Đề tài: “Thực trạng và giải pháp công tác chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã Nam Hồng huyện Nam Trực tỉnh Nam Định” nghiên cứu để có thể hiểu rõ hơn việc trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở một vùng nông thôn Bắc bộ và đưa ra các giải pháp để trợ giúp xã hội cho người cao tuổi tại cộng đồng được toàn diện hơn
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa của nghiên cứu 5
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6
6 Địa điểm nghiên cứu 6
7 Phương pháp nghiên cứu 6
8 Thời gian nghiên cứu 7
9 Kỹ thuật thu thập thông tin và xử lý số liệu 7
PHẦN 2: NỘI DUNG 8
Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu 8
1 Các Khái niệm công cụ 8
2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi 8
3 Trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với người cao tuổi 10
4 Nguyên nhân 10
Chương II Thực trạng và giải pháp công tác chăm sóc NCT 12
1 Khái quát đặc điểm địa lý, dân số và kinh tế tại xã Nam Hồng 12
2 Thực trạng người cao tuổi tại xã Nam Hồng 14
3 Thực trạng đời sống người cao tuổi tại xã Nam Hồng 17
4 Công tác chăm sóc người cao tuổi hiện nay tại xã Nam Hồng 19
5 Những giải pháp chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi 21
Chương III Kết luận và khuyến nghị 23
1 Kết luận 23
2 Khuyến nghị
Trang 2PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhờ có sự phát triển của khoa học - công nghệ, dẫn tới những thành tựuvượt bậc về kinh tế, cùng với những tiến bộ xã hội, tuổi thọ trung bình của conngười đã tăng rất nhanh như là một xu thế khách quan xuyên suốt quá trình pháttriển của lịch sử nhân loại Đồng thời, hàng loạt nhân tố xã hội khác làm giảm mứcsinh, làm cho tỷ lệ người cao tuổi trong dân số ngày càng cao Đó chính là xu thếgià hoá dân số và đang là một xu hướng mang tính toàn cầu, đã trở thành một vấn
đề xã hội có tác động rất lớn tới tiến trình phát triển chung của tất cả các nước trênnhiều mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó Một trong những xuhướng biến đổi dân số quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua và sẽ diễn ramạnh mẽ trong thời gian tới chính là già hoá dân số Đây là thành quả của nhữngchính sách kinh tế, xã hội và chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà Việt Nam đã và đangthực hiện và ngày càng được cải thiện
Bên cạnh đó, dân số cao tuổi Việt Nam có những đặc trưng rất nổi bật vàtạo ra những thách thức không nhỏ cho việc chăm sóc và phát huy vai trò NCTnhư: xu hướng “nữ hoá dân số cao tuổi” rõ nét; sắp xếp cuộc sống gia đình củaNCT có xu hướng chuyển từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân, trong đó
hộ gia đình chỉ có vợ chồng cùng là NCT tăng nhanh; tỷ lệ NCT có thu nhập đảmbảo cuộc sống chưa cao; tỷ lệ NCT có sức khoẻ bình thường và tốt còn thấp, đặcbiệt tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính ngày càng tăng
Trước tình hình đó, đồng thời cũng là kế tục truyền thống tốt đẹp của Dântộc, những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách nhằm chăm sóc
và phát huy vai trò của NCT, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của NCTtrong mọi giai đoạn phát triển đất nước, kể cả những lúc khó khăn nhất
Xuất phát từ quan điểm cơ bản của Đảng ta xem con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực của sự phát triển; từ thực tiễn đất nước, hoạt động của NCT trongnhững năm qua,có thể thấy rõ: NCT nước ta không chỉ là một trong những mụctiêu ưu tiên, xứng đáng được tôn vinh, chăm sóc, phụng dưỡng mà còn là một bộphận hợp thành nguồn lực nội sinh quý giá của cả dân tộc, cần được trân trọng,khai thác và phát huy vì mục tiêu: “xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Cho nên việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng trợ giúp xã hội đốivới NCT để có những giải pháp tạo ra một sự chuyển biến về chất trong công tácNCT nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước trở thành nhiệm vụ cấp
thiết Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp công tác chăm
Trang 3sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã Nam Hồng huyện Nam Trực tỉnh Nam Định” nghiên cứu để có thể hiểu rõ hơn việc trợ giúp xã hội đối với người
cao tuổi ở một vùng nông thôn Bắc bộ và đưa ra các giải pháp để trợ giúp xã hộicho người cao tuổi tại cộng đồng được toàn diện hơn
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Người cao tuổi trên thế giới
