1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT BỆNH HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y K 9 QUẬN 7, TPHCM

65 761 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 711,84 KB

Nội dung

số hô hấp của thú hạ thấp hơn bình thường như hẹp thanh quản, khí quản, phế quản làm trở ngại không khí đi từ ngoài vào, kéo dài thời gian hít vào.. Adenovirus: CAV – 2 Canine Adenovirus

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y K - 9 QUẬN 7, TPHCM

Họvà tên sinh viên : NGUYỄN THÁI BÌNH

Lớp : DH04TY Niên khóa : 2004-2009

Tháng 09/2009

Trang 2

KHẢO SÁT BỆNH HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến

- Sự chăm sóc nuôi dưỡng của gia đình và người thân

- Tiến sỹ Nguyễn Tất Toàn đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn

- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

- Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi –Thú y và tất cả quý thầy cô đã truyền đạt và giúp

đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận

- Chị Đỗ Thị Hồng Tươi - chủ phòng khám và tập thể anh chị thú y viên tại phòng khám thú y K-9, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập

- Cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp đã luôn chia sẽ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thái Bình

Trang 4

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Khóa luận: Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó và hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y K – 9, quận 7, TPHCM Thời gian thực hiện 17/02/2009 đến

ngày 17/06/2009

Mục đích: tìm hiểu và đánh giá tỷ lệ chó bệnh trên đường hô hấp và hiệu quả

điều trị, nhằm nâng cao sự hiểu biết và chẩn đoán chính xác bệnh này trên chó, để đưa ra kết quả điều trị và biện pháp phòng ngừa tốt nhất

Phương pháp khảo sát: khảo sát tỷ lệ chó nhiễm bệnh có triệu chứng đường

hô hấp bao gồm đăng kí hỏi bệnh, chẩn đoán lâm sàng tiến hành khám tổng quát và khám trên cơ quan hô hấp, chẩn đoán cận lâm sàng, chẩn đoán khác như chụp X- quang Bên cạnh đó chúng tôi phân loại theo giống, nhóm tuổi, giới tính và phân loại các nhóm nguyên nhân gây bệnh trên đường hô hấp Đồng thời tiến hành phân lập và xét nghiệm một số mẫu dịch mũi, ngoài ra còn tiến hành xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lí máu

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 1515 chó mang đến khám và điều trị tại phòng khám Kết quả ghi nhận như sau:

Có 285 con có triệu chứng trên đường hô hấp trong tổng số 1515 con chiếm

tỉ lệ 18,81% Tỷ lệ nhiễm bệnh khác nhau giữa các lứa tuổi, cao nhất ở nhóm chó 2-6 tháng tuổi với tỉ lệ 20,88% và thấp nhất là nhóm chó < 2 tháng tuổi với tỷ lệ là 14,81% Tỷ lệ nhiễm bệnh ở giống nội cao hơn giống ngoại nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê, giống nội chiếm tỉ lệ 18,99% và giống ngoại chiếm tỷ lệ 18,68% Tỷ lệ nhiễm bệnh giữa giới đực và cái có sự chênh lệch nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê với giới đực chiếm tỷ lệ 21,04% và giới cái chiếm tỷ lệ 15,99%

Có ba nhóm nguyên nhân nghi gây bệnh đường hô hấp trên chó Trong đó nhóm nghi bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ cao nhất 71,23%, tiếp theo là nhóm nghi bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ 24,56% và nhóm nghi nhiễm giun tim chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,21%

Trang 5

Ghi nhận được 5 loại vi khuẩn trong 15 mẫu dịch mũi đem xét nghiệm gồm

vi khuẩn Staphylococcus spp với 4 mẫu chiếm tỷ lệ 26,67%, Staphylococcus

aureus với 4 mẫu chiếm tỷ lệ 26,67% trong tổng số mẫu khảo sát, Escherichia coli

với 3 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số mẫu khảo sát, với 2 mẫu nhiễm

Pseudomonas spp và 2 mẫu nhiễm Streptococcus spp chiếm tỷ lệ 13,33%

Về chỉ tiêu sinh lí máu chúng tôi xét nghiệm được 9 mẫu máu, đa số đều cho kết quả là viêm nhiễm trùng và thiếu máu, chỉ có một truyền hợp có dấu hiệu nhiễm virus

Chó khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 81,05% trong tổng số chó mắc bệnh , trong đó nhóm nghi bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ 86,7%, nhóm nghi bệnh truyền nhiễm chiếm

tỷ lệ 68,57% và nhóm nghi bệnh giun tim chiếm tỷ lệ 58,33% trong số chó mắc bệnh của từng nhóm Chúng tôi nghi nhận có 32 ca tái phát lại trong tổng số chó khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 13,85%

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các bảng ix

Danh sách các biểu đồ ix

CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined. 1.1 Đặt vấn đề ……….1

1.2 Mục đích ……… 2

1.3 Yêu cầu ……….2

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN 3

2.1 Đặc tính sinh lý của chó 3

2.2 Cấu tạo hệ hô hấp trên chó 4

2.2.1 Xoang mũi 4

2.2.2 Yết hầu 5

2.2.3 Thanh quản 5

2.2.4 Khí quản 5

2.2.5 Phế quản 5

2.2.6 Phổi 6

2.3 Sơ lược về quá trình hô hấp trên chó 6

2.3.1 Quá trình hô hấp 6

2.3.2 Sinh lý hô hấp bình thường 7

2.3.3 Tình trạng hô hấp bất thường 7

2.4 Một số nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp 8

2.4.1 Do vi khuẩn 8

2.4.2 Do virus 9

2.4.3 Do nấm ………9

2.4.4 Do kí sinh vật 9

2.4.5 Do tân bào 10

Trang 7

2.4.6 Do tổn thương 10

2.4.7 Do chất kích thích 10

2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp 10

2.5.1 Yếu tố dinh dưỡng và chăm sóc 10

2.5.2.Yếu tố thời tiết 11

2.5.3 Yếu tố môi trường 11

2.6 Một số bệnh thường gặp trên đường hô hấp 11

2.6.1 Bệnh nội khoa 11

2.6.1.1 Bệnh viêm mũi 11

2.6.1.2 Bệnh viêm thanh quản 12

2.6.1.3 Bệnh viêm phế quản 14

2.6.2 Bệnh truyền nhiễm 15

2.6.2.1.Bệnh Carre 15

2.6.3 Bệnh do giun tim 17

2.7 Lược duyệt một số công trình nguyên cứu của bệnh hô hấp trên chó 18

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 20

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát 20

3.1.1 Thời gian 20

3.1.2 Địa điểm 20

3.2 Đối tượng khảo sát 20

3.3 Nội dung khảo sát 20

3.4 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm 20

3.4.1 Dụng cụ 20

3.4.2 Vật liệu thí nghiệm 20

3.5 Phương pháp khảo sát 21

3.5.1 Khảo sát tỷ lệ chó nhiễm bệnh có triệu chứng bệnh đường hô hấp 21

3.5.1.1 Đăng kí hỏi bệnh 21

3.5.1.2 Chẩn đoán lâm sàng 21

3.5.1.3 Chẩn đoán cận lâm sàng 21

3.5.1.4 Phân loại theo giống, nhóm tuổi, giới tính 22

3.5.2 Phân loại các nhóm nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp 22

Trang 8

3.5.3 Phân lập và xét nghiệm một số mẫu dịch mũi 22

3.5.4 Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lí máu và hồng cầu 22

3.5.5 Đánh giá hiệu quả điều trị 23

3.5.5.1 Liệu pháp điều trị 23

3.5.5.2 Đánh giá tỉ lệ khỏi bệnh 23

3.6 Các chỉ tiêu khảo sát 23

3.7 Phương pháp xử lý số liệu 24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Tình hình chó có triệu chứng đường hô hấp 25

