1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRÍ TUỆ xã hội của SINH VIÊN sư PHẠM mầm NON (tt)

27 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 388 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng trí tuệ xã hộicủa sinh viên sư phạm mầm non, luận án đề xuất các biện pháp tâm lý sưphạm tác động để góp phần rè

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG

TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON

Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành

Mã số: 9.31.04.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TS Nguyễn Quang Uẩn

2 PGS.TS Trần Thị Mỵ Lương

Phản biện 1: GS.TS Trần Thị Minh Đức

Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Văn Bắc

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Phản biện 3: PGS.TS Phan Thị Mai Hương

Viện Tâm lý học

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp: Trường họptại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

vào hồi …… giờ ……… ngày … tháng… năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia

hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Hồng (2017), Nhận thức xã hội trong trí tuệ xã hội

của sinh viên sư phạm mầm non, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (11),

tr.118 - 120.

2. Nguyễn Thị Hồng (2017), Trí tuệ xã hội và mô hình cấu trúc trí tuệ

xã hội của sinh viên sư phạm mầm non, Tạp chí khoa học trường

Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, (1), tr.03 - 09

3. Nguyễn Thị Hồng (2018), Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên

sư phạm mầm non, Tạp chí Tâm lý học xã hội, (1), tr.65 - 74.

4. Nguyễn Thị Hồng (2018), Phát triển trí tuệ xã hội của sinh viên

trong đào tạo khối ngành nghệ thuật, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc

tế “Đào tạo các lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch trong bối cảnh hội nhập”, NXB Thế giới, tr.101 - 107

5. Nguyễn Thị Hồng (2018), Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trí

tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non, Tạp chí Tâm lý học xã

hội, (6), tr.70 - 78.

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiểu một cách đơn giản, trí tuệ xã hội là năng lực hoàn thành cácnhiệm vụ trong hoàn cảnh có tương tác với người khác Nó liên quan đếnnhận thức xã hội và năng lực giải quyết vấn đề một cách thông minh trongcác hoạt động giao tiếp ứng xử hoặc tương tác cùng người khác Nghiêncứu về trí tuệ xã hội (SI- Social Intelligence) và mối quan hệ của nó đốivới sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc đời của một con người là mộthướng nghiên cứu mới được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm.Hiện nay ở Việt Nam, trí tuệ xã hội là một vấn đề mới, có nhiều ứng dụngnhưng chưa có nhiều tác giả nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo

về vấn đề này Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn, chúng tôi chọn

đề tài: “Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng trí tuệ xã hộicủa sinh viên sư phạm mầm non, luận án đề xuất các biện pháp tâm lý sưphạm tác động để góp phần rèn luyện phát triển trí tuệ xã hội ở sinh viên

sư phạm mầm non

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện và mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

3.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên sư phạm mầm non, giảng viên và chuyên gia về trí tuệ xã hội

4 Giả thuyết khoa học

- Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non được biểu hiệnkhông đồng đều, trong đó, năng lực nhận thức xã hội được biểu hiện rõnhất, năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống trong các tương tác đặc

Trang 5

trưng biểu hiện kém nhất Mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạmmầm non là chưa cao Có sự khác biệt ý nghĩa ở mức độ, biểu hiện trí tuệ

xã hội giữa các tham số nghiên cứu như năm học và học lực

- Trí tuệ xã hội ở sinh viên sư phạm mầm non chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố chủ quan và khách quan Trong đó, tính tích cực hoạt động, rènluyện và lòng yêu nghề, yêu trẻ là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất

- Có thể nâng cao mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầmnon bằng cách tăng cường tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sưphạm và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho sinh viên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu trí tuệ xã hội của sinh viên sưphạm mầm non: làm rõ các hướng nghiên cứu trí tuệ và trí tuệ xã hội; xâydựng khái niệm công cụ; chỉ ra các thành tố của trí tuệ xã hội của sinh viên

sư phạm mầm non; các biểu hiện và mức độ trí tuệ xã hội của SV SPMN;các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non.5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sưphạm mầm non, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đếnthực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

5.3 Đề xuất và thực nghiệm tác động biện pháp tâm lý sư phạm góp phầnrèn luyện, phát triển trí tuệ xã hội cho sinh viên sư phạm mầm non

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: 511 sinh viên sư phạm mầm non

hệ đại học và 40 giảng viên dạy chuyên ngành sư phạm mầm non, chuyêngia về trí tuệ xã hội

- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu biểu hiện, mức độtrí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu trí tuệ xã hội thông quagiao tiếp trong học nghề và hoạt động trong học nghề của sinh viên sưphạm mầm non

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Đề tài được thực hiện ở 02 trườngĐại học Hồng Đức và trường Đại học sư phạm Hà Nội

Thời gian: 3 năm Từ năm 2015 -2018

7 Các nguyên tắc tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Các nguyên tắc tiếp cận

- Nguyên tắc hoạt động

- Nguyên tắc hệ thống

- Nguyên tắc phát triển

Trang 6

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp giải bài tập tình huống

- Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình

- Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

8 Đóng góp mới của luận án

8.1 Về mặt lý luận tâm lý học

Luận án đã xây dựng được các khái niệm: trí tuệ xã hội, trí tuệ xã

hội của sinh viên sư phạm mầm non; xác lập được mô hình cấu trúc trí tuệ

xã hội của sinh viên sư phạm mầm non; các biểu hiện trí tuệ xã hội củasinh viên sư phạm mầm non góp phần làm rõ bản chất của trí tuệ xã hội ;xây dựng được các thang đo phù hợp để đo lường mức độ và biểu hiện trítuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non ; nêu được các yếu tố chủ quan

và khách quan cơ bản ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạmmầm non

8.2 Về mặt thực tiễn

Luận án đã chỉ ra được thực trạng về trí tuệ xã hội của sinh viên sư

phạm mầm non ; các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sưphạm mầm non , đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động góp phầnnâng cao mức độ trí tuệ xã hội cho sinh viên sư phạm mầm non

9 Cấu trúc của luận án

Luận án gồm: mở đầu, 3 chương, kết luận và kiến nghị, danh mụccác công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ XÃ HỘI

CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề trí tuệ xã hội

Nghiên cứu về trí tuệ xã hội là vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớncủa các nhà tâm lý học ở trong và ngoài nước Đây là hướng nghiên cứumới trong tâm lý học, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống Tuy nhiênchưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến trí tuệ xã hội của sinhviên sư phạm mầm non Vì vậy, nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu về mức

độ và biểu hiện trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non, dưới góc

độ tâm lý học

1.2 Một số vấn đề lý luận tâm lý học về trí tuệ xã hội

1.2.1 Trí tuệ

Trí tuệ là phức hợp các năng lực nhận thức, khả năng sáng tạo và

khả năng làm chủ cảm xúc của con người trong xã hội, được hình thành

và phát triển trong hoạt động, do những điều kiện văn hóa, lịch sử quyđịnh, đảm bảo cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực của cuộcsống con người

1.2.2 Trí tuệ xã hội

Trí tuệ xã hội là năng lực phức hợp bao gồm năng lực nhận thức xãhội, năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, năng lực hòanhập, năng lực thích ứng với hoạt động trong môi trường xã hội và khảnăng giải quyết hiệu quả các tình huống trong sự tương tác xã hội vớingười/ nhóm người khác

1.3 Sinh viên sư phạm mầm non và một số đặc điểm tâm lý của sinh viên sư phạm mầm non

* Sinh viên sư phạm mầm non

Sinh viên sư phạm mầm non là những người đang theo học tại khoa

giáo dục mầm non của các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm Ngoài việcđược tiếp thu hệ thống tri thức cơ bản, chuyên ngành, sinh viên sư phạmmầm non còn học những kiến thức mang tính nghiệp vụ về công tác giáodục trẻ mầm non sau này

* Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên sư phạm mầm non

Sinh viên sư phạm mầm non có một số đặc điểm tâm lý như: tự ý

thức, tự đánh giá bản thân và định hướng giá trị

Trang 8

1.4 Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

1.4.1 Khái niệm

Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non là tổ hợp các năng lựcnhận thức xã hội, nhận thức bản thân, trẻ mầm non, phụ huynh và bạn bè,thầy cô,có năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội,hòanhập,thích ứng với sự thay đổi của môi trường giáo dục mầm non và nănglực giải quyết phù hợp, có kết quả các tình huống xã hội để đạt được mụcđích nhất định

1.4.2 Cấu trúc trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

Gồm 5 thành tố là:

- Năng lực nhận thức xã hội

- Năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội

- Năng lực hòa nhập môi trường giáo dục mầm non

- Năng lực thích ứng với môi trường giáo dục mầm non

- Năng lực giải quyết các tình huống xã hội trong các tương tác đặc trưng

1.4.3 Biểu hiện trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

- Một là, năng lực nhận thức xã hội bao gồm:

(1) Hiểu biết xã hội là khả năng của sinh viên sư phạm mầm non hiểu

được ý nghĩa và giải thích tâm trạng bên trong cũng như các biểu hiện bênngoài của đối tượng giao tiếp (bạn bè, thầy cô, trẻ mẫu giáo, phụ huynhtrẻ…) trong các tình huống tương tác xã hội

