ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KEOAUDONE SINDAVONG
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KEOAUDONE SINDAVONG
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Ngành: Địa lí họcMã ngành: 8.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN - NĂM 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một côngtrình nào khác Các bảng biểu, số liệu được tính toán dựa trên nguồn số liệu của cáccơ quan thống kê thành phố Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Các nguồntài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018
Tác giả
Keoaudone SINDAVONG
Trang 4Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫnPGS.TS Nguyễn Xuân Trường.
Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm Đại học Thái Nguyên cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Địa lí, phòng Đào tạo đãgiúp đỡ, dạy bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
-Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị em trong SởCông Thương Thủ đô Viêng Chăn, Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn, Cục thống kêThủ đô Viêng Chăn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiêncứu thực hiện đề tài này tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và tạođiều kiện giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018
Người thực hiện
Keoaudone SINDAVONG
Trang 52 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5
5 Những đóng góp của đề tài 7
6 Cấu trúc của đề tài 7
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNGMẠI 8
1.1 Khái quát về thương mại 8
1.1.1 Một số khái niệm chủ yếu 8
1.1.2 Vai trò và đặc điểm chủ yếu của thương mại 10
1.1.3 Đặc điểm chính của nội thương 12
1.1.4 Đặc điểm chính của ngành ngoại thương xuất nhập khẩu 13
1.2 Nội dung phát triển ngành thương mại 14
1.2.1 Phát triển thương mại nội địa 15
1.2.2 Phát triển ngoại thương xuất, nhập khẩu 17
1.2.3 Phát triển các dịch vụ thương mại 17
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thương mại 18
1.3.1 Nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
181.3.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội 19
1.3.3 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ của hoạt động nội thương 23
Trang 61.4 Thực tiễn phát triển ngành thương mại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
261.4.1 Nội thương (Thương mại nội địa) của CHDCND Lào 27
1.4.2 Ngoại thương xuất nhập khẩu của CHDCND Lào 28
1.4.3 Đánh giá về thực trạng phát triển ngành thương mại của nước CHDCNDLào trong thời gian qua 31
Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO
352.1 Khái quát nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 35
2.1.1 Vị trị địa lí, điều kiện tự nhiên - Thuận lợi và khó khăn 35
2.1.2 Thực trạng kinh tế - xã hội của nước Lào hiện nay 36
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại thủ đô Viêng Chăn 39
2.2.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 39
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 41
2.2.3 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 48
2.2.4 Đánh giá chung 51
2.3 Thực trạng phát triển ngành thương mại trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn giaiđoạn 2011-2015 53
2.3.1 Khái quát tình hình phát triển ngành thương mại thủ đô Viêng Chăn 53
2.3.2 Tình hình phát triển nội thương 55
2.3.3 Tình hình xuất nhập khẩu (ngoại thương) 66
2.3.4 Những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển thương mại trên địabàn thủ đô Viêng Chăn 67
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 74
3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành thương mại 74
3.1.1 Cơ sở của định hướng và mục tiêu phát triển thương mại thủ đô Viêng Chăn
743.1.2 Quan điểm 79
Trang 73.2 Giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành thương mại trên địa bàn thủ đô Viêng
Chăn trong nhưng năm tới 83
3.2.1 Thực hiện các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thương mại 83
3.2.2 Nhóm giải pháp xuất khẩu một số sản phẩm, hàng hóa chủ yếu 87
3.2.3 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại 89
3.2.4 Giải pháp về thông tin thị trường 89
3.2.5 Tăng cường công tác xúc tiến thương mại 90
3.2.6 Huy động vốn đầu tư 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ
CHDCND : Cộng hoà dân chủ nhân dân CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaNDCM : Nhân dân cách mạng
Nxb : Nhà xuất bảnXHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 9Bảng 2.2: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP của Thủ đô Viêng Chăn 42
Bảng 2.3: Tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế Thủ đô 42
Bảng 2.4: Số lượng điểm tài nguyên du lịch thành phố Viêng Chăn 50
Bảng 2.5: GDP và giá trị thương mại của thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2015 54
2011-Bảng 2.6: Hoạt động nội thương Thủ đô Viêng Chăn trong cơ cấu GDP giaiđoạn 2011-2015 (phân theo ngành) 56
Bảng 2.7: Cơ cấu Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtheo đơn vị hành chính 59
Bảng 2.8: Tình hình lao động và việc làm ở Thủ đô Viêng Chăn qua các năm 60
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vị trí Thủ đô Viêng
Chăn 38Hình 2.2 Bản đồ hành chính Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào 40Hình 2.3 Tăng trưởng GDP và tăng trưởng thương mại của thủ đô Viêng Chăn
trong giai đoạn 2011-2015 55
Trang 11MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Thương mại là hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, làcầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thương mại tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xãhội của một đất nước Kinh tế càng phát triển thì hình thức hoạt động thương mạicàng phong phú, sự phát triển của thương mại là một trong những yếu tố phản ánhtrình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Thương mại thuộc nhóm ngành dịch vụ,có lịch sử phát triển lâu đời và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tếđất nước bởi nó đảm nhiệm vai trò giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các ngành, cácvùng, các nước với nhau Câu nói “phi thương bất phú” hay rộng hơn là “phi dịch bấthoạt” đã nói lên vai trò của ngành thương mại
Phát triển thương mại của một nước được thể hiện trên cả khía cạnh nội dungvà hình thức Về khía cạnh nội dung, sự phát triển của thương mại được phản ánh quakhối lượng hay giá trị của hàng hóa và dịch vụ được mua bán trao đổi, tạo ra sự thôngsuốt nối liền sản xuất và tiêu dùng Về khía cạnh hình thức, sự phát triển thương mạiphản ánh việc mua bán trao đổi được tiến hành theo phương thức hay hình thức nào.Xuất phát từ vai trò của các hình thức hoạt động thương mại, bên cạnh việc nhấnmạnh vai trò lưu thông của thương mại đối với phát triển kinh tế, Đảng Nhân dâncách mạng Lào (Đảng NDCM Lào) còn nhấn mạnh vai trò của các hình thức hoạtđộng thương mại, một trong những định hướng quan trọng là phát triển thương mạitheo hướng văn minh và hiện đại
Là thủ đô của cả nước, Viêng Chăn là trung tâm chính trị - hành chính quốcgia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.Thương mại Viêng Chăn là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của thươngmại cả nước, nên đương nhiên được định hướng phát triển văn minh, hiện đại ViêngChăn còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sônghình rẽ quạt kết nối với các tỉnh thành, có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triểnthương mại, đó là nguồn tài nguyên khoáng sản; nguồn tài nguyên rừng, thủy năng…phục vụ phát triển ngành công nghiệp - thương mại; tiềm năng du lịch Trong nhữngnăm gần đây hoạt động thương mại của thủ đô Viêng Chăn có được nhiều chuyểnbiến tích cực, vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế địa phương đã đượckhẳng định Bên cạnh các phương thức thương mại truyền thống, nhiều hình thứcthương mại mới theo hướng
