Bảng so sánh Hiệp định Geneve (71954) về Đông Dương và Hiệp định Paris (11973) về Việt Nam: Bối cảnh quốc tế: cả hai hiệp định đều được ký kết trong cục diện chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Ianta; Đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ước Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Vấn đề thống nhất nước Việt Nam do nhân dân Việt Nam tự quyết định; Đều quy định ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình, trao trả tù binh; Đều quy định phải rút quân đội nước ngoài; Đều quy định uỷ ban quốc tế kiểm tra, giám sát việc thi hành hiệp định...
Trang 1So sánh Hiệp định Geneve (7-1954) về Đông Dương và Hiệp định Paris (1-1973) về Việt Nam
TIÊU CHÍ
HOÀN CẢNH
KÝ KẾT Bối cảnh quốc tế: cả hai hiệp định đều được
ký kết trong cục diện chiến tranh lạnh và trật
tự hai cực Ianta
Bối cảnh quốc tế:
Hiệp định Geneve được ký kết khi xu thế hoà hoãn trên thế giới đang tác động tiêu cực Nội bộ phe XHCN, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đoàn kết, thống nhất KHÔNG THUẬN LỢI
Hiệp định Pari được ký kết trong xu thế vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình, nhưng mặt đấu tranh đang nổi lên Nội bộ phe XHCN đang
có sự chia rẽ sâu sắc, nhưng đều ủng hộ Việt Nam chống Mỹ THUẬN LỢI
Thành phần tham gia:
Hội nghị Giơnevơ có sự tham gia của
9 bên (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, 3 chính phủ tay sai của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam)
Hội nghị Pari chỉ có các bên trực tiếp tham chiến tham dự (4 bên: Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kì, chính quyền Sài Gòn) với lập trường của 2 bên là Việt Nam và Hoa Kỳ
NỘI DUNG
CƠ BẢN Đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của
ước Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Vấn đề thống nhất
Về không gian:
Hiệp định Geneve: Đông Dương
Hiệp định Paris: Việt Nam
Trang 2nước Việt Nam do nhân dân Việt Nam tự quyết định
Đều quy định ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình, trao trả tù binh
Đều quy định phải rút quân đội nước ngoài
Đều quy định uỷ ban quốc tế kiểm tra, giám sát việc thi hành hiệp định
Vấn đề tập kết chuyển quân:
Hiệp định Geneve quy định việc tập kết, chuyển quân về hai phía vĩ tuyến
17 (ranh giới quân sự tạm thời) Quân Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam sau 300 ngày và Nam Đông Dương sau hai năm
Hiệp định Paris không quy định tập kết chuyển quân, mà giữ nguyên vị trí Mỹ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi
kí kết Hiệp định
Ý NGHĨA
LỊCH SỬ Đều là kết quả của quá trình đấu tranh kiên
cường bất khuất của dân tộc Việt Nam vì mục tiêu độc lập tự do; sau một thời gian vừa đánh trên chiến trường, vừa đàm phán trên bàn hội nghị
Đều gắn liền với thắng lợi của quân và dân
ta trên mặt trận quân sự:
Chiến thắng ĐBP 1954 Hiệp định Geneve
Chiến thắng “ĐBP trên không” Hiệp định Paris
Hiệp định Geneve: Tuy là một thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn còn tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vì sau khi Pháp rút quân, miền Nam liền có Mĩ thay thế
Hiệp định Paris: Việc quân Mĩ phải rút khỏi nước ta, phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta làm cho chính quyền Sài Gòn bị suy yếu, so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi theo hướng có lợi cho ta Do đó tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam