Các tác hại của bệnh ghẻ do Demodex thường gây ngứa, rụng lông, nổi nhiều nốt sần có thể dẫn tới viêm da, nhiễm trùng, lở loét có mùi hôi tanh, chó suy nhược, bệnh không ảnh hưởng nhiều
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BỆNH DO DEMODEX TRÊN CHÓ VÀ THEO
Trang 2KHẢO SÁT BỆNH DO DEMODEX TRÊN CHÓ VÀ THEO DÕI MỘT
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Hơn 5 năm học tập và nghiên cứu, nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y, chuyên ngành Dược Thú Y Thành quả này tôi có được ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của mọi người
Tôi không thể nào quên sự động viên và tạo điều kiện vô bờ bến của ba mẹ
và anh chị em trong gia đình, đã mang đến cho tôi nguồn nghị lực học tập trong suốt thời gian qua
Chân Thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y
Cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến thầy ThS Nguyễn Văn Phát đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp để tôi hoàn thành khóa luận này
Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh Viện Thú Y, quý thầy cô và toàn thể anh chị em của Bệnh Viện Thú Y đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp
Cảm ơn các bạn lớp Dược Thú Y 30 đã chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống
Trang 4TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Khảo sát bệnh do Demodex trên chó và theo dõi một số phác đồ
điều trị” được thực hiện từ ngày 02/03/2009 đến ngày 02/08/2009 tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Trong thời gian khảo sát có 773 chó được mang đến khám và điều trị bệnh,
trong đó có 50 chó bệnh do Demodex Chó bệnh do Demodex sau khi được xác
định 2 mức độ dạng cục bộ, toàn thân và lứa tuổi bệnh sẽ được bố trí điều trị với 3 phác đồ điều trị (phác đồ 1: ivermectin đối với chó dưới 1 năm tuổi, liều 1ml/25kg thể trọng; phác đồ 2: amitraz đối với chó từ 1 - 2 năm tuổi, liều 1ml Taktic pha với
250 ml nước; phác đồ 3: amitraz + ivermectin cho chó trên 2 năm tuổi)
Kết quả khảo sát tỷ lệ nhiễm Demodex trên chó là 6,47%, trong đó nhiễm dạng cục bộ là 3,62% cao hơn dạng toàn thân là 2,85% Tỷ lệ nhiễm Demodex
theo lứa tuổi: dưới 1 năm tuổi là 5,35%, từ 1 - 2 năm tuổi là 8,08% và trên 2 năm tuổi là 7,95% Sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05),
chứng tỏ bệnh ghẻ do Demodex xảy ra ở mọi lứa tuổi Theo nguồn gốc nhóm chó
thì nhóm chó nội tỷ lệ nhiễm là 5,35% thấp hơn nhóm chó ngoại là 7,25%, sự khác biệt này không có ý nghĩa (P > 0,05) Theo giới tính tỷ lệ nhiễm ở chó cái là 7,34% cao hơn chó đực là 5,68%, sự khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05)
Các tác hại của bệnh ghẻ do Demodex thường gây ngứa, rụng lông, nổi
nhiều nốt sần có thể dẫn tới viêm da, nhiễm trùng, lở loét có mùi hôi tanh, chó suy nhược, bệnh không ảnh hưởng nhiều đến số lượng hồng cầu nhưng làm tăng số lượng bạch cầu
Kết quả điều trị cho thấy phối hợp giữa thoa amitraz với tiêm ivermectin cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100% và thời gian khỏi bệnh trung bình sớm nhất: dạng cục
bộ sau 4 tuần, dạng toàn thân sau 5 tuần điều trị và không có sự tái phát bệnh Nếu chỉ sử dụng amitraz thì tỷ lệ khỏi 100% sau 4,5 tuần điều trị ở dạng cục bộ và 85,71% sau 5,5 tuần điều trị ở dạng toàn thân và không có sự tái phát bệnh Chỉ sử dụng tiêm ivermectin sẽ cho hiệu quả thấp nhất: dạng cục bộ tỷ lệ khỏi là 85,71% sau 5,5 tuần điều trị và tỷ lệ tái phát là 16,67%, dạng toàn thân tỷ lệ khỏi là 80,00% sau 6,5 tuần điều trị, có tỷ lệ tái phát là 25%
Trang 5MỤC LỤC
Trang tựa……… i
Lời cảm ơn………ii
Tóm tắt khóa luận………iii
Mục lục………iv
Danh sách các chữ viết tắt……… vii
Danh sách các bảng……… viii
Danh sách các hình……… ix
Danh sách các sơ đồ………ix
Danh sách các biểu đồ……….ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1 U 1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Yêu cầu 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 U 2.1 Cấu tạo của da 3
2.1.1 Biểu bì 3
2.1.2 Chân bì 3
2.1.3 Hạ bì 4
2.2 Những yếu tố phụ thuộc da 5
2.2.1 Tuyến bã (tuyến nhờn) 5
2.2.2 Tuyến mồ hôi 5
2.2.3 Lông 6
2.3 Chức năng sinh lý của da 7
2.3.1 Chức năng bài tiết 7
2.3.2 Chức năng bảo vệ 7
2.3.3 Chức năng khác của da 7
2.4 Một số nguyên nhân gây bệnh ngoài da thường gặp 8
2.4.1 Bệnh nấm da 8
2.4.2 Sự nhiễm ve và bọ chét 8
Trang 62.4.3 Rụng lông do rối loạn hormone 8
2.4.4 Sự tróc vảy ở da 8
2.4.5 Bệnh ghẻ do Sarcoptes 9
2.4.6 Ngứa do nhiều nguyên nhân 9
2.4.7 Thiếu vitamin và khoáng chất 9
2.4.8 Do môi trường 10
2.4.9 Bệnh do Demodex 10
2.5 Giới thiệu Demodex gây bệnh trên chó 10
2.5.1 Phân loại học 10
2.5.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo 11
2.5.3 Chu kỳ sinh học 11
2.5.4 Dịch tể học 12