Trang 12văn minh hiện đại được hình thành và phát triển như hệ thống các siêu thị, trung tâmthương mại, các cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử… Sự phát triển của các hìnhthức thương mại này không chỉ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế màcòn góp phần quan trọng đối với việc phát triển thủ đô theo hướng xanh - sạch - đẹp,từng bước đáp ứng nhu cầu mong mỏi của người dân trong nước cũng như kháchquốc
tế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, sự phát triển của thươngmại Viêng Chăn còn nhiều hạn chế và không ít bất cập, chưa tương xứng với tiềmnăng và lợi thế của Thủ đô Đó chính là lý do đặt ra yêu cầu cần phải có sự nghiên cứuthấu đáo và có tính hệ thống để đưa ra các giải pháp phát triển thương mại thủ đôViêng Chăn Từ cách tiếp cận và nhận định trên đây, tác giả lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Phát triển thương mại thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,giai đoạn 2011 -
2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ địa lí học, hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và thực hiện giải pháp phát triểnthương mại thủ đô Viêng Chăn
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Thương mại nói chung có vai trò quan trọng trong hệ thống các ngành kinh tếquốc dân Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều khíacạnh khác nhau Trong đó:
Tại Việt Nam, kinh tế thương mại nói chung, nội thương và ngoại thương nói
riêng; hoạt động kinh tế thương mại dưới góc độ địa lí học (bao gồm cả nội thươngvà ngoại thương) đã được đề cập đến trong rất nhiều công trình khoa học Trong đó,đề cập đến cơ sở lý luận của hoạt động thương mại trong trước hết phải kể đến cácgiáo trình, sách của các tác giả: Đặng Đình Hào, Hoàng Đức Thân (chủ biên, 2003),
“Giáo trình kinh tế thương mại”, NXB Thống kê; Bộ Thương mại (2005), “Thươngmại Việt Nam 20 năm đổi mới”, NXB Chính trị quốc gia; Nguyễn Thị Nhiễu, (2006),“Siêu thị - phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam”, NXB Lao động - xãhội… Gần đây nhất, trong cuốn “Địa lí dịch vụ, tập II: Địa lí thương mại và du lịch”
của hai tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng chủ biên), hay các giáo trình
“Địa lí kinh tế xã hội đại cương”, Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam”, Lê Thông (chủ biên) đã đề cập khá chi tiết và đầy đủ về các vấn đề
Trang 13-cứu khoa học liên quan đến vấn đề này như: Viện nghiên -cứu thương mại (2007),
“Giải pháp
Trang 14phát triển các mô hình kinh doanh chợ”, Đề tài khoa học cấp bộ; Nguyễn Thị Nhiễu,(2007), “Nghiên cứu các hoạt động bán buôn, bán lẻ của một số nước và kinhnghiệm vận dụng vào Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp bộ; Đinh Văn Thành (2007),“Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàngchủ yếu ở
nước ta từ năm 2001 đến nay”, Đề tài khoa học cấp bộ… Nhìn chung có thể thấy về
thương mại được nghiên cứu trên rất nhiều giáo trình, các công trình khoa học, làmcơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình nghiên cứu của tác giả vận dụng vào thủ đôViêng Chăn
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về phát triển thương mại của một tỉnh/thànhphố ở Việt Nam cũng được đẩy mạnh nghiên cứu Trong đó có thể kể đến một số
công trình sau: Nguyễn Trường Giang (2013), "Giải pháp phát triển thương mạicủa tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc dân", Luận án Tiến sỹ kinh
tế, Viện Nghiên cứu Thương mại Trong luận án này, tác giả đã đánh giá toàn diệnthực trạng phát triển thương mại hàng hoá của địa phương theo các tiêu chí, chỉ tiêuđã xây dựng, có sự so sánh, đối chiếu với các tỉnh có biên giới và không có biêngiới để rút ra các bài học kinh nghiệm, các hạn chế Luận án chỉ rõ điểm đặc thù vàsự khác biệt cơ bản trong phát triển thương mại của một tỉnh có biên giới với tỉnhkhông có biên giới, qua đó nêu lên một số giải pháp mang tính đột phá trong phát
triển thương mại tỉnh Lào Cai Dương Thị Tình (2015), "Phát triển Thương mại bềnvững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên", Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân Trong luận án này, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá thựctrạng phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007-2013, chỉra mối quan hệ tương tác giữa tích cực và tiêu cực của thương mại và chứng minhđược việc phát triển thương mại bền vững là hoàn toàn cấp thiết Luận án đã đưa ramột cách nhìn mới trong nghiên cứu, đánh giá phát triển thương mại bền vững tạiđịa phương Luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển thươngmại bền vững áp dụng tại địa phương Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ địa líhọc về thương mại các tỉnh Việt Nam được thực hiện và bảo vệ tại Trường Đại họcSư phạm Hà Nội cũng như các bài viết được đăng trên các kỷ yếu và tạp chí, trong
đó có thể kể đến Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Giang (2015), “Nghiên cứu hoạtđộng nội thương tỉnh Thái Nguyên”, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Trang 15Tại Lào, nghiên cứu về ngành thương mại nói chung, cũng như sự phát triển
của nội thương và ngoại thương cũng được đẩy mạnh trong những năm qua Trên cơsở tìm hiểu các công trình khoa học tại Lào, có thể kể đến một số công trình như sau:
Khoa Luật và Hành Chính - Đại học Quốc gia Lào (2008), Giáo trình Ngoại Thương,Viêng Chăn; Luận văn thạc sĩ của Vanhsong Keobounphanh (2007), Hoàn thiệnpháp luật kinh tế đối ngoại của nước CHDCND Lào hiện nay, Đại học Quốc gia Lào;Luận văn thạc sĩ của Vathsana Lathtanaphanh (2010), Giải pháp thúc đẩy xuất khẩucác mặt hàng nông sản của Lào giai đoạn 2010-2015, Đại học Quốc gia Lào;
Xomxay Xihachac (2012), “Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới và triển vọng
hợp tác thương mại giữa Lào và các nước”, Kinh tế & Phát triển, (4), tr 42-48;
Phothilat Phomphothi (2013), “Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu Lào trong quá
trình hội nhập”, Kinh tế & Phát triển, (5), tr 32-39; Thoongsalit Mangnomec (2014),“Quan hệ hợp tác thương mại Lào - Việt trong bối cảnh hiện nay”, Alunmay, (Tạpchí lý luận và thực tiễn của Đảng nhân dân Cách mạng Lào), số 4/2014;
Như vậy, có một số công trình khoa học, luận án, luận văn liên quan đến pháttriển thương mại nhưng chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu trựcdiện có tính hệ thống và toàn diện về phát triển thương mại thủ đô Viêng Chăn
3 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại, đề tài tập trung vàophân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển ngành thương mại thủ đôViêng Chăn dưới góc độ Địa lí học Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triểncủa ngành thương mại thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào theo hướng hội nhậpvà bền vững
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết nhằm góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận chung vềphát triển thương mại
- Nghiên cứu thực tiễn phát triển thương mại ở một số địa phương của ViệtNam và rút ra bài học cho phát triển thương mại ở thành phố Viêng Chăn, CHDCNhân dân
Trang 16mại thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới.