(2) Kiến thức xã hội: Hiểu rõ môi trường xã hội mà sinh viên đang

sinh sống

- Hai là, năng lực thiết lập và duy trì các quan hệ xã hội có các

biểu hiện sau:

+ Tạo ra các mối quan hệ mới với phụ huynh, ban giám hiệu, đồngnghiệp, trẻ mầm non, bạn bè và cộng đồng xã hội…

+ Thiết lập quan hệ rộng rãi và tích cực tham gia hoạt động để trởthành một nhân tố đắc lực

- Ba là, năng lực thích ứng trong hoạt động giáo dục mầm non có

các biểu hiện sau: Tích cực tìm hiểu và chuẩn bị cho nghề nghiệptương lai; điều chỉnh bản thân; hoàn thành tốt các yêu cầu mới; tựgiác, tích cực rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp

- Bốn là, năng lực hòa nhập môi trường giáo dục mầm non có các

biểu hiện sau: Chủ động làm quen với mọi người ở môi trường mới; cókhả năng làm việc nhóm

Trang 9

- Năm là, năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống xã hội trong các tương tác đặc trưng có các biểu hiện như: Nhanh chóng xác định

được vấn đề khi xảy ra tình huống và kịp thời xác định được những biệnpháp thích hợp để xử lý các tình huống trên; Ứng xử một cách linh hoạt,mềm dẻo, khéo léo

1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non chịu ảnh hưởng củanhóm yếu tố khách quan (nội dung, chương trình đào tạo, Giảng viên giảngdạy tại trường, giáo viên hướng dẫn thực tập, hoạt động tập thể ở khoa,trường, lớp và môi trường sống, yếu tố văn hóa) và nhóm yếu tố chủ quan(tố chất nghệ thuật, tính tích cực hoạt động, rèn luyện, yêu nghề, mến trẻ

và vốn kinh nghiệm sống của sinh viên)

Tiểu kết chương 1 Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non được hiểu là tổ hợp

năng lực nhận thức xã hội, nhận thức bản thân, trẻ mầm non, phụ huynh vàbạn bè, thầy cô; có năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội;hòa nhập, thích ứng với sự thay đổi của môi trường giáo dục mầm non vànăng lực giải quyết phù hợp, có hiệu quả các tình huống xã hội để đạt đượcmục đích nhất định Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non chịuảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan (như tố chất nghệ thuật, tính tích cựchoạt động, rèn luyện, yêu nghề, yêu trẻ, vốn kinh nghiệm sống) và các yếu

tố khách quan (như nội dung, chương trình đào tạo, giảng viên, hoạt độngtập thể)

Trang 10

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.2 Tổ chức nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn: Xây dựng cơ sở lýluận, thiết kế công cụ đo lường mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sưphạm mầm non, nghiên cứu thực trạng biểu hiện và mức độ trí tuệ xã hộicủa sinh viên sư phạm mầm non, thực nghiệm biện pháp tác động tâm lý -

sư phạm rèn luyện phát triển trí tuệ xã hội của sinh viên mầm non

2.3 Mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

Bảng 2 1 : Mức độ đánh giá trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

hoặc tương đối dập khuôn, máy móc, không có sự sáng tạotrong việc thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội

- SV thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội không có hoặc

ít có sự tương tác với mọi người xung quanh

- SV thể hiện sự tương tác một cách khó khăn, lúngtúng, hoàn toàn không ổn định, không bền vững

Trung bình - SV thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội còn máy

móc, đôi lúc có sự sáng tạo, nhưng còn đơn giản

- SV thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội có sự tươngtác vừa phải với mọi người xung quanh

- SV thể hiện sự tương tác lúc khó khăn, lúc dễ dàng, lúc

ổn định, lúc không ổn định, không bền vững

mềm dẻo, có sự sáng tạo ở mức độ nhất định trở lên

- SV thể hiện các biểu hiện của trí tuệ xã hội có sự tươngtác với mọi người xung quanh ở mức độ nhất định trở lên

- SV thể hiện sự tương tác tương đối dễ dàng hoặc dễdàng, ít lúng túng hoặc không lúng túng, tương đối ổnđịnh, bền vững hoặc rất ổn định, bền vững

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

Hệ thống hóa, làm rõ các xu hướng, quan điểm ở nước ngoài vàtrong nước về các vấn đề có liên quan đến trí tuệ, trí tuệ xã hội, trí tuệ xã

Trang 11

hội của sinh viên sư phạm mầm non; Xây dựng mô hình trí tuệ xã hội củasinh viên sư phạm mầm non; Phân tích các biểu biện của trí tuệ xã hội củasinh viên sư phạm mầm non; làm rõ các yếu tố chủ quan và khách quanảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non.