2.5.5 Vị trí ký sinh và cách gây bệnh 12
2.5.6 Triệu chứng 13
2.5.7 Chẩn đoán 14
2.5.7.1 Chẩn đoán lâm sàng 14
2.5.7.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm 14
2.6 Thuốc trị bệnh do Demodex 15
2.6.1 Ivermectin 15
2.6.1.1 Cấu trúc hóa học - tính chất 16
2.6.1.2 Dược động học 16
2.6.1.3 Cơ chế tác động 17
2.6.1.4 Phổ tác động 17
2.6.1.5 Độ an toàn và độc tính 18
2.6.1.6 Những điều cần lưu ý khi sử dụng ivermectin 19
2.6.2 Amitraz 19
2.6.2.1 Cấu trúc hóa học - tính chất 19
2.6.2.2 Cơ chế tác động 20
2.6.2.4 Những chế phẩm amitraz dùng trong thú y 20
Trang 72.7 Lược duyêt một số nghiên cứu liên quan đến đề
tài……….21
2.7.1 Ở trong nước ……… 21
2.7.2 Ở nước ngoài…… 22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 24
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát 24
3.2 Vật liệu thí nghiệm 24
3.3 Nội dung khảo sát 24
3.4 Các phương pháp tiến hành 24
3.4.1 Điều tra tỷ lệ nhiễm Demodex trên chó 24
3.4.2 Ghi nhận các tác hại của bệnh ghẻ do Demodex trên chó 25
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát 28
3.5.2 Tỷ lệ chữa khỏi 28
3.5.3 Tỷ lệ tái phát 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Tỷ lệ nhiễm Demodex trên chó 29
4.1.1 Tỷ lệ nhiễm Demodex chung 29
4.1.2 Mức độ nhiễm Demodex trên chó 30
4.1.3 Tỷ lệ nhiễm Demodex theo lứa tuổi 33
4.1.4 Tỷ lệ nhiễm Demodex theo nguồn gốc giống chó 35
4.1.5 Tỷ lệ nhiễm Demodex theo giới tính 37
4.2 Ghi nhận các tác hại của bệnh do Demodex trên chó 38
4.3 Kết quả thử nghiệm thuốc điều trị Demodex trên chó 41
4.4 Tỷ lệ tái phát 44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Đề nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO………48
PHỤ LỤC……… 51
Trang 8DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A: amitraz ctv: cộng tác viên EDTA (Ethylene Diamino Tetra Acetic acid)
GABA: γ – aminobutyric acid I: ivermectin
Kg: ki – lo – gam KKB: không khỏi bệnh KB: khỏi bệnh
kn: không nhiễm n: nhiễm
TP Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh NXB: nhà xuất bản
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3 1: Sơ đồ bố trí điều trị 26
Bảng 4 1: Tỷ lệ nhiễm bệnh ghẻ do Demodex trên chó ………29
Bảng 4 2: Tỷ lệ nhiễm Demodex dạng cục bộ và toàn thân trên chó 31
Bảng 4 3: Tỷ lệ nhiễm Demodex theo lứa tuổi 33
Bảng 4 4: Tỷ lệ nhiễm Demodex theo nguồn gốc giống chó 35
Bảng 4 5: Tỷ lệ nhiễm Demodex theo giới tính 37
Bảng 4 6: Số lượng hồng cầu, bạch cầu của chó nhiễm Demodex 39
Bảng 4 7: Kết quả điều trị bệnh do Demodex 41
Bảng 4 8: Tỷ lệ tái phát 45
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu tạo da……….4
Hình 2.2: Vị trí ký sinh của Demodex ở bao lông và tuyến nhờn……… 13
Hình 2 3: Lọ ivermectin sử dụng đường tiêm 10 mg/ml (1%) 18
Hình 2 4: Taktic chứa 12,5% amitraz 21
Hình 4 1: Chó nhiễm Demodex gây viêm da và rụng lông……………30
Hình 4 2: Demodex ở độ phóng đại 100 lần 30
Hình 4 3: Chó nhiễm Demodex dạng cục bộ 32
Hình 4 4: Chó nhiễm Demoxde dạng toàn thân 32
Hình 4 5: Chó nhiễm Demodex gây rỉ dịch viêm và rụng lông 34
Hình 4 6: Demodex ở độ phóng đại 100 lần 35
Hình 4 7: Chó nhiễm Demodex gây rụng lông quanh vùng mắt (đeo mắt kính) 37
Hình 4 8: Demodex ở độ phóng đại 100 lần 37
Hình 4 9: Chó nhiễm Demodex trước khi điều trị 44
Hình 4 10: Chó nhiễm Demodex sau khi điều trị 44
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2 1: Vòng đời của Demodex canis 11
Sơ đồ 2 2: Công thức cấu tạo của ivermectin 16
Sơ đồ 2 3: Công thức cấu tạo của amitraz 19
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 So sánh thời gian khỏi bệnh ở dạng cục bộ và toàn thân………42
Trang 11Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, đời sống vật chất của con người càng được nâng cao thì nhu cầu
về mặt tinh thần càng được quan tâm Nuôi những con vật cưng, trong đó nuôi chó
là một trong những thú vui được nhiều người lựa chọn Chó là loài vật thông minh, trung thành và gần gũi với con người nên đã được con người thuần hóa và nuôi dưỡng với nhiều mục đích khác nhau như làm bạn, đi săn, làm cảnh, giữ nhà, phục vụ cho công tác an ninh quốc phòng, dẫn đường cho người khiếm thị Điều
đó đã làm số lượng và chủng loại chó tăng lên nhanh chóng ở Việt Nam hiện nay
Song song với sự gia tăng về số lượng và chủng loại, các loại bệnh trên chó cũng gia tăng Đây là mối quan tâm của nhiều người, trong đó có bệnh ghẻ do
Demodex Bệnh ghẻ do Demodex làm chó rụng lông thành từng đốm, đôi khi lan
rộng ra toàn thân, chó ngứa gãi làm da sưng tấy, lở loét, có máu, mủ, nhày Chó còi cọc, chậm lớn, chó cái không lên giống khi đến tuổi thành thục, giảm sức đề kháng của chó Hậu quả làm mất vẻ đẹp bên ngoài, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sinh