- Năm 2009 số người từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 737 triệu người Hiệnnay có khoảng 2/3 số người cao tuổi đang sống tại các nước đang phát triển Dựkiến đến năm 2050, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ là 2 tỷ người
- Trên thế giới hiện nay có khoảng 14% người già đang sống một mình;trong khi đó người già là nam giới chỉ chiếm 9% so với nữ là 19%
- Ở nhiều nước có thu nhập cao thì tỷ lệ người già tham gia vào thị trườnglao động thấp hơn so với các nước thu nhập thấp Những người già ở các nướcđang phát triển vẫn phải làm việc nhiều hơn so với người già ở các nước phát triển
do hệ thống an sinh xã hội chưa có điệu kiện quan tâm hoặc nếu có tỷ lệ người caotuổi nhận được phúc lợi rất thấp, không đủ đáp ứng cho bản thân họ
2.2 Người cao tuổi Việt Nam
- Ở Việt Nam người cao tuổi tăng nhanh về số lượng và chiềm một tỷ lệngày càng cao trong tổng số dân Kết quả các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở;điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình diễn ra vào ngày 01 tháng 04hàng năm, cho thấy:
+ Số lượng người cao tuổi tăng từ 4,64 triệu người năm 1989 lên 6,19 triệungười năm 1999; 7,65 triệu người năm 2009
+ Tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 9,4% năm 2010 lên 10,4% năm
2013 và đạt 10,6% năm 2014 Số liệu này cho thấy Việt Nam đã chính thức bướcvào thời kỳ già hóa dân số
+ Theo dự báo của các chuyên gia dân số thì tỷ lệ người già ở nước ta tiếptục tăng qua các năm: Đến năm 2020 tỷ lệ người già sẽ đạt 12,4% dân số, năm
2030 là 15,8%, năm 2040 là 20,8% và đến năm 2050 thì tỷ lệ người già sẽ gấp 3lần hiện nay
+ Như vậy, cùng với sự gia tăng về số lượng người cao tuổi ở nước ta, sứckhỏe người cao tuổi cũng không ngừng được cải thiện Cùng với sự phát triểnnhanh chóng của nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội, 20 năm qua tuổi thọ của ngườiViệt Nam được nâng cao (từ 66 tuổi lên 73,4 tuổi đứng thứ 116/164 nước năm 2016)
2.3 Người cao tuổi tại tỉnh Nam Định
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 243.700 người cao tuổi (NCT),chiếm khoảng 12,1% dân số; có 80% NCT sống ở nông thôn, là nông dân và làmnông nghiệp, hơn 70% số NCT không có tích lũy vật chất và chỉ có dưới 30% số
Trang 4NCT sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội, vì vậy cơ hội điều trị bệnh tật càngkhó khăn Phần lớn NCT chưa có thói quen khám sức khỏe định kỳ Theo thống
kê, ở tỉnh ta còn 49,7% NCT vẫn phải lao động để kiếm sống, trong đó, 27% NCTđang tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh; 38% NCT tham gia các công việc giađình phụ giúp con cháu làm kinh tế; 6,7% NCT làm người giúp việc và chăm sócngười ốm; 28,3% NCT làm nội trợ và các công việc gia đình khác Điều này sẽ tạo
ra những thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ở các địa phương trong tỉnh
và nhất là vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT
Nam Định cũng là tỉnh triển khai thực hiện tốt Luật Người cao tuổi, đặcbiệt là chính sách bảo trợ xã hội Đến nay, toàn tỉnh đã có 45.000 NCT được hưởngchính sách bảo trợ xã hội hàng tháng với tổng kinh phí 11 tỷ đồng/năm Năm
2016, tỉnh tổ chức mừng thọ đầu cho 25.516 NCT với tổng kinh phí 6,2 tỷ đồng; tưvấn chăm sóc sức khỏe cho 45.277 NCT; khám bệnh miễn phí cho 11.400 NCT;lập hồ sơ chăm sóc sức khỏe cho 23.130 NCT; 93.000 NCT được cấp thẻ bảo hiểm
y tế Để tăng cường các giải pháp nhằm ứng phó với việc già hóa dân số, ngày18-5-2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 47 về thực hiện Đề án Chăm sóc sứckhỏe NCT tỉnh giai đoạn 2017-2025 Đây là giải pháp kịp thời nhằm chăm sóc sứckhỏe NCT, góp phần phát huy vai trò NCT, ứng phó với những thách thức của một
xã hội già hóa dân số Mục tiêu tổng quát của kế hoạch là nhằm đáp ứng nhu cầuchăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thựchiện Chương trình hành động quốc gia về NCT, Chiến lược dân số và sức khỏesinh sản, Chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
2.4 Người cao tuổi tại huyện Nam Trực
Theo số liệu báo cáo của Hội người cao tuổi huyện Nam Trực hiện nay,toàn huyện có 24.000 người từ 60 tuổi trở lên Toàn huyện có 294 chi hội cơ sở.Các chi hội cơ sở này hoạt động rất nhiệt tình và đạt hiệu quả