Trang 173.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về giới hạn: trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ và điều kiện thực tế củatỉnh, tác giả tập trung nghiên cứu hệ thống các lý luận thực tiến về phát triển thươngmại nội địa và xuất nhập khẩu Phân tích thực trạng phát triển và phân bố hoạt độngnội thương của Thủ đô Viêng Chăn trong đó tập trung nghiên cứu tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cơ cấu ngành nội thương, sự phát triển củathị trường, các mặt hàng chính và một số hình thức chủ yếu của hoạt động nộithương (cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị…) Phân tích tính hình xuất nhập khẩu hànghóa và dịch vụ, sự phát triển các mặt hàng xuất khẩu và thị trường
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động thương mại trên địa bàn Thủ đô ViêngChăn với sự phân hóa theo các huyện, quận, có chú ý so sánh với các tỉnh lân cận, vớivùng Trung Lào và cả nước
- Về thời gian: các giải pháp đề xuất trong luận văn được thực hiện trong giaiđoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Mỗi lãnh thổ địa lí có những đặc điểm riêng và nghiên cứu Địa lí là phải tìm rađược những nét tương đồng, khác biệt giữa các lãnh thổ đó Trong đề tài này, quanđiểm lãnh thổ được tác giả vận dụng qua việc đánh giá, so sánh các tiềm năng cũngnhư thực trạng, giải pháp phát triển ngành thương mại của thủ đô Viêng Chăn với cáctỉnh xung quanh nhằm làm nổi bật nét độc đáo, riêng biệt Các đối tượng địa lí là cácđịa tổng thể nên đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách tổng hợp Quan điểm tổnghợp được tác giả vận dụng qua việc đánh giá những thành tựu trong hiện trạng pháttriển hoạt động thương mại thủ đô Viêng Chăn, là kết quả tổng hợp của những nhântố tác động mà ở đó nổi bật hơn cả là các nhân tố về vị trí địa lí, hạ tầng cơ sở, nguồnlao động, đường lối chính sách…
4.1.2 Quan điểm hệ thống
Thương mại là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế quốc gia,vùng và các tỉnh Bản thân thương mại cũng bao gồm hai hoạt động lớn là nội thươngvà ngoại thương Nếu nhìn theo khía cạnh lãnh thổ thì nội thương thủ đô Viêng Chănđược cấu thành bởi nội thương của các huyện, quận, đồng thời lại là một bộ phận cấuthành nên nội thương Lào Vì vậy, thương mại nói chung và nội thương nói riêng làvấn đề của một ngành, liên ngành và cũng là vấn đề của từng địa phương
Trang 184.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Khi phân tích các đối tượng địa lí phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử của nó, phảiđặt các sự kiện trong quá trình tương tác vận động không ngừng Trong đề tài, quanđiểm lịch sử - viễn cảnh được tác giả vận dụng qua việc phân tích tác động với đốitượng trong một chuỗi thời gian dài nhằm thấy được lịch sử phát triển cũng như xuthế phát triển trong thời gian tới
4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Nội dung của phát triển bền vững có thể khái quát ở ba mục tiêu của sự pháttriển: Mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường Vì vậy, khi nghiên cứu về thực trạngphát triển hoạt động thương mại, ngoài việc nghiên cứu về hiệu quả kinh tế còn cầnphải quan tâm tới sự ảnh hưởng của ngành đối với xã hội, môi trường để đảm bảo sựphát triển bền vững, lâu dài
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài, được sửdụng để tập hợp, hệ thống lại cơ sở lý luận, các thông tin, tư liệu về ngành thương mạicủa Thủ đô Viêng Chăn
Phương pháp phân tích thống kê (phân tích chỉ số, phương pháp phân tích độngthái…) sử dụng trong việc phân tích hiện trạng, thực trạng làm cơ sở dự báo xu hướngphát triển thương mại thủ đô Viêng Chăn
4.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Trên cơ sở tập hợp, thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài, tác giảtiến hành tổng hợp, phân tích có chọn lọc các nguồn tư liệu như các báo cáo, số liệuthống kê của các cơ quan chức năng, các số liệu mới nhất ở thời điểm nghiên cứu
4.2.3 Phương pháp bản đồ, GIS
Bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lí, giúp cho việc thể hiện kếtquả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng một cách khoa học và trực quannhất Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng phần mềm MapInfo đểthành lập bản đồ
4.2.4 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống và đặc trưng của khoa học Địa lí.Qua việc khảo sát thực tế địa phương, tác giả đã kiểm chứng, nghiên cứu cụ thể để cónhững nhận định, đánh giá khách quan và xác thực về hoạt động nội thương ở các địaphương
Trang 194.2.5 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, dự báo, lựa chọn được sửdụng trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, xây dựng các quan điểm, định hướngchính sách, giải pháp thiết thực, có tính khoa học và khả thi để phát triển thương mạivăn minh, hiện đại
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả xin ý kiến của Giáo viên hướngdẫn, các thầy cô của khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cácchuyên gia của Sở Công thương, Cục thống kê và Ủy ban nhân dân thành phố ViêngChăn… để tăng tính khoa học và thực tiễn cho đề tài, củng cố những nhận địnhtrong luận văn
5 Những đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đềlý luận cơ bản về thương mại và những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thươngmại
- Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần đánh giá, phân tích thực trạng, nhữngnguyên nhân tồn tại trong quá trình phát triển thương mại của thủ đô Viêng Chăn,CHDCND Lào Trên cơ sở đó đề xuất ra quan điểm, đinh hướng và các giải phápnhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại của thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiệnnay
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài các phần chung, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở Lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại.Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển thương mại Thủ đôViêng Chăn, Lào.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Thủ đô Viêng Chăngiai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030
Trang 20PHẦN NỘI DUNGChương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI1.1 Khái quát về thương mại
1.1.1 Một số khái niệm chủ yếu
1.1.1.1 Khái niệm về thương mại
Ở Lào, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, thuật ngữ “thương mại”được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạmpháp luật, song cho đến nay, vẫn có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về kháiniệm thương mại Về mặt thuật ngữ, thương mại tiếng Anh là “Trade”, vừa có nghĩalà kinh doanh, vừa có nghĩa là trao đổi hàng hóa, dịch vụ Ngoài ra, tiếng Anh còndùng một thuật ngữ nữa là “Business” hoặc “Commerce” với nghĩa buôn bán hànghóa, kinh doanh hàng hóa hay mậu dịch Tiếng Pháp cũng có từ “Commerce” vớinghĩa là sự buôn bán, mậu dịch hàng hóa dịch vụ Tiếng Latinh từ “thương mại” là“Commercium” vừa có nghĩa là mua bán hàng hóa, vừa có nghĩa là hoạt động kinhdoanh Theo từ điển Nga - Việt xuất bản năm 1977 thì thương mại (TOPGOBLA)cũng được hiểu là mua bán, kinh doanh hàng hóa Như vậy, khái niệm thương mạicần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng [15]
Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, được hiểu như là các hoạt động kinhtế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường
Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường, là lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hóa Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa(kinh doanh hàng hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi là ngoại thương(kinh doanh quốc tế)
Ở nước CHDCND Lào, do hiện vẫn chưa có Luật Thương mại và công tácnghiên cứu về hoạt động thương mại chưa được làm rõ và thống nhất Hiện nay chỉ cómột số văn bản quản lý Nhà nước của Lào trong lĩnh vực thương mại có nêu ra nộihàm của khái niệm này Đơn cử như Quyết định số 1166 Bộ Công nghiệp và thươngmại Lào ngày 10/7/2007 về việc tổ chức và hoạt động (thực hiện) của cán bộ kiểm
soát thương mại, trong Điều 3 có nêu “thương mại nghĩa là sự trao đổi hàng hóa vàphục vụ giữa các cá nhân, nhóm người hoặc quốc gia với hình thức vận chuyển, phụcvụ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”.