sản, sinh trưởng của chó, gây ảnh hưởng đến người nuôi Bệnh do Demodex rất
khó điều trị khỏi hẳn và thời gian điều trị thường kéo dài Vì thế điều trị phải nhanh chóng để tránh nhiễm trùng kế phát và hạn chế bệnh lây lan
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, đề tài thực hiện với mục đích nâng
cao sự hiểu biết về bệnh ghẻ do Demodex, tìm hiểu tác hại của bệnh ghẻ do
Demodex trên chó và đưa ra liệu pháp điều trị có hiệu quả với thời gian khỏi bệnh
sớm nhằm giúp công tác điều trị tốt hơn Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của
ThS Nguyễn Văn Phát, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh do Demodex
Trang 121.2 Mục đích
- Ghi nhận tỷ lệ nhiễm và triệu chứng của bệnh do Demodex trên chó
- Đưa ra liệu pháp điều trị bệnh mang lại kết quả cao nhất
Trang 13Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cấu tạo của da
Mọi động vật đa bào đều được bao phủ bởi một màng bọc gọi là da, gồm một hay nhiều lớp tế bào, đó là một cơ quan quan trọng của cơ thể và đảm nhận nhiều chức năng Cấu tạo da gồm 3 lớp: biểu bì, chân bì và hạ bì
tế bào già bị đẩy ra bề mặt, dần dần hóa sừng rồi tróc đi Biều bì là lớp mô lát kép hóa sừng mạnh Chất sừng là protein có chứa lưu huỳnh Bề dày của lớp này thay đổi tùy nơi, thường dày ở chỗ không có lông và có sự cọ sát mạnh (Lâm Thị Thu Hương, 1996) Biểu bì của gia súc già dày hơn gia súc non, của con đực dày hơn con cái Biểu bì ở vùng lưng dày hơn vùng bụng
Biểu bì không chứa mạch máu nên vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể nếu vết thương chưa sâu đến chân bì
2.1.2 Chân bì
Chân bì nằm dưới biểu bì, là phần mô liên kết sợi vững chắc có nhiều mạch máu và thần kinh Tính bền và tính đàn hồi của da do hai loại sợi trong chân bì quyết định: sợi keo và sợi đàn hồi Sợi keo chiếm 98%, còn sợi đàn hồi chỉ chiếm 1,5% chân bì Sợi keo quyết định tính bền của da, sợi đàn hồi quyết định tính đàn hồi co giãn của da
Trang 14Ngoài hai loại sợi trên ra, còn phân bố các tế bào mô liên kết tận cùng các đầu mút thần kinh, các mạch máu và mạch bạch huyết đảm bảo chức năng nhận cảm (thần kinh) và nuôi dưỡng da (mạch máu, mạch bạch huyết)
2.1.3 Hạ bì
Hạ bì là tầng dưới cùng của da, gồm chủ yếu là mô liên kết được ngăn thành nhiều thùy và tiểu thùy bởi những bó sợi tạo keo Trong hạ bì chứa những tiểu động mạch và mạch bạch huyết dây thần kinh, đầu thần kinh trần và đầu thần kinh dọc như tiểu thể ruffini Tầng này có tác dụng đệm, tránh tổn thương các cơ quan bên trong, nó còn có tác dụng giữ nhiệt Tầng mỡ này rất phát triển Tầng cơ
là tầng sâu của hạ bì do cơ vân xếp thành một tầng cơ mỏng Tầng cơ vùng đầu và vùng vai rất phát triển, tác dụng của tầng cơ là làm run da, nhờ đó đuổi được côn trùng, vật lạ bám vào da Vận động co giãn của tầng cơ này còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và bạch huyết ở da
Hình 2.1: Cấu tạo da
(Nguồn: http://www.aocd.org/skin/struc-1a.html)
Trang 15Hoạt động của tuyến
Chất bã của da chứa nhiều acid béo tự do Lúc mới tiết chất bã lỏng, sau đó
cô đặc rất nhanh Các sợi đàn hồi ở bao liên kết luôn co rút nhẹ để đẩy sản phẩm
ra bề mặt da
2.2.2 Tuyến mồ hôi
Là những tuyến nằm sâu trong lớp chân bì Ở chó, tuyến cuộn lại thành bó Tuyến mồ hôi được chia thành 3 đoạn:
Tiểu cầu mồ hôi
Đoạn ống này cong queo nằm trong hạ bì Đó là phần chế tiết ra mồ hôi, đường kính lớn hơn ống bài xuất, cao 20 - 25 µm Vách ống cấu tạo bởi hai hàng
tế bào
Trang 16Tế bào tuyến: nằm bên trong, tùy giai đoạn hoạt động mà tế bào có hình khối hay hình trụ đơn Nhân tế bào to, bào tương chứa nhiều bào quan và các chất vùi, glycogen, lipid, hạt sắc tố Có hai loại bào tuyến: loại sẫm màu có hạt ưa base, loại sáng màu có hạt ưa acid
Tế bào biểu mô cơ nằm ngoài: những tế bào này có khả năng co bóp để đẩy chất tiết ra khỏi tiểu cầu, những tuyến nhỏ không có tế bào cơ biểu mô Ngoài ra, xung quanh tiểu cầu còn có nhiều sợi đàn hồi và mạch máu Sự chế tiết mồ hôi được chi phối bởi thần kinh giao cảm
Ống bài xuất
Đoạn này chạy xuyên qua chân bì đến lớp mầm của biểu bì, vách của ống được cấu tạo bởi hai hàng tế bào nằm trên màng đáy Tế bào ở hàng ngoài màu sẫm, tế bào ở trong có tính bắt màu acid mạnh
bộ lông còn có một giá trị đặc biệt, tùy theo sở thích của con người, ví dụ: chó
lông xù, lông đốm, tùy từng loại lông mà mức độ nhiễm Demodex sẽ khác nhau
Lông gồm 2 phần: thân lông và chân lông Chân lông là vùng dinh dưỡng, sinh trưởng của lông, chân lông nằm sâu trong da, là vị trí tốt cho việc sinh trưởng
và phát triển của Demodex, do đó để diệt được Demodex là điều hết sức khó khăn
Lông của chó thường được thay thường xuyên hoặc theo mùa, vào lúc đó mạch máu cung cấp cho lông sẽ không hoạt động nữa Chân lông sẽ sinh ra các tế bào mới
Trang 172.3 Chức năng sinh lý của da
Da có chức năng bài tiết, bảo vệ, điều hòa thân nhiệt và trao đổi chất
2.3.1 Chức năng bài tiết
Tiết chất mỡ: do tuyến bã tiết ra Chất mỡ ở da chủ yếu là các acid béo tự
do Chất mỡ có tác dụng sau: làm bóng da, phòng khô da và nứt nẻ, làm cho lông được láng bóng, dai, bền và mềm dẻo, ngăn những chất có hại bên ngoài xâm nhập vào da, giữ cho nước trong cơ thể không bay hơi ra ngoài quá nhiều
Tiết mồ hôi: do tuyến mồ hôi tiết ra Sự tiết mồ hôi có tác dụng: điều hòa thân nhiệt, thải bã, điều hòa áp suất thẩm thấu và độ toan kiềm trong máu, điều hòa trao đổi muối, nước, chất mỡ ở da
2.3.2 Chức năng bảo vệ
Da là một áo bọc ngoài và xung quanh cơ thể, nó chống lại những va chạm
cơ giới, tránh hoặc làm giảm nhẹ tổn thương
Da ngăn cản được sự xâm nhập của vi trùng, vi sinh vật gây bệnh, tia tử ngoại, các hóa chất có hại
Da không cho nước và chất điện giải thấm qua, hoặc chỉ thấm qua một ít Oxit cacbon không thấm được qua da nhưng oxy và cacbonic thấm được qua da ở mức độ nhất định, chứng tỏ da còn có chức năng hô hấp
Bề mặt của da và lông luôn giữ phản ứng axit, độ pH khoảng 6,0 Do hoạt động trao đổi chất trên mặt da không ngừng sinh ra những men hòa tan vi khuẩn, nhờ đó da có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Cung cấp đầy đủ protid trong thức ăn và chiếu ánh nắng thường xuyên làm độ pH của da luôn giữ được độ toan, làm tăng sức đề kháng và chức năng bảo vệ của nó Ngoài ra da còn
có chức năng điều hòa thân nhiệt
Trang 18Trong da chứa nhiều thụ quan khác nhau như xúc giác, hóa học, nhiệt độ, nhận các kích thích từ bên ngoài Cho nên da là nơi bắt đầu của nhiều phản xạ không điều kiện và có điều kiện
2.4 Một số nguyên nhân gây bệnh ngoài da thường gặp
2.4.1 Bệnh nấm da
Là một nhóm nấm liên kết chặt chẽ với nhau, sử dụng keratin cho sự sinh trưởng của chúng Hiện nay có 3 loại nấm da phổ biến ký sinh trên chó là
Microsporum canis, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum gypseum Có
nhiều nguyên nhân gây bệnh nấm da nhưng chủ yếu do một trong những nguyên nhân sau: nơi ở ẩm thấp, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, suy giảm miễn dịch, mất cân bằng sinh lý trong thời kỳ nhiễm bệnh Chó mắc bệnh thường rụng lông dạng vòng tròn, da tróc vảy, ngứa, da có thể viêm Sự gây bệnh tích trên da rất đa dạng và những nơi thường bị nhiễm là vùng đầu, chân, đùi và lưng (Smith và ctv, 1997; dẫn liệu của Nguyễn Văn Nghĩa, 1999)
2.4.2 Sự nhiễm ve và bọ chét
Bọ chét sống ký sinh trên da, là nguyên nhân gây dị ứng do vết cắn của bọ chét Độc tố truyền qua nước bọt làm thú khó chịu, mất ngủ, rối loạn thần kinh ngứa, gãi gây tổn thương da, đưa đến nhiễm trùng kế phát Ngoài ra bọ chét cũng
là ký chủ trung gian của một số loài giun sán
Ve bám vào cơ thể chó làm khó chịu, ve cắn làm chó ngứa, ve cắn hút máu gây thiếu máu cho ký chủ, gây phù, tăng nhiệt tại chỗ, vết cắn là cửa ngõ cho các
vi trùng, ấu trùng, ruồi xâm nhập
2.4.3 Rụng lông do rối loạn hormone
Sự rối loạn hormone thường dẫn đến tình trạng rụng lông, viêm da trên chó Bệnh thường có tính đối xứng hai bên Lớp da ngoài dày lên, màu da khác thường,
da tróc vảy có thể rụng lông thành từng đốm sau vài tháng Những vùng thường bị nhiễm là ngực, cổ, hông, đùi
2.4.4 Sự tróc vảy ở da
Da chó xuất hiện nhiều vảy khô như gàu Biểu hiện ở 2 dạng: viêm da do tăng tiết bã nhờn, vùng da rụng lông có vảy nhờn và viêm
Trang 19Da sừng hóa: lớp biểu bì bên ngoài da dày lên Bệnh này thường do những thay đổi thứ phát của các bệnh da khác
2.4.5 Bệnh ghẻ do Sarcoptes
Sarcoptes truyền lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp Sarcoptes thường thấy ở
vị trí tai, góc mõm, kẽ chân và góc đuôi chó, da thường khô và nhăn nheo Độc tố
tuyến nước bọt của Sarcoptes làm chó ngứa và gãi suốt ngày đêm, trường hợp
nhiễm nặng sẽ gây ngứa, viêm da, rụng lông, tạo vảy khô và có thể gây xuất huyết
bề mặt da
2.4.6 Ngứa do nhiều nguyên nhân
Thường xảy ra trên giống chó có cơ địa dị ứng hay nhạy cảm bất thường,
có thể sẽ tạo thành thói quen và đưa đến tình trạng mãn tính về ngứa
Nguyên nhân gây ngứa rất đa dạng: tổn thương trên da hay sự nhiễm trùng
ở các cấp độ đều có thể gây ngứa Da chó có tính mẫn cảm đối với các tác nhân như hóa chất, môi trường, thức ăn, độc tố ngoại ký sinh
2.4.7 Thiếu vitamin và khoáng chất
Nhu cầu về vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật tuy chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong thức ăn hàng ngày Nếu thiếu vitamin A: lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc bị thoái hóa, da khô nứt nẻ, bong tróc, giảm độ đàn hồi, sức đề kháng da giảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập, con vật dễ mắc bệnh Vitamin A kìm hãm sự keratin hóa của tế bào thượng bì
Nếu thiếu vitamin E: sẽ dẫn đến tiết bã nhờn giống bị bệnh do Demodex
Kẽm (Zn): cũng rất cần thiết đối với chó trong việc duy trì tính thèm ăn và duy trì sự phát triển bình thường của da, lông Thiếu kẽm làm da khô, tróc vảy, thú
dễ nhiễm ghẻ (Phạm Sỹ Lăng và ctv, 1992)
Nếu thiếu đạm: nhanh chóng dẫn đến tổn thương trên da nhất là thú đang lớn Tăng sừng hóa, tăng sắc tố lớp biểu bì đi đôi với màu lông bị nhạt, rụng lông từng mảng, lông trở nên mỏng, khô, dễ đứt và mọc chậm, đóng vảy có thể đối xứng ở đầu, lưng, ngực, bụng và chân
Trang 20Nếu thiếu acid béo: lông khô, bạc màu, da dày có vảy nhẹ Lâu ngày da tiết nhiều bã nhờn, mở đường cho viêm da có mủ thứ phát nhất là giữa các ngón chân Thường gặp trên thú chỉ nuôi bằng thức ăn hộp hay ăn khô bảo quản kém hay quá hạn
Ngoài ra các vitamin nhóm B cũng rất cần thiết trong sự phát triển của bộ
da và lông Nếu thiếu vitamin nhóm B thú sẽ còi cọc, chậm lớn, viêm da, xù lông
2.4.8 Do môi trường
Là yếu tố cần được quan tâm, chuồng nuôi phải sạch thoáng mát Cỏ khô, rơm khô, gỗ bào, nền chuồng xi măng là những chất gây kích ứng mạnh nhất đối với chó có da mẫn cảm, đặc biệt môi trường xung quanh còn có thể là nguồn lây nhiễm các ngoại ký sinh trùng Điều này thấy rõ ở chó nuôi tập trung hay nuôi nhốt ở mật độ cao Từ đó tạo điều kiện tốt cho sự xâm nhập các ngoại ký sinh như:
Demodex, Sarcoptes và các vi khuẩn sinh mủ khác (Vũ Văn Hóa, 1997)
2.4.9 Bệnh do Demodex
Bệnh gây ra do Demodex thường xuất hiện ở chó vài ngày đầu sau khi sinh,
tỷ lệ nhiễm cao dần do chó con tiếp xúc trực tiếp với chó mẹ
Demodex thường trú ngụ ở các vị trí như vùng đầu, 4 chân, nên dấu hiệu
thường thấy là chó không có lông xung quanh mắt, da ửng đỏ, có vảy bọc bên
ngoài, lở loét quanh chân Bệnh do Demodex gây ra nếu không điều trị, lâu ngày
sẽ có mủ, máu, toàn thân chó bốc mùi hôi khó chịu
2.5 Giới thiệu Demodex gây bệnh trên chó
Trang 212.5.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Mò nhỏ, cơ thể hơi dài kích thước khoảng 0,1 - 0,39 mm Đầu giả rộng và lồi cạnh Ngực mang 4 đôi chân tiêu giảm rất ngắn Bụng dài có vân ngang trên mặt lưng và mặt bụng Phần phụ miệng gồm một đôi xúc biện, kìm và một tấm dưới miệng Xúc biện có 3 đốt, đốt cuối có 4 - 5 tơ hình que Kìm hình trâm, dẹp
và mỏng (Lê Hữu Khương, 2007)
Cơ quan sinh sản:
Ghẻ đực: gai giao cấu (penis) nhô lên trên mặt lưng ở bộ phận ngực Ghẻ cái: âm đạo (vulva) ở mặt bụng vào chính giữa thân kể từ gốc của đôi chân IV lùi xuống phía dưới phần bụng Trứng hình thoi hoặc bầu dục dài, kích thước 0,07 - 0,09 mm
Demodex ký sinh ở tuyến nhờn bao lông mao, lỗ chân lông, gây rụng lông
sau đó gây viêm, nếu có vi khuẩn kế phát sẽ sinh mủ
2.5.3 Chu kỳ sinh học
Quá trình phát triển của Demodex qua 4 giai đoạn: Trứng - Ấu trùng (larva)
- Tiền ấu trùng (protonymph) - Thiếu trùng (nymph) - Trưởng thành Giai đoạn larva có ba đôi chân Protonymph - nymph - trưởng thành có 4 đôi chân Thời gian của một chu kỳ kéo dài khoảng 20 - 35 ngày
Sơ đồ 2.1: Vòng đời của Demodex canis
(Nguồn: http://www.bobmckee.com/Client%20Info/Skin/Demodex.htm)
Trang 22Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999), toàn bộ vòng đời của
Demodex đều phát triển trên cơ thể chó, lúc đầu Demodex có ở phần vỏ bọc ở thân
lông, rồi sau đó chui xuống dưới đáy của lông Đôi khi cũng có nhưng ít thấy ở
tuyến mỡ ở tầng tổ chức dưới da chó Sau này bệnh phát triển nặng, Demodex có
nhiều trong ổ mủ ở lớp tổ chức dưới da của chó
Chu kỳ sinh học của Demodex trải qua 5 giai đoạn, sau khi chúng giao phối
trên bề mặt da, chúng đẻ trứng, quá trình này chúng thải ra nhiều chất cặn bã Sau khi đẻ trứng chúng chết đi, xác trở thành dịch lỏng và phân hủy bên trong da
2.5.4 Dịch tể học
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999), việc lây lan Demodex
do tiếp xúc, bệnh có thể thấy ở chó con vài ngày đầu tiên sau khi sinh, sau đó tỷ lệ nhiễm cao dần do chó con tiếp xúc trực tiếp với chó lớn
Bệnh do Demodex trên chó biểu hiện nặng hay nhẹ tùy thuộc vào nhiều yếu
tố như di truyền, lứa tuổi, giống, điều kiện dinh dưỡng, stress
Theo Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân (1992), Demodex có sức sống rất
dai, rời khỏi vật chủ trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì sống được 3 - 7 ngày
Demodex trong mảnh da chó giữ ở điều kiện ẩm sống được 5 - 7 ngày Ở điều kiện
ẩm và lạnh trong phòng thí nghiệm Demodex sống được 21 ngày Tuy nhiên, với điều kiện không thuận lợi, chỉ 1 giờ sau khi rời vật chủ Demodex sẽ chết
Muller (1971), ghi nhận trên da chó khỏe mạnh bình thường vẫn có mầm
bệnh Demodex tồn tại nhưng chưa phát triển thành bệnh mà chỉ khi chó bị tổn