Để tạo điều kiện cho hội viên được sống vui, sống khẻo các câu lạc bộ trênđịa bàn huyện thường xuyên được củng cố, xây dựng ngày càng có nhiều hội viêntham gia Đến nay trên địa bàn có 102 câu lạc bộ với 32 câu lạc bộ văn nghệ, CLB,thơ và 70 câu lạc bộ dưỡng sinh Đặc biệt là các câu lạc bộ dưỡng sinh “Thức vũkinh” được đông đảo hội viên tham gia, trở thành phong trào tập luyện của NCT đểnâng cao sức khoẻ giảm bớt các bệnh thông thường của NCT, được hội viên tựgiác tập luyện thường xuyên, các câu lạc bộ thơ hàng năm đều ra được các tập san
có chất lượng Và thực hiện luật NCT và các chủ trương chính sách của Nhà nước
và NCT Ban đại diện huyện đã hướng dẫn Hội các xã, thị trấn hàng năm thống kê,
rà soát các đối tượng được thụ hưởng, phối hợp với ban thương binh xã hội vàPhòng TBXH huyện không để sai sót, hoặc đến độ tuổi mà chưa được hưởng Đếnnay toàn huyện có 5499 người được hưởng trợ cấp 270.000 đồng/người/tháng
Trang 5Về công tác phát huy vai trò NCT các cấp Hội trên địa bàn huyện đã tíchcực chỉ đạo, đẩy mạnh phong trào thi đua “Tuổi cao gương sáng” gắn với cuộc vậnđộng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tuyên truyền vậnđộng hội viên tham gia các phong trào như làm kinh tế góp phần xoá đói giảmnghèo, tích cực tham gia vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hoá ở khu dân cư”, xây dựng nông thôn mới và các phong trào khác Thôngqua phong trào thi đua, NCT ở cơ sở đã có nhiều việc làm thiết thực, hữu ích, đượccác cấp uỷ, chính quyền, nhân dân đánh giá cao.
Hàng năm, các chi hội NCT của các thôn xóm đều tổ chức lễ mừng thọ chocác cụ cao tuổi; sau lễ mừng thọ, chúc thọ, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyệnủng hộ quỹ chăm sóc NCT, với số tiền thu được gần 100 triệu đồng Ngoài quỹ dohội viên đóng góp đến nay nhiều xã đã xây dựng được quỹ “Toàn dân chăm sóc vàphát huy vai trò NCT” hiện nay toàn huyện có 11 xã có quỹ như Nam Mỹ, Điền
Xá, Nam Hoa, Nam Hồng, Bình Minh, Nam Cường, Nam Lợi, Nam Tiến, Nam Thanh…
Công tác chăm sóc người cao tuổi, các chế độ đối với NCT trên địa bàn
huyện được triển khai tốt; Mỗi năm trên địa bàn huyện có 5.400 người được cấpthẻ bảo hiểm y tế, để khám chữa bệnh Ngoài ra hàng năm các cấp Hội cơ sở đãchủ động tham mưu với cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo hướng dẫn tổ chức lễ mừngthọ NCT đầu xuân đạt kết quả tốt, cũng trong 5 năm qua có 15.680 cụ được mừngthọ theo độ tuổi quy định Hàng chục nghìn lượt người cao tuổi đã được khám tưvấn về sức khỏe Đặc biệt thực hiện chương trình “Mắt sáng cho NCT” giai đoạn(2012-2020) do Trung ương Hội phát động được NCT trên địa bàn huyện đánh giácao Ban đại diện NCT huyện phối hợp với Phòng Y tế năm 2012-2013 tổ chức đểbệnh viện HITECH Hà Nội và bệnh viện mắt Nam Định về khám tư vấn trên địabàn huyện, năm 2015-2016 phối hợp với bệnh viện mắt Quốc tế DND khám, tưvấn và đưa các cụ NCT có bệnh về mắt về Hà Nội điều trị đạt kết quả được NCT rấthoan nghênh
2.5 Tình hình chung người cao tuổi xã Nam Hồng
Theo báo cáo các lĩnh vực hoạt động của Hội Người cao tuổi xã Nam Hồngnăm 2016, số lượng người cao tuổi hiện nay là 1.531 cụ chiếm tỷ lệ 14,6% so vớitổng số dân của xã Trong đó số người cao tuổi nữ là 872 người, nam là 659 người;
số lượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là 262 người; ngườicao tuổi tham gia lao động sản xuất tại địa phương là 1.306 người
Hiện tại toàn xã có 2 cụ trên 100 tuổi, 43 cụ từ 90-99 tuổi, 257 cụ từ 80-89tuổi và 417 cụ từ 70-79 tuổi, còn lại 812 cụ có độ tuổi từ 60-69 tuổi Hiện có 03người cao tuổi đang là Bí thư Chi bộ; 04 NCT tham gia Ủy viên Ban Thanh tranhân dân, 17 người tham gia tổ hòa giải, bên cạnh đó các Câu lạc bộ NCT cũngđược thành lập với các hoạt động chính: Văn nghệ, thể dục - thể thao, sinh vật cảnh,
Trang 6Được sự quan tâm của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, Hội NCT xãkhông ngừng được xây dựng, củng cố và kiện toàn, đến nay đã xây dựng được 21chi hội nằm trong 3 miền của xã Người cao tuổi xã Nam Hồng cũng luôn tích cựctham gia hoạt động thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, an ninh chính trị ổn định,xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài… Đặc biệt, mỗi cánhân NCT luôn là lực lượng đầu tàu, gương mẫu và tích cực vận động nhân dânthực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước.Đồng thời tích cực tham gia ý kiến xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể, tham gia các cuộc sinh hoạt chính trị, luôn thể hiện rõ vai trò và vị tríquan trọng ở mỗi gia đình, dòng họ, khu dân cư, góp phần xây dựng Đảng, chínhquyền trong sạch, vững mạnh.
