0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Từ năm 2001 đến năm 2006

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ, TÍN DỤNG NGÂN HÀNG QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VÀ NHẬN THỨC VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 84 -91 )

3.1. Phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế năm 2001 – 2006

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 19 tháng 4 năm 2001 đến ngày 22 tháng 4 năm 2001 đã nâng tầm nhận thức lý luận và vận dụng học thuyết kinh tế Marx - Lenin lên một trình độ mới, và đã thảo luận và nhất trí thông qua các văn kiện quan trọng, trong đó có Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2001-2005 với mục tiêu tổng quát là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu tổng quát nêu trên được cụ thể hoá thành định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn 5 năm trước và có bước chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo.

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo; củng cố kinh tế tập thể; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm.

- Tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới. Tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu,

thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa phương.

- Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ, tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia, thực hành triệt để tiết kiệm; tăng tỷ lệ chi ngân sách dành cho đầu tư phát triển; duy trì ổn định các cân đối vĩ mô; phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nối tiếp đại hội IX, đại hội X của Đảng (tháng 12/2006) tiếp tục khẳng định “ Để tiếp tục đi lên CNXH, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đại hội X đã bàn sâu về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để thực hiện được điều đó Đại hội X đã kế thừa các tư tưởng của Đại hội VIII, IX về quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và định hướng XHCN và chỉ rõ những nội dung cần đạt thực hiện:

- Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Nhà nước tập trung làm tốt các chức năng: định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc của thị trường; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát huy các nguồn lực xã hội cho sự phát triển; đảm bảo tính bền vững và tích cực của kinh tế thị trường, thực hiện quản lý Nhà nước bằng hệ thống Pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động thị trường và doanh nghiệp.

- Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.

- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh.

3.2. Điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong giai đoạn 2001 - 2006

3.2.1 Chính sách tài khóa a/ Thu ngân sách

Trong nền kinh tế thị trường, tỷ lệ động viên thu NSNN có mối quan hệ mất thiết với thu nhập quốc dân. Vì vậy, nhà nước sử dụng tỷ lệ động viên để điều tiết tính chu

kỳ của nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự tăng trởng liên tục của nền kinh tế trong mọi giai đoạn. Khi nền tăng trưởng nóng, nhà nước có thể tăng tỷ lệ động viên, tăng

thuế để điều tiết đầu tư, góp phận hạ nhiệt tốc độ tăng trưởng.Ngược lại, khi nền kinh tế giảm phát, nhà nước cần thiết phải giảm thuế để kích thích đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Giai đoạn 2001 – 2005, quy mô thu ngân sách Nhà nước tăng nhanh với tốc độ tăng thu cao, song song với Thu NSNN, Chi Ngân sách cũng tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tê – xã hội.

Cụ thể tổng thu NSNN giai đoạn 2001 - 2005 đạt 799.24 tỷ đồng, tăng 8.81 lần so với năm 2000, tốc độ tăng lần lượt qua các năm đạt 14.48%, 19.22%, 14.82%, 34.26%, 19.57%. Tốc độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 20.46%, tăng cao nhất trong 15 năm qua.

Bảng 5: Thu ngân sách giai đoạn 2001 -2005

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2001 - 2005

Thu NSNN 103888 123860 142210 190929 228287 799241 Tỷ lệ tăng (%) 14.48% 19.22% 14.82% 34.26% 19.57% 20.46%

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Đạt được tốc độ tăng như vậy một phần do cơ cấu và chính sách thu Ngân sách Nhà nước chuyển dịch tích cực theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Thông qua việc miễn giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất, thuế sủ dụng đất với mức độ khác nhau, chính sách thuế đã khuyến khích các dự án đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ... từ đó tăng tý trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội, đã góp phần tăng nhanh số thu NSNN, và làm thay đổi đáng kể cơ cấu thu NSNN.

Mặt khác chính sách thu NSNN luôn đặt ra mục tiêu “Thúc đẩy phát triển nhanh sức sản xuất; khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, công nghệ mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững”. Trong hoạt động thực tiễn, cơ cấu thu NSNN đã được chuyển dịch theo hướng tăng cơ cấu thu trong nước, giảm cơ cấu thu ngoài nước. Như vậy, sự dịch chuyển cơ cấu thu trong nước đã

gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng mở cửa và giảm tỷ trọng các nguồn thu chịu tác động bởi những yếu tó bên ngoài, tăng thu nội địa.