Trang 211.1.1.2 Cơ cấu ngành thương mại
Thương mại là một mạng lưới phức tạp bao gồm những luồng hàng trao đổigiữa các nền kinh tế của các đô thị, các vùng, các quốc gia và thế giới Trên thực tế,căn cứ vào các tiêu chí khác nhau thương mại có thể được phân chia theo nhiều cáchkhác nhau:
- Theo phạm vi hoạt động, thương mại có ngoại thương và nội thương.- Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng tiêu dùng
- Theo các khâu của quá trình lưu thông, có thương mại bán buôn, thươngmại bán lẻ
- Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, có thươngmại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ
- Theo kỹ thuật giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại điện tử Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính tương đối nhưng
có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững thương mại [5, tr.12]
Cách phân chia có ý nghĩa phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là chiathương mại thành hai bộ phận: nội thương (nội địa) và ngoại thương (Thương mạiquốc tế) Trong đó:
- Nội thương (thương mại nội địa) là hoạt động thương mại diễn ra trong phạmvi biên giới của một quốc gia Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa,dịch vụ trong một quốc gia Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyênmôn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ Thương nghiệp bán lẻcòn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội Trong hoạt động nộithương, chỉ tiêu thương mại bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng được coilà một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động
- Ngoại thương (thương mại quốc tế) được hiểu là trao đổi mua bán hàng hoágiữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trongnước với thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước Cùng với sự phát triển củanền văn minh loài người, hoạt động thương mại quốc tế trở thành một tất yếu lịch sử,mang tính khách quan Tuy nhiên, khái niệm thương mại quốc tế được dùng nhiềunhất gắn liền với sự hình thành của GATT và ngày nay là WTO Từ 1/1/1995, với sựra đời của WTO, khái niệm thương mại quốc tế đã được chuẩn hóa và được sử dụng
rộng rãi hơn Cụ thể, ngày nay, khái niệm thương mại quốc tế được hiểu là “quá trình
Trang 22trao đổi hàng hóa, dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các nướcthông qua mua bán, lấy tiền làm môi giới nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận”.
Trang 231.1.2 Vai trò và đặc điểm chủ yếu của thương mại
1.1.2.1 Vai trò
Là một ngành của nền kinh tế quốc dân, thương mại có vai trò quan trọng trongnền kinh tế thị trường ở nước CHDCND Lào Xác định rõ vai trò của thương mại chophép tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện cho thương mại phát triển.Vai trò của thương mại một mặt được thể hiện trong quá trình thực hiện các chứcnăng và nhiệm vụ của nó, mặt khác, còn được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc
luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua
Thứ hai, hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vi trong một nền
sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường Ngành thươngmại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triểnsản xuất hàng hóa Thông qua hoạt động buôn bán trên thị trường, nhà sản xuất đượccung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra
Thứ ba, đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của họ mà họ còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới.Điều đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường, thúc đẩy tái sản xuất mởrộng, lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong nước, nước ngoài được thông suốt
Thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi hoạt động thương mại cóvài trò rất lớn trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới
Thứ tư, hoạt động thương mại có vai trò rất lớn trong phân công lao động
theo lãnh thổ giữa các vùng trong nước Đó là vì mỗi vùng tham gia vào quá trìnhphân công lao động theo lãnh thổ bằng cách sản xuất ra những sản phẩm hàng hóadựa trên các lợi thế so sánh của mình để cung cấp cho các vùng khác, đồng thờilại tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhập từ ngoài vùng Phân công lao động theo lãnhthổ càng sâu sắc thì thương mại nói chung và nội thương nói riêng càng phát triểnvà ngược lại
Thứ năm, trong hoạt động thương mại có sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh
doanh trên thị trường trong mua bán hàng hóa, dịch vụ Quan hệ giữa các chủ thể kinhdoanh là quan hệ bình đẳng, thuận mua vừa bán, nói cách khác là quan hệ được tiền tệhóa Vì vậy, trong hoạt động buôn bán đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự năngđộng, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến đểnâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Điều đó góp phầnthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại vàphát triển trong môi trường cạnh tranh
Trang 24Thứ sáu, trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ thị trường
trong nước có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường ngoài nước thông qua hoạt độngngoại thương Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương sẽ bảo đảm mở rộng thịtrường các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường trong nước và bảo đảm sự cân bằnggiữa hai thị trường đó Vì vậy, thương mại có vai trò là cầu nối gắn kết nền kinh tếtrong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa
Với ý nghĩa và vai trò như vậy của thương mại, để phát triển thương mại, cầnchú trọng và đẩy mạnh phát triển cả nội thương và ngoại thương, bảo đảm hàng hóalưu thông thông suốt, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động thương mại để mởrộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả [5]
1.1.2.2 Chức năng của thương mại
Được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phâncông lao động xã hội nên chức năng của thương mại mang tính khách quan
Thương mại đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau Bảnchất kinh tế xã hội của các hình thái kinh tế xã hội này mặc dù có sự khác nhau nhưngchức năng chung của thương mại là giống nhau Con người chỉ có thể nhận thức vàvận dụng các chức năng của thương mại chứ không thể tùy tiện áp đặt hoặc thay đổicác chức năng đó
- Chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa - thực hiện giá trị hàng hóa: Tổ chứcquá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài thông qua hoạt độngmua bán để nối liền một cách có kế hoạch giữa sản xuất với tiêu dùng, đồng thời thỏamãn các nhu cầu tiêu dùng của toàn bộ xã hội về hàng hóa và dịch vụ trên các mặt vềsố lượng, chất lượng, cơ cấu hàng hóa và dịch vụ theo không gian, thời gian một cáchliên tục, với chi phí thấp nhất mang lại lợi nhuận cao nhất [Dẫn theo 9, tr.8]
- Thông qua chức năng thực hiện giá trị hàng hóa, dịch vụ, thương mại đáp ứngtốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêudùng: chuyển hóa hình thái giá trị hàng hóa là chức năng quan trọng của thương mại.Thực hiện chức năng này, thương mại tích cực phục vụ và thúc đẩy sản xuất pháttriển, bảo đảm lưu thông thông suốt và đây chính là thực hiện mục tiêu của quá trìnhkinh doanh thương mại - dịch vụ
- Chức năng tổ chức mặt hàng thương mại và dịch vụ để đáp ứng phù hợp vớikhách hàng: Tổ chức lưu thông hàng hóa cần phải có đủ hàng hóa một cách liên tục,giúp cho quá trình lưu thông không bị ngưng trệ, gián đoạn Vì thế, phải tổ chức mặthàng thương mại dịch vụ một cách tốt nhất Thực chất thương mại thực hiện chức
Trang 25trình sản xuất trong khâu lưu thông, nghĩa là thương mại phải tổ chức việc vận chuyểnhàng hóa, tiếp nhận, bảo quản, phân loại và ghép đồng bộ hàng hóa nhằm giữ gìn,hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa, phục vụ cho quá trình bán hàng.
- Thương mại góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhànước: Hoạt động kinh doanh của thương mại có vai trò xã hội quan trọng, qua đó gópphần thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm giảm bớt nhữngkhiếm khuyết của kinh tế thị trường ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội, trực tiếp làngười tiêu dùng Thông qua việc cung ứng hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa cho ngườisản xuất, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thương mại đã góp phần thúcđẩy sản xuất phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hayviệc không ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh
1.1.3 Đặc điểm chính của nội thương
Trên cơ sở phân loại ngành thương mại, có thể thấy, nội thương, với tư cách làhoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia (thương mạinội địa) có những đặc điểm chính như sau:
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tấtcả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hóa; các yếutố của sản xuất (như đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động,công nghệ và quản lý; các sản phẩm và dịch vụ tạo ra; chất xám ) đều là đối tượngmua bán và trở thành hàng hóa Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước lànền kinh tế hỗn hợp vừa có cơ chế tự điều chỉnh của thị trường và vừa có cơ chế quảnlý, điều tiết của Nhà nước Trong điều kiện như vậy, nội thương có những đặc điểm cơbản sau:
- Phát triển trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nước dựa trên cơ sở nền kinh tếnhiều thành phần, bao gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước (kinh tế cá thểvà tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước), kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài
- Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước.Buôn bán theo cơ chế thị trường không thể nào giải quyết được hết những vấn đề dochính cơ chế đó và bản thân hoạt động thương mại, dịch vụ tạo ra như vấn đề thươngmại với môi trường, nhu cầu kinh doanh với các nhu cầu xã hội, hàng giả, hàng nhái,gian lận thương mại Sự quản lý của Nhà nước được thực hiện bằng luật pháp và cácchính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển Nhà nước sử dụng các côngcụ đó để hoạt động thương mại ở thị trường trong nước phát triển trong trật tự, kỉcương, kinh doanh theo đúng nguyên tắc của thị trường
Trang 26- Số lượng, chất lượng các sản phẩm trao đổi ngày càng tăng Lượng hàng hóadịch vụ trao đổi trong lĩnh vực thương mại ngày càng tăng với nhiều chủng loại hànghóa khác nhau và có chất lượng, mẫu mã tốt.
- Tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theopháp luật Sản xuất hàng hóa trước hết là sản xuất những giá trị sử dụng, nhưng nhữnggiá trị sử dụng này phải trải qua trao đổi mới trở thành hàng hóa Thương mại làm chosản xuất phù hợp với những biến đổi không ngừng của thị trường Tự do thương mạilàm cho lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước nhanh chóng, thông suốt
- Mua bán theo giá cả thị trường Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sởgiá trị thị trường Nó là giá trị trung bình của những hàng hóa chiếm phần lớn trên thịtrường Mua bán theo giá cả thị trường trở thành động lực để thúc đẩy sản xuất kinhdoanh phát triển, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên
- Tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực nội thương đều được tiền tệ hóathực hiện theo định hướng của Nhà nước, tuân theo các quy luật của lưu thông hànghóa và của kinh tế thị trường [18]
1.1.4 Đặc điểm chính của ngành ngoại thương xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Xuấtnhập khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống cácquan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuấthàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chấtvà tinh thần của nhân dân Do đó, cùng với những lợi ích kinh tế đem lại khá cao thìhoạt động xuất nhập khẩu cũng rất dễ dẫn đến những hiệu quả khó lường hết vì nóphải đối mặt với toàn bộ các hệ thống kinh tế của các nước cùng tham gia xuất nhậpkhẩu mà các hệ thống này có đặc điểm không giống nhau và rất khó có thể khống chếđược
Ngành ngoại thương xuất nhập khẩu có những đặc điểm chủ yếu sau:- Thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu: thời gian lưu chuyển hànghóa trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gianlưu chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện hai giaiđoạn mua hàng và hai giai đoạn bán hàng Đối với hoạt động xuất khẩu là mua ở thịtrường trong nước bán cho thị trường ngoài nước, còn đối với hoạt động nhập khẩu làmua hàng hóa của nước ngoài và bán cho thị trường nội địa Do đó để xác định kếtquả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hóa đã luânchuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ ngoại thương, có thể
Trang 27- Hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu: Hàng hóa trong kinh doanh xuất nhậpkhẩu bao gồm nhiều loại trong đó xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng có thế mạnhtrong nước (rau quả tươi, hàng mây đan, thủ công mỹ nghệ ), còn nhập khẩu chủ yếunhững mặt hàng mà trong nước không có, chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đápứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, thị hiếu tiêu dùng.
- Thời gian giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: Thời điểm xuất nhập khẩuhàng hóa và thời điểm thanh toán tiền hàng thường không trùng nhau mà có khoảngcách kéo dài
- Phương thức thanh toán: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phươngthức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng
- Tập quán, pháp luật: hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khácnhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng nhưtập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởngvà phát triển của bất kỳ một quốc gia nào [18]
1.2 Nội dung phát triển ngành thương mại
Phát triển thương mại là tất cả các hoạt động của con người tác động theohướng tích cực đến lĩnh vực thương mại (cụ thể là tác động đến các hoạt động muabán sản phẩm và cung ứng dịch vụ) làm cho lĩnh vực này ngày càng được mở rộng vềquy mô, tăng về chất lượng, nâng cao hiệu quả và phát triển một cách bền vững
Sự phát triển của ngành thương mại mang những bản chất sau:
Thứ nhất, phát triển thương mại là sự mở rộng về quy mô thương mại Phát
triển thương mại xét về mặt quy mô là tạo đà cho sản phẩm, dịch vụ bán được nhiềuhơn, quay vòng nhanh hơn, giảm thời gian lưu thông, sản phẩm không chỉ bó hẹp trênmột thị trường truyền thống mà còn được đưa đến thị trường mới, những người tiêudùng mới
Thứ hai, phát triển thương mại phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ khi cung cấp ra thị trường Không chỉ tăng về mặt số lượng mà cáchoạt động phát triển thương mại cũng phải quan tâm về mặt chất lượng, nghĩa là phảilàm thế nào để gia tăng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, khắc phục được nhượcđiểm còn tồn tại trong sản phẩm, dịch vụ, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm có hàm lượngchất xám cao, mẫu mã đẹp, sang trọng… Phải có sự thâm nhập và khai thác tốt hơnthị trường cũ của sản phẩm, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và phát triển thương mại sảnphẩm theo chiều sâu
Trang 28Thứ ba, phát triển thương mại gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của
thương mại Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại là việc sử dụng tất cả các biệnpháp tác động tới kết quả, chi phí hoặc cả hai đại lượng này nhằm cho hoạt độngthương mại có kết quả tăng mà chi phí không tăng Nâng cao hiệu quả kinh tế thươngmại cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, tối thiểu hóachi phí sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận, gây dựng tầm quan trọng của sảnphẩm trên thị trường Hiệu quả thương mại cao cũng đồng nghĩa với tính bền vững,phát triển thương mại hướng tới mục tiêu tạo thêm công ăn việc làm, đóng góp chongân sách nhà nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời bảo vệmôi trường, nhằm giảm thiểu những tác dụng không tốt tới sức khỏe con người [11]
Trên cơ sở bản chất đó, nội dung phát triển thương mại bao gồm:
1.2.1 Phát triển thương mại nội địa
Việc phát triển thương mại nội địa được thể hiện ở những khía cạnh sau:- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng cho phát triển thương mại: Hệ thốngkết cấu hạ tầng thương mại gồm: Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn và bán lẻ, có thểphân loại hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại thành các loại hình sau: Trung tâmthương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng,…
+ Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại,đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hộitrường, phòng họp, văn phòng cho thuê… được bố trí tập trung, liên hoàn trong mộthoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinhdoanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thứcphục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh củathương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng, đáp ứng cáctiêu chuẩn của Trung tâm thương mại theo quy định pháp luật
+ Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyêndoanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đápứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổchức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãnnhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của Siêu thịtheo quy định
+ Chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch,đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vựcdân cư Chợ truyền thống có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới, nó đã tồn tại và
Trang 29có thể
Trang 30họp tất cả các ngày hoặc theo các ngày xác định tùy theo thói quen và phong tục củatừng khu vực Tại chợ truyền thống, hàng hóa được bày bán công khai để cho ngườimua được lựa chọn và mặc cả giá, nó bao gồm cả hàng mới và hàng cũ, kể cả nôngsản thực phẩm và hàng công nghiệp Tùy theo tiêu chí phân loại trong quá trình quảnlý và hoạt động, có nhiều loại chợ khác nhau, trong đó có thể đề cập đến các loại chợsau: chợ đầu mối, chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ tổng hợp, chợ dân sinh, chợnông thôn, chợ miền núi, chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và chợ tạm
Bên cạnh hệ thống chợ loại hình hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻtruyền thống quan trọng khác là các cửa hàng tại các đường phố, các khu cụm dân cưphát triển thông thường các cửa hàng này được tận dụng diện tích mặt trước nhà ở đểkinh doanh
- Phát triển kinh doanh chuyên môn hoá: Doanh nghiệp chỉ chuyên kinhdoanh một hoặc một nhóm hàng hóa có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chấtnhất định chẳng hạn: xăng dầu, xi măng, lương thực Loại hình kinh doanh này cóưu điểm do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện nắm chắc được thông tinvề người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa và dịch vụ nên cókhả năng cạnh tranh trên thị trường có thể vươn lên thành độc quyền kinh doanh.Trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao có điều kiện để tăng năng xuất và hiệu quảkinh doanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên dùng tạo ra lợi thế lớn trongcạnh tranh, có khả năng đào tạo được những cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gianhân viên kinh doanh giỏi [5]
- Phát triển chuyên môn hoá hoạt động đại lý thương mại: Đại lý thương mại làhoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lýnhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụcủa bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao Có các hình thức đại lý sau: Đạilý bao tiêu; Đại lý độc quyền; Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; vàcác hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận
- Phát triển chuyên môn hoá hoạt động Xúc tiến thương mại: Tập trung vào cáchoạt động như: Khuyến mại, Quảng cáo thương mại và Hội chợ, triển lãm thương mại
- Phát triển đa dạng hóa các loại hình thương mại truyền thống (như chợ, cửahàng,…) và các loại hình thương mại hiện đại (như siêu thị, Trung tâm thương mại,cửa hàng tự chọn…)
Hiện đại hoá phương thức hoạt động thương mại như áp dụng Thương mạiđiện tử Vì thương mại điện tử giúp nắm được thông tin phong phú, trước hết giúp cho
Trang 31xây dựng
Trang 32được chiến lược kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước,khu vực và thị trường quốc tế Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với doanh nghiệp vừavà nhỏ họ ít có cơ hội để giao dịch, thiếu thông tin, thiếu đối tác Vì vậy việc ứngdụng thương mại điện tử sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ toàn cầu hóa nền kinh tế thếgiới [5].
1.2.2 Phát triển ngoại thương xuất, nhập khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triểnkinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xuất khẩu tạonguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa,đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩutạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi Xuất khẩu tạo ra khả năng mởrộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển ổn định Xuất khẩu mở rộngkhả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao nănglực sản xuất trong nước Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọngtạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Lào nhằm hiện đại hóanền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới Thông qua xuất khẩu,hàng hóa của Lào sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả,chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi nước CHDCND Lào phải tổ chức lại sảnxuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện côngviệc quản trị sản xuất và kinh doanh
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cảithiện đời sống nhân dân Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt,trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và cóthu nhập không thấp Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêudùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêudùng của nhân dân
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại củađất nước
1.2.3 Phát triển các dịch vụ thương mại
Dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng hóa, dịch vụ kỹ thuật khách hàng,giao nhận hàng hóa, chào hàng, dịch vụ quảng cáo, giám định hàng hóa,
Dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng có vai trò to lớn Nó giúp
Trang 33gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng
Trang 34hóa, tiền tệ Dịch vụ lập nên hàng rào chắn, ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ cạnhtranh Dịch vụ giúp cho sự phát triển thị trường và giữ thị trường ổn định Dịch vụ cònlàm thay đổi căn bản cơ cấu của nền kinh tế quốc dân Dịch vụ thể hiện trình độ vănminh thương mại.