thương, viêm tấy có mủ, cơ thể suy giảm sức đề kháng, kết hợp với ăn uống thiếu
chất thì lúc đó Demodex có cơ hội xâm nhập vào bên trong cơ thể chó, từ đó sinh
sôi nảy nở ra nhiều, gây thành bệnh trên chó Bệnh thường phát sinh ở cả chó con
và chó lớn
2.5.5 Vị trí ký sinh và cách gây bệnh
Demodex truyền trực tiếp từ mẹ sang con từ những ngày đầu tiên mới sinh
ra, sự lây truyền này do chó con bú sữa và tiếp xúc trực tiếp với chó mẹ Demodex
không sống ngoài cơ thể chó, vì vậy môi trường sống không là tác nhân gây nhiễm
và lây lan bệnh
Trang 23Demodex có thể sống bất cứ nơi nào có chân lông và tuyến nhờn của cơ
thể, tuy nhiên chúng phổ biến nhất ở vùng mặt, đặc biệt là vùng mũi, trán, cằm và
má Những khu vực này là môi trường và có điều kiện sống rất thuận lợi cho
Demodex sinh sản và phát triển
Demodex vào nang lông và tuyến nhờn gây viêm mãn tính, biểu bì phồng
lên nhanh, lông rụng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập vào Thường
vi khuẩn kế phát là Staphylococcus, chiếm chỗ và gây thành nốt mụn hoặc áp xe Chó có thể bị nhiễm độc rồi gầy yếu dần
Hình 2.2: Vị trí ký sinh của Demodex ở bao lông và tuyến nhờn
(Nguồn: http://www.kmle.co.kr/search.php?Search=Amphojel+Oral)
2.5.6 Triệu chứng
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997), có hai dạng tổn thương:
Dạng cục bộ: tổn thương phân bố từng vùng nhỏ trên mặt, chân trước hoặc
cả hai mắt Tổn thương cục bộ là trạng thái nhẹ thường không phát triển thành dạng viêm mủ kế phát
Dạng toàn thân: da đỏ với nhiều chỗ rỉ máu và huyết thanh Nếu có viêm
nhiễm kế phát thì sẽ có mủ Các vi khuẩn thường là Staphylococcus aureus, đặc biệt là Pseudomonas spp Demodex làm suy giảm miễn dịch do xuất hiện trong huyết thanh một nhân tố làm kìm hãm phản ứng của tế bào lympho T
Bệnh gây ra bởi Demodex ở hai dạng (Urquhart và ctv, 1996; dẫn liệu
Trang 24Viêm da có vảy: là trường hợp bệnh nhẹ, dạng cục bộ với một số vùng da viêm ửng đỏ, rụng lông, ngứa, da đóng vảy và dày lên do hiện tượng sừng hóa
Viêm da có mủ: bệnh nặng, đây là dạng toàn thân, thường thấy ở thú non
Ở chó bệnh, viêm da nhờn, có mủ máu, da nhăn nhúm và dày lên, thú ngứa, gãi,
có mùi hôi thối rất đặc trưng Bệnh rất nghiêm trọng vì có sự xâm nhập của vi
trùng sinh mủ, thông thường là Staphylococcus dẫn đến nhiễm trùng huyết và
chết
Một số loài thuộc nhóm Proteus hoặc Pseudomonas cũng thường gặp trong các trường hợp viêm da do Demodex Thông thường sự hiện diện của ổ mủ do
Proteus là tiên lượng xấu, chó thường chết do nhiễm trùng huyết và sự hình thành
các ổ mủ trong nhiều cơ quan ký chủ (Barragy, 1990)
2.5.7 Chẩn đoán
2.5.7.1 Chẩn đoán lâm sàng
Triệu chứng bệnh do Demodex gây ngứa, gãi, hôi, da khô có vảy hay viêm
da nhờn, mẩn đỏ, rụng lông ở vị trí mắc bệnh như tập trung ở quanh mắt, hàm,
chân, dưới cổ Hầu hết những chó nhiễm Demodex là những chó còn nhỏ, đây là
một trong những đặc điểm hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán bệnh
Những điểm rụng lông trên mặt chó con gây ra bởi Demodex là triệu chứng
điển hình của dạng cục bộ Dạng cục bộ khác với dạng toàn thân ở đặc điểm là thường không gây viêm, trong khi dạng toàn thân da đỏ với nhiều chỗ rỉ máu và huyết thanh, viêm da có mủ, mùi hôi tanh
2.5.7.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Cạo da: dùng dao cạo lớp vảy bên ngoài cho đến khi rướm máu, bán kính đường cạo khoảng 1 - 2 cm
Phương pháp xem tươi: mẫu da cạo được phết đều lên lame, nhỏ 1 - 2 giọt
lactophenol, đậy lên bằng lamelle, sau đó xem mẫu dưới kính hiển vi ở độ phóng
đại 10 x 10 để xác định Demodex
Trang 25Phương pháp tập trung: mẫu da cạo được cho vào ống nghiệm có chứa
10 - 20 ml NaOH 10% Sau đó để yên 2 giờ hoặc hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn 2 -
5 phút NaOH sẽ làm tan và làm trong các nhu mô sừng ở da, ly tâm hoặc gạn nhẹ lớp ở trên, lấy cặn kiểm tra trên kính hiển vi ở độ phóng đại 10 x 10 để xác định
Demodex
Dùng máy hút có bộ phận lọc: lấy mẫu gồm da và lông chó nghi ngờ bị
bệnh do Demodex bằng máy hút bụi, mẫu thu được đem thủy phân trong
potassium hydroxyde dưới nhiệt độ cao và ly tâm lấy cặn kiểm tra trên kính hiển
vi ở độ phóng đại 10 x 10 để xác định Demodex Khả năng phát hiện được bệnh
của kỹ thuật chẩn đoán ngoại ký sinh này cao hơn so với phương pháp cạo da
(Klaymam, 1981)
2.6 Thuốc trị bệnh do Demodex
2.6.1 Ivermectin
Ivermectin là một chất thuộc họ avermectin, đây là sản phẩm lên men của
một loại nấm thuộc họ Actinomyces mới được phát hiện gần đây là Streptomyces
avermitilis, trong số các sản phẩm lên men này có một sản phẩm được chú ý nhiều
nhất là 22,33 - dihydro avermectin B1, đó chính là ivermectin Ivermectin có phổ
rộng, khá hữu hiệu đối với các loại nội và ngoại kí sinh trên chó như Demodex,