4.1.1 Tỷ lệ chó nhiễm bệnh có triệu chứng bệnh đường hô hấp, theo giống, giới tính, tuổi 25

4.1.1.1 Tỷ lệ chó nhiễm có triệu chứng đường hô hấp 25

4.1.1.2 Tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo giống 26

4.1.1.3 Tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo nhóm tuổi 27

4.1.1.4 Tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo giới tính 29

4.2 Phân loại theo từng nhóm bệnh 29

4.2.1 Nhóm bệnh nội khoa 30

4.2.2 Nhóm bệnh truyền nhiễm 32

4.2.3 Nghi nhiễm giun tim 33

4.2.4 Các bệnh khác ghép với bệnh có triệu chứng đường hô hấp 33

4.3 Phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ 35

4.3.1 Phân lập vi trùng 35

4.3.2 Kết quả thử kháng sinh đồ 36

4.4.Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lí máu 39

4.5 Khảo sát hiệu quả điều trị tại Phòng Khám Thú Y K-9 40

4.5.1 Liệu pháp điều trị 40

4.5.2.Tỷ lệ khỏi bệnh 42

4.5.3 Tỷ lệ tái phát 43

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Đề nghị 45

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Phần tiếng Việt 46

Phần tiếng nước ngoài 48

PHỤ LỤC 49

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp, theo giống, giới tính, tuổi 25

Bảng 4.2 Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân nghi ngờ gây bệnh hô hấp 29

Bảng 4.3.Tỷ lệ chó mắc bệnh nội khoa 30

Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh truyền nhiễm 33

Bảng 4.5 Các bệnh ghép với bệnh có triệu chứng đường hô hấp 34

Bảng 4.6 Kết quả phân lập vi trùng từ dịch mũi 35

Bảng 4.7 Kết quả thử kháng sinh đồ 37

Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó 39

Bảng 4.9 Tỷ lệ chó khỏi bệnh sau khi điều trị 42

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo giống 26

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo nhóm tuổi 27

Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo giới tính 29

Hình 2.1 Cấu tạo hệ hô hấp bên trong 4

Hình 2.2 Hình phổi bình thường của chó 6

Hình 4.1 Chó bị viêm mũi , chảy nước mũi 32

Hình 4.2 Chó bị chảy máu mũi 34

Trang 11

là nuôi những con vật kiểng đáng yêu như là chó, mèo, chim cảnh Chó là một loài vật

có trí thông minh, tính trung thành cao và giác quan nhạy bén nên đã được thuần hóa nuôi dưỡng từ rất lâu với nhiều mục đích như chó kiểng, chó săn, chó nghiệp vụ Ngày nay, nhiều người Việt Nam nuôi chó ngoài mục đích giữ nhà, chó còn là người bạn trung thành đáng yêu và thân thiết Vì thế chó được nuôi dưỡng rộng rãi trong nhân dân với sự đa dạng về chủng loại và tầm vóc

Song song với sự tăng nhanh về số lượng, tỷ lệ mắc bệnh trên chó cũng tăng theo, trong đó có các bệnh đường hô hấp trên chó xảy ra phổ biến Theo Trương Tố Quyên (2007) ghi nhận tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp được khảo sát tại trạm thú y Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh là 18,82%, của Phan Thanh Hải (2005) tỷ lệ này được ghi nhận tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm là 14,85%, của Mai Khắc Trung Trực (2005) tại Quận 4 là 21,21% Tuy nhiên hiệu quả điều trị của những khảo sát trước về bệnh đường hô hấp chưa có kết quả cao chẳng hạn như: của Trương Tố Quyên (2007) là 75,94%, của Phan Thanh Hải (2005) là 51,55% Bên cạnh đó bệnh trên đường hô hấp có thể kèm theo các biểu hiện khác trên đường tiêu hóa và cả thần kinh, chẳng hạn như ở bệnh Carre ngoài những biểu hiện trên đường hô hấp như thở khò khè, âm ran ướt, viêm phổi…còn có những biểu hiện khác trên đường tiêu hóa như đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu và ảnh hưởng đến hệ thần kinh như co giật, bại liệt Cho nên gây khó khăn cho trong việc điều trị và chẩn đoán bệnh trên đường

hô hấp.Vì vậy việc phòng và điều trị bệnh đường hô hấp trên chó là rất cần thiết Những chó bị bệnh đường hô hấp thường mệt mỏi, bỏ ăn, cơ thể suy nhược, tạo điều kiện thuận lợi để một số vi trùng cơ hội sinh sôi, phát triển gây phụ nhiểm và có dẫn

Trang 12

đến chết Vì thế việc nghiên cứu bệnh này trên chó sẽ khuyến cáo cho những người điều trị chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả trên những chó bị mắc bệnh này Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TPHCM và được sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Tất Toàn,

chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh hô hấp trên chó và hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y K - 9 Quận 7, TPHCM”

1.2 Mục đích:

Tìm hiểu và đánh giá tỷ lệ chó bệnh trên đường hô hấp và hiệu quả điều trị, nhằm nâng cao sự hiểu biết và chẩn đoán chính xác bệnh này trên chó, để đưa ra kết quả điều trị và biện pháp phòng ngừa tốt nhất

1.3 Yêu cầu:

Ghi nhận tỷ lệ chó có triệu chứng bệnh trên đường hô hấp

Phân loại theo nhóm nguyên nhân gây bệnh

Thu thập mẫu để phân lập vi khuẩn, định danh, thử kháng sinh đồ

Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lí máu

Theo dõi kết quả điều trị

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2 lần/năm Thời gian mang thai 58 – 63 ngày

Tuổi trưởng thành: một năm

Chu kì lên giống

Mỗi năm chó cái lên giống 2 lần Thời gian động dục trung bình là 12-20 ngày Thời gian thuận lợi nhất để phối giống 9-13 ngày kể từ khi có biểu hiện động dục đầu tiên

Số con trong một lứa và tuổi cai sữa: tùy theo giống chó, thông thường là 1-15 con/lứa, tuổi cai sữa trên chó từ lúc 8-9 tuần tuổi

Trang 14

2.2 Cấu tạo hệ hô hấp trên chó

Thanh quản

Thực ả

Cơ hoành Khí

Thùy hoành cách mô Thùy tim

hô hấp và vùng khứu giác Đặc điểm của vùng hô hấp là niêm mạc màu hồng, với nhiều tế bào hình trụ có tiêm mao, có nhiều tuyến mũi để tiết ra chất nhầy Lớp trong của các tế bào niêm mạc có rất nhiều mạch máu làm thành tùng mũi Đặc điểm của vùng khứu giác là nằm phía sau của xoang mũi, phía trước và trên của vùng yết hầu, đây là vùng để nhận biết mùi của không khí nhờ các tuyến khứu giác

Khí quản

Thực quản

Thùy đỉnh

Thùy tim

Trang 15

2.2.2 Yết hầu

Yết hầu là phần nối tiếp xoang miệng, nằm giữa lưỡi và khẩu cái mềm phía sau Tại đây có một cấu tạo quan trọng là hạch hạnh nhân Yết hầu gồm 2 phần là hầu mũi liên quan hệ hô hấp và hầu họng liên quan hệ tiêu hóa

2.2.3 Thanh quản

Là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương thiệt cốt Ngoài

chức phận là một được hô hấp, còn là một cơ quan chính để phát âm.Thanh quản có chức năng bảo vệ đường hô hấp từ khí quản vào đến phổi, không cho thức ăn tràn vào khí quản nhờ sụn tiểu thiệt Thanh quản gồm những miếng sụn như sụn tiểu thiệt, sụn phểu, sụn giáp, sụn nhẫn ghép lại với nhau nhờ các cơ vân của thanh quản Niêm mạc thanh quản lát trong mặt thanh quản, phần trước cửa niêm mạc thanh quản nằm ở sụn tiểu thiệt, là nơi rất nhạy cảm Khi có vật lạ rơi vào, nó sẽ tạo phản xạ tức thì để đẩy vật ấy ra khỏi đường hô hấp

2.2.4 Khí quản

Là một ống dẫn khí, bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến ngã ba phế quản Cấu trúc chính của khí quản là các vòng sụn hình chữ C ghép liên tục với nhau Khí quản được chia làm hai đoạn gồm đoạn cổ và đoạn ngực Đoạn cổ từ thanh quản đến cửa lồng ngực, nằm dưới thực quản Đoạn ngực từ cửa lồng ngực đến ngã ba phế quản Niêm mạc trong khí quản có nhiều tuyến tiết dịch nhầy, nhưng không nhạy cảm bằng niêm mạc thanh quản

2.2.5 Phế quản

Là hai nhánh tận cùng của khí quản, mỗi phế quản đi vào một nhánh phổi

tương ứng Khi đi vào phổi nó được tiếp tục chia thành nhiều nhánh nhỏ để đến tận cùng ở các phế nang và thường đi song song với các mạch máu Không khí đi qua đường hô hấp từ mũi đến nhánh phế quản không tiến hành sự trao đổi khí với cơ thể

mà không khí chỉ được sưởi ấm, lọc sạch bụi bẩn và giữ hơi nước

Trang 16

2.2.6 Phổi

Mô phổi bình thường

Phế nang bình thường

Hình 2.2 Hình phổi bình thường của chó

http://www WashingtonStateUniversity.htm

Là nơi trao đổi khí Phổi gồm hai lá phổi phải và trái, chiếm gần trọn vẹn các nửa của xoang ngực Phổi bên phải to được chia làm bốn thùy gồm thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô, thùy trung gian (còn gọi là thùy giữa hay thùy Azygos) Phổi trái nhỏ hơn có ba thùy gồm thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô Phổi được bao bọc bởi màng phổi gồm lá tạng và lá thành Lá tạng bao mặt ngoài phổi, ngăn cách thùy phổi Lá thành phủ mặt trong xoang ngực Đơn vị nhỏ nhất của phổi là phế nang Phế nang là nơi trao đổi khí chính Các phế nang liên kết lại thành chùm phế nang, bao bọc các tiểu ống phế nang Các tiểu ống phế nang liên kết lại thành các tiểu thùy Các tiểu thùy liên kết lại thành thùy phổi Các thùy phổi tạo nên lá phổi

2.3 Sơ lược về quá trình hô hấp trên chó

2.3.1 Quá trình hô hấp

Ở chó tần số hô hấp xảy ra 10 đến 30 lần mỗi phút, gồm có 3 giai đọan:

Hít vào: hít vào thông thường là động tác tích cực do sự co chủ động của cơ

hoành và cơ gian sườn ngoài Sự co chủ động của các cơ hít vào thông thường đã làm cho không gian của lồng ngực được mở rộng ra theo ba chiều không gian là trước sau, trên dưới và phải trái đồng thời áp suất âm trong lồng ngực tăng lên, làm

Trang 17

cho phổi nở căng ra dẫn đến áp suất không khí bên ngoài tràn vào phổi để cân bằng

áp lực và động tác hít vào thông thường được thực hiện

Thở ra: thể tích của lồng ngực thu hẹp lại theo ba chiều không gian, kết quả

làm cho lồng ngực giảm xuống, ép vào phổi, phổi co lại, áp lực trong phổi cao hơn

áp lực khí bên ngoài Do vậy không khí từ phổi tràn ra ngoài thực hiện động tác thở

ra bình thường Sau khi thở ra, có một chu kì nghĩ giữa các chu kì kế tiếp bắt đầu

2.3.2 Sinh lý hô hấp bình thường

Hệ thống hô hấp của chó có nhiều chức năng nhưng chức năng quan trọng nhất là kết hợp với hệ thống tuần hoàn vận chuyển oxygen và cacbonic giữa máu và không khí bên ngoài hay cung cấp oxy đến và tải carbonic từ những mô bào đi Ở chó hệ thống hô hấp có một vai trò quan trọng, nó như một máy điều chỉnh hay sự trao đổi nhiệt Do không thể thải nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, chó truyền nhiệt ra bên ngoài

cơ thể thông quan sự trao đổi khí, vì thế chó thở hổn hển khi trời nóng Ngoài ra hệ thống hô hấp còn tham gia quá trình phát âm của thú nhờ sự lưu chuyển của không khí qua thanh quản Khi hít vào không khí sẽ qua mũi, họng đi vào khí quản, phế quản rồi đến phế nang Khi vào hệ thống hô hấp không khí sẽ được hâm nóng, làm

ẩm và lọc sạch bụi nhờ hệ thống mạch quản ở niêm mạc mũi rồi mới vào phế nang Khi thở ra không khí đi ngược lại Các phản xạ như ho, hắt hơi có tác dụng loại trừ các sản vật kích thích ra khỏi cơ quan hô hấp Trong điều kiện bệnh lý, hàng rào bảo vệ cơ thể bị suy yếu hay không còn hiệu lực, sự hoàn chỉnh của đường hô hấp

bị giảm hoặc các trường hợp bệnh làm giảm diện tích hô hấp của phổi Các trường hợp biến động làm rối lọan trao đổi khí của cơ thể, dẫn đến hậu quả làm giảm lượng oxy ở mô, thiếu dưỡng khí, đưa đến rối loạn trao đổi chất ở mô bào (Nguyễn Như Pho, 1995)

