3.1. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay.
3.1.1. Sự hình thành và đặc điểm của tư bản cho vay.
Trước TBCN tư bản cho vay đã xuất hiện trên cơ sở sản phẩm trở thành hàng hoá và tiền tệ đã phát triển các chức năng của nó. Hình thức đặc trưng của nó là tư bản cho vay nặng lãi.Trong xã hội TBCN, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong một thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó - gọi là lợi tức.
Từ đó, có thể dễ dàng nhìn thấy tư bản cho vay có đặc điểm khác biệt so với các loại hình tư bản khác, như sau:
Một là, quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản. Nghĩa là cùng một tư
bản nhưng đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, đối với người đi vay nólà tư bản sử dụng.
Hai là, tư bản cho vay được xem như một hàng hoá đặc biệt, vì khi cho vay (bán)
thì người bán không mất quyền sở hữu, còn người đi vay (mua) chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Khi sử dụng thì giá trị của nó không mất đi mà lại tăng lên. Giá cả của nó không do giá trị quyết định mà do giá trị sử dụng của tư bản cho vay quyết định.
Ba là, Tư bản cho vay - tư bản được sùng bái nhất.Do tư bản cho vay vận động
theo công thức T - T' nên dễ gây ấn tượng hình như tiền đẻ ra tiền, vì vậy mà nó trở nên thần bí và được sùng bái nhất.
Thực ra tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động thực tế của tư bảnTLSX công nghiệp.Trong công thức T - T - H …SX…H’ - T’- T’ SLĐ thì: T - T chỉ là điểm mở đầu và T’- T’chỉ là điểm kết thúc, chỉ là sự chuẩn bị và kết quả của sự vận
động tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động đó.
Nguồn gốc tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong quá trình chu chuyển của tư bản. Trong khi có những nhà tư bản có tiền tạm thời nhàn rỗi thì một số nhà tư bản khác lại thiếu tiền để hoạt động, từ đó xuất hiện quan hệ vay - mượn và tư bản cho vay xuất hiện.
Tư bản cho vay có vai trò hết sức quan trọng, góp phần vào việc tích tụ tập trung tư bản, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, do đó góp phần làm tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội.
3.1.2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức.
- Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định. Ký hiệu là z.
- Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay trong một thời gian nhất định. Ký hiệu: z'
z’ = ( z/ Tổng tư bản cho vay) x 100%
Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung cầu về tư bản cho vay. Thông thường giới hạn vận động của tỷ suất lợi tức là: 0 < z' < p'.
3.2. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa - Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
3.2.1 Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa .
Là hình thức vận động của tư bản cho vay. Sự ra đời và tồn tại của tín dụng bắt nguồn từ đặc điểm của chu chuyển vốn tiền tệ và sự cần thiết sinh lơi đối với tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và nhu cầu vồn cho sản xuất và kinh doanh nhưng chưa tích luỹ kịp. Chính những diễn biến nói trên đó dẫn đến sự hình thành quan hệ cung cầu tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay.
Những hình thức cơ bản của tín dụng tư bản chủ nghĩa gồm a) tín dụng thương nghiệp (tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu hàng hoá với
nhau) và b) tín dụng ngân hàng (tín dụng giữa những người có tiền cho những người sản xuất, kinh doanh vay tiền thông qua môi giới trung gian là các ngân hàng, trong đó, ngân hàng vừa đại diện cho người đi vay, vừa đại diện cho người cho vay).
3.2.2. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng.
Tư bản ngân hàng là loại xí nghiệp tư bản kinh doanh tư bản tiền tệ và làm môi giới cho người đi vay và người cho vay. Nghiệp vụ ngân hàng chia ra thành nghiệp vụ nhận gửi và nghiệp vụ cho vay. Ngân hàng vay tiền theo tỷ suất lợi tức thấp, cho vay theo tỷ suất lợi tức cao hơn. Ngân hàng đem một phần của số chênh lệch đó trang trải các chi phí cần thiết về nghiệp vụ của mình, phần còn lại là lợi nhuận ngân hàng. Sự cạnh tranh giữa các ngành trong xã hội tư bản chủ nghĩa làm cho lợi nhuận ngân hàng cũng bằng lợi nhuận bình quân; nếu không, chủ ngân hàng sẽ chuyển vốn sang kinh doanh các ngành khác.
Ngoài nghiệp vụ trên, ngân hàng cũng đóng vai trò “thủ quỹ” cho xã hội và làm trung tâm thanh toán cho các nhà tư bản. Các nhà tư bản đều có tài khoản riêng, nghĩa là đều gửi vốn ở ngân hàng. Khi mua bán, thanh toán với nhau, họ chỉ cần gửi séc đến ngân hàng, Ngân hàng sẽ chuyển số tiền ghi trong séc từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán. Việc thanh toán này vừa tiện lợi, nhanh chóng, vừa giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông.