập là mọi trẻ em được học trong môi trường giáo dục mà trong đó,trẻ có điều kiện và cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả năng củamình
Trang 31Tuy nhiên mô hình này chỉ áp dụng được cho những đối tượng là trẻ em khuyếttật mức độ nhẹ, đối với trẻ mức độ nặng, tùy tình hình thực tế
2.4.3 Mô hình hỗ trợ tạo việc làm ( Đoàn thanh niên xã đảm nhận)
Nhận thức của xã hội về giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tậttuy đã có sự thay đổi tích cực, người khuyết tật đã từng bước tham gia vào mọi hoạtđộng của đời sống kinh tế xã hội, việc dạy nghề theo hướng hòa nhập cho ngườikhuyết tật ,trong năm 2016 phối hợp với trung tâm dạy nghề tỉnh Qảng Ngãi mở lớpdạy nghề may cho người trong độ tuổi lao động có nhu cầu học may, trong đó cóngười khuyết tật , để có thể nhận đồ về nhà tự may tạo thêm thu nhập
Tuy nhiên, công tác dạy nghề cho người khuyết tật thời gian qua tại địa phươngcũng chưa thật sự mang lại hiệu quả Do có một số người khuyết tật nghĩ bản thânkhông thể làm được công việc, vả lại họ hay mặc cảm không muốn giao lưu tiếp xúcvới môi trường xã hội , nên khi mở lớp chỉ có một phần người khuyết tật tham gia
2.4.4.Mô hình xã hội (Hội phụ xã đảm nhận)
Mô hình xã hội cho rằng những người hoặc một số người có sự khác biệt về mặttâm lí, khác biệt về mặt trí tuệ, thể chất so với chuẩn mực chung, nhưng những cáckhác biệt này sẽ không dẫn tới những khó khăn nghiêm trọng nếu như xã hội có nhữngcái nhìn, có suy nghĩ, có ứng sử tích cực giúp đỡ những người khuyết tật Mô hình xãhội nhấn mạnh tới sự bình đẳng, chú trọng đến sự thay đổi cần thiết của xã hội
Trong mô hình xã hội trước hết phải thay đổi nhận thức của người dân trongcộng đồng, thay đổi những suy nghĩ trong họ về người khuyết tật, sự kì thị, miệt thị và
có thái độ phân biệt đối sử với người khuyết tật Sự kì thị từ phía cộng đồng chính làrào cản chính khiến nhiều người khuyết tật không vượt qua được chính mình, họ sợánh mắt kì thị của cộng đồng Vì vậy thay đổi nhận thức của người dân trong côngđồng là rất quan trọng, khi xã hội không còn những ánh mắt kì thị đối với ngườikhuyết tật nữa thì sẽ có nhiều con đường mới dành cho người khuyết tật, giúp họ tự tinkhẳng định mình là những người “tàn nhưng không phế”
Ở xã Đức Phú, mô hình xã hội được áp dụng phổ biến, nhằm để thay đổi nhậnthức, suy nghĩ không đúng về người khuyết tật Nhiều người có thái độ phân biệt đối
sử với người khuyết tật, họ coi người khuyết tật là những người không bình thường,sống phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng và chăm sóc từ phía gia đình…Mô hình xã hội chútrọng đến sự thay đổi cần thiết của xã hội, khi mà xã hội nhìn nhận người khuyết tậtnhư những người bình thường khác, không kì thị họ thì những rào cản đối với ngườikhuyết tật sẽ dần được xóa bỏ, họ sẽ dần tự tin hơn, hòa nhập được với cộng đồng hơn
2.5 Nguồn lực thực hiện
Ngân sách nhà nước thực hiện đầy đủ kịp thời nhanh chóng, cán bộ cơ sở tận tâm
có tinh thần trách nhiệm quan tâm đến đối tượng khuyết tật trên địa bàn xã
Trang 32Người dân địa phương có ý thức rất tốt họ hiểu về chính sách, nên đã tạo ranhững điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai chính sách
2.6 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chính sách ở xã Đức Phú, huyện Mộ Đức
2.6.1 Thuận lợi
Trong năm 2016 trên địa bàn xã việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội vàcác hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật đã đạt được những kết quả đáng chú ý : Có100% số người khuyết tật được hưởng các chế độ theo nghị định số 136/2013/NĐ-CPcủa chính phủ, nghị định này đã mở rộng đối tượng người khuyết tật được hưởng cácchế độ, các chính sách ưu đãi của nhà nước, không chỉ những người không có khảnăng lao động…được hưởng, mà cả người chăm sóc người khuyết tật cũng đượchưởng chính sách
100% người khuyết tật được cấp thẻ BHYT miễn phí theo nghị định số 63/2005/NĐ-CP của chính phủ, đã tạo điều cho công tác khám, chữa bệnh cho người khuyết tậtđược thuận lợi hơn
Thông qua các hoạt động tình nghĩa của xã đã làm cho tình làng nghĩa xómthêm ấm áp, làm cho nhiều người khuyết tật cũng như gia đình người khuyết tật gặpkhó khăn trong cuộc sống phần nào được an ủi, động viên Giúp người khuyết tật vượtqua mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng
Công tác giáo dục dành cho người khuyết tật cũng đã phần nào giúp ngườikhuyết tật có vốn kiến thức nhất định, nhất là trong việc dạy nghề cho người khuyếttật, giúp người khuyết tật có công việc ổn định, có thể tự nuôi sống bản thân, tự tinkhẳng định mình “tàn nhưng không phế”
2.6.2 Khó khăn
Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối vớingười khuyết tật vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Đời sống của một bộ phậnngười khuyết tật còn nhiều khó khăn, hiện còn khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộnghèo Còn một số người khuyết tật chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ cácchính sách ưu đãi của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm… Một bộ phậncán bộ và người dân nhận thức chưa đẩy đủ về vấn đề người khuyết tật, xem công tácngười khuyết tật thuộc trách nhiệm của ngành Lao động –TBXH và trợ giúp ngườikhuyết tật chỉ là hoạt động từ thiện Thêm vào đó, ở một số nơi, công tác chỉ đạo triểnkhai thực hiện Luật Người khuyết tật còn chậm, chưa kịp thời, thiếu sâu sát, vẫn còntình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật
Trong công tác giáo dục, đào tạo chưa có trung tâm, trường chuyên biệt dànhcho học sinh khuyết tật Hầu hết các trường phổ thông chưa bảo đảm điều kiện cơ sởvật chất, trang thiết bị dạy và học cho học sinh khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập.Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên dạy học sinh khuyết tật chưa được đào tạo, bồi
Trang 33dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn về giáo dục hòa nhập đối với họcsinh khuyết tật Số lượng người khuyết tật không được dạy nghề đạt thấp cùng với đó,kinh phí dạy nghề cho người khuyết tật chưa được bố trí riêng, mức hỗ trợ tiền ăn, đilại thấp, không phù hợp với người khuyết tật Đối với người khuyết tật tự tạo việc làmhoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật chưa được trực tiếp vay vốn với lãisuất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội
Người khuyết tật vẫn còn khó tiếp cận với các hoạt động văn hóa, giải trí, thểdục thể thao ở cơ sở Kết quả thực hiện việc đảm bảo tiếp cận giao thông, cải tạo nhà
ở, công trình công cộng chưa đạt lộ trình theo luật định Mức trợ cấp xã hội cho ngườikhuyết tật còn thấp Số lượng người khuyết tật được tiếp nhận vào các Trung tâm bảotrợ xã hội còn ít, cơ sở vật chất tại trạm y tế xã trợ giúp người khuyết tật còn thiếuthốn, nhất là trang thiết bị y tế phục hồi chức năng phù hợp cho người khuyết tật, thiếucác dịch vụ trị liệu tâm lý
Cán bộ chuyên trách cấp xã, kiêm nhiệm nhiều công việc nên hiệu quả triểnkhai công tác người khuyết tật chưa cao Ngân sách bố trí thực hiện các chính sách củaLuật người khuyết tật còn hạn chế Tình trạng mù chữ (chủ yếu là dân tộc) đối vớingười khuyết tật còn nghiêm trọng gây ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc thựchiện các giải pháp dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật
Nhóm đối tượng là người khuyết tật nặng hoặc đặc biêt nặng nhưng Hội đồngxét duyệt của xã không nắm chắc, không nhận định đúng tình trạng khuyết tật, cónhững người khuyết tật mắc các chứng bệnh liên quan đến cơ quan chuyên môn lĩnhvực y tế xác định như bệnh thần kinh, thiểu năng trí tuệ nhưng không có giấy chứngnhận của cơ quan chuyên môn, người khuyết tật đặc biệt nặng cần người chăm sócnhưng Hội đồng xét duyệt của xã không thực hiện xét và lập hồ sơ hỗ trợ kinh phíchăm sóc cho người nuôi dưỡng
Trang 34KẾT LUẬN
Những năm qua, người khuyết tật luôn là một trong những đối tượng chính nằmtrong sự quan tâm của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam Điều này được thể hiện rõbởi, đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôndành sự quan tâm đặc biệt đến cộng đồng những người khuyết tật bằng chính sách vàchế độ cụ thể và thiết thực Hệ thống luật pháp, chính sách đối với người khuyết tậtngày càng được hoàn thiện (Luật bảo vệ, chăm sóc, trẻ em; Luật Người khuyết tật vàmột số Công ước quốc tế, văn bản ký kết khác mà Việt Nam là một trong những thànhviên tích cực nhất) Để làm sao đảm bảo mức sống cơ bản nhất cho người khuyết tật vàgia đình
Tuy kiến thức tìm hiểu còn hạn chế, nhưng cũng đã phản ánh được tình hìnhthực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật ở xã Đức Phú, đã đánh giáđược nguyên nhân khuyết tật và những khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách,trên cơ sở đó nêu được những mô hình chăm sóc và trợ giúp người khuyết tật nhằmmong ngày càng có nhiều người khuyết tật tự tin hòa nhập với cộng đồng và được thụhưởng đầy đủ, kịp thời, đúng qui định các chính sách nhà nước
Với sự chung tay vào cuộc của tất cả mọi người bằng nhiều hình thức trợ giúpkhác nhau, với vai trò chủ đạo của Nhà nước, hoạt động trợ giúp người khuyết tật đãthu hút sự quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân,cộng đồng dân cư, từng bước giảm dần những rào cản, cải thiện một bước việc đápứng các nhu cầu, quyền lợi của người khuyết tật, tạo động lực để họ phát huy năng lực,vươn lên hòa nhập với xã hội Để từ đó người khuyết tật và gia đình được ổn định cuộcsống, thoát nghèo và phát triển bền vững (ngày ngày trẻ em có điều kiện được cắp sáchđến trường, người già được quan tâm, chăm sóc đầy đủ và người trong độ tuổi laođộng được học nghề, có việc làm, tạo ra thu nhập)