2.3.3 Tình trạng hô hấp bất thường

Thông thường trong lúc nghĩ ngơi chó chỉ thở từ 10-30 lần/phút Nếu thú thở nhanh hơn mức này kèm theo mệt có thể là biểu hiện bất thường của hệ hô hấp Những chó viêm phổi thường thấy triệu chứng này, đôi khi xảy ra ở những thú bị shock, ketone huyết… Thở nhanh cần phân biệt với thở hổn hển Thở hổn hển là cách quan trọng nhất để chó hạ nhiệt độ cơ thể, thường thấy khi nhiệt độ môi trường tăng cao hay sau khi chó vận động mạnh, sợ hải,…Cũng có trường hợp tần

Trang 18

số hô hấp của thú hạ thấp hơn bình thường như hẹp thanh quản, khí quản, phế quản làm trở ngại không khí đi từ ngoài vào, kéo dài thời gian hít vào Những thú thở khò khè, ồn hay thở nông cũng là biểu hiện bất thường của hệ hô hấp Những biểu hiện như chảy nước mũi một hay cả hai bên, nhảy mũi nhiều, niêm mạc mũi lở loét, hơi thở hôi thối, chảy máu mũi, ho… là những biểu hiện khi hệ hô hấp có bệnh lý Nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp chủ yếu là do vi sinh vật, các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, sự thông thoáng của không khí, chất khí độc trong chuồng nuôi và cả trong thức ăn), nấm mốc, kí sinh trùng Các nguyên nhân trên tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp gây phản ứng tiết dịch, sau đó dẫn đến quá trình viêm, làm thay đổi tổ chức mô học cơ quan hô hấp đưa đến rối loạn trao đổi khí Muốn quá trình hô hấp của cơ thể hoạt động bình thường phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện như sự điều tiết hô hấp của trung khu hô hấp bình thường Các cơ ngực, cơ liên sườn, cơ hoành và cơ bụng hoạt động tốt Bộ máy hô hấp bình thường không bị biến đổi về hình thái Sự tuần hoàn máu ở phổi không trở ngại Không khí vào phổi phải trong sạch, không có các chất kích thích Chỉ cần thiếu một trong các yếu tố trên, thì quá trình hô hấp sẽ bị rối loạn (Nguyễn Như Pho, 1995)

2.4 Một số nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp

Streptococcus pneumoniae: cầu khuẩn gram dương, còn có tên là Diplococcus

pneumoniae, là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi – màng phổi trên người và động vật

Vi khuẩn này thường có trong đường hô hấp 75% trường hợp viêm phổi ở người và

động vật là do Pneumococcus Ở động vật Pneumococcus thường kết hợp vói bệnh do

Mycoplasma, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm gây tử vong khá cao

Haemophilus influenza: vi khuẩn đa hình thái và bắt màu gram âm Vi khuẩn

thường kí sinh ở đường hô hấp trên gây viêm mũi, viêm hầu, viêm khí quản, viêm

Trang 19

màng phổi Vi khuẩn thường kết hợp với virus cúm gây dịch cúm, kết hợp với

Mycoplasma, Pastuerella gây bệnh viêm teo xoang mũi truyền nhiễm

Pseudomonas: trực khuẩn gram âm, thuộc họ Pseudomonadaceae Gây bệnh mủ

xanh ở người và động vật

Bordetella : cầu trực khuẩn nhỏ gram âm có 3 loài là: B.pertusis, B.parapertusis gây bệnh chủ yếu ở người, B.bronchiseptica sống kí sinh ở đường hô hấp của động vật

gây cảm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản phổi

Klebsiella pneumonie: trực khuẩn gram âm thuộc họ vi trùng đường ruột

Enterrobacteriaceae Vi khuẩn có khả năng tiết nội độc tố gây sốt, viêm phế quản

phổi

Escherichia coli (E coli): trực khuẩn gram âm thuộc họ vi khuẩn gây bệnh cơ

hội thường gây viêm kết mạc mắt, viêm niêm mạc mũi

2.4.2 Do virus

Parainfluenza virus: thuộc họ Paramyxoviridae giống Paramyxovirus Thường

gây viêm mũi, viêm phế quản trên chó

Paramyxovirus: thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus gây Carre Reovirus: thuộc họ Reoviridae, virus 2 sợi tác động cơ quan ruột và hô hấp, gây

viêm mũi trên chó

Adenovirus: CAV – 2 (Canine Adenovirus type 2) thuộc họ Adenoviridae, một

nguyên nhân gây viêm khí quản truyền nhiễm trên chó, CAV – 2 gây các bệnh tích tràn lan ở hệ thống hô hấp như viêm phế quản và viêm tiểu phế quản hoại tử

2.4.3 Do nấm

Histoplasma capsulatum: nấm nhiễm vào đường hô hấp gây nhiễm trùng nguyên

phát Nấm gây hoại tử giống lao ở phổi, bệnh tích ở thận

Aspergillus fumigatus: gây bệnh nấm phổi Nấm xâm nhiễm chủ yếu vào phổi

gây bệnh tích kết hạt giống lao

2.4.4 Do kí sinh vật

Ấu trùng giun đũa (Toxocara larvae): kí sinh ở đường ruột, ấu trùng có thể di

hành lên phổi gây viêm phổi

Capillaria aerophila: kí sinh ở khí quản chó và thú ăn thịt

Crenosoma vulpis: kí sinh trong khí quản, phế quản chó

Trang 20

Linguatula serrata (giun xoang mũi); kí sinh trong hốc mũi, các xoang vùng mũi

của chó

Philaroides osleri (giun phổi): sống kí sinh ở khí quản, phổi

Angiostrongylus vasorum: kí sinh ở động mạch vành phổi

Dirofilaria immitis (giun tim): kí sinh ở động mạch phổi, động mạch chủ và tim

Ấu trùng di chuyển tự do trong máu và thường xuyên xuất hiện ở phổi và thận

Paragonimus westermani: sán lá phổi chó

2.4.5 Do tân bào

Trên chó thường có tân bào độc biểu mô tiểu phể quản Tân bào thứ phát ở phổi

có rất nhiều và phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau Tân bào di căn đến phổi theo đường huyết và sẽ hủy diệt nhu mô phổi khi sinh sản và lan rộng Các phế nang có thể

bị tân bào làm hư hại hoàn toàn

2.4.6 Do tổn thương

Đôi khi chó có thể bị tổn thương khí quản bởi dây xích cổ hay do cắn nhau Những chó bị tổn thương khí quản bởi dây xích cổ có thể làm chảy máu và gây ho Trường hợp chó cắn nhau bị tổn thương khí quản ở mức độ nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời có thể bị nhiễm trùng và gây hoại tử làm ảnh hưởng đến hệ số hô hấp

