1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của tỷ giá Nhân dân tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam

220 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

Trong nghiên cứu này, đầu tiên luận án phân tích chính sách điều hành tỷ giá tác động đến nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, luận án đã tiến hành kiểm định tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô. Sử dụng mô hình hồi quy VAR, kết quả ghi nhận tỷ giá thực USD/VND tác động đáng kể đến các yếu tố tiền tệ như chỉ số giá cả tiêu dùng CPI (45%) và cung tiền M2 (16%). Tỷ giá danh nghĩa USD/VND lại có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thông qua tăng trưởng GDP (19%). Phần tiếp theo, luận án phân tích quá trình quốc tế hóa CNY của Trung Quốc. Mức độ ảnh hưởng của CNY đối với các đồng tiền khác và các nền kinh tế khác ngày càng gia tăng. Từ đó, luận án tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY bằng mô hình VECM. Kết quả cho thấy có tác động một chiều của tỷ giá USD/CNY đến tỷ giá USD/VND. Thêm vào đó, lãi suất huy động VND không những chịu tác động của tỷ giá USD/VND (23%) mà cũng chịu tác động lớn từ sự biến động của tỷ giá USD/CNY (15%). Lãi suất huy động CNY lại không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tiền tệ của Việt Nam. Cuối cùng, dựa trên kết quả thu được tỷ giá USD/VND có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như tác động của tỷ giá USD/CNY đến tỷ giá USD/VND. Đồng thời, phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy Trung Quốc là đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam. Luận án tiến hành kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam bằng mô hình SVAR. Kết quả biến động tỷ giá USD/CNY ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua giá trị tăng trưởng GDP (10%) và chỉ số giá cả CPI (3%), lãi suất huy động VND (4%) được ghi nhận và kéo dài.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THÚY HẰNG

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ NHÂN DÂN TỆ VÀ ĐÔ LA MỸ

ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

Trang 2

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu này, đầu tiên luận án phân tích chính sách điều hành tỷ giá tác động đến nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, luận án đã tiến hành kiểm định tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Sử dụng mô hình hồi quy VAR, kết quả ghi nhận tỷ giá thực USD/VND tác động đáng kể đến các yếu tố tiền tệ như chỉ số giá cả tiêu dùng CPI (45%) và cung tiền M2 (16%) Tỷ giá danh nghĩa USD/VND lại có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thông qua tăng trưởng GDP (19%)

Phần tiếp theo, luận án phân tích quá trình quốc tế hóa CNY của Trung Quốc Mức độ ảnh hưởng của CNY đối với các đồng tiền khác và các nền kinh tế khác ngày càng gia tăng Từ đó, luận án tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY bằng mô hình VECM Kết quả cho thấy có tác động một chiều của tỷ giá USD/CNY đến tỷ giá USD/VND Thêm vào đó, lãi suất huy động VND không những chịu tác động của tỷ giá USD/VND (23%) mà cũng chịu tác động lớn từ sự biến động của tỷ giá USD/CNY (15%) Lãi suất huy động CNY lại không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tiền tệ của Việt Nam

Cuối cùng, dựa trên kết quả thu được tỷ giá USD/VND có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như tác động của tỷ giá USD/CNY đến tỷ giá USD/VND Đồng thời, phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy Trung Quốc là đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam Luận án tiến hành kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam bằng mô hình SVAR Kết quả biến động tỷ giá USD/CNY ảnh hưởng đến các biến

số kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua giá trị tăng trưởng GDP (10%) và chỉ số giá

cả CPI (3%), lãi suất huy động VND (4%) được ghi nhận và kéo dài

Từ khóa: Tỷ giá USD/CNY, các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam, SVAR

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

DANH MỤC HÌNH VẼ 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 8

1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU 8

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 11

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

1.4 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 14

1.5 CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU 17

CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 19 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 19

2.1.1 Khái niệm tỷ giá 19

2.1.1.1 Tỷ giá danh nghĩa song phương 19

2.1.1.2 Tỷ giá thực song phương 20

2.1.2 Yếu tố kinh tế vĩ mô 21

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế 21

2.1.2.2 Lạm phát 22

2.1.2.3 Các yếu tố kinh tế vĩ mô khác 22

2.2 CÁC LÝ THUYẾT 24

2.2.1 Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá 24

2.2.2 Lý thuyết về tỷ giá 27

2.2.2.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cả 27

2.2.2.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất 29

2.2.3.3 Mô hình Mundell-Fleming 31

Trang 4

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 39

2.3.1 Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của tỷ giá 39

2.3.2 Các nghiên cứu về lựa chọn cơ chế tỷ giá 41

2.3.3 Các nghiên cứu tác động của tỷ giá đến kinh tế vĩ mô của quốc gia 44

2.3.4 Các nghiên cứu tác động của CNY đến giá trị tiền tệ khác 50

2.3.5 Kết luận 53

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/VND ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 55

3.1 GIỚI THIỆU 55

3.2 CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ USD/VND CỦA VIỆT NAM 57

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 65

3.4 MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 68

3.5 KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/VND ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 70

3.5.1 Các kiểm định của mô hình 70

3.5.1.1 Tính dừng của chuỗi dữ liệu 70

3.5.1.2 Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình 74

3.5.1.3 Kiểm định nhân quả Granger 75

3.5.1.4 Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư 76

3.5.1.5 Kiểm định tính ổn định của mô hình 76

3.5.2 Kết quả phân tích mô hình VAR 77

3.5.2.1 Hàm phản ứng xung (Impulse Response Function – IRF) 77

3.5.2.2 Phân rã phương sai (Variance Decomposition) 80

3.5.3 Mở rộng phân tích 81

3.5.4 Kết luận 84

CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ USD/VND VÀ TỶ GIÁ

Trang 5

4.2 QUÁ TRÌNH QUỐC TẾ HÓA CNY 87

4.2.1 Quốc tế hóa bản tệ 88

4.2.2 Quá trình quốc tế hóa CNY 88

4.2.3 Những kết quả đạt được trong quá trình quốc tế hóa CNY của Trung Quốc 91

4.2.4 Tác động của tỷ giá CNY/USD đến tỷ giá USD/VND 94

4.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 95

4.4 MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 98

4.5 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ USD/VND VÀ TỶ GIÁ USD/CNY 100

4.5.1 Các kiểm định của mô hình 100

4.5.1.1 Tính dừng của chuỗi dữ liệu 100

4.5.1.2 Kiểm định đồng liên kết 101

4.5.1.3 Kiểm định tương quan giữa các biến của mô hình 104

4.5.1.4 Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình 105

4.5.1.5 Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư 105

4.5.1.6 Kiểm định tính ổn định của mô hình 106

4.5.2 Kết quả mô hình VECM 106

4.5.2.1 Hàm phản ứng xung 106

4.5.2.2 Phân rã phương sai 108

4.5.3 Kết luận 110

CHƯƠNG 5: KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/CNY ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM 111

5.1 GIỚI THIỆU 111

5.2 MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 113

5.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 117

5.4 MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 119

Trang 6

5.5 KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/CNY ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ

CỦA VIỆT NAM 122

5.5.1 Các kiểm định của mô hình 122

5.5.1.1 Tính dừng của chuỗi dữ liệu 122

5.5.1.2 Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình 124

5.5.1.3 Kiểm định nhân quả Granger 124

5.5.1.4 Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư 126

5.5.1.5 Kiểm định tính ổn định của mô hình 126

5.5.2 Kết quả mô hình SVAR 127

5.5.2.1 Hàm phản ứng xung 127

5.5.2.2 Phân rã phương sai 131

5.5.3 Phân tích mở rộng 132

5.5.4 Kết luận 137

CHƯƠNG 6 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 139

6.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 139

6.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 143

6.2.1 Khuyến nghị đối với tác động của tỷ giá USD/VND đến kinh tế Việt Nam 144

6.2.2 Khuyến nghị đối với tác động của tỷ giá USD/CNY đến kinh tế Việt Nam 147

6.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

TIẾNG VIỆT 152

TIẾNG NƯỚC NGOÀI 152

CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 161

PHỤ LỤC 165

Trang 7

PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT 184

PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TRỄ TỐI ƯU CỦA MÔ HÌNH 186

PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH TÍNH NHÂN QUẢ 189

PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH TÍNH NHIỄU TRẮNG CỦA PHẦN DƯ 192

PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH 195

PHỤ LỤC 7: KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN MÔ HÌNH 198

PHỤ LỤC 8: HẢM PHẢN ỨNG XUNG 199

PHỤ LỤC 9: PHÂN RÃ PHƯƠNG SAI 205

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

châu Á

Trung Quốc

Trang 9

ODI Overseas Direct Investment- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