Trang 35Chương 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỨC PHÚ
3.1 Tạo lập mối quan hệ với lãnh đạo xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi để xin thực tập tại đơn vị.
Phúc trình lần thứ 1
Họ tên đối tượng: ông Nguyễn Giáp Thìn – PCT Ủy ban nhân dân xã Đức Phú
và ông Trần Tuấn - Cán bộ phụ trách Thương binh – Xã hội xã
Địa điểm thực hiện: Vào lúc 8h00 ngày 21/8/2017 tại phòng làm việc củaNguyễn Giáp Thìn – PCT Ủy ban nhân dân xã Đức Phú
Mục tiêu cuộc phúc trình: Tiếp cận trình bày lý do xin thực tập với Cán bộ lãnhđạo Ủy ban xã để xin thực tập tại đơn vị
Người thực hiện: Sinh viên (SV) Trần Thị Thúy Liễu
Mô tả nội dung
cuộc vấn đàm
Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng
Cảm xúc kỹ năng sinh viên sử dụng
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên SV: ( gõ cửa) Cười, gật
đầu
Chú Thìn: Mời vào!
SV: Cháu chào chú ạ!
Chú Thìn: Ừ Chào cháu.
Có việc không cháu?
SV: Dạ cháu là sinh viên
tên là Trần Thị Thúy Liễu đang
học lớp đại học nghành công tác
xã hội do trường Đại học lao
động (cơ sở II) của Thành phố
Hồ Chí Minh mở tại Trường đại
học kế toán Quảng Ngãi Hôm
nay cháu đến đây xin được thực
tập tại địa phương mình
Dạ thời gian thực tập từ
ngày 19/8 đến ngày 26/10/2017
mong chú tạo điều kiện giúp đỡ
Vì vậy hôm nay gặp Chú
trước hết là xin xin đồng ý của
- Thoảimái, cởi mở
Chủ động giớithiệu về mình
và mục đíchcông việc
cảm giác căngthẳng
Trang 36chú và sau đó xin một vài số
liệu, tài liệu của Ủy ban để tìm
hiểu tình hình tổ chức và hoạt
động, cũng như của lĩnh vực văn
hóa- xã hội của xã để tìm hiểu,
nghiên cứu về vấn đề thực hiện
chính sách An sinh xã hội đối
với người khuyết tật Sau đó
Cháu sẽ chọn một đối tượng
khuyết tật để thực hành công tác
xã hội cá nhân ở xã Đức Phú ạ!
Chú Thìn: Ừ được chứ
(cười, gật đầu) Lâu lắm rồi nay
mới có sinh viên về thực tập
Các chính sách An sinh
xã hội tại xã thì trong những
năm qua UBND xã thực hiện rất
tốt, chăm lo được nhiều mặt cho
các đối tượng chính sách và đối
tượng bảo trợ xã hội, trong đó
đặc biệt là người khuyết tật
Liên quan đến vấn đề này thì
cháu gặp Chú Tuấn sẽ cung cấp
cho những số liệu và các văn
bản có liên quan có thể cháu
cần
Về những thông tin của
UBND xã thì ở đây chú có đầy
đủ, các báo cáo tháng, quý, năm
từ đầu năm 2010 cho đến năm
2016, cháu cần số liệu gì thì ghi
chép, hay poto về mà làm
Còn việc lựa chọn đối
tượng để thực hiện công tác xã
hội cá nhân thì cháu nên đi cùng
Chú Tuấn xuống nhà một vài
đối tượng, trước là thăm hỏi, sau
đó là tìm hiểu xem đối tượng
nào phù hợp với bài tập của
- Rấtvui vẻ nhiệttình, hay cười
và chỉ dẫn tậntình cho sinhviên, giới thiệucán bộ phụtrách cho sinhviên
- Nhiệttình cung cấptài liệu chosinh viên
- Gợi ý
về đối tượng
để làm Công
- Sửdụng kĩ năngquan sát đểnắm bắt đượctình cảm suynghĩ của cánlãnh đạo ủyban
- Sửdụng kĩ nănglắng nghe tíchcực để có thểnắm bắt đượctâm tư tìnhcảm và tranhthủ sự ủng hộnhiệt tình củaLãnh đạo