2.4.7 Do chất kích thích

Chó hít phải những chất gây kích ứng như: khói thuốc, khí độc, các loại thuốc xịt côn trùng, bụi… Chó có thể bị ngộ độc do ăn phải thức ăn nhiễm chất độc hay xác động vật chết do trúng độc Chất độc xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương các biểu mô

và các bộ phận bên trong cơ thể, làm suy yếu chức năng của thận và gây bệnh nguy hại

ở phổi

2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp

2.5.1 Yếu tố dinh dưỡng và chăm sóc

Khâu chăm sóc tốt và chế độ dinh dưỡng hằng ngày đầy đủ thì thú sẽ khỏe mạnh Chế độ chăm sóc như vệ sinh, giữ sạch nơi nhốt thú Không nên tắm chó quá nhiều lần trong tuần Thường xuyên tiêm phòng và xổ giun định kì cho chó thì sẽ ít bệnh hơn những chó thiếu sự quan tâm của chủ Chế độ dinh dưỡng khi thú được đáp ứng một cách đầy đủ, có khẩu phần cân đối thì thú sẽ khỏe mạnh, sức đề kháng được tăng lên vượt qua những nguyên nhân gây bệnh cơ hội Ngoài ra việc cung cấp đầy đủ

Trang 21

các vitamin và khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh đường

hô hấp Nếu thiếu vitamin làm biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường,

giảm sức bền làm thú dễ mắc bệnh đường hô hấp Thiếu khoáng chất như Ca, P làm

xương bị biến dạng đặc biệt là xương mũi và xương lồng ngực làm ảnh hưởng đến khả

năng mắc bệnh đường hô hấp Việc cung cấp đầy đủ vitamin C và vitamin B góp phần

nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh

2.5.2.Yếu tố thời tiết

Sự chênh lệch nhiệt độ, ẩm độ lớn giữa ngày và đêm hay thời tiết trong những

lúc giao mùa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của thú mà mẩn cảm nhất là bệnh ở

hệ hô hấp Ngoài ra nhiệt độ cao có thể làm tăng tần số hô hấp và làm triệu chứng trở

nên trầm trọng hơn ở những chó mắc bệnh mãn tính và một số bệnh khác trên đường

hô hấp

2.5.3 Yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường như nước uống, nhiệt độ, ẩm độ, bụi, khí hậu…ảnh

hưởng rất lớn đến sức khỏe của vật nuôi Ngoài ra còn là điều kiện để cho mầm bệnh

xâm nhập và phát triển Khi nhiệt độ môi trường tăng lên cao sẽ làm gia tăng nhịp hô

hấp , dẫn đến rối loạn chức năng trao đổi khí Ẩm độ không khí giữ vai trò quan trọng

trong cân bằng nhiệt của cơ thể Trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao sẽ

làm gia tăng sự mất nhiệt cơ thể, vật nuôi dễ bị cảm lạnh, dễ dẫn đến viêm phổi, viêm

phế quản Bụi trong không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đến bệnh đường hô hấp trên

chó, nếu vật nuôi tiếp xúc với nồng độ bụi cao trong thời gian dài sẽ làm giảm số

lượng các tế bào niêm mạc có lông và màng nhầy bị teo Cuối cùng bụi kết hợp lại

thành các hạt trong phổi dễ dẫn đến sự nhiễm trùng thứ phát và gây viêm phổi mãn

tính

2.6 Một số bệnh thường gặp trên đường hô hấp

2.6.1 Bệnh nội khoa 2.6.1.1 Bệnh viêm mũi

Nguyên nhân

Viêm mũi cata cấp tính là do khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, niêm mạc mũi bị

kích thích bởi một số khí độc, chăm sóc nuôi dưỡng gia súc kém và gia súc phải làm

việc nhiều, tổn thương cơ giới, kế phát từ một số bệnh như cúm, viêm phổi do virus

Trang 22

Còn viêm mũi cata mãn tính có thể là do thể cấp tính chuyển sang, chó bị suy dinh dưỡng kéo dài, chó mắc một số bệnh truyền nhiễm ở thể mãn tính như bệnh lao, viêm phổi do virus…

Triệu chứng

Viêm mũi cata cấp tính thường làm gia súc chảy nhiều nước mũi, hắt hơi nhiều

và biểu hiện ngứa mũi do dịch viêm luôn kích thích vào niêm mạc mũi, thường có dử mũi bám quanh lổ mũi Còn viêm mũi cata mãn tính tương tự như thể cấp tính nhưng niêm mạc mũi tăng sinh dầy lên, lòng lỗ mũi hẹp lại làm gia súc có hiện tượng ngạt mũi, khó thở

Chẩn đoán

Viêm mũi cata cấp tính khi kiểm tra niêm mạc mũi thấy niêm mạc sung huyết hoặc có những mụn nước, mụn mủ như hạt tấm hoặc hạt đậu xanh, thậm chí có cả những nốt loét Viêm mũi cata mãn tính khi kiểm tra thấy niêm mạc mũi màu trắng bệch, có các vết sẹo Có thể lấy dịch mũi để kiểm tra vi trùng của dịch mũi

Điều trị

Viêm mũi cata cấp tính

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng thú tốt, để thú nơi ấm áp về mùa đông là việc cần thiết Bên cạnh đó cần phải dùng các kháng sinh mamycin, tetracyclin, ampicillin, kanamycine bôi vào các nốt loét để điều trị nguyên nhân gây bệnh hoặc ngừa phụ nhiễm Sau đó dùng dung dịch sát trùng rửa niêm mạc mũi nơi bị viêm, dùng một trong những loại dung dịch như thuốc tím 0,1%, axit boric 3%, dung dịch phèn chua 3% và dùng thuốc làm giảm tiết dịch viêm như dung dịch magie sulfat (MgSO4) 1%, nhỏ vào lổ mũi, atropin sulfat 0,1% tiêm bắp hay dưới da

Viêm mũi cata mãn tính

Cách điều trị như phát đồ viêm mũi thể cấp tính Nhưng cần chú ý khi có

hiện tượng tăng sinh thì dùng dung dịch Nitrat bạc 0,5% bôi lên niêm mạc bị tăng sinh

2.6.1.2 Bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản có 3 thể: thể cấp tính, thể màng giả, thể mãn tính

Nguyên nhân

Do gia súc bị nhiễm lạnh, hít phải một số khí độc như NH3, H2S, Chlor Kế phát

từ một số bệnh khác như bệnh cúm, lao Viêm lan từ một số khí quan lân cận như từ

Trang 23

viêm họng, viêm khí quản, viêm mũi lan sang Gia súc mắc một số bệnh về tim Kích thích cơ giới gây tổn thương niêm mạc thanh quản làm vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm

Triệu chứng

Viêm thể màng giả con vật sốt cao, ăn kém hoặc bỏ ăn, hạch dưới hàm sưng to,

mạch nhanh và yếu, hạch amidan đau, làm tiếng sủa bị khản hoặc mất tiếng, ho dữ dội,

có cảm giác đau trong khi ho, nước mũi đặc, màu xanh và có cả mùi hôi thối, khi nghe vùng thanh quản thấy tiếng rít thanh quản, vật khó thở, có một số trường hợp 3 – 4

ngày sau khi mắc bệnh con vật ngạt thở chết Ở thể viêm cấp tính con vật không sốt

hoặc sốt nhẹ, ăn uống bình thường, ho nhiều về ban đêm, sáng sớm hay khi gia súc vận động nhiều, khản tiếng hoặc mất tiếng, khi dùng tay ấn vào vùng thanh quản gia

súc có phản xạ đau và ho Ở viêm mãn tính con vật không sốt, ho kéo dài

Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm thể màng giả chủ yếu dựa vào triệu chứng như bệnh phát ra

kịch liệt, gia súc sốt cao, có hiện tượng khó thở, ở vùng thanh quản mẫn cảm, gia súc

có cảm giác đau khi ho, nước mũi có màng giả Còn viêm cấp tính căn cứ vào triệu

chứng như ho nhiều, âm thanh quản thay đổi, khản tiếng hoặc mất tiếng, khó thở, sờ vùng thanh quản gia súc có phản xạ đau Viêm mãn tính chẩn đoán dựa vào triệu

chứng lâm sàng như ho kéo dài

Điều trị

Thể màng giả

Tiêu diệt các vi sinh vật bằng các kháng sinh mạnh như: tylosin kết hợp với

spectinomycin, lincomycin kết hợp với spectinomycin tiêm bắp, tiamulin tiêm bắp Kết hợp kháng viêm dexamethasone Tăng sức đề kháng bằng các loại vitamin, hạ sốt, trợ hô hấp bằng bromexine Cấp cứu bằng cannuyn nếu thú nghẹt thở

Viêm cấp tính

Ăn thức ăn dạng ẩm.Tiêu diệt các vi sinh vật bằng các kháng sinh thông thường trong 3 – 4 ngày: penicillin kết hợp với streptomycin, tetracycline, nhóm macrolide Giảm ho bằng bromhexine, codeine Tăng sức đề kháng bệnh bằng B-Complex, vitamin C

Trang 24

Do cảm lạnh, bụi trong thức ăn Khí độc chuồng trại như Chlor, Amoniac, H2S,

CO2 Ẩm độ không khí cao Nhiễm trùng phế quản do Streptococcus, Bordetella,

Pasteurella, Mycoplasma, virus influenza, ấu trùng giun đũa, lải phổi Uống nhầm

thuốc vào đường tiêu hóa

Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như tiếng rít phế quản, tần số hô hấp, âm rale, khó thở X quang, âm gõ bình thường

Điều trị

Chăm sóc thật tốt, cho ăn ướt Cải thiện tiểu khí hậu chuồng trại: thông thoáng,

ấm Dùng kháng sinh: tiamulin, enrofloxacin, danofloxacin, marbofloxacin, tylosin kết hợp với spectinomycine, gentamycin kết hợp với tylosin Trợ hô hấp, giảm ho: bromhexine Giảm viêm: prednisolon, dexamethasone hạ sốt: anazin Tăng sức kháng bệnh: B.Complex, vitamin C, vitamin A

Trang 25

Triệu chứng

Viêm phổi cata được biểu hiện với các triệu chứng như sốt lên xuống, ho ít hơn

viêm phế quản, ho ướt và kéo dài, gõ phổi nghe âm đục phân tán, chụp X quang thấy nhiều vùng sáng màu, nhỏ, gờ tròn xen kẻ nhau với vùng tối, nghe phổi âm rale xuất hiện sớm, tiếng rít phế quản Còn viêm phổi thùy lớn bệnh phát ra đột ngột , sốt rất cao

và liên tục, ho ngắn, đau khi ho, rất khó thở, tần số hô hấp tăng rất cao, thở cạn, bạch cầu nghiêng trái

Chẩn đoán

Viêm phổi cata chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng như sốt lên

xuống, âm đục phân tán, âm rale xuất hiện sớm, X quang thấy xuất hiện nhiều vùng sáng màu, kích thước nhỏ, gờ tròn Còn viêm phổi thùy lớn chẩn đoán cũng dựa vào các triệu chứng như: sốt cao liên tục, khó thở, khi chụp X quang thấy xuất hiện vùng sáng lớn

Điều trị

Viêm phổi cata

Cách ly chăm sóc tốt, ăn ướt, tiểu khí hậu tốt Dùng kháng sinh để chữa trị

triệu chứng và ngăn ngừa phụ nhiễm như tiamulin, thiamphenicol kết hợp với tetracycline, tylosin kết hợp với spectinomycin, Septotryl Kháng viêm như corticoides Trợ hô hấp có thể dùng bromhexine, theophylin Trợ sức bằng vitamin C, các loại vitamin nhóm B Hạ sốt bằng anazin, phenylbutazon

Viêm phổi thùy lớn

Chống viêm cho thú bằng corticoides Dùng các kháng sinh enrofloxacin,

tiamulin, lincomycine kết hợp với spectinomycine để chữa trị triệu chứng và ngăn ngừa phụ nhiễm Trợ hô hấp cho thú bằng bromhexine, theophyline Nâng cao sức đề kháng cho thú bằng vitamin, tiêm truyền serum glucose, butaphosphan Hạ sốt bằng anazin Ngoài ra phải chăm sóc thú bệnh chu đáo

2.6.2 Bệnh tryền nhiễm

2.6.2.1.Bệnh Carre

Nguyên nhân

Bệnh Carre còn gọi là bệnh sài sốt của chó, là một bệnh truyền nhiễm do virus

thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus gây nên Bệnh thường xảy ra ở chó

Trang 26

2-12 tháng tuổi Bệnh thường lây lan rất nhanh với các biểu hiện sốt, viêm phổi, viêm ruột, nổi những nốt mụn ở vùng da ít lông…

Triệu chứng

Thể cấp tính biểu hiện sốt cao vài ngày sau đó giảm sốt và vào ngày sau xuất hiện sốt thứ hai, kéo dài cho đến chết, xáo trộn hô hấp như thở khò khè, âm ran ướt, khóe mũi có lẫn cả máu cùng với biểu hiện viêm phổi, một số có biểu hiện tiêu hóa như đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu hoặc niêm mạc ruột bị bong tróc hoặc những

biểu hiện viêm não như co giật, bại liệt, nổi những mụn mủ ở da Ở thể bán cấp tính thì

thời gian mắc bệnh kéo dài từ 2 – 3 tuần, những triệu chứng hô hấp và tiêu hóa đôi khi biểu hiện không rõ, xuất hiện những triệu chứng thần kinh như co giật nhóm cơ vùng chân, mặt, ngực…và đau cơ, chó suy nhược, biếng ăn, chảy nước mũi hoặc tiêu chảy nhẹ kèm theo triệu chứng sốt, sừng hóa gan bàn chân hoặc da vùng mũi, triệu chứng thần kinh như co giật, động kinh, đi không vững, chảy nước bọt, nhai giả Biểu hiện ở thể thần kinh (kéo dài từ 3 – 4 tháng mới gây chết), trên chó lớn tuổi thường biểu hiện thể viêm não như mất thăng bằng, cử động có tính ép buộc, đi vòng lắc lư… nhưng không bao giờ liệt hay co giật

Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng thường được lưu ý như chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi, xáo trộn hô hấp như ho, hắt hơi, xáo trộn tiêu hóa như ói, tiêu chảy Viêm da, nổi những mụn mủ ở vùng da mỏng Sừng hóa gan bàn chân, gương mũi Xáo trộn thần kinh

Điều trị

Việc điều trị chỉ nhằm giới hạn sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm, cung cấp chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh như dùng kháng sinh để phòng và phụ nhiễm đường hô hấp: biosone, cefotaxime, baytril, lincomycin kết hợp với spectinomycin… kết hợp với kháng viêm như dexamethasone, prednisolone Nếu thú

có biểu hiện thần kinh dùng thuốc an thần: valium (diazepam) Trường hợp thú tiêu chảy, mất nước thì truyền dịch glucose 5%, lactate – ringer, đồng thời có thể dùng atropin hoặc imodium Chống ói mửa: primperan.Trợ lực bằng vitamin C và B –

complex

Trang 27

2.6.2.2 Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm

Chẩn đoán

Thường dựa vào triệu chứng và lịch sử bệnh Nuôi cấy vi khuẩn, phân lập virus

từ mẫu máu thường sử dụng để chẩn đoán bệnh vì triệu chứng bệnh tự nhiên thường không biểu hiện đầy đủ

Điều trị

Bệnh thường không sử dụng kháng sinh Tuy nhiên trong trường hợp chó vẫn

ăn uống bình thường và ho nhiều có thể dùng prednisolone để giảm ho và giúp chó dễ chịu hơn Nếu bệnh nặng, thú không ăn và tiếp tục sốt hoặc có triệu chứng viêm phổi thường dùng kháng sinh: tetracyclin hoặc trimethoprim – sulfamethoxazole Steroid và thuốc giảm ho không thường được khuyến cáo điều trị vì steroid có thể làm ức chế đáp ứng miễn dịch và phải loại bỏ chất dịch nhầy trong phổi bị viêm Nếu điều trị không hợp lí có thể sẽ đe dọa đến sự sống của thú

2.6.3 Bệnh do giun tim

Nguyên nhân

Bệnh giun tim trên chó do ký sinh trùng gây ra thuộc họ giun chỉ có tên khoa

học là Dirofilaria immitis Chúng kí sinh ở tâm thất phải, động mạch phổi và động mạch chủ của chó Ký chủ trung gian là các loài muỗi thuộc các giống Culex, Aedes,

Anopheles Chúng hút máu có chứa ấu trùng giun tim và lây truyền bệnh từ chó bệnh

sang chó khỏe Sau khi muỗi đốt truyền ấu trùng L3 di hành về tim và động mạch phổi, sau 85 đến 120 ngày sẽ phát triển thành giun trưởng thành Giun có thể sống trong cơ thể từ 3 đến 5 năm

Trang 28

Triệu chứng

Những dấu hiệu sớm nhất là gây cho thú ho nhẹ sau khi luyện tập và có khuynh hướng mệt mỏi Những trường hợp nặng hơn con vật có thể ho ra bọt hoặc đòm bị vấy máu Kế tiếp là giai đoạn trầm trọng, thú thở khó, ho từng cơn hoặc kéo dài Ngoài ra còn thấy thú kiệt sức, niêm mạc nhợt nhạt, nặng hơn sẽ có hiện tượng

báng bụng

Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng như sốt cao 40 – 41oC, bỏ ăn, mất nước, ho nhiều và suy yếu, có vẻ rất đau mũi, mắt ghèn, niêm mạc tím tái, thở khó, thở thể bụng, tần số hô hấp cao, âm rale, bạch cầu tăng cao và nghiêng trái Xét nghiệm ấu trùng trong máu như lấy máu xem tươi hoặc phết kính nhuộm giemsa, xét nghiệm máu tìm ấu trùng theo phương pháp tập trung Chẩn đoán huyết thanh học sử dụng các loại Kit chẩn đoán nhanh, dùng kỹ thuật RAST (Radio allergosoebent Test)

Điều trị

Chó bị giun tim ở thể nhẹ thì hiệu quả điều trị cao, chó bệnh ở thể nặng thì việc

điều trị có hiệu quả không cao Trước khi điều trị giun tim trên chó cần cho chó uống aspirin để ngăn ngừa sự tắc mạch Diệt giun trưởng thành: có thể sử dụng một trong hai loại thuốc melarsomine (immiticide) với 2,5mg/kg thể trọng, tiêm bắp và thiacetarsamide sodium (caparsolate) với liều 2,2 mg/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch Sau khi diệt giun trưởng thành từ 3 đến 6 tuần ta tiến hành diệt ấu trùng giun tim bằng một trong các loại thuốc như levamisole liều 10 – 11mg/kg thể trọng/ngày chích bắp 7 – 14 ngày liên tục hoặc ivermectin liều 0,1 – 0,4mg/kg thể trọng chích dưới da cho chó Milbemycine 0,5 mg/kg tiêm bắp

2.7 Lược duyệt một số công trình nguyên cứu của bệnh hô hấp trên chó

Theo Võ Văn Hùng (2006) ghi nhận tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp khảo sát tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TPHCM là 20,18%, hiệu quả điều trị đạt 72,44%

Theo Châu Thị Thanh Thu (2007), ghi nhận tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp tại Bệnh Viện Thú Y Đại Học Nông Lâm TPHCM là 17,02%, hiệu quả điều trị đạt 70,79%

Trang 29

Theo Trương Tố Quyên (2007), ghi nhận tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp khảo sát tại trạm Thú Y quận 1 TPHCM là 18,82%, hiệu quả điều trị đạt 75,94% Theo Nguyễn Thị Cẩm Tú (2007), ghi nhận tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp khảo sát tại Bệnh Viện Thú Y Đại Học Nông Lâm TPHCM là 19,36%, hiệu quả điều trị đạt 74,65%

Theo Trần Nguyên Hùng (2007), ghi nhận tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp khảo sát tại Bệnh Viện Thú Y Đại Học Nông Lâm TPHCM là 23,89%, hiệu quả điều trị đạt 80,43%

Theo Đỗ Thị Xuân Hương (2007), ghi nhận tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp khảo sát tại trạm Thú Y quận Bình Thạnh TPHCM là 20,34%, hiệu quả điều trị đạt 73,62%

Theo Phạm Thị Thư (2008), ghi nhận tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp khảo sát tại Bệnh Viện Thú Y Đại Học Nông Lâm TPHCM là 18,70%, hiệu quả điều trị đạt 56,67%