Tuy nhiên cơ cấu Thu NSNN chưa thực sự bền vững, và phản ánh sự bị động trong điều tiết nền kinh tế. Thể hiện ở điểm thứ nhất: Thu nội địa được coi là nguồn thu ổn định của NSNN, ít chịu sự biến động của các yếu tố bên ngoài, nhưng tỷ trọng thu nội địa còn khá thấp (khoảng 50 -52%/). Hai là: tuy có những chuyển biến tích cực trong một số năm gần đây, nhưng nhìn chung cơ cấu thu NSNN vẫn chậm được cải thiện, và vẫn phụ thuộc vào nhiều khoản thu thiếu tính ổn định là thu dầu thô và thu Xuất nhập khẩu ( chiếm gần 48 - 50% thu NSNN). do đó để đảm bảo tính ổn định của nguồn thu, cần có phương hướng, biện pháp tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng Thu NSNN. Điều đó đòi hỏi phải tăng tính hiệu quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế..

b/ Chi ngân sách

Bên cạnh việc thu ngân sách, trong chính sách tài chính của một quốc gia việc

chi ngân sách cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của một quốc gia đặc biệt là những

khoản chi ngân sách dành cho đầu tư phát triển.

Bảng 6: Tổng chi ngân sách giai đoạn 2001 -2005

ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng chi ngân

sách 128.019 148.743 224.391 273.375 353.618 418.310

(Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê)

Quy mô chi NSNN, cả số tuyệt đối và và tỷ lệ so với GDP, đều tăng nhanh. Tổng chi ngân sách giai đoạn 2001 đến 2006 là 1.546.456 tỷ đồng, năm 2001 tổng chi ngân sách là 128.019 tỷ đồng thì đến năm 2006 tổng chi là 418.310 tăng gnầ 2,27 lần so với thời điểm 2001. Việc gia tăng tổng chi ngân sách góp phần gia tăng tổng cầu cho nền kinh tế đáp ứng được nhu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong từng thời kỳ. Đây cũng là một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế.

Bảng 7: So sánh tốc độ tăng chi đầu tư phát triển (ĐTPT) và chi thường xuyên giai đoạn 2001-2005.

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2001 - 2005 Chi ĐTPT (tỷ đồng) 38.802 45.218 59.629 66.115 71.000 56.153 Tốc độ tăng (%) 31,0 16,5 31,9 10,9 7,4 19,5

Chi thường xuyên (tỷ VND)

73.408 78.039 95.608 107.979 124.698 95.946

Tốc độ tăng (%) 18,7 6,3 22,5 12,9 15,5 15,2

(Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê)

Trong các năm 2001-2003, tuy tốc độ tăng ĐTPT giảm dần nhưng vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi thường xuyên, các năm 2004-2005, tốc độ tăng chi thường xuyên cao hơn chi ĐTPT chủ yếu có sự đóng góp của việc tăng chi cho cải cách tiền lương.

Trong giai đoạn 2001-2005 tỷ trọng chi NSNN cho ĐTPT trong tổng chi NSNN có xu hướng tiếp tục tăng lên, bình quân thời kỳ 1996-2000 là 26,2%, năm 2001 đạt 30,2%, năm 2005 đạt 28,2%, tính bình quân thời kỳ 2001-2005 là 30,6%. So với GDP, tổng chi ĐTPT giai đoạn 1996-2000 chỉ chiếm 6,5% nhưng đã tăng khá mạnh trong giai đoạn 2001-2005, đạt 8,8%. Trong giai đoạn 2001-2005, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 19,5%,cao hơn tốc độ tăng bình quân của tổng chi NSNN và của chi thường xuyên (đều là 15,2%), rõ ràng chi ĐTPT được ưu tiên hơn chi thường xuyên.

Chính sách chi ĐTPT của Nhà nước thể hiện rõ chủ trương thúc đẩy kinh tế

thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế đường sá, cầu cống, bến cảng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ xúc tiến thương mại... Mặt khác, Nhà nước đã thắt chặt các hình thức trợ cấp tài chính cho các DNNN: giảm bao cấp, chấm dứt chi bù lỗ hàng cung cấp, bù chênh lệch ngoại thương, việc cấp vốn lưu động cho các DNNN chỉ giới

hạn trong một phạm vi nhất định và áp dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hoặc mới đi vào sản xuất hoặc đối với những doanh nghiệp mang tính chất phúc lợi công cộng, các công trình kinh tế và các ngành nghề mũi nhọn trọng yếu có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất.