VND, USD… Ký hiệu tiền tệ theo ISO

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Phương pháp xác định biến 69

Bảng 3.2: Thống kê mô tả biến 69

Bảng 3.3: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=0) 73

Bảng 3.4: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=1) 73

Bảng 3.5: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu LNM2 (d=2) 74

Bảng 3.6: Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình 74

Bảng 3.7: Kiểm định nhân quả LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 75

Bảng 3.8: Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư 76

Bảng 3.9: Kiểm định tính ổn định của mô hình 77

Bảng 3.10: Phân rã phương sai LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 80

Bảng 3.11: Kiểm định nhân quả LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 82

Bảng 3.12: Phân rã phương sai LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 84

Bảng 4.1: Phương pháp xác định biến 99

Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến 99

Bảng 4.3: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=0) 100

Bảng 4.4: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=1) 101

Bảng 4.5: Kiểm định đồng liên kết của các chuỗi dữ liệu LNRUSD/CNY00, LNRUSD/VND00, IRB, IRB CHINA 103

Bảng 4.6: Kiểm định số đồng liên kết tối đa của các chuỗi dữ liệu LNRUSD/CNY00, LNRUSD/VND00, IRB, IRB CHINA 103

Trang 11

Bảng 4.7: Kiểm định tương quan giữa các biến LNRUSD/CNY00, LNRUSD/VND00,

IRB, IRB CHINA 104

Bảng 4.8: Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình 105

Bảng 4.9: Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư 105

Bảng 4.10: Kiểm định tính ổn định của mô hình 106

Bảng 4.11: Phân rã phương sai LNRUSDVND00, LNRUSDCNY00, IRB, IRBCHINA 109

Bảng 5.1: Phương pháp xác định biến 120

Bảng 5.2: Thống kê mô tả biến 121

Bảng 5.3: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=0) 122

Bảng 5.4: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=1) 123

Bảng 5.5: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu LNM2 (d=2) 124

Bảng 5.6: Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình 124

Bảng 5.7: Kiểm định nhân quả LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 125

Bảng 5.8: Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư 126

Bảng 5.9: Kiểm định tính ổn định của mô hình 127

Bảng 5.10: Kiểm định ma trận hệ số tương quan LNRUSDCNY00, LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 128

Bảng 5.11: Kiểm định ma trận hệ số tương quan LNRUSDVND00, LNRUSDCNY00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 129

Bảng 5.12: Phân rã phương sai (LNRUSDCNY00, LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2) 131

Trang 12

Bảng 5.13: Phân rã phương sai mô hình thay biến tiền tệ (LNRUSDCNY00,

LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, IRB) 134 Bảng 5.14: Phân rã phương sai mô hình thay biến tỷ giá (LNUSDCNY00,

LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, IRB) 136

Trang 13

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Cân bằng trong mô hình IS-LM 33

Hình 2.2 Cân bằng Mundell Fleming, chính sách tài khóa mở rộng và tỷ giá thả nổi 33

Hình 2.3 Cân bằng Mundell Fleming, chính sách tiền tệ mở rộng và tỷ giá thả nổi 34

Hình 2.4 Cân bằng Mundell Fleming, chính sách tài khóa mở rộng và tỷ giá cố định 35

Hình 2.5 Cân bằng Mundell Fleming, chính sách tiền tệ mở rộng và tỷ giá cố định 36

Hình 2.6 Lý thuyết bộ ba bất khả thi 37

Hình 3.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 1999 đến 2006 59

Hình 3.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2007 đến 2011 61

Hình 3.3: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2012 đến 2017 64

Hình 3.4: Lựa chọn mô hình hồi quy 67

Hình 3.5: Hàm phản ứng xung của GDP 78

Hình 3.6: Hàm phản ứng xung của LNCPIVN00 và LNM2 79

Hình 3.7: Hàm phản ứng xung của mô hình thay biến LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 83

Hình 4.1: So sánh biến động tỷ giá USD/CNY và tỷ giá USD/VND 94

Hình 4.2: Biến động của tỷ giá USD/VND do ảnh hưởng của tỷ giá USD/CNY 95

Hình 4.3: Lựa chọn mô hình hồi quy 97

Hình 4.4: Hàm phản ứng xung LNRUSDVND00, LNRUSDCNY00, IRB, IRBCHINA 107

Hình 5.1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2017 113

Trang 14

Hình 5.2: Tỷ lệ nhập siêu Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2017 114 Hình 5.3: Lựa chọn mô hình hồi quy 118 Hình 5.4: Hàm phản ứng xung (LNRUSDCNY00, LNRUSDVND00, GDP,

LNCPIVN00, LNM2) 130 Hình 5.5: Hàm phản ứng xung mô hình thay biến tiền tệ (LNRUSDCNY00,

LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, IRB) 133 Hình 5.6: Hàm phản ứng xung mô hình thay biến tỷ giá (LNUSDCNY00,

LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, IRB) 135

Trang 15

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU

Xét về mặt lý thuyết, mức độ linh hoạt của cơ chế tỷ giá phụ thuộc mức độ đa dạng hóa hoạt động thương mại, nếu mức độ đa dạng hóa thương mại của một quốc gia thấp thì

cơ chế tỷ giá của quốc gia đó sẽ kém linh hoạt Mức độ mà một nền kinh tế phản ứng với các cú sốc quốc tế phụ thuộc vào chế độ tỷ giá vận hành trong nền kinh tế của quốc gia (Kinnon, 2001) [58] Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, nếu tỷ giá cố định làm các

cú sốc quốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế thì một hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt cũng không hoàn toàn cách ly nền kinh tế khỏi các cú sốc từ bên ngoài Đặc biệt sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ đã lan truyền các cú sốc quốc tế đến tất cả quốc gia bất kể chế độ tỷ giá hối đoái nào, các nền kinh tế trong nước không thể cách ly hoàn toàn khỏi các cú sốc quốc tế từ bên ngoài Những rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái biến động được coi là trở ngại lớn đối với các nước đang nỗ lực phát triển thông qua chiến lược mở rộng xuất khẩu

và tự do hoá tài chính Nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển có độ mở thương mại nhỏ, có xu hướng ổn định tỷ giá hối đoái so với một rổ tiền tệ hoặc so với USD Bên cạnh việc áp dụng chế độ tiền tệ độc lập thì tỷ giá cố định với USD có thể sẽ làm cho các quốc gia dễ bị tổn thương trước các cú sốc tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ khác USD(Kinnon & ctg, 2000) [57]

Về mặt thực tiễn, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong những năm qua, Việt Nam đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc (IFS, IMF) Đồng thời, giống như các nước Đông Á, Việt Nam duy trì cơ chế điều hành tỷ giá với VND được neo khá chặt vào USD Vì vậy, với vị thế kinh tế

- chính trị lớn mạnh của mình, Trung Quốc đã làm gia tăng mức ảnh hưởng của CNY khi giá trị của nó thay đổi so với USD đến kinh tế của các quốc gia trên thế giới Biến động của tỷ giá USD/CNY tác động đến kinh tế Việt Nam có quan hệ kinh tế trực tiếp với Trung Quốc và cạnh tranh với Trung Quốc trong các thị trường thứ ba lại càng lớn Có nhiều kênh

Trang 16

khác nhau, thông qua đó sự thay đổi tỷ giá hối đoái USD/CNY có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của Việt Nam Sự biến động của tỷ giá USD/CNY sẽ tác động làm gia tăng hay suy giảm tăng trưởng, hàng hóa của Việt Nam thông qua tác động đến xuất khẩu và đầu tư Hơn nữa, sự biến động giá trị của CNY so với USD có thể làm cho nguồn tài chính của họ ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện tiền tệ của Việt Nam

Hiện nay, các nghiên cứu trong nước về mối liên quan giữa tỷ giá và các yếu tố kinh

tế vĩ mô của Việt Nam chủ yếu phân tích theo hướng quan hệ riêng lẻ biến động tỷ giá có tác động đến tăng trưởng trong nền kinh tế như của Le Viet Hung (2009) [49], biến động

tỷ giá cũng có tác động đến giá tiêu dùng trong nền kinh tế của Trần Ngọc Thơ và ctg (2012) [4] Các nghiên cứu về quá trình quốc tế CNY của Trung Quốc và những tác động của CNY đến an ninh tài chính các nước khác trong đó có Việt Nam như Lê Xuân Sang (2016) [1], Nguyễn Quốc Thái (2013) [2]

Các nghiên cứu trên thế giới và trong khu vực với chủ đề tác động của tỷ giá đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của các quốc gia, mẫu nghiên cứu lại không có Việt Nam Nghiên cứu của Kinnon và ctg (2003) [59] cho thấy tỷ giá USD/JPY biến động ảnh hưởng tới tốc

độ tăng trưởng của một nhóm các nước Đông Á bao gồm cả Trung Quốc Tác động tiêu cực của tỷ giá đồng tiền thứ ba cũng được ghi nhận đối với nhiều nền kinh tế riêng lẻ như Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan Một quốc gia ưu tiên neo nội tệ vào USD

dễ bị những cú sốc tỷ giá liên quan đến đồng tiền thứ ba Nghiên cứu của Ibrahim, 2007

trưởng GDP, mức giá và cung tiền của Malaysia Nghiên cứu cho rằng biến động tỷ giá USD/JPY có ảnh hưởng đáng kể đến các biến kinh tế vĩ mô của Malaysia, mà cụ thể hơn

là sự mất giá JPY so với USD dẫn đến co hẹp trong GDP và cung tiền

Như vậy, xuất phát từ các nền tảng lý thuyết, tình hình thực tiễn, khoảng trống nghiên cứu khi xem xét tình hình nghiên cứu trong nước hiện nay Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới với mẫu nghiên cứu không có Việt Nam do hạn chế về mặt lấy số liệu

Trang 17

(Kinnon, 2003 [59]; Ibrahim, 2007 [40] ) Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy biến động

tỷ giá liên quan đến đồng tiền thứ ba sẽ tác động đến nền kinh tế của các nước khác, đặc biệt đối với các nước trong cùng khu vực có mối liên hệ chặt chẽ về thương mại thì mức

độ tác động này lại càng được ghi nhận Trên thực tế, Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, hơn thế nữa Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tỷ

lệ nhập siêu nghiêng về Việt Nam không ngừng gia tăng Với vị thế kinh tế - chính trị lớn mạnh của Trung Quốc, CNY đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng phạm vi thế giới Trong khi Việt Nam vẫn đang lựa chọn cơ chế neo tỷ giá vào USD khá chặt giống như các nước Đông Á, đã cho thấy sự cần thiết lựa chọn xem xét tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam

Các lý thuyết về tỷ giá, đặc biệt là các lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và yếu

tố kinh tế vĩ mô như mô hình Mundell – Fleming và lý thuyết bộ ba bất khả thi đã được các nghiên cứu thực nghiệm trước đó kiểm nghiệm đúng với mẫu là các nước phát triển hoặc

có nền kinh tế được thừa nhận theo cơ chế thị trường (Kinnon, 2003 [59]) Nghiên cứu này

sẽ góp phần xem xét với một nền kinh tế có độ mở thương mại lớn, lãi suất trong nước chịu ảnh hưởng lãi suất của thế giới, quy mô kinh tế nhỏ và các điều kiện của nền kinh tế còn nhiều tranh luận về vận hành theo cơ chế thị trường như Việt Nam thì kết quả thu được có phù hợp với lý thuyết và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm của các quốc gia khác hay không

Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua việc xem xét tác động lên các yếu tố tăng trưởng GDP, giá cả và cung tiền, lãi suất của nền kinh tế Đồng thời việc xem xét kết quả thu được khi tiến hành ước lượng, kiểm định mô hình cũng sẽ góp phần gợi ý một số chính sách điều hành tỷ giá hối đoái, góp phần đạt được các mục tiêu đề ra

của nền kinh tế Việt Nam Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của

tỷ giá Nhân dân tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam”

Trang 18

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô bằng cách xem xét ảnh hưởng cụ thể của tỷ giá USD/CNY đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tiền tệ của Việt Nam Dựa trên kết quả thu được, nghiên cứu sẽ đề xuất một số khuyến nghị trong điều hành tỷ giá thích hợp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của sự biến động tỷ giá, góp phần đạt được các mục tiêu của nền kinh tế Việt Nam

Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu cần trả lời cho các câu hỏi sau:

(1) Tỷ giá USD/VND tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam mức độ bao nhiêu và kéo dài trong ngắn hay dài hạn?

Các quốc gia ở Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản, đã lựa chọn cơ chế tỷ giá neo nội tệ vào USD Việc lựa chọn cơ chế tỷ giá neo khá chặt vào USD nhằm giúp cho các nước này giảm rủi ro trong các giao dịch liên quan đến thương mại và dòng vốn quốc tế Chính sách

tỷ giá này khá hiệu quả trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế và tránh các hiệu ứng lan tỏa khu vực nhưng điều này cũng làm cho các quốc gia phải đối mặt với các cú sốc tỷ giá (Kinnon, 2000 [57]) Việt Nam cũng đã lựa chọn cơ chế neo tỷ giá vào USD như các nước Đông Á và kết quả nghiên cứu của chương 3: Tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu

tố kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu (1) Để giải quyết mục tiêu chung của luận án, đầu tiên nghiên cứu phải tiến hành xem xét cơ chế điều hành tỷ giá, cú sốc tỷ giá có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô hay không Việt Nam lựa chọn neo tỷ giá vào USD có giúp kinh tế thực sự an toàn hay không chính là mục tiêu đầu tiên cần được giải quyết Đồng thời, câu hỏi nghiên cứu (1) phải được giải quyết trước khi thực hiện câu hỏi nghiên cứu (3) Bởi vì, kết quả của câu hỏi (1) sẽ trả lời cho vấn đề với cơ chế neo tỷ giá vào USD có giúp Việt Nam tránh được các cú sốc tỷ giá không Từ đó, nghiên cứu sẽ

có cơ sở để xem xét tác động của tỷ giá đồng tiền thứ ba đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam

Trang 19

(2) Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY có phải là quan hệ nhân quả hay không?

Việt Nam duy trì cơ chế điều hành tỷ giá neo khá chặt vào USD và tỷ giá USD/VND

đã có những tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam đã được trả lời khi thực hiện câu hỏi (1) Mặt khác, nếu giá trị của CNY thay đổi so với USD thì tương quan giá trị giữa USD và VND có thể sẽ thay đổi Ngoài ra, nền kinh tế của Trung Quốc với tiềm lực lớn mạnh hơn Việt Nam rất nhiều đã cho thấy sự cần thiết cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY trước khi xem xét tác động của hai tỷ giá này đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam ở câu hỏi (3) Và kết quả nghiên cứu của chương 4: Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY sẽ trả lời cho câu hỏi (2)

(3) Tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam diễn ra trong ngắn hạn hay dài hạn và mức độ tác động của nó là bao nhiêu?

Chương 3 của nghiên cứu phân tích chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam và đồng thời tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam để trả lời cho câu hỏi (1) Chương 4 của nghiên cứu cũng tiến hành phân tích quá trình quốc tế hóa CNY và những tác động của CNY đến tiền tệ và kinh tế của các quốc gia khác, đồng thời sử dụng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY để trả lời cho câu hỏi (2) Trên cơ sở kết quả thu được trả lời cho câu hỏi (1) và (2), nghiên cứu tiến hành phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc và vận dụng mô hình kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến

và lý thuyết bộ ba bất khả thi Đồng thời, trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Kinnon & ctg (2003) và Ibrahim (2007) để xem xét một quốc gia ưu tiên neo đồng tiền nội tệ của mình vào USD như Việt nam thì các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể bị tác động bởi các cú sốc tỷ giá

Trang 20

đồng tiền thứ ba USD/CNY trả lời cho câu hỏi (3) cũng chính là mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá USD/CNY, tỷ giá USD/VND và các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam Các yếu tố kinh tế vĩ

mô được xem xét bao gồm: chỉ số GDP đại diện cho tăng trưởng kinh tế, chỉ số CPI đại diện cho lạm phát và mức cung tiền M2, lãi suất đại diện cho tiền tệ Các biến này được lựa chọn phù hợp với lý thuyết và các mô hình thực nghiệm đã được nghiên cứu, đồng thời những biến này mang tính đặc trưng của các mục tiêu chính sách mà bất kỳ quốc gia nào cũng muốn đạt được

Trong thực tế, số liệu thống kê của Việt Nam không đầy đủ cho một thời kỳ quan sát dài Cụ thể như số liệu tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam do ADB cung cấp chỉ có được từ quý 1 năm 2000, IMF chỉ cung cấp đầy đủ số liệu theo năm còn số liệu theo quý không đầy đủ Thêm vào đó, việc phân tích nhiều yếu tố và đưa tất cả các biến vào mô hình

là không khả thi vì sẽ ảnh hưởng đến mức độ chính xác của mô hình do số lượng quan sát

bị hạn chế Vì vậy, phạm vi nghiên cứu là biến động tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh

tế vĩ mô Việt Nam, dữ liệu được lấy theo quý giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 1 năm

2017 Đây là khoảng thời gian mà các số liệu thống kê của Việt Nam tương đối đầy đủ để

có thể thực hiện được nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận án: để trả lời cho câu hỏi (1) nghiên cứu kết hợp giữa phân tích chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam qua các thời kỳ và sử dụng mô hình VAR để kiểm định tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam Tiếp đó, để trả lời cho câu hỏi (2) nghiên cứu tiến hành phân tích quá trình quốc tế CNY của Trung Quốc, mức ảnh hưởng của CNY đến các đồng tiền khác và sử dụng mô hình VECM để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY

Trang 21

Cuối cùng, dựa trên những kết quả thu được khi trả lời các câu hỏi (1) và (2), đồng thời nghiên cứu tiến hành phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc và sử dụng mô hình SVAR để kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ

mô của Việt nam nhằm trả lời cho câu hỏi (3) Việc lựa chọn các mô hình hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian VAR, VECM, SVAR có tích hợp hàm phản ứng đẩy, phân rã phương sai… trong nghiên cứu sẽ hỗ trợ tích cực để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu của nghiên cứu

1.4 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá đến các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như khoảng trống nghiên cứu hiện nay, nghiên cứu này có những đóng góp và những điểm mới như sau:

Ý nghĩa khoa học, đóng góp về mặt lý luận của nghiên cứu:

- Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay vận dụng các nền tảng lý thuyết vào mẫu

nghiên cứu là các nước có nền kinh tế phát triển hoặc các nước được xác định có nền kinh

tế vận hành theo cơ chế thị trường một cách rõ ràng Nghiên cứu góp phần vận dụng các

cơ sở lý thuyết về tỷ giá và yếu tố kinh tế vĩ mô vào thực nghiệm Việt Nam, là một nước

có các yếu tố của nền kinh tế được xác định theo cơ chế thị trường còn nhiều tranh luận Việc lựa chọn Việt Nam làm mẫu nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc làm sáng tỏ các vấn đề

lý luận khoa học khi vận dụng vào các nền kinh tế có những nét khác biệt như Việt Nam thì kết quả có phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây hay không

Ý nghĩa thực tiễn, đóng góp trong nghiên cứu thực nghiệm:

- Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu phân tích theo hướng tỷ giá đa phương hoặc cơ

chế truyền dẫn tỷ giá ERPT thể hiện mối quan hệ riêng lẻ giữa các yếu tố như tỷ giá và lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng hoặc tỷ giá và lạm phát…(Trần Ngọc Thơ & ctg, 2012 [4];

Trang 22

Trương Văn Phước & ctg, 2005 [5]) Nghiên cứu này tập trung vào tác động của tỷ giá song phương đến kinh tế vĩ mô Tác giả sẽ mở rộng phân tích nghiên cứu của Kinnon & ctg (2003) [59] ở hai khía cạnh Thứ nhất, nghiên cứu đánh giá những tác động của USD/CNY đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam Tỷ giá USD/CNY được lựa chọn xuất phát từ tình hình thực tế quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc Tác động tỷ giá USD/CNY không những đến sản lượng GDP, mà thêm vào đó chỉ số CPI và hai biến tiền tệ là cung tiền M2, lãi suất cũng được xem xét Những ảnh hưởng của tỷ giá USD/CNY đến các biến mức giá hàng hóa và thị trường tiền tệ cùng trong một nghiên cứu sẽ cung cấp một bức tranh toàn diện hơn Thứ hai, nghiên cứu được trình bày trong điều kiện thực tế có nhiều biến động và hội nhập cao hơn, khi mà dòng vốn được tự do hóa mạnh mẽ, tỷ giá hối đoái của các quốc gia có nhiều biến động và nền kinh tế của các nước có nhiều thăng trầm trong thời gian gần đây

- Các đề tài nghiên cứu hiện nay chủ yếu đề cập đến chính sách điều hành tỷ giá của

Việt Nam và Trung Quốc (Lê Xuân Sang, 2013; Nguyễn Quốc thái, 2013) [2] mới dừng ở mức độ phân tích thực trạng, chưa lượng hóa được mức độ tác động của tỷ giá cụ thể là bao nhiêu Nghiên cứu này xem xét cụ thể tình hình thực tế và ứng dụng mô hình kinh tế lượng để lượng hóa cụ thể tác động của tỷ giá đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, là cơ sở cho các đề xuất trong điều hành chính sách Thông qua đánh giá thực trạng, nghiên cứu các

mô hình trên thế giới, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và vận dụng lý thuyết mô hình Mundell-Fleming kết hợp với sử dụng mô hình tự hồi quy chuỗi thời gian thực nghiệm tại Việt Nam để xem xét biến động của tỷ giá USD/CNY tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ

mô như thế nào

Kết quả đóng góp cụ thể của nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế lượng mô hình hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian đã cung cấp các bằng chứng thực nghiệm tác động của

tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam:

Trang 23

- Với cơ chế tỷ giá neo vào USD trong các thời kỳ, kinh tế của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ sự biến động tỷ giá USD/VND, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Tác động của tỷ giá hối đoái USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng được ghi nhận khá mạnh khi được kiểm định bằng mô hình VAR Cú sốc tỷ giá thực USD/VND đóng góp hơn 45% sự biến động của chỉ số giá cả tiêu dùng CPI và đóng góp hơn 16% sự biến động của cung tiền M2 Tỷ giá danh nghĩa USD/VND được sử dụng trên thị trường và trong các giao dịch thương mại của nền kinh tế lại có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thông qua đóng góp hơn 19% đến sự biến động của GDP Tỷ giá danh nghĩa USD/VND cũng được ghi nhận có tác động đến các yếu tố chỉ số giá cả tiêu dùng CPI và cung tiền M2, cú sốc tỷ giá danh nghĩa USD/VND đóng góp 9%

sự biến động của chỉ số giá cả tiêu dùng CPI và 11% sự biến động của cung tiền M2

- Quá trình quốc tế hóa CNY của Trung Quốc ngày càng diễn ra mạnh mẽ Mức độ ảnh hưởng của CNY đối với các đồng tiền khác cũng như đối với các nền kinh tế khác ngày càng gia tăng Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY bằng mô hình VECM cũng cho thấy mối quan hệ một chiều tác động của tỷ giá USD/CNY đến tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng dần Tỷ giá USD/VND đóng góp 23%

sự biến động của lãi suất huy động VND và tỷ giá USD/CNY đóng góp 15% sự biến động của lãi suất huy động VND Tuy nhiên, lãi suất huy động CNY lại không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tiền tệ của Việt Nam

- Cuối cùng, dựa trên kết quả thu được tỷ giá USD/VND có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như tỷ giá USD/CNY có tác động đến tỷ giá USD/VND Đồng thời, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và cũng là nước đầu tư vốn lớn vào Việt Nam Kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam bằng mô hình SVAR Kết quả cho thấy các biến động của tỷ giá danh nghĩa USD/CNY có xu hướng giải thích biến động của GDP là 10%, lớn hơn tỷ giá thực USD/CNY đóng góp vào sự biến động của GDP là 3% Các tỷ tệ này đều được ghi nhận

Trang 24

kéo dài trong các chu kỳ sau đó và hoàn toàn không có dấu hiệu suy giảm Điều này hỗ trợ cho nghiên cứu vai trò quan trọng của các biến đổi tỷ giá trong việc giải thích hiệu quả kinh

tế của Việt Nam khá mạnh mẽ Biến động của tỷ giá USD/CNY được ghi nhận tác động tới mức giá cho các kết quả khác nhau khi sử dụng tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực Tác động của tỷ giá thực USD/CNY lên mức giá không lớn trong tất cả các mô hình thay biến, nhưng tác động của tỷ giá danh nghĩa USD/CNY được ghi nhận đóng góp gần 3% đến sự biến động CPI và kéo dài sau đó Biến động của USD/CNY gần như không ghi nhận tác động đối với cung tiền M2 và lãi suất huy động của VND Như vậy khi sử dụng mẫu với

tỷ giá danh nghĩa thay tỷ giá thực, tác giả nhận thấy những ảnh hưởng không đáng kể của

sự biến động của tỷ giá USD/CNY Thay vào đó, biến động tỷ giá USD/VND quan trọng hơn đối với các yếu tố tiền tệ của nền kinh tế

Như vậy, có thể kết luận rằng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái USD/CNY đối với sự biến động của kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua giá trị tăng trưởng GDP và chỉ số giá

cả CPI được ghi nhận và kéo dài Đề tài mở ra một hướng nghiên cứu mới về điều hành tỷ giá của Việt Nam Thay vì neo cố định nội tệ phụ thuộc quá nhiều vào USD thì cần cân nhắc đến vấn đề neo tỷ giá vào một rổ tiền tệ với tỷ trọng thích hợp, trong đó đưa CNY vào đồng tiền dự trữ quốc gia với trọng số phù hợp, linh hoạt dựa trên mối quan hệ tương quan giữa tỷ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô đã được xem xét từ nghiên cứu

1.5 CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU

Luận án được cấu trúc thành 6 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Trong phần này, nghiên cứu sẽ làm rõ những nội dung tổng quan của đề tài nghiên cứu bao gồm: sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

Trang 25

Chương 2: Các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Chương 2 tác giả trình bày các khái niệm về tỷ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô, các lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tỷ giá, các lý thuyết về tỷ giá, mô hình Mundell-Fleming và lý thuyết bộ ba bất khả thi Sau

đó, nghiên cứu trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn tỷ giá, lựa chọn cơ chế

tỷ giá của các quốc gia, các nghiên cứu tác động của tỷ giá đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của quốc gia và các nghiên cứu về tác động của CNY đến tiền tệ khác

Chương 3: Tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam Chương 3 giới thiệu, khái quát qua chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam, mô hình nghiên cứu, các biến trong mô hình, các dữ liệu sử dụng và cách thức xử lý số liệu Sau đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh

tế vĩ mô Việt Nam thông qua tiến hành các kiểm định và phân tích mô hình hồi quy nhằm đưa ra các kết quả và nhận định

Chương 4: Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY Chương 4 phân tích quá trình quốc tế CNY của Trung Quốc, ảnh hưởng của CNY đối với các đồng tiền khác Rồi từ đó sử dụng mô hình VECM xem xét mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá USD/CNY và USD/VND

Chương 5: Kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam Chương 5 dựa trên kết quả của chương 3, chương 4 đồng thời phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc Trên cơ sở đó, sử dụng mô hình SVAR để kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam

Chương 6 : Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị Chương 6 nghiên cứu tổng hợp các kết quả của chương 3, 4, 5 để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu Ngoài ra, nghiên cứu cũng nêu lên một số khuyến nghị về điều hành tỷ giá và chính sách tiền tệ, những mặt hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 26

CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Sự lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái được chú ý nhiều hơn trong tài chính quốc tế sau

sự sụp đổ của hệ thống Bretton Wood trong đầu những năm 1970 Tuy nhiên, vẫn chưa có

sự thống nhất trong cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu hoặc thông qua các yếu tố để cho một quốc gia lựa chọn một chế độ tỷ giá cụ thể (Kato & ctg, 2007) [44] Theo Frankel (1999, 2003) [24-25], không có chế độ tỷ giá hối đoái đơn là đúng cho tất cả các nước, hoặc ở tất cả các giai đoạn Sự lựa chọn của một chính sách điều hành tỷ giá chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh của đất nước cũng như xét về mặt thời gian áp dụng Dựa trên các tài liệu lý thuyết truyền thống, các tiêu chuẩn phổ biến nhất cho xác định cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu là sự

ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tránh đối mặt với những cú sốc tỷ giá danh nghĩa hoặc tỷ giá thực (Mundell, 1963) [69]

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2.1.1 Khái niệm tỷ giá

2.1.1.1 Tỷ giá danh nghĩa song phương

Tỷ giá danh nghĩa song phương (NER) giữa hai đồng tiền được định nghĩa là giá của một đơn vị tiền tệ được tính bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác Việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái tác động đến sự định giá của tỷ giá danh nghĩa (NER), tỷ giá tăng lên hay giảm xuống có ảnh hưởng đến sự biến động của một số biến khác như tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán, tăng trưởng và việc làm, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (Donald, 2007) [52] NER cũng được dùng làm cơ sở để định giá tài sản của các quốc gia, do đó được xác định ảnh hưởng đến sự mong đợi và hành vi của các chủ thể tham gia nền kinh tế tại các thị trường tài chính Ngoài ra, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng ngoại tệ (USD) trong việc thiết lập

tỷ giá danh nghĩa, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao, như nhiều nước Mỹ Latinh có tài sản tài chính và vô số bất động sản đang được định bằng USD (Edwards & ctg, 1999) [20]

Trang 27

2.1.1.2 Tỷ giá thực song phương

Về mặt ý nghĩa, NER chỉ cho biết được giá trị hoán đổi giữa các cặp tiền tệ mà không cho biết một đơn vị ngoại tệ có thể mua được số lượng hàng hóa tương ứng trong nước Vì thế, tỷ giá thực song phương (RER) được sử dụng RER được định nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh bởi sự khác biệt mức giá hoặc là giá cả của hàng hóa giao dịch và phi ngoại thương Các biến động trong RER có mối liên hệ với các biến động trong NER tương đối chặt chẽ trong ngắn và trung hạn (Obstfeld & ctg, 1995 [73]; Taylor

& ctg, 2004 [83]; Donald, 2007 [52])

Trong đó NER là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, P* và P là các mức giá trong nước và nước ngoài tương ứng, thường được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số đơn giá lao động Sự lựa chọn mức giá khác nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị của RER Để tránh những sai sót có thể phát sinh từ các chỉ số giá tính toán khác nhau, thông thường sẽ sử

thức trên cho biết diễn biến của chỉ số này theo thời gian so với một năm gốc ấn định (với RERt0 = 100)

Việc duy trì một RER cạnh tranh là một chiến lược trọng điểm được chú ý, khái niệm về một RER cạnh tranh đã nhận được sự quan tâm hơn trong những năm gần đây, nhất là những nền kinh tế phát triển (Williamson, 2008) [84] Điển hình như sự tăng trưởng kinh tế nổi lên nhanh chóng gần đây của một số quốc gia như Trung Quốc, liên quan đến

cố gắng duy trì một vị trí thương mại cạnh tranh bằng cách tiếp tục ngăn chặn sự tăng giá đồng tiền của mình Điều này cũng được củng cố bởi nghiên cứu thực nghiệm (Levy & ctg, 2008) [51] đã ghi nhận đáng kể các mối quan hệ giữa RER cạnh tranh và tăng trưởng kinh

tế cao hơn Cho thấy, sự lựa chọn của chính sách tỷ giá hối đoái không phải là trung lập

Trang 28

đối với sự phát triển kinh tế, đặc biệt nếu nó được quản lý theo hướng duy trì một RER ổn định và cạnh tranh Chế độ tỷ giá hối đoái có thể có một ảnh hưởng đáng kể đến một số mục tiêu chính sách kinh tế trọng điểm bao gồm sự ổn định giá cả, ổn định tài chính trong nước mạnh mẽ, cân đối giữa bên ngoài và nội bộ, tăng trưởng kinh tế và phát triển (Frenkel

& ctg, 2012) [29]

Ngoài ra, RER được xem như một biến quan trọng trong việc xác định trạng thái cân bằng bên ngoài và bên trong nội bộ nền kinh tế RER cũng được giả định ảnh hưởng đến cán cân thương mại thông qua ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu và ảnh hưởng của

nó đối với xuất khẩu ròng cũng quan trọng trong xác định tăng trưởng và tỷ lệ việc làm

2.1.2 Yếu tố kinh tế vĩ mô

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô tăng trưởng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, tạo ra nguồn lực cần thiết để cải thiện điều kiện sống của người dân Hiện nay các nước thường đo lường tăng trưởng kinh tế bằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thay vì trữ lượng hay tổng giá trị vàng của quốc gia Tăng trưởng quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi quốc gia trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này dùng để đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Mô hình Mundell – Fleming dựa trên những ý tưởng của Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960 cho thấy ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đối với cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài của nền kinh tế Trong điều kiện chu chuyển vốn quốc tế diễn ra mạnh mẽ, tăng trưởng của nền kinh tế chịu tác động lớn từ các chính sách điều hành tiền tệ và chính sách tài khóa Sản lượng của nền kinh tế tăng thông qua việc tăng giá đồng tiền chứ không phải thông qua việc tăng sản xuất Các nghiên cứu đã cho thấy chế độ tỷ giá hối đoái có thể có

Trang 29

một ảnh hưởng đáng kể đến một số mục tiêu chính sách kinh tế trọng điểm bao gồm tăng trưởng và phát triển kinh tế (Frenkel & ctg, 2012) [29]

2.1.2.2 Lạm phát

Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa tăng lên so với một mốc thời gian cố định trong quá khứ Các nhà kinh tế thường dùng chỉ số giá tiêu dùng để đánh giá lạm phát của nền kinh tế Chỉ số giá cả tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là chỉ số để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian Sở dĩ nó chỉ thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng Menon (1995) [62] Hơn nữa, mối quan hệ nền tảng lý thuyết của nó từ lý thuyết ngang giá sức mua (PPP), cho rằng những thay đổi trong tỷ giá sẽ tác động đầy đủ đến giá cả trong nước Nói cách khác, lý thuyết PPP cho rằng bất kỳ thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ chuyển thành biến động của tỉ lệ giá cả trong nước

2.1.2.3 Các yếu tố kinh tế vĩ mô khác

Ngoài hai yếu tố kinh tế vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát Thông thường, các quốc gia cũng luôn chú trọng thêm các yếu tố kinh tế vĩ mô khác lên quan đến tiền tệ như mức cung tiền cho nền kinh tế và yếu tố lãi suất trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế

• Mức cung tiền

Mức cung ứng tiền chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng) Trong tác phẩm “sức mua của tiền tệ”, nhà kinh tế học

Mỹ Irving Fisher đưa ra mối quan hệ giữa tổng lượng tiền tệ lưu hành (M) với mức giá trung bình P, tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được trao đổi (Y): sức mua của tiền tệ được

đo bằng giá cả, nếu giá cả tăng lên thì sức mua của đồng tiền giảm, giá cả giảm thì sức mua

Trang 30

của đồng tiền sẽ tăng(Robert, 2012) [79] Khối cung tiền trong lưu thông được chia thành các bộ phận:

Khối M1 (tiền theo nghĩa hẹp) gọi là tiền giao dịch gồm các khoản tiền thực tế được dùng cho giao dịch để mua bán hàng hóa bao gồm: Tiền kim khí, tiền giấy do NHNN phát hành; Tiền gửi không kỳ hạn hay tiền gửi thanh toán có thể phát hành séc; Séc du lịch

Khối M2 (tiền theo nghĩa rộng) là những tiền tệ có thể chuyển sang tiền mặt dễ dàng trong một thời gian bao gồm: Khối M1; Các loại tiền gửi có kỳ hạn loại nhỏ; Tiền gửi tiết kiệm; Các chứng từ nợ ngắn hạn; Tiền gửi thị trường tiền tệ ngắn hạn

Khối M3 bao gồm: M2; Các loại tiền gửi có kỳ hạn loại lớn; Các chứng từ nợ, tiền gửi thị trường tiền tệ dài hạn

Tính thanh khoản của các khối tiền tệ sẽ phụ thuộc vào thời gian và chi phí để chuyển hóa sang tiền mặt là nhanh hay chậm, chi phí cao hay thấp Khả năng thanh khoản này ở mỗi quốc gia có mức độ phát triển của thị trường tiền tệ khác nhau sẽ khác nhau

cơ bản là thời gian sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn Lãi suất chính là chi phí cần thiết phải bỏ ra để có được nguồn vốn sử dụng trong một thời gian nhất định

Trang 31

Lãi suất huy động là số tiền do các tổ chức tín dụng trả cho người gửi tiền để sử dụng tiền của họ trong một khoảng thời gian nhất định hay chính là chi phí mà các tổ chức tín dụng phải bỏ ra để huy động vốn từ tiền gửi Huy động vốn từ tiền gửi có tầm quan trọng đối với các tổ chức tín dụng Thách thức đối với các ngân hàng là mức lãi suất huy động phải được áp dụng sao cho có thể hỗ trợ tăng trưởng Một sự lựa chọn quan trọng trong chiến lược định giá cho lãi suất tiền gửi là liệu trọng tâm nên tập trung vào khối lượng hay biên độ lợi nhuận Khi lãi suất quá cao, nó sẽ làm giảm biên độ lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên, khi lãi suất huy động thấp, khách hàng sẽ thay đổi danh mục đầu tư của mình và khối lượng sẽ giảm Do đó phải có sự cân bằng giữa biên độ lợi nhuận và khối lượng vốn huy động

2.2 CÁC LÝ THUYẾT

2.2.1 Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá

Về mặt lý thuyết, cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ được mô tả là những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ thông qua các kênh truyền dẫn: kênh lãi suất, kênh

tỷ giá, kênh giá tài sản, kênh tín dụng, kênh kỳ vọng nhằm tác động đến các biến số kinh

tế để đạt được các mục tiêu như ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả Mishkin (1999) [66] Tách các kênh của cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ giúp các NHTW có thể ước tính chính xác hơn về những thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô trong tương lai, từ đó

có thể đóng góp vào việc thực hiện chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn Tuy nhiên, các kênh truyền tải được xác định không hoạt động riêng biệt mà đang cùng nhau khuếch đại hiệu quả của chúng Hoạt động của chính sách tiền tệ và các kênh truyền tải tương ứng phụ thuộc vào đặc điểm, mức độ phản ứng hiện tại của nền kinh tế và hệ thống tài chính nhất định Thị trường tài chính ngày càng đa dạng hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn, nhanh hơn

sẽ làm việc truyền tải các quyết định về chính sách tiền tệ, kênh lãi suất và giá tài sản mạnh hơn Tương tự như vậy, càng có nhiều nền kinh tế mở cửa và phụ thuộc vào thị trường nước ngoài thì kênh tỷ giá càng quan trọng Như vậy, hiểu được đặc điểm hiện tại của nền

Trang 32

kinh tế, của hệ thống tài chính cũng như xác định tầm quan trọng tương đối của các kênh tương ứng giúp NHTW tập trung vào các kênh truyền tải quan trọng nhất và giúp cho hoạt động của chính sách tiền tệ đạt được kết quả toàn diện hơn

Theo Goldberg & ctg (1997) [35], truyền dẫn tỷ giá (ERPT) được định nghĩa là tỷ

lệ thay đổi của giá nhập khẩu do sự thay đổi một phần trăm tỷ giá giữa các nước xuất khẩu

và nhập khẩu Adolfson (2001) [6], thuật ngữ ERPT được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá nhập khẩu do một cú sốc của tỷ giá hối đoái, mức độ dẫn truyền của tỷ giá có thể phụ thuộc vào cú sốc của tỷ giá hoặc một số xáo trộn khác của nền kinh tế tạo ra

sự thay đổi tỷ giá Định nghĩa rộng hơn, ERPT là sự chuyển đổi tỷ giá hối đoái sang mức giá chung hoặc chỉ số giá sản xuất (PPI) hoặc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (Devereux & ctg, 2002) [17] Như vậy, ERPT là sự thay đổi giá cả do sự thay đổi tỷ giá Sự phản ứng một chiều của giá cả đối với thay đổi của tỷ giá được gọi là ERPT

Tác động của tỷ giá thông qua bốn kênh cơ bản: (1) tác động trực tiếp thông qua giá hàng nhập khẩu trong CPI; (2) ảnh hưởng qua giá hàng trung gian nhập khẩu; (3) đầu tư và (4) khối lượng thương mại Trong bốn kênh này, phần lớn các nghiên cứu hiện tại tập trung vào mối quan hệ giữa sự biến động của tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu và giá tiêu dùng Điều này là do sự thay đổi tỷ giá tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu và giá tiêu dùng trước khi có bất kỳ hậu quả nào đối với đầu tư và khối lượng thương mại

Mức độ ERPT có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu ứng của sự chuyển đổi tỷ giá ảnh hưởng đến chi tiêu, do đó điều chỉnh tài khoản vãng lai Nếu mức độ truyền dẫn cao, sự thay đổi tỷ giá sẽ thay đổi giá tương đối của các mặt hàng thương mại và phi thương mại, khi đó các điều chỉnh trong cán cân thương mại sẽ thay đổi tương đối nhanh chóng Tuy nhiên, nếu mức dẫn truyền thấp, tác động chuyển đổi chi tiêu sẽ bị giảm thì sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để cân bằng thương mại Về mặt lý thuyết, một số yếu tố quyết định đến mức độ của ERPT gồm các yếu tố vi mô và các yếu tố kinh tế vĩ mô Các yếu tố vi mô như hành vi của các công ty xuất khẩu sử dụng các chiến lược thay đổi định giá và điều

Trang 33

chỉnh giá xuất khẩu của họ đối với sự thay đổi tỷ giá nhằm duy trì sự cạnh tranh trên thị trường (PTM), trong trường hợp này việc đo lường sự chuyển đổi tỷ giá hối đoái sang giá nhập khẩu và các giá nội địa khác, như giá sản xuất và tiêu dùng, sẽ ít hơn Ngoài PTM, một yếu tố quyết định quan trọng khác của ERPT là các đặc trưng của ngành và mức độ cạnh tranh của thị trường cụ thể, các hàng hóa thay thế có liên quan trên thị trường Nếu thị trường tiêu thụ có sức cạnh tranh cao, người tiêu dùng sẽ có nhiều mặt hàng thay thế, làm cho chúng nhạy cảm với giá cả Do đó, các công ty xuất khẩu có thể cố gắng duy trì thị phần của mình bằng cách chấp nhận gánh chịu sự thay đổi tỷ giá dẫn đến ERPT thấp hơn (Knetter, 1993) [35] Mức độ ERPT vào giá tổng hợp cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các biến số kinh tế vĩ mô khác nhau như chính sách tỷ giá hiện hành áp dụng của nước nhập khẩu, môi trường lạm phát, mở cửa thương mại Về mặt lý thuyết, nếu một nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thì sẽ càng có nhiều biến động về tỷ giá và mức độ ERPT lên mức giá nhập khẩu sẽ thấp hơn Điều này có nghĩa là khi tỷ giá hối đoái biến động cao thì mức độ ERPT sẽ thấp do công ty xuất khẩu hỗ trợ giá để duy trì thị phần của họ Vì vậy, các nước có chế độ tỷ giá hối đoái cố định (biến động tỷ giá thấp) gặp phải ERPT dài hạn hơn là các chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi (biến động tỷ giá cao) Sự mở cửa thương mại của nước nhập khẩu là một yếu tố quyết định khác của ERPT từ quan điểm lý thuyết Càng nhiều quốc gia mở cửa thương mại thì mức độ nhập khẩu sẽ cao hơn do các công ty xuất khẩu phải đối mặt với cạnh tranh cao và có khả năng thu hẹp tỷ giá hối đoái trong khả năng của họ Một yếu tố quyết định chính khác của ERPT là môi trường lạm phát hiện tại ở nước nhập khẩu Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát cao thì sự truyền dẫn của tỷ giá có thể sẽ không

có tác dụng do sự khấu hao giữa tỷ giá danh nghĩa và lạm phát cao khiến khả năng cạnh tranh xuất khẩu không thay đổi Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là quy mô của nền kinh tế cũng có thể xác định mức độ ERPT Lợi thế đối với một quốc gia lớn gồm

sự mất giá tiền tệ gây sốc đối với giá nhập khẩu hoặc giá cả trong nước được kỳ vọng thấp hơn so với một nền kinh tế nhỏ Lý do là sự gia tăng giá sẽ bị tác động bởi sự sụt giảm của

Trang 34

giá thế giới thông qua nhu cầu thế giới thấp hơn, do đó giảm hiệu quả ERPT, trong khi một quốc gia nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến giá quốc tế của hàng hóa, dẫn đến ERPT cao hơn

Như vậy, đối với các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nước có thâm hụt thương mại lớn và liên tục, việc xem xét ERPT đối với nhập khẩu và giá tiêu dùng là một vấn đề quan trọng bởi vì cần phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái một cách thích hợp để đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các mặt hàng nhập khẩu chính và nhập khẩu các công nghệ trung gian khác nhau đóng vai trò đầu vào cho ngành công nghiệp hiện có Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng đáng kể hàng tiêu dùng đã thành phẩm Do đó, ERPT với các hiệu ứng chuyển chi phí vào các mức giá cả tiêu dùng trong nước và tăng trưởng do tỷ giá thay đổi cần được xem xét

2.2.2 Lý thuyết về tỷ giá

2.2.2.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cả

Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) có một lịch sử nghiên cứu lâu dài Những nghiên cứu này bắt nguồn từ các bài viết của các học giả từ Đại học Salamanca ở Tây Ban Nha vào thế kỉ 16 PPP được định nghĩa là tiền của các quốc gia khác nhau có cùng sức mua đối với cùng một giỏ hàng Nếu không, sự chênh lệch về giá cả, tỷ giá hối đoái hoặc

cả hai giữa các quốc gia sẽ được điều chỉnh, điều này cuối cùng sẽ cân bằng lại sự chênh lệch giá (Cassel, 1918) [12] Một cách khác để giải thích điều kiện ngang giá sức mua là tỷ giá hối đoái thay đổi giữa hai đồng tiền phải bằng với tỷ lệ của các mức giá của các quốc gia

Ngang giá sức mua là chủ đề của nhiều nghiên cứu thực nghiệm, chủ yếu là do ý nghĩa quan trọng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu PPP là nền tảng chủ yếu để xây dựng hầu hết các mô hình trong nền kinh tế quốc tế Sự liên quan của các mô hình này và các ý nghĩa chính sách của chúng phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu lực của PPP Một ứng dụng khác của PPP là so sánh mức thu nhập quốc gia Một số nhà kinh tế cho rằng việc so sánh

Trang 35

thu nhập giữa các quốc gia một cách có ý nghĩa nên dựa trên tỷ giá hối đoái PPP thay vì tỷ giá hối đoái của thị trường Tỷ giá hối đoái PPP sẽ kiểm soát sự chênh lệch giá cùng một loại hàng hoá giữa các quốc gia

Điểm khởi đầu của lý thuyết PPP truyền thống là quy luật Một Giá (Law Of One Price - LOOP) Xem xét hai quốc gia với phạm vi trong nước và nước ngoài, mỗi quốc gia đều sản xuất ra một thương phẩm thuần nhất Không có bất kỳ trở ngại nào trong thương mại quốc tế, chẳng hạn như chi phí vận chuyển và thuế, LOOP cho rằng các sản phẩm đồng nhất nên bán ở cùng một mức giá trong và ngoài quốc gia khi được quy đổi theo tỷ giá thị trường:

Trong đó Pi biểu thị giá của hàng hóa đồng nhất i, S là tỷ giá trao đổi danh nghĩa (giá cả một đơn vị tiền tệ này được đo lường bởi số lượng đơn vị tiền tệ khác) và Pi* biểu thị giá của hàng hóa đồng nhất i tại nước ngoài Cơ chế bắt buộc điều kiện LOOP là có thể kinh doanh chênh lệch giá cả hoặc tỷ giá hoặc là cả hai Đối với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, nghĩa là S không đổi, nếu mức giá trong nước lớn hơn giá của nước ngoài thì lợi nhuận từ việc kinh doanh chênh lệch giá cả hàng hóa sẽ dẫn tới hàng hoá được vận chuyển

từ nước ngoài vào trong nước Quá trình này sẽ diễn ra nhằm đảm bảo rằng LOOP cuối cùng đã được khôi phục để tạo nên trạng thái cân bằng về giá nghĩa là giá sẽ giảm tại trong nước và tăng ở nước ngoài Nếu tiếp tục giả định rằng có n hàng hoá được sản xuất tại mỗi quốc gia và mỗi loại hàng hoá này có cùng một chất lượng tương đương nhau trong và ngoài nước, bằng cách tổng hợp như trên thì hàng hóa như là thước đo của mức giá tổng thể quốc gia Đối với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, nghĩa là S sẽ thay đổi đáng kể so với giá cả hàng hóa nhằm thiết lập lại trạng thái cân bằng của quy luật một giá khi mức giá hàng hóa đồng nhất trong nước và nước ngoài có sự chênh lệch

Trang 36

LOOP là nền tảng chính để xây dựng PPP, nó cho thấy rằng điều kiện PPP có thể được bắt nguồn khi có một sản phẩm đáp ứng được LOOP (Niehans 1984) [70] Yêu cầu duy nhất của một hàng hóa đáp ứng LOOP có ý nghĩa rất cao đối với kết quả đáp ứng PPP Các điều kiện về PPP tuyệt đối và tương đối là hai phiên bản được thảo luận chung của PPP Theo PPP tuyệt đối, sự dịch chuyển trong giá cả hàng hóa P-P* và tỷ giá hối đoái bù đắp lẫn nhau để duy trì trạng thái cân bằng giá Mặt khác, PPP tương đối là một điều kiện

ít nghiêm ngặt hơn, nó chỉ đòi hỏi tỷ lệ các biến động tỷ giá hối đoái tương đương với tỷ lệ các thay đổi trong giá tương đối Do bị hạn chế các giới hạn dữ liệu nên các nghiên cứu thực nghiệm thường kiểm tra tính hợp lệ của PPP tương đối thay vì PPP tuyệt đối Cụ thể, chỉ số giá không cho phép so sánh dễ dàng mức giá tuyệt đối giữa các quốc gia Việc lựa chọn các chỉ số giá là một vấn đề trong đánh giá PPP Lựa chọn chung giữa giá tiêu dùng

và chỉ số giá bán buôn (nhà sản xuất) Các chỉ số khác bao gồm chỉ số giá hàng nhập khẩu

so với các quốc gia phát triển

2.2.2.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất

Fisher's Monograph Appreciation and Interest (1896), do Hiệp hội Kinh tế Hoa

Kỳ xuất bản, đã chỉ ra rằng bất kỳ sự giảm phát dự kiến nào hay sự đánh giá sức mua của tiền sẽ được phản ánh trong lãi suất danh nghĩa Hơn nữa, ông cho rằng kỳ vọng về sự thay đổi mức giá sẽ điều chỉnh để phản ánh những thay đổi thực tế, do đó các tác động thực sự của các cú sốc đến tiền tệ là tạm thời Fisher đã dùng những thay đổi về sức mua của tiền