Tại gia đình, NCT thường xuyên quan tâm dạy dỗ cháu con sống có íchcho gia đình và xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, nêu gương sáng về tinh thầncần cù lao động Nhằm tạo nguồn lực khuyến khích con cháu học tập, các hội viênNCT không chỉ tích cực tham gia đóng góp xây dựng Quỹ Khuyến học ở các chihội khuyến học mà còn gương mẫu vận động các con tiết kiệm xây dựng QuỹKhuyến học gia đình, dòng họ Bên cạnh việc nuôi dạy con cái học hành đến nơiđến chốn, NCT còn thường xuyên nhắc nhở các con cách đối nhân xử thế, giữ gìnmối đoàn kết trong gia đình và bà con xóm giềng, nhất là thực hiện nghiêm cácchủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Qua một số thông tin trên ta thấy được một cách khái quát về tình hìnhchung của người cao tuổi địa bàn nghiên cứu Có thể thấy xã Nam Hồng đã bắt đầubước vào giai đoạn già hóa dân số (tỷ lệ NCT chếm trên 10%) điều đó đặt ranhững thách thức mới trong chuẩn bị cho công tác trợ giúp người cao tuổi
3 Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa luận
Với mục đích tìm hiểu thực tế để nâng cao hiệu quả trong quá trình côngtác và nghiên cứu Những thông tin thu được từ thực tế sẽ đóng góp thêm vàonguồn tham khảo cho việc phân tích và nghiên cứu lí luận của công tác xã hội vớingười cao tuổi ở khía cạnh trợ giúp xã hội, cụ thể công tác chăm sóc NTC dựa vàocộng đồng Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứusau về lĩnh vực này
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thế hệ người cao tuổi hiện nay là thế hệ có vị trí đặc biệt trong lịch sửdựng nước và giữ nước của dân tộc ta Đặc biệt trước xu hướng già hóa dân sốhiện nay trên thế giới và ở nước ta thì những thách thức của già hoá dân số là rấtlớn, rất đa dạng và không thể vượt qua bằng những giải pháp đơn lẻ và ngắn hạn
Vì vậy, cần có những giải pháp, những chính sách đặc biệt là về an sinh xã hội, trợ
Trang 7giúp xã hội cho người cao tuổi nhằm chăm sóc, phát huy tài năng, trí tuệ, kinhnghiệm sống vốn có của họ Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp nhữngthông tin về người cao tuổi và tác động vào việc thực hiện chính sách liên quanđến trợ giúp xã hội, chăm sóc cho NCT tại xã Nam Hồng huyện Nam Trực.
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và giải pháp công tác chăm sóc NCT dựa vào cộngđồng tại xã Nam Hồng huyện Nam Trực Đề xuất những định hướng, quan điểm vàgiải pháp trong việc trợ giúp chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tại cộng đồng
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu được thực trạng đời sống của người cao tuổi và công tác chăm sóc sứckhỏe người cao tuổi tại xã Nam Hồng
- Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp trong công tácchăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa bàn xã Nam Hồng, huyện Nam Trực nóiriêng và tỉnh Nam Định nói chung
5 Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng và giải pháp công tác chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộngđồng tại xã Nam Hồng huyện Nam Trực tỉnh Nam Định
- Khách thể nghiên cứu:
+ Người cao tuổi sống trên địa bàn nghiên cứu;
+ Chính quyền đoàn thể địa phương;
+ Các chính sách về người cao tuổi tại địa phương
6 Địa điểm nghiên cứu:
Địa bàn xã Nam Hồng huyện Nam Trực tỉnh Nam Định
7 Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Phương pháp nghiên cứu:
Trong tiểu luận, tôi đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả có phân tíchvấn đề ở mức độ phù hợp của tiểu luận nghiên cứu
7.2 Công cụ nghiên cứu:
- Tôi đã sử dụng công cụ nghiên cứu dựa vào việc thu thập các thông tin có sẵn
từ các báo cáo tổng kết năm; Các số liệu thống kê về kinh tế, văn hóa xã hội, y tếcủa huyện Nam Trực, của xã Nam Hồng qua các năm từ 2012 đến năm 2017 (sốliệu lấy giai đoạn 5 năm để có cơ sở so sánh) Các số liệu từ Hội người cao tuổihuyện Nam Trực, xã Nam Hồng; Các số liệu từ phòng lao động thương binh xã hộihuyện Nam Trực, ban lao động thương binh xã hội xã Nam Hồng; Các số liệu vềbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ Bảo hiểm xã hội huyện Nam Trực…Đặc biệt bản
Trang 8thân tôi đã trực tiếp tham gia vào một số buổi sinh hoạt cộng đồng, họp định kỳcủa Hội người cao tuổi xã Nam Hồng, xóm Đoài Bàng, xóm Nam Việt, Xóm ÂnThái; Một số buổi khám sức khỏe định kỳ của Trạm Y tế xã Nam Hồng cho các cụcao tuổi trên địa bàn…Trực tiếp phỏng vấn, làm cộng tác viên tư vấn cho các cụcao tuổi trên địa bàn xã, gặp đại diện người cao tuổi xã để nắm những thông tincần thiết cho chuyên đề.