Trung tâm logistics: Phục vụ phân phối hàng hóa tương đối đầy đủ như: phânloại, đóng gói hàng hóa, bảo quản, dự trữ, tập trung hàng hóa hoặc phân loại trungchuyển hàng hóa, dịch vụ thông tin có liên quan đến phân phối và lưu thông hàng hóa,xếp dỡ hàng, thông quan,
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thương mại
1.3.1 Nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.3.1.1 Vị trí địa lí
Trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế, mặc dù có sự phát triển củamạng thông tin toàn cầu và mạng lưới giao thông vận tải, song vị trí địa lí vẫn đượcđánh giá là một nhân tố quan trọng, một địa tô chênh lệch để định ra hướng phát triểncó lợi nhất trong phân công lao động và xây dựng mối quan hệ giao lưu trao đổi hànghóa giữa các vùng, các địa phương
Vị trí địa lí ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động thương mại, thểhiện trên các mặt như: khoảng cách không gian liên hệ với khách hàng mà doanhnghiệp có khả năng chinh phục, sự thuận lợi trong vận chuyển và chi phí vận chuyển,khoảng cách không gian với các nguồn cung cấp hàng hóa, lao động và nguyên liệu,địa điểm thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại
Thực tế cũng cho thấy những nơi có vị trí địa lí thuận lợi như nằm trên trụcđường giao thông chính, nằm ở trung tâm của thành phố, của tỉnh hay của cả nước thìhoạt động nội thương diễn ra sôi động và có nhiều cơ hội để phát triển, nguồn hàngphong phú và đa dạng hơn những vùng khác
1.3.1.2 Địa hình và đất
Địa hình là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế Với hoạt động nội thương, địahình tạo ra cơ sở mặt bằng cho ngành phát triển - xây dựng cơ sở hạ tầng (chợ, cửahàng, siêu thị.) Địa hình ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, khu vực miền núi cóđịa hình chia cắt gây khó khăn trong kinh doanh thương mại, đầu tư phát triển hạtầng thương mại tốn kém Cùng với yếu tố nguồn nước và khí hậu nó còn tác độngđến cơ cấu các mặt hàng trao đổi trên thị trường
1.3.1.3 Khí hậu
Trang 35Đặc điểm khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợicho các vùng phát triển kinh tế Ở những khu vực khí hậu thời tiết thuận lợi sẽ tạo sựthuận lợi cho các hoạt động sản xuất vật chất trực tiếp từ đó tạo ra khối lượng hànghóa lớn và ngược lại Sự đa dạng của khí hậu là yếu tố góp phần tạo nên sự phongphú, đa dạng về sản phẩm trao đổi mua bán trên thị trường, thúc đẩy cho hoạt độngnội thương phát triển Đặc điểm khí hậu khác nhau, nhu cầu, thị hiếu về hàng hóacũng khác nhau.
1.3.1.4 Nguồn nước
Ngoài tạo diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tạo mặt hàngtrao đổi, nguồn nước giúp đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế Đặc biệt, sông ngòicòn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa Ở Lào có nhiều con sôngcó giá trị vận chuyển hàng hóa lớn, đặc biệt là ở vùng sông Mê Kông
Nguồn nước dồi dào là điều kiện để thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất vậtnuôi, cây trồng, tạo khối lượng hàng hóa nông phẩm lớn đáp ứng nhu cầu cho hoạtđộng nội thương
Sông ngòi kết hợp với địa hình còn có giá trị lớn về thủy điện - loại hàng hóađặc biệt không thể thiếu đối với một nền kinh tế
1.3.1.5 Tài nguyên sinh vật
Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng là cơ sở tạo ra nguồn hàngphong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đồng thời là nguyên liệu cho các ngành sảnxuất có liên quan
1.3.1.6 Tài nguyên khoáng sản
Là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phongphú đa dạng cho hoạt động nội thương Là tiền đề cơ bản cho các ngành công nghiệp,thu hút đầu tư tạo ra môi trường thuận tiện cho giao lưu trao đổi mua bán hàng hóa.[Dẫn theo 6]
1.3.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội
1.3.2.1 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
Cơ sở hạ tầng kinh tế là nền tảng để thương mại của địa phương phát triển,là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởnglớn đến chất lượng hoặc giá cả của sản phẩm Phân tích thực trạng cơ sở hạ tầngkinh tế sẽ cho biết mức độ hiện đại, mức độ tiên tiến và khả năng đáp ứng yêu cầukinh doanh thương mại trong hiện tại cũng như tương lai của tỉnh
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp trong giao lưu, trao đổi vàphát triển các hoạt động sản xuất và tiêu thụ Nó có vai trò quan trọng trong việc vận
Trang 36chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin, giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêudùng Những yếu tố tác động lớn tới hoạt động nội thương trước hết phải kể đến làcác yếu tố: giao thông vận tải, thông tin liên lạc và khả năng cung cấp điện Nhữngnơi có hệ thống điện, giao thông thường giúp cho việc giao lưu trao đổi buôn bán giữacác địa phương được thuận tiện hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản.
1.3.2.2 Dân cư và nguồn lao động
Những đặc điểm của dân cư (quy mô dân số, cơ cấu tuổi và giới tính, tốc độgia tăng dân số, sức mua) và các đặc điểm về văn hóa (phong tục tập quán, thói quentiêu dùng ) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố thương mại Điều đó đòihỏi phải nhìn thấy được bức tranh về hiện trạng và dự báo được xu hướng biến độngcủa thị trường tiêu dùng Lào có dân số không đông, nhưng số lượng cơ cấu dân sốđang có sự chuyển biến do có sự nhập cư, đòi hỏi phải không ngừng mở rộng mạnglưới và đa dạng hóa các loại hình tổ chức buôn bán Đời sống không ngừng được nângcao làm cho sức mua ngày càng tăng và góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng củangười dân, nhất là dân cư thành thị Người tiêu dùng ở thành thị luôn có yêu cầu caohơn so với người nông thôn về chất lượng hàng hóa, dịch vụ khách hàng, thái độ phụcvụ Ngày nay, thói quen mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại đã hình thànhở bộ phận ngày càng đông của dân cư ở các thành phố lớn
Sự phân bố dân cư, nhất là mạng lưới điểm quần cư có ảnh hưởng rõ nét tới sựphân bố hoạt động thương mại Các điểm buôn bán đáp ứng nhu cầu hàng ngày củanhân dân (như cửa hàng bán lẻ, chợ) có bán kính phục vụ trong phạm vi nhất định.Mạng lưới các điểm thương mại thường dày đặc, nhất là đối với điểm dân cư đô thị.Các thành phố lớn có mạng lưới dịch vụ kinh doanh, buôn bán phức tạp, đa dạng vớiquy mô lớn và hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu của đông đảo dân cư với mức sốngcao, nhu cầu tiêu dùng lớn
1.3.2.3 Các nhân tố khoa học - công nghệ
Nhân tố về khoa học - công nghệ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành vàchuyển dịch cơ cấu nội thương, mở ra những triển vọng lớn trong việc phát triển vàmở rộng nhiều hoạt động buôn bán Có thể coi việc hình thành các siêu thị và thươngmại điện tử là những minh chứng cho nhân tố khoa học - công nghệ Rồi hệ thốngchính sách của Nhà nước cũng như của địa phương đối với ngành này cũng là mộttrong những nhân tố quan trọng hàng đầu
1.3.2.4 Cơ chế kinh tế và chính sách thương mại
Trang 37Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước do tiếp tục con đường đổi mới,chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời tạonên nhiều động lực mới cho hoạt động buôn bán trong nước.
