1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiêu hóa ở khoang miệng

5 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

• Đặt vấn đề: (5 phút) • Ở lớp 6, các em đã được đọc câu chuyện “Chân, tay, tai, mắt, miệng”. Bạn nào hãy nhắc lại cho cô và cả lớp nghe nội dung chính của câu chuyện đó? Giáo viên đặt câu hỏi: + Theo các em, vì sao khi miệng không được ăn thì các bộ phận khác không hoạt động bình thường? + Vậy ở miệng đã diễn ra những hoạt động gì trong việc tiêu hóa thức ăn để thể hiện vai trò của mình? + Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta vào bài ngày hôm nay: tiết 26 – bài 25: Tiêu hóa ởml khoang miệng. • Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiêu hóa ở khoang miệng (15 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: bây giờ cô sẽ chia lớp thành 2 nhóm: Một nhóm đóng vai là bác sĩ, một nhóm đóng vai là bệnh nhân. Trong 1 phút, các bác sĩ hãy kiểm tra giúp cô, khoang miệng của bạn mình có những bộ phận nào? Số lượng của mỗi bộ phận đó là bao nhiêu? Thời gian kiểm tra, bắt đầu. Học sinh: sử dụng que đè lưỡi để kiểm tra Giáo viên: + Cô mời một bác sĩ cho cả lớp biết kết quả kiểm tra nào. + Sau đó, GV treo tranh H251: các cơ quan trong khoang miệng lên bảng. + Yêu cầu học sinh so sánh với các ý kiến đã nêu và hoàn thiện các cơ quan trong khoang miệng. (Giáo viên ghi các phần học sinh còn thiếu bằng phấn khác màu) Mở rộng: GV: vừa rồi, các bác sĩ đã đếm được các bạn có…. chiếc răng. Vậy, đó là những loại răng nào vậy? Chức năng của các loại răng đó? GV chốt lại: + Răng sữa (trẻ em) klcó 20 chiếc, răng người trưởng thành có 32 chiếc (mọc đủ). + Răng thì có các chức năng đặc trưng riêng biệt: vd răng cửa thì bản to  chức năng cắn, giữ mồi; răng nanh nhọn  xe mồi; răng hàm gồ ghề  nhai. Giáo viên: Bây giờ, các bác sĩ và bệnh nhân hãy nghỉ giải lao 5 phút, ăn miếng bánh mì và hoàn thành phiếu học tập cho cô. HS hoàn thành bảng kết hợp kiến thức lí, hóa học và kênh chữ trong sách để làm bài. Biến đổi thức ăn ở khoang miệng Các hoạt động Các thành phần tham gia Tác dụng của hoạt động Biến đổi lí học Tiết nước bọt Nhai Đảo, trộn thức ăn Tạo viên thức ăn Tuyến nước bọt Răng Răng, lưỡi, các cơ môi , má Răng, lưỡi, các cơ môi, má Ướt, mềm thức ăn. Mềm, nhuyễn thức ăn. Ngấm nước bọt. Tạo viên vừa nuốt Biến đổi hóa học Hoạt động của Enzym amilaza trong nước bọt Enzym amilaza Biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường Mantozo GV đặt CH: các bác sĩ hãy lần lượt kể các hoạt động diễn ra trong khoang miệng? + Tiết nước bọt. + Nhai. + Đảo trộn thức ăn. + Hoạt động của enzym amilaza. + Tạo viên thức ăn. Các bệnh nhân sẽ nhận xét và bổ sung. GV chiếu đáp án của bảng, HS đối chiếu. GV mời HS trả lời CH đã nêu ở đầu bài: Vậy ở miệng đã diễn ra hoạt động gì trong việc tiêu hóa thức ăn? GV đặt CH: tại sao khi nhai bánh mì, cơm ta lại thấy vị ngọt? HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời do dưới sự tác dụng của enzym amilaza đã phân giải tinh bột thành đường mantoza  vị ngọt. Giáo viên: Các bệnh nhân còn câu hỏi nào dành cho bác sĩ không nhỉ? Bệnh nhân hỏi bác sĩ: Có những bệnh nào mà răng miệng thường mắc phải? Bác sĩ: trả lời bệnh nhân bằng kiến thức của mình có (các bệnh về răng miệng thường gặp như: sâu răng, viêm lợi, nhiệt miệng, hôi miệng. để hạn chế các bệnh này thì điều quan trọng nhất mà chúng ta cần chú ý đó là phải vệ sinh răng miệng đúng cách và thay bàn chải định kì). Giáo viên: Rất cảm ơn kiến thức mà bác sĩ đã cung cấp cho cả lớp. 1. Tiêu hóa ở khoang miệng Khi đưa thức ăn vào miệng xảy ra các hoạt động: + Tiết nước bọt. + Nhai. + Đảo trộn thức ăn. + Hoạt động của enzym amilaza. + Tạo viên thức ăn. Biến đổi lí học: Nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.  chức năng: làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên để dễ nuốt. Biến đổi hóa học: hoạt động của enzym amilaza. enzym Tinh bột mantoza. amilaza

Ngày đăng: 01/09/2018, 21:32

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w