- Ngoài ra, tôi còn thu thập thông tin từ những luận văn, khóa luận, sách,bài báo, bài viết trích trên các tạp chí, phương tiện truyền thông, … về thực trạngngười cao tuổi và giải pháp công tác chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng
8 Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017
9 Kỹ thuật thu thập thông tin, xử lý số liệu:
9.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp phân tích tài liệu:
Với đề tài này, tôi phân tích các tài liệu sẵn có về người cao tuổi Nhữngbáo cáo khoa học, bài viết trên các tạp chí khoa học xã hội, các trang báo mạng cónguồn gốc chính thống các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ cóliên quan đến đề tài nghiên cứu của tôi
9.2 Phương pháp quan sát:
Trong đề tài này, tôi đã tham gia vào các buổi tham dự họp, tổng kết, sơ kếthay các buổi sinh hoạt định kỳ của hội NCT xã, thôn xóm, các buổi khám chữabệnh cho NCT tại trạm y tế xã…Nhằm để thu thập thông tin liên quan đến nhữngchiều cạnh khác nhau của chủ đề chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng, trợgiúp xã hội đối với người cao tuổi như sự tham gia các mạng lưới xã hội, tính tíchcực trong các sinh hoạt cộng đồng, các mối quan hệ của người cao tuổi tại cộng đồng
9.3 Phương pháp phỏng vấn sâu:
Để tìm hiểu thêm những thông tin định tính chi tiết và sâu sắc hơn, tôi đãtiến hành phỏng vấn sâu 12 người cao tuổi dựa vào đặc điểm về nghề nghiệp vàgiới tính nhằm hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề và phát hiện những khía cạnh mới
mẻ và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu
Phỏng vấn chủ tịch Hội người cao tuổi, đại diện chính quyền địa phương,đoàn thể, cán bộ chính sách xã hội để có cái nhìn khái quát từ hệ thống quản lý nhànước trong vấn đề nghiên cứu (4 người gồm: Hội Người cao tuổi 01; Chủ tịch xã01; cán bộ chính sách xã hội 01; Chủ tịch UBND nhân dân xã 01)
PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I
Trang 9CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1 Các khái niệm công cụ:
1.1 Người cao tuổi:
Theo Điều 2 Luật Người cao tuổi thì: Người cao tuổi được quy định trongLuật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên Đây cũng là tuổi nghỉ hưu,cũng là lúc cơ thể được coi là bắt đầu của tuổi già nên cần có sự chuẩn bị về mặttâm lý Cần cộng đồng phụng dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần, tôn trọngnguyện vọng chính đáng Tâm lý đặc trưng chính của người cao tuổi là thích sumhọp gia đình, con cháu, bạn bè
Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xãhội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi vớinhững thay đổi về tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiềuvấn đề khó khăn trong cuộc sống Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế,đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội
1.2 Trợ giúp xã hội:
Tổng quan tư liệu cho thấy chưa có lý giải đầy đủ về trợ giúp xã hội; Từviệc tìm hiểu và phân tích giải thích về bảo trợ xã hội, công tác xã hội, phúc lợi xãhội, an sinh xã hội, cứu tế xã hội, cứu trợ xã hội, bảo trợ xã hội, dịch vụ xã hội…điđến khái niệm: “Trợ giúp xã hội là các biện pháp, giải pháp của Nhà nước, cộngđồng và gia đình nhằm bảo đảm cuộc sống cho những đối tượng yếu thế, thiệt thòitrong xã hội khắc phục khó khăn trước mắt hoặc lâu dài thông qua các hoạt độngcung cấp tài chính, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác
1.3 Cộng đồng:
Trong sinh thái học thì cộng đồng chỉ một nhóm cá thể có các tổ chức hữu
cơ tương tác với nhau và cùng tồn tại trong một môi trường xác định
Như vậy cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cánhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yêu; ngoài ra còn có các mối liên hệtình cảm khác Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc
rõ ràng thành văn mà do các quan hệ sâu hơn được coi như là một hằng số văn hóa
2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi
2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi
Phát huy truyền thống “kính lão, trọng thọ” từ trước đến nay Đảng và Nhànước ta đều có sự quan tâm sâu sắc đến người cao tuổi thông qua các chủ trương,chính sách cụ thể
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi Người cao tuổi là lực lượng quantrọng góp phần tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Ngày 26/8/1991 Đại Hội Đồng liên Hợp Quốc đã ra nghị quyết45/106 lấy ngày 01 tháng 10 hàng năm là Ngày Quốc tế người cao tuổi Trong các
Trang 10nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước như Hiến pháp, Luật bảo
vệ sức khoẻ nhân dân, Luật lao động, Pháp lệnh về người tàn tật công tác chămsóc sức khoẻ cho ngưòi cao tuổi đã được quy định và đề cập cụ thể Hiến phápnăm 1992 quy định rõ : "Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc cho ông
bà, cha mẹ người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhànước và xã hội giúp đỡ " Đảng và Nhà nước luôn bổ sung, hoàn thiện hệ thốngchính sách chăm sóc người cao tuổi với chủ trương “Việc chăm sóc đời sống vậtchất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội ”
Nhà nước cũng đồng thời ban hành chế độ bảo hiểm y tế với hai hình thứcbắt buộc và tự nguyện để giải quyết một phần khó khăn cho bệnh nhân trong đóchủ yếu là người cao tuổi Nhà nước cũng cho thành lập Viện lão khoa, các cơ sởđiều trị lão khoa, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao
Ngày 03/02/ 2010, Ban Bí thư đã ra Thông báo số 305-TB/TW chỉ đạo cáccần tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW: Thực hiện nghiêm túc Luật Người caotuổi; Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đưa côngtác NCT và xây dựng Hội NCT vào chương trình làm việc thường xuyên trongcông tác vận động quần chúng; Thực hiện các Chương trình hành động Quốc gia(CTHĐQG) về NCT giai đoạn 2005- 2010 và giai đoạn 2010- 2020
2.2 Các văn bản pháp luật liên quan đến người cao tuổi
Thể chế hóa đường lối quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, tronghơn ba thập kỷ qua, Nhà nước ta đã ban hành hơn 50 văn bản quy phạm pháp luật
về người cao tuổi Các văn bản quy phạm pháp quy đã ban hành từng bước tạodựng được hệ thống chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, xác địnhđược mục tiêu của người cao tuổi là sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc Một sốvăn bản tiêu biểu như:
Luật Người cao tuổi đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 2009; Thi hành Luật Người cao tuổi, Chính phủ ban hành Nghị định số06/2011/NĐ-CP, ngày 14-1-2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Người cao tuổi Cụ thể hóa Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, theo chứcnăng quản lý nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, BộGiao thông-Vận tải, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, đã ban hành cácthông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi
23-11-Ngày 22-11-2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số TTg, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giaiđoạn 2012-2020, trong đó xác định 9 hoạt động chủ yếu: “Hoạt động phát huy vaitrò người cao tuổi; Hoạt động chăm sóc sức khỏe; Hoạt động chăm sóc đời sốngvăn hóa, tinh thần; Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về cácvấn đề liên quan đến người cao tuổi; Hoạt động nâng cao đời sống vật chất
Trang 111781/QĐ-Khoản 3, Điều 37 của Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: "Người cao tuổiđược Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đây là lần đầu tiên Hiến pháp nước ta đề cậpđến quyền của người cao tuổi với nội dung toàn diện, phản ánh đầy đủ chủ trương,đường lối, quan điểm của Đảng về công tác người cao tuổi trong xu thế chung củathế giới và nước ta là già hóa dân số đang là hiện tượng phổ biến, mang tính toàncầu, các nước phải có những chính sách thích hợp để kịp thời đối phó với xu thế đó.
Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghịquyết số 21/NQ-TW về công tác dân số trong tình hình mới Trung ương Đảngđánh giá, 25 năm qua, chất lượng dân số Việt Nam được cải thiện về nhiều mặt.Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước cócùng mức thu nhập bình quân đầu người Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân tăng nhưng
số năm sống khoẻ mạnh thấp so với nhiều nước Do đó, một trong rất nhiều mụctiêu quan trọng được Nghị quyết số 21 nêu là tận dụng hiệu quả cơ cấu dân sốvàng, thích ứng với già hóa dân số Đến năm 2030, tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi,trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tổi thiểu 68 tuổi; 100% người cao tuổi cóthẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh được chăm sóctại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung…
3 Trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với người cao tuổi
3.1 Trách nhiệm của gia đình
Con cháu phải tạo môi trường sống thuận lợi để chăm sóc cả về vật chất lẫntinh thần cho người cao tuổi cần phải tôn trọng người cao tuổi, thương yêu vàchăm sóc người cao tuổi
3.2 Trách nhiệm của Nhà nước
- Hỗ trợ phát triển hội người cao tuổi và hội vì người cao tuổi
- Nhà nước kêu gọi các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ xã hội vàchăm sóc y tế cho người cao tuổi
- Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến khích các tổ chức, cánhân nghiên cứu và phát triển các dịch vụ gia đình và giảm nhẹ lao động gia đình
để các thành viên trong gia đình có điều kiện quan tâm chăm sóc lẫn nhau
4 Nguyên nhân
Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam hiện đang phải đốimặt với các vấn đề, thách thức lớn liên quan đến NCT như: số lượng và tỉ trọngNCT trong dân số tăng nhanh, nhiều NCT sống ở mức nghèo và cận nghèo, hầu hếtNCT có sức khoẻ kém, sự hỗ trợ truyền thống từ gia đình cũng bị thu hẹp lại do xuhướng gia đình ít con cháu và số người đi làm ăn xa ngày càng tăng
- Già hóa dân số nhanh: Đây sẽ là một thách thức lớn nếu Việt Nam khôngkịp chuẩn bị để thích ứng với sự thay đổi nhân khẩu học này Đặc biệt, tỉ lệ phụ nữ
Trang 12là NCT cao hơn so với nam giới Ngoài ra, phụ nữ dễ bị tổn thương hơn và điềunày dẫn đến cuộc sống của phần lớn NCT là phụ nữ cũng khó khăn hơn.
- Tình trạng nghèo đói: Phần lớn NCT Việt Nam (80%) sống ở nông thôn
và làm nông nghiệp, không có tích lũy cho tuổi già; Theo báo cáo của Cục Bảo trợ
xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2013 có 30% NCT nghèo, khókhăn về kinh tế, 8% ở nhà tạm Chỉ có 25% NCT có lương hưu và được hưởng trợcấp xã hội; hiện đang có trên 1,5 triệu NCT trên 80 tuổi không có lương hưu và trợcấp BHXH và NCT từ 60 tuổi nghèo, cô đơn, tàn tật được hưởng trợ cấp xã hội(mức tối thiểu là 180.000 đồng/người/tháng năm 2013 lên 270.000đồng/người/tháng năm 2017) Khoảng 60% NCT cho rằng thu nhập hiện nay của
họ không đủ cho nhu cầu của cuộc sống Rất nhiều NCT vẫn phải lao động đểkiếm sống nhưng lại không được tiếp cận với tín dụng, điều đó cũng có nghĩa họkhông thể có tiền mua các dụng cụ sản xuất để tăng thu nhập NCT hầu như khôngđược tham gia vào chương trình Xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Chính tỉ lệnghèo cao của NCT cũng đặt ra nhiều trở ngại lớn để đạt được các mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ của Việt Nam
- Tình trạng sức khoẻ kém: Theo báo cáo của Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y
tế năm 2013, hiện ở Việt Nam, có tới 95 % NCT có bệnh, trong đó 53% có sứckhỏe kém và rất kém, trung bình một NCT có 2,7 bệnh Các chi phí khám bệnh,mua thuốc làm giảm đáng kể nguồn thu nhập của NCT và gia đình Rất ít NCTkhám sức khoẻ định kỳ và thiếu hiểu biết về phòng bệnh Bên cạnh đó, dịch vụ y tếcòn kém chất lượng và khó tiếp cận dẫn đến chất lượng sống của NCT Việt Namthấp mặc dù tuổi thọ đang tăng dần, hiện là 73,4 tuổi
- Sự cô đơn, khuyết tật: Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia về NCT, năm
2012 có 1.429.121 NCT được hưởng trợ cấp xã hội, trong đó có 97.672 NCTnghèo, cô đơn không nơi nương tựa hoặc tàn tật Số liệu trên cho thấy Việt Nam cókhông ít NCT cô đơn, khuyết tật là những người rất thiệt thòi Nguyên nhân là donước ta trải qua 2 cuộc chiến tranh, cộng thêm tình trạng di cư hàng loạt của thanhniên ở độ tuổi lao động đi làm ăn xa, để lại bố mẹ là người trông nom con cái họ ởquê Mặt khác, tuổi thọ của nam giới thấp hơn nữ giới cũng khiến cho số phụ nữsống cô đơn cao Nhìn chung, NCT cô đơn, khuyết tật dễ bị tổn thương và có chấtlượng sống thấp hơn so với cộng đồng Mặc dù nhà nước đã có chế độ trợ cấpnhưng mức trợ cấp còn rất thấp (chỉ bằng 21% mức sống tối thiểu), không đủ điềukiện để họ tự vươn lên