3.2.2 Chính sách tiền tệ, tín dụng.

Đầu thời kỳ này (năm 2001) do bị ảnh hưởng xấu từ các yếu tố như giá dầu tăng, đồng Đôla mất giá, nên để vực dậy nền kinh tế Chính phủ chủ trương thực hiện chính sách nới lỏng tài chính công và chính sách tiền tệ để đóng góp vào việc phục hồi kinh tế và kích thích khu vực tư nhân đầu tư phát triển. NHNN đã liên tục cắt giảm lãi suất trong năm đầu của giai đoạn để kích thích tăng trưởng tín dụng. Những biện pháp trên quả thật có tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế, nhưng ngay sau đó, thị trường trong nước tăng trưởng mạnh hơn và bắt đầu có những dấu hiệu tăng lạm phát, đòi hỏi Chính phủ phải hết sức thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ để đạt cả hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Lãi suất và tỷ giá được điều hành linh hoạt, phù hợp với thị trường, đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. NHNN quyết định tăng dự trữ bắt buộc đối với các NHTM từ 2% lên 5% với tiền gửi nội tệ và từ 4% lên 8% đối với tiền gửi ngoại tệ cho các khoản tiền gửi ngắn hạn; tăng lãi suất, siết chặt tín dụng và duy trì mức tăng tín dụng năm 2004 là 25%; duy trì tương đối ổn định tỷ giá hối đoái. Các công cụ chính sách tiền tệ như thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ đã được điều hành kết hợp tương đối đồng bộ, linh hoạt để đảm bảo sự ổn định của thị trường tiền tệ. Cũng trong giai đoạn này để tăng thêm tính linh động, phong phú của thị trường tiền tệ Việt Nam và cung cấp thêm công cụ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro, NHNN mạnh dạn cho phép một số NHTM thực hiện nghiệp vụ Option - một nghiệp vụ còn mới tại Việt Nam lúc bấy giờ và cũng đạt được một số hiệu quả đáng khích lệ. Nó không những làm sôi động thêm thị trường tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn ảm đạm mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển những giai đoạn sau này.

3.3. Thành tựu và hạn chế.

3.3.1. Thành tựu.

Quá trình điều hành chính sách tài chính tiền tệ thời gian qua đã chứng tỏ được vai trò hết sức quan trọng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam. Các công cụ được sử dụng tương đối linh hoạt, bám sát các mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ, và vì vậy đã đạt được những thành công nhất định:

- Có sự gia tăng đáng kể về quy mô thu và chi ngân sách trong giai đoạn này, bên cạch đó là sự đa dạng trong cơ cấu thu và chi phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế.

- Chính sách ngân sách, bước đầu hình thành những quan điểm tích cực trong xây dựng và điều hành ngân sách. Bắt đầu chuyển đổi từ một ngân sách thụ động, chủ yếu trông chờ ngoại viện, mang nặng tính bao biện, bao cấp, chi đủ, thu đủ sang một ngân sách mang tính tích cực hơn

- Bắt đầu chuyển những nội dung chi tiêu không thuộc phạm vi chức năng của NSNN sang khu vực doanh nghiệp và dân cư (xã hội hoá); Trong điều hành vĩ mô, đã bắt đầu áp dụng các biện pháp kích cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Đã chủ động kiểm soát và điều tiết tốc độ gia tăng tổng phương tiện thanh toán, thực hiện mục tiêu kiềm chế đẩy lùi lạm phát, ổn định giá trị tiền tệ, làm giảm đáng kể khối lượng tiền mặt trong lưu thông;

- Kiểm soát được gia tăng khối lượng tín dụng đối với nền kinh tế;

- Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán hàng năm nhìn chung giữ ổn định: - Đã thực hiện tốt yêu cầu ổn định tỷ giá ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán

quốc tế, góp phần ổn định giá cả nói chung.

3.3.2. Hạn chế.

Bên cạnh những thành công đạt được, điều hành chính sách tài chính,tiền tệ ở VN vẫn còn một số bất cập:

- Kết cấu chi NSNN vẫn còn chứa đựng những nội dung bao cấp, bao biện, kế thừa từ thời kế hoạch hoá tập trung. Chi NSNN cho nhu cầu thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nƣớc, nhất là chi lương, còn thiếu, không đảm bảo tái sản suất sức lao động, hạn chế năng suất, hiệu quả công tác.

- Việc tổ chức kết cấu chi và điều hành NSNN vẫn chưa dựa trên nền tảng lý luận về nhà nước và NSNN trong kinh tế thị trƣờng, tính hòa nhập quốc tế của các chỉ tiêu thu, chi NSNN còn khá thấp, điều hành chi ngân sách còn thiếu mục tiêu chiến lược rõ ràng, thiên về cấp phát-hiểu theo đúng nghĩa đen của nó- còn

thiếu vắng các quan điểm đổi mới táo bạo, tích cực nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện CNH, HĐH. - Tạo nhiều rủi ro cho hệ thống NHTM trong thời gian qua, đặc biệt là rủi ro

thanh khoản; suy giảm sự tương tác giữa các ngân hàng, nợ xấu có nguy cơ gia

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ, TÍN DỤNG NGÂN HÀNG QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VÀ NHẬN THỨC VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 84 -91 )

×