Trang 37

tệ để giải thích sự khác biệt giữa lãi suất được thể hiện trong tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền Trong mối quan hệ giữa hai đồng tiền, Fisher đã thiết lập điều kiện cân bằng hay còn gọi là lý thuyết kỳ vọng về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, cho rằng lãi suất chỉ được điều chỉnh dần dần, do đó nó phản ánh những chuyển động giá dài hơn là sát với những biến động giá ngắn

Lý thuyết về ngang giá lãi suất (Interest Rate parity – IRP) cho rằng tỷ giá hối đoái được xác định giữa hai loại tiền tệ dựa trên mức lãi suất hiện hành ở hai nước này Không thể tạo ra lợi nhuận chênh lệch do lãi suất khác nhau ở các quốc gia khác nhau, bởi

vì bất kỳ khoản tăng nào được thực hiện do sự khác biệt về lãi suất sẽ bị bù đắp do điều chỉnh tỷ giá vào cuối thời gian đầu tư Giả định rằng lãi suất ba tháng ở Hoa Kỳ là 10% và lãi suất ba tháng tương tự ở Anh là 8% Điều này cho thấy các nhà đầu tư ở Anh sẽ chuyển tiền của họ sang Hoa Kỳ để tận dụng lãi suất cao hơn và để có được lợi nhuận lớn hơn Tuy nhiên, lý thuyết về ngang giá lãi suất cho thấy rằng cơ hội chênh lệch đó không thể thực hiện được bởi vì sau ba tháng, đồng USD dự kiến sẽ mất giá khoảng 2% Do đó, nhà đầu

tư Anh sẽ không được bất kỳ lợi nhuận tăng thêm vào cuối ba tháng vì lợi nhuận lớn hơn 2% ở Mỹ sẽ bị bù đắp khi giá trị của USD giảm khoảng 2% vào cuối ba tháng khi nhà đầu

tư Anh chuyển đổi USD sang GBP, đây chính là rủi ro tỷ giá Để tránh rủi ro tỷ giá, nhà đầu tư Anh sẽ đồng thời mua USD trong thị trường giao ngay và bán USD kỳ hạn 3 tháng sau, việc thực hiện bán USD kỳ hạn song song với mua USD giao ngay nhằm tránh giá trị của đồng USD trên thị trường giao ngay sẽ tăng lên và giá trị của đồng USD trong thị trường kỳ hạn sẽ giảm Như vậy, điều kiện của IRP là lợi tức kỳ vọng đối với tiền gửi của bất kỳ hai loại tiền tệ là bằng nhau Lý thuyết này có hai phiên bản, cụ thể là: ngang giá lãi suất không bảo hiểm (The uncovered interest parity - UIP) cho biết tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái dự kiến bằng với chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia này; ngang giá lãi suất

có bảo hiểm (The covered interest parity - CIP) cho thấy sự tăng giảm giữa tỷ giá kỳ hạn

và tỷ giá giao ngay của hai đồng tiền được bù đắp bởi chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền

Trang 38

trong khoảng thời gian xem xét Đây chính là mức chiết khấu hoặc phí bảo hiểm ngoại tệ tương đương với rủi ro và kỳ hạn

2.2.3.3 Mô hình Mundell-Fleming

Vào đầu những năm 1960, J Marcus Fleming và Robert Mundell đã nghiên cứu mở rộng mô hình kinh tế vĩ mô Keynes theo mô hình kinh tế mở để xem xét một cách có hệ thống vai trò của dòng vốn quốc tế Các nghiên cứu đã nhanh chóng có ảnh hưởng và trở thành một tài liệu có giá trị cao đối với quá trình hoạch định chính sách tiền tệ của các quốc gia Một loạt các bài báo đã được xuất bản về chính sách tỷ giá vận dụng những đóng góp này và được gọi là mô hình Mundell-Fleming Kể từ đó, nghiên cứu mô hình Mundell-Fleming đã trở thành nghiên cứu kinh điển áp dụng cho các nền kinh tế vĩ mô mở

Phân tích kinh tế mở truyền thống của Keynes về tác động của chính sách tiền tệ và tài chính chủ yếu liên quan đến việc phân loại những ảnh hưởng khác nhau đối với sự cân bằng nội bộ và bên ngoài Fleming (1962) [22] đã xem xét lại nghiên cứu của Keynes để kiểm tra hiệu quả của việc lựa chọn chế độ tỷ giá của một quốc gia khi áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để điều tiết tăng trưởng trong nước Chính sách tiền tệ, theo Fleming lập luận, có hiệu quả hơn đối với trường hợp áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi Nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả của chính sách tài khóa tăng lên được đo lường do tác động của

sự thay đổi chi tiêu trong nước với một cung tiền cố định là khó xác định Những kết luận này dựa trên phân tích so sánh tĩnh của mô hình chi tiêu Keynes (IS-LM), mô hình kinh tế

mở, được tăng cường với mối liên hệ giữa dòng vốn và tỷ lệ lãi suất trong nước

Các nghiên cứu của Mundell công bố trong một loạt các bài báo (1961 và 1963) 69], điều đầu tiên được đề cập là nguyên tắc thị trường hiệu quả, ý tưởng cho rằng sự điều chỉnh theo chiều hướng cân bằng thị trường nội bộ và bên ngoài để đối phó với những cú sốc tiền tệ Chính sách tiền tệ thông thường sử dụng công cụ lãi suất hướng tới cân bằng nội bộ hay bên ngoài sẽ phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá linh hoạt hay cố định Nhìn chung,

Trang 39

[68-chính sách tiền tệ và tài [68-chính cĩ hiệu quả hơn trong việc khơi phục lại cân bằng nội bộ theo chế độ tỷ giá linh hoạt hơn là tỷ giá hối đối cố định

Mơ hình Mundell-Fleming về cơ bản là phương trình của Fleming kết hợp với phân tích chính sách của Mundell Những nghiên cứu lý thuyết này cho thấy hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khố phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đối và mức độ kiểm sốt vốn Nĩi cách khác, mơ hình Mundell-Fleming cho phép nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng bên ngồi nhu cầu nội tại về tài sản Cân bằng thị trường hàng hố được thực hiện thơng qua việc tăng giá đồng tiền chứ khơng phải thơng qua việc tăng sản xuất Mơ hình này được thể hiện như sau

Đường IS (Invest-Saving) là đường cân bằng của thị trường hàng hố, cho biết lãi suất cần phải bằng bao nhiêu để đảm bảo thu nhập quốc nội Y Đường IS thể hiện mối liên

hệ trái chiều giữa đầu tư I và lãi suất r Đường IS được hình thành:

Trong đĩ, Y là tổng thu nhập quốc nội, C là tiêu dùng trong nước, I là chi tiêu cho đầu tư trong nước, G là chi tiêu của chính phủ, X là khoản thu xuất khẩu và M là chi tiêu

Đường LM là tập hợp các quan hệ giữa Y và r mà thị trường tiền tệ cân bằng Đường LM là đường dốc lên thể hiện mối liên hệ đồng biến giữa thu nhập quốc nội Y và lãi suất r

Giả thiết của mơ hình là mức giá (P) cố định; Tỷ giá hối đối danh nghĩa (e) và tỷ giá hối đối thực (ε) biến thiên theo cùng một tỷ lệ cố định; Phân tích cho nền kinh tế mở, nhỏ; Vốn được tự do lưu chuyển giữa các nước với chi phí giao dịch bằng 0, khơng cĩ bất

kỳ rủi ro nào; Cung tiền (Ms) là biến được kiểm sốt hồn tồn bởi NHTW

Trang 40

Hình 2.1 Cân bằng trong mô hình IS-LM

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2012 [3]

• Xét trong điều kiện nền kinh tế mở và nhỏ, có tỷ giá hối đoái thả nổi

Hình 2.2 Cân bằng Mundell Fleming, chính sách tài khóa mở rộng và tỷ giá thả nổi

Nguồn: Fleming & Mundell, (1964) [23]

rộng (tăng G), đường IS dịch chuyển sang phải tạo ra điểm cân bằng mới: tăng trưởng tăng đồng thời lãi suất cũng tăng Lãi suất tăng có xu hướng thu hút dòng vốn chảy vào trong nước tăng do đầu tư vào tài sản tài chính trong nước có lợi hơn Khi đó nó làm tăng cầu nội

tệ trên thị trường ngoại hối và đẩy giá nội tệ lên Trong điều kiện nền kinh tế có chế độ tỷ

Ngày đăng: 29/08/2018, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w