Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp dạy học môn Toán theo mô hình trường học mới cho học sinh lớp 5 ” 2.. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: * Mục đích: Đề xuất phương án d
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi ):
1 Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp dạy học môn Toán theo mô hình trường học mới cho học sinh lớp 5 ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Toán lớp 5
3 Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
Tài liệu hướng dẫn học môn toán theo mô hình trường học mới được biên soạn dựa theo tài liệu sách giáo khoa cũ Như vậy là kiến thức không hề thay đổi chỉ thay đổi hình thức dạy học thuận lợi cho việc chuẩn bị bài của giáo viên Tất
cả học sinh đều được trang bị tài liệu hướng dẫn học Bản thân là giáo viên giảng dạy lớp 5 lâu năm và đã được tập huấn mô hình trường học mới.
Tuy nhiên, trường mới thực hiện đồng loạt mô hình trường học mới Học sinh vùng sâu, một số gia đình nghèo đi làm ăn xa không quan tâm đến việc học của con em chủ yếu nhờ thầy cô đứng lớp trang bị giúp các em Trong hoạt động học tập học sinh còn rất rụt rè, nhút nhát, chỉ chú trọng học theo yêu cầu chỉ bảo của giáo viên, chưa chú trọng đến cách thức học tập sao cho tốt nhất
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
* Mục đích: Đề xuất phương án dạy học hiệu quả theo mô hình trường học mới đối với môn toán lớp 5 trong trường Tiểu học Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán Giúp giáo viên và học sinh có kĩ năng dạy, kĩ năng học.
3.2.1 Hình thức tổ chức dạy học:
Cũng giống hình thức tổ chức dạy học các môn khác đặc trưng dễ nhận biết đầu tiên là việc sắp xếp chỗ ngồi Học sinh được bố trí ngồi theo nhóm tùy vào điều kiện lớp học rộng hẹp, số lượng học sinh nhiều hay ít mà sắp xếp học sinh ngồi theo nhóm
4 người hoặc nhóm 6 người, không nên sắp xếp nhóm có 3 người hay 5 người Một nhóm cũng không nên sắp xếp quá 6 người
Trong lớp nếu trình độ của học sinh tương đối đồng đều nhau thì ta nên xếp theo nhóm ngẫu nhiên khi đó các thành viên trong nhóm có điều kiện học tập giúp đỡ nhau hoàn thành bài học tốt hơn, tinh thần thi đua trong nhóm sẽ được khơi dậy Học sinh nhận thức nhanh hơn có thể giúp đỡ bạn nhận thức chậm hơn tiến trình tiết học diễn ra nhanh hơn Khi đó giáo viên có thời gian để mở rộng, khắc sâu kiến thức cho
cả lớp
Lớp học có trình độ học sinh không đồng đều tùy thuộc vào mục đích dạy học của mỗi giáo viên có thể sắp xếp nhóm theo trình độ Tức là nhóm học sinh nhận thức nhanh ngồi với nhau, nhóm học sinh nhận thức chậm hơn ngồi với nhau Nhóm học sinh nhận thức nhanh có thể tự trải nghiệm chiếm lĩnh kiến thức nhanh hơn có thời gian để nâng cao kiến thức, giải toán nâng cao Nhóm học sinh nhận thức chậm hơn được làm việc với nhau sẽ không còn sự ỷ lại, học sinh tự giác học tập hơn thi đua nhau cùng tiến bộ và được giáo viên hỗ trợ nhiều hơn thì nhóm học sinh này sẽ nhận thức kịp với tiến độ chương trình, đạt được mục tiêu của bài học Với cách tổ chức này tôi thường tổ chức vào buổi học thứ hai hoặc vào những buổi học nâng cao năng lực học sinh
Trang 2Để giúp đỡ được học sinh kịp thời trong tiết học thì vị trí đứng của giáo viên cũng rất quan trọng Giáo viên cần chọn vị trí phù hợp sao cho vừa giúp đỡ được nhóm này đồng thời vẫn quan sát được nhóm khác hoạt động, tránh tình trạng trong khi giáo viên đi giúp đỡ nhóm này thì nhóm khác không hoạt động hoặc hoạt động xong rồi ngồi chơi, giáo viên cần phát hiện và kịp thời cho học sinh chuyển sang hoạt động khác
3.2.2 Cách thức tiếp nhận thông tin
Để quá trình tiếp nhận thông tin, chiếm lĩnh kiến thức đạt hiệu quả cần thực hiện theo quy trình sau :
Gợi động cơ, tạo hứng thú, hiểu được mục tiêu của bài học Tổ chức cho học sinh trải nghiệm phân tích khám phá rút ra kiến thức mới thực hành vận dụng
- Gợi động cơ, tạo hứng thú: Khới dạy hứng thú của học sinh về chủ đề của bài học; học sinh cảm thấy gần gũi với mình; tạo sự tò mò thích thú: có thể đặt câu hỏi; đặt một tình huống; đố vui
- Hiểu được mục tiêu bài học: Cho học sinh biết được đích cần phải đến của bài học, tiết học Không chỉ là việc đọc mục tiêu học sinh phải hiểu rõ từng chữ, từng từ của mục tiêu từ đó học sinh sẽ hoạt động hiệu quả đúng hướng
- Tổ chức cho học sinh trải nghiệm: Huy động vốn kiến thức của học sinh, học sinh trải qua tình huống có vấn đề trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức mới
- Phân tích, khám phá, rút ra kiến thức mới : Dùng những câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp học sinh rút ra bài học Có thể dùng hình thức thảo luận cặp đôi, nhóm … kích thích trí tò mò sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của học sinh