Sarcoptes, giun đũa, giun tim, có tác động đối với ấu trùng và các dạng trưởng
thành của các họ chân đốt và giun tròn
Trang 26Sơ đồ 2.2: Công thức cấu tạo của ivermectin
dễ biến chất bởi tia cực tím
Ivermectin dạng tiêm là một dung dịch tiệt trùng chứa 1% ivermectin, trong
tá dược hữu cơ có chứa 60% propylene và 40% glycerol formol, dùng tiêm dưới
da (Nguyễn Như Pho và Võ Thị Trà An, 2001)
2.6.1.2 Dược động học
Dược động học của ivermectin phụ thuộc vào thành phần chính, đường cấp thuốc và từng loại động vật Thời gian bán hủy với liều 300 µg/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch ở trâu bò là 2,8 ngày, ở cừu 2,7 ngày và ở chó 1,6 - 1,8 ngày
Ở trâu bò, tiêm dưới da liều 200 µg/kg thể trọng, thời gian bán hủy lâu hơn
8 ngày, do sự hấp thu chậm hơn so với tiêm tĩnh mạch Nồng độ tối đa trong huyết tương là 44 ng/ml, thời gian cần để đạt nồng độ tối đa trong máu là 2 ngày Hiệu quả trị giun sán kéo dài trong 2 tuần và tùy thuộc vào từng loài ký sinh Thuốc lưu trữ ở gan chuột 3 ngày, gan cừu 5 ngày, gan heo 7 ngày và gan trâu bò 17 ngày
Trang 27thuốc được biến đổi chủ yếu ở gan đối với trâu, bò, cừu, chuột Thuốc được bài thải qua phân, dưới 5% thuốc được bài thải qua nước tiểu và sữa
xi-từ glutamate nhờ men glutamic acid decarboxylase
Kích hoạt GABA làm tăng dòng Cl- tế bào, hình thành điện thế làm ức chế xi-náp nên ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh Ở giun tròn, vị trí bị tác động là xi-náp gian thần kinh và thần kinh vận động, ngược lại ở loài chân đốt là xi-náp thần kinh - cơ Kết quả là ký sinh bị tê liệt, mềm nhũn, chết và bị tống ra ngoài Ở động vật hữu nhũ, GABA là chất trung gian dẫn truyền thần kinh chỉ giới hạn ở thần kinh trung ương, vì ivermectin không thể qua được rào chắn của mạch máu não nên không gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương
Ivermectin làm giảm khả năng đẻ trứng của ve và nhiều loài giun tròn ký sinh ở loài nhai lại, đẻ trứng dị hình Ngoài ra thuốc còn cản trở sự thụ tinh của các loài giun chỉ
2.6.1.4 Phổ tác động
Ivermectin sử dụng để phòng và trị bệnh giun tròn đường ruột, giun tim, giun phổi, ngoại ký sinh, đồng thời thuốc còn có tác dụng tốt trên nhiều loài giun tròn và cả loài chân đốt, không có tác dụng đối với sán dây, sán lá và nguyên bào Ivermectin được sử dụng rộng rãi cho ngựa, trâu, bò, heo, chó, lạc đà, kể cả thú rừng
Bằng đường tiêm dưới da với liều 0,1 mg/kg thể trọng, thuốc diệt được giai
đoạn trưởng thành của Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria
stenocephala, Trichuris vulpis Ivermectin liều 0,2 mg/kg thể trọng tiêm dưới da
diệt trừ được Toxocara canis nhưng chỉ có hiệu quả tẩy trừ 69% đối với Toxocara
leonina, liều uống hiệu quả trên 95%
Trang 28Để ngăn ngừa 100% Toxocara canis và Ancylostoma caninum truyền qua
sữa từ mẹ sang con, có thể tiêm dưới da, liều 0,5 mg/kg thể trọng cho chó mẹ trước và sau khi sinh
Liều 0,3 mg/kg thể trọng cấp 2 lần cách nhau 2 tuần có hiệu quả với
Sarcoptes Với Demodex phải dùng liều 0,6 mg/kg thể trọng lặp lại 5 lần, mỗi lần
và 1000ml
Ivermectin sử dụng đường tiêm 10 mg/ml (1%), lọ 50ml, 200ml, 500ml
Hình 2.3: Lọ ivermectin sử dụng đường tiêm 10 mg/ml (1%)
2.6.1.5 Độ an toàn và độc tính
Ivermectin không sử dụng cho chó con dưới 6 tuần tuổi Do ảnh hưởng đến sản lượng sữa nên thuốc không sử dụng cho những động vật cho sữa, hoặc con cái giống
Ở chó, triệu chứng ngộ độc ít khi xuất hiện ở liều 2 mg/kg thể trọng (2000 µg/kg) Liều 2,5 mg/kg thể trọng, triệu chứng giãn đồng tử xuất hiện Liều 5 mg/kg thể trọng, triệu chứng run xuất hiện Liều 10 mg/kg thể trọng, triệu chứng
Trang 29run mạnh hơn và chứng vận động khó khăn hơn, chó sẽ chết khi dùng liều cao hơn
20 lần hoặc tiêm dưới da với liều gấp 40 lần quy định
2.6.1.6 Những điều cần lưu ý khi sử dụng ivermectin
- Chỉ tiêm dưới da, không tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch
- Không dùng cho chó dưới 6 tuần tuổi
- Không dùng cho những chó lông xù
- Khi sử dụng ivermectin có thể gặp một số tác dụng phụ như tiết nước bọt, ói mửa, run rẩy, yếu ớt, đờ đẫn, mê man, nếu ngộ độc nặng có thể chết
- Rửa tay kĩ sau khi sử dụng, tránh không cho thuốc tiếp xúc với mắt
Trang 30N - Methylbis (2,4-xylyliminomethyl) amine
Hàm lượng: 0,125 g/1ml
Amitraz thuộc nhóm Formamidine Amitraz có tính chất diệt ký sinh, có màu vàng nhạt, tan chảy ở 86 - 870C, ít hòa tan trong nước nhưng hòa tan được trong dung môi hữu cơ Amitraz ổn định tương đối ở nhiệt độ cao
2.6.2.2 Cơ chế tác động
Theo Nguyễn Như Pho và Võ Thị Trà An (2001), amitraz có khả năng ức chế enzyme monoamin-oxidase, là enzyme có vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa amin hiện diện trong hệ thần kinh ngoại ký sinh Amitraz phân tán khắp cơ thể, đặc biệt là đến lớp da, lông nên gây độc và tiêu diệt ký sinh, nhất là giai đoạn
ấu trùng và thiếu trùng, từ đó ngăn cản sự bám vào da, lông của ký sinh Do đó, amitraz được dùng để điều trị một số ngoại ký sinh, đặc biệt được sử dụng khá
phổ biến trong điều trị bệnh do Demodex
2.6.2.3 Cách dùng
Hòa tan 1ml Taktic chứa 12,5% amitraz vào 250ml nước sạch dùng để bôi hoặc xịt lên mình thú để điều trị một số ngoại ký sinh Amitraz có một số tác dụng phụ như làm giảm thân nhiệt, chậm nhịp tim, giảm huyết áp, có thể gây tiêu chảy Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, mũi, miệng thú Không sử dụng amitraz cho chó dưới 4 tháng tuổi, chó đang bị bệnh hoặc đang dưỡng bệnh Trên những chó
nhiễm Demodex dạng toàn thân, mức độ tổn thương lan rộng thì chỉ nên bôi thuốc
lên một nửa cơ thể, phần còn lại sẽ bôi tiếp vào ngày hôm sau để tránh gây độc
Trang 31hoặc không cho sữa, không yêu cầu thời gian ngưng trước khi cho sữa hoặc giết thịt
Dung dịch amitraz 12,5% cô đặc dùng pha loãng, sử dụng cho heo, bò sữa hoặc gia súc lấy thịt, đóng thùng 760 ml Taktic®; (Hoechst/Roussel)
Hình 2.4: Taktic chứa 12,5% amitraz 2.7 Lược duyệt một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.7.1 Ở trong nước
Nguyễn Trương Đăng Khoa (1998) khảo sát tại chi cục thú y TP Hồ Chí
Minh trên 1832 chó, ghi nhận tỷ lệ nhiễm Demodex là 35,25% Trong đó tỷ lệ nhiễm Demodex cao nhất ở nhóm tuổi nhỏ hơn 1 năm tuổi (41,46%), giảm dần ở
lứa tuổi lớn hơn 2 năm (26,09%), tỷ lệ này ở con cái cao hơn con đực (40,27% và
28,57%), tỷ lệ nhiễm Demodex ở nhóm chó ngoại cao hơn nhóm chó nội (37,93%
và 33,10%) Về mức độ nhiễm thì dạng cục bộ (47,01%) cao hơn dạng toàn thân (22,83%)
Nguyễn Tuyết Mai (2004) khảo sát tại Bệnh Xá Thú y Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh ghi nhận trên 680 chó mang đến điều trị, trong đó có
40 con chó nhiễm Demodex chiếm tỷ lệ 6,17% Tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở lứa tuổi từ
1 – 2 năm tuổi (5,59%) kế đến ở lứa tuổi dưới 1 năm tuổi (6,01%) và cao nhất ở lứa tuổi trên 2 năm (7,25%) Tỷ lệ nhiễm ở nhóm chó nội (2,88%) thấp hơn nhóm chó ngoại (8,96%) Tỷ lệ nhiễm ở chó cái (8,84%) cao hơn chó đực (4,14%) Kết
quả khảo sát đã cho kết luận bệnh do Demodex không gây ảnh hưởng xấu đến các
chỉ tiêu hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng protein huyết thanh Kết quả điều trị cho
Trang 32thấy sử dụng ivermectin phối hợp với amitraz cho thời gian khỏi bệnh sớm nhất,
tỷ lệ chữa khỏi là 100%
Nguyễn Thị Thu Dung (2006) khảo sát tại Bệnh Xá Thú y Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh ghi nhận trên 685 con chó được mang đến khám và
điều trị bệnh thì tỷ lệ bệnh ghẻ do Demodex là 44,5% trên tổng số chó mắc bệnh
ngoài da Kết quả điều trị cho thấy tỷ lệ chữa khỏi là 100% và tỷ lệ tái phát là 5%
Nguyễn Thị Thanh Thúy (2004) khảo sát tại Bệnh Xá Thú y Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trên 530 chó được mang đến khám và điều trị,
ghi nhận số chó nhiễm Demodex là 60 con, chiếm tỷ lệ 11,32% Trong đó nhóm
chó từ 1 – 2 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất (20,00%) đến chó lớn hơn 2 năm tuổi (19,18%), chó nhiễm dạng cục bộ cao hơn dạng toàn thân, nhóm chó nội nhiễm cao hơn nhóm chó ngoại (12,5% và 10,77%)
Mai Phước Thiện (1999) khảo sát bệnh do Demodex trên chó tại Bệnh Xá
Thú y Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cho thấy trên 126 trường hợp
chó có biểu hiện bệnh ngoài da thì tỷ lệ chó nhiễm Demodex chiếm 34,13%
Bùi Văn Mười (2005) khảo sát tại Bệnh Xá Thú y Trường Đại Học Nông
Lâm TP Hồ Chí Minh ghi nhận tỷ lệ nhiễm Demodex: ở nhóm chó ngoại (4,6%)
cao hơn ở nhóm chó nội (3,4%), ở chó cái (4,98%) cao hơn ở chó đực (3,72%),ở lứa tuổi từ 6 – 24 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (9,46%) kế đến ở lứa tuổi trên 24 tháng (5,33%)
2.7.2 Ở nước ngoài
Wlter (2003) đã khảo sát tại một số vùng ở Anh và đưa ra nhận xét rằng,
bệnh do Demodex dạng cục bộ thường có ở chó mới sinh và chó dưới 18 tháng
tuổi
Paradis (1999) đã nghiên cứu ở Bệnh Viện Thú y Bắc Mỹ và đưa ra nhận
xét về amitraz rằng, đối với các chó bệnh do Demodex có thể sử dụng amitraz với
nồng độ 0,025%, lặp lại sau 2 tuần Tỷ lệ khỏi bệnh của việc trị liệu này là lớn hơn 90%
Scott (1995) đã nghiên cứu tại Mỹ và đưa ra kết luận, hầu hết các trường
hợp chó bệnh do Demodex đều được trị khỏi, nếu được điều trị liên tục, kiên trì
Trang 33Griffin (1993) nghiên cứu tại một số vùng ở Mỹ và cho rằng, bệnh do
Demodex không phải là bệnh di truyền Tất cả những chó con nhiễm Demodex là
do lây truyền từ chó mẹ, nhưng bệnh do Demodex chỉ phát triển ở một số ít chó
con có hệ thống miễn dịch suy yếu