Nền kinh tế Lào đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường Vì vậy, thương mạinói chung và nội thương nói riêng cũng phải có những thay đổi từ cơ chế vận hành,chủ thể tham gia kinh doanh, hình thức tổ chức, vốn đầu tư sao cho hoạt động cóhiệu quả cao nhất cả về kinh tế và xã hội Trước đây, các doanh nghiệp thương mạihoạt động theo cơ chế tập trung, tất cả đều được “kế hoạch hóa” trước nguồn cungứng đầu vài cũng được lập kế hoạch, thậm chí hàng hóa sản xuất ra bán theo giá nào,cho ai cũng được hoạch định trước, rồi cung không đủ cầu Do vậy, môi trường kinhdoanh không có sự cạnh tranh, doanh nghiệp kinh doanh không cần nghiên cứu thịtrường vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ Trải qua quá trình đổi mới, thương mại nộiđịa đã từng bước được củng cố Chiều hướng vận động của thị trường nội địa đã pháttriển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước hình thành các doanh nghiệp, công tytầm cỡ, những nhãn hiệu nổi tiếng được khẳng định trên thị trường Đã hình thànhmột thị trường buôn bán có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, tạo ra động lực thúcđẩy dịch vụ buôn bán
Lào chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)năm 2013 Chắc chắn hoạt động phân phối trong nước sẽ chịu nhiều tác động bởi cácdòng FDI đổ vào khu vực thương mại Hệ thống bán buôn, bán lẻ sẽ phát triển nhanhbởi chính sách thương mại đầu tư cởi mở, tự do hóa sẽ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệttrên thị trường Với việc mở cửa khá mạnh mẽ về hệ thống bán lẻ, các tập đoànthương mại và siêu thị lớn trên thế giới sẽ có mặt tại Lào
Các yếu tố nội lực của ngành nội thương quyết định tới sự phát triển của cáchoạt động buôn bán trong nước Đó là nguồn lực con người, nguồn vốn, cơ sở vật chấtkĩ thuật hạ tầng và nguồn lực thông tin
1.3.2.5 Trình độ phát triển của thị trường
Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, nhất là của các ngành sản xuất vậtchất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển hoạt động nội thương Sựphát triển và phân bố của ngành này chịu tác động từ trình độ chung về sự phát triểnkinh tế của Lào và của các ngành sản xuất vật chất Sự hình thành và phát triển củanền sản xuất hàng hóa tạo ra khối lượng vật chất, dịch vụ khổng lồ nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng cao cả về chất lẫn về lượng của xã hội Mối quan hệ cung cầu về hànghóa và dịch vụ trên thị trường do cơ cấu sản xuất và cơ cấu nhu cầu quyết định Nộithương chịu ảnh hưởng lớn từ nguồn cung cấp sản phẩm cũng như tổ chức lãnh thổ
Trang 38sản xuất
Trang 39của các ngành kinh tế Nguồn cung cấp các mặt hàng càng lớn, càng đa dạng thì càngcó điều kiện để hình thành các chợ đầu mối và các trung tâm thương mại Vì vậykhông phải ngẫu nhiên mà các trung tâm thương mại lớn thường phân bố ở trung tâmkinh tế lớn của đất nước.
1.3.2.6 Thu nhập và tiêu dùng của dân cư
Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến cầu sản phẩm trênthị trường Những sản phẩm càng có hình thức, mẫu mã ưa nhìn sẽ khiến người tiêudùng ưu tiên chọn lựa sản phẩm Các sản phẩm được bán trên thị trường càng phù hợpvới sở thích và thị hiếu bao nhiêu thì càng được ưa chuộng bấy nhiêu, qua đó sức muasẽ tăng lên thúc đẩy thương mại sản phẩm phát triển hơn
1.3.2.7 Quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nó diễn ra cùngvới quá trình đất nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang côngnghiệp và dịch vụ Nhịp độ đô thị hóa phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xãhội, nhưng đồng thời quá trình Đô thị hóa có tác động trở lại quá trình tăng trưởng,phát triển kinh tế Việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấukinh tế CNH, HĐH phát triển công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi phải tập trung dân cư,phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từ đó hình thành quá trình đô thị hóa ở khuvực nông nghiệp, nông thôn nằm trong quy hoạch phát triển Đô thị hóa không chỉ tácđộng đến quá trình phát triển các ngành và nền kinh tế mà còn tác động đến các vấnđề xã hội, môi trường và cuộc sống của các thế hệ trong tương lai
Đô thị hóa với tăng trưởng kinh tế, một trong những điều kiện đảm bảo nộidung tăng trưởng kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng, ngành để từng bướcxác lập cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm mục tiêu tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và bềnvững Quá trình đô thị hóa và sự phát triển ngành thương mại cũng như tăng trưởngkinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, tăng trưởng kinh tế thường kéo theo sựmở rộng về quy mô của các đô thị, đồng thời cũng tác động đến sự chuyển dịch cơcấu kinh tế, cơ cấu xã hội của đô thị Sự phát triển ngành thương mại, tăng trưởngkinh tế là điều kiện để phát triển đô thị về mọi mặt, cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng caođời sống nhân dân [17,
18, 32]
1.3.2.8 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với dịch vụ thương mại
Trang 40Từ những cơ hội và thách thức chung đối với nền kinh tế, đối với phát triểnthương mại của đất nước mà hội nhập quốc tế mang lại, hoạt động thương mại củaLào cũng chịu những tác động mạnh mẽ và trực tiếp của hội nhập quốc tế, trong đócó cả những tác động tích cực và những tác động tiêu cực Một mặt, quá trình hộinhập đưa lại cơ hội hợp tác to lớn trong lĩnh vực thương mại giữa các doanh nghiệpcủa địa phương với các doanh nghiệp nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và thịtrường bán lẻ của các doanh nghiệp, cũng như tăng khả năng thu hút vốn đầu tư,trước hết là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển hệ thống phân phối Mặtkhác, quá trình hội nhập cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa hệ thống bán lẻ củacác doanh nghiệp của địa phương với các doanh nghiệp nước ngoài.
1.3.3 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ của hoạt động nội thương
1.3.3.1 Cửa hàng bán lẻ (Retail store)
Cửa hàng bán lẻ là hình thức hoạt động kinh doanh theo lãnh thổ ở quy mô nhỏnhất, được hình thành trên cơ sở tự phát, nhỏ lẻ và đặc trưng cho loại hình thương mạitruyền thống Thông thường, cửa hàng bán lẻ là sở hữu và chịu sự quản lý trực tiếpcủa một hộ kinh doanh cá thể và thường buôn bán các mặt hàng tạp hóa, gọi là tiệmtạp hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của một bộ phận dân cư Ở nông thôn,các cửa hàng bán lẻ thường phân bố rải rác trong các điểm dân cư; ở đô thị, mạng lướicủa hàng bán lẻ dày đặc hình thành trên các tuyến phố, trục đường chính [18]
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự đa dạng về nhu cầu, thịhiếu của người tiêu dùng cũng như sự phong phú của các hình thức thương mại tiêntiến trên thế giới, mô hình cửa hàng bán lẻ ngày càng phát triển ở mức tinh tế hơn, đadạng hơn Từ chỗ chỉ là kinh doanh các mặt hàng tạp hóa, đến nay, cửa hàng bán lẻcũng đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, hình thành nên các cửa hàng chuyêndoanh vừa bán buôn, vừa bán lẻ dưới quyền sở hữu của một hoặc nhiều hộ kinh doanhcá thể (như các cửa hàng thiết bị điện nước, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện tử, điệnlạnh ) Ở Lào hiện nay cũng xuất hiện một loại hình cửa hàng bán lẻ đặc biệt Đó làcác cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm với cách gọi khác là Showroom Sựkhác biệt của Showroom với đại lý phân phối và giới thiệu sản phẩm là ở chỗ nó cóchức năng thiên về trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, định hướng tiêu dùnghơn là chức năng phân phối
1.3.3.2 Chợ (piazza)