- Thực hành : Cho học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để làm những bài tập cơ bản Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện Đồng thời giáo viên tiếp tục ra các bài tập khó hơn phù hợp với khả năng của học sinh, tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ với kiến thức cơ bản Có thể giao bài cho cá nhân, hoặc theo nhóm…
- Vận dụng : Giáo viên cần giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của toán học từ đó khắc sâu kiến thức Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ cách hiểu của chính các em Khuyến khích học sinh tập phát biểu, diễn đạt có lí lẽ, có lập luận logic
Lưu ý: Trong quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả cần vận dụng linh hoạt, mềm dẻo không phải hoàn cảnh nào cũng vận dụng dầy đủ các bước trên
3.2.3 Cách ghi nhớ kiến thức
Ghi nhớ kiến thức rất quan trọng bởi trong môn toán kiến thức của bài sau thường liên quan đến kiến thức bài trước Không nhớ được kiến thức bài trước học sinh không thể vận dụng vào hoạt động bài sau Đặc biệt mô hình VNEN chủ yếu là học sinh tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức Để ghi nhớ hiệu quả cần làm như sau :
Việc học toán phải chú trọng vào tư duy phân tích hơn là học thuộc lòng đơn thuần
Ví dụ: Ghi nhớ cách đổi 1m2 = 100 dm2
Trang 3Cho hs hiểu 1m2 là diện tích hình vuông có cạnh 1m, mà 1m = 10dm Diện tích hình vuông có cạnh 1m bằng diện tích hình vuông cạnh 10dm
Diện tích hình vuông cạnh 10dm là: 10 10 = 100dm2
Vậy 1m2 = 100 dm2
Tạo ấn tượng sẽ làm cho học sinh nhớ lâu
Ví dụ : Ghi nhớ được thứ tự của bảng đơn vị đo độ dài
Km hm dam m dm cm m Đây là 1 dãy kĩ tự mà học sinh không nhớ được thứ tự các đơn vị dẫn đến tình trạng không thể đổi được đơn vị đo Vậy cần tạo cho học sinh 1 ấn tượng về bảng đơn
vị đo Có thể làm như sau:
Trở thành Không học để mà đi chăn mèo
Tức là gắn chữ cái đầu của mỗi đơn vị với 1 từ và tạo thành một câu ấn tượng Câu này đọc thì vô lý nhưng học sinh rất ấn tượng vì vậy chắc chắn học sinh sẽ không bao giờ quên bảng đơn vị đo độ dài và sẽ không bị nhầm lẫn khi đổi
Và một cách ghi nhớ nữa là dựa vào sơ đồ tư duy của bộ não: sơ đồ này giống như một cái cây có 1 gốc và nhiều cành nhánh, mỗi cành nhánh là một mảng kiến thức, công thức giúp học sinh hệ thống lại kiến thức theo cách lôgic
Ví dụ:
1dm
1m
Hình học
Hình vuông Hình chữ nhật Hình tam giác Hình thang
S = a x a
p = a x 4
S = a x b
p = (a +b)x2
S = a x h : 2
p = a + b + c
S = (a + b) x h : 2
p = a + b + c + d
Trang 4Trên đây là ví dụ về sơ đồ tư duy tùy vào bài cụ thể mà có các sơ đồ khác nhau Cũng có thể dùng sơ đồ tư duy để chốt lại kiến thức bài học
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp này, tôi đã áp dụng có hiệu
quả ở lớp 5B tạo được kết quả học tập môn Toán trong học sinh và cũng được nhân rộng ở các lớp trong khối Năm trong trường Giải pháp của tôi, với sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của giáo viên cũng áp dụng hiệu quả với các trường tiểu học khác trong huyện
3.4 - Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Với phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới tất cả học sinh
trong lớp đều được bàn bạc, hợp tác để giải quyết vấn đề Đây là phương pháp dạy học
dễ tổ chức và áp dụng cho tất cả các môn học trong chương trình tiểu học Qua hoạt động học tập học sinh tự biết cách trình bày ý kiến của mình với người khác, với tập thể, làm cho các em tự giác, linh động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin hơn Học sinh biết nghe và lựa chọn để tiếp nhận hiểu biết của người khác để bổ sung vào vốn hiểu biết của mình, đồng thời tập dượt cho các em vai trò chỉ đạo Qua việc tổ chức hoạt động học tập tôi thấy các em hứng thú, say sưa, sôi nổi hơn trong học tập Những học sinh giỏi thật sự có điều kiện phát huy năng lực của mình Còn những em trước đây kỹ năng tính toán còn hạn chế, tiếp thu bài chậm, ít trao đổi, ít giơ tay phát biểu ý kiến thì nay đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn, sôi nổi hơn nhiều Các em biết hợp tác, giúp đỡ, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức Các em học tập một cách hứng thú, tập trung với tinh thần thi đua, vui vẻ, tích cực Tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động và hiệu quả Lớp học trở nên thân thiện và gần gũi tạo cho các em có cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui Kết quả học tập cuối năm của học sinh ở môn Toán do tôi giảng dạy được nâng lên rõ rệt so với kết quả khảo sát trước khi thực hiện sáng kiến
3.5 - Tài liệu kèm theo gồm
Bảng tổng hợp kết quả giáo dục học kì 1 năm học 2017 – 2018
Hòa Lợi, ngày 06 tháng 04 năm 2018
Người mô tả
Nguyễn Anh Tuấn