- Xây dựng cơ sở lý luận, tổng quan của luận án

2.4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.4.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Nhằm tìm hiểu mức độ trí tuệ xã hội sinh viên sư phạm mầm non, từ đó

tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

Bảng 2 2 : Độ tin cậy của thang đo

+ Kiểm tra lại kết quả trả lời của sinh viên ở phiếu trưng cầu ý kiến

xem có phù hợp với hoạt động và giao tiếp các em thực hiện ở trường haykhông

+ Thu thập thêm các thông tin thực tiễn bổ sung cho các tài liệu thuđược từ các phương pháp nghiên cứu khác

+ Các thông tin thu được từ phương pháp này góp phần làm rõ các biểuhiện, các mức độ của trí tuệ xã hội, từ đó có bức tranh đầy đủ hơn về thựctrạng trí tuệ xã hội

2.2.4.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về trí tuệ xã hội, các giảng viêngiảng dạy chuyên ngành sư phạm mầm non theo bảng câu hỏi phỏng vấnnhằm thu nhận những thông tin trực tiếp về tầm quan trọng, những biểuhiện, mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non và các biệnpháp rèn luyện trí tuệ xã hội cho các em

2.2.4.4 Phương pháp giải bài tập tình huống

Xây dựng thang đo bài tập tình huống để đo lường các biểu hiện cụ

thể về trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non trong các hoạt động ở

Trang 12

trường sư phạm Trên cơ sở đó chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong

trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non Có 20 tình huống chia đều

cho 5 biểu hiện của trí tuệ xã hội, mỗi biểu hiện có 4 bài tập tình huốngđánh giá sinh viên tương tác trong hoạt động và giao tiếp ở trường sư phạm

2.2.4.5 Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình

Chỉ ra các biểu hiện tâm lý đặc trưng về trí tuệ xã hội của sinh viên,

làm cơ sở đánh giá, kiểm chứng một cách chính xác, khách quan các biểuhiện tâm lý cơ bản và các mức độ biểu hiện về trí tuệ xã hội của sinh viên

mà luận án đã xác lập Qua đó, khẳng định tính đúng đắn của những luậnđiểm về xác lập mô hình cấu trúc trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạmmầm non

2.4.3 Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm

Nhằm khẳng định tính cần thiết và tính hiệu quả của các biện pháprèn luyện trí tuệ xã hội trong học tập của sinh viên sư phạm mầm non, gópphần nâng cao kết quả học tập nghề nghiệp của các em

2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Đề tài có sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu bằng phần mềm

SPSS phiên bản 20.0 để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phântích số liệu trong quá trình nghiên cứu nhằm xử lý các số liệu thu được từviệc khảo sát thực trạng và sau thực nghiệm

Tiểu kết chương 2 Quy trình tổ chức nghiên cứu luận án được thực hiện theo ba

giai đoạn: Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và tổ chức thựcnghiệm Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu tàiliệu văn bản, phương pháp điều tra viết, phương pháp phỏng vấn sâu,phương pháp quan sát, phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình,phương pháp thực nghiệm, phương pháp giải bài tập tình huống Các sốliệu thu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính một cáchkhoa học và tường minh với sự hỗ trợ của phần mền xử lý số liệu SPSSphiên bản 20.0

Trang 13

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TRÍ TUỆ XÃ HỘI

CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON 3.1 Đánh giá chung thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

3.1.1 Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non qua thang đo tự đánh giá

3.1.1.1 Thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non qua thang đo tự đánh giá (xét trên toàn mẫu)

Bảng 3 1 Trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non xét trên toàn mẫu

Trong 5 biểu hiện được khảo sát thì biểu hiện “Nhận thức xã hội” và

“Thiết lập và duy trì các mối quan hệ” được thể hiện ở mức cao hơn với mứcĐTB lần lượt đạt: 3,71 và 3,47 xếp thứ nhất và xếp thứ hai Biểu hiện “Thíchứng với hoạt động giáo dục mầm non” ĐTB đạt: 3,45 giá xếp thứ bậc 3 Tuynhiên, khả năng “hòa nhập môi trường giáo dục mầm non” của sinh viên sưphạm mầm non chưa cao, ĐTB đạt: 3,16, xếp thứ 4; Khả năng “Giải quyếtcác tình huống xã hội trong tương tác đặc trưng” ở mức thấp nhất với điểm

Ngày đăng: 22/08/2018, 12:33

w