- Thiếu các dịch vụ chăm sóc NCT: Mạng lưới chăm sóc NCT còn rất thiếu
cả về số lượng và chất lượng, thiếu chính sách để phát triển phong trào chăm sóc
và phát huy NCT Bên cạnh đó cũng thiếu sự hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triểndịch vụ chăm sóc NCT Do vậy, trong thực tế nhiều NCT gặp khó khăn trong cuộcsống nhưng không được hỗ trợ
Trang 13- Thiếu chính sách phát huy vai trò NCT và xóa đói giảm nghèo: Cho tớinay, việc triển khai chính sách xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ của nhà nước vẫn cònthiên về chăm sóc (cho tặng), TCXH, chưa chú trọng việc phát huy vai trò củaNCT để NCT có thể tham gia và tự giúp nhau cải thiện cuộc sống và bảo vệ quyềnlợi của mình một cách bền vững Mặc dù trong Luật NCT đã quy định NCT đượctạo điều kiện tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, giảm nghèo, nhưng trongthực tế, hầu hết các ngân hàng không cho NCT vay vốn, NCT không được tiếp cậnnguồn vốn tín dụng xóa đói giảm nghèo Các chính sách về dạy nghề, tạo việc làmcòn quy định đối tượng là người phải trong độ tuổi lao động Tình trạng này đãkhiến nhiều NCT nghèo không có cách nào để có thể tự cải thiện cuộc sống củamình, mặc dù họ vẫn còn sức khỏe và có mong muốn được tham gia.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC CHĂM SÓC
NGƯỜI CAO TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NAM HỒNG, NAM TRỰC, NAM ĐỊNH
1 Khái quát đặc điểm địa lý, dân số và kinh tế tại xã Nam Hồng
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Xã Nam Hồng là một xã có diện tích trung bình, nằm cách trung tâm huyệnNam Trực 8 km về phía Đông Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 797,64 ha, trong
đó đất nông nghiệp 527,48 ha, đất phi nông nghiệp 260,26 ha, đất để sử dụng vớimục đích khác 9,90 ha Theo số liệu trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Nam Trực,dân số xã tại thời điểm 31/12/2017 là 10.435 người, với 2.916 hộ Xã có 21 thôn,xóm Tổng số phụ nữ 15-49 tuổi là 2.553 người, trong đó số phụ nữ 15-49 tuổi cóchồng là 1.530 người
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 60% Công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, lần lượt là 20,5% và 19,5%.Trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình đã và đang chuyển đổi cây trồng, việclàm nên mức thu nhập của nhiều hộ gia đình và của cả xã Nam Hồng đã tăng lênđáng kể
Trang 14Nguyên nhân tạo ra sự thay đổi mức thu nhập trong những năm qua do xãNam Hồng là xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh và huyện Vì vậy, cơ cấukinh tế nông thôn cũng chuyển đổi cụ thể như chuyển đổi từ trồng lúa sang trồngcây cảnh, cây thuốc lá, trồng hoa, trồng đào, quất để bán…; đồng thời cũng tiếnhành chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủcông nghiệp và dịch vụ: dệt nhuộn…
1.3 Phân loại mức sống hộ gia đình
Theo số liệu báo cáo kinh tế xã hội của xã Nam Hồng năm 2016, mức sốngcủa hộ gia đình trong xã được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Phân loại mức sống hộ gia đình Phân loại theo tiêu chí nông thôn mới Tỷ lệ
- Về chính sách xã hội: Thực hiện tốt chính sách xã hội, quan tâm kịp thời đếncác đối tượng chính sách, phát động phong trào xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, quỹủng hộ người nghèo, hỗ trợ các đối tượng khó khăn, sửa chữa và xây dựng mới cho cácgia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã Đặc biệt chính quyền xã đã tạo điều kiện vàquan tâm tới các cụ già cô đơn, không nơi nương tựa
- Các hoạt động thể dục thể thao được khuyến khích nhằm thu hút nhiềulứa tuổi tham gia rèn luyện sức khỏe; Trong đó phải kể đến hoạt động câu lạc bộdưỡng sinh rèn luyện sức khỏe, thành lập hội thơ của các cụ cao tuổi trong xã
- Kết quả giáo dục đạt được nhiều thành tích ở cả 3 cấp học: mầm non, tiểu học,trung học cơ sở Hệ thống giáo dục không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng toàndiện, kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường và xã hội TrườngTHCS đã được công nhận đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới
1.5 Công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em
Năm 2012, xã đã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế theo tiêu chí mới; Từ 2012 đếnnay, xã vẫn đảm bảo tốt công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh cho nhân dân đặcbiệt là những đối tượng có BHYT Chương trình tiêm chủng đạt 100%, số trẻ emdưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 12%