Trang 30

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát

3.1.1 Thời gian

Đề tài được thực hiện từ ngày 17/02/2009 đến ngày 17/06/2009

3.1.2 Địa điểm

Phòng khám thú y K – 9 tại Quận 7, TPHCM

3.2 Đối tượng khảo sát

Tất cả chó đem đến điều trị tại phòng khám thú y K – 9 Quận 7, TPHCM

3.3 Nội dung khảo sát

Khảo sát tỷ lệ chó bệnh trên đường hô hấp

Phân loại các nhóm nguyên nhân gây bệnh

Phân lập và xét nghiệm một số mẫu dịch mũi

Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lí máu

Đánh giá hiệu quả điều trị

Thuốc mê: thiopental, zoletil

Dịch truyền: lactate – ringer, glucose 5%

Trang 31

Thuốc trị kí sinh trùng: ivermectin, levamisole

Hỏi bệnh gia súc

* Hỏi về đời sống sinh hoạt trước khi thú bệnh

Nguồn gốc gia súc Tình hình ăn uống, chuồng trại, quản lí, chăm sóc

và sử dụng trước khi gia súc mắc bệnh như thế nào Gia súc gần đây có nhốt chung với gia súc mới mua về không Tình hình bệnh trước đây Qui trình tiêm phòng

* Hỏi về tình trạng bệnh gia súc

Thời gian thú mắc bệnh Số gia súc bị bệnh, số đã chết Những triệu

chứng đã thấy Có nghi do nguyên nhân gì gây ra không Đã có điều trị chưa

3.5.1.3 Chẩn đoán cận lâm sàng

Trong trường hợp thú ở bệnh đường hô hấp có biểu hiện lâm sàng cần tiến hành

các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu, lập công thức bạch cầu, xét nghiệm dịch mũi, đờm hay

dịch phổi, nhuộm Gram mẫu rồi quan sát dưới kính hiển vi quang học để phát hiện

vi khuẩn, kí sinh trùng Phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ

Trang 32

3.5.1.4 Phân loại theo giống, nhóm tuổi, giới tính

Giống: chó ngoại và chó nội

Nhóm tuổi: < 2 tháng tuổi, 2 - 6 tháng tuổi, 6 -12 tháng tuổi và > 12 tháng tuổi

Giới tính: đực và cái

3.5.2 Phân loại các nhóm nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp

Sau khi tiến hành các biện pháp chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, chúng tôi ghi nhận các trường hợp bệnh và phân loại các bệnh xảy ra trên đường hô hấp chó

Bệnh nội khoa: những bệnh không lây lan của gia súc và chuyên sử dụng

những phương pháp nội khoa để can thiệp vào thú bệnh nhưng đôi khi cũng sử dụng phương pháp ngoại khoa để can thiệp (Hồ Văn Nam và cộng tác viên, 1997)

Bệnh truyền nhiễm: là bệnh có sự lây lan giữa con vật khỏe với con vật ốm

khi tiếp xúc với nhau, hoặc khi con vật khỏe tiếp xúc với chất thải của con vật ốm

và dễ dàng gây nên ổ dịch lớn (Phạm Ngọc Thạch và cộng tác viên, 2006)

Bệnh kí sinh trùng: là bệnh do sinh vật sống nhờ vào cơ thể vật chủ, chúng

sử dụng thức ăn của vật chủ làm nguồn dinh dưỡng để sống và sinh sản gây hại và làm hao mòn sức khỏe của vật chủ như giun đũa, giun móc, sán dây (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997)

3.5.3 Phân lập và xét nghiệm một số mẫu dịch mũi

Đối tượng lấy mẫu: chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp như lấy dịch

mũi, dịch đờm Tổng số mẫu khảo sát là 15 mẫu Xét nghiệm dịch mũi để phân lập

vi khuẩn và thử kháng sinh đồ Để xét nghiệm chúng tôi lấy mẫu trên chó có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh đường hô hấp như chảy nước mũi, rồi gởi về phòng xét nghiệm Mẫu được lấy ở dịch tiết của mũi bằng que tăm bông vô trùng ngoáy sâu vào trong lổ mũi phải cọ sát thành niêm mạc mũi, rút que tăm bông ra rồi cho vào ống nghiệm vô trùng, rồi gởi ngay đến phòng xét nghiệm vi sinh của khoa Chăn Nuôi – Thú Y của Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ

3.5.4 Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lí máu

Cách lấy mẫu: lấy máu ở tĩnh mạch chân trước hoặc sau, sát trùng da bằng cồn 70 0, chờ khô rồi chọc kim lấy máu, lấy khoảng 3 – 5ml/ lần Lấy máu phải

Ngày đăng: 31/08/2018, 09:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999.Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
2. Trần Văn Chính, 2002. Tài liệu giảng dạy môn thống kê sinh học. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
3. Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004. Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách điều trị.Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
4. Trần Thị Dân, 2001. Bài giảng sinh lý học gia súc. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
5. Hồ Thị Bích Dung, 2005. Khảo sát bệnh có triệu chứng đường hô hấp trên có và ghi nhận kết quả điều trị tại Chi Cục Thú Y TPHCM. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
6. Phan Thanh Hải, 2005. Khảo sát bệnh có triệu chứng đường hô hấp trên có và ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TPHCM. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
7. Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997. Ký sinh trùng và bệnh ki sinh trùng ở gia súc, gia cầm. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
8. Trần Nguyên Hùng, 2007. Khảo sát bệnh có triệu chứng đường hô hấp trên có và ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TPHCM. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
9. Võ Văn Hùng, 2006. Khảo sát bệnh có triệu chứng đường hô hấp trên có và ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TPHCM. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
10. Lâm Thị Thu Hương, 1996. Mô phôi gia súc. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
11. Đỗ Thị Xuân Hương, 2007. Khảo sát bệnh có triệu chứng đường hô hấp trên có và ghi nhận kết quả điều trị tại trạm Thú Yquận Bình Thạnh TPHCM. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
12. Nguyễn Văn Khanh, 2001. Giải phẩu bệnh chuyên khoa. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
13. Nguyễn Duy Ngân, 2005. Khảo sát bệnh có triệu chứng đường hô hấp trên có và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm Thú Y quận 4 TPHCM. Luận văn tốt nghiệp.Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
14. Nguyễn Văn Phát, Nguyễn Tất Toàn, 2002. Bài giảng chẩn đoán. Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
15. Nguyễn Như Pho, 1995. Bệnh nội khoa. Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
16. Trần Thanh phong, 1996. Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
17. Trương Tố Quyên, 2007. Khảo sát bệnh có triệu chứng đường hô hấp trên có và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm Thú Y quận 1 TPHCM. Luận văn tốt nghiệp.Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
18. Đỗ Vạn Thử, Phan Quang Bá, 2002. Giáo trình cơ thể học gia súc. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
19. Phạm Ngọc Thạch, 2006. Bệnh nội khoa gia súc. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
20. Châu Thị Thanh Thu, 2007. Khảo sát bệnh có triệu chứng đường hô hấp trên có và ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TPHCM. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w